Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa mô hình nuôi cá lóc trong vèo sông ở tỉnh hậu giang và vèo ao ở tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.71 KB, 14 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ QUỐC NGOAN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH GIỮA
MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TRONG VÈO SÔNG Ở TỈNH HẬU
GIANG VÀ VÈO AO Ở TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ QUỐC NGOAN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH GIỮA
MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TRONG VÈO SÔNG Ở TỈNH HẬU
GIANG VÀ VÈO AO Ở TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. TRƢƠNG HOÀNG MINH

2014




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
GIỮA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC TRONG VÈO SÔNG Ở TỈNH HẬU
GIANG VÀ VÈO AO Ở TỈNH VĨNH LONG
Lê Quốc Ngoan và Trương Hoàng Minh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:

TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 08-12/2014 thông qua việc phỏng vấn 30 hộ nuôi cá lóc
trong vèo sông ở tỉnh Hậu Giang và 30 hộ nuôi vèo ao ở tỉnh Vĩnh Long bằng bảng câu hỏi được
soạn sẵn. Việc thu thập số liệu nhằm phân tích một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu giữa 2 mô
hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô vèo sông nhỏ hơn vèo ao lần lượt là 12,44 và 101,23 m3,
nhưng có mật độ thả cao hơn tương ứng là 110,08 và 78,13 con/m3. Thời gian nuôi và kích cỡ thu
hoạch của vèo sông (4,4 tháng, 582g/con) thấp hơn vèo ao (5,9 tháng, 687g/con), nhưng năng suất
và tỉ lệ sống cá lóc trong vèo sông (39,3 kg/m3/vụ, 74%) cao hơn lần lượt là (21,7 kg/m3/vụ và 62%)
với FCR tương ứng là 4,2 và 3,9. Tổng chi phí đầu tư của vèo sông cao hơn vèo ao lần lượt là 1,38
và 0,79 tr.đ/m3/vụ, giá thành không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 mô hình. Giá bán của vèo sông
(32,000 đ/kg) thấp hơn vèo ao là 36,000 đ/kg, tuy nhiên thu nhập của vèo sông cao hơn lần lượt là
1,28 và 0,78 tr.đ/m3/vụ. Lợi nhuận thu được dao động từ -0,1 đến 0,01 tr.đ/m3/vụ (P>0,05). Tỷ lệ số
hộ có lời của vèo sông là 36,7%, thấp hơn vèo ao (53,3%). Ngoài ra, một số đề xuất của mô hình
cũng được đề cập trong nghiên cứu này.
Từ khóa: cá lóc, channa sp, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả tài chính, vèo ao, vèo sông.

ABSTRACT
This study was conducted from August to December, 2014 through intervewing 30 households for
snakehead fish in the cage model in Hau Giang province and 30 figh farmer in the hapa model in
Vinh Long province basing on the questionnaires. The information collected to compare some
criteria about economic-tehnology primarily between the two models. The study results showed that

the cage scale was smaller than the hapa one, respectively, 12.44 and 101.23 m3, but the density of
cage model was higher, respectively 110.08 and 78.13 ind/m3. Culture time and harvest size of the
cage (4.4 months, 582g/ind) were lower than the hapa (5.9 months, 687g/ind), but productivity and
survival rate of snakehead fish in cage mullet (39.3 kg/m3, 74%) were higher than respectively (21.7
kg/m3 and 62%) with FCR respectively, 4,2 and 3,9. The total investment cost of the cage was
higher than, 1.38 and 0.79 million VND/m3 crop, cost was not significantly different between the
two models. The price of cage (32.000 VND/kg) was less than that of the hapa was 36.000 VND/kg;
however, the income of the cage was higher than, respectively 1.28 and 0.78 million VND/m3/crop.
Profits gained in range from -0.1 to 0.01 million VND/m3/crop. Percentage of households with the
frofits of the cage (36.7%) is lower than that of the hapa (53.3%). In addition, a number of
measures of the model are also included in this study.

Keywords: snakehead, Channa sp, technical, economic, hapa, cage.
Title: Comparision of economic-technical efficiency between snakehead in the cage in Hau Giang
province and hapa in Vinh Long province.

