Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biogas của người dân thị xã ngã bảy, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ BÍCH LOAN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN
THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

09-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÂN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ BÍCH LOAN
MSSV: 4115207

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN
THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC

9-2014


LỜI CẢM TẠ

Sau khoảng thời gian ba năm rèn luyện trong môi trường đại học, được
sự động viên từ gia đình, sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô và cả những giúp đỡ
của bạn bè trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt từ sự hỗ trợ của thầy cô khoa
Kinh tế - Quản trị kinh doanh em đã học được nhiều kinh nghiệm quý báu cho
bản thân, để hôm nay luận văn chính là thành quả đầu tiên em đạt được trong
thời gian học tập vừa qua.
Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô bộ môn Kinh tế nông nghiệp
và tài nguyên thiên nhiên, cùng cô Ngô Thị Thanh Trúc, đã dành thời gian,
công sức, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài..
Cuối lời em xin kính chúc cô hướng dẫn và quý thầy (cô) khoa Kinh Tế Quản trị kinh doanh –Trường Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe và luôn
thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
Người thực hiên

Võ Thị Bích Loan

i


TRANG CAM KẾT


Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày......tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Bích Loan

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………, Ngày ………tháng……… năm……..
Người nhận xét

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Thanh Trúc
Học vị: Tiến sĩ
Bộ môn: Kinh tế nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Bích Loan
Mã số sinh viên: 4115207
Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp
dụng biogas của người dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, Ngày ….. tháng…. Năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Ngô Thị Thanh Trúc

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ......................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1 1 Khái niệm biogas ...................................................................................... 3
2.1.2 Các loại hầm ủ biogas ............................................................................... 4
2.1.3 Lợi ích của sử dụng biogas ....................................................................... 5
2.1.4 Tình hình sử dụng biogas ở Việt Nam ...................................................... 7
2.1.5 Những khó khăn khi áp dụng biogas ở Việt Nam .................................... 8
2.1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng biogas của nông hộ ........... 10
2.1.7 Hiệu quả tài chính trong chăn nuôi heo .................................................. 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 13
2.2.1 Phương pháp mô tả địa bàn nghiên cứu.................................................. 13
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 13
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG ... 18
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG 18
3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................... 18
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 19
3.2 THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI HEO VÀ SỬ DỤNG BIOGAS Ở THỊ XÃ
NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG. ................................................................... 22
3.2.1 Tình hình chăn nuôi heo ......................................................................... 22
v


3.2.2 Tình hình sử dụng biogas........................................................................ 25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY,
TỈNH HẬU GIANG ....................................................................................... 27
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 27
4.1.1 Thông tin đáp viên .................................................................................. 27
4.1.2 Thông tin nông hộ ................................................................................... 28
4.2 ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI HEO CỦA NÔNG HỘ Ở THỊ XÃ

NGÃ BẢY ....................................................................................................... 31
4.2.1 Thông tin đàn heo ở thị xã Ngã Bảy ....................................................... 31
4.2.2 Hiệu quả tài chính trong chăn nuôi heo thịt của nông hộ ở thị xã
Ngã Bảy ........................................................................................................... 32
4.3 ĐẶC ĐIỂM XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO CỦA NÔNG HỘ
KHÔNG ÁP DỤNG BIOGAS Ở THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU GIANG 36
4.3.1 Cách xử lý chất thải chăn nuôi heo của nông hộ chăn nuôi heo ............. 36
4.3.2 Nhận thức của người dân về tác hại của chất thải chăn nuôi heo ........... 37
4.3.3 Nhận thức của người dân về biogas ........................................................ 39
4.3.4 Lý do người dân ở thị xã Ngã Bảy không áp dụng biogas. .................... 42
4.4 MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN ÁP DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN ....... 44
4.4.1 Đặc điểm hộ không chấp nhận sử dụng biogas ...................................... 44
4.4.2 Đặc điểm hộ chấp nhận sử dụng biogas ................................................. 45
4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP
DỤNG BIOGAS CỦA NGƯỜI DÂN THỊ XÃ NGÃ BẢY, TỈNH HẬU
GIANG............................................................................................................. 47
4.5.1 Mô tả các biến độc lập đưa vào mô hình ................................................ 47
4.5.2 Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng quyết định lắp đặt biogas
của người dân thị xã Ngã Bảy.......................................................................... 48
4.6 GIẢI PHÁP ĐỂ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS Ở THỊ XÃ NGÃ
BẢY, TỈNH HẬU GIANG .............................................................................. 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 53
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 53
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 55
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 57
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 62
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 63

vi



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần khí sinh học .................................................................. 3
Bảng 2.2: Năng suất cây trồng khi bón bằng phân không ủ và bã hầm ủ
biogas ................................................................................................. 6
Bảng 2.3: Bảng phân phối mẫu nghiên cứu .................................................... 13
Bảng 2.4: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình ...................................... 17
Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính thị xã Ngã Bảy ........................................... 19
Bảng 3.2: Tình hình đàn heo thị xã Ngã Bảy năm 2010 – 2013 .................... 23
Bảng 3.3: Tình hình đàn heo ở xã Tân Thành tính đến tháng 8 năm 2014 .... 24
Bảng 3.4: Tình hình đàn heo ở xã Đại Thành tính đến tháng 8 năm 2014 ..... 24
Bảng 4.1: Mô tả thông tin tuổi và trình độ học vấn của đáp viên ................... 27
Bảng 4.2: Mô tả thông tin nông hộ chăn nuôi heo ở thị xã Ngã Bảy
tháng 9 năm 2014 ............................................................................ 28
Bảng 4.3: Chi phí chất đốt hàng tháng của nông hộ thị xã Ngã Bảy ............... 30
Bảng 4.4: Đặc điểm đàn heo ở thị xã Ngã Bảy tháng 9 năm 2014 ................. 32
Bảng 4.5: Chi phí nuôi 1 lứa heo thịt của người dân thị xã Ngã Bảy ............. 33
Bảng 4.6: Chi phí bình quân trên 1 kg heo thịt của nông hộ ở thị xã
Ngã Bảy ........................................................................................... 34
Bảng 4.7: Doanh thu 1 lứa heo của nông hộ ở thị xã Ngã Bảy ...................... 35
Bảng 4.8: Thu nhập từ đàn heo của nông hộ thị xã Ngã Bảy ......................... 36
Bảng 4.9: Nhận thức về tác hại chất thải chăn nuôi heo của người dân thị xã
Ngã Bảy ......................................................................................... 38
Bảng 4.10: Mô tả các biến định tính trong mô hình ....................................... 47
Bảng 4.11: Mô tả các biến định lượng ............................................................ 48
Bảng 4.12: Kết quả mô hình hồi quy logistic ................................................. 49
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp hạn chế và giải pháp nhằm nhân rộng mô hình
biogas ở thị xã Ngã Bảy ............................................................... 51


vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thị xã Ngã Bảy ............................................................ 18
Hình 3.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp thị xã Ngã Bảy năm 2013 .................. 20
Hình 3.3 Giá trị sản xuất công nghiệp thị xã Ngã Bảy năm 2013 .................. 20
Hình 3.4 Tỷ lệ dân số phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn
ở thị xã Ngã Bảy .............................................................................. 21
Hình 3.5 Tỷ lệ đàn heo trong tổng số đàn gia súc thị xã Ngã Bảy năm 2013 . 22
Hình 4.1 Mô tả giới tính đáp viên ................................................................... 27
Hình 4.2 Tỷ lệ hộ dân sử dụng từng loại chất đốt ở thị xã Ngã Bảy ............... 29
Hình 4.3 Tỷ lệ các loại heo được nuôi ở thị xã Ngã Bảy ................................ 31
Hình 4.4 Cách xử lý chất thải chăn nuôi của nông hộ thị xã Ngã Bảy ............ 37
Hình 4.5 Hiểu biết của người dân thị xã Ngã Bảy về biogas .......................... 39
Hình 4.6 Nguồn thông tin biogas ở thị xã Ngã Bảy ........................................ 40
Hình 4.7 Nhận thức của người dân về lợi ích của biogas ................................ 41
Hình 4.8 Lý do không áp dụng biogas của nông hộ ở thị xã Ngã Bảy ............ 42
Hình 4.9 Tỷ lệ nông hộ chấp nhận áp dụng biogas ở thị xã Ngã Bảy ............. 44
Hình 4.10 Đặc điểm hộ không đồng ý áp dụng biogas ở thị xã Ngã Bảy ....... 44
Hình 4.11 Mục đích chấp nhận sử dụng biogas của người dân thị xã
Ngã Bảy .......................................................................................... 45
Hình 4.12 Các mô hình biogas được người dân lựa chọn ............................... 46
Hình 4.13 Các yếu tố người dân cần hỗ trợ khi lắp đặt biogas ....................... 46

viii



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chăn nuôi và chế biến
nông sản tại Việt Nam phát triển rất mạnh. Bên cạnh việc đem lại lợi ích lớn
về kinh tế và giải quyết vấn đề lao động nông thôn thì một số cở sở chăn nuôi
và chế biến cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đồng thời lãng phí
một lượng lớn nguyên liệu tái sinh. Ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi ngày
càng tăng dần do các hộ nuôi tăng đàn, nhưng thiếu hệ thống xử lý chất thải.
Sử dụng công nghệ biogas là một tiến bộ kỹ thuật hết sức cần thiết, vừa mang
nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khí biogas là nguồn năng lượng tái sinh chứa khí metan (CH4) được sinh ra từ
sự phân huỷ kỵ khí hay sự lên men của chất hữu cơ từ chất thải gia súc.
Theo Hồ Thị Hương Lan (2002), công nghệ khí sinh học đã được giới
thiệu và phát triển tại Việt Nam từ những năm 60. Tất cả các loại chính của
mô hình khí sinh học đơn giản và việc sử dụng nó đã được thử nghiệm và phát
triển. Năm 2012 có hơn 25.000 gia đình có kích thước hầm khí sinh học từ 1
đến 50 m³ ở vùng nông thôn của cả nước. Kể từ khi bắt đầu ứng dụng ở Đồng
bằng sông Cửu Long từ những năm 1990, công nghệ khí sinh học (biogas) đã
phát huy được hiệu quả trong việc xử lý chất thải chăn nuôi và chất thải sinh
học, cung cấp nguồn khí gas phục vụ đun nấu và các nhu cầu sử dụng năng
lượng khác. Không những thế, chất thải đầu ra hầm ủ biogas còn có thể sử
dụng như nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt và nuôi thủy sản.
Ở Hậu Giang trong những năm qua, chăn nuôi gia súc khá phát triển với
nuôi nhỏ lẻ gia đình, nuôi gia trại và trang trại. Khi mức độ chăn nuôi tăng
dần, việc xử lý tránh gây ô nhiễm môi trường đang được người chăn nuôi quan
tâm. Chính vì vậy từ hơn 10 năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều
chương trình dự án, khai thác khí sinh học từ chất thải như: chương trình khí
sinh học ngành chăn nuôi, dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp,…
Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang

nói riêng, các khảo sát về ứng dụng thiết bị biogas quy mô nông hộ còn khiêm
tốn. Năm 2003, có một khảo sát hộ dân có hầm biogas ở Hậu Giang và Cần
Thơ về góc độ kinh tế - xã hội. Một cuộc điều tra nhằm tìm hiểu thị trường
thiết bị biogas về nhu cầu sử dụng thiết bị, loại thiết bị dự định đầu tư và các
cách nhằm phổ biến công nghệ biogas ở 4 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang. Trong
khuôn khổ dự án VIE020 - bèo lục bình đã thực hiện một khảo sát về khả năng
chấp nhận của người dân đối với mô hình hầm ủ EQ trong đó có Hậu Giang.
Do đó, để triển khai rộng rãi mô hình biogas ở Hậu Giang, góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi, rất cần những nghiên
cứu đánh giá về khả năng ứng dụng của thiết bị ủ biogas và yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chấp nhận sử dụng biogas của người dân. Chính vì vậy mà em
chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng
biogas của người dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm hiểu thực
1


trạng và nhu cầu của người dân chăn nuôi heo đang và sẽ hướng tới ứng dụng
biogas vào chăn nuôi trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đề ra
các giải pháp nhằm nhân rộng mô hình biogas trên toàn địa bàn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định áp dụng biogas trong chăn nuôi của người dân trên địa bàn thị xã Ngã
Bảy, tỉnh Hậu Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao tỷ lệ hộ dân sử
dụng biogas ở địa phương này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích đặc điểm chăn nuôi heo cũng như thực trạng xử lý chất thải
trong chăn nuôi heo của hộ dân không áp dụng biogas ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh
Hậu Giang
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng

biogas của người dân tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
Đề xuất các giải pháp để nhân rộng mô hình biogas trên địa bàn thị xã
Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở xã Đại Thành và xã Tân Thành thuộc thị xã Ngã
Bảy, Tỉnh Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm 2014
đến tháng 12 năm 2014.
Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 9 năm
2014.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp đồng thời cũng là thời gian tiến hành
phỏng vấn được thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông hộ có hoạt động chăn nuôi heo
và không áp dụng biogas ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 1 Khái niệm biogas
2.1.1.1 Khái niệm
Theo Karthik Rajendran và cộng sự (2012), biogas (khí sinh học) là sản
phẩm trao đổi chất của quá trình phân giải yếm khí, là một hỗn hợp khí metan
và carbon dioxide với số lượng nhỏ các khí khác như hydro sunfua. Các chất
khí metan, hydro và carbon dioxide có thể được đốt cháy hoặc bị oxy hóa với

