Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng tứ giác long xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

NGUYỄN HỒNG ĐỨC

MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
PHÈN TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG
TỨ GIÁC LONG XUYÊN

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------------------------

MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
PHÈN TRONG NÔNG NGHIỆP VÙNG
TỨ GIÁC LONG XUYÊN

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:
NGUYễN THị HÀ MI
VÕ QUANG MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


NGUYỄN HỒNG ĐỨC
MSSV: 4115015
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K37

Cần Thơ – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI
“MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TRONG NÔNG
NGHIỆP VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Đức MSSV: 4115015
Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ môn Tài nguyên Đất đai - Khoa Môi trƣờng
& Tài nguyên Thiên nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Nhận xét của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..................................
Đánh giá:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Trƣởng Bộ Môn

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TRONG NÔNG
NGHIỆP VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Đức MSSV: 4115015
Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ môn Tài nguyên Đất đai - Khoa Môi trƣờng
& Tài nguyên Thiên nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
......................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TRONG NÔNG
NGHIỆP VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN”
Do sinh viên Nguyễn Hồng Đức (MSSV: 4115015) thực hiện và bảo vệ trƣớc hội
đồng ngày….tháng..... năm ......
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................

Cần Thơ, ngày... tháng... năm ......
Chủ tịch hội đồng

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Hồng Đức
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 25/07/1992
Sinh viên lớp: Quản Lý Đất Đai Khóa 37
MSSV: 4115015
Quê quán: ấp Phú Trung, xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Họ tên cha: Nguyễn Văn Hạnh
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Phƣợng
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 tại Trƣờng Trung học Phổ thông Chu
Văn An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Trúng tuyển vào Trƣờng Đại học Cần Thơ năm 2011, sinh viên ngành Quản Lý Đất
Đai khóa 37

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu

khoa học nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Đức

v


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng, tôi đã nhận đƣợc sự dạy dỗ tận tình của
quý thầy quý cô, đƣợc quý thầy quý cô truyền đạt những kiến thức chuyên môn và
những kinh nghiệm trong cuộc sống, đó là hành trang giúp tôi vững bƣớc vào đời và
hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hà Mi và thầy Võ Quang Minh ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
- Quý thầy, quý cô và tập thể nhà trƣờng đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ, truyền đạt kiến
thức cho em trong thời gian học tập tại trƣờng.
- Quý thầy, quý cô, quý anh chị trong Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai đã nhiệt tình giúp
đỡ, cung cấp những kiến thức chuyên môn.
- Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 và cố vấn học tập cô Nguyễn
Thị Song Bình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
- Và cuối cùng con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ kính yêu. Con rất biết ơn cha
mẹ đã sinh ra và dạy dỗ con nên ngƣời. Con xin kính chúc cha mẹ dồi dào sức khỏe và
sống lâu trăm tuổi.
- Xin kính chúc quý thầy, quý cô Bộ môn Tài nguyên Đất đai - Khoa Môi trƣờng &
Tài nguyên Thiên nhiên – Trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣợc dồi dào sức khỏe và công
tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!


vi


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ...............................................................ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ............................................................... iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ vi
MỤC LỤC ....................................................................................................................vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................................... x
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... xi
TÓM LƢỢC .................................................................................................................xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... xiii
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 1
1.1 Một số khái niệm ..................................................................................................1
1.1.1 Định nghĩa đất đai ..........................................................................................1
1.1.2 Khái niệm về môi trường sinh thái ..................................................................1
1.1.3 Khái niệm đất phèn .........................................................................................3
1.2 Một số mô hình canh tác trên đất phèn .............................................................6
1.2.1 Mô hình canh tác .............................................................................................6
1.2.2 Một số mô hình canh tác điển hình ................................................................7
1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu ..................................................................................8
1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................8
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................9
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP .................................................... 12
2.1 Phƣơng tiện.........................................................................................................12

2.2 Phƣơng pháp ......................................................................................................12
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................12
2.2.2 Phương pháp tổng hợp ..................................................................................12
2.2.3 Phương pháp đánh giá ..................................................................................13
2.2.4 Phương pháp GIS ..........................................................................................13
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 15
3.1 Môi trƣờng sinh thái vùng Tứ Giác Long Xuyên ...........................................15
3.1.1 Tài nguyên đất vùng TGLX ...........................................................................15
3.1.2 Tài nguyên nước ............................................................................................30
3.1.3 Tài nguyên khí hậu ........................................................................................42
3.1.4 Phân vùng sinh thái vùng TGLX ...................................................................51
3.2 Hiện trạng phát tiển nông nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên ....................55
3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng TGLX .........................................55
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên đất phèn vùng TGLX ..................67
vii


3.3 Biện pháp sử dụng và các kỹ thuật cải thiện năng suất cây trồng những
vùng đất khó khăn vùng Tứ giác Long Xuyên ......................................................67
3.3.1 Một số mô hình canh tác trên đất phèn vùng TGLX .....................................67
3.3.2 Biện pháp cải tạo đất phèn vùng TGLX ........................................................81
CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 83
4.1 Kết luận ...............................................................................................................83
4.2 Kiến nghị .............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 84
PHỤ CHƢƠNG ........................................................................................................... 88