1


1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng của vùng, đóng góp phần lớn cho tiêu thụ nội
địa và xuất khẩu của cả nước, dần thay thế cho ngành khai thác thủy sản đã phần nào giảm
áp lực khai thác quá mức đối với nguồn tài nguyên thủy sản Việt Nam. Trong giai đoạn
2007-2012, ngành thủy sản cả nước tiếp tục tăng diện tích nuôi từ 1,02-1,04 tr.ha, sản
lượng tăng từ 2,12-3,11 tr.tấn, trong đó ĐBSCL chiếm bình quân 70% diện tích và 73% sản
lượng (Tổng cục thống kê, 2014).
Cá lóc là loài cá nước ngọt đặc trưng ở Việt Nam và hiện nay được nuôi nhiều ở ĐBSCL.
Do cá lóc là đối tượng tương đối dễ nuôi, được nuôi với nhiều mô hình khác nhau (ao đất,
mùng vèo và lồng bè) và có thể nuôi qui mô nhỏ để xóa đói giảm nghèo hoặc nuôi thâm

canh với mật độ cao (Lê Xuân Sinh và ctv., 2009).
Vài năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản của nông hộ trong tỉnh Hậu Giang và Vĩnh
Long phát triển khá rầm rộ, trong đó mô hình nuôi cá lóc trong vèo là hình thức nuôi phổ
biến, nhất là trong mùa nước nổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, hiệu quả giữa
các mô hình (vèo sông, vèo ao) chưa được đánh giá cụ thể. Nghề nuôi cá lóc gặp nhiều khó
khăn như: chi phí đầu vào tăng cao, bệnh cá cũng thường xuyên xảy ra và khó kiểm soát
nên ảnh hưởng xấu đến năng suất cá nuôi. Bên cạnh đó, cá lóc thường xuyên bị thương lái
ép giá làm cho rất nhiều người nuôi bị lỗ vốn, tác động tiêu cực đến kinh tế của nông hộ
nuôi cá lóc trong thời gian qua. Để làm rõ vấn đề đó, đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật
và tài chính giữa mô hình nuôi cá lóc trong vèo sông ở tỉnh Hậu Giang và vèo ao ở tỉnh
Vĩnh Long” đã được thực hiện.
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật, tài chính của 2 mô hình nuôi
cá lóc trong vèo sông ở Hậu Giang và vèo ao ở Vĩnh Long, để biết được hiệu quả của từng
mô hình, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất, ổn định kinh
tế nông hộ nuôi cá lóc ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2 Nội dung nghiên cứu
i.

Phân tích các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi cá lóc trong vèo sông ở Hậu
Giang và vèo ao ở Vĩnh Long;

ii.

Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc trong vèo sông ở Hậu Giang và
vèo ao ở Vĩnh Long;

iii.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi cá lóc và đề xuất một số biện

pháp phát triển ổn định của mô hình nuôi trong thời gian tới.

2


2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 8-12/2014, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua
việc khảo sát 66 hộ nuôi cá lóc, bao gồm 33 hộ vèo sông ở tỉnh Hậu Giang và 33 hộ nuôi vèo
ao ở tỉnh Vĩnh Long, thông qua bảng phỏng vấn đã được soạn sẵn. Các thông tin thu thập bao
gồm: (1) Thông tin chung của hộ nuôi; (2) Các khía cạnh kỹ thuật (diện tích nuôi, độ sâu, mật
độ thả giống, kích cỡ thu hoạch, năng suất,…); (3) Hiệu quả tài chính (chi phí, thu nhập, lợi
nhuận,…) và (4) Thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây (tạp chí khoa học chuyên ngành, luận
văn cao học, đại học, giáo trình,…), các wesite chuyên ngành và những tài liệu có liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu.
Số liệu phỏng vấn được kiểm tra, mã hóa và nhập vào máy tính để phân tích thông qua
phần mềm Microsoft Excel và SPSS for Windows. Các số liệu được xử lý thông qua các
phương pháp: thống kê mô tả, thống kê so sánh và hồi qui đơn biến.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên những công thức sau (cho 1 vụ) :
Tổng chi phí = Tổng chí phí cố định + Tổng chí phí biến đổi
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Giá thành = Tổng chi phí/tổng sản lượng
Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung hộ nuôi cá lóc
Hậu Giang và Vĩnh Long là có những điểm tương đồng nhau về nhân nhẩu và sự phân công
lao động. Hầu hết hộ nuôi cá lóc tại địa bàn nghiên cứu đều lấy công làm lời, không thuê
mướn thêm lao động. Công việc nuôi cá phần lớn do nam giới đảm nhận (chiếm 81,5%
trong tổng thành viên), nữ giới cũng tham gia phụ giúp trong khâu chăm sóc và cho cá ăn.
Độ tuổi trung bình của chủ hộ trong địa bàn nghiên cứu là 43,4 tuổi. Số năm kinh nghiệm

nuôi trung bình là 5,07 năm, cao hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh
Chung (2010) trong mô hình nuôi cá lóc trong lồng bè là 4,9 năm. Độ tuổi trung bình, tổng
số người trong gia đình, số lao động nữ, năm kinh nghiệm không có sự khác biệt đáng kể
giữa 2 mô hình.
Trình độ học vấn của các chủ hộ chủ yếu là cấp I (vèo sông 43%, vèo ao 50%), cấp II (vèo
sông 40%, vèo ao 17%) và cấp III chỉ chiếm (vèo sông 7%, vèo ao 17%) và không có trình
độ cao hơn. Có trình độ học vấn thấp, do đó việc tiếp cận thông tin khoa học, kỹ thuật để áp
dụng vào nuôi cá lóc còn nhiều hạn chế. Phần lớn hộ nuôi chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm
được đúc kết từ những vụ nuôi trước (vèo sông 60%, vèo ao 58%), được cán bộ địa phương
tập huấn và học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nuôi khác.

