Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

thành phần loài và đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá rô đồng (anabas testudineus) ở huyện long mỹ, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ TRÚC GIANG

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH
TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở
HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ TRÚC GIANG

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH
TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở
HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. HÀ PHƯỚC HÙNG

2014





THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH TRƯỞNG
CỦA CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở HUYỆN LONG MỸ, TỈNH
HẬU GIANG
Nguyễn Thị Trúc Giang1 và Hà Phước Hùng1
1
Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
A study on species composition and growth biology characteristic of Anabas
testudineus was done from August to November 2014 in Long My district, Hau
Giang Province. Results of the study were 38 species of 27 genus, 19 families,
7 orders. In this, the Perciformes had the most number of species with 18
species (47.37%), followed by Cypriniformes accounted for 10 species
(26.32%), Siluriformes with 6 species (15.79%), and the rest is
Osteoglossiformes, Mugiliformes, Synbranchiformes, Tetraodontiforme: each
order accounts for one species (2.63%). By linear regression method
determined closed relationship between the length and weight of Anabas
testudineus through the equation of the correlation length and weight which is
W = 0.0137*L3.1867 with R2 = 0.9744. Conditional coefficient (CF) of fish
between months is not so much difference, the highest in November (0.0147)
and the lowest in August (0.0135). The growth parameters were determined by
the SLCA method that is application for non seasonal growth curves.
Maximum asymptotic length L∞= 25 cm, growth rate K = 1.00 / year, to= 0.47 years. Distribution of fish species is more and more abundant in Long My
district, Hau Giang province, but it was less than around area. In the growth
and development process, anabas testudineus population always fluctuates
because of effect by habitat, nutrition, reproduction, migration behavior and
human impact.

Keywords: Anabas testudineus, species, length, weight, growth, biological
growth.
Title: Species composition and growth biology characteristic of Anabas
testudineus in Long My district, Hau Giang province.
TÓM TẮT
Nghiên cứu thành phần loài và sinh học sinh trưởng của cá Rô đồng được
thực hiên từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014, ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang. Kết quả nghiên cứu đã thu được 38 loài thuộc 27 giống, 19 họ, 7 bộ.
Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) có số lượng thành phần loài nhiều nhất
là 18 loài (47,37%), kế tiếp là bộ cá Chép (Cypriniformes) chiếm 10 loài
(26,32%), bộ cá Da trơn (Siluriformes) chiếm 6 loài (15,79%), còn lại là bộ
cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Đối (Mugiliformes), bộ Lươn
(Synbranchiformes), bộ cá Nóc (Tetraodontiformes): mỗi bộ chiếm 1 loài
(2,63%). Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đã xác định được mối quan hể
rất chặt chẽ giữa chiều dài và trọng lượng của loài cá Rô đồng (Anabas
1


testudineus) thông qua phương trình về tương quan chiều dài và trọng lượng
là W=0,0137*L3,1867, với R2=0,9744. Hệ số điều kiện (CF) của cá giữa các
tháng không chênh lệch nhiều, cao nhất vào tháng 11 (0,0147) và thấp nhất
vào tháng 8 (0,0135). Các tham số tăng trưởng được xác định thông qua
phương pháp SLCA áp dụng dạng đường cong tăng trưởng không mùa vụ
(Non seasonal). Chiều dài tiệm cận cực đại L∞=25 cm, tốc độ tăng trưởng
K=1.00/năm, thời gian tuổi cá bằng 0 to= -0,47 năm. Sự phân bố của các loài
các ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ngày càng phong phú nhưng lại ít hơn
so với các khu vực lân cận. Trong quá trình tăng trưởng và phát triển của
quần đàn cá Rô đồng luôn có sự biến động do ảnh hưởng của môi trường
sống, dinh dưỡng, sinh sản, tập tính di cư và có cả các tác động từ con người.
Từ khóa: Cá Rô đồng, loài, chiều dài, trọng lượng, tăng trưởng,sinh học

