Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn quận bình thủy thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.67 KB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG MỸ KHANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102

8-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG MỸ KHANH
MSSV: 4115200

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN NGÂN

8-2014


LỜI CẢM TẠ
Sau quá trình hơn 3 năm học tập tại Trƣờng Đại học Cần Thơ và sau hơn
3 tháng thu thập số liệu tại quận Bình Thủy nhờ sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế
quận Bình Thủy đã giúp em hoàn thành đề tài “Phân tích thực trạng và hiệu
quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của nông hộ trên địa bàn quận Bình
Thủy thành phố Cần Thơ.
Để hoàn thành đƣợc đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, em nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình từ nhà trƣờng và cơ quan xin số liệu.
Trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Văn Ngân đã tận tình hƣớng dẫn và giúp
em cải thiện những khuyết điểm để bài luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em cũng xin cám ơn các cô chú, anh chị làm việc tại Phòng Kinh tế quận
Bình Thủy đã cung cấp cho em nhiều tài liệu liên quan đến đề tài và hƣớng
dẫn nhiệt tình về cách thu thập số liệu sơ cấp để em hoàn thành nội dung của
đề tài của mình trong thời gian ngắn nhất.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Đặng Mỹ Khanh

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 5 tháng 12 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Đặng Mỹ Khanh

ii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................... 3
1.3.1 Phạm vi không gian ..................................................................................... 3

1.3.2 Phạm vi thời gian. .............................................................................. 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3.4 Phạm vi nội dung ............................................................................... 3
1.3.5 Lƣợc khảo tài liệu .............................................................................. 3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 6
2.1 Cơ sơ lý luận ................................................................................................... 6


2.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng và hiệu quả .............................. 4
2.1.2 Khái niệm và điều kiện sản xuất rau an toàn ..................................... 7
2.1.3 Khái niệm nông hộ........................................................................... 10
2.1.4 Các khái niệm liên quan đến hiệu quả ............................................. 10
2.1.5 Các phƣơng pháp phân tích ............................................................. 12
2.1.6 Mô hình nghiên cứu ......................................................................... 15
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 17

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu........................................................... 17
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................... 18
Chƣơng 3 TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THỦY ................................ 20
3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 20
3.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 20
3.1.2 Địa hình, địa mạo ............................................................................. 20
3.1.3 Khí hậu, thời tiết .............................................................................. 21
3.1.4 Thủy văn .......................................................................................... 21
3.1.5 Tài nguyên ....................................................................................... 21
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 22
3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp.......................................................... 24
Chƣơng 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI QUẬN
BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ. ................................................. 27
4.1 Tình hình sản xuất rau màu trên toàn Quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ

4.1.1 Diện tích sản xuất ............................................................................ 28
4.1.2 Năng suất, sản lƣợng........................................................................ 28
4.1.3 Chủng loại rau màu .......................................................................... 29
4.1.4 Tính mùa vụ trong sản xuất ............................................................. 29
4.2 Thực trạng sản xuất rau an toàn quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ ....... 29


iii


4.2.1 Các thông tin về nông hộ sản xuất rau an toàn ................................ 29
4.2.2 Loại nông sản của nông hộ sản xuất rau an toàn ............................. 35
4.2.3 Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ....................................... 35
4.2.4 Nguyên nhân tham gia sản xuất rau an toàn của nông hộ ............... 36
4.2.5 Hoạt động của các HTX rau an toàn ................................................ 37
4.2.6 Tình hình tiêu thụ rau an toàn của nông hộ ..................................... 39
4.2.7 Phân tích nhận thức về môi trƣờng của nông hộ ............................. 40
Chƣơng 5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................................................... 44
5.1 Phân tích các khoản chi phí của nông hộ ..................................................... 44

5.1.1 Chi phí giống ................................................................................... 45
5.1.2 Chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật ................................................ 46
5.1.3 Chi phí nhiên liệu ............................................................................. 47
5.1.4 Chi phí màng phủ ............................................................................. 47
5.1.5 Chi phí lao động ............................................................................... 47
5.1.6 Chi phí khác ..................................................................................... 48
5.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của nông hộ ............. 48
5.3 Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của nông hộ .......................... 50

Chƣơng 6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CỦA NÔNG HỘ TẠI
QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................... 54
Chƣơng 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 58
7.1 Kết luận ........................................................................................................ 58
7.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 59


7.2.1 Đối với nông hộ ............................................................................... 59
7.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng .................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 60
PHỤ LỤC ................................................................................................ 62

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
___________________________________________________________________

Bảng 2.1 Mô phỏng ma trận SWOT ......................................................... 14
Bảng 2.2 Kỳ vọng của các biến trong mô hình ........................................ 17
Bảng 2.3 Cỡ mẫu quan sát theo địa bàn ................................................... 18
Bảng 4.1: Diện tích sản xuất rau màu các phƣờng từ năm 2011 đến 9
tháng đầu năm 2014 .................................................................................. 26
Bảng 4.2: Diện tích và năng suất sản xuất rau màu quận Bình Thủy ....... 28
Bảng 4.3 Thông tin cơ bản của nông hộ sản xuất rau an toàn tại quận Bình
Thủy .......................................................................................................... 30
Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ ............................... 32
Bảng 4.5 Số lao động gia đình tham gia sản xuất ..................................... 34
Bảng 4.6 Mối quan hệ giữa mức độ quan tâm môi trƣờng và các nông hộ
tham gia HTX rau an toàn ....................................................................... .43
Bảng 5.1 Các khoản mục chi phí sản xuất rau an toàn của nông hộ tại quận
Bình Thủy ................................................................................................. 44
Bảng 5.2 Các chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh tế .................................... 49
Bảng 5.3 Các nhân tố tác động đến lợi nhuận sản xuất rau an toàn của
nông hộ tại quận Bình Thủy ..................................................................... 51
Bảng 6.1 Phân tích ma trận SWOT .......................................................... 55