oxy và giải phóng năng lượng kết quả cho phép khí sinh học được sử dụng
làm nhiên liệu.
2.1.1.2 Khí sinh học được sinh ra từ đâu?
Trong điều kiện tự nhiên, khí sinh học được sinh ra ở những nơi nước
sâu, tù đọng thiếu oxy như các đầm (khí đầm lầy), dưới đáy ao, hồ, giếng,
ruộng lúa ngập nước, bãi rác (khí bãi rác) hoặc trong bộ máy tiêu hóa của
động vật (khí ruột).
Khí sinh học còn được tạo ra ở các mỏ than đá (khí mỏ), dầu mỏ (khí
đồng hành) và khí thiên nhiên do các quá trình biến đổi địa hóa xảy ra hàng
triệu năm.
Trong điều kiện nhân tạo, khí sinh học được sinh ra trong các thiết bị khí
sinh học nhờ công nghệ lên men yếm khí.
2.1.2.3 Thành phần của biogas
Theo Hoàng Kim Giao (2011), Khí sinh học là một hỗn hợp của nhiều
chất khí. Thành phần khí sinh học tùy thuộc vào loại nguyên liệu tham gia vào
quá trình phân giải và các điều kiện trong quá trình đó như nhiêt độ, độ pH,
chất lượng nước… nó cũng tùy thuộc cả vào các giai đoạn phân giải. Bảng 2.1
cho ta thấy thành phần của khí sinh học – biogas:
Bảng 2.1 Thành phần của khí sinh học
Loại khí

Mol
(%)

Loại khí

Mol
(%)

Metan - CH4


45-65

Hidro - H2

00-03

Cacbonic - CO2

25-45

Oxy - O2

00-03

Nước - H2O

00-03

Hidro sunfua - H2S

00-03

Nguồn: Loic Rakotojaon, 2013

Khí metan: Trong khí sinh học, metan là thành phần chủ yếu, chiếm tỷ lệ
cao nhất. Nó cũng là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên (thường chiếm
trên 90%). Metan không màu, không mùi, nhẹ bằng nửa không khí, ít hòa tan
trong nước nó hóa lỏng ở nhiệt độ -151,5 0C trong điều kiện áp suất khí quyển.


3


Do vậy, việc hóa lỏng metan rất tốn năng lượng và người ta thường không hóa
lỏng nó cũng như không hóa lỏng khí sinh học và khí thiên nhiên.
Khí cacbonic: Thành phần chủ yếu thứ hai của khí sinh học là cacbonic
(CO2). Khí này không màu, không mùi, không cháy được, không duy trì sự
sống, nặng gấp 1,5 lần không khí. Tỷ lệ cacbonic cao sẽ làm giảm chất lượng
khí sinh học.
Khí hidro sunfua: Tong thành phần của khí sinh học có khí hidro sunfua
(H2S) là khí không màu, có mùi hôi như mùi trứng thối, khiến cho khí sinh
học cũng có mùi hôi, giúp ta dễ nhận biết được khí sinh học nhờ khứu giác.
Nồng độ H2S trong khí sinh học sản xuất từ chất thải người và gia cầm cao
hơn các nguyên liệu khác nên rất khó chiu. Tuy nhiên, H2S cũng là khí cháy
được nên khi đốt khí sinh học sẽ hết mùi hôi.
2.1.2 Các loại hầm ủ biogas
Theo Bùi Xuân An (2010), công nghệ biogas phát triển ở Việt Nam có
những loại hầm ủ sau:
2.1.2.1 Hầm biogas nắp cố định hình vòm hay phẳng
Đây là loại hầm thông dụng và được nghiên cứu rộng rãi từ Trung Quốc
năm 1936, sau đó ở nhiều nơi khác cho tới nay. Được xây lắp từ gạch và xi
măng, hầm có cấu trúc vững và độ bền cao, biogas sinh ra có áp xuất cao. Tuy
nhiên nhược điểm chủ yếu là cần phải có kỹ thuật viên có tay nghề cao để xây
dựng và bảo trì. Giá thành khá cao (5-10 triệu đồng/hầm) cũng là một giới hạn
của công nghệ này.
Trong những năm vừa qua, công nghệ loại này phát triển chủ yếu là loại
hầm xây gạch nắp vòm hay bán cầu. Thể tích hầm thường biến động từ 5 đến
30 m3. Do có chương trình phát triển được nước ngoài tài trợ (1-1,5 triệu/hầm)
nên đang được phát triển trên nhiều tỉnh phía Nam. Tuy vậy, nhiều cơ sở thiết
kế xây lắp còn chưa được tập huấn, chủ yếu do kinh nghiệm làm lâu năm. Số

hầm xây có tỷ lệ sử dụng còn khá thấp do chưa có chính sách hậu mãi tốt và
mạng lưới công nhân kỹ thuật sửa chữa chưa đều khắp. Chủ yếu hầm xây phục
vụ cho các chăn nuôi gia đình hay trại chăn nuôi nhỏ và vừa. Một số doanh
nghiệp đã hình thành để cung cấp dịch vụ xây loại hầm ủ này.
2.1.2.2 Hầm biogas nắp nổi
Xuất xứ từ Ấn độ năm 1956 do Jashu Bhai J Patel phát triển, sau đó cải
tiến thành mẫu KVIC. Có cấu trúc gọn, chiếm ít diện tích xây dựng nhưng do
giá thành cao hơn hẳn các loại hầm khác nên số lượng lắp đặt khá khiêm tốn.
Ngoài ra, chất lượng của nắp nổi cũng là một vấn đề cần quan tâm. Loại hầm
này được một số cơ sở thiết kế và xây dựng nhưng với số lượng ít.
2.1.2.3 Túi biogas bằng nhựa dẻo Polyethylene
Vấn đề quan trọng nhất trong các chương trình biogas ở các nước đang
phát triển chính là giá thành của hầm ủ. Trước đây giá một hầm ủ xây bằng xi
măng cho một gia đình biến động trong vòng 3-10 triệu. Giá này là một trở
ngại cho hầu hết các tiểu nông. Với chi phí chỉ bằng 1/4-1/5 giá hầm xây, túi ủ
4


bằng polyethylene trở nên rất hấp dẫn cho người sử dụng ở Việt nam. Một
điểm hết sức thú vị là túi ủ có thể lắp nổi trên mặt nước, rất thích hợp cho
những vùng ngập nước, vùng có mùa nước nổi như các tỉnh ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
2.1.2.4 Hầm ủ ống nằm ngang bằng bê tông và bằng composite
Nhằm đa dạng hoá các sản phẩm hầm biogas, gần đây, Trường Đại học
Nông Lâm, Đại học Bách Khoa và một số đơn vị khác đã thử nghiệm loại hầm
biogas ống nằm ngang bằng bê tông và bằng vật liệu composite.
Hầm bằng composite có ưu điểm: Độ bền cao, giá thành vừa phải, kỹ
thuật lắp đặt đơn giản, vận hành thuận tiện, ít phải bảo trì, sửa chữa, có thể
chuyển đổi vị trí hầm ủ. Loại hầm này cũng đã phát triển tốt ở một số tỉnh như
Bến Tre, Long An, Tiền Giang. Tuy nhiên, cần có một số nghiên cứu phát

