Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.45 KB, 29 trang )

SỞ CÔNG THƯƠNG HẢI PHÒNG

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
CƠ KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

Hải Phòng, ngày 05/8/2015


I. Tổng quan phát triển ngành cơ khí Việt Nam
•Ngành công nghiệp cơ khí (bao gồm 6 phân ngành: SX các sản phẩm từ
kim loại, SX MMTB, SX máy móc và thiết bị điện, SX dụng cụ y tế, dụng cụ
chính xác, SX xe có động cơ và SX phương tiện vận tải) là một ngành có vị
trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp cơ khí không chỉ
cung cấp các sản phẩm tiêu dùng mà quan trọng hơn là cung cấp thiết bị,
máy móc cho nhiều ngành sản xuất khác. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay
đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công nghiệp cơ
khí càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
•Để thúc đấy phát triển nhanh ngành Cơ khí, ngày 26/12/2002 của Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg Phê
duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn
tới 2020; Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009, về cơ chế hỗ trợ
phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm;


I. Tổng quan phát triển ngành cơ khí Việt Nam (tiếp)
Sau hơn 10 năm thực hiện, ngành cơ khí Việt Nam đã đạt được những kết quả quan
trọng. Đối với ngành xi măng, cơ khí trong nước đã thiết chế tạo toàn bộ dây
chuyền thiết bị đồng bộ cho nhà máy xi măng công suất đến 800.000 tấn/năm
cho Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Sông Thao... với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 7075% về khối lượng và 40% về giá trị; đã chế tạo được các trạm trộn bê tông xi
măng công suất từ 120 đến 250 m3/giờ; tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy do


trong nước sản xuất đạt khoảng 85 - 95%...
Năm 2014, tổng giá trị SXCN toàn ngành cơ khí VN (bao gồm cả sản xuất trong
nước và nhập khẩu) ước đạt 870.000 tỷ đồng, trong đó, sản xuất trong nước ước
đạt 290.000 tỷ đồng. Giá trị nhập khẩu ngành cơ khí ước đạt 27,9 tỷ USD, nhập
siêu ngành cơ khí tương đối lớn, hơn 12 tỷ USD, trong đó giá trị nhập khẩu máy
móc, thiết bị để phục vụ sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất (năm 2006 là 6,6 tỷ USD;
năm 2014 là 22,46 tỷ USD). Điều đó cho thấy phát triển ngành cơ khí còn nhiều
bất cập. trong đó đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và phát triển sản
xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.


I. Tổng quan phát triển ngành cơ khí Việt Nam (tiếp)
• Ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các
Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển
công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó định hướng Chiến
lược phát triển nhóm ngành Cơ khí và Luyện kim là: Giai
đoạn đến năm 2025 là ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm:
máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, ôtô và phụ tùng cơ
khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành,
sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới.


II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng





Hải Phòng là thành phố nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh và trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ khu vực phát triển năng động của cả nước. Với lợi thế về mặt cảng biển và vị trí
địa lý, từ lâu Hải Phòng đã trở thành Trung tâm cơ khí lớn của khu vực phía
Bắc, ngành cơ khí Hải Phòng phát triển theo định hướng đa dạng hóa sản
phẩm, phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó tập trung phát triển
công nghiệp nặng: các ngành đóng tầu, chế tạo thiết bị phục vụ cảng, sản xuất
các cấu kiện kim loại siêu trường, siêu trọng…, đã có nhiều đóng góp quan
trọng vào giá trị SXCN của ngành và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Hiện tại trên địa bàn thành phố có gần 2.000 cơ sở sản xuất cơ khí, nếu tính theo
số doanh nghiệp thì có khoảng gần 500 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các
cơ sở sản xuất các sản phẩm từ kim loại, tiếp đó là các cơ sở sản xuất phương
tiện vận tải, sản xuất xe có động cơ,sản xuất thiệt bị máy móc, dụng cụ y tế, dụng
cụ chính xác… với số lao động sử dụng gần 25% tổng số lao động ngành công
nghiệp; hơn 29% giá trị SXCN trên địa bàn thành phố.


