Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở huyện duyên hải và châu thành tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.08 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

TRẦN THỊ SAMACH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
Ở HUYỆN DUYÊN HẢI VÀ CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

TRẦN THỊ SAMACH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
Ở HUYỆN DUYÊN HẢI VÀ CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. TRƯƠNG HOÀNG MINH

2014




PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
Ở HUYỆN DUYÊN HẢI VÀ CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH
Trần Thị Samach và Trương Hoàng Minh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Duyên Hải (DH) và Châu Thành (CT) tỉnh
Trà Vinh từ tháng 8-12/2014, thông qua việc phỏng vấn 64 hộ (32 hộ/huyện) nuôi tôm thẻ chân
trắng (TCT) thâm canh. Các thông tin được thu thập nhằm phân tích khía cạnh kỹ thuật, tài chính
cũng như xác định những thuận lợi, khó khăn tồn tại trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy
huyện DH có diện tích nuôi lớn hơn so với CT lần lượt là 5,46 và 4,07 ha/hộ, nhưng có mực nước
ao nuôi thấp hơn tương ứng 1,2 m và 1,47 m. Mật độ thả giống ở huyện DH thấp hơn huyện CT,
nên có năng suất thấp hơn lần lượt là 7,02 tấn/ha/vụ và 9,12 tấn/ha/vụ. Giá thành sản xuất ở cả 2
huyện từ 87.100 đồng/kg đến 87.810 đồng/kg với tổng chi phí ở DH (560,96 Tr.đồng/ha/vụ) thấp
hơn CT (703,02 Tr.đồng/ha/vụ). Lợi nhuận (Tr.đồng/ha/vụ) huyện CT cao hơn DH, lần lượt là
373,57 và 348,30 nhưng tỷ suất lợi nhuận huyện CT thấp hơn DH, tỷ lệ hộ có lời ở hai huyện
bằng nhau (87,5%). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mật độ thả giống, mực nước ao nuôi, thời
gian nuôi và tỷ lệ sống là những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trong mô hình nuôi, còn lợi
nhuận thì phụ thuộc vào giá bán, mật độ thả giống và tỷ lệ sống.
Từ khóa: Hiệu quả tài chính, khía cạnh kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng.
ABSTRACT
This study was conducted in Duyen Hai (DH) and Chau Thanh (CT) districts, Tra Vinh
province from 8/2012 to 12/2014 through interviewing 64 houses (34 households/ district)
culturing intensive white leg shrimp. The assembled information is to evaluate technical and
economic (financial) aspects and identify advantages and disadvantages of the farming system.
As a result of this study showed that the average culturing white leg shrimp area of DH district
(5.46 ha/ household) was larger than CT district (4.07ha/household), yet the water depth of farm

platfom of DH district (1.27m) was lower than CT district (1.47m). The average yield of
productivity was 7.02 and 9.12 mt/ha/crop corresponding to two districts. Production cost in both
two districts was 87 100 to 87 810 VND/kg. The investment cost in DH (348 300 million
VND/ha/crop) was lower than CT (373 576 million VND/ha/crop). The income in CT (373 57
million VND/ha/crop) was higher than DH (348 30 million VND/ha/crop), yet the benefit ratio in
CT was lower than DH, and the rate of profited households in two district was the same (87.5%).
The result of recurrent analysis showed that stocking density, the water depth of farm platform,
culturing days and survival rate are factors that affected productivity of farming system. The
profit depends on selling price, stocking density and survival rate.
Key words: Financial efficiency, Penaeus Vannamei, white leg shrimp,
Title: Analyzing technical and financial efficiency of white leg shrimp farming system in Tra Vinh
province.

