Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới rập xếp ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.58 KB, 13 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

PHẠM THỤY TRÚC PHƢƠNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƢỚI RẬP XẾP Ở TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

PHẠM THỤY TRÚC PHƢƠNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA NGHỀ LƢỚI RẬP XẾP Ở TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THANH LONG

2014



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƢỚI RẬP XẾP
Ở TỈNH BẠC LIÊU
Phạm Thụy Trúc Phương và Nguyễn Thanh Long
Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
This study was conducted in two coastal districts, Hoa Binh and Dong Hai, in Bac Lieu
province from August to December 2014 in order to analyze technical and financial aspects
of cage traps in Bac Lieu province. Primary data were collected by interviewing 30
fishering households operate cage traps about number of boat, fishing grounds, fishing
seasons, main caught fish, production and financial efficiency. The results showed that the
cage traps were used for boats with engines of 31.2 CV (4.8 tons) in average. The cage
traps had 2,023 m of length, 327 mm of width, 211 mm of height and the mesh size of the
net was 18-22 mm in average. The cage traps net were operated in shallow water mainly in
the coastal area of Bac Lieu and Ca Mau provinces. The cage traps can operate yearround but there were two main crops, the first crop was from Ferbruary to April and the
second from August to October. The average fishing production was 290 kg/boat/trip, in
which trash fish accounted for 35,8% of total catches. The average gross revenues and net
return were 5.2 and 1.8 million VND/trip (there are 3 households were incurred losses for
percentage 10%), respectively and benefit cost ratio was 0.38. Difficulties of the present
cage traps application were cage traps lost, high fuel prices, fishing production reduced,
product prices low lack of capital. The activities of cage traps were low income and
unstable for local fishermen in Bac Lieu province, besides it is destructive methods of
fisheries resources. Therefore, the agencies must be controlled and managed strictly,
limited development of cage traps.
Key words: Fishing, cage traps, financial efficiency
Title: Analyzing financial efficiency of cage traps in Bac Lieu province
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 08/2014 – 12/2014 tại hai huyện ven biển Hòa Bình và
Đông Hải của tỉnh Bạc Liêu nhằm phân tích các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề
lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp

30 hộ ngư dân đang hoạt động khai thác bằng nghề lưới rập xếp với nội dung về số tàu
thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, những loài khai thác chính, sản lượng và hiệu quả
tài chính. Kết quả cho thấy tàu lưới rập xếp có công suất trung bình là 31,2 CV/tàu (4,8
tấn/tàu). Lưới rập xếp có chiều dài trung bình là 2.023 m (tương đương 202 cái rập), chiều
ngang trung bình là 327 mm, chiều cao trung bình là 211 mm, mắt lưới có kích thước từ
18-22 mm. Lưới rập xếp khai thác chủ yếu ở vùng biển gần bờ thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà
Mau. Lưới rập xếp có thể khai thác quanh năm nhưng có hai vụ chính, vụ thứ nhất khai
thác từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ thứ hai từ tháng 8 đến tháng 10. Sản lượng khai thác
trung bình 290 kg/tàu/chuyến, trong đó cá tạp chiếm 35,8%. Tổng thu nhập trung bình là
3


5,2 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận trung bình là 1,8 triệu đồng/chuyến, với tỉ suất lợi
nhuận 0,38 lần. Khó khăn chung của nghề lưới rập xếp hiện nay là bị mất rập, sản lượng
khai thác giảm, giá nhiên liệu tăng cao, giá bán sản phẩm thấp và thiếu vốn.Hoạt động của
nghề lưới rập xếp mang lại lợi nhuận thấp và không ổn định cho ngư dân vùng ven biển
tỉnh Bạc Liêu (có 3 hộ bị thua lỗ chiếm 10%), bên cạnh đó nó còn mang tính hủy diệt
nguồn lợi. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải kiểm soát và quản lý chặt chẽ, hạn chế sự
phát triển của nghề này.
Từ khóa: Khai thác thủy sản, lưới rập xếp, hiệu quả tài chính.
1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam có trên 3.260 km bờ biển và nhiều vịnh, eo biển là nơi sinh trưởng và phát triển
của các loài thủy sản, có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển ngành kinh tế thủy sản. Trong
những năm qua mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng ngành kinh tế thủy sản vẫn luôn
đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước (Trần Khắc Xin, 2014). Năm 2013 tổng sản lượng
thuỷ sản (SLTS) ước tính đạt 5,918 triệu tấn, trong đó SLTS nuôi trồng cả nước đạt 3,21
triệu tấn chiếm 54,2% tổng SLTS, SLTS khai thác đạt 2,709 triệu tấn chiếm 45,8% tổng
SLTS (Tổng cục thống kê, 2014).
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất của cả

