Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

phương thức tiêu thụ nông sản và thu nhập nông hộ trồng lúa tại huyện hòn đất, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.35 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ KIM DUYÊN

PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ
THU NHẬP NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI
HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành QTKD Marketing
Mã số ngành: 52340115

12-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ KIM DUYÊN
MSSV: 4115564

PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ NÔNG SẢN VÀ
THU NHẬP NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI
HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QTKD MARKETING
Mã số ngành: 52340115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGS. TS LÊ KHƯƠNG NINH

12-2014


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh,
em đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ rất tận tình của quý thầy cô và học hỏi
được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm mà các thầy, cô đã truyền đạt, đặc
biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến giáo viên hướng dẫn cho em là PGS.TS Lê Khương Ninh, thầy đã
chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Em cũng gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, các anh
chị và bạn bè sinh viên đã giúp em trau dồi và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm.
Kính chúc sức khỏe quý thầy, cô và các bạn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện

ĐỖ KIM DUYÊN

i


TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Sinh viên thực hiện


ĐỖ KIM DUYÊN

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.4.1. Không gian nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.4. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 7
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 7
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................................... 7
2.1.4. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ nông sản và các yếu
tố khác đến thu nhập nông hộ ........................................................................................ 11

2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TIÊU
THỤ NÔNG SẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ
TRỒNG LÚA .......................................................................................................... 15

2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ......................................................... 17
2.3.1. Số liệu thứ cấp ..................................................................................................... 17
2.3.2. Số liệu sơ cấp ...................................................................................................... 17

2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ....................................................... 17
CHƯƠNG 3: TỐNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG ...................... 19
3.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG ......................................................... 19
3.1.1. Vị tri địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................ 19
3.1.2. Kinh tế, văn hóa – xã hội ..................................................................................... 20

3.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN HÒN ĐẤT .......................................................... 24
3.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................ 24
3.2.2. Đặc điểm chung về kinh tế, văn hóa – xã hội ..................................................... 25
3.2.3. Tình hình sản xuất lúa của huyện Hòn Đất trong những năm gần đây ................ 27
3.2.4. Lâm nghiệp, thủy sản và một số hoạt động khác .................................................. 31

iii


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ
NÔNG SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ
TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG ............................ 34
4.1. MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA ............................................................................... 34
4.1.1. Thông tin chung về chủ hộ ................................................................................... 34
4.1.1. Nguồn lực nông hộ ............................................................................................... 36
4.1.2. Năng suất, chi phí sản xuất và giá lúa .................................................................. 42
4.1.3. Phương thức tiêu thụ ............................................................................................ 44
4.1.4. Chênh lêch lợi nhuận và thu nhập của nông hộ giữa phương thức tiêu thụ trực
tiếp và gián tiếp tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang .................................................... 45


4.2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ NÔNG
SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ ........................... 47
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NÔNG HỘ ........................ 50
5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................... 50
5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................................... 52
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 54
6.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 54
6.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 54
6.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ..................................................... 54
6.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp ..................................................... 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 57
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 59

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Hòn Đất giai đoạn từ
năm 2011-2013 .................................................................................................... 27
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Đông – Xuân 2013-2014 ....... 30
Bảng 4.1. Phân loại tuổi của chủ hộ .................................................................... 34
Bảng 4.2. Phân loại chủ hộ theo trình độ học vấn ............................................... 35
Bảng 4.3. Kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ ...................................................... 36
Bảng 4.4. Trình độ học vấn, kinh nghiệm và diện tích đất của hộ ...................... 37
Bảng 4.5. Diện tích đất trồng lúa của hộ ............................................................. 39
Bảng 4.6. Năng suất, chi phí và giá lúa ............................................................... 44
Bảng 4.7. So sánh giá bán lúa giữa hai phương thức trực tiếp và gián tiếp ........ 44

Bảng 4.8. Lợi nhuận và thu nhập trung bình của hộ ............................................ 46
Bảng 4.9. Phân loại thu nhập của các hộ ............................................................. 46
Bảng 4.10. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ bán trực tiếp và gián tiếp .......... 47
Bảng 4.11. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính .................................. 48

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Bản đồ hành chánh huyện Hòn Đất ..................................................... 24
Hình 3.2. Diện tích lúa 2 vụ qua các năm ............................................................ 28
Hình 3.3. Sản lượng lúa 2 vụ qua các năm .......................................................... 29
Hình 4.1. Phân loại hộ theo số nhân khẩu ........................................................... 37
Hình 4.2. Tỷ lệ lao động của các thành viên trong hộ ......................................... 38
Hình 4.3. Cơ cấu giống lúa năm 2013 ................................................................. 40
Hình 4.4. Tỷ trọng hộ có vay vốn và không vay vốn năm 2013 ......................... 41
Hình 4.5. Tỷ trọng hộ được hỗ trợ thông tin sản xuất lúa năm 2013 .................. 42
Hình 4.6. Phân loại hộ theo năng suất lúa ........................................................... 43
Hình 4.7. Tỷ trọng các hình thức tiêu thụ lúa năm 2013 ..................................... 45

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐX

:

Đông xuân

HT

:

Hè thu

vii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn
lấy sản xuất lúa nước làm chính, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa
lớn nhất cả nước. Theo số liệu thống kê sơ bộ thì xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong nửa đầu tháng 7/2014 đạt khoảng 298.278 tấn, trị giá 129,11 triệu USD,
tăng 47,2% về lượng và 43,79% về trị giá so với cùng kỳ tháng trước. An Giang,
Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp,…là những tỉnh sản xuất lúa trọng điểm của
đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tỉnh Kiên Giang đứng đầu về diện tích cũng
như sản lượng liên tiếp dẫn đầu. Trong những năm gần đây nông dân Kiên Giang
đã chuyển dịch hàng chục hecta đất hoang hóa, đất rừng, đất trồng cây công
nghiệp và nuôi thủy sản kém hiệu quả sang thâm canh cây lúa đạt hiệu quả ngày
càng cao, ước tính khoảng 5.000ha đất. Lớn nhất là huyện Hòn Đất với 80.000 ha

đất lúa, tổng diện tích gieo trồng hằng năm đạt khoảng 164.000 ha, tổng sản
lượng ước đạt 1,013 triệu tấn, 3 năm trở lại đây mức thu nhập đạt khoảng 60 triệu
đồng/ha/năm.
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu kể trên việc sản xuất vẫn còn gặp một
số khó khăn trở ngại. Và một trong những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm
trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Hòn Đất nói
riêng đó là khâu tiêu thụ, với nguồn thu nhập chính được tạo ra từ ngành lúa
nhưng hằng năm người dân phải đối mặt với tình trạng “được mùa - mất giá”
“mất mùa - được giá” gây khó khăn trong việc giải quyết đầu ra làm ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Với lý do đó mà tác giả đã quyết định lựa
chọn “Phương thức tiêu thụ nông sản và thu nhập nông hộ trồng lúa tại huyện
Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình. Đề tài này ngoài
mục đích tìm hiểu sự tác động của phương thức tiêu thụ, tác giả còn nghiên cứu
để làm rõ hơn về mối quan hệ của một số yếu tố khác đến thu nhập của người dân
trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất giải pháp giúp nâng cao thu nhập,
cải thiện chất lượng cuộc sống cho bà con nơi đây.

1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài này nhằm phân tích ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ nông sản
đến thu nhập của nông hộ trồng lúa, từ đó đề xuất giải pháp giúp cải thiện thu
nhập và nâng cao đời sống cho nông hộ tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa tại huyện Hòn Đất, tỉnh
Kiên Giang trong những năm gần đây.
(2) Phân tích ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ nông sản và một số nhân
tố khác đến thu nhập của nông hộ trồng lúa.

(3) Đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết được những mục tiêu của đề tài, tác giả cần tiến hành
trả lời những câu hỏi sau:
(1) Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa tại huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
trong những năm gần đây như thế nào?
(2) Phương thức tiêu thụ nông sản (trực tiếp hay gián tiếp) và các nhân tố
khác có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của nông hộ trồng lúa ?
(3) Giải pháp nào cần thiết để góp phần nâng cao thu nhập cho các nông
hộ trồng lúa?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, là huyện
có diện tích sản xuất lúa lớn nhất của tỉnh, nên Hòn Đất được chọn làm địa bàn
nghiên cứu cho đề tài này.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp nhằm phản ánh tình hình sản xuất và tiêu
thụ lúa tại địa bàn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 6 tháng
đầu năm 2014. Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp phản ánh các chỉ tiêu về
kinh tế xã hội, sản xuất lúa,…cúa nông hộ trong năm 2013.

2


1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ chuyên trồng lúa tại
huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang - là một huyện sản xuất nông nghiệp trọng điểm
của tỉnh.
1.4.4. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung phân tích ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ nông

sản đến nguồn thu nhập từ trồng lúa của nông hộ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao thu nhập cho các nông hộ tại huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong những năm gần đây có rất nhiều bài viết nghiên cứu về thu nhập
nông hộ, các tác giả thường tập trung xem xét đến các nhân tố làm ảnh hưởng đến
thu nhập, thông qua sự tác động ít hay nhiều đó đề xuất giải pháp giúp nông hộ
nâng cao thu nhập.
Phương pháp được đa số các tác giả sử dụng đó là thống kê mô tả để phân
tích thực trạng thu nhập và phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để xác định
tác động của các nhân tố đến thu nhập bình quân/người của hộ (dựa trên nghiên
cứu của các tác giả Nguyễn Thanh Tâm 2002; Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn
Trịnh 2010; Trần Xuân Long 2009,…). Các nhân tố được xác định là có ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ bao gồm trình độ học vấn chủ hộ, số nhân khẩu,
kinh nghiệm sản xuất, số lao động tạo ra thu nhập, diện tích đất sản xuất, năng
suất lúa,… Nhưng hầu hết các nghiên cứu này chưa đề cập đến nhân tố phương
thức tiêu thụ nông sản vào mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập
nông hộ. Vì vậy trong bài nghiên cứu này tác giả quyết định đưa nhân tố phương
thức tiêu thụ nông sản cùng các yếu tố có tác động vào mô hình để làm rõ hơn về
mối quan hệ giữa các nhân tố này với thu nhập từ nghành lúa của nông hộ.
Nhóm tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2012)
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng lúa ở Cần
Thơ. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 190 hộ gia đình trồng lúa thuộc các huyện
Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ để phân tích mức độ ảnh
hưởng của nghành trồng lúa đến thu nhập nông hộ. Các phương pháp được sử
dụng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả và hồi quy đa biến. Kết quả cho
thấy, thu nhập của người trồng lúa vẫn còn thấp. Nghiên cứu cũng xác định các
yếu tố như diện tích canh tác, chi tiêu sản xuất, giá lúa, sản lượng lúa và giới tính
ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ.
3



