Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.56 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đàm Quang Vinh
MỤC LỤC
SV: Lê Hồng Phong Lớp: KDQT - 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đàm Quang Vinh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006 – 2009............8
Hình 2 : Bảng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong 4 năm vừa qua.Error:
Reference source not found
Hình 4: Tình hình thâm hụt thương mại và lạm phát năm 2008-2010. .Error:
Reference source not found
Hình 5: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của công ty.Error: Reference source not
found
Hình 6: Biểu đồ Tình hình tài chính của công tyError: Reference source not
found
Hình 7: Cơ cấu lao động trong công ty.....Error: Reference source not found
SV: Lê Hồng Phong Lớp: KDQT - 48B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đàm Quang Vinh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, chúng ta đã thực sự
thấy rõ sức ảnh hưởng và sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế
ngày càng trở nên sâu sắc giữa các quốc gia các khu vực và trên toàn thế giới.
Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Ngày 7-11-2006, Việt
Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 150 gia nhập WTO. Đứng trên cương
vị của người tiêu dùng, chúng ta được tiếp cận và sử dụng hàng hóa chất
lượng cao với giá rẻ. Tuy nhiên trên cương vị của nhà sản xuất, khi phải đối
mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nước ngoài, khi không còn những ưu đãi
về thuế, các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài


quốc doanh có quy mô vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết.
Phải làm sao nhanh chóng tiếp cận những công nghệ tiên tiến trên thế giới
trong khi khả năng về vốn khó có thể đáp ứng để trang bị toàn bộ những dây
chuyền sản xuất hiện đại? Chính vì vậy, một số doanh nghiệp đã chọn cho mình
chiến lược tập trung vào hoạt động nhập khẩu các linh kiện nước ngoài để lắp
ráp trong nước. Đây cũng chính là hướng đi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
và đầu tư Nam Việt Phát trong hoạt động sản xuất và lắp ráp xe máy.
Với một thị trường hơn 85 triệu dân, nhu cầu phương tiện đi lại ngày
càng gia tăng, đặc biệt là xe máy, công ty đang có một thị trường lớn, dồi dào
và đầy tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu luôn tiềm ẩn
những rủi ro từ những thông tin không đầy đủ cho đến những kinh nghiệm
của nhà quản lý trong quá trình tìm hiểu, đàm phán, giao dịch và thanh toán…
với các đối tác nước ngoài. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với
những bất ổn từ chính sách kinh tế vĩ mô và sự canh tranh gay gắt từ những
doanh nghiệp cùng ngành trong nền kinh tế thị trường.
Trước bối cảnh đó đã đặt cho các công ty sản xuất và lắp ráp xe máy nói
chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát nói riêng
những cơ hội và thách thức lớn lao.
SV: Lê Hồng Phong Lớp: KDQT - 48B
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đàm Quang Vinh
Vì vậy qua quá trình thực tập tại công ty, được sự chỉ bảo tận tình của thầy
giáo TS. Đàm Quang Vinh, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong
công ty, em mạnh dạn chọn đề tài "Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty
xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát" làm chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Mục đích của đề tài: đề xuất những biện pháp cho chiến lược hội nhập
quốc tế của công ty Nam Việt Phát.
- Nhiệm vụ của chuyên đề là tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

+ Khái quát chung về công ty Nam Việt Phát, phân tích các yếu tố bên
trong công ty để nhận định điểm mạnh – yếu của công ty trong kinh doanh
giai đoạn 2006-2009, kết hợp phân tích các yếu tố môi trường hội nhập bên
ngoài giai đoạn 2006-2009 ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó,
nhận diện toàn bộ các cơ hội và thách thức đặt ra cho công ty.
+ Phương hướng và một số giải pháp đến năm 2015 cho chiến lược hội
nhập quốc tế của công ty để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: các nội dung hoạt động có tác động đến quá
trình phát triển của công ty trong hội nhập quốc tế.
- Pham vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào phân tích thực trạng tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế giai
đoạn 2006-2009 và đề xuất phương hướng và giải pháp cho chiến lược hội
nhập quốc tế của công ty.
4. Kết cấu chuyên đề.
Chuyên đề chia làm 2 phần:
Phần I: Thực trạng công cuộc hội nhập quốc tế tại công ty Nam Việt Phát.
Phần II: Một số giải pháp cho chiến lược hội nhập của công ty Nam Việt Phát.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế, các ý kiến em đưa ra còn xuất phát từ ý
kiến chủ quan của cá nhân nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
SV: Lê Hồng Phong Lớp: KDQT - 48B
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề thực tập GVHD: TS Đàm Quang Vinh
PHẦN I
THỰC TRẠNG CÔNG CUỘC HỘI NHẬP QUỐC TẾ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ ĐẦU TƯ NAM VIỆT PHÁT
Mục đích nghiên cứu của chương này là giới thiệu khái quát về công ty

xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về
công ty. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động
kinh doanh của công ty trong hội nhập quốc tế như: bối cảnh hội nhập WTO,
môi trường kinh doanh trong nước, các nhân tố thuộc về môi trường nội bộ
công ty Nam Việt Phát. Mỗi nhân tố ảnh hưởng có thể ảnh hưởng thuận lợi
hoặc bất lợi đến phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Kết cấu phần I:
1. Tổng quan về quá trình hình thành phát triển và kết quả hoạt động của
công ty giai đoạn 2006-2009.
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
1. Tổng quan về quá trình hình thành phát triển và kết quả hoạt
động của công ty giai đoạn 2006 – 2009.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát (Nam Viet
Phat import- export Investment Company) được thành lập theo quyết định số
1930 QDUB ký ngày 6/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty có
tiền thân là công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Vạn Xuân. Đây là
công ty được thành lập từ năm 1998 với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất
và lắp ráp xe gắn máy. Đến năm 2003 do thị trường xe gắn máy mở rộng nên
công ty Vạn Xuân tách ra thành lập thêm công ty cổ phần xuất nhập khẩu và
SV: Lê Hồng Phong Lớp: KDQT - 48B
3

×