sinh trưởng.
1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong những quốc gia có vùng biển rộng, bờ biển dài, hội tụ
nhiều đảo và quần đảo với nhiều hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, tạo
ra nhiều tiềm năng phát triển nguồn lợi thuỷ sinh. Đồng bằng sông Cửu Long
là một trong những vùng ở Việt Nam có tiềm năng lớn về nuôi trồng, đánh bắt
thuỷ sản do có đường bờ biển dài với nhiều ngư trường lớn và có sông Mê
Kông chảy qua. Từ đó tạo tiền đề cho một ngành thủy sản phát triển trên nhiều
lĩnh vực. Ngày nay, bên cạnh sự phát triển ngành thủy sản đang phải đối mặt
với nhiều thách thức, trong đó có sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy
vực nội địa. Nguyên nhân các loài thủy sản ngày một cạn kiệt là do tình trạng
khai thác quá mức, đánh bắt tràn lan. Nếu như trước đây người dân khai thác,
đánh bắt cá theo mùa, lựa cá to thu hoạch thì nay họ đánh bắt quanh năm, khai
thác cả cá lớn lẫn cá bé. Không những thế, gần đây xuất hiện tình trạng đánh
bắt cá mang tính tận diệt bằng cách dùng xung điện, bình ắc quy, dùng kích
thước mắt lưới nhỏ bắt sạch cá lớn bé, làm hủy hoại nguồn lợi thủy. Vì vậy,
hiện nay vấn đề đặt ra hàng đầu cho việc bảo vệ và phát triển một ngành thủy
sản bền vững và lâu dài là việc quản lý nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý.
Hậu Giang là một tỉnh thuộc vùng nước ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là một vùng đất thấp với khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh, có nguồn lợi thủy sản khá phong phú, chủ yếu là các
giống loài tôm cá nước ngọt. Những thuận lợi đó giúp cho Hậu Giang có
nguồn lợi thủy sản phong phú phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản và khai
thác tự nhiên. Do đó để đánh giá và ghi nhận thêm thông tin về nguồn lợi thủy
sản nước ngọt cho tỉnh Hậu Giang, cũng như biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy
sản cho khu vực này. Đề tài “Thành phần loài và sinh học sinh trưởng của một
vài loài cá ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang” đã được thực hiện.

2



1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát thành phần loài ở huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang và các đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá Rô đồng, qua đó cung
cấp dữ liệu góp phần làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ
và bảo tồn nguồn lợi cá ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thành phần loài và định danh các loài cá ở huyện Long Mỹ, tỉnh
Hậu Giang theo thời gian và địa điểm thu mẫu.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá Rô đồng theo thời gian.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu cụ thể gồm 4 địa điểm thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang: Địa điểm 1 (Đ1): xã Xà Phiên, địa điểm 2 (Đ2): xã Vĩnh Viễn, địa
điểm 3: (Đ3): thị trấn Long Mỹ, địa điểm 4 (Đ4): thị trấn Trà Lồng.

Đ3
Đ1
Đ4
Đ2

(Nguồn: Google Maps)

Hình 2.1: Sơ đồ thu mẫu ở khu vực nghiên cứu
2.2 Phương pháp thu và phân tích số liệu
Mẫu cá được thu trực tiếp từ các ngư cụ đánh bắt: chài lưới, lưới giăng, dớn…
và thu từ chợ địa phương. Mẫu cá được thu mua từ các chợ phải đảm bảo được


3


người dân đánh bắt ở những khu vực khảo sát. Thu đại diện, tất cả thành phần
loài và kích cỡ cá.
Tất cả các mẫu thu được sẽ được rửa sạch, đóng bọc và trữ lạnh bằng nước đá,
bảo quản trong thùng lạnh, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm nguồn lợi
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ tiến hành phân tích, sau đó tiến hành xử lý
bằng formol và lưu trữ làm mẫu đối chứng sau này. Mẫu thu sẽ được ghi đầy
đủ thông tin về địa điểm thu mẫu. Mẫu cá được thu định kỳ mỗi tháng 1 lần.
2.2.1 Xác định thành phần loài
Quan sát các đặc điểm bên ngoài của từng cá thể như: quan sát hình dạng, màu
sắc toàn thân và các cơ quan trên cơ thể và đếm các chỉ tiêu hình thái phân loại
như sau: vi ngực (P: Pectoral fin), vi lưng (D: Dorsal fin), vi bụng (V: Ventral
fin), vi hậu môn (A: Anal fin), vi đuôi (C: Caudal fin).
Sau đó, mẫu được thu ngẫu nhiên đem đo, cân để xác định: chiều dài tổng,
trọng lượng toàn thân.
2.2.2 Định danh loài
Mẫu sau khi thu được định danh tại phòng thí nghiệm theo tài liệu định danh
của các tác giả: Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long của
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993); Mô tả định loại cá Đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam của Trần Đắc Định và ctv (2013).
2.2.3 Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
Theo Huxley (1924) đã đề xuất công thức sinh trưởng của cá qua mối quan hệ
giữa chiều dài và trọng lượng theo công thức sau (trích dẫn bởi Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định, 2004): W=a*Lb, trong đó: W là trọng lượng cơ thể cá
(g), L là chiều dài của cá (cm), a là hằng số tăng trưởng ban đầu, b là hệ số
tăng trưởng.
2.2.4 Xác định hệ số điều kiện