triển để các công nghệ này có thể ứng dụng rộng rãi trong điều kiện của các cơ
sở sản xuất trong các vùng khác nhau. Sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu
và các doanh nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển này.
2.1.2.5 Hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE hoặc FPP
Đa số các công nghệ biogas vừa nêu trên đây chủ yếu thích hợp cho các
cơ sở sản xuất nhỏ và vừa với số lượng chất thải ít. Ngày nay, chăn nuôi tập
trung, công nghệ chế biến nông súc hải sản tập trung đang có xu hướng phát
triển mạnh, nhất là quanh khu vực kinh tế trọng điểm. Nhiều cơ sở chăn nuôi
lớn, các nhà máy chế biến nông sản, súc sản, hải sản quanh thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phụ cận đã sử dụng các lọai nhựa dẻo như HDPE, FPP resins
làm tấm bạt phủ trên hố chứa phân và nước thải (còn gọi là công nghệ
CIGAR- Covered In-Ground Anaerobic Reactor) để thu biogas và giảm ô
nhiễm môi trường. Kết quả cho thấy có rất nhiều triển vọng đặc biệt cho các
trang trại với số đầu gia súc lớn (hàng ngàn con), các nhà máy chế biến có
lượng nước thải hàng ngàn khối.
Các lọai nhựa này có tuổi thọ và độ bền cao (10-15 năm), mặc dù đầu tư
tốn kém, nhưng giá thành tính trên đơn vị thể tích hố ga thì lại rất rẻ. Có một
số số liệu về tính năng của các chất liệu này ở một số nước trên thế giới. Cần
có nhiều nghiên cứu sâu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về khả năng ứng dụng
các chất liệu mới này làm hố ủ biogas trong điều kiện Việt Nam như tuổi thọ,
giá thành, hiệu xuất sinh ra.
2.1.3 Lợi ích của sử dụng biogas
Việc áp dụng công nghệ biogas có thể giải quyết nhiều vấn đề. Trong
tương lai công nghệ khí sinh học sẽ thay thế nhiên liệu vận chuyển, nhiên liệu
sinh học, điện công nghiệp và mức độ sinh nhiệt … khí sinh học có thể mang
lại sự cải thiện về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.
2.1.3.1 Lợi ích về kinh tế
Theo Gauri P. Minde và cộng sự (2013), từ 1 kg bùn sinh học sau khi
phân giải có thể sản sinh ra lên đến 0,5 kg nitơ so với phân tươi. Xem xét giá
trị kinh tế của bùn sinh học làm phân đầu tư quá trình có thể đạt được trong 35



4 năm. Đó là ước tính rằng việc sử dụng bùn sinh học hàng năm tiết kiệm
được 39 kg Nitơ, 19 kg lân và 39 kg kali mỗi hộ gia đình. Không những thế
mà việc tận dụng bã của hầm ủ biogas làm phân bón còn góp phần tăng năng
suất cây trồng, sau đây là kết quả thực nghiệm so sánh năng suất của 4 loại cây
trồng khi bón bằng phân không ủ và bã của hầm biogas:
Bảng 2.2 Năng suất cây trồng khi bón bằng phân không ủ và bã hầm ủ biogas
Đơn vị tính: phần trăm (%)
Loại cây

Ngô

Lúa nước

Bông

Lúa mì

Phân không ủ

100,0

100,0

100,0

100,0

Bã hầm biogas


128,0

110,0

124,7

112,5

Nguồn: Nguyễn Duy Thiện, 2005

Kết quả bảng trên chỉ ra rằng khi sử dụng bã hầm ủ biogas bón cho cây
trồng, năng suất sẽ tăng lên ít nhất là 10% (đối với cây lúa nước) và có thể
cao hơn 24,7% (đối với cây lúa mì). Rõ ràng việc tận dụng phế phẩm của hầm
ủ biogas không chỉ tiết kiệm chi phí mua phân thuốc hóa học mà còn tăng
năng suất không nhỏ cho cây trồng của nông dân.
Ngoài ra, biogas sử dụng có thể giải quyết vấn đề suy thoái đất ở khu vực
bã hầm ủ đã được sử dụng làm nhiên liệu đốt và có ý nghĩa kinh tế khi các hộ
mua ít phân bón nhân tạo mà mang lại doanh thu các hộ gia đình.
2.1.3.2 Lợi ích cho xã hội
Biogas là một nhiên liệu không khói do đó là một giải pháp thay thế
tuyệt vời cho dầu hỏa, rơm, trấu và củi được sử dụng làm nhiên liệu ở hầu hết
các nước đang phát triển. Ngay cả khi khí sinh học gia đình được coi là hiệu
quả nhất về các mục tiêu đạt được, chương trình khí sinh học cộng đồng đã
được cho là có những tiến bộ đáng kể (Gauri P. Minde và cộng sự, 2013).
Lợi ích kinh tế - xã hội có thể được được liệt kê như :(i) Chiếu sáng và
cung cấp nguồn năng lượng trong sinh hoạt; (ii) Cung cấp cho tất cả các hộ gia
đình nhiên liệu nấu ăn (biogas); (iii) Tạo việc làm và mang lại thu nhập; (iv)
Nâng cao năng lực và (v) Giảm vất vả cho phụ nữ và trẻ em (Theo Sanjeevani
Munasinghe (2010), khí sinh học cung cấp đến 75% nhu cầu năng lượng để

nấu ăn trong các hộ gia đình . Các phụ nữ và trẻ em gái tiết kiệm trung bình 2
– 2,5 giờ mỗi ngày khi nấu ăn bằng gas. Hầu hết các phụ nữ (79%) sử dụng
thời gian này đối với một số hoạt động tạo thu nhập mà họ kiếm được tương
đương với 24% thu nhập hàng tháng của họ).
2.1.3.3 Lợi ích cho môi trường
Gauri P. Minde và cộng sự (2013) cũng cho rằng, không chỉ biến đổi khí
hậu mà khí sinh học còn có tiềm năng để chống lại các vấn đề môi trường như
hiện tượng phú dưỡng, axit hóa và ô nhiễm không khí. Gián tiếp hạn chế ô
nhiễm môi trường do bị ảnh hưởng bởi amoniac, nitrat và nitrit được tạo ra từ
khí thải phát sinh do ủ chất thải và phân bón góp phần vào hiện tượng phú
6


dưỡng và quá trình axit hóa. Đối với nấu ăn, hiệu quả của quá trình đốt cháy
trong trường hợp bếp khí sinh học nhiều hơn so với bếp lò nhiên liệu truyền
thống (bếp dầu hỏa) và bếp khí sinh học sẽ phát thải khí nhà kính thấp nhất.
Theo nghiên cứu của Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt
Nam cho thấy: bụi giảm từ 4 - 25 lần, khí cacbonoxit giảm từ 2 – 7 lần, khí
hidro sunfua thấp hơn khoảng 4 lần so với nhiên liệu thông thường.
Một số lợi ích môi trường được liệt kê như sau: (i) CO2 giảm thông qua
thay thế nhiên liệu hóa thạch; (ii) Cải tạo đất thông qua lâm nghiệp (phát triển
tạo sinh khối rừng); (iii) Cộng đồng và trang trại đất; (iv) Bảo tồn sinh khối để
giảm áp lực lên cây và rừng.
2.1.4 Tình hình sử dụng biogas ở Việt Nam
Mô hình lên men yếm khí quy mô nhỏ (được biết với tên hầm ủ khí sinh
học) đã được ứng dụng hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi cũng như
cung cấp nguồn nhiên liệu phục vụ nhu cầu nấu ăn và thắp sáng cho các hộ
chăn nuôi nhỏ ở Việt Nam. Mặc dù đã hiện diện gần 30 năm, nhưng số lượng
hầm ủ khí sinh học vẫn còn hạn chế (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2011). Thật vậy,
đến năm 2012 chỉ có 0,3% trong số 17.000 các trang trại lớn đã sử dụng khí

