Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.84 KB, 4 trang )

BÀI THAM LUẬN “ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ
HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN”
TRƯỜNG TH THỦ KHOA HUÂN
Ngày 25 tháng 09 năm2010
----------A- PHẦN MỞ ĐẦU:
Được sự phân công, cho phép của lãnh đạo chuyên môn PGD&ĐT TP.Mĩ Tho, Bộ
phận chuyên môn Trường TH Thủ Khoa Huân sau một năm hoạt động đã có được một số ít
kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường. Tôi xin thay mặt BGH nhà trường được trình bày một số biện pháp nhà trường đã
thực hiện tương đối có hiệu quả trong năm qua.
B- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
I- Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010:
- Năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ
năng, theo thông tư 32/2009/BGD&ĐT. Phát huy tính tích cực, sáng tạo và ý thức tự học,
say mê học tập của học sinh. Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực, xây dựng
môi trường sư phạm hiệu quả, an toàn, thân thiện gắn bó với học sinh.
- Giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục cho học sinh. Dạy lồng ghép,
tích hợp các nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường”, “Giáo dục an toàn giao thông”…
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử, kỹ năng xây dựng phương pháp học tập hiệu quả,…
- Giáo dục truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca mang đậm tính văn hóa dân tộc….
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn-giảng, trong việc học tập của cả
giáo viên và học sinh.( Sử dụng CNTT như phương tiện hỗ trợ dạy-học, tuyệt đối không
lạm dụng, không làm mất đi tính sư phạm trong dạy-học, đặc biệt trong việc rèn các kỹ
năng cho học sinh)
- Phát động thường xuyên, liên tục để học sinh tham gia tốt các phong trào mang tính
rèn luyện và giáo dục cao như: Đọc và làm theo báo đội, giải toán qua mạng Internet,
Olympic toán tuổi thơ trên báo Nhi Đồng, thi kể chuyện VH(Bác Hồ), tiếng hát tuổi thơ,


viết đúng-viết đẹp, Lễ hội thi Đình giải Nguyễn Hữu Huân,…
- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới với phần lễ và hội trang trọng, gọn nhẹ, vui tươi,
tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Tổ chức lễ ra trường cho học
sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường.
II- Thuận lợi, khó khăn:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo PGD&ĐT, của chính quyền Phường I và IV, đội ngũ
sư phạm giàu kinh nghiệm, PHHS quan tâm, CSVC tương đối đảm bảo cho việc dạy và
học.
- Trường lớp quá đông, quy mô lớn. ( 60 lớp, 50 hs/ lớp)
- CSVC xuống cấp, môi trường ồn do gần đường giao thông, thiếu sân bãi vui chơi, rèn
luyện TDTT cho học sinh.


III- Biện pháp nâng cao chất lượng:
1- Tổ chức: Phân cấp từ BGH – Tổ chuyên môn
2- Phân công:
- Trong BGH: Phân công trách nhiệm chính cho từng thành viên, những nội dung cần
hỗ trợ qua từng công việc.
-Trong tổ chuyên môn: phát huy vai trò nồng cốt của TTCM,TPCM. Ngay từ đầu năm
có sự phân công cho từng thành viên trong tổ chịu trách nhiệm chuyên sâu ít nhất một phân
môn theo khả năng ưu điểm của mình trong giảng dạy.
- Trong giáo viên: ưu tiên phân công GVCN có nhiều ưu điểm nổi bật trong chuyên
môn cho khối lớp 1 và khối lớp 5. Phân công nhóm môn trên cơ sở đặc điểm nổi bật của
từng giáo viên qua quá trình giảng dạy.
3- Hoạt động chuyên môn:
- Tổ chức tốt công việc bàn giao từ lớp dưới lên lớp trên thật cụ thể, đầy đủ số liệu về
mọi mặt như: hạnh kiểm, học lực, đặc điểm cá tính, tâm lý của từng học sinh, cũng như các
biện pháp, hiệu quả giáo dục đối với học sinh cá biệt,… đó là nền tảng của sự kế thừa từ
lớp dưới lên lớp trên trong quá trình giáo dục và dạy học.
- Sinh hoạt tổ chuyên môn luôn đi sâu vào thảo luận phương pháp dạy học các phân

