Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh bộ phận lữ hành công ty cổ phần du lịch cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HẠNH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BỘ PHẬN LỮ HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DU LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị du lịch dịch vụ và lữ hành
Mã số ngành: 52340103

Tháng 11-2014

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ HẠNH
MSSV: 4115484

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BỘ PHẬN LỮ HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
DU LỊCH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Mã số ngành: 52340103



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
DƢƠNG QUẾ NHU

Tháng 11-2014

2


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt khóa học ở Trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc thầy cô dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức chuyên môn và xã hội vô cùng quý báu. Em tin
rằng những kiến thức đó chính là nền tảng hữu ích cho em bƣớc vào đời, giúp em
vƣợt qua khó khăn, thử thách trong công việc và cuộc sống sau này.
Với lòng kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trƣờng Đại
học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh nói
riêng lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Dƣơng Quế Nhu và cô
Nguyễn Tri Nam Khang đã tận tình hƣớng dẫn và giúp em hoàn thành tốt luận
văn “Phân tích hoạt động kinhh doanh bộ phận lữ hành Công ty Cổ phần du
lịch Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014”.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Trung tâm Điều hành du lịch thuộc
Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ, các anh chị trong công ty đã rất nhiệt tình, tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn.
Em chân thành kính chúc quý thầy cô, cùng toàn thể các cô chú, anh chị
trong Trung tâm Điều hành du lịch dồi dào sức khỏe và công tác tốt.

Cần Thơ, ngày 19 tháng 12 năm 2014

Ngƣời thực hiện


TRẦN THỊ HẠNH
3


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 19 tháng 12 năm 2014
Ngƣời thực hiện

TRẦN THỊ HẠNH

4


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 11
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

12

1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Không gian

12

2

1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

12

14

CHƢƠNG 2 15
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 15
2.1.1 Một số khái niệm về thuật ngữ trong ngành du lịch 5
2.1.2 Một số vấn đề về hoạt động kinh doanh lữ hành

6

2.1.3 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh 11
2.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh chƣơng
trình du lịch12
2.1.5 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành

18
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 19
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 20
CHƢƠNG 3 32
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ

5

32


3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ
32
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

33

3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty

24

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 24
3.3 NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH

34


3.3.1 Ngành nghề kinh doanh25
3.3.2 Địa bàn kinh doanh 26
3.3.3 Các đơn vị trực thuộc 26
3.3.4 Các công ty liên kết

26

3.4 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
36
3.4.1 Doanh thu

27

3.4.2 Lợi nhuận

30

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
41
3.5.1 Những thuận lợi 32
3.5.2 Những khó khăn 33
3.5.3 Định hƣớng phát triển 33
CHƢƠNG 4 43
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BỘ PHẬN LỮ HÀNH
GIAI ĐOẠN 2011-6/2014 43
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BỘ PHẬN
LỮ HÀNH GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014. 43
4.1.1 Tình hình biến động của doanh thu


34

4.1.2 Tình hình biến động của chi phí

38

4.1.3 Tình hình biến động của lợi nhuận

41

4.1.4 Tình hình biến động của lƣợt khách 44
4.2 ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ TRÊN THỊ TRƢỜNG VÀ TỐC ĐỘ PHÁT
TRIỂN 54
4.2.1 Thị phần 46
4.2.2 Tốc độ phát triển

49
6


4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DU LỊCH 58
4.3.1 Hiệu quả tổng quát

50

4.3.2 Chỉ tiêu doanh lợi và tỉ suất lợi nhuận 51
4.3.3 Những chỉ tiêu dành riêng cho doanh nghiệp lữ hành

53


4.4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH LỮ HÀNH 64
4.4.1 Yếu tố khách quan - Môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng cạnh
tranh trực tiếp56
4.4.2 Yếu tố chủ quan – những điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp 63
CHƢƠNG 5 76
GIẢI PHÁP 76
5.1 NHỮNG ĐIỂM ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA BỘ PHẬN
LỮ HÀNH
76
5.1.1 Những điểm đạt đƣợc 68
5.1.2 Một số hạn chế 68
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CHO BỘ PHẬN LỮ HÀNH
77
5.2.1 Giải pháp tăng doanh thu