sinh học. Chiến lược quốc gia của Chính phủ về cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường đặt mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có khoảng 45% trang trại sử
dụng hệ thống quản lý chất thải, đặc biệt là bể biogas để xử lý và quản lý chất
thải. Tương tự như vậy, một lượng lớn rác thải đô thị và rác thải chế biến nông
sản, chẳng hạn như đường và sắn, cũng chưa được sử dụng đúng mức và cả
hai loại chất thải này đều gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường và
lãng phí tài nguyên. Các công ty cũng đang chịu áp lực mạnh mẽ từ cả phía
chính phủ trung ương và địa phương trong việc phải có hệ thống xử lý chất
thải thích hợp. Do đó, nhu cầu và động lực để sử dụng và sản xuất biogas ở
Việt Nam thực sự lớn.
Trong khi nhận thức về sự cần thiết cũng như lợi ích của các hệ thống
biogas đã tăng lên một cách đáng kể, thì cho đến nay rào cản lớn nhất cho việc
đầu tư vào hệ thống biogas vẫn là sự thiếu thốn về mặt tài chính và khả năng
thương mại thấp trong tương lai gần. Vì vậy, một số cơ chế tài chính đang
được chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ chuẩn bị.
Có hai xu hướng chính sản xuất ứng dụng biogas tại Việt Nam: (i) sử
dụng biogas phục vụ đun nấu và phát điện cho chiếu sáng ở quy mô hộ gia
đình và (ii) sử dụng biogas cho phát điện và làm nhiên liệu, sưởi ở một quy
mô lớn hơn (quy mô công nghiệp).
Ở quy mô hộ gia đình, năm 2012 có khoảng 500.000 hầm phân hủy
biogas. Tuy nhiên hầu hết các hầm này đều có quy mô nhỏ (dưới 10m3) được
xây dựng bởi các hộ gia đình. Riêng chương trình Khí sinh học cho ngành
chăn nuôi Việt Nam, do chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011 đã xây
được 15.678 hầm quy mô nhỏ. Mặc dù không có con số chính thức, nhưng
người ta ước tính rằng có chưa đến 100 hầm biogas thương mại, với dung tích
khoàng 100 – 200m3, trong số đó hầu hết đều được khai thác bởi các trang trại
nuôi lợn. Hiện nay có khoảng 17.000 trang trại lợn (với hơn 500 con lợn mỗi
7



trang trại), và dưới 0,3% trong số đó có hầm biogas. Do việc thi hành luật vệ
sinh môi trường nghiêm ngặt hơn, nhiều trang trại trong số này sẽ cần đến các
hầm phân hủy biogas tại chỗ trong tương lai.
Xét về mặt công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định.
Đối với các hầm ủ trung bình và lớn hơn, phổ biến nhất là các hồ kỵ khí phủ
bạt có thể tích nằm trong khoảng 300 – 190.000 m3. Các hồ phủ bạt kỵ khí này
thường được sử dụng bởi các trang trại lớn, các nhà máy công nghiệp hoặc các
khu chứa rác thải đô thị.
2.1.5 Những khó khăn khi áp dụng biogas ở Việt Nam
Tuy công nghệ biogas không còn mới mẻ quá với người dân Việt Nam,
nhưng thực tế cho thấy sự gia tăng về số lượng hầm ủ biogas trong những năm
gần đây là dựa vào các dự án khí sinh học trong nước và hỗ trợ giữa các quốc
gia và chỉ trong quy mô nhỏ, mở rộng về nông dân. Một số nguyên nhân được
đưa ra sau đây là rào cản làm chậm sự phát triển công nghệ biogas ở Việt
Nam:
2.1.5.1 Năng lực kỹ thuật
Thiếu khả năng kỹ thuật và lao động có tay nghề cao về xây dựng hầm
biogas, vận hành và bảo dưỡng công trình. Hầu hết thợ xây khí sinh học là thợ
xây tự do những người có trình độ học vấn thấp, nhưng họ có một đào tạo
ngắn từ các dự án khí sinh học hoặc chỉ học bằng cách bắt chước. Vì vậy, họ
bị giới hạn về việc thu thập kiến thức về quá trình xây dựng,.. Đặc biệt có rất
ít dịch vụ sau xây dựng vào ngành khí sinh học.
Chất lượng và nguyên liệu nạp vào hầm ủ không đáp ứng đủ, mà chủ
yếu là phân lợn. Trong thực tế, hơn 90% hộ gia đình sử dụng biogas chỉ áp
dụng phân lợn làm nguyên liệu chính cho các hầm ủ khí sinh học của họ.
Nguyên liệu duy nhất này sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong trường hợp nông dân
giảm hoặc ngưng chăn nuôi lợn vì một số lý do (như lợn bệnh hoặc thị trường
lợn thấp). Trong những tổ chức, đầu tư vào hầm ủ khí sinh học dường như
lãng phí tiền bạc của họ và nông dân không muốn chấp nhận rủi ro.
Thiếu các doanh nghiệp thương mại cung cấp thiết bị khí sinh học và phụ

tùng. Tại thời điểm gần đây có những quy định không hiệu quả để thiết lập và
vận hành doanh nghiệp khí sinh học trên cung cấp kỹ thuật, thiết bị cung cấp,
nghiên cứu và phát triển khí sinh học,… (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2011)
2.1.5.2 Khía cạnh xã hội
Thiếu nhận thức về công nghệ khí sinh cũng như những lợi ích thu được
từ một mô hình khí sinh học. Cho đến nay, sự phát triển khí sinh học chủ yếu
dựa vào các dự án hỗ trợ biogas. Không có thực tế đáng kể từ nhà nước để
thúc đẩy lĩnh vực khí sinh học. Song song đó, có nhận thức không đầy đủ về
điều kiện vệ sinh, đặc biệt là về chất lượng nước và quản lý chất thải.
Thái độ khó chịu của người dân về xử lý chất thải chăn nuôi bằng khí
sinh học và áp dụng nước thải làm phân bón. Ở miền nam Việt Nam, do thói
quen chung của việc áp dụng phân bón vô cơ cho cây trồng nông nghiệp,
8


không có nhiều nông dân sẵn sàng sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là sản
phẩm từ một hầm ủ khí sinh học cho các hoạt động canh tác của họ.
Các dự án hỗ trợ khí sinh học không liên quan đến tất cả các thành viên
của gia đình và điều này gây ra sự bất đồng về việc xây dựng một nhà máy khí
sinh học. Để giúp nông dân tiếp cận các công nghệ khí sinh học, hầu hết các
dự án hỗ trợ thông tin khí sinh học biogas giới thiệu hoặc thông qua tổ chức
đại diện như Hội Phụ nữ, Hội nông dân,… Sau đó, chỉ có một thành viên trong
gia đình biết những lợi thế của công nghệ khí sinh học, trong khi các thành
viên khác thì không (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2011)
2.1.5.3 Khía cạnh tài chính
Hạn chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước về lĩnh vực khí sinh học.
công nghệ khí sinh học không chỉ cung cấp điện tại các khu vực nông thôn mà
còn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa tích hợp ngành khí
sinh học như một yếu tố vào khuôn khổ của điện khí hóa nông thôn và cung
cấp nước sạch nông thôn ủng hộ chương trình.