1


1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tôm TCT đang có vị thế quan trọng trong cơ cấu sản
xuất, xuất khẩu (XK) tôm của Việt Nam, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, duy trì và
đẩy mạnh giá trị XK tôm nói riêng và kim ngạch XK thủy sản của cả nước nói chung
(Tổng cục Thủy sản, 2014). Đây cũng là một trong những đối tượng mang lại nguồn thu
nhập chính của nhiều người dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc
biệt là ở các tỉnh ven biển trong đó có tỉnh Trà Vinh.
Trà Vinh là tỉnh có điều kiên tự nhiên thuận lợi để nuôi trồng thủy sản (NTTS)
với sản lượng NTTS năm 2013 đạt 81.265 tấn, sản lượng tôm đạt 20.600 tấn, riêng tôm
TCT chiếm sản lượng hơn 3.000 tấn (Cục Thống kê Trà Vinh, 2014). Người nuôi tôm
trên địa bàn tỉnh đang chuyển dần từ mô hình nuôi tôm sú sang nuôi tôm TCT làm cho
sản lượng và diện tích nuôi tôm TCT ngày càng tăng ở một số huyện như DH, Cầu
Ngang, Trà Cú và CT. Chỉ riêng trong sáu tháng đầu năm 2014 diện tích nuôi tôm TCT

tăng lên 4.500 ha, trong khi cuối năm 2013 diện tích nuôi tôm TCT trên địa bàn tỉnh chỉ
đạt 2.300 ha (Cục Thống kê Trà Vinh, 2014). Tuy nhiên, sự chuyển đổi tự phát đó đã làm
phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, mất cân đối cung và cầu sản phẩm. Tôm TCT lại là đối
tượng mới, người dân chưa nắm vững kỹ thuật nuôi trong khi dịch bệnh xuất hiện nhiều
và dễ lây lan, nhưng hiệu quả sản xuất của mô hình chưa được đánh giá cụ thể. Từ thực tế
đó, việc “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh ở huyện Duyên Hải và Châu Thành tỉnh Trà Vinh” đã được thực hiện để từ đó đề
ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô
hình nuôi tôm TCT thâm canh ở Trà Vinh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm TCT thâm canh tại huyện
DH và CT tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho người
nuôi.
1.3 Nội dung nghiên cứu
i.

Phân tích và so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở
hai huyện DH và CT;

ii.

Phân tích và so sánh các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi tôm TCT thâm canh
ở hai huyện DH và CT;

iii.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng năng suất và lợi nhuận trong mô hình nuôi tôm
TCT thâm canh ở hai huyện DH và CT;

2



iv.

Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp góp phần phát
triển bền vững mô hình nuôi tôm TCT ở Trà Vinh.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh từ tháng 8-11/2014 bằng
cách phỏng vấn trực tiếp 64 hộ (32 hộ/huyện) nuôi tôm TCT thâm canh. Các thông tin
được thu thập trong nghiên cứu bao gồm:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Trà Vinh, cục thống kê tỉnh Trà Vinh. Các nghiên cứu đã được xuất bản trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành, luận văn Cao học.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi tôm TCT
thâm canh với các thông tin (1) khía cạnh kỹ thuật (diện tích nuôi, mật độ thả nuôi, thời
gian nuôi, kích cỡ thu hoạch, năng suất,…); (2) hiệu quả tài chính (chi phí, thu nhập, lợi
nhuận,…) và (3) những thuận lợi và khó khăn bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Excel
và SPSS với các phương pháp: phương pháp thống kê mô tả (tần suất, giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn) để mô tả các thông tin kỹ thuật và tài chính trong mô hình; phương pháp
kiểm định thống kê (T-test) để so sánh sự khác biệt giữa các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính
ở hai địa bàn nghiên cứu; phương pháp phân tích hồi qui đa biến để phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình.
Một số công thức tính các chỉ tiêu tài chính cũng được sử dụng là:
Tổng chi phí (TC) = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
Thu nhập = Tổng số tiền bán sản phẩm
Giá thành = Tổng chi phí/Tổng sản lượng
Lợi nhuận (LN) = Thu nhập – tổng chi phí
Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí

3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về nông hộ
Nhìn chung độ tuổi trung bình của hộ nuôi tôm TCT ở huyện DH (40 tuổi) chênh
lệch không lớn so với CT (41 tuổi), nhưng số năm kinh nghiệm trung bình ở CT cao hơn,
tương ứng là 2,0 năm và 1,7 năm. Hầu hết các hộ nuôi đều mới chuyển đổi sang nuôi tôm
TCT nên số năm kinh nghiệm thấp, ở huyện DH chỉ có 1 hộ có số năm kinh nghiệm nuôi
cao nhất là 10 năm do trước đây chủ hộ đã tham gia mô hình nuôi tôm TCT ở tỉnh Bến
Tre, riêng huyện CT thì 3 năm kinh nghiệm là cao nhất, nên việc quản lý và chăm sóc
tôm ở cả hai huyện vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.

