BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------
NGUYỄN TẤN AN
ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
2011 – 2013, QUY HOẠCHSỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM
2020 TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Cần Thơ – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------
ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Ths Vƣơng Tuấn Huy
Nguyễn Tấn An
Ths Nguyễn Hữu Kiệt
MSSV: 4114999
Lớp Quản Lý Đất Đai K37A1
Cần Thơ – 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận của Bộ môn Tài Nguyên Đất đai về đề tài:
“ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020”
Do sinh viên: Nguyễn Tấn An, lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37A1 thuộc Bộ môn
Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại
Học Cần Thơ thực hiện từ ngày: 12/08/2014 đến ngày 15/11/2014.
Xác nhận của Bộ môn:......................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đánh giá: ..........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2014
Trƣởng bộ môn
i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận của Cán bộ hƣớng dẫn về đề tài:
“ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011 - 2020”
Do sinh viên: Nguyễn Tấn An, lớp Quản Lý Đất Đai khóa K37A1 thuộc Bộ
môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng
Đại Học Cần Thơ thực hiện từ ngày: 12/8/2013 đến ngày 15/11/2014.
Ý kiến của Cán bộ hƣớng dẫn: ..........................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn
Ths Vƣơng Tuấn Huy
ii
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Hội đồng chấm báo cáo Luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận Báo Cáo với đề
tài:
“ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2011 - 2020”
Do sinh viên: Nguyễn Tấn An, lớp Quản Lý Đất Đai K37A1 thuộc Bộ môn Tài
nguyên đất đai - Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần
Thơ báo cáo trƣớc hội đồng ngày…tháng…năm 2014.
Bài báo cáo đã đƣợc hội đồng đánh giá mức: ...................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Ý kiến hội đồng: ................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng ...... năm 2014
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu
khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tấn An
iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tấn An
Ngày sinh: 09/11/1991
Nguyên quán: xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
Địa chỉ thƣờng trú: 101/37 Phƣớc An, xã Thủy Liểu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Tấn Hùng
Họ và tên mẹ: Thị Mai
Năm 2011, tốt nghiệp Trung học phổ thông tại Trƣờng Trung học phổ thông Gò Quao,
huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Năm 2011, trúng tuyển vào Trƣờng Đại học Cần Thơ, ngành Quản lí đất đai, thuộc Bộ
môn Tài Nguyên Đất Đai, khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên Thiên Nhiên.
v
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc quý
thầy cô truyền đạt những kiến thức chuyên môn và những kinh nghiệm trong cuộc
sống, đây là vốn kiến thức, kinh nghiệm cơ bản giúp em vững bƣớc vào đời và hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong công tác sau này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn, tri ân
đến:
Cha mẹ, ngƣời luôn là chỗ dựa và nguồn động viên trong cuộc sống.
Quý thầy cô và tập thể nhà trƣờng đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ, truyền đạt kiến
thức cho em trong thời gian học tập tại trƣờng.
Quý thầy cô trong bộ môn Tài Nguyên Đất Đai đã nhiệt tình truyền đạt, cung
cấp những kiến thức chuyên môn.
Quý anh, chị cán bộ phòng tài nguyên môi trƣờng, phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn, chi cục thống kê huyện Mỏ Cày Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
số liệu.
Cố vấn học tập, cô Nguyễn Thị Song Bình đã động viên, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập tại trƣờng.
Các thành viên của lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37A1 đã động viên, giúp đỡ
trong suốt khóa học.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Vƣơng Tuấn Huy, ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn và đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Và cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô, anh, chị và các bạn luôn dồi dào
sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Tấn An
vi
TÓM LƢỢC
Hiện nay cả nƣớc nói chung, huyện Mỏ Cày Bắc nói riêng đang tập trung đẩy mạnh
thực hiện đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp.Để khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm
năng đất đai,huyện Mỏ Cày Bắc đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 nhằm bố
trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các công trình xây dựng cơ
bản, các khu dân cƣ và công trình văn hóa phúc lợi một cách hợp lý hơn. Đây là tiền
đề để phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, góp phần thực hiện thành công mục
tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng.