viii



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CAT

Cây ăn trái

CNH

Công nghiệp hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐX – HT

Đông Xuân – Hè Thu

FAO

Food and Agriculture Organisation

Tổ chức Lƣơng thực và Nông
nghiệp Liên Hợp Quốc


HĐH

Hiện đại hóa

M – ĐX

Mùa – Đông Xuân

MTTNTN

Môi trƣờng Tài Nguyên Thiên
nhiên

TGLX

Tứ giác Long Xuyên

TP

Thành Phố

TX

Thị Xã

UNESCO

VietGAP

United Nations Educational Scientific


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

and Cultural Organization

Văn hóa của Liên hiệp quốc

Vietnamese Good Agriculltural

Thực hành sản xuất nông nghiệp

Practices
Tổng lƣợng dòng chảy

W
WRB

Cơ sở tham khảo thế giới

World reference base

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


1.1

Bản đồ hành chính vùng Tứ giác Long Xuyên

8

2.1

Sơ đồ quá trình thực hiện

14

3.1

Bản đồ thể hiện các loại đất chính ĐBSCL, Việt Nam

18

3.2

Bản đồ phân bố các loại đất vùng ĐBSCL năm 2009 phân loại theo

20

hệ thống FAO – WRB (2006)
3.3

Bản đồ phân bố các loại đất vùng Tứ giác Long Xuyên


22

3.4

Biểu đồ thể hiện diện tích các loại đất vùng TGLX

22

3.5

Hệ thống sông gạch vùng Tứ giác Long Xuyên

36

3.6

Lƣu lƣợng nƣớc sông Mekong chảy qua An Giang theo tháng

36

3.7

Tiềm năng trữ lƣợng nƣớc ngầm ĐBSCL

38

3.8

Bản đồ phân bố nƣớc dƣới đất vùng TGLX


39

3.9

Bản đồ sông ngòi vùng Tứ giác Long Xuyên

41

3.10

Lƣợng mƣa đồng bằng sông Cửu Long

44

3.11

Phân bố lƣợng mƣa ĐBSCL

45

3.12

Đẳng trị mƣa vùng ĐBSCL

46

3.13

Biểu đồ thể hiện nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa TP. Rạch Giá vùng TGLX


51

3.14

Bản đồ đơn vị đất đai vùng TGLX

52

3.15

Bản đồ phân vùng sinh thái trên đất phèn vùng TGLX

54

3.16

Bản đồ phân vùng sinh thái vùng TGLX

55

3.17

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng TGLX năm 2013

59

3.18

Biểu đồ thể hiện diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng TGLX


59

3.19

Mô hình canh tác lúa + tôm trên đất phèn vùng TGLX

68

3.20

Mô hình canh tác lúa + cá trên đất phèn vùng TGLX

69

3.21

Mô hình trồng mè (a) và đậu nành (b) ở tỉnh An Giang

72

3.22

Mô hình trồng mía ở tỉnh Kiên Giang

73

3.23

Mô hình trồng khóm ở tỉnh Kiên Giang


74

3.24

Mô hình trồng đu đủ ở tỉnh An Giang

76

3.25

Mô hình trồng khoai lang tím Nhật

78

3.26

Mô hình trồng Tràm

80

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


3.1

Diện tích và tỉ lệ các nhóm đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

15

3.2

Diện tích các loại đất chính vùng TGLX

22

3.3

Diện tích các loại đất theo từng huyện của tỉnh An Giang - TGLX

23

3.4

Diện tích các loại đất theo từng huyện của tỉnh Kiên Giang - TGLX

25

3.5

Giá trị nhiệt độ, độ ẩm và lƣợng mƣa TP. Rạch Giá thuộc vùng TGLX

50


3.6

Diện tích đất và các kiểu sử dụng theo vùng sinh thái TGLX

56

3.7

Diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang - TGLX

60

3.8

Diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang và huyện

61

Vĩnh Thạnh TP. Cần Thơ - TGLX
3.9

Diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên đất phèn tỉnh An Giang –

64

TGLX
3.10

Diện tích các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên đất phèn tỉnh Kiên Giang


65

và huyệnVĩnh Thạnh TP. Cần Thơ - TGLX
3.11

Lịch thời vụ mô hình lúa + tôm

68

3.12

Lịch thời vụ mô hình lúa + cá

70

3.13

Lịch thời vụ mô hình lúa + màu

71

3.14

Lịch thời vụ mô hình trồng mía

73

3.15

Lịch thời vụ mô hình trồng khóm


75

3.16

Lịch thời vụ mô hình canh tác khoai lang tím Nhật

77

3.17

Lịch thời vụ mô hình chuyên màu

79

xi


TÓM LƢỢC
Với tình hình phát triển không ngừng của thế giới hiện nay, Việt Nam nói chung và
vùng TGLX nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề hết sức quan trọng. Ngày nay, do
việc sử dụng quá mức tài nguyên đất cùng với đó là sự gia tăng dân số, CNH, HĐH
đất nƣớc… là những nguyên nhân gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất,
nƣớc, khí hậu ở vùng TGLX. Việc sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hƣởng không nhỏ
đến môi trƣờng sinh thái trong vùng, đặc biệt vùng TGLX là vùng đất phèn. Vì thế,
việc tìm hiểu rõ hiện trạng và đặc tính môi trƣờng đất, nƣớc, khí hậu, đồng thời tìm
hiểu rõ tình hình sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng đất phèn trong nông nghiệp
vùng là điều cần thiết.
Bằng phƣơng pháp thu thập, tìm hiểu, đánh giá, phân tích số liệu và tổng hợp lại các
kết quả tìm đƣợc từ đó đƣa ra những thông tin chính xác về vấn đề nghiên cứu từ các

tài liệu, báo cáo khoa học, báo, tạp chí trong và ngoài nƣớc đồng thời kết hợp với một
số nghiên cứu của một số thầy, cô cung cấp.
Tìm hiểu, phân tích từ đó đƣa ra đƣợc hiện trạng và đặc tính của môi trƣờng đất, nƣớc,
khí hậu trong vùng và hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp của vùng TGLX
để đề xuất ra các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn phù hợp.