69

5.2.2 Giải pháp giảm chi phí 71
5.2.3 Một số giải pháp khác 71
CHƢƠNG 6 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN

80

6.2 KIẾN NGHỊ


81

80

6.2.1 Đối với bộ phận lữ hành

73

6.2.2 Đối với cấp Nhà nƣớc 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC

84

7


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu doanh thu Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ giai đoạn
2011-2013 ............................................................................................................. 28
Bảng 3.2 Cơ cấu lợi nhuận Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ giai đoạn
2011-2013 ............................................................................................................. 31
Bảng 4.1 Tình hình doanh thu bộ phận lữ hành giai đoạn 2011 – 6/2014 36
Bảng 4.2 Tình hình chi phí bộ phận lữ hành giai đoạn 2011 – 6/2014 ..... 39
Bảng 4.3 Số lỗ chi tiết của các phƣơng tiện vận chuyển ........................... 40
Bảng 4.4 Tình hình lợi nhuận bộ phận lữ hành giai đoạn 2011 – 6/2014 . 42
Bảng 4.5 Tình hình lƣợt khách bộ phận lữ hành giai đoạn 2011 – 6/2014 45
Bảng 4.6 Thị phần của tour inbound 2011-2013 ....................................... 47
Bảng 4.7 Thị phần của tour nội địa 2011-2013 ......................................... 48

Bảng 4.8 Thị phần của tour ountbound 2011-2013 ................................... 48
Bảng 4.9 Tốc độ phát triển liên hoàn của các nhóm tour .......................... 49
Bảng 4.10 Tốc độ phát triển trung bình của các nhóm tour ...................... 50
Bảng 4.11 Hiệu quả kinh doanh tour của bộ phận lữ hành 2011-6/2014 .. 51
Bảng 4.12 Tỉ suất doanh lợi và tỉ suất lợi nhuận của bộ phận lữ hành 20116/2014 ................................................................................................................... 52
Bảng 4.13 Lƣợt khách bình quân, doanh thu bình quân và lợi nhuận bình
quân trên lƣợt khách của bộ phận lữ hành giai đoạn 2011 – 6/2014 .................... 54

8


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ phân loại kinh doanh lữ hành ........................................................ 8
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thực hiện chƣơng trình du lịch .......................... 11
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự Công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ ......... 24
Hình 4.1 Biểu đồ tình hình biến động của doanh thu bộ phận lữ hành giai
đoạn 2011 – 6/2014............................................................................................... 35
Hình 4.2 Biểu đồ tình hình biến động của chi phí bộ phận lữ hành giai
đoạn
2011 – 6/2014 ............................................................................................ 38
Hình 4.3 Biểu đồ tình hình biến động của lợi nhuận bộ phận lữ hành giai
đoạn 2011 – 6/2014............................................................................................... 43
Hình 4.4 Biểu đồ tình hình biến động của lƣợt khách bộ phận lữ hành giai
đoạn 2011 – 6/2014............................................................................................... 44
Hình 5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của TTĐHDL ........................................... 66

9



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHĐCĐ

:

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TP

:


Thành phố

TTĐHDL

:

Trung tâm điều hành du lịch

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

WTO
Organization)

:

Tổ chức Du lịch

10

thế giới (World

Tourism


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, đóng góp
một cách đáng kể trực tiếp và gián tiếp cho nền kinh tế toàn cầu. Theo Tổ chức
Du lịch thế giới (WTO), ngành du lịch thế giới tăng trƣởng ổn định mỗi năm, lƣợt
khách du lịch quốc tế tăng từ 528 triệu lƣợt năm 2005 lên 1090 triệu lƣợt khách
năm 2013. Doanh thu đạt xấp xỉ 1160 tỉ USD sau khi tăng gần gấp đôi kể từ năm
2005. Du lịch còn là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất trên thế giới với hơn 207
triệu việc làm và là một trong năm nguồn thu ngoại tệ lớn nhất tại hơn 83% các
nƣớc trên thế giới. [16]
Du lịch Việt Nam cũng đi theo chiều hƣớng phát triển của thế giới, Việt
Nam đang phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ lệ cao trong
cơ cấu GDP. Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2013, khách quốc tế đến
Việt Nam ƣớc đạt 7,5 triệu lƣợt khách, tăng 10,6% so với năm trƣớc; Khách du
lịch nội địa ƣớc đạt 35 triệu lƣợt khách, tăng 7,7% so với năm trƣớc; Doanh thu
toàn ngành du lịch tăng từ 160 tỉ đồng lên 200 tỉ đồng, tăng khoảng 20% so với
năm trƣớc [17]. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều công ty
lữ hành ra đời và đƣợc mở rộng. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có 1.305 đơn
vị hoạt động kinh doanh lữ hành, tăng 13,3% so với năm 2012. [5]
Qua thời gian thực tập tại Trung tâm điều hành du lịch (TTĐHDL) thuộc
Công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ, em đã đƣợc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh
của bộ phận lữ hành của công ty và em nhận thấy: việc phát triển kinh doanh lữ
hành ở đây chƣa theo kịp sự phát triển chung của cả nƣớc. Công ty Cổ phần du
lịch Cần Thơ là một trong số những công ty du lịch đƣợc thành lập sớm và có uy
tín ở Cần Thơ. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, lƣợt khách lữ hành và kết
quả kinh doanh của Công ty chỉ tăng trƣởng ở mức dè chừng, thậm chí sụt giảm.
Cùng với kiến thức học tập đƣợc trong suốt khóa học ở trƣờng và quá trình thực
tập, em chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh cho bộ phận lữ hành
Công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
nhằm giúp công ty phát triển đúng với tiềm năng của nó.


11


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài này là phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó đƣa ra
giải pháp giúp cải thiện kết quả kinh doanh cho bộ phận lữ hành Công ty Cổ phần
du lịch Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Thực trạng hoạt động kinh doanh của bộ phận lữ hành Công
ty Cổ phần du lịch Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 6/2014.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của bộ phận lữ hành.
Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp cải thiện kết quả kinh doanh cho
bộ phận lữ hành.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian Công ty Cổ phần du lịch Cần
Thơ và tập trung chủ yếu ở bộ phận lữ hành ở TTĐHDL của Công ty.
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến hết tháng 11/2014.
Số liệu thứ cấp của đề tài thu thập là giai đoạn 2011 – 6/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những số liệu của kết quả kinh doanh
của bộ phận lữ hành Công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ.
- Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng kinh doanh của bộ phận nhƣ: doanh thu,
chi phí, lợi nhuận và lƣợt khách.
- Các chỉ tiêu đánh giá thị phần và tốc độ tăng trƣởng
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành.
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

- Bùi Thị Ngọc Nhung (2010), “Phân tích hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch Cánh Én TP Hồ Chí Minh”, luận văn
12


tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích
tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty và sử dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp số chênh
lệch để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, từ đó đề ra giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Huỳnh Thị Ngọc Phƣờng (2011), “Phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Giang Long”, luận văn tốt
nghiệp, Đại học Cần Thơ. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phƣơng pháp so
sánh và thống kê mô tả để phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty,
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng hai phƣơng pháp so sánh và thống kê mô tả để
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh.
- Lý Xuân Cƣờng (2010), “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ
hành của công ty du lịch VietTravel chi nhánh Cần Thơ”, luận văn tốt nghiệp, Đại
học Cần Thơ. Đề tài đã phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh lữ hành, từ đó đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh cho chi nhánh Viettravel Cần Thơ. Tác giả đã sử dụng phƣơng
pháp so sánh để đánh giá tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận
dƣới tác động của môi trƣờng kinh doanh; Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả xử
lí thông tin để đƣa ra kết luận về biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Nguyễn Đức Thắng (2010), “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công
ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hoàng Sơn”, luận văn tốt nghiệp, Đại học
Cần Thơ. Với đề tài này tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân
tích các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của
công ty; sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm;
sử dụng phƣơng pháp so sánh và thống kê mô tả để phân tích doanh thu, chi phí,

lợi nhuận, ngoài ra phƣơng pháp biểu đồ đƣợc sử dụng để biểu diễn sự biến động
các chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng ma trận SWOT và phƣơng
pháp tự luận để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho công ty.
- Phạm Lê Hảo (2010), “Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ
phần Du lịch Cửu Long tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Đề tài này tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích mối quan hệ giữa lợi
nhuận với doanh thu-chi phí và tình hình sử dụng năng lực sản xuất kinh doanh.
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp tỉ số để phân tích một số chỉ tiêu tài chính liên
13