Khó khăn để tiếp cận các nguồn tài chính do thủ tục hành chính phức
tạp. Nhu cầu xây dựng nhà máy khí sinh học chủ yếu là từ nông dân nghèo
không có tài sản hoặc bất động sản. Để nhận được các khoản vay ngân hàng,
người vay cần xuất trình chứng minh của họ về tài sản hoặc bất động sản để
đảm bảo cho khoản vay của họ, nhưng thực sự họ không thể làm điều đó
(Nguyễn Võ Châu Ngân, 2011).
Một số hộ nghèo khác sẽ không đầu tư vào hầm ủ vì không đủ kinh phí,
vì vậy họ chấp nhận với cách xử lý chất thải chăn nuôi hiện tại, dẫu rằng nhiều
người trong số họ biết nó sẽ gây ô nhiễm môi trường mà họ là người bị tác
động trực tiếp. Theo Karthik Rajendran, et all (2012), mặc dù có lợi thế khác
nhau của hầm khí sinh học của hộ gia đình, tuy nhiên phân giải kỵ khí là một
quá trình chậm, và nó đòi hỏi một thời gian ủ dài (> 30 ngày). Điều này làm
tăng khối lượng và chi phí của bể càng làm tăng chi phí lắp đặt, đó lại là 1 khó
khăn của hộ nghèo.
2.1.5.4. Tổ chức giáo dục và chính sách
Thiếu sự hỗ trợ của nhà nước và địa phương để thúc đẩy công nghệ khí
sinh học phát triển. Gần đây, pháp luật cũng cung cấp hỗ trợ và khuyến khích
năng lượng tái tạo nói chung, và cho khí sinh học, nhưng các biện pháp thực
hiện chi tiết vẫn còn thiếu. Như B. Amigun, et al (2012) nhận định: “ Việc áp
dụng công nghệ khí sinh học có thể bị hạn chế bởi những lý do như: (i)
Người dân sử dụng biogas nhưng thiếu kinh nghiệm và chuyên gia tư vấn. (ii)
Thiếu thông tin đáng tin cậy về những lợi ích tiềm năng của công nghệ. (iii)
Thiếu tài liệu tham khảo, nghiên cứu…” điều này cũng không tránh khỏi ở
Việt Nam.
Không có chính sách đầu tư hiệu quả để thu hút đầu tư tư nhân phát triển
dự án khí sinh học. Thậm chí phát triển trong khoảng ba thập kỷ qua, các dự
án khí sinh học đã không nhận được đủ sự chú ý và không thu hút được các
nhà đầu tư tư nhân. Bằng cách lắp đặt của các nhà máy khí sinh học ở các
9



vùng nông thôn và ngoại thành, các nhà đầu tư phải đối mặt với lợi nhuận thấp
trong khi chi phí đầu tư cao hơn so với lợi nhuận thu được nhiều lần. Tuy
nhiên, nông dân không có điều kiện tốt để có được các khoản vay từ ngân
hàng để xây dựng nhà máy khí sinh học quy mô nhỏ.
Thiếu chiến lược dài hạn để theo dõi các dự án hỗ trợ biogas. Có rất
nhiều dự án khí sinh học trong nước và hỗ trợ trong các nước bạn thực hiện
trong nước mà chính quyền địa phương không đủ tương tác với các dự án để
dự án không được ghi nhận một cách hệ thống (ví dụ như không có hồ sơ tập
trung về dự án khí sinh học như tên đối tượng thụ hưởng, số lượng cài đặt nhà
máy khí sinh học,…). Thiếu các biện pháp xử phạt vi phạm về xử lý chất thải
chăn nuôi trước khi thải vào nguồn nước mở. Trong thực tế các quy định của
Việt Nam về chất thải và phí nước thải, không có quy định về tiêu chuẩn được
giao cho chất thải chăn nuôi và nước thải thải. Đây là lý do chính tại sao nông
dân chỉ đơn giản là xả chất thải chăn nuôi và nước thải trực tiếp vào nguồn
nước mở mà không cần bất kỳ điều trị.
2.1.6 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng biogas của nông hộ

Một số nghiên cứu về biogas ở những địa bàn khác nhau cho thấy các
nhân tố chính sau đây sẽ có tính quyết định đến việc chấp nhận sử dụng
biogas của hộ gia đình:
Tuổi chủ hộ: Độ tuổi của chủ hộ ảnh hưởng như người ta tin rằng với
tuổi tác cao, nông dân tích lũy vốn kinh nghiệm hơn và, do đó, cho thấy một
khả năng lớn hơn đầu tư vào đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là
hộ gia đình trẻ đứng đầu là linh hoạt hơn và do đó có khả năng áp dụng công
nghệ mới. Dấu hiệu dự kiến hệ số về độ tuổi là không xác định, có thể tích cực
hoặc tiêu cực (Uaiene, R.N, 2008).
Trình độ giáo dục của chủ hộ: biến được dự kiến sẽ có một ảnh hưởng
tích cực trong các quyết định về sử dụng năng lượng khí sinh học. Trình độ
của chủ hộ gia đình cao dự đoán sẽ ít bảo thủ hơn, khả năng tiếp xúc với các

nguồn thông tin và do đó nhiều thông tin hơn, hiểu biết và môi trường cảnh
báo về những tác động tiêu cực của nhiên liệu hóa thạch đối với môi trường.
Họ nên chấp nhận các nguồn năng lượng sạch như khí sinh học với lý do nó
hơn thân thiện môi trường hơn, dễ dàng sử dụng hơn so với chủ hộ có trình độ
thấp (Walekhwa, P. N, 2010).
Số thành viên trong gia đình: Walekhwa, P. N (2010) dự kiến kích
thước của hộ gia đình sẽ ảnh hưởng đến quyết định áp dụng một cách tích cực
hay tiêu cực. Một gia đình lớn thường có một số lượng lớn các thành viên làm
việc và lao động do đó có nhân lực để vận hành khí sinh học và bảo dưỡng
định kỳ. Do đó gia đình lớn, những thứ khác là không đổi, xác suất của việc áp
dụng năng lượng khí sinh học là cao. Tuy nhiên, một gia đình lớn hơn có thể
gây một gánh nặng của sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên ít ỏi của gia
đình đến mức hầu như không có bất kỳ tiết kiệm cho đầu tư sản xuất khí sinh
học. Trong hoàn cảnh này, người trong gia đình lớn hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến quyết định áp dụng công nghệ khí sinh học.