xii


MỞ ĐẦU
Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác nằm trên địa phận của ba tỉnh Kiên
Giang, An Giang và Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam Campuchia, vịnh Thái Lan, kênh Cái Sắn và sông Hậu. Vùng TGLX có diện tích tự
nhiên khoảng 489.000 ha. Địa hình trũng, tƣơng đối bằng phẳng với độ cao từ 0,4 đến
2 m trên mực nƣớc biển. Trong mùa lũ, vùng này thƣờng ngập nƣớc với độ sâu từ 0,5
đến 2,5 m, tƣơng đối dễ thoát nƣớc. Vào mùa khô, vùng này thƣờng khô hạn và bị
nƣớc mặn xâm nhập. Đất thuộc loại đất phèn.
Tứ Giác Long Xuyên cũng là phần thƣợng châu thổ của đồng bằng sông Cửu Long, có
địa hình tƣơng đối cao (2 – 3,5 m) nhƣng vẫn bị ngập nƣớc thƣờng xuyên vì đây là
vùng trũng. Khi mực nƣớc biển dâng 1 m thì phần lớn diện tích của TGLX sẽ bị ngập,
vùng Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở U Minh thƣợng sẽ bị
ngập với tỷ lệ khá cao.
Hiện nay do việc sử dụng chƣa hợp lý cùng với sự ảnh hƣởng của quá trình CNH,
HĐH đất nƣớc, sự gia tăng dân số đã và đang làm cho môi trƣờng đất, nƣớc, khí hậu
suy giảm nghiệm trọng, từ đó cũng ảnh hƣởng đến việc sản xuất nông nghiệp trong
vùng, đặc biệt trên vùng đất phèn nhƣ TGLX thì việc sử dụng đất phèn trong nông
nghiệp rất đáng quan tâm. Việc tìm hiểu rõ hiện trạng và đặc tính môi trƣờng sinh thái
và việc sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng TGLX là rất cần thiết, để qua đó có
thể đề ra những biện pháp hiệu quả hơn cho việc sử dụng đất lâu dài trong tƣơng lai.
Vì vậy đề tài: “Môi trƣờng sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng Tứ
Giác Long Xuyên” đƣợc thực hiện nhằm mục đích:

- Xác định môi trƣờng đất, nƣớc, khí hậu vùng TGLX. Phân vùng sinh thái vùng
TGLX.
- Tìm hiểu hiện trạng sản xuất nông nghiệp vùng TGLX.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng và các kỹ thuật cải thiện nâng cao năng suất cây trồng
ở các vùng đất khó khăn.

xiii


CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Định nghĩa đất đai
- Theo Quốc hội - Luật đất đai 1993 nêu rõ: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng
sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh, quốc phòng.
- Theo Lê Tấn Lợi (2002), thì “Đất đai về mặt địa lý mà nói thì là một vùng đất chuyên
biệt trên bề mặt của trái đất. Có những đặc tính mang tính ổn định hay có chu kỳ dự
đoán đƣợc, trong khu vực sinh khí quyển có chiều thẳng đứng từ trên xuống dƣới
trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nƣớc và quần thể sinh vật, và kết quả
của những hoạt động bởi con ngƣời trong việc sử dụng đất đai trong quá khứ, hiện tại
và trong tƣơng lai”.
- Theo Lê Quang Trí (2010), thì đất đai là diện tích khoanh vẽ trên bề mặt trái đất,
chứa đựng tất cả các đặc trƣng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dƣới. Lớp mặt
này bao gồm: khí hậu gần mặt đất và dạng hình, mặt nƣớc (bao gồm những hồ cạn,
sông trũng và đầm lầy). Lớp trầm tích gần mặt và kết hợp nƣớc dự trữ ngầm, tập đoàn
thực vật và động vật, mẫu hình định cƣ của con ngƣời và những kết quả về tự nhiên và
hoạt động con ngƣời trong thời gian qua và hiện tại nhƣ: làm ruộng bậc thang, cấu trúc
hệ thống trữ nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa.
1.1.2 Khái niệm về môi trường sinh thái

Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trƣờng Việt Nam (2011), thì:
- Môi trƣờng sinh thái là một mạng lƣới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau
giữa đất, nƣớc, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất
ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Con ngƣời và
xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao
động, con ngƣời khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con
ngƣời, xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên.
- Trong 100 năm qua nhiệt độ chung của trái đất đã tăng lên 0,6 độ C. Với mức độ ô
nhiễm và phá rừng nhƣ hiện nay thì nhiệt độ chung của trái đất sẽ tăng lên 2 đến 5 oC
trong thế kỷ 21. Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu làm cho một phần các khối băng
khổng lồ ở hai cực tan ra, mực nƣớc biển sẽ dâng cao từ 0,5 đến 0,6 mét trong thế kỷ
21, sẽ đánh chìm nơi ở của hàng trăm triệu ngƣời ở các dải đất ven biển và hàng trăm
triệu hécta đất canh tác sẽ không còn. Theo tính toán của một số nhà khoa học Việt
1


Nam, đến năm 2070 do mực nƣớc biển dâng cao sẽ có khoảng 15 triệu hécta của vùng
sông Hồng bị chìm trong nƣớc.
- Quá trình sản xuất và sinh sống của con ngƣời, đặc biệt là sản xuất công nghiệp đã
tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm bầu không khí. Ở Việt Nam, trong phạm vi cả nƣớc
thì ô nhiễm không khí chƣa đến mức nghiêm trọng, nhƣng ở cả thành phố lớn và các
khu công nghiệp thì đang bị ảnh hƣởng đáng lo ngại, cần đƣợc nghiên cứu giải quyết.
- Hoạt động của con ngƣời đã làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nƣớc. Gần ¾ vỏ trái đất
đƣợc bao phủ bởi nƣớc, nhƣng chỉ có 6% là nƣớc ngọt. Các chất thải do sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp tạo ra đã làm ô nhiễm 10% các sông ngòi trên thế giới.
- Ở Việt Nam có khoảng 2.000 con sông lớn nhỏ, với tổng lƣợng dòng chảy hàng năm
khoảng 880 tỷ m3. Tổng trữ lƣợng nƣớc dƣới đất toàn lãnh thổ (chƣa kể các đảo) theo
dự toán đạt khoảng 1.513 m3/giây, xấp xỉ 15% tổng lƣợng nƣớc mặt sinh ra trên lãnh
thổ. Thế nhƣng do mất rừng, nông nghiệp không kèm theo các biện pháp bảo vệ môi
trƣờng và do các hoạt động khác, nguồn nƣớc của chúng ta đã bị suy giảm, gây nên

