Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đánh giá một số thông số chất lượng nước mặt ở rạch cái sơn – hàng bàng, đoạn từ cầu hàng bàng đến cầu cái sơn đường nguyễn văn cừ nối dài, phường an bình, quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ THÔNG SỐ
CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT Ở
RẠCH CÁI SƠN – HÀNG BÀNG, ĐOẠN TỪ
CẦU HÀNG BÀNG ĐẾN CẦU CÁI SƠN
ĐƢỜNG NGUYỄN VĂN CỪ NỐI DÀI,
PHƢỜNG AN BÌNH, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi

Lê Thị Ngọc Dung

Ths. Lƣu Tấn Tài

MSSV: 2092122
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 35

Tháng 04/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

----------------

Cần Thơ, ngày 18 tháng 4 năm 2013

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Năm học 2013 – 2014
1. Tên đề tài
“Đánh giá một số thông số chất lƣợng nƣớc mặt ở khu vực 4 – rạch Cái Sơn –
Hàng Bàng, đoạn từ cầu Hàng Bàng đến cầu Cái Sơn đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối
dài, phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.
2. Cán bộ hƣớng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Diệp Chi – Bộ môn Hóa học, Khoa Khoa học Tự nhiên,
trƣờng Đại học Cần Thơ.
ThS. Lƣu Tấn Tài – Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng Cần Thơ.
3. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm thực hiện:
- Phòng thí nghiệm Môi trƣờng thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên.
- Phòng thí nghiệm Hóa phân tích thuộc Bộ môn Hóa học, Khoa Khoa
Học Tự Nhiên, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
- Thời gian thực hiện: Học kỳ II năm học 2012 – 2013 (1/01/2012 đến
18/04/2013).

4. Sinh viên thực hiện
Họ và tên: Lê Thị Ngọc Dung

MSSV: 2092122

Lớp: Công nghệ Hóa học – K35
5. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trang chất lƣợng nƣớc mặt rạch Cái Sơn – Hàng Bàng, đoạn từ
cầu Hàng Bàng đến cầu Cái Sơn đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối dài, phƣờng An Bình,
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.


6. Các nội dung chính và giới hạn đề tài
- Nội dung chính:
- Khảo sát nồng độ một số thông số nƣớc mặt tại rạch Cái Sơn – Hàng
Bàng, gồm có: pH, DO, COD, BOD5 20oC, Tổng chất rắn lơ lửng, Amoni (NH4+)
(tính theo N), Phosphate (P-PO43-) và Sắt tổng.
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt ở khu vực nghiên cứu theo Quy
chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lƣợng nƣớc mặt).
- Giới hạn: Do thời gian và kinh phí giới hạn nên đề tài chỉ nằm trong phạm vi
sau đây:
- Khu vực nghiên cứu tại rạch Cái Sơn - Hàng Bàng, đoạn từ cầu Hàng
Bàng đến cầu Cái Sơn ở đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối dài.
- Thời gian thu mẫu là 03 đợt, tổng số lƣợng mẫu là 24 mẫu.
- Phân tích một số thông số lý hóa: pH, DO, COD, BOD5 20oC, Tổng chất
rắn lơ lửng, Amoni (NH4+ tính theo N), Phosphate (P-PO43-) và Sắt tổng.
7. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài
Các hóa chất và thiết bị để thực hiện.
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài…………………………


DUYỆT CỦA CB TẠI CƠ SỞ

DUYỆT CỦA CBHD

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP


LỜI CÁM ƠN
Sau hơn ba tháng thực hiện đề tài, với sự cố gắng và nổ lực của bản thân, tôi
đã hoàn thành bài luận văn của mình. Qua đó, tôi có thể củng cố kiến thức và học
hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm thực tế, có thêm nhiều kiến thức để sau khi tốt nghiệp
có thể làm việc tốt hơn.
Lời đầu tiên, tôi xin ghi nhớ mãi công ơn của cha mẹ đã sinh thành, nuôi nấng,
dạy dỗ tôi nên ngƣời, tạo mọi điều kiện cho tôi đƣợc đến trƣờng để theo đuổi việc
học đến ngày hôm nay và đã luôn dành cho tôi mọi điều tốt nhất.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Công Nghệ,
trƣờng Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô trong Bộ môn Công nghệ Hóa
học đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích và những hành trang quý
báu để tôi bƣớc vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Diệp Chi, cô đã tận tình
hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Hơn nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị trong phòng thí nghiệm của
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng Cần Thơ, đặc biệt là Ths. Lƣu Tấn
Tài, Phó Giám đốc Trung tâm đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi làm luận văn ở Trung tâm.
Ngoài ra, tôi xin cảm ơn đến các Anh, Chị và chú Phan Thanh Dũng, Phó
phòng Kinh tế, ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ đã hỗ trợ tôi tìm kiếm thông

tin về phƣờng An Bình trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến tất cả các bạn Công nghệ Hóa học K35, đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn, các bạn là
nguồn động viên quý báu, giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn.

