Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nâng cao chất lượng dịch vụ công viên trên địa bàn quận ninh kiều, tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THANH TÂM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành Kinh doanh thương mại
Mã số ngành: 52340121

Cần Thơ, Tháng 11 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THANH TÂM
MSSV: 4115668

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY


Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
tác giả những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian học tại trường để
làm hành trang vững bước trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Huỳnh Trường Huy – giáo viên hướng
dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ và
động viên em vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp
này.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến
của quý Thầy Cô.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái
được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện

Lê Thanh Tâm

i


TRANG CAM KẾT
Tác giả xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của mình các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ

luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người thực hiện

Lê Thanh Tâm

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

 Họ và tên người hướng dẫn: HUỲNH TRƯỜNG HUY
 Học vị: Tiến Sĩ
 Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
 Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh
 Tên sinh viên: LÊ THANH TÂM
 Mã số sinh viên: 4115668
 Chuyên ngành: Kinh Doanh Thương Mại
Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ


NỘI DUNG NHẬN XÉT:
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..................................................................................................................................
2. Về hình thức:
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:

..................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu):
..................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa…):
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Người nhận xét

Huỳnh Trường Huy

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Giáo viên phản biện

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Sô liệu thứ cấp ...... ........................................................................... 16
Bảng 4.1 Mô tả cỡ mẫu...... .............................................................................. 27
Bảng 4.2 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính cơ sở vật chất ........... 36
Bảng 4.3 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính môi trường vệ sinh... 37
Bảng 4.4 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính cảnh quan, cây cảnh. 38
Bảng 4.5 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính an toàn, an ninh ....... 39
Bảng 4.6 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính sự thuận tiện ............ 40
Bảng 4.7 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính tiếp cận thông tin ..... 41
Bảng 4.8 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính hoạt động giải trí...... 41
Bảng 4.9 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính dịch vụ kèm theo ..... 42

Bảng 4.10 Mức độ đánh giá của đáp viên với thuộc tính nhu cầu sử dụng ..... 43
Bảng 4.11 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tuổi với các mục đích đến công
viên................................................................................................................... 46
Bảng 4.12 Kiểm định sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân với các mục đích
đến công viên ................................................................................................... 47
Bảng 4.13 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tuổi với yếu tố người đi cùng
đến công viên ................................................................................................... 48
Bảng 4.14 Kiểm định sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân với yếu tố người
đi cùng đến công viên ...................................................................................... 49
Bảng 5.1 Những đề xuất của người dân .......................................................... 51

v


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Thang bậc nhu cầu của Maslow........................................................ 6
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thời gian tự do .......................... 9
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 13
Hình 4.1 Thời gian rãnh của đáp viên ............................................................. 30
Hình 4.2 Số lần đến công viên ......................................................................... 31
Hình 4.3 Mục đích đến công viên của đáp viên .............................................. 33
Hình 4.4 Các dịch vụ cần có ở công viên ........................................................ 35
Hình 4.5 Mức độ đánh giá của người dân về lợi ích công viên ....................... 45

vi


MỤC LỤC
Trang

Chương 1. GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 4
2.1.1 Một số khai niệm chung ........................................................................... 4
2.1.2 Vai trò và chức năng của công viên ........................................................ 10
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 11
2.2.1 Tài liệu ngoài nước ................................................................................. 11
2.2.2 Tài liệu trong nước.................................................................................. 12
2.3 KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................... 13
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................... 13
2.3.2 Giải thích nhân tố trong mô hình ............................................................ 13
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 16
2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 17
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................. 20
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN THƠ 20
3.1.1 Công viên Bến Ninh Kiều....................................................................... 20
3.1.2 Công viên Hồ Xáng Thổi ........................................................................ 21
3.1.3 Công viên Sông Hậu ............................................................................... 21
3.2 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU, TP CẦN
THƠ ................................................................................................................. 22

3.2.1 Công viên Bến Ninh Kiều....................................................................... 22
vii


3.2.2 Công viên Hồ Xáng Thổi ........................................................................ 24
3.2.3 Công viên Sông Hậu ............................................................................... 25
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 27
4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN CỦA NGƯỜI DÂN
QUẬN NINH KIỀU ........................................................................................ 27
4.1.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ...................................................... 27
4.1.2 Thực trạng nhu cầu sử dụng công viên của người dân ở quận Ninh Kiều31
4.1.3 Đánh giá của người dân về chất lượng dịch vụ và lợi ích của công viên ở
quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ .......................................................................... 35
4.2 PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO ...................................................................... 46
4.2.1 Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính và mục đích đến công viên ........ 46
4.2.2 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tuổi với các mục đích đến công viên46
4.2.3 Kiểm định sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân với mục đích đến công
viên................................................................................................................... 47
4.2.4 Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm tuổi với yếu tố người đi cùng đến
công viên .......................................................................................................... 48
4.2.5 Kiểm định sự khác biệt giữa tình trạng hôn nhân với yếu tố người đi
cùng đến công viên ......................................................................................... 49
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG
VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU .......................................................................... 51
5.1 NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG CÔNG VIÊN Ở QUẬN NINH KIỀU........................................... 51
5.2 CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................ 52
5.2.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả ........................................................... 52
5.2.3 Kết quả kiểm định Crosstabs .................................................................. 52
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG

VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU ................................................. 53
5.3.1 Tăng cường công tác gìn giữ vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh
trong công viên ................................................................................................ 53
5.3.2 Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và bảo vệ khuôn viên công viên ........... 54
5.3.3 Tăng cường các dịch vụ tiện ích trong công viên ................................... 54
Chương 6: KẾT LUẬN ................................................................................... 57
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 57
6.2 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO............................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
viii


PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 61
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................... 72

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm qua, đất nước ngày càng phát triển theo xu hướng công
nghiệp hóa, đã kéo theo sự phát triển ồ ạt của các trung tâm thương mại, công
ty tài chính mọc lên giữa lòng thành phố, Trên địa bàn thành phố Cần Thơ
có 50 tổ chức tín dụng, số dự án đầu tư vào các KCN đến năm 2013 là 208 dự
án, tăng 110 dự án so với năm 2004 và là 1 trong 5 thành phố lớn của đất
nước, vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Nam bộ[1]. Bởi thế cuộc sống của
người dân dường cũng hối hả để theo kịp với tốc độc phát triển này, người lớn

tấp nập với công việc, trẻ nhỏ thì thì bộn bề với học hành, khoảng thời gian
còn lại để nghỉ ngơi, dành cho gia đình dường như chỉ còn rất ít. Khi mọi hoạt
động dường như quá nặng nề, dường như quá áp lực thì con người cần có sự
thư giản, một sự nghĩ ngơi cần thiết để tiếp thêm năng lượng, đó là lí do mà
con người đòi hỏi có một không gian yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên, không
phải là một trung tâm giải trí ồn ào, không phải là một nơi xa hoa tráng lệ mà
đơn giản chỉ là một nơi có thể đi bộ, thư giản trò chuyện với bạn bè người
thân, đơn giản chỉ là nơi có thể tập thể dục hằng ngày để rèn luyện thêm sức
khỏe, hay chỉ là một nơi thanh bình và gần gũi với thiên nhiên, một nơi bình dị
nhất và đó là công viên, một lá phổi xanh giữa lòng thành phố chót vót những
nhà cao tầng, những nhà kính đồ sộ.
Các dịch vụ công cộng tại địa bàn thành phố Cần Thơ dường như vẫn
chưa được chú trọng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, nhất là công
viên- những khuôn viên xanh- ở Cần Thơ dường như bị thiếu vắng, trong khi
đây lại là bộ mặt của Thành phố về nhu cầu thiết yếu của người dân, không
gian thư giản và phát triển của trẻ vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Công
viên từ lâu đã được công nhận là đóng góp chính cho vẽ mỹ quan, chất lượng
của các khu dân cư đô thị, không chỉ đơn giản là nơi giả trí mà còn là hình ảnh
của Thành phố trong mắt khách du lịch và là nơi gắn kết cộng đồng.
Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của thành phố Cần Thơ ngày càng
nhanh, hàng loạt tòa nhà cao tầng, khu dân cư hiện đại đua nhau mọc lên. Thế
1

Thông cáo báo chí” Thành tựu 10 năm phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ.
Ngày truy cập: 10/10/2014

