Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

phân tích hệ thống thông tin kế toán tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

----------

BÙI THỊ THÙY TRANG

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán – Kiểm toán
Mã số ngành: 52340302

08 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

---------

BÙI THỊ THÙY TRANG
MSSV: 4115452

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Mã số ngành: 52340302

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐẶNG THỊ ÁNH DƯƠNG

08 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Thời gian thực tập kết thúc cũng là lúc em vừa hoàn thành cuốn luận văn
tốt nghiệp. Đây là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu từ khi bước
chân vào giảng đường của Trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt thời gian đó
em đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô của Trường nói
chung và Quý thầy cô của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, những người đã truyền đạt cho
em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học tại Trường. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đặng Thị Ánh Dương, người đã
trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành luận văn
này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị cán bộ
công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là các cô chú ở Phòng
Tài chính Kế toán đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực tập tại cơ
quan cũng như cung cấp những tài liệu giúp em thực hiện đề tài.
Sau cùng em xin chúc Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng toàn
thể các cô chú, anh chị công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long dồi dào
sức khỏe và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện


Bùi Thị Thùy Trang

i


TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện

Bùi Thị Thùy Trang

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
iii


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu............................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
1.3.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 3
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3
2.1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán .................................................. 3
2.1.2 Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán ....................................................... 5
2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 9
2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin .............................................................. 9
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
VĨNH LONG ................................................................................................... 11
3.1 Lịch sử hình thành ................................................................................... 11
3.2 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................... 12
3.2.1 Chức năng ............................................................................................... 12
3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn .......................................................................... 12
3.2.3 Đối tượng phục vụ................................................................................... 14
3.3 Tài chính và tài sản của đơn vị................................................................ 14
3.3.1 Chế độ tài chính ...................................................................................... 14
3.3.2 Nguồn tài chính ....................................................................................... 14
3.3.3 Nội dung chi ............................................................................................ 15
iv



3.3.4 Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị và xây dựng cơ bản ...................... 16
3.3.5 Quản lý tài chính ..................................................................................... 16
3.4 Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 17
3.5 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 18
3.6 Sơ lược kết quả hoạt động tại đơn vị ...................................................... 19
Chương 4: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH LONG ........................................................... 23
4.1 Chu trình doanh thu................................................................................. 23
4.1.1 Mô tả chu trình ........................................................................................ 23
4.1.2 Hoạt động kiểm soátnội bộ ..................................................................... 30
4.1.3 Tổ chức công tác kế toán ........................................................................ 33
4.1.4 Phần mềm kế toán Misa đối với chu trình doanh thu ............................. 45
4.2 Chu trình chi phí ..................................................................................... 51
4.2.1 Mô tả chu trình ........................................................................................ 51
4.2.2 Hoạt động kiểm soát nội bộ .................................................................... 57
4.2.3 Tổ chức công tác kế toán ........................................................................ 59
4.2.4 Phần mềm kế toán Misa đối với chu trình chi phí .................................. 70
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH LONG ............. 76
5.1 Nhận xét chung ....................................................................................... 76
5.1.1 Ưu điểm................................................................................................... 76
5.1.2 Những vấn đề còn tồn tại ........................................................................ 77
5.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán .................... 78
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 80
6.1 Kết luận ................................................................................................... 80
6.2 Kiến nghị ................................................................................................. 80
6.2.1 Đối với ngành y tế ................................................................................... 80
6.2.2 Đối với các công ty kinh doanh, thiết kế phần mềm............................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 83
v


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Danh sách ban giám đốc ................................................................... 18
Bảng 3.2 Tình hình thu, chi và chênh lệch thu –chi qua ba năm 2011, 2012 và
2013 tại BVĐKVL ........................................................................................... 20
Bảng 3.3 Tình hình thu, chi và chênh lệch thu –chi trong 6 tháng đầu năm
2013 và cùng kỳ năm 2014 .............................................................................. 21
Bảng 4.1 Bảng câu hỏi về thủ tục kiểm soát nội bộ trong chu trình doanh thu
tại BVĐKVL .................................................................................................... 30
Bảng 4.2 Các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình doanh thu đang được
áp dụng tại BVĐKVL ...................................................................................... 31
Bảng 4.3 Các thủ tục kiểm soát nhập liệu Phiếu thu/chi trong chu trình doanh
thu tại BVĐKVL .............................................................................................. 48
Bảng 4.4 Bảng câu hỏi về thủ tục kiểm soát nội bộ trong chu trình chi phí tại
BVĐKVL ......................................................................................................... 57
Bảng 4.5 Các thủ tục kiểm soát liên quan đến chu trình chi phí đang được áp
dụng tại BVĐKVL ........................................................................................... 59
Bảng 4.6Các thủ tục kiểm soát nhập liệu Ủy nhiệm chi trong chu trình chi phí
tại BVĐKVL .................................................................................................... 73

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa Vĩnh Long ................................... 17