Hệ số điều kiện phản ánh sự thành thục sinh dục đồng thời xác định mùa vụ
sinh sản của cá. Hệ số điều kiện có thể tính theo công thức như sau (trích dẫn
bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004): CF=W/Lb, trong đó: CF là hệ
số điều kiện, W là trọng lượng toàn thân cá (g), L là chiều dài của cá (cm), b là
hệ số tăng trưởng.
2.2.5 Ước tính các tham số tăng trưởng
Phương trình tăng trưởng Von Bertalanffy là một trong những phương trình
căn bản trong sinh học nghề cá. Nguyên lý xác định các tham số tăng trưởng là
dựa vào sự tăng trưởng của các nhóm trong một khoảng thời gian liên tục
(trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Nếu quần đàn có
nhiều nhóm tuổi thì ta sẽ có được một hệ những đường cong sinh trưởng. Các
đường cong tăng trưởng này được xác định thông qua chiều dài trung bình của
các nhóm tuổi tại thời điểm thu mẫu. Các tham số tăng trưởng (L∞, K, to) được
xác định bằng phần mềm LFDA trong chương trình FMSP (Fishery
Management Software Programme). Phương trình Von Bertalanffy được biểu
diễn như sau: L(t)= L∞ {1- exp[-K(t- to)]}, trong đó t là tuổi tại thời điểm t,
4


đơn vị là năm; L∞ là chiều dài tối đa mà cá có khả năng đạt được; to là tuổi lý
thuyết tại đó cá có chiều dài bằng 0, thứ nguyên của năm, to thường gần bằng
0 và có giá trị âm và K là hệ số tăng trưởng nói lên tốc độ cá thể đạt đến chiều
dài L∞, thứ nguyên của 1/năm.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đa dạng thành phần loài

Tỉ lệ (%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 38 loài thuộc 27 giống, 19 họ, 7 bộ (Phụ lục
1). Trong đó, địa điểm chiếm số lượng thành phần loài nhiều nhất là ở Thị trấn

Trà Lồng với 33 loài, thấp nhất là xã Xà Phiên với 22 loài, Thị trấn Long Mỹ
với 29 loài và xã Vĩnh Viễn với 23 loài (Phụ lục 2). Trong 38 loài cá thuộc 27
giống, 19 họ, 7 bộ thì bộ cá Vược (Perciformes) chiếm ưu thế về số lượng
thành phần loài với 18 loài (47,37%), kế tiếp là bộ cá Chép (Cypriniformes)
chiếm 10 loài (26,32%), bộ cá Da trơn (Siluriformes) chiếm 6 loài (15,79%),
còn lại là bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes), bộ cá Đối (Mugiliformes), bộ
Lươn (Synbranchiformes), bộ cá Nóc (Tetraodontiformes): mỗi bộ chiếm 1
loài (2,63%) (Hình3.1).
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

47,37

26,32
15,79
2,63

2,63

2,63


2,63

Bộ

Hình 3.1: Tỉ lệ phần trăm của các bộ được tính theo loài
Trong đó, bộ các Vược (Perciformes) chiếm số lượng họ nhiều nhất với 10 họ
(52,36%), tiếp đến là bộ cá Da trơn (Siluriformes) có 3 họ (15,79%), bộ cá
Chép (Cypriniformes) có 2 họ (10,53%). Trong khi đó, bộ cá Thát lát
(Osteoglossiformes), bộ cá Đối (Mugiliformes), bộ Lươn (Symbranchiformes)
và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) có số lượng là 1 họ (5,26%) (Hình 3.2).

5


60

52,63

Tỉ lệ (%)

