Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống rệp muội (rhopalosiphum padi linnaeus) hại ngô vụ hè thu năm 2011 tại mai sơn, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.59 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

LÊ THỊ THẢO

ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG RỆP MUỘI
(Rhopalosiphum padi Linnaeus) HẠI NGÔ VỤ HÈ - THU
NĂM 2011 TẠI MAI SƠN, SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng:


Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho công việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn

Lê Thị Thảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh ñã hướng dẫn, giúp ñỡ,
dìu dắt tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Viện sau ðại học và Bộ môn
Côn trùng, Khoa Nông học - Trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội ñã quan
tâm và tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu cùng các ñồng nghiệp
Trường Cao ñẳng Sơn La ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi tiến hành ñề tài ñược
thuận lợi.
Tôi xin cảm ơn tới sự giúp ñỡ của gia ñình, bạn bè và người thân luôn
bên cạnh ñộng viên giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thảo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

i

Danh mục bảng biểu

v

Danh mục các hình

vi

1

MỞ ðẦU

i


1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

2

2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC

4

2.1

Tình hình nghiên cứu rệp muội hại cây trồng ở ngoài nước

4

2.2

Tình hình nghiên cứu rệp muội hại cây trồng ở trong nước


7

3

ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

19

3.1

ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

19

3.2

ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

19

3.3

Nội dung nghiên cứu

19

3.4

Phương pháp nghiên cứu


20

3.5

Phương pháp bảo quản mẫu rệp và ñịnh loại

29

3.6

Các chỉ tiêu theo dõi, tính toán và xử lý số liệu

29

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

4.1

Thành phần và mức ñộ phổ biến các loại rệp muội hại ngô vụ Hè
- Thu năm 2011 tại Mai Sơn , Sơn La.

4.2

33


Diễn biến mật ñộ của rệp muội (R. padi) trên giống ngô bioseed
và giống NK 54 vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

36

iii


4.3

Diễn biến mật ñộ của rệp muội (R. padi) gây hại trên ngô trồng trà
chính vụ và trà muộn vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.4

39

Diễn biến mật ñộ của rệp muội (R. padi) trên 2 chân ñất vụ Hè Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

41

4.5

Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của loài rệp muội (R.padi)

44

4.5.1


Thời gian các pha phát triển của rệp ngô (R. padi).

44

4.5.2

Tỷ lệ sống và sức sinh sản của của rệp ngô (R. padi)

47

4.6

Vị trí gây hại của rệp muội (R.padi) trên cây ngô vụ Hè - Thu
năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.7

51

Thử nghiệm biện pháp quản lý rệp ngô bằng phương pháp cắt cờ
ngô.

54

4.8

Mật ñộ rệp ngô, thời ñiểm cắt cờ và năng suất cây ngô

57


4.9

Hiệu lực của 3 loại thuốc hóa học trừ rệp ngô (R. padi) hại trên
ngô vụ Hè – Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La

58

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62

5.1

Kết luận

62

5.2

ðề nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64


PHỤ LỤC

69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
4.1

Tên bảng

Trang

Thành phần rệp muội hại ngô vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai
Sơn, Sơn La.

4.2

Diễn biến mật ñộ rệp muội (R. padi) trên giống ngô bioseed và
giống NK 54 vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.3

40


Diễn biến mật ñộ rệp muội (R. padi) trên cây ngô trồng ở ñất dốc
và ñất bằng vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.5

37

Diễn biến mật ñộ rệp muội (R. padi) trên trà chính vụ và trà
muộn vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.4

33

42

Thời gian phát dục các pha (ngày) của rệp ngô (R. padi) ở 25 oC
và 30 oC

44

4.6

Bảng sống của rệp ngô (R. padi) ở 25 oC

47

4.7

Bảng sống của rệp ngô (R. padi) ở 30 oC


48

4.8

Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rệp muội R.padi

51

4.9

Vị trí gây hại của rệp (R. padi) trên cây ngô

51

4.10

Diễn biến rệp ngô (R. padi) ở các công thức sử dụng biện pháp
cắt cờ ngô

55

4.11

Năng suất ngô ở các công thức sử dụng biện pháp cắt cờ

58

4.12


Hiệu lực của 3 loại thuốc hóa học trừ rệp ngô (R. padi) hại trên
ngô vụ Hè – Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

59

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

ðộ dốc của mặt ñất

22

3.2

ðất dốc ở miền Bắc Việt Nam

22


3.3

Cây ngô trồng ở ñất bằng

22

3.4

Cây ngô trồng ở ñất dốc

22

3.5

Một số hình ảnh về phương pháp cắt cờ ngô

26

3.6

Phòng thí nghiệm Trường Cð Sơn la

27

3.7

Tủ ñịnh ôn ñể nuôi rệp muội R. padi tại ðại học nông nghiệp Hà nội

27


3.8

Khay gieo ngô làm thức ăn cho rệp R. padi

28

3.9

Hộp thức ăn nuôi rệp R. padi

28

4.1

Một số hình ảnh về rệp muội hại ngô

35

4.2

Diễn biến mật ñộ rệp muội (R. padi) trên giống ngô bioseed và
giống NK 54 vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.3

Diễn biến mật ñộ rệp muội (R. padi) trên trà chính vụ và trà
muộn vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

4.4


38
41

Diễn biến mật ñộ rệp muội (R. padi) trên cây ngô trồng ở ñất dốc
và ñất bằng vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.