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức công tác kế toán BVĐKVL ....................................... 18
Hình 4.1 Sơ đồ tổng quát quy trình thu và hạch toán tiền thu viện phí tại
BVĐKVL ......................................................................................................... 23
Hình 4.2 Lưu đồ mô tả quy trình thu và hạch toán tiền thu tạm ứng viện phí
trong trường hợp thu tạm ứng viện phí của bệnh nhân tại BVĐKVL ............. 24
Hình 4.3 Lưu đồ mô tả quy trình thu và hạch toán tiền viện phí trong trường
hợp bệnh nhân không thuộc đối tượng thu một phần viện phí tại BVĐKVL . 26
Hình 4.4 Lưu đồ mô tả quy trình thu và hạch toán tiền viện phí trong trường
hợp thu viện phí của bệnh nhân khám, chữa bệnh nội trú tại BVĐKVL ........ 28
Hình 4.5 Phiếu đề nghị nộp tiền tạm ứng tại BVĐKVL ............................... 333
Hình 4.6 Phiếu thu tạm ứng viện phí tại BVĐKVL ........................................ 34
Hình 4.7 Bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú BVĐKVL ................... 355
Hình 4.8 Biên lai thu tiền phí, lệ phí tại BVĐKVL ....................................... 366
Hình 4.9 Bảng kê nộp tiền thu viện phí tại BVĐKVL .................................... 37
Hình 4.10 Phiếu thu tại BVĐKVL ................................................................ 388
Hình 4.11 Phiếu chi tại BVĐKVL ................................................................... 39
Hình 4.12 Sổ Nhật ký – Sổ cái tại BVĐKVL .................................................. 40
Hình 4.13 Sổ quỹ tiền mặt tại BVĐKVL ........................................................ 41
Hình 4.14 Sổ theo dõi thu tạm ứng viện phí tại BVĐKVL ............................. 42
Hình 4.15 Sổ theo dõi thu lai viện phí tại BVĐKVL ...................................... 43
Hình 4.16 Mẫu báo cáo chi tiết thu viện phí được sử dụng tại BVĐKVL .... 444
Hình 4.17 Màn hình khai báo thông tin cán bộ trên phần mềm kế toán Misa tại
BVĐKVL ......................................................................................................... 45
Hình 4.18 Màn hình khai báo thông tin loại quỹ tiền mặt trên phần mềm kế
toán Misa tại BVĐKVL ................................................................................... 46
Hình 4.19 Màn hình lựa chọn lập Phiếu thu trên phần mềm kế toán Misa tại
BVĐKVL ......................................................................................................... 46

vii



Hình 4.20 Màn hình lựa chọn lập Phiếu chi trên phần mềm kế toán Misa tại
BVĐKVL ....................................................................................................... 477
Hình 4.21 Màn hình nhập liệu Phiếu thu trên phần mềm kế toán Misa tại
BVĐKVL ......................................................................................................... 47
Hình 4.22 Màn hình nhập liệu Phiếu chi trên phần mềm Misa tại BVĐKVL 48
Hình 4.23 Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các tập tin trên phần mềm kế toán
Misa trong chu trình doanh thu tại BVĐKVL ................................................ 49
Hình 4.24 Màn hình thiết lập các tham số báo cáo biến động tiền mặt trên
phần mềm kế toán Misa tại BVĐKVL ............................................................ 50
Hình 4.25 Sơ đồ tổng quát chu trình chi phí tại BVĐKVL ............................. 51
Hình 4.26 Lưu đồ quy trình lập hợp đồng mua thuốc trong thầu tại BVĐKVL
.......................................................................................................................... 51
Hình 4.27 Lưu đồ quy trình nhận hàng mua nhập kho tại BVĐKVL ............. 52
Hình 4.28 Lưu đồ quy trình theo dõi và thanh toán tiền mua thuốc tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long ........................................................................... 55
Hình 4.29 Biên bản kiểm nhập kiêm phiếu nhập kho tại BVĐKVL ............... 60
Hình 4.30 Bảng đề nghị thanh toán tại BVĐKVL........................................... 61
Hình 4.31 Ủy nhiệm chi tại BVĐKVL ............................................................ 62
Hình 4.32 Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng
hóa tại BVĐKVL ............................................................................................. 63
Hình 4.33 Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa tại BVĐKVL ......................................................................... 64
Hình 4.34 Sổ chi tiết công nợ phải trả tại BVĐKVL ...................................... 65
Hình 4.35 Sổ nhật ký mua hàng tại BVĐKVL ................................................ 66
Hình 4.36 Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc tại BVĐKVL ................................ 67
Hình 4.37 Báo cáo nhập – xuất – tồn kho thuốc tại BVĐKVL ....................... 68
Hình 4.38 Báo cáo công nợ phải trả tại BVĐKVL .......................................... 69
Hình 4.39 Kế hoạch thanh toán tiền thuốc tại BVĐKVL ................................ 70
Hình 4.40 Màn hình khai báo thông tin nhà cung cấp trên phần mềm kế toán

Misa tại BVĐKVL ........................................................................................... 71
Hình 4.41 Màn hình khai báo thông tin tài khoản ngân hàng, kho bạc trên phần
mềm kế toán Misa tại BVĐKVL ..................................................................... 71
viii