Qua thu thập, phân tích số liệu về sử dụng đất đai cho thấy phƣơng án quy hoạch sử
dụng đất đai giai đoạn 2011 – 2020 tại huyện Mỏ Cày Bắc cho kết quả nhƣ sau: Mặc
dù, theo kế hoạch sử dụng đất là giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất
nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng. Tuy nhiên, diện tích đất
nông nghiệp của huyện chiếm diện tích lớn và không giảm qua các năm. Năm 2011
diện tích đất nông nghiệp là 12.853,75 ha, chiếm 81,33% diện tích đất tự nhiên. Đến
năm 2013, diện tích đất nông nghiệp tăng thêm 140,1 ha và định hƣớng năm 2020,
diện tích đất nông nghiệp giảm còn 12.192,35 ha. Trong nhóm đất nông nghiệp, đất
trồng cây lâu năm chiếm diện lớn nhất. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện là cây lâu năm. Diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất trồng lâu năm là 260,79
ha, chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm (dừa, ca cao, cây ăn quả …). Trong cơ
cấu sử dụng đất, đất phi nông nghiệp thấp, chỉ chiếm 18,53% năm 2011 và 17,71%
năm 2013 so với tổng diện tích tự nhiên của huyện và thấp hơn so với tỉ lệ chung của
toàn tỉnh (đất nông nghiệp của tỉnh chiếm 23,75% so với diện tích tự nhiên). Theo quy
hoạch đến năm 2020, diện tính đất phi nông nghiệp tăng 3.642,10 ha để xây dựng và
nâng cấp cơ ở hạ tầng. Hiện nay, diện tích đất chƣa sử dụng là 22,04 ha, chiếm diện
tích 0,14% so với tồng diện tích đất tự nhiên. Theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đƣa
hết 22,04 ha diện tích chƣa sử dụng này vào dự án xây dựng du lịch sinh thái. Qua đó
cho thấy quy hoạch sử dụng đất ở huyện là chƣa phù hợp với tình hình thực tế và tiến
độ vẫn còn chậm vì nhiều nguyên nhân chủ quan nhƣ: ảnh hƣởng của khủng hoảng
kinh tế, không đủ kinh phí, giải tỏa đền bù … và khách quan. Hiện nay, huyện sắp
hoàn thành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm nhƣng vẫn còn nhiều chỉ
tiêu vẫn chƣa đạt đƣợc so với mục tiêu kế hoạch đề ra.
vii
MỤC LỤC
Xác nhận của Bộ môn Tài Nguyên Đất đai về đề tài: .................................................. i
Xác nhận của Cán bộ hƣớng dẫn về đề tài: ................................................................. ii
Xác nhận của Hội đồng báo cáo về đề tài: .................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................. v
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. vi
TÓM LƢỢC .............................................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. xii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................... 2
1.1 Đất đai ................................................................................................................... 2
1.1.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 2
1.1.2Phân loại đất đai .................................................................................................. 2
1.1.3Vai trò đất đai ...................................................................................................... 3
1.1.4Các chức năng đất đai ......................................................................................... 4
1.2 Quy hoạch sử dụng đất đai .................................................................................... 6
1.2.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 6
1.2.2 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai ............................................................ 6
1.2.3 Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 7
1.2.4 Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất đai .............................................................. 8
1.2.5 Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất ................................................................... 8
1.2.6 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ................................................ 8
1.2.7 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch khác .................... 9
1.3 Một số khái niệm khác có liên quan.................................................................... 12
1.3.1 Thống kê, kiểm kê đất đai ................................................................................ 12
1.3.2 Hệ số sử dụng đất ............................................................................................. 13
1.4 Căn cứ pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất đai ............................................... 13
1.5 Các bƣớc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................................. 13
1.5.1 Theo FAO (1993) ............................................................................................. 13
1.5.2 Theo thông tƣ số 29/2014/TT-BTNMT ........................................................... 13
viii
1.6 Đánh giá chung về công tác quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bến Tre giai đoạn
2000-2010.................................................................................................................. 15
1.7 Kết quả quy hoạch sử dụng đất đai huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre đến năm
2010 15
1.8 Đặc điểm vùng nghiên cứu.................................................................................. 16
1.8.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 16
1.8.2 Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 18
1.8.3 Nhận xét về điều kiện tự nhiên......................................................................... 20
CHƢƠNG II: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22
2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện .......................................................................... 22
2.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 22
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22
2.4 Các bƣớc thực hiện .............................................................................................. 23
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................ 25
3.1 Đánh giá định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đai 2011 - 2020 ........................... 29
3.1.1 Đất nông nghiệp ............................................................................................... 29