3


Bảng 1: Thông tin về tuổi, trình độ học vấn và thông tin kỹ thuật
Thông tin
Tuổi của chủ hộ nuôi cá lóc (tuổi)
Tổng số người trong GĐ (người/hộ)
LĐ tham gia nuôi cá lóc (người/hộ)
Số lao động nữ (người/hộ)
Số năm kinh nghiệm nuôi (năm)
Trình độ học vấn (%)
- Mù chữ
- Cấp 1
- Cấp 2
- Cấp 3
Nguồn thông tin kỹ thuật (%)
- Kinh nghiệm
- Tập huấn
- Nông dân khác


Vèo sông (n=30)
41,67±10,95
4,43±1,25
1,90±0,66
0,83±0,59
5,13±2,89

Vèo ao (n=30)
45,17±10,27
4,83±1,26
1,90±0,66
0,87±0,57
5,07 ±2,65

10,0
43,3
40,0
6,7

16,7
50,0
16,7
16,7

60,0
10,0
30,0

57,7

23,1
19,2

Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3.2 Các khía cạnh kỹ thuật
3.2.1 Kết cấu vèo nuôi
Theo kết quả phân tích cho thấy thể tích trung bình của vèo sông nhỏ hơn vèo ao lần lượt là
12,4 và 101,2 và m3, kết quả này nhỏ hơn thể tích vèo sông và vèo ao nuôi cá lóc ở ĐBSCL
lần lượt là 64,0 và 126 m3 (Lê Xuân Sinh & Đỗ Minh Chung, 2010). Ở địa bàn nghiên cứu,
vèo nuôi cá lóc được làm từ lưới cước có chất lượng khác nhau, được thiết kế phù hợp với
điều kiên kinh tế nông hộ, ở mô hình vèo ao do ít chịu tác động của dòng chảy nên có thời
gian sử dụng lâu hơn so với vèo sông lần lượt là 4,7 và 2,1 năm. Độ sâu trung bình của vèo
sông thấp hơn độ sâu trung bình của vèo ao lần lượt là 1,7 và 2,2m, do không gian mặt
nước của vèo ao nhỏ nên cần độ sâu lớn để tạo sự thông thoáng cũng như đảm bảo đủ oxy
trong nước cho cá nuôi.
Bảng 2: Kết cấu vèo nuôi cá lóc
Thông tin
Tổng thể tích vèo (m3/hộ)
Số vèo nuôi (cái)
Thể tích bình quân (m3/vèo)
Độ sâu vèo (m)
Thời gian sử dụng vèo (năm)

Vèo sông (n=30)
19,85±30,68a
1,47±0,86a
13,50±35,67a
1,73±0,39a

2,13±0,63a

Vèo ao (n=30)
263,10±410,27b
2,13±1,94b
123,52±211,48b
2,15±0,73b
4,67±3,51b

Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

4


3.2.2. Nguồn giống, mật độ và kích cỡ giống thả nuôi
Nguồn cung cấp cá giống cá lóc trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ các tỉnh ĐBSCL như
Hậu Giang, An Giang và Đồng Tháp. Ở mô hình vèo sông (Hậu Giang), hộ nuôi thường
mua giống ở địa phương do có nhiều cơ sở sản xuất giống có chất lượng trên địa bàn, trong
khi ở vèo ao (Vĩnh Long) chỉ chiếm 3,3% mà thay vào đó là mua cá giống từ các tỉnh lân
cận (96,7%). Con giống thường được vận chuyển bằng xe máy, nếu quảng đường xa sẽ ảnh
hưởng đến tỉ lệ sống của giống thả. Việc chọn con giống tốt và phương pháp vận chuyển
phù hợp cũng góp phần quan trọng để tăng tỉ lệ sống của cá lóc.
Mật độ thả giống của mô hình vèo sông cao hơn có ý nghĩa thống kê so với vèo ao lần lượt
là 110,1 và 78,1 con/m3, mật độ này thấp hơn so với nghiên cứu mật độ cá lóc ở ĐBSCL
(Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2010) là 133,5 con/m3 (vèo sông) và 109,0 con/m3 (vèo
ao), cao hơn nghiên cứu của Tiêu Quốc Sang và ctv. (2013) từ 85,7-142,8 con/m3.
Kích cỡ cá giống thả nuôi của vèo sông (2,14 g/con) lớn hơn vèo ao (1,45 g/con). Việc thả
giống có kích cỡ lớn hơn nhằm hạn chế tỉ tệ rủi ro của mô hình, cá tăng trưởng nhanh. Nếu
thả giống có kích cỡ nhỏ thường dẫn đến tỉ lệ phân đàn cao, tăng cường độ cạnh tranh thức