Hình 4.42 Màn hình lựa chọn lập Ủy nhiệm chi trên phần mềm kế toán Misa
tại BVĐKVL .................................................................................................... 72
Hình 4.43 Màn hình nhập liệu Ủy nhiệm chi trên phần mềm kế toán Misa tại
BVĐKVL ....................................................................................................... 722
Hình 4.44 Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các tập tin trên phần mềm kế toán
Misa trong chu trình chi phí tại BVĐKVL ...................................................... 74
Hình 4.45 Màn hình thiết lập các tham số báo cáo tình hình thu, chi tiền gửi
trên phần mềm kế toán Misa tại BVĐKVL ..................................................... 75

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVĐKVL

: Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

NNT

: Người nộp tiền

NVTVP

: Nhân viên thu viện phí


TQ

: Thủ quỹ

KTTH

: Kế toán tổng hợp

NSD

: Người sử dụng

PP.TCKT

: Phó phòng Tài chính Kế toán

Hđơn GTGT

: Hóa đơn giá trị gia tăng

NVKNH

: Nhân viên kiểm nhận hàng

KTKT

: Kế toán kho thuốc

KTTT


: Kế toán thanh toán

Tập tin tài khoản NH, KB : Tập tin tài khoản Ngân hàng, Kho bạc

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Đặc biệt là kể từ khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
thì việc đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đang ngày càng được đẩy
mạnh. Với tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên ngày càng gay
gắt như hiện nay thì việc xây dựng các chiến lược hoạt động, sản xuất kinh
doanh hiệu quả là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Để làm được điều
đó thì các doanh nghiệp cần có một hệ thống thông tin kế toán hoàn thiện, đảm
bảo cung cấp các thông tin tài chính kế toán hữu ích với mục đích phục vụ nhu
cầu quản lý và đưa ra các quyết định kinh tế của nhà quản lý. Chính các thông
tin tài chính kế toán được cung cấp đầy đủ và kịp thời sẽ góp phần giúp nhà
quản lý nắm bắt được tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị từ đó
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của
đơn vị.
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp − hoạt động chủ yếu phục vụ
cho công tác quản lý của nhà nước và đáp ứng nhu cầu của xã hội, tuy không
đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nhưng vẫn phải xây dựng cho mình một
hệ thống thông tin kế toán hoàn chỉnh nhằm đảm bảo việc cung cấp các thông
tin tài chính một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho các đối tượng sử dụng
bên trong và bên ngoài đơn vị. Hệ thống thông tin kế toán hoạt động một cách

hữu hiệu sẽ thông qua các hoạt động kiểm soát trong chính hệ thống đó góp
phần làm giảm các sai sót, gian lận trong việc xử lý và cung cấp thông tin, là
cơ sở để đảm bảo đượcc tính minh bạch trong việc quản lý và sử dụng ngân
sách nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đặc biệt, đối với các đơn vị sự nghiệp vừa sử dụng nguồn ngân sách của
nhà nước vừa được tự chủ về mặt tài chính, có quy mô hoạt động và số lượng
nghiệp vụ phát sinh hàng ngày lớn như ở các bệnh viện công lập thì việc xây
dựng hệ thống thông tin kế toán hoạt động một cách hữu hiệu là điều rất cần
thiết. Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán đối với hoạt
động của một đơn vị, em đã quyết định tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích
hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long” với mục
đích nhận ra các ưu điểm, nhược điểm trong hệ thống hiện hành để từ đó đề ra
các giải pháp giúp đơn vị hoàn thiện hơn trong việc thiết kế và vận hành hệ
thống thông tin kế toán.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu chung
Phân tích hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh
Long nhằm đề ra các giải pháp giúp khắc phục những hạn chế đang tồn tại
trong việc thiết kế và vận hành hệ thống để từ đó giúp hoàn thiện hệ thống
thông tin kế toán tại đơn vị, đảm bảo cung cấp thông tin tài chính kế toán cho
các đối tượng sử dụng có liên quan một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu quy trình xử lý thông tin cho từng chu trình của hệ thống
thông tin kế toán để đạt được sự hiểu biết về hệ thống hiện hành của đơn vị.
- Phân tích các thủ tục kiểm soát được áp dụng trong từng chu trình để
nhận dạng các vấn đề cần giải quyết đang tồn tại trong hoạt động kiểm soát

của hệ thống.
- Nghiên cứu cách tổ chức công tác kế toán để nhận dạng thông tin cần
thiết liên quan đến hoạt động của đơn vị.
- Phân tích phần mềm kế toán Misa đang được sử dụng tại đơn vị để xác
định các sai sót có thể xảy ra trong quá trình xử lý thông tin của phần mềm kế
toán.
- Đánh giá các ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong hệ thống để đưa ra các
giải pháp giúp đơn vị hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long,
địa chỉ: 301 đường Trần Phú – phường 4 – Tp.Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian
Đối với số liệu về tình hình thu, chi và kết quả hoạt động tại đơn vị: đề
tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
Thực hiện đề tài nghiên cứu từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long thông qua hai chu trình kế toán trong hoạt động
thường xuyên tại đơn vị: chu trình doanh thu (hoạt động thu viện phí) và chu
trình chi phí (mua thuốc nhập kho).