quan đến lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Dựa vào kết quả của
việc phân tích, tác giả đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Trong đề tài này nội dung gồm 6 chƣơng và đƣợc kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: Đặt vấn đề nghiên cứu, nêu lên mục tiêu nghiên cứu và giới hạn
về phạm vi nghiên cứu.
Chƣơng 2: Trình bày cơ sở lí luận chung về hoạt động kinh doanh lữ hành
và phân tích hoạt động kinh doanh lữ hành .
Chƣơng 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ.
Chƣơng 4: Phân tích tình hình kinh doanh và đánh giá hiệu quả kinh doanh
của bộ phận lữ hành qua các chỉ tiêu số tƣơng đối và tuyệt đối; Phân tích các yếu
tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành.
Chƣơng 5: Đề ra giải pháp cho bộ phận lữ hành nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị.

14



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về thuật ngữ trong ngành du lịch
 Khái niệm về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở
thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nƣớc đã lấy chỉ tiêu đi du
lịch của dân cƣ là một trong những tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống. Tuy
nhiên, khái niệm du lịch đƣợc hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ
nhiều góc độ khác nhau. Ở bài viết này tác giả đề cập đến một số khái niệm về du
lịch của các tổ chức dƣới đây.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1994), du lịch đƣợc đinh nghĩa nhƣ sau:
“Du lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan tới việc di
chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ nhằm mục
đích giải trí, nghỉ ngơi, văn hóa, dƣỡng sức,… và nhìn chung là vì những lý do
không phải để kiếm sống”.
Theo khoản 1, điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các dạng
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
 Du lịch inbound (Inbound tourism)
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch inbound bao gồm các hoạt động của
cƣ dân bên ngoài nƣớc đi du lịch đến một quốc gia nhất định, là bên ngoài môi
trƣờng bình thƣờng của họ và ở đó không quá 12 tháng liên tiếp cho mục đích
giải trí hoặc các mục đích khác. [18]
Đối với Việt Nam, tour inbound là chƣơng trình du lịch đƣợc thiết kế để
phục vụ khách nƣớc ngoài hoặc ngƣời Việt định cƣ ở nƣớc ngoài đi du lịch tại
Việt Nam.


15


 Du lịch nội địa (Domestic tourism)
Du lịch nội địa bao gồm các hoạt động của cƣ dân của một quốc gia nhất
định đi du lịch đến và ở lại ở những nơi dân cƣ trong nƣớc của họ, nhƣng bên
ngoài môi trƣờng thông thƣờng của họ không quá 12 tháng liên tiếp cho mục đích
giải trí hoặc các mục đích khác.[18]
Đối với Việt Nam, tour nội địa là chƣơng trình du lịch đƣợc thiết kế để
phục vụ cho khách là ngƣời Việt hoặc ngƣời nƣớc ngoài sống ở Việt Nam đi du
lịch trong nƣớc.
 Du lịch outbound (Outbound tourism)
Du lịch ra nƣớc bao gồm các hoạt động của cƣ dân của một quốc gia nhất
định đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài đất nƣớc của họ cƣ trú và bên
ngoài môi trƣờng thông thƣờng của họ không quá 12 tháng liên tiếp cho giải trí
hoặc các mục đích khác.[18]
Đối với Việt Nam, tour outbound là chƣơng trình du lịch đƣợc thiết kế để
phục vụ khách Việt hoặc ngƣời nƣớc ngoài sống tại Việt Nam đi du lịch ra các
nƣớc khác.
2.1.2 Một số vấn đề về hoạt động kinh doanh lữ hành