nạn thiếu nƣớc ở nhiều vùng.
- Tác động của con ngƣời là một trong các nhân tố chủ yếu gây nên thoái hoá đất. Thế
giới có khoảng 13.000 triệu hécta đất không bị băng giá bao phủ, trong đó có 31% là
đất có rừng hay thảm cây bụi che phủ. Thế nhƣng chỉ trong 40 năm qua đã mất đi 1/5
lớp đất mùn ở các vùng nông nghiệp, trung bình mỗi năm có 6 đến 7 triệu hécta đất
trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do nạn xói mòn, rửa trôi và hóa đá.
- Ở Việt Nam, do phá rừng đã làm cho đất bị thoái hoá nghiêm trọng. Gần 10 triệu
hécta đất trồng đồi núi trọc hiện nay là mối quan tâm lớn, là vấn đề bức xúc cần đƣợc
giải quyết.
- Quá trình xói mòn, rửa trôi đất ở vùng gò đồi làm mất đi lớp đất mặt hàng năm
chừng 200 tấn/ha. Mỗi năm nƣớc ta sử dụng khoảng 15.000 - 20.000 tấn thuốc trừ sâu.
Bình quân lƣợng thuốc sử dụng trên một hécta gieo trồng là 0,4 - 0,5 kg, cá biệt nhƣ
vùng Đà Lạt lên đến 5,1 - 13,5 kg/ha. Đó là nguồn hoá học ô nhiễm lớn cho đất.
- Hiện nay trong phần lớn các tài liệu đều quy trách nhiệm dẫn đến biến đổi môi
trƣờng sống và giảm đa dạng sinh học là do hoạt động không hợp lý, thiếu khoa học
của con ngƣời gây nên.. Thực ra, có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi
trƣờng sinh thái và giảm đa dạng sinh học là nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ bản thân
tự nhiên gây ra và nhóm nguyên nhân do con ngƣời gây ra.
+ Nhóm nguyên nhân do những xung đột vốn có của tự nhiên nhƣ gió, bão, lũ lụt, núi
lửa, động đất, quá trình chuyển động của không khí, sóng thần, sự va chạm của các
thiên thể khác vào trái đất, tác động của quy luật cạnh tranh sinh tồn trong quá trình
2


tiến hoá sinh vật.
+ Nhóm nguyên nhân do con ngƣời gây ra trong thời đại ngày nay mang tính rộng
khắp và thƣờng xuyên làm suy thoái môi trƣờng và giảm đa dạng sinh học, bao gồm:
Phát tiển kinh tế không tôn trọng quy luật tự nhiên, nạn nghèo đói, gia tăng dân số, do
nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân còn hạn chế, luật, cơ chế quản lý còn
nhiều bất cập,…

1.1.3 Khái niệm đất phèn
Theo Trần Văn Chính (2010), thì:
- Nhóm đất phèn hay nhóm đất phù sa phèn, tên theo phân loại của FAO là Thionic
Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến
trình sinh hoá xảy ra là axít sulfuric đƣợc tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lƣợng
có ảnh hƣởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất. Đất phèn thƣờng có màu
đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thƣờng bị gley mạnh ở tầng C, có mùi đặc trƣng của
lƣu huỳnh và H2S.
- Diện tích và phân bố: Đất phèn ở Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm trên 6,5%
diện tích đất tự nhiên toàn quốc. Phân bố tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ,
trong các tỉnh Long An, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau... ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở Hải Phòng, Thái Bình...
ngoài ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh thuộc miền Trung.
- Ðiều kiện và quá trình hình thành đất phèn: Ðất phèn thƣờng đƣợc hình thành và phát
triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó
thoát nƣớc. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật
chứa nhiều lƣu huỳnh) và muối phèn. Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ƣa
nƣớc có muối nhƣ ôrô, cỏ năn, cỏ lác, cỏ gà nƣớc. Những diện tích đang đƣợc canh tác
chủ yếu trồng lúa, cói và một số loại hoa màu khác song năng suất nói chung còn thấp
do đất chua mặn.
- Về vị trí so với đất mặn, nhìn chung đất phèn nằm sâu vào đất liền hơn. Ở đồng bằng
sông Cửu Long đất phèn có sự xen kẽ rất phức tạp với đất mặn và đất phù sa. Trong
đất xảy ra các quá trình mặn hóa, chua hóa, glây và sét hóa làm cho đất có thành phần
cơ giới nặng. Tuy nhiên trong đất phèn hai quá trình mặn hóa và chua hóa diễn ra rất
mạnh và chúng quyết định các đặc tính của đất phèn.
- Quá trình mặn hóa: Đƣợc hình thành do trong đất có chứa một số lƣợng muối tan
nhất định nhƣ muối NaCl, Na2SO4. Các muối này có nguồn gốc từ nƣớc biển, trải qua
thời gian lƣợng muối NaCl đã giảm nhờ tính hòa tan cao, còn lại muối Na 2SO4 đƣợc
tích lại ở đất phèn. Trong đất phèn do ion Cl- dễ bị rửa trôi trong khi ion SO42- lại
3



thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, tích lũy bởi quá trình phèn hóa trong quá trình phân hủy
các xác hữu cơ (sú, vẹt, đƣớc) do đó tỷ lệ Cl -/ SO42- < 1. Hàm lƣợng Cl- và SO42- có
chiều hƣớng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện.
- Quá trình chua hóa: Thực tế nghiên cứu của các học giả Việt Nam đi đến kết luận sơ
bộ về nguyên nhân làm cho đất chua là do lƣu huỳnh có nguồn gốc từ nƣớc biển tích
lũy lại theo 2 con đƣờng.
+ Con đƣờng thứ nhất là do những phản ứng hóa học thuần túy nhƣ kiểu các muối
sunphat ít tan khi nồng độ tăng lên kết tủa lại sinh ra nhiều SO42- làm đất hóa chua.
+ Con đƣờng thứ hai qua tích lũy sinh học từ xác các thực vật rừng ngập mặn (phổ
biến là các cây sú, vẹt, đƣớc...). Trong quá trình sống các loại cây này hấp thụ và tích
lũy S ở dạng hữu cơ, sau khi chết đi xác của chúng đƣợc phân giải ở điều kiện yếm
khí, các hợp chất chứa lƣu huỳnh bị biến đổi thành S2- chủ yếu ở dạng pyrite (FeS2) và
sunphua hydro (H2S), hợp chất FeS2 trong đất khi gặp điều kiện oxy hóa chúng sẽ biến
đổi tạo ra SO42-.
Quá trình hóa chua trong đất có thể minh họa theo sơ đồ dƣới đây:
VSV yếm khí
Tàn tích hữu cơ



H2S, FeS2

oxy hóa


H2SO4 và FeSO4

Phản ứng xảy ra cụ thể nhƣ sau:

2FeS2 + 7O2 +2 H2O  2FeSO4 + 2H2SO4

(1)

2FeSO4 + H2SO4 + 1/2 O2  Fe2(SO4)3 + H2O

(2)

Fe2(SO4)3 + 6H2O  Fe(OH)3 + 3H2SO4

(3)

Các phản ứng trên xảy ra có sự tham gia của các khuẩn khử sunphat và vi khuẩn
Thiobacillus Ferrooxydans.
- Ðất bị chua là do H2SO4 đƣợc sinh ra trong đất theo các phản ứng trên. Axit sunfuric
phá hủy khoáng sét giải phóng ra nhiều sắt, nhôm và cùng với lƣợng sắt nhôm tự do có
sẵn chúng kết hợp với gốc anion SO42- tạo ra các dạng muối phèn sắt, nhôm cao trong
đất. Nƣớc ruộng ở vùng đất phèn thƣờng trong do các hydroxit sắt, nhôm tạo ra gặp
các hạt keo đất âm sẽ bị kết tủa tạo ra lớp váng có màu nâu vàng hoặc trắng. Xét về
nguồn Fe có thể tích lũy theo con đƣờng sinh học nhƣ nói ở trên hoặc qua con đƣờng
hóa học thuần túy nhờ phân giải các secqui oxit (Oxit sắt hòa tan khi pH < 3,3 tạo ra
Fe2SO4 hay FeCl3). Còn Al chỉ tích lũy nhờ các phản ứng hóa học. Al trong phiến
gipxit của khoáng có thể trao đổi với H+ của axit khi pH < 4,0, phản ứng xảy ra chậm.
4


Các muối nhôm sau khi tạo thành bị thủy phân đã làm cho hàm lƣợng Al 3+ ở trạng thái
di động trong dung dịch đất tăng lên rất độc đối với cây trồng.
- Theo phân loại đất của FAO-UNESCO đất phèn đƣợc xác định do sự có mặt ở trong
phẫu diện đất 2 loại tầng chẩn đoán chính đó là tầng sinh phèn (sunfidic horizon) và

tầng phèn (sulfuric horizon). Nếu đất chỉ có tầng chứa vật liệu sinh phèn gọi là đất
phèn tiềm tàng, đất có tầng phèn (thƣờng có cả tầng sinh phèn) gọi là đất phèn hoạt
động.
- Nhóm đất phèn (Thionosols) đƣợc chia ra thành các đơn vị sau:
+ Ðất phèn tiềm tàng: Protothionic Gleysols (FLtp).
+ Ðất phèn hoạt động: Orthithionic Fluvisols (FLto)
- Ðặc điểm chung đất phèn có thành phần cơ giới nặng (sét: %>50%), đất rất chua
(pHKCl: 3- 4,5). Hàm lƣợng hữu cơ trong đất khá (OC%: 2- 4%); hàm lƣợng lân nghèo
đến rất nghèo cả tổng số và dễ tiêu (P2O5% < 0,06%; P2O5 dễ tiêu< 6 mg/100g đất, có
nơi chỉ thấy vệt); hàm lƣợng kali từ khá đến giàu (K2O5: 1,5- 2,0%). Hàm lƣợng S%
tƣơng đƣơng hoặc lớn hơn 0,75%. Hàm lƣợng nhôm di động Al3+ trong tầng sinh phèn
cao (có chỗ lên đến >50 mg/100g đất).
- Các đơn vị đất phèn chính:
+ Ðất phèn tiềm tàng (Protothionic Gleysols- GLtp): có khoảng 600 ha tập trung chủ
yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Ðất đƣợc hình thành do sự có mặt của tầng sinh
phèn (Sulfidic Horizon), đây cũng chính là tầng vật liệu chứa phèn (Sulfidic
Materials), gồm tầng sét và tầng hữu cơ ngập nƣớc, thƣờng ở trạng thái yếm khí có
chứa SO3 trên 1,7% (tƣơng đƣơng với 0,75% S). Ðất phèn tiềm tàng hiện đang đƣợc
khai thác trồng lúa, nuôi tôm, ở những rừng ngập mặn sú, vẹt, đƣớc có một số diện
tích phèn nhiều đặc thù hiện đang đƣợc bảo vệ để bảo tồn những đàn chim quý hiếm.
+ Ðất phèn hoạt động (Orthithionic Fluvisols- FLto): có khoảng gần 1,4 triệu ha phân
bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ðất phèn hoạt
động đƣợc hình thành do có tầng phèn (Sulfuric Horizon), là một dạng tầng B xuất
hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung khoáng
Jarosite dƣới dạng đốm vệt vàng rơm có màu 2,5Y đây cũng chính là tầng chỉ thị của
đất phèn hoạt động; pH của đất thƣờng dƣới 3,5. Ðất này thƣờng đƣợc sử dụng trồng
lúa.
- Diện tích đất phèn bỏ hoang ở nƣớc ta hiện nay còn khá lớn. Những diện tích đất
phèn đã đƣợc khai thác vào sản xuất cây trồng chủ yếu là trồng 2 vụ lúa (Đông Xuân
và Hè Thu) năng xuất cây trồng ở đây phụ thuộc rất nhiều vào lƣợng mƣa hàng năm.