50
40
30
15,79

20
10

10,53
5,26


5,26

5,26

5,26

0

Bộ

Hình 3.2 : Tỉ lệ phần trăm của các bộ được tính theo họ
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thi Thu
Hương (1993) thì trong tổng số 38 loài cá khảo sát được thì có 6 loài chưa
được tác giả cập nhật, đó là cá Cóc không râu (Cyclocheilichthys lagleri), cá
Linh ống (Cirrhinus jullieni), cá Heo Râu (Lepidocephalichthys hasselti), cá
Lau kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus), cá Chạch cơm (Macrognathus
semiocellatus), cá Nóc (Tetraodon cochinchinensis) (Phụ lục 3).
Với kết quả này thì thành phần loài có phần phong phú hơn so với những năm
trước: Trong tổng số 38 loài cá khảo sát được có 16 loài mới được tìm thấy so
với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hoài (2012) ở cùng khu vực nghiên cứu
nhưng lại kém phong phú hơn so với các khu vực lân cận. Cụ thể là: ở vùng
đệm Khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã
xác định được 45 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 10 bộ, 21 họ và 32 giống
(Nguyễn Phương Vy, 2012), ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đã tìm được 42
loài cá thuộc 30 giống, 20 họ, 7 bộ (Nguyễn Thụy Diễm Kiều, 2012). Ngoài
ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Trung Kiên (2010), ở tuyến kênh Xáng
Xà No, tỉnh Hậu Giang đã tìm được 44 loài cá thuộc 33 giống, 21 họ, 8 bộ.
Thông qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thấy rằng nguồn lợi
thủy sản ở khu vực nghiên cứu ngày càng phong phú nhưng lại kém phong

phú hơn so với các vùng lận cận.
3.2 Đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá Rô đồng (Anabas testudineus)
Bộ: Perciformes
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus
Địa điểm thu mẫu: Xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Số mẫu định danh: 5

6


Hình 3.3: Cá Rô đồng (Anbas testudineus)
3.2.1 Đặc điểm hình thái
Thân cá kéo dài, dẹp bên về phía sau. Chiều dài chuẩn của cá gấp 3-4 lần
chiều dài cao thân. Đầu rộng, chiều dài đầu bằng chiều cao thân. Mõm ngắn,
đầu mõm tròn. Miệng ở tận cùng, nghiêng, chẻ sâu. Răng hàm xếp thành hàng
rộng, ngắn và nhọn. Các mắt lớn. Đỉnh và hai bên đầu có vảy. Cạnh của nắp
mang khía răng cưa. Đường bên thành hai hàng. Vây lưng và vây hậu môn dài,
có những gai khỏe. Vây đuôi khít, nhiều và tròn.
Lúc cá còn tươi, màu nâu, mặt bụng sáng hơn. Hai bên thân có các chấm đen
xếp thành hàng ngang đều hoặc không đều. Có một chấm đen lớn, tròn ở gốc
vây đuôi. Vây lưng vây hậu môn và vây đuôi màu nâu. Các vây khác có màu
nâu nhạt (Hình 3.3).
Bảng 3.3: So sánh một số chỉ tiêu hình thái của cá Rô đồng
Chỉ
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương
tiêu
(1993)
P

2, (12-13)
A
(XVII-XVIII), (9-10)
D
I, 5
V
(IX-X), 10

Kết quả
nghiên cứu
2, 13
XVIII, 9
I, 5
IX, 10

Ghi chú: P: vây ngực, D: vây lưng, V: vây bụng, A: vây hậu môn.

Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu hình thái trên của cá Rô đồng (Anabas
testudineus) trong nghiên cứu này hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên
cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) đã đưa ra (Bảng
3.3).
3.2.2 Sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng
Quá trình sinh trưởng của cá là một quá trình gia tăng về kích thước và tích
lũy về mặt khối lượng. Đồng thời quá trình này tượng trưng cho từng loài cụ
thể qua mối tương qua giữa chiều dài và trọng lượng của cơ thể cá. Qua 4
tháng thu mẫu ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho thấy mối tương quan
giữa chiều dài và trọng lượng như sau:

7



Mối tương quan trên được xác định dựa vào số liệu thu được từ việc cân, đo
161 mẫu cá với chiều dài dao động từ 5,42 cm đến 16,66 cm, chiều dài chuẩn
dao động từ 4,43 cm đến 13,57 cm và trọng lượng dao động từ 3,2 g đến
105,54 g, xác định được phương trình hồi quy W=0,0137*L3,1867, với
R2=0,9744 rất cao đã thể hiện mối tương quan rất chặt chẽ giữa chiều dài và
trọng lượng (Hình 3.4).
120
W = 0,0137L3,1867
R² = 0,9744

Trọng lượng (g)

