Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

xây dựng bản đồ mapinfor theo dõi và đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới xã thiện trí, huyện cái bè, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
--------

HUỲNH THỊ DIỂM CHI

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ MAPINFOR THEO DÕI VÀ
ĐÁNH GIÁ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI XÃ THIỆN
TRÍ, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Cần Thơ, 2014

a


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
--------

HUỲNH THỊ DIỂM CHI

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ MAPINFOR THEO DÕI VÀ
QUẢN LÝ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI XÃ THIỆN
TRÍ, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 52 62 01 0

Cán bộ hướng dẫn
Th.s NGUYỄN VĂN NHIỀU EM



Cần Thơ, 2014
b


LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm ơn:
Thầy Nguyễn Văn Nhiều Em, là giảng viên hướng dẫn đã tận tình chỉ dạy, động viên
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành đề
tài.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Công Toàn đã quan tâm, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Vô cùng biết ơn:
Các giảng viên Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Viện nghiên cứu phát triển
đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kinh
nghiệm thực tiễn cũng như tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc thực tế trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Thân gửi:
Tập thể các bạn lớp phát triển nông thôn khóa 37 đã đồng hành cùng tôi trên suốt chặn
đường đại học lời cảm ơn và lời chúc thành công trong cuộc sống.
Kính gửi:
Lời biết ơn sâu sắc đến đáng sinh thành đã cho con cuộc sống và nuôi dạy con khôn
lớn.
Huỳnh Thị Diểm Chi

i


NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN


Xác nhận của cán bộ hướng dẫn và Bộ môn Kinh tế Chính sách Xã hội, Viện nghiên
cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ về đề tài: “XÂY DỰNG
BẢN ĐỒ MAPINFOR THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
XÃ THIỆN TRÍ, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG” do sinh viên Huỳnh Thị
Diểm Chi, lớp Phát triển nông thôn khóa 37 thực hiện trong thời gian từ 04/2014 đến
12/2014
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2014

Nhận xét và xác nhận

Nhận xét và xác nhận

Bộ môn Kinh Tế Chính Sách Xã hội

Giảng viên hướng dẫn

ii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu
Long, Đại học Cần Thơ thông qua đề tài: “XÂY DỰNG BẢN ĐỒ MAPINFOR THEO
DÕI VÀ QUẢN LÝ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI XÃ THIỆN TRÍ, HUYỆN
CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG” do sinh viên Huỳnh Thị Diểm Chi thực hiện từ
04/2014 đến 12/2014 và báo cáo kết quả trước hội đồng.
Đề tài được đánh giá ở mức: ……………………………………………………………
Ý kiến của hội đồng:
…………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………….............................
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày...... tháng…… năm 2014
Chủ tịch hội đồng

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Huỳnh Thị Diểm Chi

Giới tính: nữ

Ngày sinh: 13/10/1993

Dân tộc: kinh

Họ tên cha: Huỳnh Tấn Phong

Nghề nghiệp: buôn bán

Họ tên mẹ: Trương Ngọc Bích

Nghề Nghiệp: buôn bán

Quê quán: ấp Xóm Lớn, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Chổ ở hiện nay: đường 30/4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Điện thoại: 01692100293
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp trung học phổ thông trường THPT Mỹ Hương năm 2011
Từ 2011 đến nay là sinh viên ngành phát triển nông thôn, khóa 37, Viện nghiên cứu
phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ

iv


TÓM LƯỢC

Hiện nay xây dựng xã nông thôn mới đang là mục tiêu hàng đầu của nước ta, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn là vấn đề rất được nhà nước chú
trọng. Trong thời gian qua xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã và đang
thực hiện quy hoạch xã nông thôn mới. Nhìn chung từ cơ sở hạ tầng đến môi trường và
đời sống của nhân dân xã Thiện Trí còn gặp nhiều khó khăn, ngoài ra các vấn đề xây
dựng đầu tư tổ chức sản xuất và vốn kinh doanh trong và ngoài nước vẫn chưa thực sự
được quan tâm, kinh tế của xã còn nhiều khó khăn. Trong thời gian qua xã đã và đang
thực hiện quy hoạch 19 tiêu chí xã nông thôn mới, tuy nhiên trong quá trình thực hiện
còn gặp nhiều bất cập trong việc cập nhật các nguồn dữ liệu để đánh giá đúng thực
trạng về 19 tiêu chí, các tài liệu cũng như các số liệu liên quan còn mang tính chất rời
rạc gây khó khăn trong việc tìm kiếm, đánh giá và xây dựng xã nông thôn mới. Chính
vì thế đề tài “ Xây dựng bản đồ mapinfor theo dõi và quản lý 19 tiêu chí nông thôn
mới xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm xây dựng
bản đồ quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
bằng hệ thống thông tin địa lý để có thể cập nhật nhanh chóng các nguồn dữ liệu đánh
giá đúng thực trạng 19 tiêu chí nông thôn mới, dễ dàng phân tích được các mặt mạnh,
yếu, cơ hội và thách thức cho các tiêu chí để đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn
mới trong thời gian tới.