3.1.2 Đất phi nông nghiệp ......................................................................................... 32
3.1.3 Đất chƣa sử dụng .............................................................................................. 35
3.2 Phân tích quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2013 ........ 35
3.2.1 Cơ cấu sử dụng đất tổng quát ........................................................................... 35
3.2.2 Hiện sử dụng các loại đất ................................................................................. 37
3.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ............................................................. 37
3.2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ....................................................... 38
3.2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất chƣa sử dụng ............................................................ 41
3.2.3 Nhận xét về tình hình chuyển đổi và hiện trạng sử dụng đất đai ..................... 39
3.2.4 Đánh giá biến động của hiện trạng sử dụng đất đai với kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................................................ 33
3..3 Yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất đai ............................................................... 34
3.3.1Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................................. 44
3.3.1.1 Tăng trƣởng kinh tế ....................................................................................... 44
3.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................................... 45
3.3.2 Thực trạng phát triển xã hội ........................................................................... 46
ix
3.3.2.1 Dân số............................................................................................................ 46
3.3.2.2 Lao động, việc làm ........................................................................................ 46
3.3.2.3 Thu nhập và mức sống .................................................................................. 47
3.3.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn ........................... 47
3.3.3 Nhận xét về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến vấn đề sử
dụng đất đai ............................................................................................................... 48
3.4 Các hiệu quả, tồn tại, nguyên nhân tồn tại và giải pháp trong quy hoạch sử
dụng đất đai ............................................................................................................... 49
3.4.1 Hiệu quả ........................................................................................................... 49
3.4.2 Tồn tại .............................................................................................................. 49
3.4.3. Nguyên nhân của tồn tại .................................................................................. 49
3.4.4. Giải pháp ......................................................................................................... 50
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................................. 53
4.1 Kết luận ............................................................................................................... 53
4.1 Kiến nghị ............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 56
x
DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
QHSDĐĐ
UBND
NN&PTNT
TN&MT
Quy hoạch sử dụng đất đai
Ủy ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tài nguyên và Môi trƣờng
xi
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tựa hình
1.1 Bản đồ hành chính huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre
2.1 Sơ đồ các bƣớc thực hiện đề tài
Trang
17
25
3.1
Sơ đồ biến động các loại đất chính giai đoạn 2011 – 2020
26
3.2
Cơ cấu sử dụng đất tổng quát huyện Mỏ Cày Bắc 2011 – 2013
32
3.3
Tăng trƣởng kinh tế các lĩnh vực qua các năm 2009 – 2013
43
3.4
Cơ cấu kinh tế các lĩnh vực qua các năm 2009 - 2013
44
xii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tựa bảng
Trang
1.1
Các loại đất trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc
18
3.1
Biến động các loại đất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch huyện Mỏ
Cày Bắc
Hệ số sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 và đến năm 2020
Biến động các loại đất phi nông nghiệp trong kỳ quy hoạch huyện
Mỏ Cày Bắc
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 và năm 2013
Thực trạng sản xuất nông nghiệp năm 2011, 2013 đối với ngành
trồng trọt
Hệ số sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 và đến năm 2013
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2011 và năm 2013
Biến động của hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất
năm 2011
Biến động của hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất
năm 2012
Biến động của hiện trạng sử dụng đất với kế hoạch sử dụng đất
năm 2013
27
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
xiii
28
29
33
35
36
37
41
42
43
MỞ ĐẦU
Với tầm quan trọng của đất đai đối với cuộc sống con ngƣời, cần thiết phải sử dụng
quỹ đất một cách hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả. Chính vì thếphải tăng cƣờng vai trò của
nhà nƣớctrong quản lý đối với đất đai một cách hiệu quả; trongđó công tác quy hoạch,
quản lý quy hoạch đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trƣớc mắt mà còn
về lâu dài. Việc lập quy hoạch sử dụngđất là cơ sở pháp lý để nhà nƣớc thống nhất
quản lý quỹ đất đai, phân bổ việc sử dụngđất đai một cách hợp lý phù hợp với thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội,phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của
từng địaphƣơng cũng nhƣ trong cả nƣớc trong một thời gian nhất định nhằm đem lại
nhữngđiều kiện tốt nhất cho dân cƣ và góp phần nâng cao việc sử dụng đất ở nƣớc ta.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã và đang đƣợc Đảng và nhà nƣớchết sức quan
tâm, và công tác này đƣợc lập theo lãnh thổ hành chính và theongành. Việc lập quy
hoạch đƣợc thực hiện ở nhiều cấp, việc lập quy hoạch đất đai ở cấp huyện là hết sức
cần thiết nhằm cụ thể hoá quy hoạchsử dụng đất đai ở cấp tỉnh nhƣng cũng đồng thời
là căn cứ, định hƣớng cho qui hoạchsử dụng đất đai ởcấp xã.