ii


TÓM LƢỢC
Đề tài “Đánh giá một số thông số chất lƣợng nƣớc mặt ở rạch Cái Sơn – Hàng
Bàng, đoạn từ cầu Hàng Bàng đến cầu Cái Sơn đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối dài,
phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện với mục
tiêu khảo sát nồng độ một số thông số nƣớc mặt tại rạch Cái Sơn – Hàng Bàng, gồm
có: pH, DO, COD, BOD5 20oC, tổng chất rắn lơ lửng, amoni (NH4+) (tính theo N),
phosphate (P-PO43-), sắt tổng và đánh giá chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực nghiên
cứu. Đề tài thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2013.
Kết quả cho thấy chất lƣợng nƣớc mặt tại đoạn khảo sát đã bị ô nhiễm DO,
TSS, COD, BOD5, P-PO43-, N-NH4+, sắt tổng không còn thích hợp dùng làm nguồn
nƣớc cấp cho mục đích sinh hoạt. Tất cả các thông số này có giá trị vƣợt mức giới
hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (mức A1) nhiều lần. Hàm lƣợng DO
trong khoảng 0.25-0.75 lần, hàm lƣợng TSS trong khoảng 1.05-2.05 lần, hàm lƣợng
COD trong khoảng 1.4-3.5 lần; hàm lƣợng BOD5 trong khoảng 3.5-8.25 lần, hàm
lƣợng N-NH4+ trong khoảng 1.1-25.4 lần, hàm lƣợng P-PO43- trong khoảng 8.9-25.5
lần và hàm lƣợng sắt tổng dao động 1.067-2.27 lần.
Qua kết quả phỏng vấn ngƣời dân sống dọc hai bên bờ rạch đa phần có ý thức
sử dụng hợp lí nhà vệ sinh: khoảng 77% hộ dân sử dụng nhà vệ sinh dội nƣớc,
khoảng 13% hộ dân sử dụng nhà vệ sinh là cầu ao cá và khoảng 10% hộ dân sử
dụng nhà vệ sinh tự hoại. Tuy nhiên, có khoảng 67% hộ dân xả nƣớc thải trực tiếp
xuống rạch, khoảng 10% hộ dân xả nƣớc thải chảy tràn trên mặt đất và khoảng 23%
hộ dân xả nƣớc thải xuống cống. Bên cạnh đó, phần lớn rác thải đƣợc xử lý bằng

cách đổ trực tiếp ra rạch gây ô nhiễm nguồn nƣớc.
Tóm lại, đề tài thực hiện nhằm cung cấp và bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về
chất lƣợng nƣớc mặt ở rạch Cái Sơn – Hàng Bàng cho nghiên cứu tiếp theo nhằm
để cải thiện nguồn nƣớc mặt ở khu vực này.

iii


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM LƢỢC ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................... 2
Chƣơng 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1 Tổng quan về môi trƣờng nƣớc ...................................................................... 3
2.2 Khái quát về ô nhiễm nƣớc............................................................................. 4
2.2.1 Định nghĩa ô nhiễm nƣớc......................................................................... 4
2.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc mặt ........................................................ 5
2.4 Ảnh hƣởng của sự ô nhiễm nguồn nƣớc ........................................................10
2.5 Hiện trạng về chất lƣợng nƣớc mặt ở TP. Cần Thơ........................................11
2.6 Một số thông số khảo sát ...............................................................................13
2.6.1 Độ pH.................................................................................................... 13
2.6.2 Lƣợng oxy hòa tan (DO) ........................................................................ 13
2.6.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) .................................................................. 14
2.6.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD).................................................................. 14

2.6.5 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5 20oC) ....................................................... 15
2.6.6 Nitrogen – Amoni (N-NH4+) .................................................................. 15
2.6.7 Phosphate (P-PO43-) ............................................................................... 15
2.6.8 Sắt tổng ................................................................................................. 16
iv


2.7 Tổng quan khu vực nghiên cứu .....................................................................16
2.7.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên phƣờng An Bình ................................ 16
2.7.2 Điều kiện kinh tế-xã hội phƣờng An Bình ............................................. 17
2.7.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ......................................................... 18
CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM ...............................................................................20
3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu.................................................................................20
3.1.1 Dụng cụ và hóa chất .............................................................................. 20
3.1.2 Trang thiết bị ......................................................................................... 20
3.2 Phƣơng pháp đánh giá kết quả.......................................................................22
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................22
3.3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 23
3.3.2 Phƣơng pháp thu, bảo quản mẫu ............................................................ 26
3.3.3 Phƣơng pháp phân tích .......................................................................... 27
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................40
4.1 Kết quả phân tích các thông số khảo sát ........................................................40
4.1.1 pH ......................................................................................................... 40
4.1.2 Luợng oxy hoà tan (DO) ........................................................................ 42
4.1.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) .................................................................. 44
4.1.4. Nhu cầu oxy hóa học (COD)................................................................. 47
4.1.5 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5 20oC) ....................................................... 50
4.1.6 Amoni (N-NH4+) ................................................................................... 53
4.1.7 Phosphate (P-PO43-) ............................................................................... 55
4.1.7 Sắt tổng ................................................................................................. 58

4.2 Hiện trạng sử dụng nƣớc và điều kiện vệ sinh môi trƣờng tại vùng nghiên cứu
...........................................................................................................................60
4.2.1 Một số hoạt động ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc của ngƣời dân ...
....................................................................................................................... 60

v


4.2.2 Tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt của hộ dân ở rạch Cái Sơn – Hàng
Bàng ............................................................................................................... 61
4.2.3 Hiện trạng bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân ......................................... 63
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................67
5.1 Kết luận ........................................................................................................67
5.2 Kiến nghị ......................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC...............................................................................................................71
PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP DỮ LIỆU MÔI TRƢỜNG (Hộ gia đình).............78
ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT ..........................................................................................81

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Máy đo pH .............................................................................................. 21
Hình 3.2 Máy đo DO ............................................................................................. 21
Hình 3.3 Tủ hút ..................................................................................................... 21
Hình 3.4 Tủ BOD5................................................................................................. 21
Hình 3.5 Máy đo độ hấp thụ quang DR4000U ....................................................... 21
Hình 3.6 Hệ máy CPA ioc HH5............................................................................. 21
Hình 3.7 Các điểm thu mẫu nƣớc trên rạch Cái Sơn - Hàng Bàng (đoạn từ cầu Hàng