Đề tài được thực hiện tại xã Thiện Trí thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang với sự ứng
dụng của hệ thống thông tin địa lý GIS đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới và sử dụng
phần mềm Mapinfo để lập bảng dồ quy hoạch. Qua khảo sát và đánh giá xã Thiện Trí
đạt được 6 tiêu chí và còn 13 tiêu chí chưa đạt: giao thông, điện, trường học, cơ sở vật
chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,
Giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội. Kết quả nghiên
cứu cho thấy tác động của bản đồ mapinfor vào theo dõi và quản lý 19 tiêu chí nông
thôn mới, xác định được các tiêu chí chưa đạt cũng như quản lý, giám sát được tiến
trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thiện Trí một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Để xây dựng xã Thiện Trí thành một xã nông thôn mới cần thực hiện các giải pháp:
nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện nông thôn,
trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư của xã. Hỗ trợ và nâng cấp các thiết
bị phục trong y tế, giáo dục, trường học, tuyên truyền và khuyến khích người dân tham
giác các hoạt động bảo vệ môi trường và xử lí rác thải, giữ gìn vệ sinh chung, nâng cao
trình độ đội ngũ cán bộ có chuyên môn trong hoạt động chính trị ở các ấp. Xây dựng
và đẩy mạnh các hợp tác xã, tổ chức các mô hình sản xuất, nâng cao tay nghề lao động
cho người dân nhằm nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo
v


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình dân số và biến động dân số các năm.............................................6
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới của nhà nước...............................22
Bảng 4.1. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành), phần trăm cơ cấu kinh tế các khu
vực và thu nhập bình quân đầu người qua các năm 2010, 2011 và 2012.....................25
Bảng 4.2. Tổng hợp hiện trạng trồng trọt ...................................................................27
Bảng 4.3. Tổng hợp hiện trạng chăn nuôi - thủy sản ..................................................29
Bảng 4.4. Hiện trạng lao động năm 2012 ...................................................................32
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất xã Thiện Trí năm 2012 ..........................................33

Bảng 4.6. Biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2010-2012 .................................36
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ đạt 19 tiêu chí nông thôn mới xã Thiện Trí, huyện cái Bè
tỉnh Tiền Giang..........................................................................................................40
Bảng 4.8 Dự toán quy hoạch đường giao thông .........................................................65
Bảng 4.9 Dự toán quy hoạch kênh rạch......................................................................67
Bảng 4.10. Thống kê cấp điện trung tâm xã ...............................................................69
Bảng 4.11. Danh mục các công trình trụ sở ấp, nhà văn hóa ấp và khu thể thao ấp trên
địa bàn xã Thiện Trí cần xây dựng.............................................................................71
Bảng 4.12. Định hướng cơ cấu lao động năm 2015 và 2020.......................................73

vi


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Các thành phần chức năng chính của GIS.....................................................9
Hình 2.2: Nguyên lý khi chồng lắp các bản đồ...........................................................12
Hình 2.3: Một thí dụ trong việc chồng lắp các bản đồ. ...............................................13
Hình 2.4: Một thí dụ trong việc phân loại lại một bản đồ. ..........................................13
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm ) của xã Thiện Trí trong giai
đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 ...............................................................................26
Hình 4.2. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí quy hoạch và phát triển theo quy hoạch
xã Thiện Trí, huyện cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012 ..............................................44
Hình 4.3. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí giao thông xã Thiên Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................45
Hình 4.4. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí thủy lợi xã Thiên Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................46
Hình 4.5. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí điện xã Thiên Trí, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang năm 2012 ................................................................................................48
Hình 4.6. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí trường học xã Thiên Trí, huyện Cái Bè,

tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................49
Hình 4.7. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã Thiên Trí,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012 ..................................................................50
Hình 4.8. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí chợ nông thôn xã Thiên Trí, huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012 ...................................................................................51
Hình 4.9. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí bưu điện xã Thiên Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................52
Hình 4.10. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí nhà ở dân cư xã Thiên Trí, huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012 ...................................................................................53
Hình 4.11. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí thu nhập xã Thiên Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................54
Hình 4.12. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí hộ nghèo xã Thiên Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................55

vii


Hình 4.13. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí cơ cấu lao động xã Thiện Trí, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012.............................................................................56
Hình 4.14. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất xã Thiện
Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012............................................................57
Hình 4.15. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí giáo dục xã Thiện Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................58
Hình 4.16. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí y tế xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang năm 2012 ................................................................................................59
Hình 4.17. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí văn hóa xã Thiện Trí, huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang năm 2012 .........................................................................................60
Hình 4.18. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí môi trường xã Thiện Trí, huyện Cái
Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012 ...................................................................................61
Hình 4.19. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội xã

Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012..................................................62
Hình 4.20. Bản đồ đánh giá mức độ đạt tiêu chí an ninh, trật tự xã hội xã Thiện Trí,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2012 ..................................................................63
Hình 4.6. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn cho chợ Mỹ Thiện. ...........................................75
Hình 4.7. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chợ Mỹ Thiện .....................................76
Hình 4.8. Quy trình xử lý nước thải tại các hộ chăn nuôi heo quy mô nhỏ, vừa và lớn
..................................................................................................................................76
Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi (VACB) ....................................77
Hình 4.10. Sơ đồ hệ thống kết hợp xử lý nước thải chăn nuôi và chất thải hầm cầu ...77
Hình 4.11. Quy trình xử lý nước thải tại các hộ chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình....78

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP

Thành phố

QL

Quốc lộ

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

CNH – HĐH


Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

AL

Âm lịch

BCH TW

Ban chấp hành Trung Ương

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

GTVT

Giao thông vận tải

THCS

Trung học cơ sở

SX-KD

Sản xuất-kinh doanh


NXB

Nhà xuất bản

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

ANTT

An ninh trật tự

BCĐ

Ban chỉ đạo

BQL

Ban quản lý

BTCT

Bê tông cốt thép

CN

Công nghiệp

CT


Chương trình

CTR

Chất thải rắn

CT-XH

Công trình – Xã hội

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDHT

Đường dây hạ thế

DV

Dịch vụ

HSCN

Hành chính sự nghiệp

HT

Hội thảo


HTKT & HTXH

Hạ tầng kỹ thuật và Hạ tầng xã hội
ix


HTX

Hợp tác xã

KDC

Khu dân cư

KT-XH

Kỹ thuật – xã hội



Lao động

LV

Làm việc

NS

Ngân sách


PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PTNT

Phát triển nông thôn

PTTH

Phát thanh truyền hình

QH

Quy hoạch

QHXD

Quy hoạch xây dựng

SH & SX

Sinh hoạt và sản xuất

SX

Sản xuất

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

TDTT

Thể dục thể thao

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLLĐ

Tỷ lệ lao động

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thị trấn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TW

Trung ương

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VACB

Vườn – ao – chuồng

VACB

Vườn – ao – chuồng – Biogas

VACBR

Vườn – ao – chuồng – Biogas – Ruộng

VH

Văn hóa

VH-TT-DL


Văn hóa – Thông tin – Du lịch
x


MỤC LỤC

Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................2

1.2.1

Mục tiêu tổng quát ...................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2

1.2.3

Cấu trúc luận văn .....................................................................................2

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..........................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................................3

2.1.2 Địa hình địa mạo ..........................................................................................3
2.1.3 Khí hậu.........................................................................................................3
2.1.4 Tài nguyên ...................................................................................................4
2.1.5 Thực trạng môi trường..................................................................................6
2.1.6 Dân số ..........................................................................................................6
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ............................6
2.2.1 Sơ lược về sự phát triển của GIS ở nước ta ...................................................7
2.2.2 Một số khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS) ....................................7
2.2.3 Các thành phần cơ bản của GIS ....................................................................8
2.2.4 Những chức năng cơ bản của GIS...............................................................10
2.2.5 Các nghiên cứu ứng dụng GIS ....................................................................10
2.2.6 Những lợi ích và hạn chế của GIS ..............................................................11
2.3 BỘ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI SƠ .......................................................14
2.4 CÁC PHẦN MỀM VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ ...................................................16
2.5 SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM MAPINFO ..........................................................16
2.5.1 Khái niệm mapinfo .....................................................................................16
2.5.2 Chức năng cơ bản của Mapinfo ..................................................................17
xi


2.5.3 Cơ sở dữ liệu của mapinfo..........................................................................18
2.5.4 Khởi động và thoát khỏi phần mềm mapinfo ..............................................18
Chương 3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................20
3.1 PHẠM VI NGHIÊM CỨU ...............................................................................20
3.1.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................20
3.1.2 Vùng nghiên cứu ........................................................................................20
3.1.3 Thời gian nghiên cứu..................................................................................20
3.1.4 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................20
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................20
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu......................................................................20

3.2.2 Phương pháp phân tích ...............................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................................25
4.1

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...............................25

4.1.1

Hiện trạng kinh tế...................................................................................25

4.1.1.1 Nông nghiệp.........................................................................................27
4.1.1.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:.....................................................29
4.1.1.3 Thương mại dịch vụ:...........................................................................30
4.1.2 Hiện trạng xã hội ........................................................................................30
4.1.2.1 Y tế: .....................................................................................................30
4.1.2.2 Giáo dục:..............................................................................................30
4.1.2.3 Đào tạo nghề nông thôn........................................................................30
4.1.2.4 Tỷ lệ hộ nghèo: ....................................................................................31
4.1.2.5 Dân số và lao động ...............................................................................31
4.1.2.6 Dân tộc và văn hóa ...............................................................................32
4.1.2.7 Môi trường ...........................................................................................33
4.1.3 Tình hình sử dụng đất đai........................................................................33
4.1