1


nhưng công viên, một trong những loại công trình công cộng không thể thiếu

của đô thị, lại chưa được quan tâm đúng mức. Cách nay gần 20 năm, Cần Thơ
có nhiều công viên cây xanh rợp bóng mát, nhiều nhất ở nội ô thành phố, như
các công viên Lưu Hữu Phước, Tao Đàn, Huỳnh Lạc, Ninh Kiều, Đồ Chiểu,
Đầu Sấu... Tới giờ thì một số công viên đã bị xóa sổ, một số công viên bị
“biến tướng”, chính quyền địa phương để mặc cho hàng quán đua nhau mọc
lên trong công viên.
Từ thực tiễn trên cho thấy, thành phố Cần Thơ là một trong những đô thị
trung tâm của đất nước thì không thể thiếu vắng các dịch vụ công cộng tiện
nghi và hiện đại mà trong đó công viên là một dịch vụ rất quan trọng. Nhưng
trong thời gian gần đây các công viên và dịch vụ trong công viên đang vắng
bóng, chất lượng dịch vụ giảm, phát triển không theo ý nghĩa của nó, các vấn
đề về an ninh, vệ sinh môi trường cũng như cách ứng xử văn hóa nơi công
cộng chưa được thực hiện đúng mức, sự quan tâm đầu tư từ các cơ quan chức
năng còn hạn chế và còn nhiều vấn đề bất cập chưa thể khắc phục triệt để.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài “ Nâng
cao chất lượng công viên tại quận Ninh Kiều Tp Cần Thơ” làm chuyên đề
tốt nghiệp cho mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu thực trạng phát triển của dịch vụ công viên hiện nay và xác
định nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên của người dân tại quận Ninh Kiều. Từ
đó, đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng đúng nhu cầu
sử dụng của người dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ của các công viên ở Quận
Ninh Kiều.
 Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên của người dân trên địa
bàn.
 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công viên nhằm khai
thác hiệu quả chức năng của công viên và đáp ứng nhu cầu của người dân.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi như sau:
 Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân và chất lượng dịch
vụ của các công viên ở quận Ninh Kiều hiện nay như thế nào?

2


 Xác định các nhu cầu sử dụng chủ yếu của người dân là gì?
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ công viên
của người dân?
 Các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ công viên đồng thời khai
thác hiệu quả chức năng của công viên Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian:
Đề tài được thực hiện tại 3 công viên:
- Bến Ninh Kiều: là công viên có lịch sử hình thành lâu đời nhất ở Cần
Thơ, là niềm tự hào của người dân Cần Thơ, được tọa lạc tại đường Hai Bà
Trưng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ.
- Công viên Sông Hậu: nằm bên bờ sông Hậu thuộc địa bàn phường Cái
Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ có chiều dài 1.958,6m được xây
dựng và hoàn thành vào tháng 9 năm 2009.
- Hồ Xáng Thổi: nằm trên đường Hoàng Văn Thụ, thuộc phường An Cư,
có chức năng quan trọng trong việc điều tiết nước sông, tiêu thoát nước mưa.
- Lý do tác giả chọn 3 công viên trên cho đề tài nghiên cứu là: đây là
những công viên có diện tích lớn nhất ở quận Ninh Kiều (ngoại trừ công viên
Lưu Hữu Phước đang tiến hành sửa chữa nên không cho vào đề tài), số lượng
người đi công viên ở các công viên này rất nhiều, thuận lợi cho việc thu số
liệu từ đáp viên. Bên cạnh đó, những không gian trên được gọi là công viên là
do: số lượng cây xanh nhiều, diện tích rộng, là dịch vụ công, phi lợi nhuận

nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục của người dân thành phố.
1.4.2 Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 18.08.2014 đến ngày
18.11.2014. Số liệu sơ cấp được thực hiện vào năm 2014.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người
dân đã từng sử dụng công viên và những người chưa từng/hiếm khi sử dụng
trên địa bàn quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ. Đối với đối tượng là người đã đi
công viên thì xác định nhu cầu và đánh giá của họ ở hiện tại, còn đối với
những người chưa từng hoặc hiếm khi sử dụng công viên thì lý do và nhu cầu
của họ trong tương lai. Từ đó, đề ra giải pháp cho việc nâng cao chất lượng
dịch vụ ở công viên ở hiện tại và trong tương lai nhằm thu hút ngày càng
nhiều người đến công viên.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Công viên - Dịch vụ - Dịch vụ công - Dịch vụ công viên
a) Công viên
Công viên là nơi được xây dựng trong nội thành hoặc vùng ven thành
phố để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, học tập
nghiên cứu của người dân, ngoài ra còn có tác dụng cải thiện môi trường.
b) Dịch vụ
Kotler và Armstrong (1991) đã đưa ra định nghĩa về dịch vụ như sau:
một dịch vụ là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho
bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển giao sự sở
hữu nào cả.
Ngoài ra, Hoàng Thị Hồng Lộc (2012) dịch vụ còn được định nghĩa như

“một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các
mối quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng
mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong
phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất. Trên giác độ hàng hóa,
dịch vụ là hàng hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn nhu cầu nào đó
của thị trường” .
c) Dịch vụ công
Theo Trần Ngọc Hiên (2012) “Sự phát triển dịch vụ công là một tất yếu
cả kinh tế và chính trị khi một quốc gia đã chuyển sang nền kinh tế thị trường
và Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, sự phát triển về lượng và chất của dịch vụ
công là một tiêu chí để đánh giá nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp
quyền. Mức độ phát triển dịch vụ công phản ánh mức độ phát triển tính chất
xã hội của kinh tế thị trường, tính chất nhân dân của Nhà nước pháp quyền”[2].
Vậy dịch vụ công là gì? Và dịch vụ công có các đặc điểm như thế nào?.