ăn và oxy, làm cho tỉ lệ sống và năng suất giảm. Giá con giống cá lóc của vèo sông cao hơn
vèo ao lần lượt là 489 và 380 đ/con, do vèo sông có kích cỡ cá lớn hơn. Theo Lê Xuân Sinh
và Đỗ Minh Chung (2009), giá cá lóc giống dao động từ 370-1.100 đ/con, giá cá giống ở
Hậu Giang cao hơn giá cá lóc giống ở ĐBSCL.
Bảng 3: Nguồn giống và mật độ thả nuôi
Thông tin
Vèo sông (n=30)
Nguồn giống trong tỉnh (%)
100,00
3
Mật độ thả (con/m )
110,08±71,53b
Giá con giống (đ/con)
489,00±146,13b
Kích cỡ giống (g/con)
2,14±0,83b

Vèo ao (n=30)
3,33
78,13±79,59a
380,33±110,53a
1,45 ± 1,26a

Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3.2.3 Thức ăn và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Những loại thức ăn được người nuôi sử dụng phổ biến ở địa bàn nghiên cứu là cá tạp nước
ngọt (vèo sông 90%, vèo ao 56%), các loại thức ăn khác chiếm (vèo sông 10%, vèo ao
45%). Trong mô hình nuôi vèo sông tỉ lệ sử dụng thức ăn cá tạp nước ngọt cao hơn so với

vèo ao là do Vĩnh Long có sử dụng bổ sung thức ăn công nghiệp nhiều, lượng cá tạp phải
mua bổ sung chứ không tự đánh bắt toàn bộ như Hậu Giang.
Tỉ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trung bình là 13,6%, tỉ lệ thấp hơn so với giai đoạn
2010-2011 trong nghiên cứu của Lê Xuân Sinh et al. (2014) là 25%. Các loại thức ăn hộ
nuôi thường dùng là Master (38,5%), Con cò (23,1%), Ewos (15,4%), Aqua (7,7%) và

5


Green feed (7,7%). Hàm lượng đạm trong thức ăn không có sự biến động giữa các nhãn
hiệu thức ăn (40-43% đạm).
Số lần cho ăn của mô hình vèo sông (1,6 lần) thấp hơn vèo ao là 2,1 lần. Số lần cho cá ăn
trong ngày phụ thuộc vào giai đoạn phát triển (cá nhỏ cho cá ăn nhiều lần) và biến động giá
cá thương phẩm trên thị trường (giá cá cao cho cá ăn nhiều lần). Tuy nhiên, việc thúc đẩy
tăng trưởng của cá lóc bằng việc tăng số lần cho ăn sẽ làm tăng FCR và gây ô nhiễm môi
trường nước do tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn thấp (Phạm Minh Đức, 2012).
Lượng thức ăn của mô hình vèo sông cao hơn vèo ao lần lượt là 168,2 và 97,7 kg/m3/vụ),
giá thức ăn bình quân của vèo ao cao hơn mô hình vèo sông lần lượt là là 13,2 và 9 nghìn
đồng (P<0,05), do mô hình vèo ao có tỉ lệ thức ăn công nghiệp cao nên giá cao hơn, trong
đó giá thức ăn tạp và giá thức ăn viên lần lượt là 6,1-7,6 nghìn đồng và 19,30-19,32 nghìn
đồng.
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) bình quân của vèo sông là 4,2 cao hơn so với vèo ao là 3,9, do
mô hình vèo ao của Vĩnh Long cho ăn cá tạp nước ngọt ít hơn, thay vào đó là thức ăn viên.
FCR trong nghiên cứu này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh
Chung (2010) từ 4,0-4,3, cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv. (2012) và
Trần Văn Thấy (2011) với hệ số FCR lần lượt là 1,4 (thức ăn viên) và 4,0 (cá tạp). Cho cá
ăn bằng thức ăn tươi sống vừa thiếu chủ động vừa có ảnh hưởng xấu đến môi trường và
nguồn lợi thủy sản tự nhiên (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó,
người nuôi cần chọn loại thức ăn, kích cỡ, phân lượng và cách cho ăn phù hợp với từng giai
đoạn của cá lóc.