3


Qua kết quả khảo sát 64 hộ ở hai huyện cho thấy mọi hoạt động trong mô hình
nuôi tôm TCT đều do nam giới phụ trách và quyết định, bởi vì việc nuôi tôm mang tính
chất nặng nhọc nên phụ nữ chỉ có vai trò hỗ trợ trong việc chăm sóc (Lê Xuân Sinh và
ctv., 2006). Phần lớn các hộ nuôi với diện tích khá nhỏ nên sử dụng lao động gia đình là
chủ yếu (1-2 người/hộ), chỉ có 6 hộ ở DH và 4 hộ ở CT có thuê thêm lao động.
Trình độ học vấn của các hộ nuôi tôm TCT ở khu vực nghiên cứu tương đối thấp,
do các hộ nuôi ở khu vực vùng sâu vùng xa, không có điều kiện đến trường nên phần lớn
chỉ học đến cấp I, cấp II. Ở DH người nuôi học đếp cấp II chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) cao
hơn ở CT (34,3%), nên có tỷ lệ hộ tiếp cận nguồn thông tin kỹ thuật từ sách báo và các
tạp chí chuyên ngành cũng cao hơn, lần lượt là 28,6% và 14,3%, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hầu hết các hộ nuôi ở DH và CT học hỏi kinh
nghiệm từ các hộ nuôi lân cận và tỷ lệ này ở hai huyện gần bằng nhau (87,7% và 97,1%)
nên việc chăm sóc, quản lý, lựa chọn giống, thức ăn, thuốc hóa chất thường có xu hướng
giống nhau giữa các hộ trong một khu vực nuôi.
Bảng 1: Các thông tin chung về nông hộ nuôi tôm TCT
Hạng mục
Duyên Hải (n=32)

Châu Thành (n=32)
a
Tuổi chủ hộ
39,5±6.6
41,4±8.4a
Số năm kinh nghiệm
1,7±1.6a
2,0±0.7a
1,5±0.9a
1,3±0.5a
Số lao động trong gia đình
Số lao động thuê mướn
0,5±1.2a
0,1±0.5a
Trình độ học vấn (%)
2,9
0,0

Mù chữ
28,6
42,9

Cấp 1
40,0
34,29

Cấp 2
22,9
14,3


Cấp 3
5,7
8,6

TC, CĐ và ĐH
Nguồn thông tin kỹ thuật (%)
87,7
97,1

Nông dân khác
71.4
75,7

Kinh nghiệm
78
60

TV
48,6
61,4

Tập huấn
28,6
14,3

Sách, báo
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0,05). Sử dụng kiểm định T-test.

4



3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm TCT
Diện tích ao trung bình ở DH là 5,5 ha lớn hơn huyện CT, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), do các hộ nuôi ở huyện CT nằm trên cù lao nên
diện tích đất tương đối nhỏ, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi qui mô
lớn nên diện tích trung bình chỉ bằng 4,1 ha với mực độ sâu trung bình là 1,5 m, cao hơn
có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với huyện DH là 1,3 m, kết quả nghiên cứu tại huyện
CT tương ứng kết quả nghiên cứu của Võ Nam Sơn và ctv. (2014) tại tỉnh Sóc Trăng,
mực nước trung bình là 1,4 m.
Tuy nhiên, trong 64 hộ được khảo sát ở hai huyện, chỉ có 31,3% hộ ở DH có sử
dụng ao lắng, tỷ lệ này cao hơn ở huyện Châu thành (20% hộ). Hầu hết các hộ nuôi ở hai
khu vực đều tận dụng đất sản xuất để nuôi tôm và lấy nước trực tiếp từ sông bơm vào ao,
nên có đến 48,7% hộ ở cả hai khu vực không sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm
TCT thâm canh. Từ thực trạng trên, nguy cơ xảy ra dịch bệnh ở khu vực này rất cao do
mầm bệnh dễ dàng lây lan từ bên ngoài vào ao nuôi.
Mật độ thả giống trung bình ở DH và CT từ 71,9 con/m2 đến 77,9 con/m2, giữa
hai huyện chênh lệch không đáng kể nhưng nhỏ hơn mật độ 89,2 con/m2 của các hộ nuôi
tôm TCT ở tỉnh Bến Tre trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền
(2012), do kinh nghiệm nuôi tôm TCT ở tỉnh Trà Vinh còn thấp nên hầu hết người dân
chưa dám thả với mật độ cao. Kích cỡ giống trung bình mà người nuôi ở huyện DH thả là
PL12 nhỏ hơn ở CT (PL13), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Thời gian nuôi trung bình ở DH cao hơn CT, tương ứng là 75,7 ngày/vụ và 72,2
ngày/vụ, lớn nhất là 90 ngày/vụ, thấp nhất là 30 ngày/vụ, sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Kết quả này thấp hơn khảo sát của Trần Chí Duẫn (2013), thời gian
nuôi tôm TCT trung bình là 104,1 ngày/vụ, nhưng tương ứng với kết quả của Nguyễn
Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012) có thời gian nuôi trung bình là 81,8 ngày/vụ.
Kích cỡ thu hoạch tôm huyện CT nhỏ hơn huyện DH, lần lượt là và 72,7 con/kg và 102,5
con/kg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả ở DH chênh lệch đáng kể so
với nghiên cứu của Thái Bá Hồ và Lưu Trọng Lư (2006) có kích cỡ thu hoạch tôm TCT