100

n= 161

80
60
40
20
0
0

5

10
Chiều dài tổng (cm)

15


20

Hình 3.4: Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá Rô đồng
Qua đồ thị Hình 3.4, ta thấy có sự thay đổi về sinh trưởng và chiều dài, khi cá
có chiều dài từ 5,42 cm đến 12,54 cm và trọng lượng 3,2 g đến 37,1 g thì cá
bắt đầu tăng trưởng nhanh về trọng lượng, quan hệ thể hiện chặt chẽ hơn,
nhưng khi cá đạt chiều dài 13 cm và trọng lượng 56,61 g thì có sự vượt trội về
trọng lượng, đồng thời mối tương quan này cũng trở nên lỏng lẻo hơn, lúc này
cá đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn thành thục và tham gia sinh sản.
So sánh kết quả nghiên cứu về mối tương giữa chiều dài và trọng lượng của cá
Rô đồng với các khu vực lân cận khác: Theo Vũ Bảo Sơn (2011) nghiên cứu ở
huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ xác định được phương trình hồi quy
W=0,0197*L2,9452, với R2=0,946. Còn theo Phạm Ngọc Liên (2011) nghiên
cứu ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ xác định được phương trình hồi
quy W=0,0145*L3,149 với R2=0,9844. Thông qua các kết quả nghiên cứu của
các tác giả trên, ta thấy giữa các kết quả nghiên cứu có phần tương thích với
nhau, không đồng nhất tuyệt đối, nhưng vẫn phát triển đúng theo đường cong
qui luật hàm số mũ. Qua đó, nhận xét thấy cá Rô đồng tăng trưởng và phát
triển không đồng đều trong từng giai đoạn; trong quá trình tăng trưởng và phát
triển của một quần đàn luôn có sự biến động về môi trường sống, về dinh
dưỡng, có cả các tác động từ con người…
3.2.3 Hệ số điều kiện (CF)
Qua kết quả khảo sát trong 4 tháng cho thấy hệ số điều kiện CF của cá Rô
đồng giữa các tháng chênh lệch không nhiều, cao nhất vào tháng 11 (0,0147)
và thấp nhất vào tháng 8 (0,0135) (Hình 3.5). Tháng 8 đạt giá trị thấp nhất là
do vào tháng này cá phải tập trung năng lượng để bắt đầu chuẩn bị cho giai
đoạn thành thục và tham gia sinh sản. Kết quả nghiên cứu có phần tương thích
với kết quả nghiên cứu của Vũ Bảo Sơn (2011) thực hiện ở huyện Cờ Đỏ,
8



thành phố Cần Thơ với CF cao nhất vào tháng 11 (0,099) và thấp nhất vào
tháng 8 (0,0129). Qua đó, biết được hệ số điều kiện CF của cá không đồng
đều giữa các tháng do ảnh hưởng của các giai đoạn thành thục và sinh sản.
0.0180
0.0160
0.0140

Hệ số CF

0.0120
0.0100
0.0080
0.0060
0.0040
0.0020
0.0000
Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng

Hình 3.5: Sự biến động hệ số điều kiện của cá Rô đồng
Chỉ số CF đạt cực đại khi các vật chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể đạt giá

trị cao nhất. Sau khi cá đẻ, độ béo cũng giảm theo tương ứng . Điều này hoàn
toàn hợp lí vì trong quá trình thành thục sinh dục, cá cần một vật chất dinh
dưỡng rất lớn để tích lũy và tạo sản phẩm sinh dục. Qua đó có thể thấy rằng
trong quá trình cá tập trung tích lũy dinh dưỡng thì độ béo tăng cao và ngược
lại khi đến mùa vụ sinh sản thì độ béo giảm thấp, do lượng vật chất dinh
dưỡng được tích lũy trong trứng đã được đẻ ra ngoài.
3.2.4 Ước tính các tham số tăng trưởng
Ước tính các tham số tăng trưởng của cá Rô đồng (Anabas testudineus) theo
phương pháp SLCA không mùa vụ (Non seasonal) cho kết quả: chiều dài tiệm
cận cực đại L∞=25 cm, tốc độ tăng trưởng K=1.00/năm, thời gian tuổi cá bằng
0 to= -0,47 năm. Kết quả nghiên cứu trùng khớp với nghiên cứu của Lê Ngọc
Diện (2010) khảo sát ở địa bàn thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian
nghiên cứu là 1 năm với chiều dài tiệm cận cực đại L∞=25 cm, tốc độ tăng
trưởng K=1.00/năm, thời gian tuổi cá bằng 0 to= -0,44 năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy từ tháng 8 đến tháng 9 tốc độ tăng trưởng của cá
không cao nhưng số lượng cá giảm không đáng kể trong khi từ tháng 9 đến
tháng 10 số lượng cá lại giảm một cách đáng kể, ngược lại kích cỡ cá lại ngày
càng lớn dần và đến tháng 11 thì cá lại tăng trưởng nhanh về số lượng và kích
cỡ (Hình 3.6). Qua đó thấy được trong khoảng thời gian trên cá tăng trưởng
dần và lớn dần mặc dù có sự suy giảm về số lượng. Kích cỡ càng lớn thì số
lượng càng giảm do có sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau: dinh dưỡng,
sinh sản, điều kiện môi trường...