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................38

4.1.1

Thuận lợi................................................................................................38


4.1.2

Khó khăn ...............................................................................................39
xii


4.1.3

Cơ hội ....................................................................................................39

4.1.4

Thách thức .............................................................................................40

4.2

ĐÁNH GIÁ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI ...........................................40

4.3.1

Quy hoạch..............................................................................................43

4.3.2

Về Hạ tầng kinh tế - xã hội: ...................................................................44

4.3.3

Kinh tế và tổ chức sản xuất ....................................................................54


4.3.4

Về văn hóa - xã hội - môi trường............................................................57

4.4

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHỮNG TIÊU CHÍ CHƯA ĐẠT.......................64

4.4.1

Tiêu chí số 2: Giao thông .......................................................................64

4.4.2

Tiêu chí số 4: Điện.................................................................................68

4.4.3

Tiêu chí số 5: Trường học ......................................................................69

4.4.4

Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa .....................................................70

4.4.5

Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư....................................................................71

4.4.6


Tiêu chí số 10: Thu nhập........................................................................72

4.4.7

Tiêu chí số 11: Hộ nghèo .......................................................................72

4.4.8

Tiêu chí số 12: Cơ cấu lao động .............................................................72

4.4.9

Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất.............................................74

4.4.10 Tiêu chí số 14: Giáo dục ........................................................................74
4.4.11 Tiêu chí số 15: Y tế................................................................................75
4.4.12 Tiêu chí số 17: Môi trường.....................................................................75
4.4.13 Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ...................................79
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................80
5.1 KẾT LUẬN......................................................................................................80
5.2 KIẾN NGHỊ .....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................82

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, nhìn chung kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đến năm
2010 đã cơ bản thoát khỏi nước nghèo (GDP đạt trên 1.200 USD/người/năm), là nước
nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trên 70% dân số sống tại nông thôn nên
việc Đảng và Nhà nước ta đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, nhằm xây dựng một nông thôn hiện đại nhưng vẫn giữ được dáng dấp truyền
thống của một nông thôn Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ đổi mới CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân. Công tác quy hoạch nông thôn mới được kỳ vọng là sẽ xây dựng
lên một không gian kiến trúc của một vùng quê hài hoà giữa việc xây dựng kết cấu hạ
tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật với cảnh quan môi trường và gìn giữ, phát huy bản sắc văn
hoá các dân tộc.
Thiện Trí là xã thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm về phía tây thị trấn Cái Bè và
trung tâm xã cách thị trấn Cái Bè 11,65 km với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.314,59
ha. Xã Thiện Trí có 5 ấp tiếp giáp 3 xã trong huyện và nối liền nhau có QL 1A là tuyến
giao thông huyết mạch nối liền các tỉnh ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trong khu vực.Xã Thiện Trí có lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp chiếm 73,6%; địa hình bằng phẳng, đất đai thuộc loại khá tốt của
huyện Cái Bè, khí hậu ôn hòa, thời tiết thuận lợi rất thích hợp cho phát triển nông
nghiệp. Tuy nhiên lực lượng lao động trong các lĩnh vực khác còn thấp (công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,…) gây khó khăn cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong thời gian qua xã đã và đang thực hiện quy hoạch 19 tiêu chí xã nông thôn mới,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều bất cập trong việc cập nhật các
nguồn dữ liệu để đánh giá đúng thực trạng về 19 tiêu chí, các tài liệu cũng như các số
liệu liên quan còn mang tính chất rời rạc gây khó khăn trong việc tìm kiếm, đánh giá
và xây dựng xã nông thôn mới.
Xuất phát từ những khó khăn và tình hình thực tế về phát triển nông thôn, đề tài “Xây

dựng bản đồ mapinfor theo dõi và quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới xã Thiện Trí,
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được thực hiện nhằm xây dựng bản đồ quản lý 19
tiêu chí nông thôn mới xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bằng hệ thống
thông tin địa lý để có thể cập nhật nhanh chóng các nguồn dữ liệu đánh giá đúng thực
trạng 19 tiêu chí nông thôn mới, dễ dàng phân tích được các mặt mạnh, yếu, cơ hội và
1


thách thức cho các tiêu chí để đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới trong thời
gian tới.
1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Theo dõi và quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang thông qua bản đồ mapinfor và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá thực trạng 19 tiêu chí nông thôn mới xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang
 Xây dựng bản đồ quản lý 19 tiêu chí nông thôn mới bằng phần mềm mapinfor
 Phân tích SWOT cho các tiêu chí nông thôn mới và đề xuất giải pháp xây dựng
nông thôn mới
1.2.3 Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn gồm có năm chương
 Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu khái quát vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc luận văn
 Chương 2: Lược khảo tài liệu
Sơ lược về xã Thiện Trí, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang và mô tả về hệ thống thông tin
địa lý (GIS), sơ lược bộ 19 tiêu chí nông thôn mới.