trung bình là 63 con/kg. Nguyên nhân do một số hộ ở DH có tôm bệnh, phải thu hoạch
sớm nên kích cỡ lớn nhất lên đến 400 con/kg và có 3 hộ phải thu hoạch ở kích cỡ từ 200300 con/kg, nên kích cỡ trung bình ở huyện DH cao hơn những nghiên cứu trước đây.
Tôm TCT là loài nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh ở giai đoạn nhỏ, tôm nuôi trên 60
ngày thì người nuôi đã có thể có lời, hạn chế được rủi ro và nuôi được nhiều vụ trong
năm nên đây là ưu điểm để thu hút người nuôi chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang tôm TCT,
nhưng cần chăm sóc và quản lí tôm chặt chẽ để tôm phát triển đạt kích cỡ tốt nhất, giá
bán cao.

5


Qua kết quả khảo sát, hệ số FCR trung bình ở DH (1,2) thấp hơn CT (1,2), trong
đó, FCR nhỏ nhất là 0,8 và lớn nhất là 2,1 đều là các hộ ở huyện DH, đây là những hộ
nuôi lỗ do tôm chết sớm buộc phải thu hoạch nên năng suất không cao. FRC trung bình
cả hai huyện tương ứng với hệ số FCR từ 1,1–1,3 trong nghiên cứu của Nguyễn Khắc
Hường (2007).
Tỷ lệ sống trung bình của tôm TCT ở huyện DH (80,2%) cao hơn huyện CT 3,5%
nhưng năng suất thu hoạch trung bình ở huyện DH (7,0 tấn/ha/vụ) thấp hơn huyện Châu
Thành (9,1 tấn/ha/vụ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Bảng 2 Khía cạnh kỹ thuật trong nuôi tôm TCT ở Trà Vinh
Hạng mục
Duyên Hải (n=32)
Châu Thành (n=32)
a
Diện tích nuôi (ha/hộ)
5,5±4,9
4,1±2,3a
Mực nước ao nuôi (m)
1,3±0,08a
1,5±0,17b

Mật độ thả tôm giống (con/m2)
71,9±20,6a
77,9±13,3a
Nguồn giống (%)
59,4
28,1
− Miền Trung
− Bạc Liêu
24,9
12,5
53,1
12,5
− Bến Tre
3,3
6,2
− Khác
a
Kích cỡ giống (PL)
12,0±0,8
13,0±0,9b
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
75,7±16,2a
72,2±10,9a
Kích cỡ thu hoạch (con/kg)
102,5±75,3a
72,7±21,4b
FCR
1,2±0,2a
1,2±0,12a
Tỷ lệ sống (%)