Đề tài “Tình hình tiêu thụ lúa tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang” của
Huỳnh Trường Huy, La Nguyễn Thùy Dung và Huỳnh Nhựt Phương (2008) đã
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ lúa của nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu bằng công cụ thống kê mô tả, xếp hạng và phân tích nhân tố nhằm
làm rõ những mối quan hệ giữa các tác nhân có liên quan đến khả năng tiêu thụ
lúa. Kết quả phân tích cho thấy, qua khảo sát 104 quan sát thì có 2 phương thức
bán lúa chủ yếu trong nông hộ, trong đó có đến 94,14% hộ bán lúa tại chỗ (bán
cho thương lái đến thu mua) và 5,86% là trao đổi qua lại hoặc bán cho nhà máy
xay xát và công ty lương thực. Có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ
lúa qua thương lái bao gồm: nhóm các nông hộ quan tâm đến điều kiện thuận lợi
khi bán như việc bán phải nhanh chóng, thuận tiện, bán số lượng lớn, được thanh
toán tiền ngay; nhóm thứ hai là nhóm nông hộ quan tâm đến sự uy tín và quen
biết; nhóm thứ ba là nhóm các nông hộ quan tâm đến hoạt động lúc bán như cân
đong chính xác, nói chuyện vui vẻ không quan tâm giá cả; ngược lại là nhóm hộ
thứ tư chỉ quan tâm đến giá bán, họ chỉ chọn người mua nào với giá bán cao nhất.
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh
(2010) cũng đã áp dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu
Long. Từ việc điều tra số liệu trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ
Chăm ở tỉnh An Giang và phân tích số liệu đã cho thấy các nhân tố tác động đến
thu nhập bình quân/người của các hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động
trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao
động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó có hai nhân tố tác
động nghịch đến thu nhập bình quân/người của hộ là số nhân khẩu và độ tuổi của
lao động, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến
thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.
Nghiên cứu một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại Tri
Tôn - An Giang, đồng thời tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo

thu nhập của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu tác giả Trần Xuân Long (2009)
cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ là trình độ học vấn của
chủ hộ, diện tích đất ruộng, giá lúa, số thu nhập từ phi nông nghiệp. Số liệu được
điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã với tổng số 135 hộ,
phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả và hồi quy đa biến để
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ. Kết quả nghiên cứu còn

4


cho thấy giá lúa là nhân tố có tác động nhiều nhất với mức giá tăng 1 đồng thì thu
nhập tăng 46,53 đồng, tiếp đó là diện tích đất tăng 1 công thì thu nhập tăng 16,34
triệu đồng.
Ngoài ra, năm 2002 tác giả Nguyễn Thanh Tâm cũng đồng thời nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại địa bàn nông trường sông Hậu
huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ, thì cho rằng các yếu tố như: trình độ văn hóa chủ hộ,
kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao động ngoài nông nghiệp
và khả năng tiếp cận vốn vay có tác động đến thu nhập nông hộ. Ngoài ra thu
nhập nông hộ còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
lúa và chính sách đa canh đa dạng hóa sản xuất của nông trường thông qua các
mô hình canh tác.
Các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ gia đình ở khu
vực nông thôn bao gồm số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi
của lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo thu nhập là kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011) khi
phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại khu vực nông
thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Qua phân tích mẫu số liệu gồm 182 quan sát
được phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy đa biến
cho thấy thu nhập của nông hộ ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hộ
có thu nhập tương đối thấp. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình phần lớn dựa

vào nghề nông, vì thế mức thu nhập tương đối thấp và bấp bênh.
Ngoài ra, hai tác giả Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam cũng có bài
nghiên cứu vào năm 2009 về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn
nuôi gia cầm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đề tài này có ba mục tiêu cụ thể bao
gồm: phân tích cơ cấu thu nhập và sự đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia
cầm, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm,
từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các nông hộ. Tác giả đã sử
dụng chỉ số Simpson về đa dạng hóa để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập
của nông hộ, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở
ĐBSCL. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số R2 là 93,7% có thể kết luận mức độ biến
động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập là 93,7%, trong 10
biến độc lập đưa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê và tác động cùng
chiều đến tổng thu nhập của hộ gồm tổng diện tích của hộ, vay vốn, kiểm dịch,
thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập phi nông
5


nghiệp. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu
dựa vào nông nghiệp chiếm đến 95%. Để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi gia
cầm tác giả đã đề xuất một số giải pháp như nông hộ cần sử dụng nguồn lực đất
đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá trình
kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông
nghiệp.
Tóm lại, qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan, tác giả đã tìm hiểu
được các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trồng lúa. Tuy nhiên
để phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đưa biến phương
thức tiêu thụ nông sản và một số yếu tố khác vào mô hình nghiên cứu của mình
để làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố này đến thu nhập của người dân trồng lúa
tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.