Bảng 6: Cơ cấu thức ăn và hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Thông tin
Vèo sông (n=30)
Cá tạp nước ngọt (%)

Vèo ao (n=30)

90,2

55,5

Các loại thức ăn khác (%)

9,8

44,5

 Ốc bươu vàng (%)

70,5

10,2

 Thức ăn công nghiệp (%)

19,0

81,0

10,5

1,57±0,50a
168,2±101,00b
7,58±0,43b
19,30±0,14a
8,95±1,40a
4,24±0,30b
1,9

8,8
2,07±0,69b
97,7±89,77a
6,13±0,94a
19,32±1,16a
13,22±9,51b
3,86±0,71a
36,0

 Cá biển (%)
Số lần cho ăn (lần/ngày)
Lượng TA bình quân (kg/m3/vụ)
Giá thức ăn cá tạp (1.000đ)
Giá thức ăn viên (1.000đ)
Giá thức ăn bình quân (1.000đ)
FCR (*)
Ti lệ hộ sử dụng thức ăn công nghiệp (%)

Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). (*) Được quy từ thức ăn viên về thức ăn cá tạp, với 1,3 kg thức
ăn viên=4,3 kg thức ăn cá tạp.


6


2.2.4 Mùa vụ nuôi và một số bệnh thường gặp
Cá lóc có thời gian sinh trưởng nhanh nên thời gian nuôi khoảng 3-4 tháng/vụ (cá lóc đầu
vuông) và 5-6 tháng (cá lóc đầu nhím), nên có thể nuôi 2 vụ/năm (60,0% số hộ), đặc biệt có
một số hộ nuôi đến 3 vụ/năm. Mùa vụ nuôi cá lóc ở địa bàn nghiên cứu là không rõ ràng,
khi đến mùa lũ (tháng 6-8 ÂL) hàng năm thì các hộ nuôi cá lóc bắt đầu thả cá giống để tận
dụng được nguồn cá tạp nước ngọt khai thác được trong mùa lũ và thu hoạch thường tập
trung nhiều vào tháng 9-11 ÂL. Theo Pillay (1990) thì cá lóc ở Thái Lan thường được thả
nuôi trong tháng 7–8, ở thời điểm này vào mùa mưa và lũ nên nguồn cá tạp, ốc, cua dễ tìm.

Tỷ lệ (%)

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh của cá lóc xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn trong quá
trình nuôi, đặc biệt là thời điểm giao mùa từ tháng 1-2 ÂL (thời tiết lạnh), và từ tháng 8-10,
khi mùa lũ rút xuống, nước thải ô nhiễm nông nghiệp được thải thẳng xuống sông, gây
bệnh cho cá (đặc biệt vèo sông). Các bệnh có tỉ lệ xuất hiện cao nhất lần lượt là bệnh ghẻ
(37,8%), xuất huyết (28,0%), trắng mình (20,7%), đỏ mang (11,0%) và gan thâm mủ
(2,4%). Bệnh cá thường xảy ra là do chất lượng con giống ngày càng giảm, mật độ nuôi
cao, thời gian nuôi kéo dài, chất lượng nước kém và tác động bất lợi từ thời tiết.
45
40
35
30
25
20
15
10
5

0

- Bệnh ghẻ

- Xuất huyết

- Trắng mình

38,71

- Đỏ mang

Ganthận
thâmmủ
mủ
--Gan

37,25
29,41
25,81
21,57

19,35
16,13

7,84
3,92
0
Vèo sông


Mô hình

Vèo ao

Hình 2. Một số bệnh thƣờng gặp trong quá trình nuôi
3.2.4. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Thời gian nuôi ở mô hình vèo sông là 4,4 tháng ngắn hơn so với mô hình vèo ao là 5,9
tháng (P<0,05) là do kích cỡ thả giống của vèo sông lớn hơn và kích cỡ thu hoạch của vèo
sông nhỏ hơn so với vèo ao lần lượt là 581,7 và 686,7g/con. Kích cỡ thu hoạch trong
nghiên cứu này nhỏ hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv. (2012) và Phạm
Đăng Phương, (2010) lần lượt là 691,2 và 700,0 g/con.
Năng suất của mô hình vèo sông cao hơn vèo ao lần lượt là là 39,3 và 21,7 kg/m 3/vụ
(P<0,05), thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2010) lần lượt
là 47,6 kg/m3/vụ (vèo sông) và 47,6 kg/m3/vụ (vèo ao), do mô hình vèo sông (Hậu Giang)
phần lớn nuôi cá đầu vuông nên năng suất cao.