80,2±17,7a
76,6±19,7a
Năng suất (tấn/ha/vụ)
7,0±3,05a
9,1±4,0b
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0,05). Sử dụng kiểm định T-test.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất (tấn/ha/vụ)
Y = -24,25 + 4,3X1 + 0,1X2 + 0,1X3 + 0,1X4
(R2 = 0,701; R2 hiệu chỉnh = 70%; Sig = 0,00)
Với Y là năng suất, có:
X1: Mực nước ao nuôi
X2: Mật độ thả giống
X3: Tỷ lệ sống
X4: Thời gian nuôi
Kết quả phân tích hồi quy đa biến giữa năng suất và các biến độc lập cho thấy có
4 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các hộ nuôi tôm TCT thâm canh ở Trà Vinh, gồm:
mực nước ao nuôi, mật độ thả giống, tỷ lệ sống và thời gian nuôi. Mực nước ao nuôi là

6


biến tỷ lệ thuận với năng suất của hai huyện, mực nước ao nuôi càng cao thì năng suất
tăng càng tăng nhưng không ổn định, theo kết quả khảo sát thì năng suất cao nhất khi
mực nước ao nuôi là 1,7 m, do đó người nuôi cần chú ý đến mực nước trong ao nuôi để
đạt được năng suất và lợi nhuận cao nhất.
Mật độ thả giống càng nhiều thì năng suất tôm nuôi tăng, tuy nhiên khi mật độ
quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn, tôm chậm lớn. Trên địa bàn nghiên cứu, năng
suất cao nhất (17,6 tấn/ha/vụ) khi thả ở mật độ từ 80-100 con/m2, người nuôi cần tăng
mật độ nuôi tôm thích hợp để tăng lợi nhuận nhưng không nên vượt quá mật độ đã được

khuyến cáo của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh (100-120 con/m2). Năng
suất còn phụ thuộc vào tỷ lệ sống của tôm, khi tỷ lệ sống tăng 1 đơn vị thì năng suất tăng
0,1 đơn vị, tỷ lệ sống trên 88% cho năng suất cao nhất. Vì vậy, chọn lọc giống tốt, thời vụ
thả giống thích hợp, xử lý nguồn nước và quản lý ao nuôi chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro
dịch bệnh trong quá trình nuôi.
Ngoài ra, thời gian nuôi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất,
năng suất trung bình cao (trên 10 tấn/ha/vụ) khi thời gian nuôi tôm từ 70-90 ngày, năng
suất cao nhất (17,6 Tr.đồng/ha/vụ) khi có thời gian nuôi 80 ngày/vụ, tuy nhiên vẫn có
một số hộ có năng suất thấp do tỷ lệ sống của tôm không cao. Kết quả này khác biệt với
nghiên cứu của Trần Ngọc Tùng (2010), năng suất cao nhất khi có thời gian nuôi trên 120
ngày. Thời gian nuôi càng ngắn thì năng suất càng giảm, có đến 63% hộ lỗ trong tổng số
hộ có thời gian nuôi nhỏ hơn 45 ngày do tôm không lớn, tôm bệnh và chết sớm.
3.3 Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Cơ cấu chi phí của mô hình
Chi phí biến đổi ở CT (682,0 Tr.đồng/ha/vụ) cao hơn 1,26 lần so với DH (561
Tr.đồng/ha/vụ), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), chi phí cố định ở CT cao hơn
DH 2,51 Tr.đồng/ha/vụ, kết quả cho thấy chi phí đầu tư ở DH phù hợp với kết quả nghiên
cứu trước đây của Nguyễn Thanh Long và ctv. (2012) tại tỉnh Bến Tre (chi phí biến đổi
trung bình là 560,7 Tr.đồng/ha/vụ và chi phí cố định khấu hao là 15,4 Tr.đồng/ha/vụ). Vì
các hộ nuôi ở CT nằm trên cù lao, cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế, phải vận chuyển máy
móc phương tiện phục vụ sản xuất từ đất liền vào nên tổng chi phí đầu tư cao hơn.
Trong cơ cấu chi phí biến đổi, thức ăn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và có vai trò
quan trọng. Tại DH chi phí thức ăn chiếm 56% chi phí biến đổi, khác biệt không lớn so
với huyện CT (54,8%). Chi phí quan trọng kế tiếp là chi phí thuốc, hoá chất, chi phí
giống, điện, nhiên liệu, và chi phí cải tạo. Còn lại là các chi phí chiếm tỷ lệ thấp gồm chi
phí mua bạc lót ao, thuê lao động, lãi vay ngân hàng và các khoản khác. Nhìn chung, cơ
cấu chi phí biến đổi giữa hai huyện chênh lệch không nhiều.