10


Giới tính của chủ hộ: Giới tính của chủ hộ được dự kiến sẽ có thể tác
động tích cực hoặc tiêu cực. Kể từ khi phụ nữ chiếm ưu thế sử dụng năng
lượng nông thôn ở cấp hộ gia đình, nó có thể được dự kiến rằng các hộ gia
đình do phụ nữ có thể có một xác suất cao hơn của việc áp dụng năng lượng
khí sinh học nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, ở Uganda, nam giới chiếm ưu thế
kiểm soát, đưa ra các quyết định liên quan đến nguồn lực sản xuất trong gia
đình và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định đầu tư về công nghệ khí
sinh học (Walekhwa, P. N, 2010)
Diện tích đất: Walekhwa, P. N (2010) dự kiến rằng diện tích đất thuộc
sở hữu của hộ gia đình sẽ có tác động tích cực quyết định áp dụng khí sinh
học. Đối với khí sinh học, để hoạt động hiệu quả hơn, tất cả ba thành phần

(chất thải, số lượng động vật và thành phần thức ăn gia súc) cần phải được kết
hợp với nhau để cung cấp nguyên liệu dễ dàng và giám sát hiệu quả của các
hoạt động vận hành và bảo dưỡng định kỳ. Đối với điều này xảy ra, một hộ gia
đình phải có một diện tích đất tối thiểu có thể chứa chúng. Dựa trên tiền đề
này, do đó nó có thể được dự kiến rằng các hộ gia đình có diện tích đất lớn
hơn sẽ có một xác suất cao hơn trong việc áp dụng công nghệ khí sinh học.
Hiểu biết về biogas của người dân: Nguyễn Hữu Phong (2007) cho rằng
khi hộ dân có sự hiểu biết tốt về hầm ủ biogas thì có xu hướng sẽ áp dụng
nhiều hơn. Do đó yếu tố này được dự kiến sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc
chấp nhận áp dụng biogas.
Số lượng gia súc: số lượng gia súc thuộc sở hữu của một hộ gia đình là
một yếu tố quan trọng trong quyết định áp dụng khí sinh học bởi vì nó cung
cấp phân gia súc - nguyên liệu chính cho hầm ủ gia đình nhỏ. Dự kiến số
lượng gia súc lớn thì xác suất của các hộ gia đình áp dụng công nghệ khí sinh
học sẽ cao hơn (Walekhwa, P. N, 2010).
Vị trí nhà ở: có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng năng lượng khí
sinh học một cách tích cực hay tiêu cực. Nếu hộ gia đình nằm trong một khu
vực nông thôn, nơi có không gian phù hợp, xác suất của việc áp dụng năng
lượng khí sinh học có thể là lớn hơn ở các trung tâm đô thị, nơi thiếu đất là
canh tác (Walekhwa, P. N, 2010).
Thu nhập hộ gia đình: Các hộ gia đình có mức thu nhập cao hơn được dự
kiến sẽ áp dụng công nghệ khí sinh học dễ dàng hơn hộ nghèo. Nguyễn Ngọc
Sơn và đồng nghiệp cho rằng “Để cho biogas có thể hoạt động được phải cần
số lượng heo đủ để có lượng phân thích hợp (5-8 con/hộ) và duy trì số lượng
heo hằng năm. Với hộ nghèo, duy trì chăn nuôi khoảng 5-8 con heo thì dường
như vượt quá khả năng về vốn của họ”. Do đó, thu nhập của hộ gia đình sẽ có
ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng biogas.
Chi phí nhiên liệu: nhiên liệu chủ yếu để nấu ăn và chiếu sáng, chẳng hạn
như củi và dầu hỏa, được dự kiến sẽ được tương quan tích cực với xác suất
của việc áp dụng năng lượng khí sinh học. Bằng chứng từ các nghiên cứu áp

dụng tương tự cho thấy biogas là hấp dẫn hơn khi giá năng lượng tương đương
cao và công nghệ mới có những đặc điểm tốt như hiệu quả cao và dễ quản lý
(Ji-Quin và Nyns, 1996).
11


Giá heo: Nguyễn Ngọc Sơn và đồng nghiệp (2007) chỉ ra rằng giá cả
chăn nuôi cũng ảnh hưởng mạnh tới hầu hết các nông hộ đã áp dụng biogas và
chưa áp dụng biogas. Những thiệt hại về chăn nuôi làm cho nguồn vốn giảm
mạnh. Hậu quả làm mất khả năng tái chăn nuôi tiếp theo. Kết quả cho thấy các
hộ trước đây áp dụng biogas nhưng bỏ một thời gian do không chăn nuôi. Khi
giá cả thị trường heo tăng lên mức chấp nhận được những nông dân này chăn
nuôi heo trở lại nhưng việc cải tạo hệ thống biogas như ban đầu thường không
được nông dân chú trọng bởi chi phí sửa chữa khá cao và tốn nhiều lao động.
Ảnh hưởng của cộng đồng: điều này được hiểu là sự lan tỏa từ những
người hàng xóm xung quanh, bạn bè cũng có ảnh hưởng đến quyết định của
người dân. Kinh nghiệm học được từ nông dân trong và ngoài địa phương và
giúp cho người dân có thể nâng cao kiến thức để chấp nhận hợp phần biogas.
Do đó, yếu tố này sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc chấp nhận áp dụng biogas
của hộ gia đình (Nguyễn Ngọc Sơn và đồng nghiệp, 2007).
2.1.7 Hiệu quả tài chính trong chăn nuôi heo
Hiệu quả tài chính: Là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường (Mai Hữu Khuê, Nguyễn Hữu
Quỳnh, 2001)
Các chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả trong chăn nuôi heo của nông hộ:
- Doanh thu: Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt
động sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu trong bài là toàn bộ lượng
tiền thu được từ việc bán heo ở lứa nuôi gần nhất.
Doanh thu = (Tổng sản lượng heo (kg) x giá bán (đồng/kg))
- Chi phí: Là tổng số tiền mà người sản xuất phải chi ra để sản xuất ra

một số lượng sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Các loại
chi phí sử dụng trong đề tài bao gồm các khoản:
+ Chi phí con giống
+ Chi phí thức ăn
+ Chi phí khấu hao chuồng traị
+ Chi phí thú y
- Lợi nhuận: Là kết quả tài chính cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, đó là phân chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
- Một số chỉ tiêu tài chính dùng cho việc phân tích:
+ Tổng doanh thu/Tổng chi phí (DT/CP): Là chỉ tiêu phản ánh một
đồng chi phí đầu tư thì người sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
12