7


Tỉ lệ sống trong mô hình vèo sông cao hơn so với vèo ao lần lượt là 74,3 và 62,3%, do kinh
nghiệm nuôi lâu hơn, mặc dù vèo sông tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh từ môi trường,
nhưng do kinh nghiệm xử lý môi trường tốt nên cá ít bệnh, tỉ lệ sống cũng cao hơn. Tỷ lệ
sống cá lóc trong nghiên cứu này tương ứng với kết quả của Dương Nhựt Long (2003) và
Tiêu Quốc Sang và ctv. (2013) là 52,6-77,4% và 39,7-79,6 %.
Nguồn tiêu thụ cá lóc hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa, do đó hầu hết các hộ nuôi đều
bán cho thương lái địa phương (95,2%), một số ít hộ có điều kiện như xe vận chuyển nên
đem trực tiếp đến các chợ bán lẻ để tăng thêm lợi nhuận cho gia đình. Hình thức bán chủ
yếu là bán xô cho thương lái (83,3%), còn lại là bán theo phân cỡ (16,7%).
Bảng 8: Thu hoạch và tiêu thụ
Thông tin

Thời gian nuôi (tháng)
Kích cỡ thu hoạch (g/con)
Tỉ lệ sống (%)
Năng suất bình quân (kg/m3/vụ )
Hình thức bán
- Bán xô (%)
- Bán phân cỡ (%)

Vèo sông (n=30)
4,42±0,76a
581,67±177,38a
74,32±12,50b
39,3±22,78b

Vèo ao (n=30)
5,85±0,81b
686,67±290,94b
62,26±16,82a
21,7±19,79a

90,0
10,0

76,7
23,3

Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

 Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất

Kết quả phân tích tương quan giữa năng suất và mật độ cho thấy, mật độ có mối tương
quan thuận với năng suất. Khi tăng mật độ lên 1 con/m3 thì năng suất của vèo sông và vèo
ao tăng lên lần lượt là 0,26 và 0,22 kg/m3/vụ. Theo Dương Nhựt Long (2004), mật độ thả
giống từ 80 – 100 con/m3 là tốt nhất.

Vèo sông

100
80
60

y = 0,261x + 10,53
R² = 0,674

40

Vèo ao

120

20

Năng suất (kg/m3/vụ)

Năng suất (kg/m3/vụ)

120

100
80

60

y = 0,220x + 4,439
R² = 0,787

40
20
-

-

200

-

400

Mật độ (con/m3)

200

400

Mật độ (con/m3)

Hình 3. Mật độ ảnh hƣởng đến năng suất
(Ghi chú: Các giá trị không theo quy luật được loại bỏ, nhưng dưới 10%)

8


600


3.3 Hiệu quả tài chính
 Cơ cấu chi phí mô hình nuôi
Tổng chi phí đầu tư của mô hình vèo sông cao hơn vèo ao lần lượt là 138,2 và 79,2
tr.đ/100m3/vụ (P<0,05), cao hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung
(2010) lần lượt là 74 (vèo sông) và 73 tr.đ/100m3/vụ (vèo ao), do FCR của vèo sông cao
hơn.
Chi phí cố định phần lớn là chi phí khấu hao vèo (78,8%) và chi phí mua thiết bị sản xuất
(21,2%), các hộ nuôi chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có nên quy mô có phần nhỏ lẻ. Chi phí
biến đổi chiếm phần lớn trong tổng chi phí đầu tư (99,45%), chi phí biến đổi của vèo sông
cao hơn so với vèo ao lần lượt là 136,8 và 78,48 tr.đ/100m3/vụ. Tỉ lệ chi phí biến đổi này
tương ứng với nghiên cứu của Trần Hoàng Tuân và ctv. (2014) chiếm 99,5% cao hơn các
nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv. (2012) và Le Xuan Sinh et al. (2014) lần lượt là
88,6 và 88,1%. Trong tổng chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn chiếm chủ yếu (91,97%), kế
đến là chi phí con giống (3,37%).
Bảng 9: Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí
(ĐVT: tr.đ/100m3/vụ)
Thông tin
Vèo sông (n=30)
Vèo ao (n=30)
b
Chi phí cố định
1,37±1,38
0,73± 0,61a
- Chi phí con giống
5,25±3,83b
2,72±2,49a
- Chi phí thức ăn

129,66±78,40b
72,71±72,55a
- Chi phí cải tạo
0,39±1,07a
0,29±0,28a
- Chi phí thuốc và hóa chất
2,77±5,71a
2,35±3,68a
- Chi phí khác
0,41±0,13b
0,33±0,18a
Chi phí biến đổi
136,80±84,26a
78,48±74,89a
Tổng chi phí
138,18±84,26b
79,20±75,30a
Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

 Hiệu quả tài chính mô hình nuôi
Thu nhập bình quân của vèo sông cao hơn vèo ao lần lượt là 1,28 tr.đ/m3/vụ và 0,78
tr.đ/m3/vụ (P<0,05), cao hơn nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2010) là
0,74 (vèo sông) và 0,70 tr.đ/m3/vụ (vèo ao). Giá thành sản xuất dao động từ 35-37 nghìn
đồng, cao hơn giá thành trong nghiên cứu của Đỗ Minh Chung (2010), Huỳnh Văn Hiền và
ctv. (2012) và Lê Xuân Sinh et al. (2014) lần lượt là 26,7; 27,2; 34 nghìn đồng/kg, nguyên
nhân là do giá thức ăn cao và giá bán cá thương phẩm thấp.
Giá bán bình quân của mô hình vèo sông là thấp hơn vèo ao lần lượt là 31,9 và 35,7 nghìn
đồng (P<0,05), do vèo sông Hậu Giang chủ yếu nuôi cá đầu vuông, giá bán thấp hơn cá
đầu nhím của Vĩnh Long, thương lái tập trung vào một số ít vựa thu mua lớn nên người

nuôi thường bị ép giá do họ không có sự lựa chọn khác. Giá bán bình quân trong nghiên