9


Chiều dài (cm)

Cá rô đồng (Anabas testudineus) với L∞=25 cm, K=1.00/năm, to= -0,47 năm


8

9

10

11

Tháng

Hình 3.6: Đường cong tăng trưởng không mùa vụ của cá Rô đồng (Anabas
testudineus)
Ngoài ra, vào tháng 10 có sự xuất hiện của một nhóm cá mới với kích cỡ nhỏ
và số lượng ít (Hình 3.6). Điều này ta có thể giải thích rằng trong quá trình
sinh trưởng, cá sinh sản ra một nhóm cá, nhóm cá này là thế hệ cá con của
nhóm cá trước. Bên cạnh đó ta cũng có thể giải thích rằng nguyên nhân xuất
hiện nhóm cá trên là do việc di cư của quần đàn cá khác từ nơi khác đến.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Nhìn chung sự phân bố của các loài cá ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
ngày càng phong phú nhưng lại kém phong phú hơn so với các khu vực lân
cận, nguyên nhân có thể do các ngư cụ khai thác còn thô sơ chỉ có khả năng
đánh bắt những loài có kích cỡ nhất định. Ngoài ra các khu vực nghiên cứu đa
phần là những vùng trũng nước ngọt nên thành phần loài ít có sự phong phú
hơn so với những vùng có cả nước ngọt và nước lợ. Cá Rô đồng tăng trưởng
và phát triển không đồng đều trong từng giai đoạn, cá tăng trưởng dần theo các
tháng mặc dù có sự suy giảm về số lượng, kích cỡ cá càng lớn thì số lượng cá
càng giảm. Trong quá trình tăng trưởng và phát triển của quần đàn cá Rô đồng
luôn có sự biến động do ảnh hưởng của môi trường sống, dinh dưỡng, sinh
sản, tập tính di cư và có cả các tác động từ con người.

4.2 Đề xuất
Cần tiếp tục nghiên cứu để có đủ thông tin về thành phần loài nhằm cung cấp
thêm dữ liệu để có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Long Mỹ nói
riêng và của Hậu Giang nói chung.

10


Cần nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh trưởng của cá Rô đồng trong
khoảng thời gian dài hơn để xác định chính xác quy luật sinh trưởng của cá để
có biện pháp quản lý và bảo vệ hợp lí nguồn lợi này.
Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc khai thác nguồn lợi thủy sản :
khai thác hợp lí, không sử dụng các ngư cụ đánh bắt hủy diệt (cào điện, chất
nổ, ngư cụ mắc lưới nhỏ hơn quy định...), không đánh bắt cá con và những
hoạt động khác làm ảnh hưởng đến môi trường, suy giảm nguồn lợi thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Thị Kiều, 2012. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Rô đồng
(Anabas testudineus) phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau. Luận
văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 28
trang.
Lê Ngọc Diện, 2010. Đánh giá và đề ra biện pháp bảo vệ, phát triển bền vững
nguồn lợi thủy sản thành phố Cần Thơ. Chi cục thủy sản Cần Thơ.
164 trang.
Mai Đình Yên, 1983. Cá kinh tế nước ngọt ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật. 123 trang.
Nguyễn Bạch Loan, 2003. Giáo trình ngư loại I. Khoa Thủy sản, Trường Đại
học Cần Thơ. 91 trang.
Nguyễn Ngọc Hoài, 2012. Xác định thành phần loài và đặc điểm sinh học sinh
sản của cá Chốt sọc (Mystus mystycetus) khai thác tự nhiên. Luận văn
tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 67

trang.
Nguyễn Phương Vy, 2012. Xác định thành phần loài của một số loài cá kinh tế
và đặc điểm sinh học của cá Bống cát trắng (Glossogobius
sparsipapillus) ở vùng đệm Khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy
sản. Trường Đại học Cần Thơ. 73 trang.
Nguyễn Thị Trung Kiên, 2010. Khảo sát thành phần loài và sản lượng cá phân
bố tuyến kênh Xáng Xà No, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại
học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 64 trang.
Nguyễn Thụy Diễm Kiều, 2012. Thành phần loài cá khai thác tự nhiên ở
huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang và một số đặc điểm sinh học của cá
rô đồng. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại
học Cần Thơ. 70 trang.
Phạm Ngọc Liên, 2011. Thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các
loài khai thác tự nhiên ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Luận
văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 114
trang.