DANH SÁCH HÌNH
Trang
________________________________________________________________

Hình 3.1 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2013 của quận Bình Thủy .. 24
Hình 4.1 Độ tuổi của nông hộ sản xuất rau an toàn quận Bình Thủy ...... 30
Hình 4.2 Trình độ học vấn của nông hộ ................................................... 31
Hình 4.3 Diện tích sản xuất rau an toàn của nông hộ ............................... 34
Hình 4.4 Nguồn vốn sản xuất của nông hộ .............................................. 34
Hình 4.5 Lý do chọn sản xuất rau an toàn của nông hộ ........................... 37
Hình 4.6 Lý do chọn thƣơng lái để tiêu thụ rau an toàn của nông hộ ...... 39
Hình 4.7 Cách thức liên lạc với ngƣời mua rau an toàn cuẩ nông hộ ...... 40

v


Hình 4.8 Mức độ quan tâm đến môi trƣờng trong sản xuất của nông hộ sản
xuất rau toàn.............................................................................................. 41
Hình 5.1 Tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất trong tổng chi phí bao
gồm LĐGĐ của nông hộ ........................................................................... 45

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTX : Hợp tác xã
KHKT: khoa học kỹ thuật
UBND: Ủy ban nhân dân
BVTV: Bảo vệ thực vật
LĐGĐ: Lao động gia đình
CP: Chi phí


vi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau quả là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn gia đình của
ngƣời dân Việt. Trong rau quả chứa một lƣợng lớn vitamin và các khoáng chất
thiết yếu. Bên cạnh đó Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về khí hậu
và thổ nhƣỡng trong sản xuất các sản phẩm rau, củ, quả phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Chính vì vậy, diện tích sản xuất rau màu của
nƣớc ta tƣơng đối lớn tuy nhiên đối với việc sản xuất rau an toàn vẫn còn rất
hạn chế do gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là chƣa có sự gắn kết tốt giữa sản
xuất và tiêu thụ. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn năm 2012 thì diện tích trồng rau trên cả nƣớc đạt 823.728 ha nhƣng diện
tích sản xuất rau theo hƣớng an toàn chỉ đạt khoảng 16.700 ha (Thanh Giang,
2013).
Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, và là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản
xuất nông nghiệp nhƣ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, nóng
ẩm quanh năm và không có mùa lạnh, đặc biệt là thành phố có một mạng lƣới
sông ngòi khá chằng chịt. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông
sản nói chung hay rau quả nói riêng của thành phố tƣơng đối lớn góp phần đẩy
mạnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện thu nhập
ngày càng cao yêu cầu về chất lƣợng của ngƣời dân cũng tăng lên, chính vì
vậy nhu cầu tiêu thụ rau an toàn hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên, việc tràn lan
của các sản phẩm rau quả không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ
nguồn gốc xuất xứ nhất là các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc đã trở
thành một mối lo ngại lớn không những cho ngƣời tiêu dùng mà còn cả những
hộ nông dân mà nguồn thu nhập chính dựa trên sản xuất rau màu. Do đó việc

quy hoạch và mở rộng các vùng sản xuất rau an toàn sẽ góp một phần giải
quyết thực trạng trên.Vậy nên sản xuất rau an toàn từ lâu đã trở thành vấn đề
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều dự án nghiên cứu đã đƣợc thực
hiện nhƣ năm 2006 UBND thành phố phê duyệt thực hiện dự án “Xây dựng
mô hình rau an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng Cần Thơ, đề tài “Hiệu quả sản
xuất – tiêu thụ và giải pháp phát triển thị trƣờng rau an toàn trên địa bàn Đồng
bằng Sông Cửu Long” của PGS. TS Lƣu Thanh Đức Hải (2010), Bùi Văn
Thời (2008) với đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn
tại Đồng bằng Sông Cửu Long”, Ngô Kim Hoàng (2011) thực hiện đề tài
“Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Cần Thơ”.

1


Hiện nay, trên địa bàn thành phố cũng đã hình thành nên các vùng sản
xuất rau an toàn ở vùng ven và từng bƣớc phát triển nhƣ ở các Quận Cái Răng,
Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt. Trong đó vùng sản xuất rau an toàn ở Quận
Bình Thủy đƣợc xem là mô hình tƣơng đối hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích
thiết thực cho nông hộ. Mặc dù nhận đƣợc sự hỗ trợ về nhiều mặt từ phía
chính quyền địa phƣơng tuy nhiên trong thực tế việc sản xuất của nông hộ vẫn
còn gặp rất nhiều khó khăn mà điển hình là hỗ trợ về kỹ thuật và các yếu tố
đầu vào chƣa cao, đầu ra cho sản phẩm rau an toàn cũng nhƣ giá bán rất bấp
bênh. Hầu hết các sản phẩm sản xuất đƣợc tiêu thụ tại các chợ và giá bán bằng
với giá của các sản phẩm rau thông thƣờng do chƣa xây dựng đƣợc thƣơng
hiệu, điều này làm giảm động lực sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn của
nông hộ. Một trong các giải pháp đã đƣợc đặt ra là hình thành các HTX (Hợp
tác xã) rau an toàn làm trung gian góp phần giải giải quyết khó khăn cho ngƣời
dân. Tuy nhiên phần lớn các HTX rau an toàn hoạt động vẫn còn mang tính
hình thức và chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình. Những nông hộ sản xuất
theo mô hình rau an toàn thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy

việc nghiên cứu thực trạng sản xuất rau an toàn và phân tích hiệu quả kinh tế
trong sản xuất rau an toàn của nông hộ để tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu
quả kinh tế cho nông hộ và góp phần mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn là
điều đáng quan tâm. Từ những lý do trên tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân
tích thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn trên địa
bàn quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất
rau toàn của nông hộ trên địa bàn quận Bình Thủy Thành phố Cần Thơ. Từ đó,
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ và góp phần nhân
rộng mô hình sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sản xuất rau an toàn của nông hộ tại Quận Bình
Thủy.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và các nhân tố tác động đến lợi nhuận trong
sản xuất rau an toàn của nông hộ tại Quận Bình Thủy.
- Đề xuất giải pháp nâng hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của
nông hộ tại Quận Bình Thủy.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn Quận Bình Thủy, Thành phố Cần
Thơ. Cụ thể là phƣờng Long Tuyền và Long Hòa. Vì nơi đây là khu vực có
diện tích trồng rau lớn, có nhiều nông hộ tham gia sản xuất rau an toàn nhất
của Quận Bình Thủy và trụ sở của các HTX sản xuất rau an toàn cũng đƣợc
đặt tại đây.

1.3.2 Phạm vi thời gian
Các số liệu thứ cấp trong đề tài đƣợc lấy từ năm 2005 đến tháng 9 năm
2014 từ các báo cáo của UNND quận Bình Thủy, sách, mạng internet,… Thời
gian của các số liệu sơ cấp trong đề tài là từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tham gia sản xuất rau
an toàn của Quận Bình Thủy. Cụ thể đối tƣợng phỏng vấn là ngƣời trực tiếp
sản xuất rau an toàn chính trong gia đình.
1.3.4 Phạm vi nội dung
Do giới hạn về thời gian và các điều kiện khác nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất rau an toàn của nông hộ, bỏ qua các
khoản chi phí chìm, chi phí cơ hội mà không thể đo lƣờng đƣợc.
Chi phí cơ hội: là thu nhập sẽ nhận đƣợc nếu nguồn lực đầu vào này
đƣợc sử dụng cho các phƣơng án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất (Nguyễn
Phú Son và cộng sự, 2005, trang 43).
Chi phí chìm: là chi phí mà khi đã phát sinh rồi thì sẽ không bao giờ thu
hồi lại đƣợc. Tuy nhiên, có một số trƣờng hợp thì chỉ có một phần giá cả của
những gì chúng ta đã mua trở thành chi phí chìm (Nguyễn Phú Son và cộng
sự, 2005, trang 45).
1.3.5 Lƣợc khảo tài liệu
Ngô Kim Hoàng (2011). “Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn tại thành phố Cần Thơ. Tác giả tiến hành phỏng vấn 70 hộ sản xuất rau an
toàn và 30 ngƣời nhà cung ứng (thu gom) tại 4 quận Bình Thủy, Cái Răng,
Ninh Kiều và Phong Điền. Để đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả. Trong sản xuất, tác giả tập
trung phân tích hiệu quả sản xuất rau an toàn và sử dụng mô hình hồi quy

3



tuyến tính để phân tích các nhân tố tác động đến năng suất; kết quả mô hình
sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận trung bình là 2.718.829
đồng/công; các yếu tố lao động, nhiên liệu và chi phí cho thuốc BVTV là có
ảnh hƣởng đến mô hình. Trong tiêu thụ tác giả tập trung phân tích yếu tố giá
và lợi nhuận, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hƣởng đến
giá, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận kinh tế. Kết quả yếu tố tiếp cận thông tin
thị trƣờng là có ảnh hƣởng đến giá; có 4 yếu tố năng suất, giá, chi phí phân
bón và tiếp cận với các thông tin thị trƣờng có tác động đến lợi nhuận tài
chính, đối với mô hình lợi nhuận kinh tế thì có thêm yếu tố chi phí cho lao
động, yếu tố năng suất có ảnh hƣởng lớn nhất đến lợi nhuận. Từ kết quả phân
tích, nghiên cứu là cơ sở cho các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất rau
an toàn của nông hộ tại thành phố Cần Thơ.
Nguyễn Thị Thúy Kiều (2011) “Đánh giá hiệu quả mô hình rau diếp cá ở
huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Đề tài tập trung
phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau diếp cá ở huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long; từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất rau diếp cá tại địa bàn. Ngoài ra, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê
mô tả, so sánh tƣơng đối, tuyệt đối để mô tả tình hình sản xuất tại địa phƣơng.
40 nông hộ đƣợc chọn để lấy thông tin và kết quả cho thấy mô hình trồng rau
diếp cá của nông hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận bình quân trong 2
vụ sản xuất gần nhất là 2.283.944 đồng/1000 m2 và 5.299.925 đồng/1000 m2.
Mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả kinh tế của nông hộ và các yếu tố chi phí phân, thuốc BVTV, lao
động thuê, lao động gia đình, tƣới tiêu và giá bán là có ảnh hƣởng. Từ những
kết quả phân tích trên kết hợp với ma trận SWOT tác giả đƣa ra giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau diếp cá của nông hộ tại huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Nguyễn Văn Tiễn và Phạm Lê Thông “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Tác giả tiến hành thu thập số
liệu từ 120 nông hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp để đánh giá hiệu quả kinh tế