6


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nông hộ
Nông hộ là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp, là các
thành viên có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh do pháp luật quy
định và là chủ thể trong các quan hệ sản xuất, kinh doanh (Ngô Thị Mỹ Linh,
2010).
Còn theo Frank Ellis (1993) thì nông hộ được khái niệm như một hộ gia
đình mà các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho hoạt động
nông nghiệp.
Nguồn lực của nông hộ rất đa dạng bao gồm: đất đai, lao động, kỹ thuật,
vốn,…Các nguồn lực này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất
của nông hộ. Nếu hộ tận dụng tốt mối quan hệ này sẽ giúp giảm chi phí và tăng
hiệu quả sản xuất.
Hộ nông dân chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và cũng là nguồn
lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ. Bao gồm các thành viên trong và ngoài
độ tuổi lao động, trẻ em và người lớn tuổi đều có thể mang lại thu nhập cho hộ
thông qua một số công việc phù hợp. Ngoài ra một số hộ còn thuê mướn lao động
thường xuyên hoặc theo thời vụ, điều này tạo ra số lượng lớn việc làm tại nông
thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Nông hộ có một số đặc điểm như sau:
+ Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng.

+ Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện thông qua trình độ phát
triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và
thị trường.
+ Các hộ nông dân ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia
vào hoạt động phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế nào
là một hộ nông dân.
7


Thu nhập là cơ hội tiêu thụ và tiết kiệm đạt được bởi một thực thể trong
một khoảng thời gian xác định, thường được biểu diễn bằng tiền. Tuy nhiên đối
với các hộ gia đình thu nhập là tổng hợp của tất cả các khoản như tiền lương, lợi
nhuận, lợi ích thanh toán, giá thuê và các hình thức thu nhập nhận được,... trong
một thời gian nhất định.
Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập từ mùa vụ trồng
trọt, chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp. Hơn nữa, thu nhập nông hộ còn
bao gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp từ người thân, chính
phủ và lãi suất tiết kiệm (Ellis, 1998). Thu nhập của một hộ lao động được hiểu là
phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động
gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của nông hộ phụ
thuộc vào kết quả hoạt động từ sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và các hoạt
động khác.
+ Thu nhập nông nghiệp: bao gồm thu nhập từ các hoạt động trong sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt (lúa, cây ăn trái, hoa màu,…), chăn nuôi (gia súc,
gia cầm,…), nuôi trồng thủy sản (cá, tôm, cua, ếch,…).
+ Thu nhập phi nông nghiệp: là thu nhập tạo ra từ các hoạt động công
nghiệp và tiêu thụ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bao gồm các nghành nghề
như dệt chiếu, đan, làm bột, sửa xe,…Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn
được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, nấu rượu, sản
xuất muối, thu gom sản phẩm nông nghiệp để bán lại cho doanh nghiệp,…

Đối với nguồn thu nhập từ nghành lúa là phần lợi nhuận thu về từ việc bán
lúa trừ đi tất cả các khoản chi phí như phân bón, phương tiện chuyên chở, chí phí
thuê mướn nhân công,…
2.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều loại cây trồng và vật
nuôi có yêu cầu khác nhau về điều kiện ngoại cảnh để sinh ra và lớn lên, tùy vào
đặc điểm từng nơi mà quá trình sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau. Vì vậy
các nông hộ muốn sản xuất nông nghiệp có hiệu quả phải nắm bắt và hiểu rõ kỹ
thuật phù hợp cho từng đối tượng.
+ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Khác với công
nghiệp, đất đai là mặt bằng để xây dựng nhà xưởng, kho bãi,…còn trong nông
nghiệp đất đai là môi trường sống không thể thiếu của các loại cây trồng và vật
nuôi. Ngoài ra, trong nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng
8


sản xuất, đất đai mỗi vùng có những đặc điểm và chất lượng cũng khác nhau. Nếu
con người biết cải tạo và tận dụng hợp lý thì năng suất và chất lượng cây trồng sẽ
được khai thác tối đa.
+ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ: mỗi loại cây trồng đều có giai
đoạn thích hợp để phát triển tốt nhất, tùy vào đặc tính của mỗi loại cây trồng nên
có loại trồng một năm 1 vụ, 2 vụ, 3 vụ,…tuy nhiên để khai thác tối đa tiềm năng
của đất đai người ta thường trồng xen canh, luân canh nhiều loại cây trồng với
nhau, thời gian không thích hợp của loại cây này nhưng lại là thời gian phát triển
tốt nhất của cây kia.
+ Sản xuất nông nghiệp phân bổ trên một không gian rộng lớn và có tính
khu vực. Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu thế sản xuất nông nghiệp được
phân bố rộng khắp. Mặc khác do điều kiện tự nhiên không đồng đều giữa các
vùng nên sản xuất còn mang tính khu vực. Thế nên cần xác định phương hướng
sản xuất phù hợp cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý đối với mỗi