9


cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2010), giá cá lóc
bình quân bán tại ao là 28.800 đồng/kg. Lợi nhuận của 2 mô hình từ -0,1 đến 0,01
tr.đ/m3/vụ (P>0,05), thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Minh Chung (2010) từ 0,12-0,15
tr.đ/m3/vụ. Lợi nhuận tính trên một đơn vị khối lượng từ -1,8 đến -3,0 nghìn đồng/kg, thấp
hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv. (2012) là 13,4 nghìn đồng/kg.
Tỉ suất lợi nhuận của vèo sông (-0,06) thấp hơn vèo ao (0,04). Kết quả này thấp hơn so với
nghiên cứu của Lê Văn Liêm (2007), Huỳnh Văn Hiền và ctv. (2012) lần lượt là 0,3 và 0,8.
Tỉ lệ thua lỗ của vèo sông cao hơn vèo ao lần lượt là 63,3% và 36,7%, tỉ lệ này cao hơn so
với nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv. (2012) và Le Xuan Sinh et al. (2014) lần lượt
là 21,5% và 47,7%. Giá thành sản xuất, lợi nhuận bình quân và tỉ suất lợi nhuận không có
sự khác biệt đáng kể giữa 2 mô hình.
Bảng 10: Hiệu quả tài chính
Thông tin
Tổng chi phí (tr.đ/m3/vụ)
Giá thành (1.000đ/kg)
Giá bán bình quân (1.000đ/kg)
Thu nhập (tr.đ/m3/vụ)
Lợi nhuận (tr.đ/m3/vụ)
Lợi nhuận (1.000đ/kg)
Tỉ suất lợi nhuận
Tỉ lệ thua lỗ (%)

Vèo sông (n=30)
1,38±0,84b
34,95±5,12a

31,92±2,81a
1,28±0,80b
-0,10±0,30a
-3,03±6,00a
-0,06±0,18a
63,3

Vèo ao (n=30)
0,79±0,75a
37,49±12,86a
35,65±4,55b
0,78±0,76a
0,01±0,29a
-1,84±12,85b
0,04±0,28a
46,7

Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (vèo sông và vèo ao) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá lóc
 Thuận lợi

Cá lóc là loài dễ nuôi, mau lớn và không cần phải thay nước thường xuyên (vèo sông) với
chi phí đầu tư thấp, dễ bán và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông dân tiết kiệm phần lớn
chi phí do sử dụng nguồn lao động gia đình là chính, tận dụng nguồn thức ăn cá tạp dễ
kiếm, lấy công làm lời. Hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm trong nuôi cá lóc, giảm đáng kể tỉ lệ
bệnh cho mô hình.
 Khó khăn


Nguồn nước bị ô nhiễm do các chất thải từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và nuôi
cá thương phẩm. Chất lượng nguồn giống chưa được tốt, cùng với tác động của thời tiết và
tác động của BĐKH gây ra dịch bệnh cho cá. Chi phí đầu tư cho nuôi cá lóc liên tục tăng,
giá cá bấp bênh và biến động thường xuyên theo hướng bất lợi cho hộ nuôi. Bên cạnh đó,
nguồn cá tạp ngày càng bị khai thác cạn kiệt, nông dân thiếu vốn mở rộng sản xuất là
những khó khăn hiện tại của mô hình.