11


Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo trình phương pháp nghiên
cứu sinh hoc cá. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 80 trang.
Trần Đắc Định, 2010. Giáo trình Đánh giá và quản lý nguồn lợi thủy sản. Tủ
sách Đại học Cần Thơ. 77 trang.
Trần Đắc Định, 2014. Sổ tay các loài thủy sản thường gặp ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 107 trang.
Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn Thanh Phương, Hà Phước Hùng,
Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu và Utsugi Kenzo, 2013. Mô tả định
loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học

Cần Thơ. 174 trang.
Trần Giảng, 2010. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá
bống có giá trị kinh tế phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp
đại học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 76 trang.
Trương Ngọc Trân, 2006. Khảo sát tình hình khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản nước ngọt ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học.
Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 58 trang.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần
Thơ. 361 trang.
Vũ Bảo Sơn, 2011. Khảo sát thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số
loài cá khai thác tự nhiên ở huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ. Luận
văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 58
trang.

12


PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Thông tin chung của các loài cá khảo sát

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

BỘ
HỌ
Osteoglossiformes Notopteridae
Cypriniformes
Cyprinidae

Siluriformes

GIỐNG
Notopterus
Esomus
Luciosoma
Hampala
Puntioplites
Barbonymus

Puntius

Cobitidae
Loricariidae
Clariidae

Cyclocheilichthys
Cirrhinus
Lepidocephalichthys
Pterygoplichthys
Clarias

Bagridae

Mystus

Mugiliformes
Mugilidae
Synbranchiformes Synbranchidae
Perciformes
Ambassidae
Lobotidae

Chelon
Monopterus
Parambassis
Datnioides

LOÀI
TÊN KHOA HỌC

Notopterus notopterus
Esomus goddardi
Rasbora lateristriata
Hampala dispar
Puntioplites proctozystron
Barbonymus gonionotus
Puntius orphoides
Puntius leiacanthus
Cyclocheilichthys lagleri
Cirrhinus jullieni
Lepidocephalichthys hasselti
Pterygoplichthys disjunctivus
Clarias macrocephalus
Hybrid specimens of Clarias
Mystus albolineatus
Mystus mysticetus
Mystus gulio
Chelon subviridis
Monopterus albus
Parambassis wolffii
Parambassis siamensis
Datnioides polota

TÊN TIẾNG VIỆT
Cá Thát Lát
Cá Lòng Tong Bay
Cá Lòng Tong Đá
Cá Ngựa
Cá Dảnh
Cá Mè Vinh

Cá Đỏ Mang
Cá Rằm
Cá Cóc Không Râu
Cá Linh Ống
Cá Heo Hâu
Cá Lau Kiếng
Cá Trê Vàng
Cá Trê Lai
Cá Chốt Giấy
Cá Chốt Sọc
Cá Chốt Trắng
Cá Đối Đất
Lươn
Cá Sơn Bầu
Cá Sơn Xiêm
Cá Hường Vện


23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36
37
38

Pristolepididae
Cichlidae
Anabantidae
Osphronemidae

Pristolepis
Oreochromis
Anabas
Trichopodus

Channidae

Trichopsis
Channa

Eleotridae

Oxyeleotris

Gobiidae
Brachyobius
Mastacembelidae Macrognathus

Tetraodontiformes Tetraodontidae


Tetraodon

Pristolepis fasciata
Oreochromis niloticus
Anabas testudineus
Trichopodus pectoralis
Trichopodus trichopterus
Trichopodus microlepis
Trichopsis vittata
Channa striata
Channa lucius
Oxyeleotris marmorata
Oxyeleotris urophthalmus
Brachyobius doriae
Macrognathus circumcinctus
Macrognathus siamensis
Macrognathus semiocellatus
Tetraodon cochinchinensis

Cá Rô Biển
Cá Rô Phi Vằn
Cá Rô Đồng
Cá Sặc Rằn
Cá Sặc Bướm
Cá Sặc Điệp
Cá Bãi Trầu
Cá Lóc Đen
Cá Dầy
Cá Bống Tượng
Cá Bống Dừa

Cá Bống Mắt Tre
Cá Chạch Khoang
Cá Chạch Xiêm
Cá Chạch Cơm
Cá Nóc


Phụ lục 2: Danh sách các loài cá phân bố ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23