của mô hình của hai vụ sản xuất gần nhất. Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế
trồng sen của nông hộ khá cao, năng suất trung bình của vụ 1 là 4.183 kg/ha
và vụ 2 là 3.683 kg/ha, mức thu nhập bình quân vụ 1 là 20.540 ngàn đồng/ha
và vụ 2 là 54.088 ngàn đồng/ha. Tỷ số doanh thu trên chi phí của vụ 1 là 3,34
và của vụ 2 là 7,35. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy
các yếu tố có ảnh hƣởng đến năng suất sen của hai vụ là lƣợng giống, phân
đạm, phân lân, phân kali, thuốc bảo vệ thực vật và lao động gia đình. Mức
hiệu quả kỹ thuật đạt đƣợc ở vụ 1 là 86,81% và ở vụ 2 là 85,33%. Mức kém

4


hiệu quả do chƣa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát trong vụ 1 khoảng 1.280
kg/ha và trong vụ 2 khoảng 1.027 kg/ha. Mức hiệu quả kinh tế đạt đƣợc ở vụ 1
là 82,18%, còn ở vụ 2 là 82,99%. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh
tế của nông hộ gồm vốn vay, trình độ học vấn và diện tích gieo trồng sen của
nông hộ. Từ những kết quả trên tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất sen của nông hộ tại tỉnh Đồng Tháp.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm rau trồng và hậu quả
 Ô nhiễm do hóa chất BVTV
Khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại,... thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng
trên bề mặt lá, quả, thân, cây, mặt đất, mặt nƣớc và một lớp lắng gọi là dƣ
lƣợng ban đầu của thuốc.

Tuy chủng loại nhiều, nhƣng do thói quen hoặc sợ rủi ro do ít hiểu biết
về mức độ độc hại của của hóa chất BVTV nên nông dân chỉ dùng một số loại
thuốc quen thuộc có độ độc cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng và một lý do
khác là do các loại hóa chất trên giá rẻ và hiệu quả cao.
Việc quản lý không chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV không
đủ điều điện kinh doanh làm cho các sản phẩm thuốc độc hại tràn lan.
Do hệ số sử dụng đất cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh nên
khó tránh việc sử dụng thuốc thƣờng xuyên.
Thời gian cách ly trƣớc thu hoạch ít đƣợc quan tâm ảnh hƣởng đến sức
khỏe ngƣời tiêu dùng.
 Hàm lƣợng Nitrat (NO3-) quá cao
Sự tích lũy nitrat trong rau từ phân bón hóa học là nguyên nhân làm cho
rau không sạch. Khi vào cơ thể nitrat bị khử trở thành nitrit, ở mức độ cao chất
này sẽ làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hƣởng đến hoạt động của tuyến giáp,
gây đột biến, phát triển các khối u.
 Tồn dƣ kim loại nặng trong sản xuất
Sự lạm dụng hóa chất BVTV cùng với phân bón đã làm cho một lƣợng
N, P, K và hóa chất BVTV bị rửa trôi xuống mƣơng vào ao hồ, sông, thâm
nhập vào mạch nƣớc ngầm, gây ô nhiễm. Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất
trồng còn thẩm thấu, hoặc từ nguồn nƣớc thải thành phố và khu công nghiệp
chuyển trực tiếp qua nƣớc tƣới đƣợc rau xanh hấp thụ.
 Vi sinh vật gây hại trong rau
Việc sử dụng nƣớc phân tƣới cho rau đã trở thành tập quán canh tác của
một số vùng sản xuất rau, nhất là vùng chuyên canh, là một trong những
nguyên nhân làm rau không sạch. Sử dụng rau gia vị ăn sống là hình thức

6


truyền tải trứng giun và các yếu tố gây bệnh đƣờng ruột khác vào cơ thể

ngƣời.
Từ các nguyên nhân và hậu quả trên cho thấy việc sản xuất rau an toàn là
rất cần thiết.
2.1.2 Khái niệm và điều kiện sản xuất rau an toàn
2.1.2.1 Khái niệm về rau an toàn
Rau an toàn là những sản phẩm rau tƣơi bao gồm tất cả các loại rau ăn
củ, thân lá, hoa, trái có chất lƣợng đúng nhƣ đặc tính giống của nó, hàm lƣợng
các hóa chất độc và mức ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dƣới mức tiêu chuẩn
cho phép, bảo đảm an toàn cho ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng, thì đƣợc coi là
rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là “rau an toàn”. Tuy nhiên,
thông tin trên báo đài cũng gọi là rau sạch (Trần Thị Ba, 2008, trang 2).
Theo Quy định quản lý sản xuất và chứng nhận chất lƣợng rau an toàn
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006) thì rau an toàn là những
sản phẩm rau tƣơi (bao gồm tất cả các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt,
các loại nấm thực phẩm,…) đƣợc sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo
quản theo quy trình bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng
và đạt tiêu chuẩn rau an toàn theo quy định.
Rau an toàn (theo quyết định 99/2008/QĐ-BNN) là sản phẩm rau tƣơi
đƣợc sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
cho rau, quả tƣơi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tƣơng
đƣơng VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012) ban hành quy định sản
xuất rau an toàn thì rau an toàn đƣợc định nghĩa là sản phẩm rau tƣơi đƣợc sản
xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm
bảo an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế
rau an toàn đƣợc Sơ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc phù
hợp với các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy
định thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau tƣơi an toàn VietGAP, các
tiêu chuẩn GAP khác và mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo

quy định.
2.1.2.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) quy định về quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau an toàn trong sản xuất nhƣ sau:

7


Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất sản xuất:
 Địa điểm
Không trái với quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng.
Không bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm nhƣ: mùi,
khói, bụi, chất thải, hóa chất độc hại từ các hoạt động giao thông vận tải, công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cƣ, bệnh viện,
khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nghĩa trang.
 Đƣờng dẫn đến địa điểm sản xuất và đƣờng nội đồng đáp ứng việc đi
lại, vận chuyển vật tƣ, sản phẩm và không gây ô nhiễm cho quá trình sản xuất.
 Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dƣ thực vật và nơi chứa thuốc
BVTV, dụng cụ pha, bình bơm đƣợc che nắng mƣa, cách ly với khu vực chứa
sản phẩm, nguồn nƣớc tƣới. Đối với nơi chứa thuốc BVTV phải đƣợc khóa
cẩn thận, không để thuốc BVTV dạng lỏng phía trên thuốc dạng bột.
 Có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc BVTV. Bể hoặc dụng cụ
chứa phải có đáy, mái che, đảm bảo không cho thuốc BVTV còn tồn dƣ phát
tán ra bên ngoài.
 Đất canh tác và giá thể
Hàm lƣợng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vƣợt quá giá trị
quy định.
Trƣờng hợp đất có chứa kim loại nặng vƣợt quá giới hạn tối đa cho phép
thì phải có biện pháp cải tạo đất hoặc lựa chọn loại cây trồng, biện pháp canh
tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức độ ô nhiễm của sản phẩm

trong giới hạn cho phép thì đƣợc chấp nhận đủ điều kiện sản xuất đối với loại
cây trồng đƣợc lấy mẫu phân tích.
 Nƣớc tƣới
Hàm lƣợng các kim loại nặng, vi sinh vật gây hại trong nƣớc tƣới không
vƣợt quá giá trị quy định.
Trƣờng hợp nƣớc có chứa kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vƣợt quá giá
trị tối đa cho phép thì phải có biện pháp cải tạo nƣớc tƣới hoặc lựa chọn loài
cây trồng, biện pháp canh tác phù hợp và phân tích mẫu sản phẩm; nếu mức
độ ô nhiễm của sản phẩm trong giới hạn cho phép thì đƣợc cho nhận đủ điều
kiện sản xuất đối với loại cây trồng đƣợc lấy mẫu phân tích.
Điều kiện trong quá trình sản xuất
 Giống

8


Sử dụng giống có trong danh mục giống giống cây trồng đƣợc phép sản
xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang
có hiệu lực hoặc giống địa phƣơng, giống cây trồng bản địa đã đƣợc sản xuất,
tiêu dùng, không gây độc hại cho ngƣời.
Hạt giống, cây giống, gốc ghép sử dụng có nguồn gốc rõ ràng.
 Phân bón
Sử dụng phân bón có trong danh mục phân bón đƣợc phép sản xuất, kinh
doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành, đang có hiệu lực.
Phân bón sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng.
Không sử dụng trực tiếp phân tƣơi (chất thải của ngƣời và động vật).
Trƣờng hợp sử dụng các loại phân này phải đƣợc xử lý hoai mục và đảm bảo
vệ sinh môi trƣờng.
Các dụng cụ, nơi phối trộn và lƣu giữ phân bón sau khi sử dụng đƣợc vệ

sinh thƣờng xuyên.
 Thuốc BVTV và các hóa chất khác
Sử dụng thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV đƣợc phép sử
dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang
có hiệu lực.
Dụng cụ pha, bình bơm phun thuốc bảo đảm an toàn và đƣợc vệ sinh
thƣờng xuyên.
Phải mua thuốc BVTV từ các cửa hàng đƣợc phép kinh doanh thuốc
BVTV.
Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng nồng
độ và liều lƣợng, đúng lúc, đúng cách.
Thuốc BVTV phải đƣợc giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên
dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ
đầy đủ tên hóa chất, hƣớng dẫn sử dụng nhƣ bao bì, thùng chứa gốc.
Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần đƣợc lƣu trữ riêng
nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
 Chăn thả vật nuôi
Không thả rong vật nuôi trong vùng sản xuất. Nếu chăn nuôi thì phải có
chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm cho khu
vực sản xuất và sản phẩm sau thu hoạch.

9


 Xử lý chất thải
Vỏ bao bì thuốc BVTV đƣợc thu gom thƣờng xuyên, xử lý, tiêu hủy theo
quy định.
Các chất thải khác phải đƣợc thu gom, đƣa ra khỏi khu vực sản xuất
hoặc xử lý thƣờng xuyên, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm ở khu vực sản xuất,
nguồn nƣớc và sản phẩm.