môn, ứng dụng CNTT (không lạm dụng) trong soạn giảng, tìm và cung cấp tư liệu… Sử
dụng phương tiện CNTT phải đạt hiệu quả thiết thực không phô trương, không làm hạn chế
một số kỹ năng cần rèn cho HS trong tiết dạy.
- Yêu cầu có sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa GVCN và GVBM trong việc quản lý
lớp, nề nếp lớp,… phối hợp trong việc giáo dục chuẩn mực đạo đức cũng như rèn luyện các
kỹ năng sống cho học sinh lớp mình phụ trách.
- Dạy học phải phân hóa trình độ học sinh, phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh,
trong quá trình dạy học phải phát huy năng lực sáng tạo của học sinh khá, giỏi và thường
xuyên củng cố kiến thức cho học sinh trung bình, yếu… trên cơ sở thực tế của lớp.
- Hội giảng, kiểm tra sư phạm, dự giờ, thăm lớp… khuyến khích giáo viên chỉ nên
chuẩn bị tốt để dạy tốt, dạy thực, tuyệt đối không dạy biểu diễn. Từ đó, tình huống sư phạm
sẽ xảy ra, đó là điều kiện để GV thể hiện năng lực sư phạm của mình và cũng để tập thể GV
đồng nghiệp góp ý và học tập lẫn nhau.
- Ban giám hiệu thường xuyên thăm lớp nắm tình hình, động viên, đôn đốc, nhắc nhở,
giúp đỡ….để GV và HS hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.( đặc biệt là HS)
- Khen thưởng đúng lúc và kịp thời.
4- Đẩy mạnh các phong trào:
a) Giải toán qua mạng Internet:
a 1) Tìm hiểu nội dung- tác dụng:
Nội dung cuộc thi Violympic có 35 vòng thi được cập nhật song song với phân phối
chương trình phổ thông từ tuần 1 đến 35, bắt đầu từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 5. Mức độ
trong mỗi vòng được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Kiến thức các yếu tố
toán học được đan xen, rãi đều theo pp chương trình các khối lớp. Hệ thống bài tập rất logic
, hợp lý và có sự lặp lại với dạng tương đồng tạo điều kiện cho các em thường xuyên ôn
tập, cung cố kiến thức. Hình thức trắc nghiệm khách quan, nội dung phong phú… giúp các
rèn các kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, tính toán nhanh nhẹn, chính xác. Đặc biệt là
kỹ năng sáng tạo trong giải toán.
a 2) Tìm hiểu nguyện vọng của PHHS:
+ Gia đình đã kết nối Internet.
+ Đã tìm hiểu về cuộc thi Violympic.

+ Đồng tình, khuyến khích cho con em tham gia.


+ Không đồng tình.
Lý do không dồng tình:
-Không có thời gian để quản lý khi các em tham gia cuộc thi, lo sợ các em chơi,
nghiện game, xâm nhập những trang web không lành mạnh.
-Nhận thấy chưa cần thiết, còn quá sớm ở tuổi tiểu học.
-Chưa kết nối Internet.
-Không quan tâm, chưa biết ích lợi.
a 3) Tuyên truyền đến PHHS, GVCN, HS:
- Lấy thông tin cuộc thi Violympic trên mạng, kế hoạch thực hiện của PGD-ĐT Tp Mỹ
Tho và của SGD-ĐT Tiền Giang triển khai đến GVCN, PHHS ngay từ đầu năm học 20092010.
- Phát động học sinh đăng nhập tham gia cuộc thi Violympic trong tiết sinh hoạt lớp,
tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần từ cuối tháng 8/2009. Phổ biến nội dung trên đến PHHS
trong kì đại hội CMHS đầu tiên của trường, của lớp, đồng thời nêu rõ mục tiêu, kế hoạch
thực hiện của nhà trường, cũng như ý nghĩa giáo dục và những kiến thức, kĩ năng mà các
em có thể đạt được khi tham gia cuộc thi trên trang web “ www.violympic.vn” .
- Ban giám hiệu trực tiếp xuống lớp vận động và hướng dẫn học sinh đăng nhập tham
gia.
- Học sinh đăng ký tham gia, GVCN lập danh sách, phân loại học sinh nhà đã nối
mạng và chưa nối mạng. Kết hợp với giáo viên tin học, trong tiết tin học hướng dẫn các em
cách đăng nhập để tham gia cuộc thi. Những học sinh không học tin học hoặc không đăng
nhập được thì GVCN hoặc GV tin học đăng nhập giúp, sau dó cung cấp cho các em tên
đăng nhập và mật khẩu để các em tham gia và tập trung những học sinh nầy vào phòng tin
học để hướng dẫn cách thực hiện.
a 4) kế hoạch bồi dưỡng.
- Khối 1; 2; 3 GVCN có kế hoạch bồi dưỡng, thường xuyên theo dõi, động viên,giúp
đỡ các em tham gia violympic tại nhà, GVCN lên mạng theo dõi tình hình tham gia của lớp
mình để giúp đỡ kịp thời.