5


Trên loại đất này nông dân nông dân có kinh nghiệm "ém phèn" để trồng lúa bằng biện
pháp cày nông, bừa sục giữ nƣớc liên tục và tháo nƣớc theo định kì. Với hệ thống thủy
lợi ngày càng đƣợc hoàn thiện cùng với sự thay thế những giống có khả năng chống
chịu phèn có thể đạt năng suất bình quân 6- 7 tấn thóc/ ha/ năm. Ðất phèn là loại đất
cần phải cải tạo khi sử dụng.
1.2 Một số mô hình canh tác trên đất phèn
1.2.1 Mô hình canh tác
Mô hình canh tác là sự bố trí các loại cây trồng vật nuôi trên một lô đất trong suốt thời
kỳ 12 tháng (Nguyễn Duy Cần, 2007).
Theo Nguyễn Duy Cần (2007), các tiêu chuẩn để lựa chọn các giải pháp kỹ thuật:
- Sự bền vững về môi trƣờng, biểu hiện qua các tiêu chí:
+ Độ phì của đất, thể hiện qua các giải pháp đó duy trì hay cải thiện đƣợc độ phì nhiêu
của đất.
+ Đa dạng sinh học, giải pháp đó không làm mất; cạn kiệt nguồn gen cây trồng, vật
nuôi.
- Mang lại hiệu quả kinh tế, biểu hiện qua các tiêu chí:
+ Đòi hỏi lao động và đầu tƣ, thể hiện qua giải pháp thích hợp với lao động, thích hợp
với đầu tƣ.
+ Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế.
- Mang tính công bằng, biểu hiện qua các tiêu chí:
+ Lợi tức đem lại cho cộng đồng, nông dân nghèo.
+ Giải pháp thể hiện qua sự công bằng về giới tính (cả nam và nữ).
+ Phù hợp với văn hóa, tập tục, xã hội chấp nhận.
- Khả thi về các thành phần kỹ thuật thích hợp, thể hiện qua các tiêu chí:
+ Kỹ thuật thích nghi về sinh học, phù hợp với nguồn lực và dễ dàng áp dụng bởi nông
dân.
+ Kỹ thuật có thể dễ dàng phổ biến ra diện rộng cho những nông dân khác áp dụng.

- Sự tham gia của nông dân, thể hiện qua tiêu chí:
+ Giải pháp đó nông dân đƣợc bao gồm trong quá trình quyết định, lập kế hoạch, thực
hiện và đánh giá…
6


1.2.2 Một số mô hình canh tác điển hình
Theo Nguyễn Duy Cần (1991), trên vùng đất phèn không lên liếp mô hình độc canh
cây lúa là rất phổ biến và hiệu quả kinh tế không cao. Mô hình canh tác lúa 2 vụ (Đông
Xuân – Hè Thu) hoặc mô hình 2 vụ lúa kết hợp nuôi cá đƣợc áp dụng trên vùng đất
phèn có nguồn nƣớc tƣới đảm bảo. Tuy nhiên trong mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá
đem lại lợi nhuận cao hơn mô hình độc canh hay mô hình hai vụ lúa.
Theo Võ Thị Gƣơng và Trần Thị Phụng Kiều (2005), thì mô hình trồng dƣa hấu sẽ
phát triển tốt trên đất phèn nặng ở ĐBSCL nếu sử dụng 1- 2 tấn vôi/ha, sử dụng phân
vôi bón ngay vụ đầu tiên khi đất mới lên liếp sẽ cho năng suất khá so với không sử
dụng phân vôi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang (2013), cho biết xã Tân Hòa
Đông huyện Tân Phƣớc, là vùng đất phèn nặng, dân cƣ thƣa thớt, thuộc xã nghèo của
huyện. Ngƣời dân ở đây sinh sống bằng nghề làm thuê mƣớn, các hộ có đất đai thì
trồng cây khoai mỡ là chủ yếu. Về sau, theo chủ trƣơng của huyện đã nâng cấp vài ô
đê bao để nông dân chuyển đổi trồng khóm, ít rủi ro hơn. Qua các chƣơng trình
khuyến nông chuyển giao kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật
trồng luân canh hợp lý, đã đƣợc nhiều nông dân nắm bắt áp dụng nhƣ luân canh đậu
phộng, dƣa hấu…, và gần đây qua trình diễn mô hình trồng ớt theo VietGAP của Trạm
Khuyến nông Tân Phƣớc đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng luân canh cây ớt với
khoai mỡ đạt hiệu quả cao. Trong đó, điển hình là anh Lê Việt Hà, cƣ ngụ ấp Tân
Thuận xã Tân Hòa Đông. Áp dụng trồng thƣa 45 cm/cây, làm giàn, bón phân hữu cơ,
tăng cƣờng bón vôi, lân cho ớt…Trong vụ Hè Thu năm 2013, tuy phải phòng trị 2 lần
bệnh thán thƣ và 3 lần thuốc trừ sâu rầy, nhƣng với 4 công ớt, sau 90 ngày, anh đã thu
hoạch đợt 1 là 3,9 tấn. Với giá bán trồi sụt từ 13.000 đ/kg - 29 000 đ/kg, sau khi trừ chi