2.1.2.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành
Theo Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chƣơng (2009, trang 46), có hai
cách tiếp cận về lữ hành và du lịch:
Thứ nhất, hiểu theo nghĩa rộng thì lữ hành bao gồm tất cả những hoạt động
di chuyển của con ngƣời cũng nhƣ những hoạt động liên quan đến sự di chuyển
đó. Với một phạm vi đề cập nhƣ vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu
tố lữ hành nhƣng không phải tất cả hoạt động lữ hành là du lịch. Vì vậy, ngƣời ta
có thể sử dụng thuật ngữ lữ hành du lịch để ám chỉ các hoạt động đi lại và các
hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi có mục đích du lịch. Cách tiếp cận

lữ hành theo nghĩa rộng cho phép nghiên cứu hoạt động lữ hành ở một phạm vi
rộng lớn.
Tiếp cận theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành đƣợc hiểu là doanh nghiệp
đầu tƣ để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và
chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với
mục đích lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn
16


các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trƣng và các
nhu cầu khác của khách du lịch.
Thứ hai, tiếp cận lữ hành ở một phạm vi hẹp. Để phân biệt các hoạt động
kinh doanh lữ hành với các hoạt động kinh doanh du lịch khác nhƣ khách sạn,
nhà hàng, vui chơi giải trì, ngƣời ta giới hạn hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ
bao gồm những hoạt động tổ chức các chƣơng trình du lịch. Kinh doanh lữ hành
bao gồm: kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh
lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chƣơng trình du
lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành
quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch cho
khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này,
kinh doanh lữ hành ở Việt Nam đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp và đƣợc xác định một
cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chƣơng trình du lịch.
Ngoài ra, trong luật du lịch còn qui định rõ kinh doanh đại lí lữ hành:
“kinh doanh đại lí lữ hành là một tổ chức, cá nhân nhận bán chƣơng trình du lịch
của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hƣởng hoa hồng, tổ
chức, cá nhân kinh doanh đại lí lữ hành không đƣợc tổ chức thực hiện các chƣơng
trình du lịch” (Điều 43).

2.1.2.2 Phân loại kinh doanh lữ hành
- Theo Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chƣơng (2009, trang 48), căn

cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại: kinh doanh kinh
doanh đại lí lữ hành, kinh doanh chƣơng trình du lịch và kinh doanh tổng hợp.
Kinh doanh đại lí lữ hành hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu
thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà sản xuất du lịch để
hƣởng hoa hồng, không làm gia tăng giá trị của sản phẩm trong quá trình chuyển
giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch.
Kinh doanh chƣơng trình du lịch hoạt động nhƣ là hoạt động bán buôn,
hoạt động sản xuất làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung
cấp để bán cho khách. Với hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó phải gánh
chịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp
thực hiện kinh doanh chƣơng trình du lịch đƣợc gọi là các công ty lữ hành. Cơ sở
của hoạt động này là liên kết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của nhà cung cấp
độc lập thành sản phẩm mang tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồng thời
làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng thông qua sức lao
động của các chuyên gia marketing, điều hành và hƣớng dẫn.
17


Kinh doanh lữ hành tổng hợp bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có nghĩa
là đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ vừa liên kết các dịch vụ
thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ vừa
thực hiện chƣơng trình du lịch đã bán. Đây là kết quả trong quá trình phát triển và
thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh du lịch. Các
doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành tổng hợp đƣợc gọi là các công ty du
lịch. (Hình 2.1)
Kinh doanh lữ hành

Kinh doanh chƣơng
trình du lịch


Đại lí lữ hành

Văn
phòng du
lịch

Đại lí
bán lẻ

Kinh
doanh lữ
hành gửi
khách

Kinh
doanh
lữ hành
quốc tế

Kinh
doanh lữ
hành nhận
khách

Kinh
doanh
lữ hành
kết hợp

Kinh

doanh
lữ hành
nội địa

Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2009, trang 50)

Hình 2.1 Sơ đồ phân loại kinh doanh lữ hành
- Căn cứ vào phạm vi và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ
hành gửi khách, lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Kinh doanh lữ hành gửi khách bao gồm cả gửi khách quốc tế, gửi khách
nội địa, là loại kinh doanh mà hoạt động chính của nó là tổ chức thu hút khách du
lịch một cách trực tiếp để đƣa khách đến nơi du lịch. Loại kinh doanh này phù
hợp với những nơi có nhu cầu du lịch lớn. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
gửi khách đƣợc gọi là công ty gửi khách.
18


Kinh doanh lữ hành nhận khách bao gồm cả nhận khách quốc tế và khách
nội địa, là hoạt động kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây dựng các
chƣơng trình du lịch, quan hệ với các công ty lữ hành gửi khách để bán các
chƣơng trình du lịch và tổ chức các chƣơng trình du lịch đã bán cho khách thông
qua các công ty lữ hành gửi khách. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại này
thích hợp với những nơi có tài nguyên du lịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành loại này đƣợc gọi là công ty nhận khách.
Kinh doanh lữ hành kết hợp có nghĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ
hành nhận khách và gửi khách. Loại kinh doanh này thích hợp với doanh nghiệp
quy mô lớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động gửi khách và nhận
khách. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành kết hợp đƣợc gọi là các
công ty du lịch tổng hợp.