 Chương 3: Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Bao gồm các phần: Phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các phần mềm và
công cụ hỗ trợ cũng được thể hiện trong chương này
 Chương 4: Kết quả thảo luận
Miêu tả kết quả nghiên cứu và thảo luận trên các kết quả đạt được.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết luận và kiến nghị

2


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thiện Trí nằm về phía tây của thị trấn Cái bè và trung tâm xã cách thị trấn Cái Bè
khoảng 11,65 km, có tuyến QL 1A chạy ngang qua, là tuyến giao thông huyết mạch
nối liền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc giao lưu hang hóa trong khu vực, vị trí địa lý được xác định như sau:
 Tọa độ địa lý:
Kinh độ đông: Từ 105056’19” đến 105058’45”.
Vĩ độ Bắc: Từ 10020’12” đến 10024’03”.
 Phạm vi nghiên cứu trực tiếp:
Phía Đông giáp với xã Hòa Khánh.
Phía Tây giáp xã Mỹ Đức Đông.
Phía Nam giáp xã Hòa Khánh và Mỹ Đức Đông.
Phía Bắc giáp xã Thiện Trung.
2.1.2 Địa hình địa mạo
Nhìn chung trong phạm vi toàn xã địa hình tương đối bằng phẳng. Có xu thế cao ở
phía Nam và thấp dần về phía Bắc. Cao độ ở cánh đồng xung quanh 0,6-0,8m. Cao

nhất là nền đường QL 1A, đoạn ngang qua xã cao từ 0,8-1,2m và các trục đường khác
cũng có độ cao 0,8-1,0 m. Hướng dốc nên không rõ rệt.
2.1.3 Khí hậu
Địa bàn xã Thiện Trí nằm trong khu vực ĐBSCL nên cũng mang những nét đặc trưng
của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí
hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa nắng.
 Nhiệt độ:
Nóng ẩm quanh năm thích hợp nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, chênh
lệch giữa hai mùa không lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,90C, cao nhất
38,90C, thấp nhất 14,90C.
 Mưa:
Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4-11 dương lịch, lượng mưa phân bố không
3


đều, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 khoảng 1.340 mm, chiếm gần 90%
lượng mưa cả năm. Lượng mưa bình quân năm là 1.437mm. Thường vào cuối tháng 7
đầu tháng 8 có vài đợt không mưa liên tục 5-15 ngày xen kẽ gây ra các đợt hạn có ảnh
hưởng đến vụ lúa hè thu, gọi là hạn lệ hay hạn Bà Chằn. Mùa mưa thường trùng với
gió mùa tây Nam mang nhiều hơi nước, lượng mưa trung bình khá cao. Lượng mưa
trung bình biến thiên từ 1.200 -2.200 mm. Từ tháng 12 đến tháng 03 năm sau có số
lượng mưa ít nhất, biến thiên từ 0-6 ngày/tháng. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau có
số ngày mưa cao nhất, biến thiên từ 13-21 ngày/tháng. Trong năm có hai đỉnh mưa là
tháng 6-7 và tháng 9-10.
 Gió bão: Khu vực xã Thiện Trí chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa theo
hai hướng gió chính trong năm:
Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam,
có vận tốc bình quân 4 m/s, gió mang theo nhiều hơi nước tạo nên những trận mưa lớn,
có tạo giông, lốc…
Gió mùa Đông Bắc (gió chướng): Từ tháng 12 đến tháng 05 năm sau, gió thổi từ biển

Đông vào, có tần suất khá cao, gió chướng kết hợp với triều cường và nước từ thượng
nguồn đổ về là nguyên nhân chính gây lũ lụt (tháng 12 dương lịch), làm ảnh hưởng
đến năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp, đến đời sống và sinh hoạt của người
dân.
2.1.4 Tài nguyên
 Tài nguyên đất:
Đất phù sa đã phát triển có đốm rĩ P(f): Diện tích 549,3 ha chiếm 41,78% tổng diện
tích tự nhiên. Được phân bố ở Bắc QL 1A tập trung ở các ấp Mỹ Long, ấp Mỹ Phúc.
Đất tương đối giàu mùn nhưng kém tơi xốp và hơi chua, thích nghi cho canh tác lúa
lẫn vườn cây ăn trái.
Đất phèn hoạt động sâu (Sj2): Diện tích 34,3 ha chiếm 2,62% tổng diện tích tự nhiên.
Loại đất này hình thành ở vùng địa hình từ thấp đến trung bình trong môi trường yếm
khí thường bị ngập nước trong năm. Thành phần chủ yếu là thịt nặng và sét. Được
phân bố ở khu vực phía Tây Bắc của xã, phần giáp ranh với xã Thiện Trung thuộc ấp
Mỹ Phúc thích hợp cho việc trồng lúa nước.
Đất phù sa (Pg): Diện tích 117,37 ha chiếm 8,93% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất
này thường phân bố ở vùng địa hình bằng hoặc hơi thấp tập trung nhiều ở khu vực
phía Bắc Quốc Lộ 1A và giáp ranh với xã Hòa Khánh thuộc các ấp Mỹ Long, ấp Mỹ
Hưng. Đất có màu xám xanh hoặc đen, thành phần cơ giới thịt nặng, ít xốp, hàm lượng
mùn tương đối khá, đạm trung bình và giảm dần theo chiều sâu, riêng Lân thì ngược
4