Huyện Mỏ Cày Bắc đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 5
năm 2009.Là huyện mới đƣợc thành lập, nên tiềm năng đất đai của huyện Mỏ Cày Bắc
còn rất lớn do đó việc lập qui hoạch sửdụng đất đai sẽ góp phần quan trọng để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tại địa phƣơng; góp
phần thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất đai. Mong
muốn đi sâu tìm hiểu thực tế quy hoạch sử dụng đất đai ở huyện Mỏ Cày Bắc để phần
nào tìm ra những mặt làm đƣợc và hạn chế, từ đó đề xuất hƣớng giải quyết những
vƣớng mắc còn tồn đọng, góp phần đƣa công tác quy hoạch của huyện Mỏ Cày Bắc
ngày càng tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Do những yêu cầu cấp thiết nhƣ vậy, đề tài: “Đánh giá kế hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011 – 2013, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh
Bến Tre”đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau:
Phân tích,định hƣớng quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2011 – 2020.
Đánh giá tình hình biến động và hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2013.
Xác định khó khăn, thuận lợi, các vấn đề tồn tại và đề xuất ý kiến cho quy hoạch sử
dụng đất trong thời gian tới.
1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đất đai
1.1.1 Định nghĩa
Luật đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,
là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng”.
1.1.2 Phân loại đất đai
Theo Điều 10 của Luật đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai
đƣợc chia làm 3 nhóm:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Đất trồng cây lâu năm;
Đất rừng sản xuất;
Đất rừng phòng hộ;
Đất rừng đặc dụng;
Đất nuôi trồng thủy sản;
Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc
pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học
tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây
cảnh;
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
Đất ở gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp;
đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao,
khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất; đất thƣơng mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
2
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không,
sân bay, cảng đƣờng thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đƣờng sắt, hệ thống
đƣờng bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất
công trình năng lƣợng; đất công trình bƣu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải,
xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Đất cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng;
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng;
Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho ngƣời lao động trong
cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng
công trình khác của ngƣời sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công
trình đó không gắn liền với đất ở;
Nhóm đất chƣa sử dụng gồm các loại đất chƣa xác định mục đích sử dụng.
1.1.3 Vai trò đất đai
Theo Lƣu Quang Ngọc (2009), vai trò của dất đai rất quan trọng trong nền kinh tế - xã
hội và chính trị. Đó là một tài sản vô cùng quý giá của quốc gia mà không có gì thay
thế đƣợc.
Khi mà hình thái kinh tế - xã hội bƣớc thêm một bƣớc phát triển cao hơn thì Tƣ bản,
chủ nghĩa xuất hiện và chuyển từ sản xuất nông nghiệp là chính chuyển sang sản xuất
công nghiệp – thƣơng mại thì lúc đó đất đai càng có ý nghĩa quan trọng và đƣợc hiểu
theo ý nghĩa rộng hơn là bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất cũng
nhƣtrong lòng đất. Trong quá trình phát triển thì công nghiệp ngày càng đƣợc chú
trọng vàtừng bƣớc phát triển vƣợt bậc, con ngƣời không chỉ sử dụng máy móc cơ khí
hay lao động chân tay mà còn sử dụng đến công nghệ thông tin để trợ giúp con ngƣời
trong quá trình sản xuất.
Cho đến nay có 4 yếu tố: Con ngƣời, đất đai, vốn và công nghệ là 4 yếu tố đầu vào cơ
bản trong mọi nền sản xuất. Tùy vào trình độ của lực lƣợng sản xuất mà 4 yếu tố
nàycó tầm quan trọng khác nhau trong cuộc sống. Mặc dù nhƣ vậy nhƣng đất đai vẫn
giử một vị trí quan trọng không thể thiếu trong mọi thời đại hay trình độ của lực lƣợng
sản xuất. Tuy nhiên, vai trò của đất đai rât khác nhau:
Vai trò của đất đai trong các nghành phi nông nghiệp
Đất đai giử vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện
quá trình lao động, là kho tàng dử trử trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng
3
sản).Quá trình sản xuất và sản phẩm đƣợc tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ
phì nhiêu của đất, chất lƣợng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên sẳn có trong lòng
đất (Lƣu Quang Ngọc, 2009).