7



Tổng chi phí (Tr.đồng/ha/vụ)

Tổng chi phí trung bình trong nuôi tôm TCT thâm canh huyện DH thấp hơn CT,
huyện DH trung là 561 Tr.đồng/ha/vụ, trong khi huyện các hộ nuôi ở CT lên đến 703
Tr.đồng/ha/vụ (hình 1), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
1000

b

a

800
600
400
200
0

Duyên Hải

Châu Thành

Huyện

Hìn
h
1:
Tổ
ng
chi

phí
tro
ng
nuô
i

tôm TCT
Bảng 3: Chi phí trong nuôi tôm TCT thâm canh ở tỉnh Trà Vinh
Hạng mục
Duyên Hải (n=32)

Châu Thành
(n=32)
a
Chi phí cố đinh khấu hao (Tr.đồng/ha/vụ)
18,5±7,8
21±6,3a
Chi phí biến đổi (Tr.đồng/ha/vụ)
540±219,6a
682±255,6b
56
54,,8

Thức ăn (%)
14,3
13,8

Thuốc, hóa chất (%)
12
13,1


Giống (%)
11,7
10,8

Điện, nhiên liệu (%)
3,7
4,6

Cải tạo (%)
2,3
2,9

Khác (%)
a
Tổng chi phí (Tr.đồng/ha/vụ)
561±223,1
703±256,7b
Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Sử dụng kiểm định T-test.
Hiệu quả tài chính của mô hình

Giá thành sản suất tôm TCT ở DH và CT gần bằng nhau, lần lượt là là 87,1
ngànđồng/kg và 87,8 ngàn đồng/kg. Giá thành sản xuất trung bình ở khu vực khảo sát
gần bằng với kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Hồng Gấm và ctv. (2014) giá thành sản
xuất là 82,2 ngàn đồng/kg.
Trong nuôi tôm TCT thâm canh, giá bán là một trong những yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của người nuôi, giá bán trung bình ở huyện DH là 115,3 ngàn đồng/kg
chênh lệch không cao so với huyện CT (117,8 ngànđồng/kg), với giá bán này thì thu nhập
8



trung bình của hộ nuôi ở huyện DH (909,3 Tr.đồng/ha/vụ) thấp hơn thu nhập của các hộ
nuôi ở huyện CT (1076,6 Tr.đồng/ha/vụ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Huyện CT có thu nhập cao hơn nhưng do chi phí đầu tư cao nên lợi nhuận trung bình ở
hai CT và DH gần bằng nhau, lần lượt là 348,3 Tr.đồng/ha/vụ và 373,6 Tr.đồng/ha/vụ,
trong đó hộ có lợi nhuận cao nhất là 1082,2 Tr.đồng/ha/vụ.
Trong mô hình trên, phần lớn tỷ suất lợi nhuận của các hộ nuôi tôm TCT tương
đối cao, huyện DH (0,6 lần) cao hơn huyện CT (0,5 lần), nhưng sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy cả hai huyện đều có một vài hộ lỗ nhưng chỉ chiếm tỷ
lệ nhỏ, chỉ có 4 hộ ở huyện DH và 4 hộ ở huyện DH trong tổng số 64 mẫu đã được thu,
hộ nuôi lỗ nhiều nhất là –374 Tr.đồng/ha/vụ. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trong nuôi tôm
TCT thấp hơn tôm sú (1,49 lần) (Dương Vĩnh Hảo, 2009) nhưng vòng quay vốn trong
nuôi tôm TCT nhanh (2,5 - 3 tháng), hạn chế được rủi ro nên người nhiều người nuôi đã
chuyển từ nuôi tôm sú sang tôm TCT.
Bảng 4: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Hạng mục
Duyên Hải (n=32)
Châu Thành (n=32)
a
Giá thành (1.000 đồng/kg)
87,1±43,6
87,81±32,89a
Giá bán (1.000 đồng/kg)
115,3±26a
117,78±21,73a
Thu nhập (TC) (Tr.đồng/ha/vụ)
909,3±502,2a
1076,59±553,31b
Lợi nhuận (LN) (Tr.đồng/ha/vụ)