lại thích hợp cho việc trồng lúa nước.
Đất lập líp (Vp): Diện tích 574,58 ha chiếm 43,71% tổng diện tích tự nhiên. Được
phân bố trên khắp địa bàn của xã tập trung nhiều ở phía Nam QL 1A, khu vực cặp
sông Mỹ Thiện và các kênh rạch chính của xã. Đây là loại đất phù sa tương đối trẻ
được hình thành trên vùng đất phù sa bồi có dạng địa hình trung bình đến cao, là loại
đất màu mỡ nhất trong nhóm đất phù sa có màu nâu đến nâu đậm. Thành phần cơ giới
nặng, giàu dinh dưỡng thích hợp việc trồng cây ăn trái, làm nhà ở và hoa màu các loại.

Đất sông rạch: Diện tích 38,94 ha chiếm 2,96% tổng diện tích tự nhiên.
 Tài nguyên nước:
Nước mặt: Nguồn nước trong khu vực chủ yếu lấy từ hệ thống sông Tiền thông qua
trục chính là sông Mỹ Thiện. Tuyến sông này đảm nhận vai trò gần như toàn bộ việc
cung cấp nước ngọt từ sông Tiền và tiêu thoát nước nội đồng kể cả thoát lũ cho vùng
Bắc QL 1A đổ ra sông Tiền.
Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước mặt dồi dào, nước ngầm cũng là nguồn nước quan
trọng phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân địa phương, nguồn nước khai
thác tầng Plioxen có độ sâu khai thác từ 359m – 450m có chất lượng đạt tiêu chuẩn
nước sinh hoạt, trử lượng nước dồi dào đây là tài nguyên quí của xã cần được khai
thác sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí.
 Thủy văn:
Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều hỗn hợp tính chất bán nhật triều không
đều, một ngày có hai lần triều lên xuống. Khu vực phía Nam QL 1A đổ ra sông Tiền
nên biên độ dao động tương đối lớn. Biên độ triều trung bình trên đoạn sông Mỹ Thiện
dao động trong khoảng 1,4-1,7m vào mùa khô và 1,8-2,1m vào mùa lũ, mức biên độ
triều này cho phép tưới tiêu triệt để cho vườn cây khu vực ven sông. Riêng khu vực
phía Bắc QL 1A do nằm cách xa sông Tiền nên biên độ triều trung bình tương đối thấp
hơn khu vực phía Nam.
Địa bàn xã chịu ảnh hưởng của lượng nước thượng nguồn từ các tỉnh Đồng Tháp,
Long An đổ về cộng với lưu lượng nước sông Tiền tăng nhanh, lượng mưa tập trung
nên vào tháng 9- 10 dương lịch thường xảy ra những đợt lũ ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình sản xuất của xã. Gây thiệt hại về nhà cửa, các công trình phúc lợi công cộng.
Những năm có lũ lớn (1978, 1996) thời kì đạt đỉnh lũ trùng với triều cường (tháng 910 AL) thì phần lớn diện tích trũng ngập trên 0,7 m. Riêng năm 2000, độ sâu ngập lũ
toàn địa bàn xã lên tới 1,50-1,75 m cao hơn độ ngập năm 1978 và 1996 từ 0,7 đến 1 m.
Nhà cửa, các công trình đều bị ngập trong nước, nhất là diện tích vườn cây ăn trái.
5


2.1.5 Thực trạng môi trường

Hoạt động môi trường trên địa bàn xã Thiện Trí đã được quan tâm và phát động trong
nhiều tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã vẫn
còn nhiều hạn chế: người dân còn vứt rác sinh hoạt gia đình trực tiếp xuống sông, tình
trạng nuôi gia súc trong khu vực nhà ở chưa được xử lý vẫn còn, đặc biệt số lượng hộ
chăn nuôi sử dụng túi Biogas để xử lý chất thải còn hạn chế. Bên cạnh đó, ở các khu
vực chợ Mỹ Thiện chưa được xử lý các loại chất thải. Mặt khác do tình trạng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất trong nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân. Các cơ sở SXKD có cam kết bảo vệ môi trường nhưng thực chất chưa
thực hiện đầy đủ theo cam kết, còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm.
2.1.6 Dân số
Năm 2006 dân số của xã là 9.808 người, sau đó giảm dần qua các năm và đến năm
2010 dân số của xã là 9.026 người, giảm gần 800 người so với năm 2006. Từ năm
2010 dân số của xã Thiện Trí bắt đầu tăng nhẹ, trung bình mỗi năm tăng từ 30 đến 40
người và năm 2012 là 9.223 người.
Bảng 2.1. Tình hình dân số và biến động dân số các năm
Năm