Vai trò của đất đai trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiên vật chất – cơ sở không
gian, đồng thời là đối tƣợng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất nhƣ
cày, bừa …) và là công cụ hay phƣơng tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn
nuôi…) Quá trình sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ
phì nhiêu và quá trình sinh học của đất (Lƣu Quang Ngọc, 2009).
Vai trò của đất đai đối với đời sống xã hội
Về phương diện kinh tế: nhƣ Mác đã khái quát vai trò của đất đai: “đất là mẹ, sức lao
động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất”. Đối với đời sống đất là nơi trên đó con
ngƣời xây dựng nhà cửa, các công trình văn hóa, là nơi phân bố các ngành kinh tế
quốc dân, các khu dân cƣ… đất còn là nơi ở để phát triển hệ sinh thái, là yếu tố hang
đầu của môi trƣờng sống, là nơi duy trì sự sống của con ngƣời và sinh vật. Đất có vai
trò rất lớn và đa dạng đối với đời sống và sản xuất. Hội nghị các bộ trƣởngmôi trƣờng
Châu Âu họp năm 1973 tại Luân Đôn đã đánh giá : “Đất đai là một trongnhững của cải
quý giá nhất của loài ngƣời nó tạo ra điều kiện cho sự sống của thực vật và con ngƣời
trên trái đất”.
Về phương diện chính trị: đất đai gắn liền với chủ quyền của một quốc gia là bộ phận
không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia. Không thể có quan niêm về một quốc gia
không có đất đai. Vì vậy, đất đai đƣợc xem là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc
gia,một dân tộc, một cộng đồng.
Giử vai trò vô cũng quan trọng nhƣng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò của nó nếu có
việc sử dụng hợp lý đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
giá này, quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng của vấn đề trên.
1.1.4 Các chức năng đất đai
Theo Lê Quang Trí (2003), các chức năng của đất đai bao gồm:
Chức năng sản xuất: là nền tảng trợ giúp cho hệ thống trợ giúp sự sống, thông qua
việc sản xuất sinh khối để cung cấp lƣơng thực, thực phẩm chăn nuôi, gỗ, dầu và các
vật liệu sinh vật sống khác cho con ngƣời sử dụng một cách trực tiếp hay thông qua
các vật nuôi nhƣ nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển.
4
Chức năng môi trường sống: Đất đai là nền tảng cho đa dạng sinh vật trong đất bằng
cách cung cấp môi trƣờng sống cho sinh vật và là nơi dự trử nguồn gen cho thực vật,
động vật và vi sinh vật, ở trên và bên dƣới mặt đất.
Chức năng điều hòa khí hậu: Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa của gas
nhà kính hay hình thành một đồng các định của cân bằng năng lƣợng toàn cầu phản
chiếu hay hấp thu, chuyển đổi năng lƣợng của bức xạ mặt trời và của chu kỳ thủy văn
của toàn cầu.
Chức năng nước: Đất đai điều hòa sự tồn trử và chảy đi của nguồn tài nguyên nƣớc
mặt và nƣớc ngầm, và những ảnh hƣởng chất lƣợng của nƣớc.
Chức năng tồn trữ: Đất đai là nơi chứa các vật liệu và các chất khoáng thô cho việcsử
dụng của con ngƣời.
Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm: Đất đai có khả năng chấp nhận, lọc đệm
và chuyển đổi những thành phần nguy hại.
Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây
dựngkhu dân cƣ, nhà máy kỹ nghệ và các hoạt động thể thao nghĩ ngơi.
Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng
tích lịch sử văn hóa của loài ngƣời, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu,
vànhững sử dụng đất đai trong quá khứ.
Chức năng nối liền không gian: Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của
con ngƣời đầu tƣ và sản xuất, và cho sự di chuyển của động vật, thực vật giửa những
vùng riêng lẻ củ hệ sinh thái tự nhiên.