Bàng đến cầu Cái Sơn đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối dài) ......................................... 23
Hình 3.8 Điểm thu mẫu CS1 .................................................................................. 24
Hình 3.9 Điểm thu mẫu CS2 .................................................................................. 24
Hình 3.10 Điểm thu mẫu CS3 ................................................................................ 25
Hình 3.11 Điểm thu mẫu CS4 ................................................................................ 25
Hình 3.12 Đồ thị độ hấp thụ của P-PO43- ............................................................... 34
Hình 3.13 Đồ thị độ hấp thụ của N-NH4+ ............................................................... 36
Hình 3.14 Đồ thị độ hấp thụ của sắt tổng ............................................................... 39
Hình 4.1 Giá trị pH đo đƣợc qua 3 đợt phân tích ................................................... 41
Hình 4.2 Giá trị DO tại các vị trí qua 3 đợt thu mẫu............................................... 43
Hình 4.3 Giá trị của TSS qua 3 đợt thu mẫu .......................................................... 46
Hình 4.4 Giá trị COD qua 3 đợt thu mẫu ............................................................... 49
Hình 4.5 Giá trị BOD5 qua 3 đợt thu mẫu .............................................................. 51
Hình 4.6 Giá trị N-NH4+ qua 3 đợt thu mẫu ........................................................... 54
Hình 4.7 Giá trị của P-PO43- qua 3 đợt thu mẫu ..................................................... 56
Hình 4.8 Hàm lƣợng sắt tổng qua 3 đợt thu mẫu .................................................... 59
Hình 4.9 Nƣớc thải xả trực tiếp vào rạch Cái Sơn - Hàng Bàng ............................. 61
Hình 4.10 Biểu đồ tình hình sử dụng nƣớc sinh hoạt của hộ dân tại rạch ............... 62
vii


Hình 4.11 Tình trạng nƣớc ở Cái Sơn – Hàng Bàng ............................................... 63
Hình 4.12 Biểu đò phƣơng pháp xử lý nƣớc thải của ngƣời dân ở rạch Cái Sơn Hàng Bàng ........................................................................................................... 63
Hình 4.13 Xả nƣớc thải trực tiếp xuống sông......................................................... 64
Hình 4.14 Hình thức xử lý rác thải của ngƣời dân.................................................. 65
Hình 4.15 Rác thải bỏ xung quanh nhà và dƣới bờ sông ........................................ 65
Hình 4.16 Biểu đồ tình hình sử dụng nhà vệ sinh của hộ dân ................................. 66

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tác động của một số chất hữu cơ đến sức khỏe con ngƣời và động vật[19]
.............................................................................................................................. 11
Bảng 4.1 Giá trị pH đo đƣợc qua 3 đợt phân tích ................................................... 40
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thống kê pH qua 3 đợt thu mẫu .................................. 42
Bảng 4.3 Giá trị DO (mg/l) qua 3 đợt thu mẫu ....................................................... 43
Bảng 4.4 Kết quả phân tích thống kê DO qua 3 đợt thu mẫu.................................. 44
Bảng 4.5 Giá trị của TSS (mg/l) qua 3 đợt thu mẫu ............................................... 45
Bảng 4.6 Kết quả phân tích thống kê TSS qua 3 đợt thu mẫu................................. 47
Bảng 4.7 Giá trị COD (mg/l) qua 3 đợt thu mẫu .................................................... 48
Bảng 4.8 Kết quả phân tích thống kê COD qua 3 đợt thu mẫu ............................... 50
Bảng 4.9 Giá trị của BOD5 (mg/l) qua 3 đợt thu mẫu ............................................. 51
Bảng 4.10 Kết quả phân tích thống kê BOD5 qua 3 đợt thu mẫu ............................ 52
Bảng 4.11 Giá trị của Amoni (N-NH4+) (mg/l) qua 3 đợt thu mẫu ......................... 53
Bảng 4.12 Kết quả phân tích thống kê N-NH4+ qua 3 đợt thu mẫu ......................... 55
Bảng 4.13 Giá trị thu đƣợc qua 3 đợt của P-PO43- .................................................. 56
Bảng 4.14 Kết quả phân tích thống kê P-PO43- qua 3 đợt thu mẫu ......................... 57
Bảng 4.15 Hàm lƣợng sắt thu đƣợc qua 3 đợt ........................................................ 58

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT:

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BOD:


Biochemical Oxygen Demand

COD:

Chemical Oxygen Demand

KCN:

Khu công nghiệp

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UNICEF:

United Nations Chieldren’s Fund

UV :

Ultra Violet – Tử ngoại

Vis :

Visible – Khả kiến


WHO:

World Heath Organization – Tổ chức Y tế thế giới

x


CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nƣớc là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất, là thành phần cấu tạo nên sinh quyển và có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự sống và sự phát triển của con ngƣời. Ngoài chức năng tham gia vào chu
trình sống, nƣớc còn là chất mang năng lƣợng (hải triều, thủy năng), chất mang vật
liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất tự
nhiên. Ngoài ra nƣớc cũng gây tai họa cho con ngƣời và môi trƣờng khi bị ô nhiễm.
Nằm trong vùng kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Đồng bằng sông Cửu
Long, thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố có quá trình đô thị hóa,
công nghiệp hóa phát triển mạnh của vùng. Cùng với những thành tựu trong phát
triển kinh tế – xã hội đã đạt đƣợc, trong những năm qua Tp. Cần Thơ đang phải đối
mặt với những vấn đề bức xúc về sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng. Một trong
những vấn đề bức xúc là ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ở các khu công nghiệp, chế xuất.
Các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp, chế xuất chƣa có hệ thống xử lý chất
thải hoặc chất lƣợng nƣớc thải ra môi trƣờng chƣa đạt mức quy định và các khu
công nghiệp, chế xuất chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, xả thải trực tiếp
ra kênh rạch nên làm cho môi trƣờng nƣớc mặt khu vực lân cận khu công nghiệp,
chế xuất ngày càng bị ô nhiễm, dẫn đến ảnh hƣởng tiêu cực đến chất lƣợng cuộc
sống của ngƣời dân và tài nguyên thủy sinh vật.
Rạch Cái Sơn – Hàng Bàng là nơi tiếp nhận trực tiếp nguồn nƣớc thải từ Khu
tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng và nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt của
các hộ dân nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt ảnh hƣởng đến sức

khỏe của ngƣời dân là rất lớn. Do đó, đề tài “Đánh giá một số thông số chất lượng
nước mặt ở khu vực 4 – rạch Cái Sơn – Hàng Bàng, đoạn từ cầu Hàng Bàng đến
cầu Cái Sơn đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện với mục tiêu đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc
mặt rạch Cái Sơn – Hàng Bàng nhằm cung cấp và bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học
về chất lƣợng nƣớc ở rạch Cái Sơn – Hàng Bàng.