2.1.2.3 Doanh nghiệp lữ hành
Theo thông tƣ số 715/TCDL ngày 9/7/1994, “doanh nghiệp lữ hành là đơn
vị có tƣ cách pháp nhân, hạch toán độc lập đƣợc thành lập nhằm mục đích sinh
lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các
chƣơng trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Có thể hiểu doanh nghiệp lữ hành
là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở ổn định, đƣợc đăng kí kinh doanh
theo quy đinh pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thong qua việc tổ chức xây
dựng, bán và thực hiện các chƣơng trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra
doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm
của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp
khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên cho tới
khâu cuối cùng.
Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm
hai loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng
bán các chƣơng trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để
trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đƣa công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc
ngoài cƣ trú ở Việt Nam đi du lịch. Thực hiện các chƣơng trình du lịch đã bán
hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho các doanh nghiệp lữ hành nội
địa.
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng
bán và tổ chức thực hiện các chƣơng trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực

19


hiện dịch vụ, chƣơng trình du lịch cho khách nƣớc ngoài đã đƣợc các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế đƣa vào Việt Nam.

2.1.2.4 Hệ thống sản phẩm của kinh doanh lữ hành

Kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hóa khác nhau nhằm đáp
ứng tốt nhiều nhu cầu khác nhau khi đi du lịch của con ngƣời. Hoạt động của các
nhà kinh doanh lữ hành bao gồm dịch vụ trung gian, chƣơng trình du lịch và các
sản phẩm khác.
 Dịch vụ trung gian
Dịch vụ trung gian là các sản phẩm mà doanh nghiệp lữ hành làm trung
gian giới thiệu tiêu thụ dản phẩm cho các nhà cung cấp để hƣởng hoa hồng, bao
gồm:
 Dịch vụ vận chuyển hàng không;
 Dịch vụ vận chuyển đƣờng sắt;
 Dịch vụ vận chuyển tàu thủy;
 Dịch vụ vận chuyển bằng các phƣơng tiện khác;
 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống;
 Dịch vụ tiêu thụ chƣơng trình du lịch;
 Dịch vụ bảo hiểm;
 Dịch vụ tƣ vấn thiết kế lộ trình;
 Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan, thi đấu thể thao
và các sự kiện khác;
 Chƣơng trình du lịch
Chƣơng trình du lịch là sản phẩm chủ yếu và đặc trƣng của doanh nghiệp
lữ hành. Quy trình kinh doanh gồm năm giai đoạn:
 Thiết kế chƣơng trình và tính chi phí;
 Tổ chức xúc tiến hỗn hợp;
 Tổ chức kênh tiêu thụ;
 Tổ chức thực hiện;
 Các hoạt động sau kết thúc thực hiện.
Quy trình này đƣợc miêu tả bằng sơ đồ sau đây:

20



Thiết kế chƣơng
trình, tính toán chi
phí

Tổ chức
xúc tiến
hỗn hợp

Tổ chức
kênh tiêu
thụ

Tổ chức
thực hiện

Các hoạt
động sau kết
thúc

-Xây dựng thị
trƣờng
-Xây dựng mục đích
của chuyến đi
-Thiết kế chuyến
-Chi tiết hóa chuyến
-Xác định giá thành
-Xác định giá bán
-Xác định điểm hòa
vốn


-Tuyên
truyền
-Quảng
cáo
-Kích thích
ngƣời tiêu
thụ
Marketing
trực tiếp

-Lựa chọn
các kênh
tiêu thụ
-Quản lí các
kênh tiêu
thụ

-Thỏa
thuận
-Chuẩn bị
thực hiện
-Kết thúc

-Đánh giá
sự thỏa mãn
của khách
-Xử lí phàn
nàn
-Viết thƣ

thăm hỏi
-Duy trì mối
quan hệ

Nguồn: Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương (2009, trang 55)