nước, có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của quốc
gia. Trong đó, kinh tế biển là tiềm năng lớn của vùng, với lợi thế 750 km bờ biển, chiếm
23% chiều dài bờ biển của cả nước và có đến 7/13 tỉnh, thành tiếp giáp với biển. Bên cạnh
đó là 360.000 km2 vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế, việc phát triển kinh tế biển là một
hướng đột phá trong phát triển kinh tế của vùng. Hàng năm, ĐBSCL cung cấp khoảng 52%
sản lượng đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng, chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cả nước. Những lợi thế từ biển mang lại đã góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng
cao đời sống người dân của các địa phương ven biển (Thông tấn xã Việt Nam, 2013).
Bạc Liêu với 56 km bờ biển, có nhiều cửa sông và hệ thống kênh rạch lớn thông ra biển
như Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng, Gành Hào và là nơi có khả năng phát triển hậu cần
nghề cá, vùng đặc quyền kinh tế rộng 20.742 km2, có trữ lượng tôm, cua cá khá dồi dào...
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản. Các hoạt động khai thác ở
đây rất đa dạng trong ngành nghề khai thác như lưới rê, lưới kéo, nò, đó, vó, lú, đăng mé...
Trong những năm gần đây, số phương tiện khai thác thủy sản ven bờ ngày càng tăng, cùng
với các phương tiện nhỏ của các tỉnh lân cận cũng tham gia khai thác tạo áp lực lớn cho
nguồn lợi thủy sản. Trong đó, nghề rập xếp hoạt động tự phát, chủ yếu khai thác ở vùng ven
bờ, đánh bắt tất cả các loài thủy sản lớn nhỏ gây ảnh hưởng và tác động lớn đến nguồn lợi
thủy sản và hệ sinh thái vùng ven biển (Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2012).
Chính vì vậy, đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu”
được thực hiện nhằm định hướng đúng đắn hướng phát triển cho nghề góp phần nâng cao
hiệu quả của nghề.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu nhằm cung cấp thông tin
làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển ổn định nghề khai thác thủy sản góp phần nâng cao
hiệu quả của nghề.
4


1.3 Nội dung nghiên cứu
-


Phân tích khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới rập xếp.
Phân tích khía cạnh tài chính của nghề lưới rập xếp.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới rập xếp. Từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển ổn định nghề rập xếp.

2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tại huyện Hòa Bình, huyện
Đông Hải thuộc tỉnh Bạc Liêu.
2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo, tạp chí website và các nghiên cứu khác, để tiến
hành phân tích các vấn đề có liên quan và góp phần hoàn thiện hơn cho đề tài nghiên cứu
này. Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014.
2.2 Số liệu sơ cấp
Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ làm nghề lưới rập xếp theo bảng câu hỏi soạn sẵn
để tìm hiểu những thông tin như:
-

Những thông tin chung về chủ tàu và thuyền trưởng.
Lực lượng lao động trong gia đình và trên tàu.
Số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng.
Hiện trạng khai thác của nghề lưới rập xếp (kết cấu tàu, ngư cụ, ngư trường, mùa
vụ, thời gian khai thác).
Những loài khai thác (loài kinh tế và cá tạp).
Sản lượng khai thác thủy sản theo chuyến và theo năm.
Hình thức tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả tài chính (chi phí, doanh thu, lợi nhuận).
Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới rập xếp.