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán
2.1.1.1 Khái niệm

Hệ thống thông tin kế toán “…là hệ thống cung cấp thông tin xử lý
nghiệp vụ tài chính và các thông tin liên quan đến việc phân tích lập kế hoạch”
(Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán, 2004, trang 05).
Theo Thiều Thị Tâm và công sự (2008, trang 11) thì hệ thống thông tin
kế toán của một doanh nghiệp là hệ thống thu thập và xử lý các nghiệp vụ kinh
tế của doanh nghiệp và truyền đạt các thông tin có liên quan đến các nghiệp vụ
đó dưới nhiều hình thức khác nhau đến các đối tượng sử dụng có liên quan
một cách thích hợp nhất.
Hệ thống thông tin kế toán tiến hành thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ
liệu đầu vào có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh như bán hàng, thu
tiền,… nhằm mục đích cung cấp các thông tin tài chính kế toán hữu ích cho
các đối tượng sử dụng thông qua báo cáo tài chính, báo cáo quản trị. (Bộ môn
Hệ thống thông tin kế toán, 2004, trang 06).
2.1.1.2 Chức năng
Theo Nguyễn Thế Hưng (2008, trang 14) thì hệ thống thông tin kế toán
thực hiện các chức năng:
- Thu thập, phân tích và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Ghi chép và lưu trữ thông tin liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tại
doanh nghiệp.
- Phân tích, tổng hợp và lập các báo cáo cung cấp cho người sử dụng có
liên quan.
Bên cạnh đó, theo GS.TS Vương Đình Huệ và Nhà giáo ưu tú Vũ Huy
Cẩm (2004, trang 50) thì hệ thống thông tin kế toán còn thực hiện việc kiểm
soát các hoạt động tại đơn vị.
2.1.1.3 Quy trình xử lý
Quy trình thu thập, ghi nhận và xử lý các dữ liệu có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo các bước cơ bản sau: (Bộ môn
Hệ thống thông tin kế toán, 2004, trang 07).
3



- Thu thập dữ liệu đầu vào: lập chứng từ để ghi nhận các hoạt động khi
doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế.
- Phân tích ảnh hưởng tài chính (hay còn gọi là giai đoạn ghi nhật ký): căn
cứ trên các chứng từ gốc đã thu thập, kế toán kiểm tra các thông tin được ghi
nhận trên chứng từ gốc sau đó tiến hành phân tích các sự kiện để xác định các
đối tượng kế toán bị ảnh hưởng (định khoản kế toán). Kế toán sử dụng các sổ
nhật ký để thực hiện các công việc này như nhật ký chung (dùng cho các
nghiệp vụ thường xuyên xảy ra), nhật ký đặc biệt (dùng cho các nghiệp vụ ít
khi xảy ra). Đối với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì giai đoạn ghi nhật ký
là giai đoạn lập chứng từ ghi sổ, còn đối với hình thức nhật ký chứng từ là giai
đoạn ghi chép vào nhật ký chứng từ hay bảng kê.
- Ghi sổ tài khoản: các nghiệp vụ kinh tế sau khi được phân tích ở giai
đoạn ghi nhật ký, kế toán tiến hành chuyển những số liệu này vào các tài
khoản kế toán tổng hợp thích hợp trong hệ thống tài khoản của doanh nghiệp
(hay còn gọi là giai đoạn ghi sổ cái). Ngoài ra, cũng tiến hành ghi chép vào sổ
chi tiết có liên quan đối với những tài khoản cần phải được theo dõi chi tiết.
- Thực hiện các bút toán điều chỉnh: cuối tháng kế toán cần tiến hành thực
hiện các bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ, trích
trước, kết chuyển tính toán kết quả kinh doanh. Giai đoạn này cũng được thực
hiện theo quy trình ghi nhật ký rồi đến giai đoạn ghi sổ tài khoản.
- Kiểm tra, đối chiếu: kiểm tra số liệu kế toán. Các sai sót có thể xảy ra
trong quá trình xử lý số liệu. Kế toán cần tiến hành kiểm tra lại số liệu được
ghi chép trên sổ sách bằng cách lập Bảng cân đối tài khoản, Bảng kê chi tiết
các tài khoản, ngoài ra cũng cần đối chiếu số sách với chứng từ hoặc với các
đối tượng có liên quan.
- Lập báo cáo kế toán: đây là công việc cuối cùng trong quá trình xử lý
thông tin kế toán. Ngoài việc lập các báo cáo tài chính theo quy định bắt buộc,
kế toán cũng tiến hành lập báo cáo quản trị phục vụ nhu cầu của ban quản lý
doanh nghiệp. Các báo cáo này sau khi được thiết lập cần được cung cấp cho

người sử dụng theo phương thức phù hợp với quy định của nhà nước và chính
sách của doanh nghiệp.
2.1.1.4 Phân loại hệ thống thông tin kế toán
Theo Nguyễn Thế Hưng (2008, trang 21 - 22 ) có hai cách phân loại hệ
thống thông tin kế toán tại một doanh nghiệp.
a. Phân loại theo mục tiêu và phương pháp (hay đối tượng cung cấp
thông tin)
4