348,3±320,4a
373,57±345,24a
Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) (lần)
0,6±0,5a
0,5±0,5a
Tỷ lệ hộ có lời (%)
87,5
87,5
Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,05). Sử dụng kiểm định T-test.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Y = -1231,4 + 8,1X1 + 8X2 + + 5,2X3
(R = 0,73; R2 hiệu chỉnh = 0,68; Sig = 0.00)
2

Với Y là năng suất, có
X1: Tỷ lệ sống
X2: Gía bán trung bình
X3: Mật độ thả giống
Tỷ lệ sống không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến lợi
nhuận của người nuôi tôm ở cả hai huyện. Qua kết quả hồi quy cho thấy, khi tỷ lệ sống
tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận tăng đến 8,1 đơn vị, lợi nhuận cao nhất khi tỷ lệ sống đạt 98%,
tuy nhiên có một vài hộ tỷ lệ sống của tôm cao (trên 90%) nhưng vẫn lỗ do dịch bệnh nên
phải thu hoạch sớm khi tôm còn nhỏ, giá bán thấp. Lợi nhuận còn phụ thuộc vào mật độ
thả giống, lợi nhuận cao khi thả từ 60-100 con/m2, hộ nuôi có lợi nhuận cao nhất ứng với
mật độ 100 con/m2, tuy nhiên với mật độ này vẫn có một số hộ lỗ do khi nuôi mật độ

9



càng cao đòi hỏi phải quản lý và chăm sóc tốt, trong khi kinh nghiệm của các hộ ở cả hai
huyện vẫn còn thấp, nguy cơ xảy ra rủi ro cao, do đó khi thả với mật độ cao, người nuôi
cần nắm vững kỹ thuật và quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, giá bán càng cao thì lợi nhuận của
các hộ nuôi càng tăng.
Qua kết quả phân tích hồi quy, lợi nhuận không phụ thuộc vào kích cỡ thu hoạch,
nhưng trong kết quả nghiên cứu trước đây của Lê Văn Toàn (2012), Trần Ngọc Tùng
(2009) cho thấy kích cỡ thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của người nuôi, kích
cỡ tôm càng lớn thì giá bán càng cao nên lợi nhuận của người nuôi cũng tăng. Riêng
trong khu vực được khảo sát, giá bán cao nhất (174 ngàn đồng/kg) khi kích cỡ đạt 36
con/kg.
3.4 Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình
Thuận lợi
− Có thể nuôi được nhiều vụ trong năm và nuôi với mật độ cao.
− Có sự hỗ trợ về nguồn vốn và kỹ thuật từ các hộ nuôi lân cận. Có các đại lý thu
mua tại vùng nuôi, các loại thức ăn, hóa chất đa dạng nên người nuôi có nhiều lựa
chọn và có thể được hỗ trợ vốn sản xuất thông qua hình thức bán chịu.
− Nguồn thông tin kỹ thuật phong phú, được các cơ quan chuyên môn và đại lý thức
ăn, thuốc thú y thủy sản hỗ trợ về kỹ thuật.
− Chính sách hỗ trợ từ địa phương thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển.
Khó khăn
− Kinh nghiệm và kỹ thuật còn hạn chế, chưa được tập huấn kỹ thuật, người dân
còn nuôi theo cảm tính, một số hộ chưa xỷ lý kịp thời khi thời tiết biến động, quản
lý chưa tốt lượng thức ăn, sử dụng quá liều lượng thuốc hóa chất.
− Xa nguồn giống, chất lượng giống không ổn định.
− Dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, thời tiết thất thường, môi trường nước ô
nhiễm.
− Giá bán thường xuyên biến động.
− Yêu cầu về ATVSTP của các nước nhập khẩu ngày càng khắc khe.
Giải pháp
Đối với nhà quản lý