 Thu hoạch
Dụng cụ thu hoạch, bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải phù hợp
với quy định.
Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly theo hƣớng dẫn sử dụng
thuốc BVTV và phân bón.
Sản phẩm sau thu hoạch không đƣợc tiếp xúc trực tiếp với đất.
Phƣơng tiện vận chuyển cần đƣợc làm sạch trƣớc khi vận chuyển sản
phẩm. Không vận chuyển chung với các hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm.
2.1.3 Khái niệm nông hộ
Nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngƣ
nghiệp, bao gồm một nhóm ngƣời có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc
sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các
hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
của các thành viên trong hộ, lấy sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp là hoạt động
chính. Hộ nông dân có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời (Trần Quốc
Khánh, 2005, trang 27).
2.1.4 Các khái niệm liên quan hiệu quả
* Hiệu quả:
Nhà sản xuất kinh doanh thƣờng phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ƣu
tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả
cao nhất. Thuật ngữ đƣợc dùng để chỉ kết quả đạt đƣợc đó gọi là hiệu quả.
Trong đó bao gồm ba yếu tố mà Pauly và Culyer đã rút ra nhận xét: (1) không
sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản xuất để
đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Hiệu quả là một thuật ngữ kinh tế tƣơng đối
và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể (Nguyễn Phú Son và cộng sự,
2005, trang 77).

10



* Hiệu quả sản xuất: Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến
hiệu quả sản xuất thì thƣờng đề cập đến ba nội dung cơ bản đó là hiệu quả
kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (Nguyễn Phú Son và cộng sự,
2005, trang 77, 78). Do giới hạn của đề tài nên chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế.
* Hiệu quả kinh tế: có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự
thay đổi đó có hiệu quả và ngƣợc lại thì sẽ không hiệu quả (Nguyễn Phú Son
và cộng sự, 2005, trang 78). Cụ thể hơn, đó là sự kết hợp các yếu tố sản xuất
nhất định nhƣ đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật sản xuất,… để tạo ra lƣợng sản
phẩm đầu ra lớn nhất; nó phản ánh sự tƣơng quan giữa kết quả đạt đƣợc so với
hao phí lao động, vật chất, tài chính. Tùy theo mục đích đánh giá, có thể đánh
giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau nhƣ năng suất lao động,
hiệu suất sử dụng vốn, hàm lƣợng vật tƣ của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng
vốn bỏ ra, thời gian thu hồi vốn,… Chỉ tiêu tổng hợp thƣờng dùng nhất là
doanh lợi thu đƣợc so với số vốn bỏ ra.
* Hiệu quả tài chính: đƣợc đo lƣờng bằng sự so sánh kết quả sản xuất
kinh doanh với chi phí tiền mặt bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Hiệu quả tài
chính biểu hiện tính hiện hữu vê mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tƣ,
lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra mối quan hệ lợi ích tài
chính thu đƣợc với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích
tài chính càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣợc lại (Trần Hoàng
Nhật Nam, 2010).
* Đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hiệu quả kinh tế
của sản xuất:
- Tổng doanh thu: là số tiền thu đƣợc từ tổng sản lƣợng với giá bán
sản phẩm. Trong đề tài, tổng doanh thu là doanh thu bình quân cho 1 công đất
(1000 m2), đƣợc xác định bằng cách lấy giá bán tại thời điểm bán rau nhân với
số kg thu hoạch đƣợc trên 1 công đất (1000 m2).
TDT = TSL x giá bán
- Tổng chi phí: là tổng chi phí sản xuất bình quân cho 1 công đất trồng;

bao gồm chi phí vật chất (chi phí vật tƣ nông nghiệp và trang bị kỹ thuật), chi
phí lao động (lao động thuê và lao động gia đình) và các khoản chi phí khác.
Trong đề tài, tổng chi phí đƣợc xác định bằng cách lấy trung bình của tổng tất
cả các khoản chi phí sản xuất nhƣ giống, phân, thuốc, lao động,… trên 1 công
đất. Trong đó, chi phí lao động bao gồm cả chi phí thuê lao động và chi phí lao
động gia đình với mức giá bằng 75% giá thuê lao động (Ngô Kim Hoàng,
2011, trang 33). Cụ thể cách tính từng loại chi phí đƣợc thể hiện rõ ở nội dung
của bài. Quy ƣớc TCP 1 là tổng chi phí không có lao động gia đình, TCP 2 là

11


tổng chi phí có lao động gia đình. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy các nông
hộ rất ít sử dụng các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất nên đề tài sẽ bỏ qua
chi phí do hao phí máy móc, thiết bị.
TCP 1 = CP vật chất + CP thuê LĐ + CP khác
TCP 2 = CP vật chất + CP LĐ + CP khác
- Lợi nhuận ròng: là phần còn lại khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi
phí có lao động gia đình.
LNR = TDT – TCP 2
- Thu nhập ròng: là lợi nhuận ròng cộng thêm phần chi phí lao động gia
đình đã bỏ ra.
TNR = LNR + CP LĐGĐ
- Tỷ suất thu nhập: phản ảnh hiệu quả đầu tƣ, nghĩa là khi ngƣời sản
xuất đầu tƣ một đồng chi phí sản xuất sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập
tƣơng ứng. Trong đề tài, tỷ suất thu nhập đƣợc xác định bằng cách lấy thu
nhập ròng chia lại cho tổng chi phí (trừ đi khoản chi phí lao động gia đình).
TS thu nhập = TNR/TCP 1
- Tỷ suất lợi nhuận: có nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu
đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận tƣơng ứng. Trong đề tài, tỷ suất lợi nhuận

đƣợc xác định bằng cách lấy lợi nhuận ròng đã tính đƣợc chia lại cho tổng chi
phí.
TS LN = LNR/TCP 2
- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu: tỷ số này cho biết 1 đồng
doanh thu thu về nông hộ sẽ nhận đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận:
LNR/TDT
- Tỷ số doanh thu trên tổng chi phí: tỷ số này cho biết với mỗi đồng
chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.
TDT/TCP
2.1.5 Các phƣơng pháp phân tích
2.1.5.1 Phương pháp thống kê mô tả
Là phƣơng pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình
bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng
quát đối tƣợng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008, trang 12).