- Hệ thống thông tin kế toán tài chính: cung cấp các thông tin tài chính chủ
yếu cho các đối tượng bên ngoài. Những thông tin này phải tuân thủ các quy
định, chế độ, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Hệ thống thông tin kế toán quản trị: cung cấp các thông tin nhằm mục
đích quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
b. Phân loại theo sự lưu trữ và xử lý số liệu
- Hệ thống thông tin kế toán thủ công: nguồn lực chủ yếu là con người.
Cùng với các công cụ tính toán, con người thực hiện toàn bộ các công việc kế
toán trong hệ thống. Dữ liệu trong hệ thống này được ghi chép thủ công và lưu
trữ dưới hình thức chứng từ, sổ, thẻ, bảng,...
- Hệ thống thông tin kế toán bán thủ công (hệ thống thông tin kế toán máy
tính): nguồn lực chủ yếu là máy tính. Toàn bộ các công việc kế toán từ phân
tích nghiệp vụ, ghi chép, lưu trữ tổng hợp, lập báo cáo đều do máy tính thực
hiện. Dữ liệu trong các hệ thống này đều được ghi chép và lưu trữ dưới hình
thức các tập tin.
- Hệ thống thông tin kế toán trên nền máy tính: bao gồm con người và máy
tính tham gia vào hệ thống. Trong đó, con người sẽ tham gia vào hệ thống với
vai trò điều khiển, kiểm soát, nhập dữ liệu, bảo mật và bảo trì hệ thống. Như
vậy, nếu không có con người thì hệ thống này không thể hoạt động được, và
ngược lại, nếu không có máy tính thì hệ thống cũng không thể vận hành hoàn

hảo.
2.1.2 Kiểm soát hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1 Phân loại
Có hai cách phân loại kiểm soát hệ thống thông tin kế toán: (Bộ môn Hệ
thống thông tin kế toán, 2004, trang 81)
a. Phân loại theo mục tiêu
Theo mục tiêu kiểm soát thì kiểm soát hệ thống thông tin kế toán bao
gồm kiểm soát ngăn chặn, kiểm soát phát hiện và kiểm soát sửa sai.
- Kiểm soát ngăn chặn: nhằm mục đích ngăn chặn việc xảy ra các sai sót,
gian lận hoặc các điều kiện dẫn đến sai sót, gian lận. Kiểm soát ngăn chặn
được tiến hành trước khi nghiệp vụ xảy ra và tiến hành ngay trong các công
việc hàng ngày của nhân viên đơn vị.
- Kiểm soát phát hiện: nhằm mục đích phát hiện các sai sót, gian lận hoặc
các điều kiện có thể dẫn đến sai sót, gian lận. Kiểm soát phát hiện được tiến
hành sau khi các nghiệp vụ xảy ra.
5


- Kiểm soát sửa sai: nhằm mục đích sửa chữa những sai sót hoặc yếu kém
của một thủ tục kiểm soát đã được đề ra trước đó bằng một thủ tục kiểm soát
mới.
b. Theo phạm vi
- Kiểm soát chung: là các biện pháp được thực hiện nhằm mục đích phát
hiện và ngăn chặn các sai sót, gian lận trong toàn bộ hệ thống thông tin kế
toán. Kiểm soát chung ảnh hưởng đến tất cả các chu trình kế toán và toàn bộ
ứng dụng trong mỗi chu trình kế toán tại đơn vị.
- Kiểm soát ứng dụng: là các biện pháp được thực hiện nhằm mục đích
phát hiện và ngăn chặn các sai sót, gian lận trong một hệ thống ứng dụng cụ
thể của đơn vị.
2.1.2.2 Kiểm soát trong hệ thống kế toán bằng máy

a. Kiểm soát chung
Theo GS.TS Nguyễn Quang Quynh và cộng sự (2009, trang 241) thì
kiểm tra chung (hay kiểm soát chung) “liên quan đến môi trường trong đó các
hệ thống dựa vào máy tính đã được xây dựng, duy trì và hoạt động, và vì thế
mà thích hợp với mọi ứng dụng. Các mục tiêu của những biện pháp kiểm tra
chung là đảm bảo chắc chắn đã phát triển và thực hiện đúng đắn các ứng dụng,
cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của các tập chương trình và dữ liệu và của các
thao tác khác của máy tính”.
Kiểm soát chung được thiết lập nhằm mục đích đảm bảo hệ thống thông
tin kế toán được xử lý trong môi trường tin học hóa hoạt động một cách ổn
định và được quản trị tốt. Kiểm soát chung bao gồm các nhóm sau: (Bộ môn
Hệ thống thông tin kế toán, 2004, trang 88 – 96 )
- Xác lập kế hoạch an ninh. Các doanh nghiệp cần xác định ai là người cần
thông tin, các thông tin nào cần được sử dụng, khi nào các thông tin được sử
dụng và thông tin đó do ai cung cấp. Điều này sẽ giúp nhận đơn vị nhận diện
đượccác rủi ro, sai phạm có thể xảy ra đối với hệ thống thông tin từ đó xây
dựng và cập nhật một hệ thống an ninh toàn diện.
- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng trong hệ thống. Nhằm giảm
thiểu những sai sót, gian lận có thể xảy ra, cần phải tiến hành phân chia trách
nhiệm đầy đủ, rạch ròi giữa các chức năng sau: chức năng phân tích hệ thống;
chức năng lập trình; vận hành hệ thống máy tính; người dùng hệ thống; thư
viện dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát dữ liệu.