Trần Ngọc Hiên, 2012. Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm từ một số
nước. Ngày truy cập: 13/10/2014.
2

4


Theo Chu Văn Thành (2004) thì “Dịch vụ công là những hoạt động của
các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được
Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực
tiếp nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân, theo nguyên tắc không
vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”.
Ngoài ra, khái niệm về dịch vụ công theo tác giả Phạm Kim Toàn (2011)
còn được hiểu đơn giản như “ Là các hoạt động phục vụ nhu cầu chung thiết
yếu, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do các cơ quan Nhà nước thực

hiện hoặc ủy nhiệm cho các tổ chức phi Nhà nước thực hiện”.
Dịch vụ công có các đặc tính chung như sau:
 Hoạt động có tính xã hội cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung
thiết yếu của cộng đồng, không loại trừ bất kỳ các tổ chức hay cá nhân nào
trong xã hội.
 Hoạt động này được Nhà nước cung ứng hoặc các tổ chức được ủy
nhiệm, thông qua quan hệ thị trường và đảm bảo các dịch vụ này không nhằm
mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, không cạnh tranh.
 Người tiêu dùng dịch vụ có thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi
phí và không làm giảm hoặc ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ của người
khác. Mọi công dân đều có quyền hạng ngang nhau trong việc tiếp cận và sử
dụng.[3]
d) Dịch vụ công viên
Như vậy, theo định nghĩa về công viên và dịch vụ công đã được đề cập
trên đây thì dịch vụ công viên được hiểu là một trong những dịch vụ công của
xã hội nhằm đáp ứng cho các nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh, hoạt động
văn hóa – xã hội của cộng đồng trong khuôn khổ qui định của Nhà nước,
không nhằm mục đích thương mại hay trục lợi mà chính yếu là cung cấp các
dịch vụ giải trí văn hóa cho người dân, góp phần cho việc bảo đảm và tôn
trọng quyền con người, quyền công dân của Nhà nước.
2.1.1.2 Nhu cầu – Nhu cầu giải trí
a) Nhu cầu
Theo Phillip Kotler (1993) thì nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu
hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở,

Phạm Kim Toàn, 2011. Chuyên đề Tổng quan về dịch vụ công.
http://222.254.76.74:10040/wps/potal/sokhcn/detailcd?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/skhcn/khcn/cd
/7bb585804553f9eeb91fbdabbf97870a. Ngày truy cập: 19/10/2014.
3


5


sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những
nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra.
Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân thân con
người.
Theo Nguyễn Quốc Nghi và Lê Quang Viết (2011) đề cập khái niệm về
“nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn
tại và phát triển. Mọi cá nhân đều có những nhu cầu, một số nhu cầu là bẩm
sinh, một số là do thu nạp”.
Theo Nguyễn Văn Long (2010) định nghĩa “Nhu cầu được hiểu là sự cần
thiết về một cái gì đó. Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng
thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống.
Nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô
số các chuỗi mắt xích của hình thức biểu hiện”.
Theo thuyết nhu cầu của nhà tâm lý Abraham Maslow đưa ra vào năm
1943 thì nhu cầu của con người được thể hiện qua hệ thống thang bậc nhu cầu
như sau:

Nguồn: Trương Hòa Bình, 2012.

Hình 2.1 Thang bậc nhu cầu của Maslow.
Bậc thứ nhất: nhu cầu sinh học là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh
lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn, quần áo, nơi trú
ngụ và các nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của con người. Đây là những nhu
cầu cơ bản nhất và có sức mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp,
những nhu cầu này được sắp xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất, chỉ khi
những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn thì các nhu cầu ở các bậc cao hơn