Dân số trung bình (người)

2006

9808

2007

9572

2008

9178


2009

9217

2010

9236

2011

9171

2012

9223

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cái Bè năm 2012
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2006-2010 dân số xã có nhiều biến động và giảm
dần, điều này có thể do một bộ phận dân cư không có công ăn việc làm đã đi tìm việc
ở các địa phương khác. Bên cạnh đó ngành nghề chủ đạo ở địa phương là nông nghiệp
6


với thu nhập thấp nên không thu hút được bộ phận lao động trẻ tại địa phương. Trong
khi đó giai đoạn 2010 -2012 thì có khuynh hướng ngược lại, dân số tại xã đã duy trì ổn
định và tăng chậm. Điều này có thể do đã có sự chuyển dịch ngành nghề tại địa
phương, nhóm ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển
và đã thu hút được lao động tại địa phương.
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

2.2.1 Sơ lược về sự phát triển của GIS ở nước ta
Trên cơ sở của hệ thông tin bản đồ, những năm đầu của thập kỷ 60 các nhà khoa học ở
Canada đã cho ra đời hệ thống thông tin địa lý còn gọi là GIS (Geographical
Information Systems – GIS) và sau đó là ở Mỹ. Từ những năm 80, với sự phát triển
không ngừng của công nghệ thông tin đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực máy
tính, công nghệ GIS đã nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Hiện nay GIS đã được ứng dụng mạnh mẽ từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ,
Canada, Anh, Pháp, Đức, Australia đến các nước đang phát triển như Trung Quốc,
Thái Lan, Lào, Campuchia, Zimbabwe.
Ở Việt Nam, đầu những năm 80 GIS được bắt đầu tìm hiểu và ứng dụng trong một số
cơ quan nghiên cứu. Từ những năm 90 đến nay công nghệ GIS phát triển rất mạnh mẽ
và đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong rất nhiều lĩnh vực hiện nay. Theo đánh giá
của Ban chủ nhiệm dự án GIS quốc gia, cuối năm 1997 cả nước đã có 8 bộ ngành và
26 tỉnh, thành phố tham gia thực hiện dự án GIS (Đào Ngọc Cảnh, 2003).
Theo TTXVN (22/10/2008), Tại hội thảo quốc tế về GIS, ngày 21/10 tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Lê Quang
Minh khẳng định nghiên cứu về GIS đã vượt qua giai đoạn bó hẹp ứng dụng trong xây
dựng bản đồ nền hay giao thông để chuyển sang nghiên cứu ứng dụng đa ngành, trong
đó có những ứng dụng quan trọng cho y tế, giáo dục, quy hoạch và quản lý đô thị.
2.2.2 Một số khái niệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về GIS cũng như các ứng
dụng của nó. Do đó định nghĩa về GIS cũng rất đa dạng:
Theo FAO (1996), GIS là một hện thống để chụp, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, thao
tác,phân tích, và hiện thị dữ liệu, đó là tham chiếu không gian đến trái đât.
Theo Võ Quang Minh (1997), GIS là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy
vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và sử lý số liệu
thuộc về thông tin đial lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Theo Cowen (1998), GIS như là một công cụ quản lý và là hệ thống hỗ trợ quyết định.
7