vùng khác nhau để mang lại hiệu quả cao hơn.
2.1.1.3. Phương thức tiêu thụ nông sản
Ngày nay trong sản xuất nông nghiệp thuật ngữ “tiêu thụ” đã dần trở nên
quen thuộc và gắn bó với người dân. Tiêu thụ được hiểu nôm na là hoạt động bán
hàng, là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng
đồng thời thu tiền về. Có nhiều định nghĩa khác nhau về tiêu thụ. Theo trang Tài
nguyên giáo dục mở Việt Nam VOER “tiêu thụ sản phẩm” được giải thích bằng
nhiều khái niệm sau:
(1) Theo quan điểm Marketing : tiêu thụ sản phẩm là quản trị hệ thống
kinh tế và những điều kiện tổ chức có liên quan đến việc điều hành và vận chuyển
hàng hoá, từ người sản xuất đến người tiêu dùng với điều kiện hiệu quả tối đa.
(2) Theo quan điểm của các nhà kinh tế : tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá
trình sản xuất kinh doanh thông qua tiêu thụ mà thực hiện được giá trị và giá trị
sử dụng.
Tóm lại tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu
thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.

9


Tổ chức tốt và tiêu thụ có hiệu quả sản phẩm sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến
quá trình sản xuất. Tiêu thụ hết và kịp thời những sản phẩm làm ra là một tín hiệu
tốt cho cơ sở sản xuất kinh doanh bổ sung, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho quá
trình tiếp theo. Giá trị sản phẩm được thực hiện cho phép cơ sở sản xuất kinh
doanh sử dụng hợp lý nguồn vốn sản xuất, tránh ứ động vốn và nhanh chóng thực
hiện quá trình tái sản xuất. Thực hiện tiêu thụ nhanh chóng và kịp thời sản phẩm
làm ra còn rút ngắn được thời gian lưu kho, lưu thông và chu kỳ sản xuất kinh

doanh sản phẩm. Như vậy, sản phẩm không được tiêu thụ tốt là tín hiệu xấu đòi
hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải tìm ra nguyên nhân (về lưu
thông hay về sản xuất) để có biện pháp kịp thời để phù hợp với nhu cầu thị
trường.
Đối với các hộ trồng lúa việc tiêu thụ lúa tốt sẽ mang lại nguồn lợi nhuận
cao hơn góp phần nâng cao thu nhập, giúp nông hộ rút ngắn thời gian thu hồi vốn
để chi tiêu cho mua phân bón, giống, tái mở rộng sản xuất,… từ đó tăng hiệu quả
sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn phương thức tiêu thụ nông sản hợp lý
là một vấn đề hết sức quan trọng.
Dựa trên khái niệm tiêu thụ sản phẩm có thể định nghĩa phương thức tiêu
thụ nông sản là cách mà nông hộ bán các sản phẩm nông nghiệp của mình cho
các cá nhân hay tổ chức khác (sử dụng trực tiếp hoặc nhằm mục đích kinh
doanh). Về mặt lí luận cũng như thực tiễn có rất nhiều phương thức tiêu thụ sản
phẩm, căn cứ vào quá trình vận động của hàng hóa có hai phương thức chủ yếu
sau:
+ Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Theo phương thức này doanh nghiệp sẽ
bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua cửa hàng và tiêu thụ sản phẩm
do doanh nghiệp lập ra.
Ưu điểm của phương thức này là doanh nghiệp quan hệ trực tiếp với người
tiêu dùng và thị trường, điều đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ được nhu cầu thị
trường, kiểm soát, thống kê được giá cả, có cơ hội để gây uy tín với người tiêu
dùng, hiểu rõ được tình hình bán hàng do vậy có thể điều tiết lượng cầu hàng hóa.
Nhược điểm: Chi phí cho công tác tiêu thụ khá lớn, mạng phân phối không
được rộng rãi.
+ Phương thức tiêu thụ gián tiếp: Phương thức này tiến hành tiêu thụ qua
khâu trung gian như người bán buôn, người môi giới. Phương thức này được áp