6


- Kiểm soát dự án phát triển hệ thống. Đảm bảo thời gian phát triển hệ
thống hợp lý, giảm thiểu chi phí và tính hữu hiệu, hiệu quả của hệ thống thông
tin kế toán mới.
- Kiểm soát thâm nhập về mặt vật lý. Đảm bảo an toàn cho máy và sử

dụng máy nhằm hạn chế các thiệt hại vật chất cho máy tính, thiết bị phần
cứng, hạn chế truy cập hệ thống bất hợp pháp và hạn chế tiết lộ thông tin của
hệ thống.
- Kiểm soát truy cập hệ thống: là việc giới hạn quyền truy cập hệ thống đối
với từng người dùng. Bao gồm các hoạt động kiểm soát truy cập – sử dụng hệ
thống, kiểm soát truy cập dữ liệu và kiểm tra tính tương thích chức năng. Các
quyền truy cập dữ liệu bao gồm đọc, ghi, thêm, sửa, xóa dữ liệu phải được gán
cụ thể cho từng chức năng, từng công việc, từng cá nhân hay từng tập tin dữ
liệu. Đồng thời phải ngăn chặn và hạn chế việc truy cập dữ liệu từ các đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp. Được thực hiện thông qua các biện pháp sau:
+ Phân quyền cho người dùng quyền truy cập – sử dụng hệ thống và
quyền truy cập dữ liệu.
+ Kiểm tra thủ tục kiểm soát truy cập hệ thống.
- Kiểm soát lưu trữ dữ liệu: kiểm soát các thiết bị lưu trữ và kiểm soát việc
sao lưu dự phòng dữ liệu.
- Kiểm soát truyền tải dữ liệu: cần thực hiện các biện pháp như mã hóa dữ
liệu, kiểm tra đường truyền, kiểm tra chẵn lẻ, các phần mềm an ninh trên mạng
khác để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình truyền tải dữ liệu.
- Chuẩn hóa tài liệu hệ thống: tài liệu hệ thống cần được chuẩn hóa, phân
loại và lưu trữ nhằm phục vụ cho nhu cầu thẩm định, xem xét, đánh giá hệ
thống thông tin kế toán. Các tài liệu này còn được sử dụng để cập nhật, bảo trì
và tái phát triển hệ thống. bao gồm các nhóm: tài liệu quản trị, tài liệu ứng
dụng, tài liệu vận hành hệ thống.
- Giảm thiểu thời gian chết của hệ thống: có nhiều rủi ro có thể làm cho hệ
thống ngưng hoạt động như sự cố về điện,… có thể ảnh hưởng đến dữ liệu,
chương trình đang hoạt động. Do đó cần kiểm tra, thay thế các thiết bị đã hết
hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng để cung cấp nguồn cho hệ thống hoạt động đủ
thời gian để sao lưu khi có sự cố về điện.
- Dấu vết kiểm toán: kế toán trong điều kiện tin học hóa cần phải tạo ra
các dấu vết kiểm toán.

b. Kiểm soát ứng dụng

7


Theo GS.TS Nguyễn Quang Quynh và cộng sự (2009, trang 241) thì
kiểm tra ứng dụng (hay kiểm soát ứng dụng) “liên quan đến các giao dịch và
những dự liệu hiện hành thuộc từng hệ thống kế toán dựa vào máy tính và vì
thế cho nên có tính cụ thể rõ ràng đối với từng ứng dụng như vậy. Những mục
tiêu của biện pháp kiểm tra ứng dụng… là đảm bảo chắc chắn tính đầy đủ và
chính xác về sổ sách kế toán và tính hợp lệ của các mục ghi trong đó bắt
nguồn từ quá trình xử lý thủ công và chương trình hóa”.
Kiểm soát ứng dụng nhằm ngăn chặn và phát hiện các sai sót và gian lận
có thể xảy ra đối với từng ứng dụng cụ thể trên phần mềm bao gồm 3 dạng
kiểm soát đó là: kiểm soát nhập liệu; kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu và bảo
trì tập tin; kiểm soát thông tin đầu ra. (Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán,
2004, trang 96 – 104)
 Kiểm soát nhập liệu: nhằm đảm bảo dữ liệu nhập vào là hợp lệ, bao
gồm hoạt động kiểm soát nguồn dữ liệu và kiểm soát quá trình nhập liệu:
- Kiểm soát nguồn dữ liệu: nhằm hạn chế các sai sót và gian lận có thể xảy
ra với dữ liệu đầu vào trước khi nhập liệu vào phần mềm, bao gồm các hoạt
động:
+ Đánh số thứ tự liên tục trước cho các chứng từ.
+ Sử dụng các chứng từ được tạo ra bên trong hệ thống sẽ có độ tin
cậy cao hơn các chứng từ được tạo ra từ các hệ thống khác.
- Kiểm soát quá trình nhập liệu: nhằm đảm bảo độ chính xác của các mẫu
tin được nhập, bao gồm các hoạt động:
+ Kiểm tra tính tuần tự khi nhập liệu: không cho phép nhập liệu và
thông báo lỗi khi các dữ liệu không được nhập theo trình tự đã cài đặt, điều
này giúp hạn chế nhập sót dữ liệu nhập.