1


Chương 1 Mở đầu

1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát nồng độ một số thông số nƣớc mặt tại rạch Cái Sơn – Hàng Bàng,
gồm có: pH, DO, COD, BOD5 20oC, tổng chất rắn lơ lửng, amoni (NH4+) (tính theo
N), phosphate (P-PO43-) và sắt tổng.
Đánh giá hiện trạng chất lƣợng nƣớc mặt ở khu vực nghiên cứu theo Quy
chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lƣợng nƣớc mặt).

Lê Thị Ngọc Dung

2


CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về môi trƣờng nƣớc
Nƣớc là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất. Ở đâu có nƣớc ở đó có sự sống. Nƣớc là thành phần cấu tạo nên sinh
quyển. Với vai trò đặc biệt quan trọng nhƣ vậy, nƣớc đƣợc xem nhƣ huyết mạch, là

nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Trong cơ thể sống, nƣớc chiếm tỉ lệ lớn,
khoảng 70% khối lƣợng cơ thể. Nƣớc không phải là một chất dinh dƣỡng nhƣng vô
cùng quý, ngƣời ta có thể nhịn ăn đƣợc nhiều ngày, nhƣng không thể nhịn uống
đƣợc một ngày. Có thể nói sự sống của con ngƣời và mọi sinh vật trên Trái Đất đều
phụ thuộc vào nƣớc[7].
Nƣớc là nguồn tài nguyên tái tạo đƣợc, là một trong những nhân tố quyết định
chất lƣợng môi trƣờng sống của con ngƣời. Nhà Bác học Lê Quý Đôn khẳng định:
“Vạn vật không có nƣớc không thể sống đƣợc, mọi việc không có nƣớc không
thành đƣợc…”[8]. Điều kiện hình thành đời sống động, thực vật phải có nƣớc, nƣớc
chính là biểu hiện nơi muôn loài có thể sống đƣợc, đó là giá trị đích thực của nƣớc.
Trong tự nhiên, nƣớc tồn tại chủ yếu ở các dạng: mây, mƣa, trong các sông,
suối, đầm, ao hồ, nƣớc ngầm, nƣớc ở các vùng biển và đại dƣơng. Khối lƣợng toàn
bộ nƣớc trên Trái Đất ƣớc tính 1,454,000,000 km3. Diện tích mặt nƣớc chiếm hơn
70% diện tích bề mặt Trái Đất. Mặc dù lƣợng nƣớc trên Trái Đất là khổng lồ, song
lƣợng nƣớc ngọt cho phép con ngƣời sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Khoảng
97% lƣợng nƣớc toàn cầu là nƣớc mặt, còn khoảng 3% là nƣớc ngọt trong đó đến
2% lại ở dạng băng tuyết, tập trung ở hai cực, chỉ còn khoảng 1% là nƣớc có thể sử
dụng cho con ngƣời[9].
Nƣớc tái sinh chất hữu cơ, trong quá trình trao đổi chất, nƣớc có vai trò trung
tâm. Những phản ứng lý học, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nƣớc.
Nƣớc là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đƣờng cho nhiều muối đi vào
cơ thể. Nƣớc đƣa vào cơ thể những chất hòa tan nhƣ natriclorua, phosphate, những
nguyên tố vi lƣợng cần thiết nhƣ sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn),... một vài khí độc
nhƣ cacbondioxit, khí metan,... [7, 18].
Nƣớc đóng vai trò cực kì quan trọng cho sản xuất: trong nông nghiệp, ruộng
lúa cấy hai vụ, cần một lƣợng nƣớc ngọt khoảng 14 đến 25,000m3/ha; để sản xuất
1kg lúa thì cần một lƣợng nƣớc là 750 lít, sản xuất 1kg thịt cần 7.5 lít nƣớc. Trong
3



Chương 2 Lược khảo tài liệu

công nghiệp, mỗi ngành, mỗi khu chế xuất, mỗi công nghệ yêu cầu lƣợng nƣớc
khác nhau. Ƣớc tính để có một tấn nhôm cần 1,400 m3 nƣớc. Công nghệ thực phẩm,
chế biến thực phẩm, công nghệ da, giày, chế biến rƣợu,... đều cần nhiều nƣớc. Nƣớc
cũng rất cần cho giao thông vận tải, du lịch và dịch vụ...[2].
Con ngƣời cần mỗi ngày 1.83 lít nƣớc để ăn, uống. Cuộc sống ngày càng phát
triển, nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho mỗi ngƣời, mỗi ngày khoảng 150 lít. Trong cơ thể
ngƣời có khoảng từ 65 đến 68% nƣớc, nếu mất nƣớc 12% là hôn mê, có thể chết.
Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lƣơng thực, thực phẩm... đều cần có nƣớc[2].
Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm
cho nguồn nƣớc tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Do đó, cần phải có biện
pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để tránh làm cho nguồn
nƣớc bị ô nhiễm.
Nƣớc mặt bao gồm nƣớc mƣa, nƣớc ao hồ, đồng ruộng và nƣớc các sông suối,
kênh mƣơng. Nƣớc mặt là nguồn tài nguyên quan trọng, nƣớc mặt đƣợc sử dụng
trong hầu hết các hoạt động công – nông – ngƣ nghiệp, trong sinh hoạt… Đặc điểm
của nguồn nƣớc mặt là chịu ảnh hƣởng lớn từ điều kiện khí hậu và tác động khác do
hoạt động của con ngƣời, nƣớc mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nƣớc
thƣờng bị thay đổi, khả năng hồi phục trữ lƣợng của nƣớc nhanh nhất ở vùng
thƣờng có mƣa[8].
Hiện nay, tại các thành phố lớn mức độ ô nhiễm nƣớc mặt xảy ra nghiêm trọng
bởi vì nhiều nguyên nhân: nƣớc thải sinh hoạt, nƣớc từ rác thải. Nƣớc thải sinh hoạt
không đƣợc xử lý, độ ô nhiễm nguồn nƣớc nơi tiếp nhận nƣớc thải đều vƣợt quá
tiêu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD, COD, oxy hoà
tan (DO) đều vƣợt từ 5 - 10 lần, thậm chí có nơi vƣợt quá 20 lần TCCP[13].
Vì thế, chính quyền kết hợp với Sở Tài nguyên Môi trƣờng phải thƣờng xuyên
quan tâm đến vấn đề quản lý nƣớc bề mặt, giám định chất lƣợng và kiểm tra thành
phần hóa học, lý học, sinh học, mức độ ô nhiễm phóng xạ nguồn nƣớc và nhất là
phải khử trùng nếu nhƣ nƣớc cấp đƣợc dùng cho mục đích sinh hoạt.