2.3 Phƣơng pháp xử lí và phân tích số liệu
Phần mềm Excel được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Các số liệu về khí cạnh kỹ
thuật và tài chính được thể hiện qua tần số suất hiện, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá
trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên những công thức sau (tính cho 1 chuyến
biển):
-

Tổng thu nhập = tổng sản lượng x giá sản phẩm.
Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (chi phí khấu hao hàng
năm hoặc từng chuyến biển).
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí.

Phân tích hồi quy đơn biến:
Y= aX + b + 𝜀
Trong đó:
5


Y là biến phụ thuộc.
X là biến độc lập.
a là hệ số chặn.
b là hệ số góc.
𝜀 là sai số ngẫu nhiên.
Đối với các câu hỏi mở (nêu những thuận và khó khăn) thì 1 ý trả lời được cho 1 lần quan
sát, sau đó các ý được xếp hạng từ cao đến thấp để xác định tầm quan trọng của các ý.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình phát triển nghề khai thác thủy sản ở tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,... Hàng

năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Hệ thống sông ngòi tại Bạc Liêu
chia làm hai nhóm. Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam, nhóm 2 chảy ra sông Ba Thắc. Đây
là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển nghề khai thác thủy sản. Trong năm 2013, sản
lượng khai thác biển và nội địa của tỉnh đạt 99.000 tấn, trong đó tôm 15.000 tấn, cá và thủy
sản khác 84.000 tấn (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2014).
Bảng 1: Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Bạc Liêu năm 2013
Đơn vị tính: chiếc
Địa phương

Lưới kéo

Lưới rê

Câu mực

Thu mua, vc

32

228

4

18

_

282

Huyện Hòa Bình


3

251

3

_

_

257

Huyện Vĩnh Lợi

4

26

1

_

_

31

Huyện Giá Rai

11


36

2

2

_

51

2

2

_

_

_

4

Huyện Đông Hải

390

180

6


6

7

589

Tổng

442

723

16

26

7

1214

Tỷ lệ (%)

36,4

59,6

1,30

2,10


0,60

100

TP. Bạc Liêu

Huyện Phước Long

Te, xiệp Tổng

(Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2014)
Số lượng tàu thuyền tại tỉnh Bạc Liêu năm 2013 là 1214 phương tiện tham gia đánh bắt
thủy sản. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Bạc Liêu được chia làm 5 họ nghề khai thác
chính là nghề lưới kéo, lưới rê, câu mực, thu mua–vận chuyển, te-xiệp (Bảng 1). Trong đó
nghề lưới kéo và lưới rê có số tàu thuyền tham gia khai thác nhiều nhất lần lượt là 442
chiếc và 723 chiếc. Nghề lưới rê chiếm gần 60% tập trung nhiều ở huyện Hòa Bình (251
chiếc) và TP. Bạc Liêu (228 chiếc). Nghề lưới kéo chiếm hơn 36% tập trung chủ yếu ở
huyện Đông Hải (390 chiếc). Hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 41 tàu cá khai thác bằng nghề rập
xếp và một số tàu khác chưa đăng ký. Được biết nghề rập xếp xuất hiện trên địa bàn tỉnh

6


Bạc Liêu khoảng từ năm 2010 trở lại đây do “du nhập” từ các tỉnh như: Kiên Giang, Bà Rịa
- Vũng Tàu, Bến Tre… (Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2012).
Về dịch vụ hậu cần cơ sở hạ tầng nghề cá, toàn tỉnh hiện có 1 Cảng cá Gành Hào đi vào
hoạt động từ năm 2007, diện tích 14.400 m2, có cầu cảng dài 145 m, gồm 26 căn nhà phân
loại, 31 căn nhà dịch vụ, các loại hình dịch vụ tham gia hoạt động như: Vựa thu mua cá,
trạm xăng dầu, dịch vụ khuân vác, vận chuyển, cơ sở sản xuất nước đá…. Hiện nay, trên địa