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thực hiện chƣơng trình du lịch
 Các sản phẩm khác
Các sản phẩm khác bao gồm:
Du lịch khuyến thƣờng: là một dạng đặc biệt của chƣơng trình trọn gói với
chất lƣợng tốt nhất đƣợc tổ chức theo yêu cầu của các tổ chức phi kinh tế hoặc
kinh tế.
 Du lịch hội nghị, hội thảo.
 Chƣơng trình du học.
 Tổ chức các sự kiện văn hóa, xã hội.
2.1.3 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình
hoạt động của công ty. Đó là một công cụ quản lí kinh tế có hiệu quả mà các công
ty đã sử dụng từ trƣớc tới nay. Nhƣ chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh doanh
của công ty đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Do đó, chỉ có thể tiến
hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho
các công ty đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái
thực của chúng. Chính vì vậy mà việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ có tác
dụng.
21


- Giúp công ty tự đánh giá về mình thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát
triển hay khắc phục, cải tiến quản lí.
- Phát huy mọi tiềm năng thị trƣờng, khai thác tối đa những nguồn lực

của công ty, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
- Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và
dài hạn.
- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất
định trong kinh doanh.[14]
2.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh chƣơng trình
du lịch
Đánh giá hoạt động kinh doanh chƣơng trình du lịch (gọi tắt là tour) có thể
dựa trên ba hệ thống chỉ tiêu sau đây:
- Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh.
- Hệ thống chỉ tiêu tƣơng đối để đánh giá thị phần và tốc độ tăng trƣởng.
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. [12]

2.1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối để đánh giá kết quả kinh doanh
tour
 Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh tour
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh tour của doanh
nghiệp. Nó không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh tour mà còn dùng để xem xét
từng loại tour của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào trong chu kì sống của nó.
Mặt khác làm cơ sở để tính toán chỉ tiêu lợi nhuận thuần và các chỉ tiêu tƣơng đối
để đánh giá vị thế, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính tổng doanh thu tour trong kì phân tích:
n

TR = 𝑅1 + 𝑅2 + 𝑅3 + 𝑅𝑛 =

𝑇𝑅𝑖
i=1

𝑅𝑖 = 𝑃𝑖 𝑄𝑖

Trong đó:
TR là tổng doanh thu của các chƣơng trình du lịch đƣợc thực hiện trong kì
phân tích
𝑇𝑅𝑖 là doanh thu của chƣơng trình du lịch thứ i
𝑃𝑖 là giá bán cho một khách cho một lần thực hiện của chƣơng trình du lịch
thứ i
22


𝑄𝑖 là số lƣợng khách trong một lần thực hiện của chƣơng trình du lịch thứ
i.
 Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh tour trong kì phân tích
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các chi phí tổn để thực hiện kinh doanh các
chƣơng trình du lịch trong kì phân tích làm cơ sở để tính toán chi tiêu lợi nhuận,
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi lần thực hiện của từng chƣơng
trình du lịch nói riêng và tất cả các chƣơng trình du lịch nói chung trong kì phân
tích.
Công thức tính tổng chi phí kinh doanh tour trong kì phân tích:
𝑛

𝑇𝐶 = 𝐶1 + 𝐶2 + 𝐶3 + 𝐶𝑛 =

Ci
𝑖=1

Trong đó:
TC là tổng chi phí kinh doanh các chuyến đi trong kì phân tích.
Ci là chi phí cho một lần thực hiện chƣơng trình du lịch thứ i.
 Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ kinh doanh chƣơng trình du lịch trong
kì phân tích

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng về số lần thực hiện
các chƣơng trình du lịch trong kì phân tích.
Công thức tính lợi nhuận kinh doanh tour:
π = TR-TC
Trong đó:
π là lợi nhuận thuần
TR là tổng doanh thu từ số lần thực hiện các chƣơng trình du lịch trong kì
phân tích.
TC là tổng chi phí cho số lần thực hiện các chƣơng trình du lịch trong kì
phân tích.
 Chỉ tiêu tổng lƣợt khách trong kì phân tích
Đây là chỉ tiêu phản ánh số lƣợt khách tham gia vào các lần thực hiện của
các chƣơng trình du lịch trong kì phân tích.
Công thức tính tổng lƣợt khách:
n