2.2 Khái quát về ô nhiễm nƣớc
2.2.1 Định nghĩa ô nhiễm nƣớc
Ô nhiễm nƣớc là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý – hóa
học – sinh học của nƣớc, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
Lê Thị Ngọc Dung

4


Chương 2 Lược khảo tài liệu

nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật, vì thế, làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nƣớc. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hƣởng thì ô nhiễm nƣớc là vấn
đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất[4].
Hiến chƣơng châu Âu về nƣớc đã định nghĩa về ô nhiễm nƣớc nhƣ sau: ”Sự ô
nhiễm nƣớc là một biến đổi chủ yếu do con ngƣời gây ra đối với chất lƣợng nƣớc,
làm ô nhiễm nƣớc và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng nhƣ loài hoang dại”[8].
“Việc thải các chất thải hoặc nƣớc thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ,
nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng
đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nƣớc (khả năng pha
loãng, tự làm sạch,…). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những
biện pháp xử lý nƣớc đóng vai trò một cách rất quan trọng trong vấn đề này”[8].
2.2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm nƣớc mặt
Theo nguồn gốc thì ô nhiễm nguồn nƣớc có hai nguyên nhân chính là: ô nhiễm
có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
2.2.2.1 Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên[4]
Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc có nguồn gốc tự nhiên gây ra bởi các thiên tai nhƣ
mƣa, lũ, lụt, gió, núi lửa,… Trong mỗi đợt mƣa, nƣớc mƣa kéo theo các chất ô

nhiễm từ mái nhà, mặt đất, mặt đƣờng và cùng các chất bẩn của hoạt động sống của
động vật, thực vật, vi sinh vật và xác chết của chúng xuống sông, suối, cống rãnh,…
Vì thế, làm gia tăng hàm lƣợng các chất bẩn ở nguồn nƣớc.
Bên cạnh đó, trong mỗi đợt lũ, lụt tràn về chảy qua các đô thị, khu công
nghiệp, khu dân cƣ,… và nƣớc sẽ hòa tan hoặc cuốn trôi đi lƣợng lớn chất thải trong
sinh hoạt, trong sản xuất, phân bón và chúng làm ô nhiễm nguồn nƣớc.
Tóm lại, ô nhiễm nguồn nƣớc có nguồn gốc tự nhiên diễn biến phức tạp và
khó kiểm soát và có khả năng tác động trên phạm vi lớn với mức độ nghiêm trọng,
nhƣng không thƣờng xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất
lƣợng nƣớc toàn cầu.

Lê Thị Ngọc Dung

5


Chương 2 Lược khảo tài liệu

2.2.2.2 Sự ô nhiễm nước do hoạt động con người[4, 19]
a. Từ các hoạt động công nghiệp
Trong các hoạt động của con ngƣời, hoạt động trong sản xuất công nghiệp là
gây ảnh hƣởng tƣơng đối lớn. Nƣớc thải công nghiệp là nƣớc thải từ các cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, tuy nhiên, nƣớc thải
công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào từng ngành
sản xuất công nghiệp cụ thể.
Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nƣớc:
Trong khu sản xuất: trong 134 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện đang
hoạt động ở nƣớc ta thì chỉ có 1/3 khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý
nƣớc thải. Nhiều nhà máy vẫn sử dụng công nghệ cũ, nhiều khu công nghiệp thải ra
500,000 m3 nƣớc mỗi ngày nhƣng chƣa qua xử lý và chất lƣợng đều vƣợt quá giới

hạn cho phép. Đặc biệt, nƣớc thải ở ngành công nghiệp nhuộm, thuộc da, chế biến
thực phẩm, hóa chất có hàm lƣợng chất gây nhiễm cao làm cho nguồn nƣớc bị ô
nhiễm nặng khi không xử lý mà thải trực tiếp vào hệ thống sông.
Trong khai thác khoáng sản: trong khai thác công nghiệp, khó khăn nhất là
xử lý chất thải dƣới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có nhiều hóa chất độc
hại dùng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở các mỏ thƣờng có các hợp
chất sulfit – kim loại, chúng có thể tạo thành acid với khối lƣợng lớn chúng có thể
gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nƣớc ở xung quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy
ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây ra lũ lụt. Một lƣợng chất rất lớn
bao gồm chất thải rắn, nƣớc thải và bùn thải hàng năm, không đƣợc quản lí và xử
lý, gây ô nhiễm môi trƣờng.
Hiện tƣợng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác
khoáng sản cũng có thể gây đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy lực, đe dọa
đến sức khỏe của ngƣời dân gần đó và xa hơn nữa là làm ảnh hƣởng đến các cộng
đồng sống phụ thuộc vào nguồn nƣớc.
Các lò nung và chế biến hợp kim: thƣờng thải ra nhiều bụi và nhiều loại
chất độc hại khác nhau. Bụi thƣờng có kích thƣớc lớn 10-10 m nhất là ở công
đoạn: khai thác quặng, tuyển quặng, sàng quặng,... Bụi có kích thƣớc nhỏ hơn
10 m và khói thƣờng thoát ra từ các lò cao, lò mac-tanh, lò nhiệt luyện các băng
chuyền, ở công đoạn làm sạch khuôn đúc. Quá trình đốt nhiên liệu, luyện gang thép,