Theo Đoàn Công Quỳ (2006), khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con
ngƣời về thế giới tự nhiên, sựnhận thức này không ngừng thay đổi theo thời
gian.Trong vòng 30 năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn ngƣời ta đã thừa nhận. Đối
với con ngƣời, đất đai có những chức năng chủ yếu sau:
Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái vật sống trên lúc địa
thông qua việc cung cấp các môi trƣờng sống cho sinh vật và gen di truyền để bào
tồncho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dƣới mặt đất.
Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở rất nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống con ngƣời
qua quá trình sản xuất, cũng cấp lƣơng thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh
vậtkhác cho con ngƣời sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm
và các loại thủy hải sản.
5
Chức năng dự trử: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu
sử dụng của con ngƣời.
Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng lƣu trử nƣớc mặt
và nƣớc ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nƣớc trong tự nhiên và
có vai trò điều tiết nƣớc thật to lớn.
Chức năng không gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trƣờng
đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các
chứng cứ lịch sử, văn hóa của loài ngƣời, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu
thời tiết trong quá khứ và cả việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
Chức năng vật mang sựsống: Đất đai là không gian cho sự chuyển vận của con
ngƣời, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giửa các vùng khác nhau
của hệ sinh thái tự nhiên (Đoàn Công Quỳ, 2006).
1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.1. Định nghĩa
Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nƣớc có hệ thống, tính thay
đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện
các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là
chọn lọc và đƣa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu
cầu cần thiết của con ngƣời về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tƣơng lai (Lê
Quang Trí,2005)
1.2.2 . Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai
Mục tiêu của quy hoạch đƣợc định nghĩa nhƣ là làm thế nào sử dụng đất đai đƣợc tốt
nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt của từng đề án. Mục tiêu của quy hoạch có
thể đƣợc gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, bình đẳng – có khả năng chấp nhận, và bền
vững.
Hiệu quả
Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu quả quy
hoạch và phát triễn là làm cho có hiệu quả và nâng cao sản lƣợng trong sử dụng đất
đai. Hiệu quả chỉ đạt đƣợc khi co sự đối chiếu giửa các loại sử dụng đất đai khác nhau
với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao mà chi phí đầu tƣ thấp nhất.
6
Bình đẳng và có khả năng chấp nhận được
Sử dụng đất đai phải mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó
bao gồm an toàn lƣơng thực, giả quyết công ăn việc làm và an toàn thu nhập của các
vùng nông thôn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai thì cũng phải đƣợc tính đến để
giảm bớt những bất công trong xã hội hay để chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích
hợp để giảm dần và từng bƣớc xóa đi sự nghèo đói
Tính bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tƣơng lai
1.2.3 Đối tượng nghiên cứu
Do việc sử dụng đất chịu sự tác động của các nhân tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và nhân tố không gian nên khi tiến hành xây dựng phƣơng án quy hoạch sử dụng đất
trên một vùng lãnh thổ xác định, cần thiết phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau:
Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng.
Hình dạng và mật độ khoảng thửa .
Đặc điểm thủy văn, địa chất.
Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên.
Các yếu tố sinh thái.
Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cƣ.
Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng.
Tình trạng phát triển các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời của nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý,
có hiệu quả cao kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trƣờng, cần đề ra những
nguyên tắc chung và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã đƣợc
phát hiện, tùy theo những điều kiện cụ thể và mục đích cần đạt. Nhƣ vậy, đối tƣợng
nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất chính là:
Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất nhƣ là một tƣ liệu sản xuất chủ yếu.
Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao kết
hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ môi trƣờng trong tất cả các ngành căn cứ vào
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ (Lƣu Quốc Việt,
2009).
7
1.2.4 Sự cần thiết quy hoạch sử dụng đất đai
Theo Đoàn Công Quỳ (1997) và Trƣơng Văn Huy (1999) trong Nguyễn Hoàng Phú
(2004)
Nƣớc ta nƣớc đất chật ngƣời đông, dân số tăng nhanh, kéo theo sự tăng về nhu cầu
lƣơng thực, thực phẩm và các nhu cầu tiêu dùng khác. Điều đó đòi hỏi phải đảm bảo
quỹ đất hợp lý cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới của Đảng
và nhà nƣớc đang tạo ra những bƣớc đi có sức tăng trƣởng về kinh tế xã hội cao.