phí anh lãi trên 27 triệu đồng. Để chuẩn bị cho đợt thu hoạch ớt lần 2, anh bón tiếp
phân hữu cơ và phân hóa học (cân đối NPK). Sản lƣợng đợt này đạt gần 2,3 tấn, khiến
mọi ngƣời xung quanh rất ngạc nhiên. Dù giá thấp giá chỉ từ 6.000 - 12.000 đ/kg, anh
vẫn lãi gần 10 triệu đồng.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (2014), thì mô hình trồng hồ
tiêu, sử dụng kỹ thuật trong tiêu trên đất phèn sử dụng cây tràm sống làm trụ mới đƣợc
nông dân ở các huyện Giồng Riềng, Kiên Giang; Long Mỹ và Vị Thủy, tỉnh Hậu
Giang sáng tạo và đem lại hiệu quả cao. Theo số liệu của ngành Khuyến nông tỉnh
Kiên Giang 2014, huyện Giồng Riềng mới chỉ có trên 40 ha hồ tiêu, năng suất đạt khá
cao từ 2 – 3.5 tấn/ha/năm, lúc đầu tập trung ở 2 xã Hoà Thuận và Ngọc Hoà, nay đã
đƣợc mở rộng trên nhiều xã nhƣ Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh, Long Thạnh, Thị Trấn, Hoà
Hƣng… Trong năm 2013, tiêu có giá 130.000 đồng/kg, năm 2014 giá bán từ 150.0007


160.000 đồng/kg, mỗi năm những hộ trồng tiêu có thu nhập hàng chục triệu đồng. Có
hộ sản xuất tốt, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu đƣợc khoảng 300 triệu đồng/ha.
1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa MTTNTN, Trường Đại học Cần Thơ, 2014)

Hình 1.1 Bản đồ hành chính vùng Tứ giác Long Xuyên

Tứ giác Long Xuyên là một vùng đất hình tứ giác thuộc vùng ĐBSCL trên địa phận ba
tỉnh Kiên Giang, An Giang, TP. Cần Thơ trong đó, khoảng 52% thuộc tỉnh An Giang,
khoảng 46% thuộc tỉnh Kiên Giang và phần còn lại thuộc vùng Bắc Cái Sắn huyện
Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Bốn cạnh của tứ giác này là biên giới Việt Nam –
Campuchia, vịnh Kiên Giang, kênh Cái Sắn và sông Hậu.
Vùng TGLX có diện tích tự nhiên khoảng 489.000 hecta. Địa hình trũng, tƣơng đối
bằng phẳng với độ cao tuyệt đối từ 0,4 đến 2 m.

Những năm 1988 – 1989, các tỉnh đã mở bƣớc đột phá khai thác tiềm năng vùng đất
hoang hóa, nhiễm phèn nặng, ít ngƣời lui tới này. Nhiều ngƣời là nông dân, cán bộ,
đảng viên đã “xâm mình” quyết dấn thân với mảnh đất “muỗi kêu nhƣ sáo thổi, đỉa lội
tợ bánh canh”. Nhiều ngƣời khác cũng đã làm theo, góp phần xây dựng nên diện mạo
mới của vùng TGLX ngày nay.
8


( />truy cập ngày 2/10/2014, vào lúc 16h 10‟).
1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo Bảo Trị (2012), tại hội thảo khoa học “20 năm khai thác, phát triển kinh tế xã hội
vùng TGLX” đƣợc tổ chức tại An Giang vào ngày 22/11/2012 báo cáo:
- Sau hơn 20 năm khai thác, phát triển, kinh tế xã hội vùng Tứ Giác Long Xuyên, đã
có nhiều thay đổi, đặc biệt đối với lĩnh vực nông, thủy sản. Tuy nhiên, đi đôi với sự
phát triển ấy vẫn còn nhiều vấn đề đƣợc đặt ra, nhất là biến đổi khí hậu và nâng cao
đời sống ngƣời nông dân. Sau hơn 20 năm khai thác, phát triển kinh tế vùng TGLX đạt
đƣợc nhiều thành công, đặc biệt là lĩnh vực nông, thủy sản. Trƣớc năm 1988, TGLX là
vùng đất đất phèn, mặn, sản xuất nông nghiệp kém phát triển.
- Tuy nhiên, kể từ sau năm 1988 đến nay (tức kể từ khi có Nhà nƣớc chủ trƣơng khai
thác, phát triển vùng TGLX), đời sống kinh tế xã hội của vùng có nhiều thay đổi. Diện
tích đất phèn, mặn dần dần đƣợc cải tạo và thay vào đó là một vùng sản xuất nông
nghiệp màu mỡ, trọng yếu của ĐBSCL và cả nƣớc.
- Trƣớc năm 1988, đời sống của nông dân vùng TGLX còn rất nghèo, sản lƣợng lúa
sản xuất mỗi năm chỉ khoảng hơn 600.000 tấn, tuy nhiên, đến năm 2010, không chỉ
đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, sản lƣợng lúa sản xuất cũng đã tăng đến con số
4,28 triệu tấn. Trong vòng 6 năm trở lại đây, sản lƣợng lúa của vùng TGLX thuộc tỉnh
An Giang đã tăng hơn 1,3 triệu tấn so với giai đoạn trƣớc đó. Riêng diện tích lúa Thu
Đông (lúa vụ 3), từ năm 2000 đến nay, tăng từ 2.000 héc ta lên gần 100.000 hécta.
- Hiện nay, sản lƣợng lúa ở các huyện của vùng TGLX đạt khoảng 5 triệu tấn, trong
đó, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đạt 876.000 tấn, Thoại Sơn (An Giang) đạt 692.000