Lê Thị Ngọc Dung

6


Chương 2 Lược khảo tài liệu

luyện đồng kẽm và các kim loại khác sinh ra nhiều loại chất độc hại: CO, SO2, NOx,
oxit-đồng, thạch tín và nhiều bụi bẩn.

b. Từ sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt là nƣớc phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,
cơ quan trƣờng học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
ngƣời.
Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dƣỡng (phospho, nito), chất rắn
và vi trùng. Tuy nhiên mức sống càng cao thì lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng nƣớc
thải càng cao.
Nƣớc thải đô thị là loại nƣớc thải tạo thành do sự gộp chung nƣớc thải sinh
hoạt, nƣớc thải vệ sinh và nƣớc thải của các cơ sở thƣơng mại, công nghiệp nhỏ
trong khu đô thị. Thông thƣờng ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến
90% tổng lƣợng nƣớc sử dụng của đô thị sẽ trở thành nƣớc thải đô thị và chảy vào
đƣờng cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nƣớc thải đô thị gần giống thành
phần nƣớc thải sinh hoạt.
Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng Cần Thơ, trung
bình mỗi ngày một ngƣời dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89kg rác. Lƣợng rác thu
gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại ngƣời dân đổ ra sông, ao hồ, cống
rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
Không chỉ có hóa chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các con sông, kênh trên
tỉnh Cần Thơ, ngƣời dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản
trở giao thông đƣờng thủy và tranh thủ sử dụng khoảng sông nhỏ hẹp ấy nhƣ một hệ
thống WC.
c. Từ y tế
Nƣớc thải bệnh viện bao gồm nƣớc thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét
nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu rửa bát đĩa, từ việc làm vệ sinh
phòng,… cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của các bệnh nhân, ngƣời nuôi
bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Nƣớc thải y tế có khả
năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nƣớc thải xả từ
những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.


Lê Thị Ngọc Dung

7


Chương 2 Lược khảo tài liệu

Nƣớc thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học
khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của ngƣời bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ
thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Sau khi hòa vào hệ thống nƣớc
thải sinh hoạt, những mầm bệnh này phân tán khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy
sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con ngƣời. Việc tiếp xúc
gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thƣ và các bệnh hiểm nghèo khác
cho ngƣời dân.
d. Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nƣớc tiểu gia súc, thức ăn thừa
không qua xử lý đƣa vào môi trƣờng và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác
nhƣ thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dƣa, vƣờn cây, rau chứa các chất hóa
học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Ngoài ra, nông dân còn sử
dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm: Aldrin, Thiodan, Monitor,… Trong quá
trình phân bón, phun xịt thuốc, ngƣời nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chƣa sử
dụng đƣợc cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, phòng ngủ. Đa số vỏ chai thuốc sau
khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại gom đƣợc thu gom đi tái chế
không đúng quy cách.
e. Từ hoạt động sản xuất ngƣ nghiệp
Nƣớc ta là nƣớc có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi nuôi trồng thủy
hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nƣớc do các hồ nuôi trồng

thủy sản gây ra không phải nhỏ.
Nguyên nhân là do thức ăn, nƣớc trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy
không đƣợc xử lý tốt mà xả ra sông, suối, biển gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Các chất
thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dƣ thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn
dƣ sử dụng nhƣ hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải
ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ
khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong
môi trƣờng nƣớc.

Lê Thị Ngọc Dung

8


Chương 2 Lược khảo tài liệu

Bên cạnh đó, các xƣởng chế biến, mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản,
tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trƣờng toàn bộ lƣợng nƣớc thải,
bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một
phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nƣớc bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó
chịu.
2.3 Tác nhân gây ô nhiễm[19]
Có nhiều loại tác nhân khác nhau gây ô nhiễm nƣớc, để tiện cho việc quan trắc
và kiểm soát ô nhiễm nguồn nƣớc, có thể chia chúng thành các nhóm cơ bản:
Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (các chất tiêu thụ oxy). Nhóm này
gồm có cacbonhydrat, protein, chất béo thƣờng có mặt trong nƣớc thải sinh hoạt,
nƣớc thải đô thị, nƣớc thải công nghệ chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị
phân hủy sinh học. Trong nƣớc thải sinh học, thì có khoảng 60-80% lƣợng chất hữu
cơ thuộc loại dễ bị phân hủy sinh học. Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học thƣờng
ảnh hƣởng có hại đến các nguồn lợi thủy sản, vì khi bị phân hủy các chất này sẽ làm

giảm oxy hòa tan trong nƣớc dẫn chết tôm, cá.
Các chất hữu cơ bền vững có độc tính cao thƣờng là các chất bền vững khó
bị vi sinh vật phân hủy trong môi trƣờng. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lƣu
lâu dài trong môi trƣờng và tích lũy sinh học trong cơ thể sinh vật nên tác động trầm
trọng đến hệ sinh thái nƣớc.
Dầu mỡ là chất khó tan trong nƣớc nhƣng tan đƣợc trong các loại dung môi
hữu cơ và có thành phần hóa học rất phức tạp. Một số thành phần dầu mỡ khác còn
có chứa các chất độc nhƣ PAHs, PCBs… Do đó, dầu mỡ thƣờng có độc tính cao và
tƣơng đối bền vững trong môi trƣờng. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh
thái nƣớc không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ.
Các ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nƣớc tự nhiên, đặc biệt trong nƣớc
biển. Trong nƣớc thải đô thị luôn chứa một lƣợng lớn các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+,
K+, trong nƣớc thải công nghiệp, ngoài các ion trên còn có thể có các chất vô cơ có
độc tính rất cao nhƣ Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr…
Các chất phóng xạ: trong môi trƣờng luôn tồn tại một lƣợng chất phóng xạ
do hoạt động của con ngƣời. Do khả năng xuyên thấu cực mạnh nên các sự cố
phóng xạ gây tác hại nghiêm trọng đến con ngƣời và sinh vật.
Nhiều chất có thể gây mùi cho nƣớc. Trong đó, nhiều chất có hại đến sức
khỏe con ngƣời cũng nhƣ gây tác hại khác đến động thực vật và hệ sinh thái nƣớc
Lê Thị Ngọc Dung

9


Chương 2 Lược khảo tài liệu

nhƣ: các chất hữu cơ từ nƣớc thải đô thị, nƣớc thải công nghiệp, các sản phẩm của
quá trình phân hủy xác động thực vật, dầu mỡ và các sản phẩm dầu mỡ,…
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nƣớc gây tác hại cho mục đích sử
dụng nƣớc trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây bệnh cho ngƣời.

Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nƣớc, chúng cần có vật chủ để
sống ký sinh phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một
thời gian khá dài trong nƣớc và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này
là vi khuẩn, vi rút, động vật đơn bào, giun sán.
Các chất rắn: môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm bởi các chất rắn từ đất hoặc nƣớc
chảy tràn trên bề mặt hay nƣớc thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt. Chỉ tiêu đặc
trƣng cho môi trƣờng nƣớc là tổng chất rắn TDS (Total Diposal Solid) đây là chất
rắn có thể lọc hay không thể lọc.
Các chất tẩy rửa và phụ gia tẩy rửa cũng góp phần làm ô nhiễm môi trƣờng
nƣớc do nhu cầu sử dụng các chất tẩy rửa cho sinh hoạt cũng nhƣ các ngành công
nghiệp.

2.4 Ảnh hƣởng của sự ô nhiễm nguồn nƣớc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: khoảng hơn 2 tỷ ngƣời trên Trái
Đất mắc các loại bệnh tật do thiếu nƣớc dùng cho sinh hoạt, ăn uống hàng ngày,
hoặc nguồn nƣớc bị ô nhiễm. Theo các tài liệu khoa học đã phát hiện thấy hơn 300
mặt bệnh lây truyền qua nƣớc. Hiện thế giới có khoảng 270 triệu ngƣời mắc bệnh
sốt rét, hơn 200 triệu trƣờng hợp mắc bệnh sán máng, gần 100 triệu mắc bệnh giun
trĩ[10].
Ở Việt Nam mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong những năm qua nhƣng hiện tại
vẫn còn 17 triệu trẻ em (khoảng 52%) không có nƣớc sạch sử dụng và 20 triệu trẻ
em (khoảng 59%) không đƣợc tiếp cận với các phƣơng tiện vệ sinh. Số này còn cao
hơn trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
và hải đảo. Cụ thể 87% cộng đồng các dân tộc thiểu số không đƣợc tiếp cận với
nƣớc sạch, 10% trẻ em khu vực nội thành chƣa tiếp cận với các phƣơng tiện vệ sinh
so với 40% ở khu vực nông thôn (UNICEP, 2008)[10].
Vi sinh vật truyền qua nƣớc gây nên hầu hết các bệnh đƣờng tiêu hóa, vi
khuẩn gây bệnh nhƣ: tả, lỵ, thƣơng hàn,…; virus gây bệnh nhƣ bại liệt, viêm
gan,…; ký sinh trùng gây bệnh nhƣ: lỵ amip, giun, sán,… Các tác nhân này có thể


Lê Thị Ngọc Dung

10


Chương 2 Lược khảo tài liệu

xâm nhập vào cơ thể con ngƣời trực tiếp qua đƣờng nƣớc uống hay qua đƣờng chế
biến thực phẩm[10].
Khi nguồn nƣớc nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh hoạt của con ngƣời,
nƣớc thải từ các khu công nghiệp, thƣờng gây ra các bệnh mãn tính, bệnh ung thƣ,
bệnh ảnh hƣởng đến sinh sản và di truyền. Vì thế gây ra hậu quả là hàng loạt các
bệnh: hô hấp, đƣờng ruột, nhất là bệnh phụ khoa xảy ra ở chị em phụ nữ có nguy cơ
tăng cao trong chăn nuôi, gia súc, gia cầm dễ nhiễm các dịch bệnh: lỡ mồm long
mống, cúm gia cầm, gần đây nhất là hiện tƣợng thủy sản chết không rõ nguyên
nhân[10].
Bảng 2.1 Tác động của một số chất hữu cơ đến sức khỏe con ngƣời và động vật [19]
Hợp chất

Một số tác động đến sức khỏe

Thuốc trừ sâu

Tác động đến hệ thần kinh

Benzen (dung môi)

Rối loạn máu, bệnh bạch cầu

Cacbon tetraclorua (dung môi)


Ung thƣ, làm hại gan, tác động đến
thận, thị giác

Cloroform (dung môi)

Ung thƣ

2.5 Hiện trạng về chất lƣợng nƣớc mặt ở TP. Cần Thơ [Một trích đoạn của bài
viết: ”Đồng Nai, Cửu Long: Những dòng sông ô nhiễm”-Huỳnh Long Vân PhD]

Cần Thơ là thành phố trung tâm của châu thổ ĐBSCL, Bắc giáp tỉnh An
Giang, Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, Tây giáp tỉnh Kiên Giang và
Nam giáp tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ trải dài trên 65km bên bờ sông Hậu, cách Sài
Gòn 170km, có diện tích tự nhiên 140,096ha, dân số gần 1,150,000 ngƣời với gần
800,000 công nhân, trong đó gần 50,000 làm việc ở xƣởng và chỉ 7% là nông dân.
Sau khi Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng, số đông ngƣời dân
chuyển nghề sang thủ công và công nghiệp. Giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời
cao thuộc hàng đầu so cả nƣớc, nhƣng chủ yếu là sản xuất, chế biến nông thủy sản.
Tp. Cần Thơ đã quy hoạch phát triển 5 khu công nghiệp (KCN) (Trà Nóc 1, 2;
Hƣng Phú 1, 2A; Thốt Nốt) và khu tiểu công nghiệp (Cái Sơn – Hàng Bàng) đều tập
trung dọc sông Hậu đã mang lại những giá trị nhất định về kinh tế – xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế nhƣng công tác bảo vệ môi trƣờng tại
Lê Thị Ngọc Dung