10



dụng đối với các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, lượng hàng hóa sản xuất
ra vượt quá nhu cầu tiêu dùng của một vùng, địa phương,…
Phương thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có thể tiêu thụ được một
lượng hàng hóa, dịch vụ lớn mà không phải mất nhiều chi phí vào việc bán hàng,
do đó doanh nghiệp có thể tập trung vốn sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
chuyên môn hóa sản xuất.
Nhược điểm của phương thức này là doanh nghiệp không thu được lợi ích
tối đa do phải bán buôn và trả tiền hoa hồng cho các đại lý. Mặt khác do phải qua
nhiều khâu trung gian nên doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng
chậm do đó không kịp thời đưa ra những quyết định và có thể gây khó khăn cho
sản xuất của doanh nghiệp.
2.1.4. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của phương thức tiêu thụ nông sản và
các yếu tố khác đến thu nhập nông hộ.
Phương thức tiêu thụ nông sản
Trong sản xuất nông nghiệp, khâu tiêu thụ đóng vai trò rất quan trọng, đối
với bất kỳ loại nông sản nào sản xuất ra thì cũng phải thông qua quá trình tiêu thụ
mới đến tay được người tiêu dùng cuối cùng và mang lại lợi nhuận cho người sản
xuất. Không riêng gì lúa – một loại lương thực cốt yếu của nước ta, diện tích và
sản lượng liên tục tăng không ngừng qua các năm, nghành lúa từ lâu đã trở thành
một nghành truyền thống và là ngành chủ yếu mang lại thu nhập cho người dân
nông thôn. Tuy nhiên nguồn thu nhập này còn rất thấp, phần lớn người dân còn
phàn nàn rất nhiều khi luôn gặp phải những khó khăn trong việc bán lúa hằng
năm, vậy có nghĩa là lợi nhuận của người trồng lúa đã bị thất thoát một phần đáng
kể trong quá trình tiêu thụ. Vậy nên việc lựa chọn phương thức tiêu thụ trở thành
nguyên nhân có thể làm tăng hay giảm thu nhập của nông hộ.
Nguồn thu nhập nông hộ từ nghành lúa là khoản lợi nhuận sau khi trừ đi
các khoản chi tiêu cho sản xuất, nhân công, tiêu thụ, … (Nguyễn Tiến Dũng, Bùi
Văn Trịnh, Phan Thuận 2012). Khoản lợi nhuận (hay thu nhập) này bị tác động
trực tiếp bởi giá lúa (Trần Xuân Long 2009) và các chi phí vận chuyển, nhân
công trong công tác tiêu thụ, nên việc lựa chọn phương thức tiêu thụ là khá quan

trọng.
Ngoài ra theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Huỳnh Trường Huy, La
Nguyễn Thùy Dung, Huỳnh Nhựt Phương (2008) nghiên cứu về tình hình tiêu thụ
lúa tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Qua kết quả khảo sát cho thấy có sự khác
11


biệt về giá bán lúa và chi phí tiêu thụ giữa 2 phương thức bán lúa của nông hộ. Cụ
thể là đối với phương thức bán gián tiếp cho thương lái thì giá thấp hơn so với
bán cho nhà máy xay xát là 130.000 đồng và công ty lương thực là 370.000 đồng.
Tuy nhiên họ lại chọn cách bán cho thương lái dù biết rất rõ mình đã bị mất đi
một khoảng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá này nhưng do các nguyên nhân như
không đủ điều kiện để chuyên chở đi bán cho các nhà máy xay xát hay công ty
lương thực hay do họ không có đủ điều kiện phơi xấy nên bán lúa tươi là chính,
nhưng lúa tươi thì chỉ có các thương lái mới chịu mua dường như họ không thể
lựa chọn người mua cho mình.
Qua các cơ sở trên chứng tỏ phương thức tiêu thụ có tác động đến giá bán
lúa. Cụ thể là đối với phương thức gián tiếp thì người dân thụ động trong khâu
tiêu thụ, trông chờ vào các trung gian nên phải chia sẻ phần lợi nhuận của mình
cho họ, hơn nữa người dân luôn bị ép giá nên giá bán lúa sẽ thấp hơn rất nhiều so
với phương thức trực tiếp. Đối với phương thức trực tiếp thì người dân tự tìm
hiểu nhu cầu thị trường và tìm kiếm người mua cho mình nên không cần phải tốn
chi phí cho bất kì trung gian nào. Đồng thời phần chi phí tiêu thụ giữa hai phương
thức cũng sẽ khác nhau, người dân sẽ không phải tốn chi phí tiêu thụ khi bán lúa
thông qua trung gian vì họ đã bù trừ vào giá bán lúa (trong mỗi lần thu mua) nên
giá lúa luôn thấp hơn so với bán trực tiếp. Trong khi đó nếu nông hộ có điều kiện
trang bị cơ sở vật chất, phương tiện chuyên chở để đáp ứng cho khâu tiêu thụ thì
chỉ phải tốn hao chi phí một lần (chi phí cố định) mà giá lúa lại được mua đúng
giá thị trường.
Nhân khẩu

Đối với các gia đình hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp thì số
lượng thành viên trong gia đình là nguồn lực rất lớn trong quá trình tham gia sản
xuất với điều kiện ít sử dụng cơ giới hóa. Tuy nhiên thu nhập trung bình đầu
người của hộ tăng hay giảm là do đặc điểm thành viên trong hộ. Theo kết quả
nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn
Trịnh năm 2011, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu số nhân khẩu của hộ càng tăng
thì thu nhập/người/tháng của hộ sẽ càng giảm. Nguyên nhân là do phần đông hộ
sản xuất nông nghiệp để tạo thu nhập là chủ yếu vì thế trong điều kiện diện tích
đất canh tác hạn chế việc tăng nhân khẩu thường làm giảm thu nhập bình quân
của hộ. Bên cạnh đó, số người phụ thuộc trong hộ gia đình cũng là nguyên nhân
ảnh hưởng trực tiếp làm giảm thu nhập bình quân của hộ.