10


− Quản lý vùng nuôi, kiểm soát tình hình dịch bệnh, giám sát chặt chẽ chất lượng
giống, thức ăn, thuốc và hóa chất hóa chất. Thông tin kịp thời đến với người nuôi
và có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
− Cơ quan chuyên môn cần tăng cường tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa
học và công nghệ đến với người nuôi. Khuyến khích người nuôi áp dụng quy trình
nuôi sạch, đạt chất lượng.
− Nhà nước và ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho người nuôi.
− Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông và mạng lưới điện phục vụ cho
người nuôi tôm.
Đối với người nuôi
− Khi xây dựng công trình ao nuôi cần đảm bảo kỹ thuật, mật độ thả phải phù hợp
với trình độ kỹ thuật của từng cá nhân, công cụ phục vụ sản xuất để tôm phát triển
đồng đều, nâng cao năng suất.
− Cần quan tâm đến chất lượng con giống, mua giống từ những công ty có uy tín,
chất lượng, không mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
− Không sử dụng thuốc hóa chất ngoài danh mục cho phép, chỉ sử dụng khi thật sự
cần thiết tránh gây lãng phí, chất lượng tôm giảm.
− Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi phải hợp vệ sinh và được xử lý cẩn thận trước
khi đưa vào ao nhằm hạn chế mầm bệnh và dịch bệnh.
− Cập nhật kịp thời thông tin về thị trường, tình hịch dịch bệnh để phòng tránh và
xử lý kịp thời khi có biến động xảy ra.
− Tăng cường tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan chuyên
môn và chính quyền địa phương quản lý vùng nuôi, chất lượng sản phẩm và môi
trường, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4 KẾT LUẬN
Khía cạnh kỹ thuật ở hai huyện khác biệt không lớn, diện tích ao nuôi huyện DH

cao hơn huyện CT, nhưng có mực nước ao nuôi thấp hơn. Mật độ thả giống và thời gian
nuôi ở cả hai huyện gần bằng nhau. Tỷ lệ sống ở huyện DH lớn hơn nhưng có hệ số FRC
nhỏ hơn. Kích cỡ thu hoạch và của các hộ nuôi ở DH cao hơn ở CT nhưng năng suất lại
thấp hơn.
Tổng chi phí đầu tư trung bình huyện DH thấp hơn nhiều so với huyện CT kể cả
về chi phí biến đổi và chi phí cố định. Doanh thu của các hộ nuôi ở CT cao hơn DH, tuy
nhiên lợi nhuận thì cao hơn không đáng kể do huyện CT có chi phí đầu tư cao nên lợi

11


nhuận giảm và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn các hộ ở DH. Tỷ lệ hộ nuôi lỗ ở hai huyện là
bằng nhau.
Trong mô hình nuôi tôm TCT thâm canh ở Trà Vinh, năng suất phụ thuộc vào
mực nước trung bình, mật độ thả giống, thời gian nuôi và tỷ lệ sống. Còn lợi nhuận phụ
thuộc vào giá thành, giá bán, tỷ lệ sống và mật độ thả giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Trà Vinh, 2014. Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2014.
. Truy cập ngày 07/08/2014.
2. Lê Văn Toàn, 2012. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân
trắng và cá kèo thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn cao học, ngành Phát triển nông thôn,
trường Đại học Cần Thơ. Trang 59.
3. Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên, Từ Thanh Truyền, 2006. Tác động về
mặt xã hội của các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển Đồng bằng Sông Cửu
Long. Tạp chí khoa học Đại học cần Thơ. Trang 220.
4. Nguyễn Khắc Hường, 2007. Sổ tay kỹ thuật nuôi thủy hải sản. NXB Khoa học kỹ thuật Hà
Nội. Trang 84-90.
5. Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm
sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre. Tạp chí Thương mại Thủy sản, số 155. ISSN: 1859 –
1175. Trang 86 -89.

6. Phùng Thị Hồng Gấm, Võ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương, 2014. Phân tích hiệu quả sản
xuất các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí
khoa học Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Thủy sản. Trang 37-43.
7. Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2006. Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.
8. Tổng cục thủy sản, 2014. Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất thủy sản sáu tháng đầu năm 2014.
Cập nhật ngày 06/082014.
9. Trần Chí Duẫn, 2013. Đánh giá hiệu quả tài chính-kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú
công nghiệp tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học, ngành Phát triển nông
thôn, trường Đại học Cần Thơ. Trang 76.
10. Trần Ngọc Tùng, 2010. So sánh hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú công nghiệp tại
huyện Vĩnh Châu và Long Phú tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học, ngành Kinh tế nông
nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Trang 57
11. Võ Nam Sơn, Trương Tấn Nguyễn và Nguyễn Thanh Phương, 2014. So sánh đặc điểm kỹ
thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh
Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Thủy sản. Trang 70-78.

12


13



×