II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng
Về đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy:
• Ngành CNTT Hải Phòng thời gian qua đã được Vinashin tập
trung vốn đầu tư để thực hiên các dự án đầu tư mở rộng, đầu tư
chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất, tạo điều kiện cơ bản cho
các doanh nghiệp đầu tư hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật
quan trọng cho ngành đóng tàu Hải Phòng. CNTT Hải Phòng đã
có bước trưởng thành nhanh chóng cả về trình độ công nghệ, tổ
chức sản xuất và lĩnh vực quản lý. Bước đầu đã áp dụng các quy
trình công nghệ đóng tàu tiên tiến, chuyên môn hóa cao (đóng tàu
theo seri). Ứng dụng công nghệ CAD trong thiết kế, đổi mới công
nghệ phóng dạng và hạ liệu; ứng dụng công nghệ hiện đại làm
sạch bề mặt kim loại và sơn phủ.



II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)

Về đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy (tiếp):
• Đã đầu tư, ứng dụng một số máy móc thiết bị kỹ thuật số (như
máy công cụ NC, CNC; máy cắt Plasma, máy hàn tự động, các
dây chuyền xử lý tôn, dây chuyền sơn tổng đoạn hiện đại...),
ứng dụng túi khí trong việc hạ thủy tàu... đã góp phần vào việc
đóng mới thành công các con tàu có yêu cầu cao về kỹ thuật,
đạt tiêu chuẩn quốc tế như tàu chở hàng đến 56.200 tấn, kho
nổi chứa xuất dầu thô 150.000 tấn, tàu chở container, tàu công
trình, tàu cao tốc, tàu quân sự…và khẳng định CNTT Hải
Phòng có thể đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của các
khách hàng quốc tế .


II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)
Về sản xuất, lắp ráp ô tô:
• Hải Phòng có 5 DN sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó có 4 DN sản xuất,
lắp ráp các loại xe ô tô tải nhẹ dưới 5 tấn với tổng công suất thiết kế đạt
trên 15.000 xe/năm; có 01 doanh nghiệp lắp ráp ô tô tải nặng trên 10 tấn
(Cty Hoa Trung) nhưng hầu như không tiêu thụ được. Tỷ lệ nội địa hóa
do các DN thực hiện đạt từ 20-40%
• Hạn chế: Ngành sản xuất phương tiện vận tải đa phần thiết bị sử dụng
đều được đầu tư từ trước năm 2000 ở mức độ tinh xảo chủ yếu là thiết bị
chuyên dụng và cơ khí hóa. Hiệu quả đóng mới các gam tàu XK chưa
cao do các NM được đầu tư dàn trải, trang thiết bị SX chưa đồng bộ,
mức độ tự động hóa thấp, trình độ công nghệ SX còn hạn chế, việc đóng
tàu theo seri mới hình thành trong hơn 10 năm gần đây nên năng suất
các nhà máy là rất thấp so với khu vực và thế giới, hao phí vật tư trong
hạ liệu còn lớn.



II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)
• 2. Thiết bị, công nghệ ngành cơ khí chế tạo và tiêu dùng:
• Hầu hết các dự án sử dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại, tự động
hóa cao của ngành Ngành cơ khí chế tạo và tiêu dùng được đầu tư
trong giai đoạn 2005-2014 với các dự án của Công ty TNHH Chế tạo
máy EBA VN, Công ty Chế tạo máy CitiZen VN, Chi nhánh Công ty
GE Energy VN, Công ty TNHH Yazaki Việt Nam, Công ty TNHH
Johoku Hải Phòng, Công ty Roze Robotech, Công ty TNHH CN Nishina
Việt Nam …, nhiều DN đã đầu tư đổi mới trang thiết bị đồng bộ, hiện
đại và tự động hoá cao như: Công ty LD sản xuất cáp điện LS-Vina,
Công ty Doosan Vina Hải Phòng, Công ty cổ phần Lisemco, Công ty
CP Cơ khí Chế tạo Hải Phòng… sản xuất được các sản phẩm thiết bị
siêu trường, siêu trọng, các thiết bị, linh kiện, cụm chi tiết máy đạt chất
lượng cao, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.