bàn tỉnh hiện có 40 nhà máy và cơ sở chế biến thủy sản, tổng công suất khoảng 80.000
tấn/năm, đáp ứng yêu cầu chế biến thủy, hải sản trong tỉnh, 2 chợ cá truyền thống tại thành phố
Bạc Liêu và thị trấn Hộ Phòng vẫn duy trì hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng phục vụ
cho khai thác thủy sản.Các cơ sở cơ khí tàu thuyền đã đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa
chữa phương tiện tàu thuyền của ngư dân có 3 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền công
suất 20 lượt chiếc /năm, 12 xưởng cơ khí chuyên sửa máy tàu. Các cơ sở dịch vụ nghề cá: 7
cơ sở sản xuất nước đá, công suất 165.00 tấn/năm, 10 điểm bán xăng dầu,12 cơ sở bán ngư
lưới cụ và 22 tàu dịch vụ thu gom, vận chuyển thủy sản. Bước đầu đáp ứng được công tác
hậu cần dịch vụ cho đánh bắt thuỷ sản, tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi cho việc quản lý
phương tiện nghề cá, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường và đẩy mạnh phát triển thương
mại thủy sản (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2013).
3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lƣới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nghề rập xếp có cấu tạo đơn giản gồm khung lồng bằng sắt ø5 hoặc ø6, lưới bao lồng, dây
liên kết. Nghề rập xếp gần giống như nghề đáy, dựa vào nước chảy để các loài thủy sản
phải chui vào và không ra được, khác với nghề lồng bẫy cố định là các loài hải sản tự chui
vào.
Bảng 2: Công suất và tải trọng của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung

Giá trị

Tải trọng của tàu (tấn)

4,80±1,94

Công suất của máy tàu (CV)

31,2±18,0

Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, tải trọng trung bình của tàu lưới rập xếp là gần 5 tấn, công suất

máy trung bình là 31 CV. Các tàu rập xếp hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ biển nên có tải
trọng và công suất máy thấp, tàu có tải trọng nhỏ nhất là 2 tấn, tàu có tải trọng lớn nhất là
12 tấn.
Bảng 3: Kích thước mắt lưới của lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung

Giá trị

Chiều dài tổng (m)

2.023±891

Chiều ngang (mm)

327±25,3

Chiều cao (mm)

211±10,1

Kích thước mắt lưới 2a nhỏ nhất (mm)

20,1±1,11

Theo Bảng 3, chiều dài lưới trung bình của toàn bộ dàn rập là 2.023 m, tương đương 202
cái rập. Chiều ngang trung bình của một cái rập là 327 mm, chiều cao trung bình là 211
mm, kích thước mắt lưới 2a trung bình là 20,1 mm. Theo thông tư số 02/2006/TT-BTS
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thủy sản qui định về kích thước mắt lưới tối thiểu đối
7



với loại ngư cụ thuộc họ lưới đăng thì kích thước mắt lưới 2a không được nhỏ hơn 20 mm.
Kết quả khảo sát có 4 hộ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với qui định. Việc sử dụng kích
thước mắt lưới nhỏ hơn qui định sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ vì đánh
bắt luôn cả những loài cá con. Hơn thế nữa, hiện nay khu vực ven bờ có rất nhiều tàu ghe
hoạt động, tình trạng tranh chấp ngư trường xảy ra thường xuyên giữa tàu lưới rê ven bờ và
tàu lưới rập xếp, các cơ quan chức năng ở địa phương cần sớm nghiên cứu hướng giải
quyết, đưa ra các quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và sự phát triển bền
vững cho ngành khai thác thủy sản.
Bảng 4: Lực lượng lao động của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung

Giá trị

Tỉ lệ (%)

Tổng số lao động trong gia đình (người/hộ)

3,10±1,24

Số lao động trong gia đình tham gia nghề này (người)

1,50±0,73

38,8

Số lao động thuê mướn thêm trên tàu (người)