Thông thƣờng khi có tốc độ tăng trƣởng cao bao giờ cũng gâp áp lực về đất đai, nhất
là những nơi có mật độ dân số cao, sự phát triển của nghành công nghiệp, giao thông
vận tải, văn hóa, xã hội, dịch vụ cũng đòi hỏi phải có đất. Do đó, việc tổ chức sử dụng
đất đai phù hợp và có hiệu quả trở thành một nhu cầu cấp bách. Chính vì vậy, nhà
nƣớc ta dã phân cấp quản lý tài nguyên và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các
cấp.
Trong hệ thống chính quyền các cấp tỉnh, có đầy đủ quyển lực huy động vốn đầu tƣ
lao động và đất đai để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh một các mạnh mẽ,
vững chắc và ổn định lâu dài, chính quyền cấp tỉnh có đầy đủ thầm quyển phê duyệt
các quy hoạch về đất đai trên địa bàn tỉnh và là cấp trực tiếp đƣợc Chính Phủ giao
quyền quản lý đất đai trên lãnh thổ của tỉnh.
1.2.5Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trƣớc
mắt mà còn lâu dài. Nhằm định hƣớng cho các cấp các ngành trên địa bàn lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình. Mặt khác, quy hoạch sử dụng
đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nƣớc nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất
đai, hạn chế những ảnh hƣởng xấu trong quản lí và sử dụng đất đai đảm bảo an
toàn lƣơng thực (Lê Quang Trí, 2005).
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế-xã
hội của đất nƣớc cũng nhƣ từng vùng, địa phƣơng. Quy hoạch sử dụng đất đai gần
nhƣ quy hoạch tổng thể vì mọi quy hoạch khác nhƣ quy hoạch phát triển đô thị,
quy hoạch các ngành nghề, quy hoạch phát triển vùng… đều phải dựa trên sự bố trí
sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cứ (Lê Trung Tánh, 2003).
1.2.6 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định cụ
thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho cấp huyện như sau:
8
Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã đƣợc phân bổ trong quy
hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh;
Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của cấp
huyện, bao gồm: đất nuôi trồng thủy sản không tập trung; đất làm muối; đất khu dân
cƣ nông thôn; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp huyện; đất cơ sở sản xuất
kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ; đất phát triển hạ tầng cấp huyện;
đất có mặt nƣớc chuyên dùng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do huyện quản lý;
Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của huyện;
Xác định diện tích đất chƣa sử dụng để đƣa vào sử dụng;
Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện;
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Theo chương IV của Luật đất đainăm 2013quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử
dụng đất chocấp huyện như sau:
Định hƣớng sử dụng đất 10 năm;
Xác định diện tích các loại đất đã đƣợc phân bố trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và xã;
Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính
cấp xã;
Xác định diện tích các loại đất đã xác định trên đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng
lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định thì thể hiện chi tiết đến
từng đơn vị hành chính cấp xã;
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
1.2.7. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch khác
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi
đƣợc phê duyệt sẽ mang tính chiến lƣợc chỉ đạo sự phát triểnkinh tế - xã hội, đƣợc
luận chứng bằng nhiều phƣơng án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lƣợng
sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất
của các vùng và các đơn vị cấp dƣới.
9
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch
cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phƣơng hƣớng với một
nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tƣợng của qui hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất.
Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phƣơng hƣớng sử dụng đất, xây dựng
phƣơng án qui hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý (Nguyễn Thanh
Chánh, 2002).
Nhƣ vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, thể hoá quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng nội dung của nó phải đƣợc điều hoà
thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội
đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hƣớng đầu tƣ, biện pháp, bƣớc đi về nhân
tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới qui mô các chỉ
tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm,… Trong một thời gian
dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của qui hạch sử
dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên qui hoạch và dự báo yêu cầu sử
dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhƣng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô,khống
chế và điều hoà qui hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan
hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau (Nguyễn Thanh Chánh,
2002).
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị.
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của
đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phƣơng châm xây dựng đô thị,
các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo
đảm cho sự phát triển của đô thị đƣợc hài hoà và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi
cho cuộc sốngvà sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất đai đƣợc tiến hành
nhằm xác định chiến lƣợc dài hạn về vị trí, qui mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai
nhƣ bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm,
cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng
trong qui hoạch đô thị sẽ đƣợc điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử
10