Theo Nguyễn Thế Thiện (1999), GIS là một hệ thống quản lý thông tin không gian
được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy tính với mục đích lưu trữ, hợp nhất, mô
hình hóa, phân tích và miêu tả được nhiều loại dữ liệu.
Theo Đào Ngọc Cảnh (2003), GIS là hệ thống sử lý dữ liệu liên quan đến vị trí địa lý
dựa trên cơ sở kỹ thuật số.
Theo Minh.V.Q và ctv (2003), GIS là một công cụ để đánh giá đất đai và quy hoạch sử
dụng hiệu quả, nó là sự kết hợp của không gian địa lý, phần cứng, phần mềm máy tính
và người dùng có thẩm quyền sử dụng các dữ liệu và công nghệ để giải quyết vấn đề.
Trong khi đó ESRI (1999) cho rằng GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và
phân tích những tồn tại và các sự kiện xảy ra trên trai đất. Công nghệ GIS tích hợp các
hoạt động cơ sở dữ liệu thông thường, chẳng hạn như truy vấn và phân tích thống kê,
hình dung độc đáo và phân tích địa lý được cung cấp bởi các bản đồ.
Xuất phát từ các nguyên nhân mà các nhà khoa học cũng cho ra đời các định nghĩa về
GIS khác nhau:
Xuất phát từ ứng dụng: GIS là một công cụ mạnh được dùng để lưu trữ và truy vấn tùy
ý, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho mục đích đặc biệt
(Burrourh, 1986).
Xuất phát từ chức năng: Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống bao gồm bốn khả
năng xử lý dữ liệu sau: Nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu (bao gồm lưu trữ và truy xuất),
gia công và phân tích dữ liệu, xuất dữ liệu. (stan Aronoff, 1993).
Xuất phát từ quan điểm hệ thống thông tin: GIS là một hệ thống thông tin được thiết
kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý. Nói cách khác GIS là hệ thống
gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu được tham chiếu không gian và một tập những
thuật toán để làm việc trên dữ liệu đó (Star and Estes, 1990).
2.2.3 Các thành phần cơ bản của GIS
GIS được đề cập đến như một hệ thống thay vì là một phần mềm. Hệ thống này bao
gồm nhiều thành phần liên quan đến nhau, trong đó các thành phần này có vai trò và
chức năng khác nhau, về cơ bản GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần
cứng, phần mềm, dữ liệu, tiến trình xử lý và con người (giám đinh, người sử dụng)

(Rossiter, 1994; ESRI, 1999; Pidwirny, 2006) với các nhiệm vụ thích hợp từ dữ liệu
đầu vào, lưu trữ và quản lý dữ liệu, thao tác và phân tích dữ liệu, dữ liệu đầu ra
(Malczewski, 2004; ESRI, 1999; Pidwirny, 2006; Maguire, 1991).

8


Hình 2.1: Các thành phần chức năng chính của GIS
 Phần cứng (hardware):
Phần cứng là các hệ thống của máy tính và các thiết bị có liên quan trên đó GIS được
định vị và hoạt động. Phần mềm hoạt động trên cơ sở của một loạt các loại phần cứng,
từ máy tinhs để bàn sử dụng trong cấu hình độc lập hoặc nối mạng với máy chủ tập
trung. Phổ biến ví dụ về các thiết bị kỹ thuật phần cứng bao gồm: máy quét, bàn số
hóa, các phương tiện lưa trữ dữ liệu, bàn phím và ảnh vệ tinh.
 Phần mềm (software):
Phần mềm là một phần trung tâm của hệ thống. Nhiều gói phần mềm GIS có sẵn và có
thể được phân loại theo mục đích sử dụng hay theo quy mô của cơ sở dữ liệu cần quản
lý (Malczewski, 2004). Gói GIS phải thỏa mãn các chức năng: dữ liệu đầu vào, lưu trữ,
quản lý, chuyển đổi, phân tích và đầu ra. Tuy nhiên truy xuất, phương pháp, nguồn lực,
và cách hoạt động có thể khác nhau giwuax các hệ thống này.
Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
 Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
 Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS)
 Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
 Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
 Dữ liệu (Data):
9



Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý
và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua
từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các
nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ
liệu.
 Tiến trình xử lý (Procedures):
Tiến trình xử lý là những bước hướng dẫn để giải quyết và đạt được mục tiêu của dự
án GIS và chứng minh phương pháp làm thế nào dữ liệu sẽ được lấy ra, đầu vào của hệ
thống, lưu trữ, quản lý, chuyển đổi, phân tích, cuối cùng là trình bày kết quả đầu ra.
 Con người (People):
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và
phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS có thể là những
chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để
giải quyết các vấn đề trong công việc.
2.2.4 Những chức năng cơ bản của GIS
Theo cách tiếp cận truyền thống, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân
tích các sự vật, hiện tượng thực trên Trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ
sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân
tích không gian. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác
và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích
các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
Maguire (1991), cho rằng GIS có thể được tổng hợp và trình bày thông qua ba điểm
khác biệt, đó là những bản đồ, cơ sở dữ liệu và các quan điểm phân tích không gian.
Việc xem bản đồ là tập trung vào các khía cạnh bản đồ của GIS, quan điểm cơ sở dữ
lieeujtheer hiện tầm quan trọng của một cơ sở dữ lieeujcungx được thiết kế và thực
hiện (Frank, 1989), và quan điểm thứ ba nhấn mạnh tầm quan trọng của phân tích
không gian trong GIS.
Theo Prakash (2003), GIS có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định
không gian.
2.2.5 Các nghiên cứu ứng dụng GIS

Trong những năm gần đây GIS đã được biết đến như một công cụ hữu dụng trong
quản lý và phân tích dữ liệu không gian ở nước ta đặc biệt là vùng đồng bằng sông
Cửu Long, GIS đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như trong đề tài
nghiên cứu của Nguyễn Thị Lý qua ứng dụng GIS phân tích đa tiêu chuẩn trong đánh
10


×