6


mới xuất hiện. Nhu cầu sinh học sẽ là động cơ thúc giục, chế ngự các hoạt
động của con người khi chưa được đáp ứng.
Bậc thứ hai: nhu cầu an toàn hay an ninh, những nhu cầu này chủ yếu là
nhu cầu không bị đe dọa về thân thể và bị tước mất nhu cầu sinh học cơ bản.
Sau khi thỏa mãn các nhu cầu cơ bản thì nhu cầu được bảo vệ thân thể, sức
khỏe, sinh mệnh và an toàn trong cuộc sống bắt đầu nổi trội hơn.
Bậc thứ ba: nhu cầu xã hội. Khi những nhu cầu sinh học và an toàn của
con người được thỏa mãn thì nhu cầu xã hội sẽ xuất hiện. Nhu cầu xã hội là
các nhu cầu về liên kết giao tiếp, hội nhập với xã hội, một tổ chức nào đó, có
được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong cộng đồng, hoặc các nhu cầu về
tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Bậc thứ tư: nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu khi tham gia vào một
nhóm người trong xã hội thì con người có xu hướng được người khác tin
tưởng, tôn trọng và kính mến của mọi người với các thành quả của bản thân.
Bậc thứ năm: nhu cầu tự thể hiện là nhu cầu cuối cùng sau khi nhu cầu
tôn trọng được thỏa mãn là nhu cầu được tự khẳng định mình hay nhu cầu về
tự thể hiện bản thân. Con người muốn sáng tạo và được thể hiện khả năng, bản
thân, trình diễn mình, có được và được xã hội công nhận là thành đạt. Đó là
việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được
phát huy và cảm thấy hài lòng về nó.
b) Nhu cầu giải trí
Theo Đoàn Văn Chúc (1997), hoạt động của con người trong mọi thời
đại được chia thành 4 loại hoạt động như sau:
 Hoạt động thuộc lao động sản xuất, đảm bảo sự sống còn cho mỗi cá
nhân và xã hội.
 Hoạt động thuộc quan hệ giao tiếp cá nhân trong đời sống xã hội.
 Hoạt động sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.

 Hoạt động vui chơi, giải trí thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Hoạt động thứ 4 là các hoạt động giải trí hay hoạt động rỗi mà mỗi cá nhân
được hoàn toàn tự do lựa chọn theo sở thích nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí –
tái sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Đây là hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi
của mỗi người.
Theo Đinh Thị Vân Chi (2001) định nghĩa nhu cầu giải trí là “nhu cầu
hoạt động trong thời gian rỗi nhằm giải tỏa sự căng thẳng trí não, phát triển
con người một cách toàn diện về thể chất, trí tuệ và thẩm mỹ”.
7


Giải trí là một yêu cầu thiết thực của con người. Giải trí giúp con người
xoá đi những căng thẳng mệt mỏi, giải tõa những ức chế tâm lý do công việc
gây ra, tái tạo lại sức lao động, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, tinh thần và hòa
nhập với cộng động bên ngoài. Giải trí cũng giúp cho con người sử dụng thời
gian rỗi một cách thực dụng.
Vậy nhu cầu giải trí là nhu cầu về các hoạt động vui chơi, thư giãn, giải
toã và phục hồi lại trạng thái cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần của con
người. Khi nhu cầu giải trí xuất hiện thì con người bị thôi thúc hành động để
thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải trí thuộc nhu cầu bậc cao của con người do
không gắn liền với sự tồn tại sinh học, không mang tính ép buộc nhưng trong
phạm vi chuẩn mực văn hóa xã hội. Và là một bộ phận quan trọng để cấu
thành các nhu cầu tinh thần của con người.
2.1.1.3 Thời gian rỗi
Theo Đoàn Văn Chúc (1997), thời gian rỗi được định nghĩa là thời gian
còn lại của con người sau khi trừ đi thời gian lao động (lao động cá nhân và
lao động xã hội), thời gian hao phí gắn liền với lao động (chẳng hạn việc đi lại
trong khi làm việc hoặc đi làm và trở về nhà); thời gian chi phí cho những nhu
cầu sinh hoạt hiển nhiên và nhu cầu sinh lý của con người. Theo đó, thời gian
rỗi có các cấp độ: Rỗi ngày và rỗi tuần; rỗi tháng; rỗi mùa (hoặc rỗi năm); rỗi

cuối đời (nghỉ ngơi lúc tuổi già).
Theo trích dẫn của Trần Ngọc Khánh (2012) thì nhà xã hội học nổi tiếng
người Pháp, Joffre Dumazedier (1964) Về nền văn minh thời gian rỗi định
nghĩa: “thời gian rỗi là một tập hợp các công việc cá nhân theo đuổi mà họ
không cảm thấy bị gò bó, sau khi thoát ra khỏi các nghĩa vụ nghề nghiệp, gia
đình và xã hội. Đó là thời gian dùng để nghỉ ngơi, phát triển thông tin hoặc rèn
luyện không vụ lợi, tham gia tự nguyện xã hội hoặc phát triển khả năng tự do
sáng tạo của mình”.
Theo Chu Khắc (1989), khái niệm về thời gian tự do được hiểu như sau:
“Thời gian tự do là bộ phận hợp thành của kế hoạch phát triển kinh tế-xă hội,
là thời gian mà con người tự bồi bổ, nâng cao mình lên, giúp cho lao động
được tốt hơn và có hiệu quả hơn”. Theo tác giả thì thời gian tự do trong điều
kiện của chủ nghĩa xã hội “không chỉ là để nghỉ và giải trí mà ngày càng được
sử dụng tốt hơn để nâng cao trình độ kiến thức, phát triển tài năng và sở thích
của mọi thành viên trong xã hội”. Theo đó, việc sử dụng thời gian tự do vào
tiêu dùng văn hóa sẽ phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, bên trong và yếu tố
bổ sung theo sơ đồ sau:

8


Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên trong

Truyền thống
gia đình

Trình độ
giáo dục


Môi trường
sống

Nghề nghiệp

Yếu tố bổ sung

Giới Tuổi
tính

tác

Tiêu dùng văn
hóa

Mức sống

Thu nhập

Nguồn: Chu Khắc, 1989.

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thời gian tự do.
Theo tác giả Đinh Thị Dung (2012) định nghĩa “thời gian rỗi là quãng /
thời kỳ / giai đoạn dài, hay ngắn mà con người không phải chịu những quy
định, nguyên tắc ràng buộc của công việc, và được tự do trong mọi hoạt động
của mình để thư giãn, giải tỏa căng thẳng, thoát khỏi áp lực công việc và cuộc
sống”.
Vậy thời gian rỗi là thời gian dành cho các hoạt động giải trí văn hóa mà
cá nhân không bị chi phối, bách bứt bởi những nhu cầu về sinh tồn, vật chất và

các nghĩa vụ cá nhân của mỗi người. Khi đó, con người được tự do hoàn toàn
và giải phóng khỏi các áp lực, suy nghĩ, lo toan với cuộc sống hằng ngày mà
hướng về sự giải tỏa bản thân, thanh thản trong tâm hồn và là thời gian giúp
con người phục hồi lại tình trạng sức khỏe và tinh thần về trạng thái cân bằng.
2.1.2 Vai trò và chức năng của công viên
2.1.2.1 Chức năng của công viên
Xét theo phương diện đáp ứng nhu cầu của người dân thì công viên đô
thị có bốn chức năng chính:

9


 Phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của người dân ở đô thị.
 Phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí đối với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp
trong xã hội.
 Phục vụ cho nhu cầu thể dục, thể thao, các hoạt động rèn luyện thể chất
của người dân.
 Phục vụ cho các nhu cầu học tập, nghiên cứu của mọi người dân.
2.1.2.2 Vai trò của công viên
Trên thực tế, công viên đô thị là một bộ phận hợp thành của cấu trúc hạ
tầng đô thị hiện đại thông qua vai trò tạo ra cảnh quan thiên nhiên, làm đẹp bộ
mặt mỹ quan đường phố, cải thiện khí hậu và môi trường sống của cư dân
thành thị, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Theo Paul M.
Sherer (2006), các lợi ích mà một công viên mang lại cho người dân như sau:
Công viên đô thị và các không gian mở mang lại lợi ích cho sức khỏe
của cộng đồng thông qua các hoạt động thể dục, thể chất của người dân tại
công viên. Giúp cộng động tiếp xúc với không gian thoáng mát của cây xanh
và thiên nhiên, tăng cường sức khỏe và cải thiện hoạt động thể chất ở những
người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, nội tiết, sức khỏe kém.
Công viên đô thị mang lại một số lợi ích về kinh tế như: làm gia tăng giá

trị bất động sản tại các khu vực gần đó và đặc biệt là khu đô thị có thu nhập
thấp, thu hút du khách đến tham quan và phát triển các dịch vụ du lịch, thương
mại, thu hút và giữ chân các doanh nghiệp và người dân trong khu đô thị.
Công viên còn mang lại lợi ích cho môi trường xung quanh thông qua hệ
thống cây xanh và vườn hoa tại công viên. Công viên được xem là một trong
những buồng phổi xanh hiệu quả của thành phố trong việc hấp thu các khí thải
từ các hoạt động sinh hoạt của đô thị, điều hòa không khí, tạo không gian tươi
mát và giảm thiểu các tác động của quá trình đô thị hóa.
Công viên đô thị mang lại lợi ích cho xã hội trong việc tạo ra cơ hội vui
chơi, giải trí cho tất cả mọi người, đăc biệt là trẻ em. Giúp trẻ có một không
gian vui chơi, trải nghiệm cùng cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn
diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, công viên giúp tạo khu
dân cư ổn định với một cộng đồng mạnh mẽ. Thúc đẩy mọi người tham gia
vào các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng
và cải thiện mối quan hệ giữa mọi người trong xã hội. Công viên còn góp phần
vào việc giảm lượng tội phạm ở tuổi vị thành niên khi tạo ra một môi trường
tương tác lành mạnh cho các thanh niên đặc biệt là thanh niên trên đường phố.