Nếu chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì
hòa vốn, DT/CP lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời.
+ Thu nhập/Chi phí (TN/CP): Là chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra thì người sản xuất sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu TN/CP
là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp mô tả địa bàn nghiên cứu
Để phục vụ đề tài, phỏng vấn được thực hiện đối với 66 hộ chăn nuôi
heo và không áp dụng biogas trên địa bàn xã Tân Thành và Đại Thành thuộc
thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Là địa phương rộng nhất trong thị xã, với
tổng diện tích 2 xã là 39,46 km2 (chiếm 50,25% tổng diện tích toàn thị xã),
Tân Thành và Đại Thành có 205 hộ chăn nuôi heo, số lượng đàn heo nhiều và
tiêu biểu cho toàn thị xã. Trong đó, có 17 hộ tham gia mô hình biogas. Mẫu
được phân phối dựa vào tỷ lệ hộ chăn nuôi heo và không áp dụng biogas của
địa bàn 2 xã vừa nêu, cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Bảng phân phối mẫu nghiên cứu


Số hộ
nuôi heo
(hộ)

Áp dụng biogas
(hộ)


Số mẫu

Không

Tỷ lệ
(%)

Đại Thành

153

13

140

49

74


Tân Thành

52

4

48

17

26

205

17

188

66

100

Tổng

Nguồn: Trạm khuyến nông thị xã Ngã Bảy, 2014

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Mô tả tình hình kinh tế - xã hội ở thị xã Ngã Bảy được thu thập từ “Báo
cáo kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013” thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu

Giang năm 2013.
Diện tích, dân số, mật độ dân số, số lượng heo ở thị xã Ngã Bảy được thu
thập từ “Niên giám thống kê 2013” chi cục thống kê thị xã Ngã Bảy năm
2013.
Số lượng đàn heo, số hộ chăn nuôi heo ở xã Đại Thành, Tân Thành được
thu thập từ “Bảng tổng hợp tổng đàn gia súc, gia cầm xã Đại Thành, Tân
Thành”, chi cục thú y xã Đại Thành, Tân Thành.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 66 nông hộ
có hoạt động chăn nuôi heo và không sử dụng biogas trên địa bàn xã Tân

13


Thành, Đại Thành bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn với 22
câu hỏi đóng được chia thành 2 phần. Trong đó:
- Phần thông tin chung: tên, tuổi, giới tính và trình độ học vấn của đáp
viên; lao động trực tiếp chăn nuôi heo, tổng thu nhập hộ, số năm chăn nuôi
heo của hộ.
- Phần nội dung chính gồm:
 Những thông tin về đặc điểm đàn heo: loại heo được nuôi, số lứa/năm,
số con/lứa, các khoản chi phí chăn nuôi heo, giá bán, thông tin chuồng trại.
 Đặc điểm xử lý chất thải chăn nuôi heo: lý do và cách xử lý chất thải
chăn nuôi heo hiện nay của hộ, nhận thức của người dân về tác hại của chất
thải chăn nuôi heo nếu xử lý không đúng cách.
 Nguồn năng lượng đun nấu hộ đang sử dụng: loại nhiên liệu sử dụng,
chi phí cho từng loại nhiên liệu/tháng/hộ.
 Hiểu biết về biogas của hộ: nguồn thông tin tiếp nhận, lợi ích của
biogas, lý do không sử dụng biogas, quyết định áp dụng biogas, lý do có và
không chấp nhận áp dụng.

Phương pháp chọn đối tượng phỏng vấn là phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Số lượng mẫu được xác định dựa trên công thức phát triển bởi Slovin
(1984) như sau:
𝑛=

𝑁
(1 + 𝑁. 𝑒 2 )

Trong đó:
N: số hộ chăn nuôi heo chưa áp dụng biogas ở xã Đại Thành và xã Tân
Thành.
e: sai số cho phép, được lấy 10%
Vậy với sai số cho phép 10%, ta có cỡ mẫu là 66 mẫu.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Phương pháp so sánh
Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của số hộ
chăn nuôi heo, so sánh quy mô đàn heo theo thời gian, từ đó đưa ra nhận xét
về chiều hướng tích cực hay tiêu cực của tình hình chăn nuôi heo ở thị xã Ngã
Bảy. So sánh chi phí, doanh thu từ việc chăn nuôi heo giữa 2 nhóm nông hộ
mua heo con và sử dụng heo con nhà.
2.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả dùng để thống kê lại thông tin chung của mẫu, mô tả lại
đặc điểm chăn nuôi heo, đặc điểm xử lý chất thải của đàn heo ở mỗi nông hộ
đồng thời liệt kê các chi phí và lợi ích đạt được từ hoạt động chăn nuôi heo
của nông hộ, từ đó tính được hiệu quả chi phí đàn heo mang lại bằng cách lấy
tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Phương pháp được sử dụng trong thống kê
mô tả bao gồm tần số, tỷ lệ, tỷ trọng, số trung bình, max, min và độ lệch
chuẩn.

14



2.2.3.3 Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng
thể (T - test)
Kiểm định T- test được dùng để đánh giá xem có sự khác biệt về chi phí,
thu nhập từ việc chăn nuôi heo thịt giữa nông hộ mua heo con giống và sử
dụng heo giống nhà, sự khác biệt của các biến định lượng giữa 2 nhóm đồng ý
và không đồng ý chấp nhập sử dụng biogas.
Khi thực hiện kiểm định ta có hai giả thuyết:
H0: Nông hộ chăn nuôi heo thịt mua heo giống và sử dụng heo giống
nhà bỏ ra chi phí như nhau và đạt hiệu quả tài chính từ việc chăn nuôi heo là
như nhau. Không có sự khác biệt của các biến định lượng giữa 2 nhóm đồng ý
và không đồng ý chấp nhập sử dụng biogas.
H1: Có sự khác biệt về chi phí, hiệu quả tài chính của việc chăn nuôi
heo giữa 2 nhóm và các biến định lượng đưa vào mô hình.
Dựa vào giá trị sig. để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0.
Nếu sig. <= mức ý nghĩa, ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là chi phí và hiệu
quả tài chính từ việc chăn nuôi heo có khác nhau giữa nông hộ mua heo giống
và sử dụng heo giống nhà. Đồng thời, cho thấy sự khác biệt của các biến độc
lập giữa 2 nhóm đồng ý và không đồng ý áp dụng biogas. Nếu giá trị sig. >
mức ý nghĩa, ta chấp nhận giả thuyết H0, có nghĩa là hiệu quả chăn nuôi heo
thịt của các nông hộ này như nhau và không có sự khác biệt giữa các biến định
lượng ở những hộ chấp nhận và không chấp nhận áp dụng biogas. Mức ý
nghĩa:   10%
2.2.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy nhị nguyên (Binary Logistic
regression)
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích
số liệu. Mô hình hồi quy Binary Logistic được sử dụng để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas của các người dân
chăn nuôi heo ở thị xã Ngã bảy, tỉnh Hậu Giang. Mô hình có phương trình

tổng quát:
Y = log e 

P(Y  1)
P(Y  0)



  0  1 X 1   2 X 2  ...  8 X 8

Trong đó:
Y : Quyết định chấp nhận áp dụng biogas.
Đây là biến phụ thuộc có hai biểu hiện:
1: chấp nhận áp dụng biogas; 0: không chấp nhận áp dụng biogas
Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, là các biến độc lập (biến giải
thích).

15


×