II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)

2. Thiết bị, công nghệ ngành cơ khí chế tạo và tiêu dùng (tiếp):

• Hiện nay, do tiềm lực tài chính hạn chế và thiếu vốn đầu tư
nên nhiều cơ sở sản xuất trong nước thuộc ngành (chủ yếu
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) còn sử dụng trang thiết bị
cũ, chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa thấp, chất lượng và
tính đa dạng của sản phẩm thấp, đơn điệu. Khả năng nghiên
cứu, thiết kế, chế tạo mới các sản phẩm cơ khí còn yếu. Các
khâu công nghệ cơ bản như: đúc, rèn dập, hàn, nhiệt luyện,
bảo vệ bề mặt, gia công cơ khí, cắt gọt kim loại... còn hạn

chế, rất cần được đầu tư nâng cấp.


II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)

• 3. Giá trị sản xuất:
• Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí (theo giá
thực tế) ước đạt 42.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,1% giá trị
SXCN toàn ngành công nghiệp. Năm 2015, dự kiến giá trị SXCN
ngành cơ khí đạt khoảng 49.000 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 29,9%
toàn ngành công nghiệp Hải Phòng.
• Dự báo năm 2015, các doanh nghiệp cơ khí Hải Phòng vẫn gặp
nhiều khó khăn: sức mua người dân chưa được cải thiện nhiều,
các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ bé, ít quan tâm đến đầu tư
vào ngành cơ khí - một lĩnh vực có vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi
nhuận thấp, thời gian hoàn vốn chậm hơn các ngành khác.


II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)

• 4. Tồn tại, hạn chế của ngành công nghiệp cơ khí Hải Phòng:

• Ngành công nghiệp đóng tàu, lắp ráp xe ô tô đạt tỷ lệ nội địa
hóa thấp, sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công, hầu
hết nguyên vật liệu chính là thép tấm, động cơ, chân vịt, linh
kiện điện, điện tử hàng hải… vẫn phải nhập khẩu
• Chưa thu hút được các dự án đầu tư sản xuất: máy chuyên
dụng, máy công cụ, động cơ máy nổ, máy thủy, động cơ điện,
khuôn đúc, hợp kim cao cấp, cơ khí chính xác.



II. Khái quát tình hình phát triển ngành cơ khí Hải Phòng (tiếp)



4. Tồn tại, hạn chế của ngành công nghiệp cơ khí Hải Phòng (tiếp):

• Phần lớn các doanh nghiệp trong nước còn trong tình trạng sản
xuất loạt nhỏ hoặc đơn chiếc cùng với năng lực tài chính yếu nên
các doanh nghiệp vẫn sử dụng hệ thống máy móc thiết bị vạn
năng, công nghệ thấp….
• Việc đầu tư còn mang tính chất phân tán, khép kín trong từng
doanh nghiệp; thiếu sự phối kết hợp và phân công lao động giữa
các doanh nghiệp trong ngành, tính chuyên môn hóa trong sản
xuất thấp dẫn đến chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh
thấp, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.


III. Định hướng phát triển ngành cơ khí Hải Phòng đến năm 2020

1. Định hướng phát triển
• - Phát triển ngành cơ khí theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm,
phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tập trung đầu
tư phát triển mạnh vào các lĩnh cơ khí hạng nặng trong các ngành
sửa chữa và đóng mới tàu thuỷ; chế tạo thiết bị phục vụ cảng (thiết bị
xếp dỡ, xe nâng, cần cẩu,...); phương tiện vận tải hạng nặng đường
bộ và đường sắt; sản xuất các cấu kiện kim loại siêu trường, siêu
trọng; các loại cấu kiện phức tạp; máy móc phục vụ xây dựng cơ
bản; các loại máy móc phục vụ cho các ngành chế biến thuỷ hải sản,
thực phẩm và máy công cụ chuyên dụng khác, đồng thời tiếp tục phát

triển sản xuất với chất lượng cao hơn ở các lĩnh vực cơ khí hiện có
như chế tạo thiết bị điện (cáp điện, quạt điện,...); điện tử (rôbốt, ...);
phương tiện vận tải hạng nhẹ (tải trọng từ 5 tấn trở xuống); xe máy
các loại.


III. Định hướng phát triển ngành cơ khí Hải Phòng đến năm 2020
(tiếp)

Định hướng phát triển (tiếp)

• - Lấy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo làm động lực
để phát triển công nghiệp hỗ trợ chung. Đồng thời phát triển
CNHT cho mỗi chuyên ngành công nghiệp phù hợp với
những đặc điểm riêng của từng chuyên ngành.
• - Đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận chuyển giao và đổi mới,
nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng
công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng (điện và
than) và thân thiện môi trường. Thu hút các Tập đoàn cơ
khí lớn vào đầu tư tại Hải Phòng, làm cơ sở phát triển các
doanh nghiệp vệ tinh sản xuất, cung cấp các linh kiện, phụ
tùng cho các Tập đoàn này.