10


2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Tài liệu nước ngoài
(1) Nghiên cứu của Chiesura (2004) về “Vai trò của công viên đối với sự
phát triển bền vững thành phố”. Tác giả tiến hành phỏng vấn 467 du khách tại
một công viên đô thị ở Armsterdam, Hà Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy
động cơ đến công viên của du khách là để thư giãn chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó
là các hoạt động lắng nghe, quan sát môi trường thiên nhiên và thoát khỏi cuộc
sống ồn ào thành thị. Bên cạnh đó nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ở những độ tuổi
khác nhau sẽ tham gia các hoạt động ở công viên là khác nhau. Cụ thể các

hoạt động thể dục và giao lưu với mọi người chủ yếu ở nhóm người trẻ tuổi,
các hoạt động thư giãn, vui chơi với trẻ em và thưởng thức thiên nhiên thường
xảy ra với những người trưởng thành và cao tuổi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
chỉ ra các giá trị mà công viên đô thị mang lại cho người dân là sự giải trí, giải
tỏa căng thẳng sau những áp lực trong cuộc sống hằng ngày ở đô thị và nâng
cao các giá trị tinh thần của con người.
(2) Nghiên cứu của Nawawi và Ali (2006) về “Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người sử dụng đối với công viên thành phố” tại Malaysia.
Mục tiêu của nghiên cứu là nhận biết các nhu cầu và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng công viên của người dân và du khách tại 2 công viên
đô thị Kuala Lumpur City Center và Subang. Tác giả sử dụng các công cụ
phân tích thống kê mô tả để kiểm định và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, tác giả
còn sử dụng thang đo Likert để đo lường thái độ và sự hiểu biết của người dân
khi tham gia vào công viên. Khảo sát thực tế 116 du khách trên 18 tuổi cho
thấy các yếu tố: khả năng tiếp cận, nhận biết về khu vực địa lý, các hoạt động
trong công viên, môi trường thiên nhiên và bảo tồn công viên có ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng công viên của du khách.
(3) Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Gavin R.McCormack,
MelanieRock, Ann M.Toohey, DanicaHignell (2010) về “Các thuộc tính của
công viên thành phố kết hợp với việc sử dụng công viên và các hoạt động thể
chất” tại Canada. Bài nghiên cứu được tổng hợp từ 21 kết quả của các nghiên
cứu định tính và định lượng trước đó, kết quả nghiên cứu định luọng cho thấy,
các yếu tố về mức độ an toàn, nét thẫm mỹ, sự tiện nghi, bảo trì có ảnh hưởng
đến việc khuyến khích sử dụng công viên. Còn lại các nghiên cứu định tính

11


chỉ ra rằng các thuộc tính công viên, môi trường xã hội và khả năng tiếp cận là
các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng công viên và các hoạt

động thể dục, thể chất của con người.

2.2.2 Tài liệu trong nước
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Trân (2012) về “Xác định mức giá
sẵn lòng chi trả cho không gian công cộng công viên Lưu Hữu Phước thuộc
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác
định và đánh giá mức độ sẵn lòng chi trả của người dân đối với việc bảo vệ
gìn giữ không gian văn hoá công cộng của công viên, từ đó đề ra một số giải
pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển công viên nhằm thu hút ngày càng đông
người dân đến tham quan và vui chơi tại công viên. Tác giả tiến hành khảo sát
80 người, bằng phương pháp thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy:
phần lớn đáp viên được phỏng vấn là nam có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi (trung
bình là 27 tuổi) còn độc thân, với trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở
lên và thu nhập trung bình của đáp viên là 6.687.000 đồng/tháng. Ngoài ra các
yếu tố: mức giá được đề nghị và hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và gìn giữ
không gian công cộng công viên Lưu Hữu Phước là tỷ lệ nghịch với việc sẵn
lòng chi trả của người dân, nghĩa là với mức giá càng cao thì việc sẳn lòng chi
trả của người dân càng thấp. Còn lại, các yếu tố về thu nhập, độ tuổi và chất
lượng của không gian công viên thì tỷ lệ thuận với việc sẵn lòng chi trả của
người dân quận Ninh Kiều.
(2) Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Minh (2009) về “Thực trạng sử dụng
thời gian rỗi của người dân nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ”. Kết quả cho thấy,
các hoạt động trong thời gian rỗi của người dân nông thôn chưa đa dạng và
thời gian dành cho các hoạt động này chưa nhiều. Phần lớn các hoạt động của
họ là xem tivi, trò chuyện với bạn bè, hàng xóm. Bên cạnh đó, kết quả nghiên
cứu còn chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa các đặc điểm giới tính, tuổi, trình độ
học vấn và mức sống gia đình với việc sử dụng thời gian rỗi. Ngoài ra, các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian rỗi của người dân ở nông thôn gồm:
điều kiện kinh tế, phân công lao động trong gia đình, các thiết chế và các hoạt
động phong trào văn hóa ở địa phương. Trong đó, điều kiện kinh tế là yếu tố