10


4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1.1 Kết luận
Mô hình nuôi cá lóc trong vèo sông ở Hậu Giang được thả nuôi với mật độ khá cao, thời
gian nuôi ngắn, kích cỡ thu hoạch tương đối nhỏ, tỷ lệ sống cao vì thế năng suất cao hơn
vèo ao. Thức ăn chủ yếu được sử dụng ở 2 mô hình nghiên cứu phần lớn là cá tạp nước
ngọt, tỉ lệ sử dụng thức ăn viên bổ sung của vèo sông thấp hơn. Tổng lượng thức ăn của mô
hình vèo sông cao hơn vèo ao với FCR lần lượt là 4,2 và 3,9.
Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi cá lóc bình quân trên 99,5%, trong đó chi phí thức ăn
chiếm chủ yếu. Tổng chi phí trong nuôi cá lóc là 0,79-1,38 tr.đ/m3/vụ, nhưng lợi nhuận thu
được chỉ từ 0,15-0,17 tr.đ/m3/vụ (tính trên hộ có lời). Tổng chi phí đầu tư của vèo sông cao,
giá bán lại thấp hơn nên tỷ lệ số hộ có lời thấp hơn (vèo sông 36,7% và vèo ao 53,3%),
người nuôi thua lỗ bình quân là -1.840 đến -3.030 đ/kg cá. Giá thành, lợi nhuận và tỉ suất
lợi nhuận không có sự khác biệt giữa 2 mô hình.
4.2. Đề xuất
Hộ nuôi nên đa dạng hóa loại thức ăn như cá biển, ốc bươu vàng, phụ phẩm từ các nhà máy
chế biến thủy sản, đặc biệt là thức ăn viên. Thả giống với mật độ vừa phải, thiết kế vèo phù
hợp để dễ chăm sóc quản lý cá, kiểm tra thường xuyên để giảm rủi ro trong quá trình nuôi
(đặc biệt là vèo sông), kết hợp với chế độ cho ăn hợp lý đối với cả 2 mô hình nhằm giảm
FCR. Thành lập tổ hợp tác, tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau. Các cấp lãnh đạo tăng cường tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, thuốc, thức ăn và

vốn cho hộ nuôi.
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn dự án AQUAFISH đã hỗ trợ kinh phí, cán bộ phòng
NN&PPNT huyện Bình Tân, Trà Ôn (Vĩnh Long), cán bộ Chi cục Thủy sản huyện Vị Thủy
(Hậu Giang), thầy Trương Hoàng Minh và anh Trần Hoàng Tuân đã hỗ trợ trong quá trình
thực hiện đề tài này !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Nhựt Long, 2003. Ương nuôi cá lóc bằng thức ăn tự chế. Báo cáo nghiệm thu đề tài
cấp Bộ (Mã số B: 2001- 31- 17), 64 trang.
Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản-ĐHCT.
Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Hoàng Huy và Nguyễn Thị Minh Thúy, 2012. So sánh hiệu quả
kinh tế-kỹ thuật giữa sử dụng thức ăn cá tạp và thức ăn viên cho nuôi cá lóc
(Channa striata) thương phẩm trong ao tại An Giang và Đồng Tháp. Kỷ yếu Hội
nghị khoa học thủy sản, Đại học Nông lâm, Tp.HCM, trang 480-487.

11


Lê Văn Liêm, 2007. Khảo sát tình hình cung cấp, sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng
xanh, cá tra và cá lóc ở ĐBSCL. Luận văn Thạc sĩ, ngành NTTS. Khoa Thủy Sản,
Trường ĐHCT, 87 trang.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc (Chana. sp) nuôi ở
ĐBSCL. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học thuỷ sản lần 4, trang 512-523.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2010. Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channa
micropeltes và Channa striatus) ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa học-ĐHCT, trang 436447.
Le Xuan Sinh, Hap Navy Robert S. And Pomeroy, 2014. Value Chain of Snakehead Fish in
the Lower Mekong Basin of Cambodia and Vietnam. Aquaculture Economics &
Management, number 18, p 76-96.
Phạm Đăng Phương, 2010. Khảo sát tình hình quản lý môi trường và sức khỏe cá lóc nuôi ở
ĐBSCL. Luận văn Thạc sĩ, ngành NTTS, Khoa Thủy sản, Trường ĐHCT, 74 trang.

Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn, Trần Thị Thanh Hiền, 2012. Khảo sát mầm bệnh trên cá
lóc (Channa striata) nuôi ao thâm canh ở An Giang và Đồng tháp. Tạp chí Khoa
học-ĐHCT, số chuyên đề: Thủy sản 2012:21b, trang 124-132.
Pillay, 1990. Aquaculture Principle and Practices. Fishing New Book Publication, 575pp.
Tiêu Quốc Sang, Dương Nhựt Long, Lam Mỹ Lan, 2013. Ảnh hưởng của mật độ lên tăng
trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả tài chính của mô hình ương nuôi cá lóc thương phẩm
trong bể lót bạt. Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản
và Công nghệ Sinh học: 25 (2013): 223-230.
Tổng cục thống kê, 2014. Số liệu thống kê từ năm 2007-2012.
Trần Hoàng Tuân, Nguyễn Tuấn Lộc, Huỳnh Văn Hiền, Trương Hoàng Minh, Trần Ngọc
Hải và Robert S. Pomeroy, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất và tác động của thay
đổi thời thiết đến nuôi cá lóc ( Channa striata) trong ao ở tỉnh An Giang và Trà
Vinh. Tạp chí Khoa học-ĐHCT, số chuyên đề: Thủy sản (2014)(2), trang 141-149.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp; trang 191.
Trần Văn Thấy, 2011. Thực nghiệm nuôi cá lóc trong bể bạt ở huyện An Phú-Phú Tân tỉnh
An Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành NTTS; trang 21-22.

12



×