TLK = TLK1 + TLK 2 + TLK 3 + TLK 𝑛 =

TLK 𝑖
i=1

TLK 𝑖 = Q 𝑖 x N𝑖
23


Trong đó:
TLK là tổng số lƣợng khách thực hiện trong kì.
TLK 𝑖 là số lƣợt khách thứ i.
Q 𝑖 là số lƣợng khách tham gia của các lần thực hiện chƣơng trình du lịch
thứ i.

N𝑖 là chƣơng trình du lịch thứ i.

2.1.4.2 Hệ thống các chỉ tiêu tương đối để đánh giá vị thế trên thị
trường và tốc độ phát triển
 Chỉ tiêu thị phần
Khả năng của doanh nghiệp trên thị trƣờng du lịch thể hiện ở vị thế của
doanh nghiệp. Vị thế của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu thị phần
của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp là thị trường mà doanh nghiệp
chiếm được so với thị trường của ngành trong không gian và thời gian nhất định.
Thị phần phải đƣợc tính toàn diện cả theo doanh thu và cả theo số lƣợng khách thì
mới phản ánh đúng vị thế của doanh nghiệp trên cả hai phƣơng diện số lƣợng và
chất lƣợng chƣơng trình du lịch và phản ánh năng lực, trình độ, quy mô của
doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành.
Cũng thông qua thị phần của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lí doanh nghiệp
hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của mình một cách thích hợp hơn.
Công thức tính thị phần:
tr
tlk
M=
∗ 100 hoặc M =
TR
TLK
Trong đó;
M: thị phần trong kì phân tích (đơn vị tính %).
Tr: tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kì.
TR: tổng doanh thu của ngành trong kì.
tlk: tổng lƣợt khách của doanh nghiệp trong kì.
TLK: tổng lƣợt khách của ngành trong kì.
 Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự biến động về khách hoặc doanh thu giữa hai

thời gian liền nhau liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1. Tốc độ tăng
(hoặc giảm) liên hoàn khách (hoặc doanh thu) giữa hai thời gian đã tăng hoặc
giảm bao nhiêu lần. Vị thế tƣơng lai của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đƣợc
đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển khách (hoặc doanh thu) giữa
các kì phân tích.
24


Công thức tính tốc độ phát triển liên hoàn:
yi
ti =
yi−1
(i = 2,…,n) (đơn vị % hoặc lần)
Trong đó:
t i : tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1 (đơn vị %
hoặc lần).
yi : số lƣợng khách (hoặc doanh thu) trong kì phân tích thứ i.
 Chỉ tiêu tăng (giảm) liên hoàn
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ khách (doanh thu) giữa hai thời gian đã
tăng (giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm.
Công thức tính tăng (giảm) liên hoàn:
ai = t i – 1 (100%)
Trong đó:
ai là tốc độ tăng (giảm) liên hoàn về số lƣợng khách hoặc doanh thu (đơn
vị tính lần hoặc %).
t i là tốc độ phát triên liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1.
 Chỉ tiêu tốc độ trung bình
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển trung bình về khách hoặc doanh
thu từ kinh doanh tour của từng thời gian trong kì phân tích.
Công thức tính tốc độ phát triển trung bình:

t=

n

t2 t3 … tn

Trong đó:
t là tốc độ phát triển trung bình về số lƣợng khách hoặc doanh thu (đơn vị
tính lần hoặc %).
t 2 , t 3 ,… t n là tốc độ phát triển liên hoàn về số lƣợng khách hoặc doanh
thu.
n là số thời gian (tháng hoặc năm) nghiên cứu.
 Tốc độ tăng (giảm) trung bình
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng hoặc giảm trung bình về khách hoặc
doanh thu từ kinh doanh chƣơng trình du lịch trong kì phân tích.
at = 𝑡𝑡𝑏 – 1 (100%)
trong đó:
at là tốc độ tăng (giảm) trung bình.
𝑡𝑡𝑏 là tốc độ tăng trung bình của kì phân tích.
25


×