tấn và những huyện khác đạt trên 500.000 tấn/năm. Đánh giá của nhiều nhà khoa học,
nhà chuyên môn tại hội thảo, cho biết ngoài lúa gạo, sản xuất thủy sản đã trở thành lợi
thế cạnh tranh kể từ khi vùng TGLX đƣợc đƣa vào khai thác, phát triển.
- Giai đoạn trƣớc 1988, sản lƣợng xuất khẩu thủy sản của vùng TGLX chiếm không
quá 6% trong tổng khối lƣợng xuất khẩu thủy sản và lƣơng thực của vùng, tuy nhiên,
đến năm 2011 con số này chiếm đến 11 – 12%. Riêng ở An Giang, trong năm 1996,
nếu nhƣ xuất khẩu lúa gạo chiếm 80% và thủy sản 20%, thì hiện nay lúa gạo chỉ chiếm
60% và thủy sản 40% trong tổng khối lƣợng xuất khẩu lúa gạo và thủy sản của tỉnh.
- Bên cạnh đó, có một điều cần phải nhìn nhận đó là dù nền nông nghiệp hiện nay phát
triển khá nhiều so với giai đoạn trƣớc. Tuy nhiên, đời sống ngƣời nông dân vẫn khó
khăn do vật tƣ nông nghiệp đầu vào luôn tăng cao, trong khi đó, đầu ra thì bấp bênh,
thƣờng xuyên gánh chịu cảnh đƣợc mùa mất giá.
9


Theo Đ.T.Chánh (2012), thì bên cạnh cây lúa, TGLX còn có lợi thế về lâm nghiệp, cây
nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi… Trong đó, diện tích cây mía 500 ha, cây
khóm 691 ha, cây tiêu 84 ha. Chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển khá ổn định, đàn
heo hiện đạt 73.461 con, đàn gia cầm đạt 445.550 con, đàn trâu 2.285 con, đàn bò
4.718 con. Diện tích rừng vùng TGLX là 22.895 ha, chiếm 26,6% diện tích rừng toàn
tỉnh. Hiện nay, các huyện nằm trong vùng TGLX của Kiên Giang nhƣ Kiên Lƣơng,
Giang Thành… đƣợc quy hoạch là vùng nuôi tôm công nghiệp chính của tỉnh. Đến
nay, đã có nhiều công ty, doanh nghiệp đầu tƣ nuôi tôm công nghiệp (tôm sú và thẻ
chân trắng) tại khu vực này với quy mô lên đến hàng ngàn ha.
Theo Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nƣớc Việt Nam (2012), thì:
- Tuyến lộ Mạc Cần Dƣng và lô kênh Tám Ngàn đã chia vùng TGLX thành bốn vùng
chính có đặc thù ngập lũ khác nhau: Vùng bắc Mạc Cần Dƣng với mức độ ngập lũ sâu,
vƣợt qua cao trình bờ bao tháng 8 khoảng 1 đến 1,5 m; Vùng núi cao Tịnh Biên – Tri
Tôn không bị ảnh hƣởng lũ; Vùng Thoại Sơn – Núi Sập, với mức độ phát triển bờ bao
vƣợt lũ chính vụ cao trong những năm qua, gần nhƣ các ô bao đã bao triệt để; Vùng

Tứ giác Hà Tiên, các kênh trục T4, T5, Hà Giang,… mới đƣợc nạo vét gần đây, xen
lẫn với các đê bao triệt để nuôi trồng thủy sản gần lộ 80, gây khó khăn cho công tác
điều tiết lũ và mặn. Tổng chiều dài hệ thống đê bao ở vùng TGLX là 4.480,79.
- Với sự đầu tƣ mạnh mẽ trong những năm gần đây, vùng TGLX đã hình thành một hệ
thống thủy lợi tƣơng đối hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống kiểm soát lũ, cống ngăn mặn, hệ
thống kênh trục, cấp I, cấp II (tƣới, tiêu), hệ thống đê/bờ bao, hệ thống trạm bơm và hệ
thống thủy lợi nội đồng. Đến nay, vùng TGLX có 64 kênh trục (1.056 km), 2.313 kênh
cấp II và III (7.374 km), 38 cống trung bình và lớn, 1.915 cống nhỏ và bọng, 319 trạm
bơm điện quy mô vừa, 4.485 km bờ bao/đê bao kiểm soát lũ và 63 km đê biển.
- Bên cạnh các ƣu điểm, hệ thống thủy lợi của vùng TGLX đến nay cũng còn một số
tồn tại, nhƣ làm dâng cao mực nƣớc lũ đầu vụ và chính vụ khu vực Bắc kênh Vĩnh Tế,
gia tăng xói mòn đất khu vực hạ lƣu cầu cạn Xuân Tô, tiến độ xây dựng còn chậm,
một số tuyến kênh chính chƣa đƣợc nạo vét mở rộng, cụm công trình kiểm soát lũ dọc
sông Hậu chƣa đƣợc thực hiện... Ngoài ra, hệ thống thủy lợi còn thiếu rất nhiều công
trình vừa và nhỏ nhƣ kênh mƣơng và cống bộng nội đồng ở vùng Bắc Tri Tôn, đặc biệt
là hệ thống bờ bao ngăn mặn và bơm tiêu sau mùa lũ để đẩy nhanh vụ Đông - Xuân.
Quy hoạch thuỷ lợi nội đồng TGLX còn rất manh mún, hệ thống công trình thuỷ lợi
nội đồng hiện có còn rất đơn giản chủ yếu là kênh mƣơng kết hợp tƣới tiêu, chƣa đáp
ứng đƣợc cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi.
Theo Bảo Trị (2012), thì tại hội thảo khoa học “20 năm khai thác, phát triển KT-XH
vùng TGLX” ngày 22/11/2012 cho biết: “Đặc biệt, từ nay đến năm 2015, cấp thiết đầu
10


×