- Nhà trường tổ chức bồi dưỡng cho khối 4; 5 vào thứ 3, 5, 6 hàng tuần, sáng khối 4,
chiều khối 5. ( ưu tiên cho học sinh giỏi)
- Sử dụng 24 máy phòng tin học cho các em tham gia giải toán Violympic vào những
giờ trống tiết ( ưu tiên cho những HS nhà chưa nối mạng)
- Cung cấp số điện thoại của tôi (0913615611), của GVCN cho các em học sinh để khi
cần các em có thể liên hệ ( như khi gặp những bài toán quá khó….. cần giúp đỡ)
a 5) Hỗ trợ chuyên môn cho đội ngũ sư phạm.
- Mở các chuyên đề dạy toán trong chương trình tiểu học:
+ Phép chia hết và phép chia có dư trong phép chia hai số tự nhiên (Khối 4 -5).
+ Các dạng toán có liên quan đến tính chất chia hết và chia có dư.
+ Các dạng toán điển hình ( tổng-tỷ, hiệu- tỷ, tổng hiệu)
+ Toán về dãy số tự nhiên.
+ Toán về phân số, số thập phân.
+ Toán hình học.
+ Toán về chuyển động đều, chuyển động trên dòng nước.
a 6) Tổ chức sơ kết khen thưởng từng giai đoạn.
- Lấy kết quả trên mạng, công bố danh sách học sinh tham gia, kết quả đạt được trong
tiết sinh hoạt dưới cờ và dán lên bảng thông tin trường.
- Tuyên dương khen thưởng cho học sinh đạt được yêu cầu theo từng giai đoạn:
+ Lần 1: cho học sinh hoàn thành vòng 10 trước ngày 13-12-2009.


+ Lần 2: cho học sinh hoàn thành vòng 19 trước ngày 21-2-2010.
+ Lần 3: cho học sinh hoàn thành vòng 25 trước ngày 10-3-2010.
+ Lần 4: cho học sinh hoàn thành vòng 30 trước ngày 10-4-2010.
+ Lần 5: cho học sinh hoàn thành vòng 35 vào ngày tổng kết năm học.
Kết quả: đạt 3 huy chương Đồng cấp Quốc gia. ( cuối năm có gần 30 hs hoàn thành
vòng 35)
b) Toán tuổi thơ qua báo Nhi Đồng:
Phát động ngay từ đầu năm học- giải toán qua thư trên báo Nhi Đồng, tham gia hội thi

Olympic Toán Tuổi Thơ tại Long An do Tạp chí Toán Tuổi Thơ tổ chức ( Đạt 3 huy
chương Đồng)
c) Lễ hội Thi Đình giải Nguyễn Hữu Huân:
Đây là giải truyền thống của nhà trường được tổ chức hàng năm vào cuối HKI, nên
mọi công việc được cả hội đồng sư phạm thực hiện ngay từ đầu năm học.
d) Thi VĐVĐ:
- Chọn giáo viên có năng khiếu làm lớp điểm, tổ chức lớp rèn chữ đẹp bồi dưỡng cho
GV toàn trường, khuyến khích học sinh sử dụng bút mực nét thanh nét đậm.
- Triển lãm bài viết đúng, viết đẹp của học sinh trên bảng tin trường qua từng giai
đoạn, qua các kì kiểm tra.
e) Thi tiếng hát học sinh tiểu học, thi vẽ tranh
- Giáo viên môn âm nhạc, họa trong quá trình giảng dạy chịu trách nhiệm phát hiện
và bồi dưỡng học sinh năng khiếu và GVCN tạo điều kiện và tích cực hỗ trợ cho GVBM.
5- Tổng hợp các lực lượng giáo dục:
-BGH- GVCN- HS
- PHHS
- Đội
- Đoàn
IV- Kết quả đạt được:
- Học lực: Giỏi: 84,2% ; Khá: 12% ; Tb: 3,4% ; Yếu: 0,4%.
- Phong trào: 109 giải. Trong đó cấp TP: 90 giải; Tỉnh: 14 giải; cấp khu vực- Quốc gia: 5
giải.
C- ĐÁP TỪ
Trên đây là những biện pháp tiêu biểu mà Trường TH Thủ Khoa Huân đã thực hiện
trong năm qua nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học, đặc biệt qua hoạt động của
các phong trào học tập rèn luyện mang tính giáo dục cao. Tuy kết quả còn rất hạn chế so
với yêu cầu thực tế nhưng Trường TH Thủ Khoa Huân cũng xin đóng góp một ít tiếng nói
của mình vào kho tàng tri thức đồ sộ của ngành giáo dục Tp. Mỹ Tho. Trong quá trình trình
bày chắc chắn có những sai sót rất mong sự thông cảm của tất cả quý thầy cô. Thay mặt
toàn thể CBGV Trường TH Thủ Khoa Huân, chúc sức khỏe đến mọi người, mọi trường

đều đạt nhiều thành tích trong năm học mới. Trân trọng kính chào!
TM. BGH
Người trình bày
LÊ HỒNG THANH



×