III. Định hướng phát triển ngành cơ khí Hải Phòng đến năm 2020
(tiếp)

Định hướng phát triển (tiếp)

• - Chú trọng đầu tư phát triển sản xuất ở các khâu có giá trị

gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm như các khâu thiết
kế, tạo mẫu, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo các linh kiện phức
tạp, có độ chính xác cao.... đòi hỏi công nghệ hiện đại.
• - Tiếp tục tái cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp (trong đó có
ngành cơ khí) hợp lý, hiệu quả hơn theo hướng đa dạng hóa
ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở tập trung đầu
tư phát triển hợp lý các ngành (trong đó chú trọng ngành
công nghiệp hỗ trợ), sản phẩm chủ lực, sản phẩm ứng dụng
công nghệ cao, thân môi trường.


III. Định hướng phát triển ngành cơ khí Hải Phòng đến năm 2020
(tiếp)

Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ
• - Tập trung sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp thiết
bị toàn bộ như: SX thiết bị tiêu chuẩn, các loại dây dẫn, bu
lông, đai ốc, sản xuất máy động lực và các phụ kiện truyền
động, dẫn động; sản xuất thiết bị, phụ tùng cho phương tiện
vận tải đường bộ; đường thủy; thiết bị, phụ tùng cho ngành
chế biến nông lâm, thủy sản.
• - CNHT phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô: tập trung phát triển
sản xuất cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, hộp số,
các đăng, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe
chuyên dụng.


III. Định hướng phát triển ngành cơ khí Hải Phòng đến năm 2020
(tiếp)


Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ (tiếp)
• - Tăng cường đầu tư chiều sâu tại các cơ sở cơ khí chế tạo hiện
có để nâng cao năng lực đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử
lý bề mặt, cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm tiêu chuẩn để
chế tạo chi tiết, phụ tùng cho sản xuất 3 nhóm sản phẩm cơ khí
chính là thiết bị đồng bộ, máy công cụ, máy móc xây dựng, tích
cực thu hút đầu tư nước ngoài vào các quá trình sản xuất công
nghệ cao và những khâu cơ bản mà Việt Nam còn yếu kém.
• - Đẩy nhanh việc thành lập Khu công nghiệp chuyên sâu về cơ
khí chế tạo, công nghiệp điện tử, thu hút các doanh nghiệp
Nhật Bản tại Hải Phòng.


III. Định hướng phát triển ngành cơ khí Hải Phòng đến năm 2020
(tiếp)

2. Mục tiêu phát triển
• Phấn đấu giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng bình
quân 18,35%/năm và đến năm 2015, tỷ trọng ngành
cơ khí chiếm 31,08% giá trị SXCN toàn thành phố;
giai đoạn 2016-2020 đạt tốc độ tăng bình quân đạt
24,28% và đến năm 2020, tỷ trọng của ngành cơ khí
chiếm 40,13% giá trị SXCN toàn thành phố.


Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)
3. Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư GĐ 2011-2020:
• - Các dự án đầu tư đã thực hiện giai đoạn 2011-2015:
• + Dự án Nhà máy cơ khí RK, công suất 300 - 480 tấn/sản phẩm,

KCN Đình Vũ, vốn đầu tư 300 tỷ đồng
• + Dự án sản xuất, kinh doanh thiết bị thủy lực cho máy xây dựng
và các loại xe công nghiệp. Sản phẩm của công ty xuất khẩu
100% của Công ty TNHH Công nghiệp Nishina Việt Nam đến từ
Nhật Bản đầu tư vào KCN VSIP Hải Phòng, thuộc KKT Đình Vũ
- Cát Hải, vốn đầu tư 250 tỷ đồng.
• + Dự án Nhà máy kết cấu thép tại KCN Đình Vũ của Công ty IHI
Infrastructure Asia với tổng vốn đầu tư 47,7 triệu USD.


Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)

- Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)
• + Dự án sản xuất máy nâng hạ vận chuyển, dự kiến tại Khu
Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và các KCN, vốn đầu tư 500 tỷ
đồng
• + Dự án sản xuất máy công cụ gia công kim loại. Dự kiến tại
KCN Đình Vũ hoặc An Dương, vốn đầu tư 200 tỷ đồng
• + Dự án sản xuất thùng container, bể, thùng kim loại cỡ lớn,
ống thép cỡ lớn,.... Dự kiến tại KCN Đình Vũ. Vốn đầu tư
khoảng 300 tỷ đồng


Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)
• + Dự án Nhà máy cơ khí nặng, chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ công,
kết cấu thép cho nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, các thiết bị siêu
trường siêu trọng cho nhà máy sản xuất xi măng, thép tấm, thép

hình và thép hợp kim, các thiết bị khí cụ điện, cáp điện, các chi
tiết và thiết bị tiêu chuẩn cho các loại thiết bị toàn bộ khác, của
Tổng công ty lắp máy Việt Nam - LILIMA. Địa điểm dự kiến:
KCN Đình Vũ. Vốn đầu tư 4.500 tỷ
• - Đầu tư NM sản xuất thiết bị xây dựng cơ bản, địa điểm dự kiến:
KCN Đình Vũ, dự kiến vốn đầu khoảng 300 tỷ đồng
• - Dự án sản xuất trang thiết bị, dụng cụ thể thao; thiết bị và dụng
cụ dạy và học. Dự kiến địa điểm: Khu Nam Cầu Kiền hoặc Tràng
Duệ. Công suất: 1.000 ngàn SP/năm. Vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng


Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)

• - Dự án sản xuất kết cấu thép tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn.
Dự kiến địa điểm: Đình Vũ công suất: 10.000 tấn/năm, Vốn
đầu tư 3.500 tỷ đồng.
• - Dự án sản xuất ghế ô tô và các phụ kiện đi kèm. Dự kiến
địa điểm Khu Nam Cầu Kiền hoặc Tràng Duệ. Công suất:
150.000 chiếc/ năm. Vốn đầu tư 800 tỷ đồng.
• - Dự án SX các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành đóng tàu
Việt Nam, trong đó chế tạo động cơ tàu thuỷ, chế tạo chân
vịt cho tàu từ 6.500DWT trở lên, hệ thống điều khiển, thiết
bị trên boong... Địa điểm đầu tư dự kiến tại KCN Nam Cầu
Kiền, Đình Vũ. Vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.


Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)
• - Dự án sản xuất và lắp ráp máy móc thiết bị kỹ thuật điện như:

máy phát điện, tổ hợp thiết bị năng lượng, năng lượng tái tạo, máy
biến áp chuyên dùng, các động cơ điện. Địa điểm dự kiến: Khu
Nam Cầu Kiền hoặc Tràng Duệ. Vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.
• - Dự án Sản xuất thang máy, thiết bị nâng hạ cỡ lớn. Dự kiến địa
điểm đầu tư: Khu Nam Cầu Kiền hoặc Tràng Duệ. Vốn đầu tư
khoảng 200 tỷ đồng.
• - Dự án sản xuất, lắp ráp động cơ và các thiết bị phụ tùng cung
cấp cho các loại tàu thuỷ trọng tải từ 6.500 DWT trở lên. Địa điểm
dự kiến đầu tư: Nam cầu Kiền, Đình Vũ, Tân Trào. Vốn đầu tư
dự kiến 2.500 tỷ đồng.


Danh mục dự án dự kiến kêu gọi đầu tư đến năm 2020 (bao
gồm cả công nghiệp hỗ trợ)

• - Dự án sản xuất, chế tạo máy CNC; Sản xuất các chi tiết
chính xác của máy CNC thuộc họ tiện như trục chính,
vitme-bi, chấu/mâm cập/ụ động. Dự kiến địa điểm: Khu
VSIP. Công suất: 800.000 SP/năm. Vốn đầu tư: 800 tỷ đồng.
• - Dự án sản xuất các thiết bị cho ngành y tế và chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng. Dự kiến địa điểm: Khu VSIP. Công suất:
1.000.000 SP/năm. Vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
• - Dự án sản xuất máy móc thiết bị thuộc ngành công nghiệp
môi trường, ngành nước. Dự kiến địa điểm tại KCN Đồ Sơn,
Tràng Duệ vốn đầu tư 500 tỷ đồng.


×