+ Kiểm tra vùng dữ liệu: đảm bảo dữ liệu nhập phải đúng loại đã khai
báo.
+ Kiểm tra dấu: các dữ liệu được nhập phải luôn là con số dương
hoặc con số âm tùy vào nội dung dữ liệu nhập.
+ Kiểm tra tính hợp lý: nhằm phát hiện các dữ liệu sai nhập vào hệ
thống và ngăn chặn hệ thống ghi nhận các dữ liệu sai.
+ Kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ: bằng cách kiểm tra dữ liệu
nhập có được khai báo đúng theo quy định trước đó hay chưa.
+ Kiểm tra giới hạn: kiểm tra giới hạn của các dữ liệu nhập, ví dụ như
số lượng hàng xuất kho phải bằng hoặc thấp hơn số lượng hàng đang tồn kho.
8


+ Kiểm tra tính đầy đủ: đảm bảo không bỏ sót các dữ liệu quan trọng
của các nghiệp vụ được nhập.
+ Kiểm tra dung lượng vùng nhập: giá trị dữ liệu nhập phải có độ dài
ký tự không được lớn hơn độ dài ký tự quy định.
+ Kiểm tra số tổng kiểm soát: kiểm soát tổng số lô, tổng số chứng từ
(hay tổng số mẫu tin), kiểm soát tổng số tài chính, tổng cộng Hash.
+ Sử dụng các giá trị mặc định và tạo số tự động.
+ Thông báo lỗi đầy đủ và hướng dẫn sửa lỗi.
 Kiểm soát quá trình xử lý dữ liệu và bảo trì tập tin: nhằm đảm bảo tính
chính xác của thông tin kế toán trong quá trình xử lý số liệu, bao gồm các thủ
tục:
- Kiểm soát sắp xếp theo trình tự.
- Kiểm soát từng bước xử lý.
- Nhận biết tập tin một cách hữu hình.
- Các kiểm soát được lập trình.
 Kiểm soát thông tin đầu ra:
- Kiểm tra bằng mắt tính logic, hợp lệ của dữ liệu.

- Thiết lập quy trình chuyển và nhận báo cáo.
- Quy trình hủy dữ liệu, thông tin bí mật sau khi bạo ra bản in trên giấy,
trên báo cáo, bản in thử, bản nháp,…
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin tài chính mà bài nghiên cứu sử dụng là số liệu thứ cấp về
các khoản thu, chi và kết quả hoạt động dựa trên báo cáo tài chính được thu
thập tại phòng kế toán tài chính của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.
Các thông tin phi tài chính mà bài nghiên cứu sử dụng là thông tin sơ cấp
do em thu thập thông qua việc quan sát, phỏng vấn nhân viên tại các bộ phận
có liên quan đến hai chu trình mà đề tài tập trung nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp phân tích thông tin
Để nghiên cứu quy trình xử lý thông tin cho từng chu trình của hệ thống
thông tin kế toán cần dùng phương pháp thống kê mô tả.

9


Để phân tích các thủ tục kiểm soát được áp dụng trong từng chu trình cần
sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
Để nghiên cứu cách tổ chức công tác kế toán cần áp dụng phương pháp
thống kê mô tả.
Để phân tích phân mềm kế toán đang được áp dụng tại đơn cần dùng
phương pháp thống kê mô tả.