2,37±1,38


61,2

Tổng số lao động trên tàu (người/tàu)

3,87±1,17

100

Số lao động trung bình trên một tàu làm nghề lưới rập thường là 4 người, trong đó số lao
động thuê mướn là 2,37 người chiếm 61,2%, số lao động sẳn có trong gia đình là 1,50
người chiếm 38,8%. Tổng số lao động trung bình trong một hộ gia đình làm nghề rập xếp ở
tỉnh Bạc Liêu là 3,10 người thì có 1,50 người tham gia làm nghề này, qua đó góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong hộ và lao động ở địa phương.
Thời gian trung bình của một mẻ lưới khoảng 7,63 giờ, thời điểm thả lưới là vào buổi sáng
bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng đến khoảng đầu giờ chiều ngư dân sẽ bắt đầu thu lưới. Một
chuyến biển kéo dài khoảng 2,43 ngày, một tháng ngư dân đi được khoảng 6,77 chuyến.
Nghề rập hầu như làm được quanh năm nhưng có thể chia làm hai vụ chính, vụ thứ nhất từ
tháng 2 – 4, vụ thứ 2 từ tháng 8 – 10. Do hầu hết các tàu lưới rập là tàu nhỏ, tải trọng thấp
nên những tháng có gió Đông Bắc, biển động mạnh như 11, 12, 5, 6 các tàu lưới rập rất ít
hoạt động, có khi cả tháng không đi biển. Một năm trung bình ngư dân đi được 60 chuyến.
Tùy theo số ngày đi mỗi chuyến mà mỗi tháng ngư dân đi được ít hay nhiều chuyến, một
chuyến đi ngắn nhất là 1 ngày và dài nhất là 5 ngày (Bảng 5).
Bảng 5: Thời gian khai thác của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung

Giá trị

Thời gian trung bình một mẻ lưới (giờ)

7,63±1,83


Số ngày khai thác/một chuyến biển (ngày)

2,43±1,22

Số chuyến biển/tháng (chuyến)

6,77±2,67

Số tháng khai thác trong một năm (tháng)

8,90±0,92
60,0±24,0

Số chuyến biển/năm (chuyến)

Sản lượng trung bình một chuyến là 290 kg, trung bình một năm khai thác được 6.467 kg
thủy sản, sản lượng trung bình một năm của 100 m lưới (10 cái rập) là 725 kg (Bảng 6).
Tháng có sản lượng khai thác cao nhất là tháng 2,3 và 8. Kết quả cho thấy SLKT của nghề
lưới rập xếp thấp hơn so với các nghề lưới rê (<90 CV) và lưới kéo (<90 CV) lần lượt là
10.294 kg và 33.933 kg (Hồng Văn Thưởng & ctv, 2014).
8


Bảng 6: Sản lượng của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung

Giá trị

Sản lượng trung bình một chuyến (kg/tàu/chuyến)


290±227

Sản lượng trung bình một năm (kg/tàu/năm)

6.467±3.956

Sản lượng trung bình một năm (kg/100m/tàu/năm)

725±366

Bảng 7: SLKT theo thành phần loài của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Tên loài
Sản lượng bình quân/mẻ (kg)

Tỷ lệ (%)

Cá đù (Argyrosomus argentatus)

33,7±20,1

29,8

Ghẹ (Portunus pelagicus)
Mực (Sthenoteuthis oualaniensis)
Tôm giang (Parapenaeopsis hardwickii)
Tôm sắt (Parapenaeopsis cultrirostris)
Cua biển (Scylla serrata)
Cá ngát (Plotosus canius)