11


Chương 2 Lược khảo tài liệu


Tp. Cần Thơ chƣa đáp ứng yêu cầu, nhất là tại các khu công nghiệp. Hiện tƣợng
nƣớc thải tại 5 khu công nghiệp tập trung khoảng 30,000 m3/ngày, đêm nhƣng cả 5
khu công nghiệp này đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung, nên toàn bộ
lƣợng nƣớc thải đều đổ vào môi trƣờng sông, rạch xung quanh, dẫn đến ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nƣớc mặt.
Rạch Cái Khế và rạch Tham Tƣớng nằm giữa thành phố bị ô nhiễm trầm trọng
nhất, do chất thải của các hộ gia cƣ, thủ công nghiệp và động vật. Nƣớc rạch Cái
Khế có BOD = 20-50mg/l, có khi tăng lên đến 70mg/l. Nƣớc rạch Tham Tƣớng có
chỉ số BOD = 30mg/l và tỷ lệ coliform vƣợt gần 100 lần chỉ tiêu cho phép. Một
điều trớ trêu ở đây là cửa xả rạch Tham Tƣớng nằm gần bộng lấy nƣớc của nhà máy
nƣớc Cần Thơ[12]. Cũng trong phạm vị Tp Cần Thơ, các rạch Xẻo Nhum (nối liền
rạch Cái Khế đổ ra sông Đầu Sấu), rạch Lò Men, Lò Tƣơng, Bà Hơn (phƣờng Hƣng
Phú đối diện công viên Ninh Kiều) đều là những điểm đen ô nhiễm môi trƣờng. Hồ
Xáng Thổi 4 tháng sau ngày khánh thành là công viên thành phố đã trở nên một hồ
đầy rác bốc mùi tanh hôi, tảo xanh nổi lềnh bềnh.
Ngoài ra một số kênh rạch nhỏ khác ở ngoại thành cũng bị ô nhiễm. Mẫu nƣớc
lấy ở vàm rạch Bông Vang (giáp với sông Bình Thủy) có chỉ số BOD biến đổi từ 10
đến 50mg/l; ở rạch Ông Tƣờng, rạch Súc có chỉ số BOD tƣơng đối cao (15-30mg/l).
Nƣớc rạch San Trắng Lớn bị ô nhiễm nhẹ, BOD = 8-12mg/l, trong khi ở rạch San
Trắng Nhỏ tƣơng đối trầm trọng hơn với BOD = 12-30mg/l, do nƣớc thải từ khu
công nghiệp biến chế thực phẩm. Riêng rạch Trôm, rạch Nọc và rạch Bò Ót, BOD
tƣơng đối cao (20-50mg/l) do nƣớc thải của các hộ gia cƣ và hóa chất nông nghiệp.
Một số rạch khác tuy kích thƣớc khá lớn nhƣ Cái Sâu, Cái Đôi, Cái Nai và Cái Da,
nhƣng do ăn thông với nhau nên dòng nƣớc chảy chậm, thì chỉ số BOD = 12-15mg/l
nơi giáp sông Cần Thơ và 70-80mg/l trong rạch Cái Sâu.
Một cách tổng quát, dựa vào kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên Môi trƣờng
Tp. Cần Thơ thì hệ thống sông rạch Tp. Cần Thơ mỗi ngày nhận 31 tấn BOD; 4.5
tấn N; 0.6 tấn P, và 85 tấn chất SS. Trung bình 1m2 nƣớc mặt mỗi ngày nhận 2.8 mg
BOD. Vì thế, nếu những biện pháp thích ứng không đƣợc áp dụng để kịp thời giải
quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc thì trong vòng 5 năm, 70% nƣớc mặt ở Cần

Thơ sẽ bị ô nhiễm bởi chất thải hữu cơ và trong vòng 10 năm toàn thể hệ thống
kênh rạch sẽ bị ô nhiễm.

Lê Thị Ngọc Dung

12


Chương 2 Lược khảo tài liệu

2.6 Một số thông số khảo sát
2.6.1 Độ pH[9]
Là đại lƣợng đặc trƣng cho tính acid hay kiềm trong mẫu nƣớc và đặc trƣng
bởi nồng độ ion H+.
Công thức tính pH: pH = log[H+ ]
Khi pH = 7: nƣớc có tính trung bình
pH > 7: nƣớc có tính bazo
pH < 7: nƣớc có tính acid
Trong lĩnh vực cấp nƣớc, pH liên quan đến tính ăn mòn, hòa tan và ảnh hƣởng
đến các quá trình xử lý nƣớc nhƣ keo tụ, oxy hóa, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt.
pH của nƣớc có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hòa tan
trong nƣớc. Ở pH < 5, nƣớc có thể chứa Fe, Mn, Al ở dạng hòa tan và một số loại
khí nhƣ CO2, H2S tồn tại dƣới dạng tự do trong nƣớc. Tính chất nƣớc này đƣợc sử
dụng để khử các hợp chất sulfur và cacbonate ở trong nƣớc bằng biện pháp làm
thoáng. Khi tăng pH có thêm tác nhân oxy hóa, các kim loại hòa tan trong nƣớc
chuyển thành dạng kết tủa ra khỏi nƣớc bằng biện pháp lắng lọc.
pH chi phối mọi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nƣớc. Vì vậy, pH
cần đƣợc kiểm soát trong khoảng thích hợp khi xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp
sinh học.
2.6.2 Lƣợng oxy hòa tan (DO)[ 22]

Là lƣợng oxy từ không khí có thể hòa tan vào nƣớc trong điều kiện nhiệt độ,
áp suất xác định. Oxy hòa tan trong nƣớc sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất,
duy trì năng lƣợng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các vi sinh
vật sống dƣới nƣớc.
Chỉ số tối ƣu đối với nƣớc sạch là 9.2mg/l ở 20oC, 1atm. Hàm lƣợng oxy trong
nƣớc giúp ta đánh giá chất lƣợng nƣớc.
Khi chỉ số DO thấp, có nghĩa là nƣớc có nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa
tăng nên tiêu thụ nhiều oxy trong nƣớc.
Khi chỉ số DO cao chứng tỏ nƣớc có nhiều rong tảo tham gia quá trình quang
hợp giải phóng oxy.
Lê Thị Ngọc Dung

13


×