12


Số hoạt động tạo thu nhập
Số thành viên tạo thu nhập cho gia đình là yếu tố trực tiếp làm tăng hay
giảm thu nhập/người/tháng của hộ. Số hoạt động càng nhiều thì thu nhập càng
cao và ngược lại. Đối với nghành trồng lúa cũng vậy số người tham gia vào sản
xuất lúa càng nhiều thì lúa càng được trồng kịp tiến độ, việc thăm nom đồng
ruộng cũng dễ dàng, vì vậy khả năng lúa cho năng suất càng cao, ghóp phần gia
tăng lợi nhuận cho người dân trồng lúa. Ngoài ra cũng giảm được chi phí thuê
mướn nhân công phần nào. Một nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn
Trịnh năm 2010 cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi số
hoạt động tăng thêm 1 người thì thu nhập/người/tháng tăng thêm 0,178 triệu
đồng.
Vay vốn
Nguồn vốn là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất lúa,
nguồn vốn có đủ mạnh thì việc sản xuất mới thật sự mang lại hiệu quả, khả năng
đầu tư và mở rộng diện tích canh tác cũng cao hơn. Tuy nhiên đối với trồng lúa –

một nghành cho thu nhập thấp nhưng rủi ro khá cao thì việc tạo dựng nguồn vốn
từ lợi nhuận là dường như không thể, hơn nữa chi phí cho sản xuất lúa là quá cao,
thế nên nguồn vốn vay từ lâu đã trở thành một nguồn lực tài chính không thể
thiếu đối với người dân trồng lúa. Nguồn vốn vay chỉ thật sự phát huy hiệu quả
trong việc tăng thu nhập khi người dân sử dụng đúng cách, cân đối chi phí sản
xuất một cách hợp lý, ngược lại thì thu nhập của người dân sẽ giảm đi một cách
đáng kể do hiệu quả canh tác thấp mà còn phải chi trả chi phí vay vốn (Huỳnh Thị
Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2009).
Diện tích đất sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp điều kiện cần thiết nhất đó là đất đai, đất là
nơi gieo trồng, canh tác các loại cây nông nghiệp của người dân, nông hộ muốn
tăng thu nhập thì phải mở rộng qui mô sản xuất, tăng diện tích gieo trồng, các hộ
có nhiều đất nông nghiệp thì cơ hội gia tăng lợi nhuận càng cao, ngược lại các hộ
có ích diện tích đất thì bên cạnh sản xuất nông nghiệp còn phải hoạt động trong
các lĩnh vực khác mới có thể tăng thu nhập nên khả năng đầu tư cho trồng lúa là
rất ít nên hiệu quả kinh tế có thể kém hơn các hộ khác. Qua mô hình hồi qui trong
nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2012) cho
thấy các hộ có diện tích canh tác càng lớn thì đạt mức thu nhập càng cao. Ngoài

13


ra nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) còn cho thấy diện tích đất ruộng tăng
lên 1 đơn vị thì thu nhập tăng tương ứng 16,34 đơn vị với mức tin cậy 99%.
Năng suất lúa
Năng suất lúa là số lượng lúa thu hoạch được trên một đơn vị diện tích, là
yếu tố trực tiếp quyết định sản lượng thu hoạch của người dân, sản lượng bán ra
càng nhiều thì thu nhập của người dân càng cao, ngoài ra năng suất lúa còn là một
tiêu chí để đánh giá hiệu quả sản xuất một cách tối ưu. Một nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thanh Tâm năm 2002 cũng cho rằng thu nhập nông hộ chịu ảnh

hưởng gián tiếp bởi yếu tố năng suất lúa. Vì vậy trong quá trình canh tác lúa yếu
tố năng suất luôn được các nông hộ đặt tầm quan trọng lên hàng đầu, nếu so sánh
trong trường hợp các yếu tố sản xuất là như nhau thì nông hộ nào có năng suất lúa
cao hơn tất nhiên sẽ có thu nhập cao hơn các nông hộ khác. Tóm lại năng suất lúa
là một yếu tố cực kỳ quan trọng để ghóp phần tăng thu nhập cho người dân trồng
lúa.
Kinh nghiệm sản xuất
Kinh nghiệm sản xuất lúa của chủ hộ là số năm từng trồng lúa của chủ hộ,
về mặt lý thuyết số năm trồng lúa càng nhiều thì người dân càng tích lũy được
nhiều kinh nghiệm về canh tác lúa như kỹ thuật chọn giống, xử lý đất đai, bón
phân hợp lý,… vì họ đã trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất đã
qua, làm nền tảng và bài học kinh nghiệm cho sản xuất vào mùa sau. Dựa trên hai
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tâm (2002); Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh,
Bùi Văn Trịnh (2011) cho thấy số năm kinh nghiệm làm việc của chủ hộ càng
nhiều thì thu nhập bình quân của hộ sẽ càng tăng, kinh nghiệm sản xuất là yếu tố
quan trọng quyết định đến năng suất lao động, từ đó nâng cao thu nhập bình quân
của hộ gia đình khu vực nông thôn.
Chi tiêu sản xuất
Bất kì một nghành nghề sản xuất nào cũng cần phải tốn hao chi phí để tạo
ra sản phẩm, chỉ là tốn hao ít hay nhiều tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác
nhau, sản phẩm nông nghiệp cũng cần phải trải qua một quá trình vun công chăm
sóc, đầu tư chi phí mới thật sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng nâng cao thu
nhập cho người dân. Nhất là trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, nguồn
lương thực không còn khan hiếm như xưa mà đổi lại là cung đã vượt cầu khá xa,
nên những sản phẩm nào tốt, vượt trội chất lượng sẽ được người tiêu dùng ưu tiên