12,2±6,20
8,46±5,75
6,33±2,52
14,8±9,42
6,55±5,37
2,50±3,50

10,4
6,72
0,55
12,7
2,12
1,91

Tỉ lệ cá tạp

40,5±24,0

35,8

Tổng

113±59,8

100

Lưới rập xếp đánh bắt được các loài thủy sản sống ở tầng đáy như cá đù, ghẹ, mực, tôm…
Trong đó cá đù là loài đánh bắt được nhiều nhất 33,7 kg/mẻ chiếm 29,8%, kế đến là tôm sắt
14,8 kg/mẻ chiếm 12,7%, ghẹ có sản lượng nhiều thứ 3 trong một mẻ là 12,2 kg chiếm
10,4%. Do phương tiện đánh bắt có kích thước mắt lưới nhỏ nên sản lượng cá tạp khá cao

chiếm 35,7% trong một mẻ lưới. Các loài cá tạp thường đánh bắt được là cá đù con, cá lưỡi
con, cá lưỡi châu con, cá khoai con…
3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lƣới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Bảng 8: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung
Chi phí cố định
Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao
(Ngàn đồng/chuyến)
(triệu đồng/năm)
Triệu đồng Tỉ lệ (%)
Vỏ tàu

53,1±47,1

37,8

67,5±71,6

3,32±2,92

Máy

20,2±19,9

14,4

29,7±25,1

1,47±0,96


Ngư cụ

67,1±30,7

47,8

550±400

28,3±18,9

Tổng

142±79,1

100

647±431

33,1±19,1

Theo kết quả khảo sát cho thấy, tổng chi phí đầu tư cho vỏ, máy, ngư cụ trung bình là 142
triệu đồng/tàu. Cao nhất là chi phí mua ngự cụ 67,1 triệu đồng/tàu chiếm 47,8%, chi phí
mua vỏ tàu nhiều thứ 2 với 53,1 triệu đồng/tàu chiếm 37,8%, ít nhất là chi phí mua máy tàu
với 20,2 triệu đồng/tàu chiếm 14,4%. Thời gian khấu hao cho vỏ tàu từ 10-20 năm tùy
thuộc vào chất liệu tàu, tàu lúc mua là tàu mới hay tàu cũ và điều kiện sữa chữa của chủ
tàu. Máy tàu thường được sử dụng trong khoảng 10 năm trở lại.

9



Xét về chi phí khấu hao cho từng chuyến, chi phí cho máy tàu và vỏ tàu là 29,7 và 67,5
ngàn đồng/chuyến là khá thấp, chi phí cho ngư cụ chỉ 550 ngàn đồng. Tổng chi phí khấu
hao cho 1 chuyến biển là 647 ngàn đồng tương đối thấp phù hợp với điều kiện của những
hộ gia đình làm nhỏ, ít vốn.
Chi phí biến đổi của tàu lưới rập xếp cho 1 chuyến biển khoảng 2,8 triệu/chuyến. Trong đó
chi phí nhân công chiếm nhiều nhất khoảng 1,6 triệu đồng/chuyến (gần 57%), chi phí dầu
là 420 ngàn đồng/chuyến (15%), chi phí lương thực là 329 ngàn đồng/chuyến (12%). Tổng
chi phí biến đổi trung bình cho là 2,8 triệu đồng/chuyến. (Bảng 9).
Bảng 9: Chi phí biến đổi cho một chuyến biển của tàu lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
(ngàn đồng/chuyến)
(%)
(triệu đồng/năm)
Dầu

420±376

15,0

20,5±15,4

Nhớt

34,8±24,0

1,24


1,99±1,56

Lương thực

329±229

11,8

16,3±11,3

Nước đá

168±163

5,99

9,15±12,0

1.593±1.633

56,9

80,4±82,2

212±124

7,57

11,7±6,86


Chi phí khác

41,8±18,2

1,50

2,31±1,15

Tổng chi phí

2.787±2.252

100

142±111

Tiền nhân công
Chi phí sữa chữa

Trong những năm gần đây thu nhập từ nghề làm lưới không ổn định và thấp nên nhiều lao
động đã rời khỏi địa phương tìm đến các thành phố lớn nhằm tìm những công việc khác có
thu nhập cao hơn dẫn đến tình trạng thiếu nhân công đẩy giá nhân công tại địa phương lên
cao, bên cạnh đó giá nhiên liệu liên tục tăng đã góp phần làm tăng chi phí biến đổi.
Tổng doanh thu một năm của nghề lưới rập xếp là 260 triệu đồng, tổng chi phí là 175 triệu
đồng (trong đó chi phí khấu hao 33,1 triệu đồng, chi phí biến đổi 142 triệu đồng), lợi nhuận
trung bình một năm là 84,7 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận là 0,38 lần (Bảng 10). Trong tổng
số 30 hộ được phỏng vấn có 3 hộ bị lỗ chiếm tỷ lệ 10%.
Bảng 10: Hiệu quả tài chính của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung


Chuyến biển

Cả năm

Tổng chi phí (triệu đồng)

3,43±2,55

175±120

Chi phí khấu hao (triệu đồng)

0,65±0,43

33,1±19,1

Chi phí biến đổi (triệu đồng)

2,79±2,25

142±111

Tổng doanh thu (triệu đồng)

5,23±4,92

260±223

Lợi nhuận (triệu đồng)


1,80±2,56

84,7±117

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

0,38±0,36

0,38±0,36

So sánh với lợi nhuận với tàu lưới rê ven bờ và lưới kéo ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu là 203 triệu
đồng/tàu/năm và 87 triệu đồng/tàu/năm (Hồng Văn Thưởng &ctv, 2013) thì tàu lưới rập
10


xếp có lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên nếu xét về tính hiệu quả thì tàu lưới rập xếp hiệu quả
hơn tàu lưới kéo ven bờ do có tỷ suất lợi nhuận cao hơn (0,4>0,2) và hiệu quả thấp hơn tàu
lưới rê ven bờ (0,4<0,7).
3.4 Ảnh hƣởng của chiều dài lƣới lên sản lƣợng và lợi nhuận của nghề lƣới rập xếp
Dựa vào hình 1 ta thấy, chiều dài lưới càng lớn thì sản lượng khai thác có xu hướng càng
tăng, lưới có chiều dài trung bình 3000 m đem lại sản lượng cao. Lưới càng dài sẽ bao quát
được vùng biển lớn hơn, bắt được nhiều hải sản hơn. Chiều dài lưới càng lớn thì lợi nhuận
cũng có xu hướng càng tăng (Hình 2).
1000
900
800
700
600
500

400
300
200
100
0

Lợi nhuận (triệu đồng/chuyến)

12

Sản lƣợng (kg/chuyến)

y = 0.187x - 90.04
R² = 0.542

10

y = 0.001x - 1.344
R² = 0.291

8
6
4
2
0

0

1000


2000

3000

4000

0

-2

Chiều dài lưới (m)

Chiều dài lưới (m)

Hình 1: Ảnh hưởng của chiều dài lưới lên sản
lượng

1000 2000 3000 4000

Hình 2: Ảnh hưởng của chiều dài lưới lên
lợi nhuận

3.5 Những thuận lợi và khó khăn của nghề lƣới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Kết quả ở Bảng 11 cho thấy ngư dân ở tỉnh Bạc Liêu thực hiện nghề lưới rập xếp là do
những thuận lợi như vốn đầu tư thấp (18 hộ), sử dụng ít lao động (17 hộ), gần ngư trường
(15 hộ).
Bảng 11: Những thuận lợi khi thực hiện nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung
Số quan sát


Xếp hạng

Chi phí thấp

18

1

Sử dụng ít lao động

16

2

Gần ngư trường

15

3

Có hiệu quả

13

4

Ít thay lưới

10


5

Đầu ra ổn định
Không đòi hỏi kỹ thuật cao

8
7

6
7

11


Do không có đất sản xuất nên người dân vùng ven biển chủ yếu làm nghề lưới, trong khi
các nghề lưới rê, lưới kéo… có chi phí đầu tư khá lớn cho tàu, máy, ngư cụ…thì nghề lưới
rập xếp có chi phí thấp hơn phù hợp với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, vốn ít.
Ngoài ra, ngư dân làm nghề lưới rập xếp cũng đang đối mặt với những khó khăn như (i)
Trộm cắp rập, (ii) Nguồn lợi suy giảm, (iii) Giá dầu cao (Bảng 12).
Bảng 12: Những khó khăn của nghề lưới rập xếp ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung
Số quan sát