LOÀI
TÊN KHOA HỌC
Notopterus notopterus
Esomus goddardi
Rasbora lateristriata
Hampala dispar
Puntioplites proctozystron
Barbonymus gonionotus
Puntius orphoides
Puntius leiacanthus
Cyclocheilichthys lagleri
Cirrhinus jullieni
Lepidocephalichthys hasselti
Pterygoplichthys disjunctivus
Clarias macrocephalus
Hybrid specimens of Clarias
Mystus albolineatus
Mystus mysticetus
Mystus gulio
Chelon subviridis
Monopterus albus
Parambassis wolffii
Parambassis siamensis
Datnioides polota
Pristolepis fasciata


TÊN TIẾNG VIỆT
Cá Thát Lát
Cá Lòng Tong Bay
Cá Lòng Tong Đá
Cá Ngựa
Cá Dảnh
Cá Mè Vinh
Cá Đỏ Mang
Cá Rằm
Cá Cóc Không Râu
Cá Linh Ống
Cá Heo Hâu
Cá Lau Kiếng
Cá Trê Vàng
Cá Trê Lai
Cá Chốt Giấy
Cá Chốt Sọc
Cá Chốt Trắng
Cá Đối Đất
Lươn
Cá Sơn Bầu
Cá Sơn Xiêm
Cá Hường Vện
Cá Rô Biển

Trà Lồng
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT
Vĩnh Viễn Xà Phiên Long Mỹ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+


+
+
+
+

+
+
+
+

+
+
+
+
+

+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+

+


+

+
+

+
+


24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Oreochromis niloticus
Anabas testudineus
Trichopodus pectoralis
Trichopodus trichopterus

Trichopodus microlepis
Trichopsis vittata
Channa striata
Channa lucius
Oxyeleotris marmorata
Oxyeleotris urophthalmus
Brachyobius doriae
Macrognathus circumcinctus
Macrognathus siamensis
Macrognathus semiocellatus
Tetraodon cochinchinensis

Cá Rô Phi Vằn
Cá Rô Đồng
Cá Sặc Rằn
Cá Sặc Bướm
Cá Sặc Điệp
Cá Bãi Trầu
Cá Lóc Đen
Cá Dầy
Cá Bống Tượng
Cá Bống Dừa
Cá Bống Mắt Tre
Cá Chạch Khoang
Cá Chạch Xiêm
Cá Chạch Cơm
Cá Nóc

+
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+

+

+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Ghi chú: (+): có sự xuất hiện.


Phụ lục 3: Danh sách hình một số loài các phân bố ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

Cá Thát Lát
(Notopterus notopterus)

Cá Ngựa
(Hampala dispar)


Cá Lòng Tong Bay
(Esomus goddardi)

Cá dảnh
(Puntioplites proctozystron)

Cá Lòng Tong Đá
(Rasbora lateristriata)

Cá Mè Vinh
(Barbonymus gonionotus)


Cá Đỏ Mang
(Puntius orphoides)

Cá Linh Ống
(Cirrhius jullieni)

Cá Rằm
(Puntius leiacanthus)

Cá Heo Râu
(Labeo indramontri)

Cá Cóc Không Râu
(Cyclocheilichthys lagleri)

Cá Lau Kiếng
(Pterygoplichthys disjunctivus)



Cá Trê Vàng
(Clarias macrocephalus)

Cá Chốt Sọc
(Mystus mysticetus)

Cá Trê Lai
(Hybrid specimens of Clarias)

Cá Chốt Trắng
(Mystus gulio)

Cá Chốt Giấy
(Mystus albolineatus)

Cá Đối Đất
(Chelon subviridis)


Lươn
(Monopterus albus)

Cá Hường Vện
(Datnioides polota)

Cá Sơn Bầu
(Parambassis wolffii)


Cá Rô Biển
(Pristolepis fasciata)

Cá Sơn Xiêm
(Parambassis siamensis)

Cá Rô Phi vằn
(Oreochromis niloticus)


Cá Rô Đồng
(Anabas testudineus)

Cá Sặc Điệp
(Trichopodus microlepis)

Cá Sặc Rằn
(Trichopodus pectoralis)

Cá Bãi Trầu
(Trichopsis vittata)

Cá Sặc Bướm
(Trichopodus trichopterus)

Cá Lóc Đen
(Channa striata)


Cá dầy

(Channa lucius)

Cá Chạch Khoang
(Macrognathus circumcinctus)

Cá Bống Tượng
(Oxyeleotris marmorata)

Cá Chạch xiêm
(Macrognathus siamensis)

Cá Bống Dừa
(Oxyeleotris urophthalmus)

Cá Chạch Cơm
(Macrognathus semiocellatus)


×