12


2.1.5.2 Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rất rộng rãi, phổ biến trong phân tích
kinh tế. Mục đích là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng của đối
tƣợng nghiên cứu từ đó làm căn cứ để ra quyết định lựa chọn.
Điều kiện để so sánh giữa các chỉ tiêu là phải thống nhất về nội dung
kinh tế, phƣơng pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lƣờng.Các dạng so
sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu
nên sẽ giúp dễ dàng thấy đƣợc sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu
giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
+ So sánh bằng số tƣơng đối: giúp nhà nghiên cứu nắm đƣợc kết cấu,
mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của

các chỉ tiêu.
+ So sánh bằng số bình quân: cho thấy mức độ đạt đƣợc so với bình
quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua số so sánh bình quân
ngƣời phân tích sẽ đánh giá đƣợc tình hình chung, sự biến động và xu hƣớng
biến động về số lƣợng, chất lƣợng trong sản xuất, kinh doanh.
2.1.2.3 Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy đề cập đến việc nghiên cứu sự phụ thuộc của biến phụ
thuộc vào một hay nhiều biến số khác (biến độc lập) nhằm ƣớc lƣợng mức độ
liên hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa trên những giá trị đã biết
hay cố định của biến độc lập.
Mô hình hồi quy đa biến có dạng:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 +…+ βn Xn + u
Trong đó: Y là biến phụ thuộc
Xi (i = 1, 2, …, n): là các biến độc lập
β0: là hệ số tự do
βi (i = 1, 2, …, n): là các tham số ƣớc lƣợng
u: là sai số trong mô hình
2.1.2.4 Phân tích bảng chéo (Crosstabs)
Phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng
lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lƣợng hạn
chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.

13


Mô tả dữ liệu bằng phân tích bảng chéo đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong
nghiên cứu marketing bởi vì:
- Phân tích bảng chéo và kết quả của nó có thể giả thích hiểu một cách
dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.
- Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa

kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.
- Chuỗi phân tích bảng chéo cung cấp những kết luận sâu hơn trong các
trƣờng hợp phức tạp.
- Phân tích bảng chéo có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô.
- Phân tích bảng chéo tiến hành đơn giản (Lƣu Thanh Đức Hải, 2008,
trang 131).
2.1.2.5 Ma trận SWOT
Bảng 2.1 Mô phỏng ma trận SWOT
Yếu tố bên trong
Liệt kê các điểm

SWOT

mạnh (S)

Liệt kê các điểm yếu
(W)

S1:

W1:

S2:

W2:

Yếu tố bên ngoài






Sn:

Wn:

Liệt kê các cơ hội (O)

S1 + O1

W1, W3 + O1

O1:

S2 + On

W 2 + On

O2:







Sn + O2

W n + O2


On:

Phát triển, đầu tƣ

Tận dụng, khắc phục

Liệt kê các đe dọa (T)

S1 + T1

W1 + T1, T4

T1:

S2 + Tn

W2, W3 + Tn

T2:

...





Sn + T2

W n + T2


Tn:

Duy trì, khống chế

Khắc phục, tránh né

(Nguồn: Trần Hoàng Nhật Nam, 2010, trang 21)

14


Phân tích ma trận SWOT là phƣơng pháp phân tích dựa trên các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của đối tƣợng nghiên cứu. Mục đích sử
dụng phƣơng pháp này là để có cái nhìn toàn diện ở nhiều khía cạnh, từ các
vấn đề bên trong và bên ngoài của đối tƣợng nghiên cứu làm cơ sở đề xuất giải
pháp thích hợp và mang tính khoa học.
2.1.6 Mô hình nghiên cứu
Trong sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp thì lợi nhuận là yếu tố
quyết định sự sống còn. Cũng vậy, với nông hộ sản xuất rau an toàn thì thu
đƣợc lợi nhuận cao luôn là mong đợi sau mỗi mùa vụ. Vậy nên, việc phân tích
các yếu tố tác động đến lợi nhuận sản xuất rau an toàn là rất cần thiết và qua
đó cũng góp phần giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực
trạng sản xuất cũng nhƣ hiệu quả kinh tế trong sản xuất rau an toàn của nông
hộ. Từ việc phân tích trên, chúng ta sẽ thấy đƣợc sự biến động, thay đổi của
lợi nhuận là do những yếu tố nào tác động qua đó giúp cho nông hộ sản xuất
rau an toàn có sự điều chỉnh phù hợp để thu đƣợc lợi nhuận cao hơn.
Phƣơng trình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 +…+ βn Xn + u
Trong đó:
Y: là lợi nhuận của nông hộ sản xuất rau an toàn

Xi (i = 1, 2, …, n): là các nhân tố tác động đến lợi nhuận
β0: là hệ số tự do
βi (i = 1, 2, …, n): là các tham số ƣớc lƣợng
u: là sai số trong mô hình
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo của các nghiên cứu trƣớc và
phỏng vấn nông hộ tác giả quyết định chọn ra 10 yếu tố đƣợc đánh giá là có
tác động đến lợi nhuận để xét xem trong điều kiện nghiên cứu của đề tài các
yếu tố này có tác động đúng nhƣ kỳ vọng hay không.
Xã viên: các nông hộ là xã viên của HTX đƣợc ƣu tiên hƣởng nhiều
quyền lợi, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phƣơng, thƣờng xuyên tham gia tập
huấn sản xuất hơn cũng nhƣ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm sản xuất với
các thành viên trong HTX thông qua các buổi họp thƣờng lệ. Chính vì vậy,
theo kỳ vọng các nông hộ là xã viên sẽ có đƣợc lợi nhuận cao hơn.