ảnh hưởng mạnh nhất.
Tóm lại, từ những lược khảo trên, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên
cứu cho đề tài của mình dựa trên sự kế thừa các nghiên cứu trên như: xác định
nhu cầu đi công viên thông qua các thuộc tính của công viên như cơ sở vật
chất, độ an toàn,…, lợi ích mà công viên mang lại, mục đích đến công viên.

12


Ngoài ra, còn kế thừa các phương pháp nghiên cứu như thống kê mô tả và
kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi công viên.

2.3 KHUNG PHÂN TÍCH
2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN:











CÁC THUỘC TÍNH CỦA
CÔNG VIÊN:

Tuổi

Giới tính
Nghề nghiệp
Trình độ học vấn
Thu nhập
Tình trạng hôn nhân
Thời gian rỗi (h/ngày)
Số năm sống ở thành phố
Số trẻ trong gia đình
Khoảng cách đến công viên











Cơ sở vật chất
Môi trường, vệ sinh
Cảnh quan, cây cảnh
An toàn, an ninh
Sự thuận tiện
Tiếp cận thông tin
Hoạt động giải trí
Dịch vụ kèm theo
Nhu cầu sử dụng


NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG VIÊN:
Nghỉ ngơi, thư giãn

Tham gia hoạt động giải trí

Thể dục, thể thao

Tham gia hoạt động cộng đồng

Học tập, nghiên cứu

Xem chương trình nghệ thuật

Ăn uống
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất.
2.3.2 Giải thích các nhân tố trong mô hình
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu
sử dụng dịch vụ công viên như sau: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian

13


rỗi, thu nhập, qui mô gia đình, tình trạng hôn nhân, phương tiện giao thông,
hoạt động văn hóa cộng đồng, khả năng tiếp cận, độ an toàn, hệ sinh thái...
Tùy theo đặc trưng của từng cá nhân mà mỗi yếu tố sẽ có tác động ít hay
nhiều, tích cực hay tiêu cực đến nhu cầu sử dụng công viên của người dân.
Theo nghiên cứu của Abdul Hadi Nawawi và Salina Mohamed Ali
(2006) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với
công viên thành phố” tại Malaysia thì các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: khả
năng tiếp cận, nhận biết về khu vực địa lý, các hoạt động trong công viên, môi

trường thiên nhiên và bảo tồn công viên.
Theo nghiên cứu của Noralizawati Mohamed và Noriah Othman (2009)
về “Các yếu tố đẩy và kéo: Xác định sự hài lòng của du khách với khu giải trí
của thành phố” tại Malaysia. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
dân khi đến công viên gồm: nét mỹ quan, sự mát mẻ, sự duy trì tốt và có tổ
chức.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Gavin R.McCormack, MelanieRock, Ann
M.Toohey, DanicaHignell (2010) về “Các thuộc tính của công viên thành phố
kết hợp với việc sử dụng công viên và các hoạt động thể chất” tại Canada. Các
yếu tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng công viên của người dân là: thuộc tính
công viên, môi trường xã hội, độ an toàn, nét thẫm mỹ, sự tiện nghi và khả
năng tiếp cận.
Nghiên cứu của 2 tác giả Lei Feng and Yichuan Zhang (2012) về “Đánh
giá chất lượng dịch vụ công viên dựa trên phân tích nhân tố” đã đưa ra các
yếu tố ảnh hưởng như sau: cảnh quan, thể thao và giải trí, chất lượng văn hóa,
hệ sinh thái và cảnh quan đêm, các phương tiện giao thông.
Một nghiên cứu khác của Mohammad Reza Esmaeilzadeh và cộng sự
(2012) về “Các đặc điểm của người dân đến công viên tại Ỉran” cho thấy các
yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng công viên là: giới
tính, nhóm tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng nghề nghiệp, mục
đích sử dụng chính và các loại hình hoạt động trong công viên.
Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước, tác giả đưa các biến thuộc đặc
điểm cá nhân như: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, tình
trạng hôn nhân, nhân khẩu, thời gian rỗi, thời gian sống tại thành phố, số trẻ
em và khoảng cách (vị trí) vào làm biến kiểm soát và một biến thuộc nhân tố
thuộc tính công viên sau đây:
 Cơ sở vật chất
CSVC1: Số lượng dụng cụ thể dục nhiều

14



×