10


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

VĨNH LONG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tiền thân xa xưa của bệnh viên đa khoa ngày nay được gọi danh xưng là:
dưỡng đường Tỉnh Vĩnh Long (Hospital Adrien Peit) – nhân dân địa phương
thường gọi là nhà thương lớn – được hình thành từ khi người Pháp đặt bộ máy
cai trị tại xứ này. Tọa lạc tại khu vực phía trước là đường 3-2, phía sau là
đường Nguyễn Thị Út thuộc phường 1 thành phố Vĩnh Long ngày nay.
Giám đốc bệnh viện trước năm 1945 là Doctor LEVot và Doctor Hớn.
năm 1946 bệnh viện được mang tên là bệnh viện Nguyễn Trung Trực gồm hai
khu vực chính là bệnh viện của dân và một phần là bệnh xá quân y. Giám đốc
kiêm nhiệm là Doctor Capel (1945 – 1946).
Từ giai đoạn 1946 – 1972 trải qua các đời giám đốc:
- Giám đốc bệnh viện của dân:
+ 1947 đến 1953: BS. Nguyễn Văn Quảng
+ 1954 – 1959: BS. Lê Quang Thiệt
+ 1960 – 1968: BS. Hồ Kim Ngọc
+ 1969 – 1972: BS. Phạm Văn Giản
- Giám đốc bệnh viện quân y:
+ 1947 – 1948: Médecin Capitaine BOCÉ
+ 1948 – 1949: Médecin Commandant BLAES
+ 1950 – 1952: Médecin Commandant LEPONCIN
+ 1952 – 1953: Médecin Commandant VERDOLLIN
+ 1953 – 15/06/1953: Médecin Commandant RONCIN
Sau 15/06/1953 quân y Pháp giải tán.
Từ giai đoạn 1972 – 30/04/1975:
- Giám đốc bệnh viện dân y: BS. Phạm Văn Giản
- Giám đốc bệnh viện quân y: BS – Thiếu tá Hồ Hùng Ngự

11



Sau giải phóng bệnh viện Nguyễn Trung Trực được đổi tên thành Bệnh
viện A Vĩnh Long, giám đốc bệnh viện là BS. Hồng Minh Hòa.
Tháng 06/1976 sau khi hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, bệnh
viện được mang tên là Bệnh viện đa khoa Cửu Long, giám đốc bệnh viện là
BS. Võ Thành Trung.
1978 – 1989 giám đốc bệnh viện là BS. Nguyễn Hồng Trung. Đầu thập
niên 80 bệnh viện phát triển thêm khu vực II. Năm 2005 là bệnh viện loại 2
với 600 giường bệnh.
Từ 1990 – 05/1992 quyền giám đốc bệnh viện là BS. Nguyễn Thủy Yến.
Tháng 05/1992 tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà
Vinh, lúc này bệnh viện được mang tên Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long.
Từ 1993 – 2000 BS. Dương Văn Thanh là quyền giám đốc sau đó giữ
chức giám đốc của bệnh viện.
Từ 2000 – 08/2005 BS. Trần Văn Mẫn là phó giám đốc Sở y tế kiêm
giám đốc bệnh viện. 29/07/2003 từ trung tâm thành phố bệnh viện được
chuyển ra ngoại ô là phường 4 thành phố Vĩnh Long.
Từ 08/2005 quyền giám đốc của bệnh viện là BS. Lê Văn Việt.
Sau khi được tiếp quản thì cơ cấu của bệnh viện được tổ chức theo hệ
thống: Đảng – Chính quyền – Các đoàn thể theo quy định của nhà nước.
Từ chỗ chỉ là một dưỡng đường cho đến 10/1975 bệnh viện Vĩnh Long
chưa có đủ 10 bác sĩ và 200 cán bộ nhân viên, số giường khoảng 250 thì cho
đến đầu năm 2000 bệnh viện đã có được 500 giường sau đó tăng lên 600
giường. Hiện nay bệnh viện có 29 khoa phòng và một đội ngũ chuyên môn
hùng hậu với trên 100 cán bộ đại học gồm các bác sĩ, dược sĩ, chuyên khoa I,
chuyên khoa II, trang thiết bị hiện đại.
3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
3.2.1 Chức năng
Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân các xã, huyện

trong tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh, thành phố lân cận.
Tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức và
chỉ đạo tuyến về lĩnh vực chuyên môn của bệnh viện theo sự phân công của
cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

12


Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển của Bệnh viện qua
từng giai đoạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của bệnh viện, trình cấp có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi
chuyên môn trong giấy phép hoạt động của bệnh viện và quy định chuyên
môn, quy chuẩn kỹ thuật; áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi
hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật để phục vụ
nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh;
tham gia nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tại
địa phương và trong cả nước; thực hiện dịch vụ khoa học theo quy định của
pháp luật.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức y tế và chỉ đạo tuyến về
lĩnh vực chuyên môn của bệnh viện đối với các bệnh viện tuyến dưới theo sự
phân công của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Quản lý công chức, viên chức của bệnh viện: tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển đội ngũ viên chức của bệnh viện đủ về số lượng, cân đối về
cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp, cơ cấu theo độ tuổi và giới, đạt chuẩn về
trình độ đào tạo; tham gia vào quá trình điều động, luân chuyển, biệt phái, luân

phiên có thời hạn đối với người hành nghề trong bệnh viện của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của bệnh viện theo quy định
của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi hoạt động của bệnh viện, chi trả
lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức của
bệnh viện theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của bệnh viện theo yêu
cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa và bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh.
Phối hợp với tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Tự đánh giá chất lượng và chịu sự kiểm định chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật; xây dựng và phát triển hệ thống
bảo đảm chất lượng của bệnh viện; tăng cường các điều kiện bảo đảm chất
13


×