15


Tập huấn: Khi đƣợc tham gia các buổi tập huấn các nông hộ sẽ có thêm
đƣợc kiến thức, hiểu biết trong sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và
tăng lợi nhuận.
Kinh nghiệm: là yếu tố luôn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất,
các nông hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ có năng suất cao hơn, vì vậy do đó lợi
nhuận thu đƣợc cũng cao hơn. Trong đề tài, biến kinh nghiệm đƣợc đo lƣờng
bằng số năm sản xuất rau của nông hộ, đơn vị tính là năm.
Thông tin MT và SK: những ngƣời nông dân có điều kiện tiếp cận với
các thông tin về bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe sẽ có nhận thức và hiểu biết
nhiều hơn nên họ sẽ có xu hƣớng giảm lƣợng sử dụng phân bón và thuốc
BVTV trong trồng trọt để đảm bảo sức khỏe cho cả ngƣời sản xuất và ngƣời
tiêu dùng, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, do đó chi phí sản xuất sẽ thấp hơn,
kéo theo lợi nhuận sẽ cao hơn.

Giá: là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận vì vậy khi giá cả biến
động sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Giá bán tăng thì lợi nhuận sẽ có xu hƣớng
tăng lên. Trong đề tài, giá bán đƣợc tính là mức giá mà nông hộ bán tính trên
mỗi kg rau tại thời điểm bán rau (bỏ qua các yếu tố lạm phát, biến động giá
của thị trƣờng), đơn vị tính là đồng/kg.
Các khoản chi phí giống, phân, thuốc, màng phủ, lao động: các
khoản chi phí này có sự khác biệt giữa các nông hộ và ảnh hƣởng trực tiếp đến
lợi nhuận, khi chi phí tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ. Các mức
giá đƣợc dùng để tính chi phí là mức giá tại thời điểm mua (thuê) bỏ qua các
yếu tố lạm phát, biến động giá của thị trƣờng. Trong đề tài, chi phí giống là giá
mua cho mỗi gói (kg) hạt giống giống nhân với số lƣợng gói (kg) sử dụng tính
cho 1 công đất (1000 m2), đơn vị tính đồng/công; chi phí phân, thuốc đƣợc xác
định bằng cách lấy tổng số tiền bỏ ra để mua phân, thuốc các loại chia cho
tổng số công đất canh tác, đơn vị tính đồng/công. Chi phí cho màng phủ là số
tiền mua 1 cây màng phủ nhân với số cây sử dụng cho 1 công đất, đơn vị tính
đồng/cây; chi phí lao động là tổng của chi phí thuê lao động và lao động gia
đình (chi phí thuê lao động đƣợc xác định bằng cách nhân giá thuê 1 ngày
công lao động tại địa phƣơng với tổng số ngày làm việc cho các khâu trên 1
công đất). Theo nghiên cứu của Ngô Kim Hoàng (2011, trang 33) thì giá lao
động gia đình đƣợc lấy bằng 75% giá thuê lao động.
Các yếu tố trên đƣợc sử dụng để phân tích sự tác động đến lợi nhuận của
nông hộ sản xuất rau an toàn kỳ vọng đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

16


Bảng 2.2 Kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu
STT

Tên biến


Diễn giải

Kỳ
vọng

1

Xã viên

Nông hộ sản xuất rau an toàn có phải là xã
viên của HTX rau an toàn không? (là 1 nếu là
xã viên, là 0 nếu không phải là xã viên)

2

Tập huấn

Nông hộ có tham gia tập huấn sản xuất rau an
toàn hay không? (là 1 nếu có, là 0 nếu không)

3

Năm sản
xuất

4

Thông tin
MT và SK


Nông hộ có đƣợc tiếp cận với các thông tin về
bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe trong sản xuất
không? (là 1 nếu có, là 0 nếu không có)

+

5

Giá bán

Giá bán của 1 kg rau (đồng/kg)

+

6

CP giống

Chi phí bỏ ra mua giống cho một công đất
(đồng/công)

-

7

CP phân bón

Chi phí bỏ ra để cung cấp chất dinh dƣỡng cho
rau (đồng/công)


-

8

CP thuốc
BVTV

Chi phí thuốc bệnh, thuốc sâu, thuốc dƣỡng
cho rau (đồng/công)

-

9

CP màng
phủ

Chi phí dùng cho màng phủ, đƣợc hao theo
thời gian sử dụng (đồng/công)

-

CP LĐ

Chi phí thuê lao động cho cả quá trình sản
xuất (chuẩn bị đất, trồng, bón phân, phun xịt
thuốc, thu hoạch) (đồng/công)

-


10

Số năm sản xuất rau của nông hộ (năm)

+

+
+

Ghi chú: 1 công = 1000 m2

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình
hình sản xuất nông nghiệp, sản xuất rau màu của Thành phố Cần Thơ và Quận

17


×