14


tiêu dùng, cho nên việc đầu tư chi phí, tìm kiếm các giống mới, kỹ thuật gieo

trồng mới,… là việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Chi tiêu sản xuất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập bình quân của
người trồng lúa, người dân muốn có thu nhập cao thì phải đầu tư chi phí cho trồng
lúa như: phân bón, nhân công, các công nghệ, kỹ thuật hiện đại,…có như vậy thì
hiệu quả kinh tế mang lại mới được cao hơn. Các hộ không đủ khả năng để đầu tư
cho sản xuất, chăm sóc cây lúa cũng như các biện pháp kỹ thuật hiện đại thì khả
năng cho hiệu quả kinh tế sẽ thấp, kéo theo thu nhập giảm. Vì vậy các nông hộ
cần đầu tư cho cây lúa để mang lại thu nhập cao hơn. Tuy nhiên nếu chi phí quá
lớn sẽ đẩy giá thành đầu ra lên cao dẫn tới lợi nhuận sẽ giảm. Do đó muốn tăng
thu nhập, người dân cần tính đến việc đầu tư chi phí sao cho hợp lý, vừa tăng
năng suất mà thu nhập lại cũng cao hơn (Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và
Phan Thuận 2012).
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TIÊU
THỤ NÔNG SẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ
TRỒNG LÚA
Hòn Đất là một huyện sản xuất lúa lớn nhất cùa tỉnh Kiên Giang – một
trong những tỉnh sản xuất lúa trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long, tuy
nhiên các nghiên cứu về thu nhập nông hộ trồng lúa vẫn còn hạn chế. Thông qua
lược khảo một số tài liệu nghiên cứu tác giả đã chọn ra được các nhân tố chính
làm tác động đến thu nhập nông hộ để đưa vào mô hình. Qua các kết quả nghiên
cứu trước đây tác giả quyết định đưa biến vào mô hình bao gồm: phương thức
tiêu thụ nông sản, số nhân khẩu, số hoạt động tạo thu nhập, vay vốn, diện tích đất,
năng suất lúa, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ và chi phí sản xuất.
THUNHAP= β0 + β1PTTTNS + β2NHKHAU + β3HOATĐONG + β4VAYVON
+ β5DTICH + β6NSUATLUA + β7KNGHIEM + β8CPSX + ε
Trong đó: THUNHAP là biến phụ thuộc, nhận giá trị là thu nhập bình quân đầu
người/tháng của hộ. Các biến còn lại là biến độc lập (biến giải thích).

15



Bảng 2.1. Kỳ vọng về dấu các biến độc lập trong mô hình
STT

Định nghĩa và diễn giải các
biến

Căn cứ chọn biến

Kỳ vọng

1

PTTTNS: phương thức tiêu thụ
nông sản (nhận giá trị là 1 nếu
hộ bán trực tiếp, nhận giá trị là 0
nếu hộ bán gián tiếp)

Huỳnh Trường Huy, La
Nguyễn Thùy Dung, Huỳnh
Nhựt Phương (2008)

+

2

NHKHAU: số thành viên của hộ,
nhận giá trị tương ứng là số
người trong gia đình (người).


Nguyễn Quốc Nghi, Trần
Quế Anh, Bùi Văn Trịnh
(2011), Nguyễn Quốc Nghi,
Bùi Văn Trịnh (2010)

-

3

HOATĐONG: là số thành viên Nguyễn Quốc Nghi, Bùi Văn
tạo thu nhập từ nghành trồng lúa Trịnh (2010), Nguyễn Quốc
cho gia đình (người).
Nghi, Trần Quế Anh, Bùi
Văn Trịnh (2011)

+

4

VAYVON: là tình trạng hộ có
vay vốn để hỗ trợ cho sản xuất
lúa hay không, nhận giá trị là 1
nếu hộ có vay vốn, ngược lại
nhận giá trị là 0.

Huỳnh Thị Đan Xuân, Mai
Văn Nam (2009)

+


5

DTICH: diện tích trồng lúa của
hộ. Nhận giá trị là số hecta đất
trồng lúa của hộ (ha).

Nguyễn Thanh Tâm (2002)

+

6

NSUATLUA: năng suất lúa
trung bình/ha/năm của hộ
(tấn/ha).

Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn
Trịnh và Phan Thuận (2012)

+

7

KNGHIEM: số năm kinh
nghiệm của chủ hộ, nhận giá trị
tương ứng là số năm trồng lúa
của chủ hộ (năm).

Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn
Trịnh và Phan Thuận (2012),

Trần Xuân Long (2009)

+

8

CPSX: chi phí sản xuất lúa trung
bình/ha/năm của hộ năm 2013
(triệu đồng/ha/năm).

Nguyễn Thanh Tâm (2002),
Nguyễn Quốc Nghi, Trần
Quế Anh, Bùi Văn Trịnh
(2011)

+/-

Nguồn: Tự tổng hợp

16


×