Xếp hạng

Trộm cắp rập

18

1


Nguồn lợi suy giảm

17

2

Giá dầu cao

14

3

Giá bán sản phẩm thấp

11

4

Thiếu vốn

9

5

Cạnh tranh ngư trường

8

6


Thời tiết

5

7

Vay tiền nóng lãi cao

3

8

Hiện nay giá rập xếp thường khá cao 280.000-340.000 đồng/cái loại mới, 100.000-200.000
đồng/cái đối với loại đã qua sử dụng, vì vậy trên địa bàn tỉnh tình trạng trộm cắp rập của
ngư dân để bán lại cho các cơ sở thu mua xãy ra khá phổ biến gây thiệt hại lớn cho ngư
dân. Số lượng rập mỗi lần mất cắp có thể lên tới vài trăm cái. Bên cạnh đó sản lượng đánh
bắt ngày càng suy giảm do số lượng tàu đánh bắt ngày càng tăng lên. Giá dầu luôn giữ ở
mức cao trong khi giá bán sản phẩm khai thác không tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu
nhập của ngư dân.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
-

-

-

-


Tàu lưới rập xếp có công suất trung bình là 31,2 CV/tàu (4,8 tấn/tàu). Lưới rập xếp
có chiều dài trung bình là 2.023 m (tương đương 202 cái rập), chiều ngang trung
bình là 326 mm, chiều cao trung bình là 210 mm, mắt lưới có kích thước từ 18-22
mm.
Lưới rập xếp khai thác chủ yếu ở vùng biển gần bờ thuộc tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Lưới rập xếp có thể khai thác quanh năm nhưng có hai vụ chính, vụ thứ nhất khai
thác từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ thứ hai từ tháng 8 đến tháng 10. Sản lượng khai
thác trung bình 290 kg/tàu/chuyến, trong đó cá tạp chiếm 35,8%.
Tổng thu nhập trung bình là 5,2 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận trung bình là 1,8
triệu đồng/chuyến, với tỉ suất lợi nhuận 0,38 lần.
Hoạt động của nghề lưới rập xếp mang lại lợi nhuận thấp và không ổn định (có 3 hộ
bị thua lỗ chiếm 10%), hơn nữa còn mang tính hủy diệt nguồn lợi cần được kiểm
soát chặt chẽ và hạn chế gia tăng số tàu thuyền hoạt động nghề này.
Khó khăn chung của nghề lưới rập xếp hiện nay là bị mất rập, sản lượng khai thác
giảm, giá nhiên liệu tăng cao, giá bán sản phẩm thấp và thiếu vốn.

4.2 Đề xuất
12


-

Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp khuyến khích ngư dân
chuyển đổi nghề.
Phối hợp với thanh tra chuyên ngành, đồn biên phòng tăng cường tuần tra, ngăn
chặn tình trạng trộm rập.
Hỗ trợ ổn định đầu ra cho sản phẩm kết hợp với các hình thức liên kết nhằm giảm
chi phí, nâng cao thu nhập.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giá dầu cho ngư dân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2013. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bạc Liêu, 2014. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm
2013 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2014.
Hồng Văn Thưởng, Hà Phước Hùng và Hồng Thị Hải Yến, 2014. Hiện trạng khai thác
và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. Số
30b: 37-44.
Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, 2012. Lờ dây làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ.
truy cập ngày 4/8/2014.
Thông tấn xã Việt Nam, 2013. ĐBSCL - miền đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển.
truy cập ngày
25/08/2014.
Trần Khắc Xin, 2014. Xuất khẩu thủy sản đứng vững và phát triển trong thời kỳ khủng
hoảng.
truy cập ngày 24/8/2014.
Tổng cục Thống kê, 2014. Niên giám Thống kê 2013. NXB Thống kê Hà Nội.

13



×