42

4.5

Một số hình ảnh về vòng ñời của rệp ngô R. padi

46

4.6

Tỷ lệ sống tự nhiên (lx) của rệp ngô ở 25oC và 30oC

49

4.7

Sức sinh sản (mx) của rệp ngô ở 25oC và 30oC

50

4.8

Một số hình ảnh về vị trí gây hại của rệp trên cờ ngô


52

4.9

Một số hình ảnh về vị trí gây hại của rệp trên bắp ngô

52

4.10

Một số hình ảnh về sự gây hại mạnh của rệp muội R. padi trên

4.11

cây ngô

53

Diễn biến mật ñộ rệp ngô (R. padi) ở các công thức cắt cờ ngô

56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


4.12

Một số hình ảnh về phương pháp cắt cờ ngô


4.13

Hiệu lực một số loại thuốc hóa học trừ rệp ngô (R. padi) hại trên
ngô vụ Hè – Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

57
60

vii


1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong 3 cây ngũ cốc quan trọng nhất trên
thế giới, nó cung cấp các chất dinh dưỡng, làm thức ăn chăn nuôi và ủ chua
rất tốt cho ñại gia súc, ñặc biệt là bò sữa. Ngô còn là cây lương thực cao cấp:
ngô bao tử, ngô luộc. Ngoài ra nó còn là nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm sản xuất: bia, rượu, tinh bột, bánh kẹo.
Diện tích trồng ngô ở nước ta trong những năm gần ñây tăng lên rõ rệt
cả về chất lượng và số lượng. Các nhà tạo giống hiện nay ñã chọn tạo ra rất
nhiều loại giống ngô mới có năng suất cao và chịu thâm canh tốt hơn ñể thay
thế các loại giống ngô cũ và ñã ñược bà con nông dân ñưa vào sản xuất như:
NK54, LVN 10, Bioseed... Bên cạnh những ưu ñiểm vượt trội về năng suất thì
vẫn còn nhiều nhược ñiểm ñó là khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại
cảnh, sâu bệnh hại của các giống ngô lai lại kém hơn so với các giống ngô cũ
của ñịa phương. Mặt khác, do nước ta có khí hậu nhiệt ñới gió mùa, mưa
nhiều cây phát triển xanh tốt tạo ñiều kiện thuận lợi cho sâu hại ngô phát triển

và gây hại. Ngoài ra, do trình ñộ hiểu biết của người dân còn thấp, họ ñã sử
dụng nhiều loại thuốc BVTV có ñộ ñộc cao ñã làm mất cân bằng sinh thái,
gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng ñến sức khỏe của con người, ñồng thời
xuất hiện chủng nòi dịch hại mới có tính kháng thuốc cao, gây khó khăn trong
việc phòng trừ sâu bệnh hại.
Trong những năm gần ñây, tỉnh Sơn La cùng dưới sự chỉ ñạo của nhà
nước ñã cử các cán bộ kỹ thuật Bảo Vệ Thực Vật mở những lớp tập huấn cho
bà con nông dân nâng cao ñược trình ñộ hiểu biết trong việc chăm sóc và bảo
vệ cây ngô. Người dân ñã dần dần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp dịch
hại (IPM) trong chăm sóc và bảo vệ cây ngô. Tuy nhiên do ñiều kiện sinh thái

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


ñặc thù nên quy luật phát sinh, phát triển của sâu hại ngô và thiên ñịch chúng
có sự khác biệt so với các vùng sản xuất ngô khác. Vì vậy việc nghiên cứu
chúng có vai trò quan trọng là cơ sở ñể ñề xuất các biện pháp phòng trừ dịch
hại một cách thích hợp nhất nhằm ngăn chặn sự gây hại của sâu hại trên ngô
nói chung, rệp muội hại nói riêng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở ñể nhân nuôi
và bảo vệ các loài thiên ñịch phát triển, tạo sự cân bằng sinh thái, ñồng thời
bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Từ những yêu cầu trong thực tiễn sản xuất và ñược sự phân công của
bộ môn Côn Trùng, khoa Nông học, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“ðặc ñiểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống rệp muội
(Rhopalosiphum padi Linnaeus) hại ngô vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai
Sơn, Sơn La”.
1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích

Xác ñịnh và ñi sâu nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của loài
rệp muội (Rhopalosiphum padi L.) tại Mai sơn, Sơn La trong vụ Hè - Thu
năm 2011 ñể làm cơ sở cho việc ñề xuất biện pháp quản lý tổng hợp rệp muội
hại ngô ñạt hiệu quả kinh tế và môi trường.
1.2.2 Yêu cầu
- ðiều tra xác ñịnh thành phần, mức ñộ phổ biến các loài rệp muội hại
ngô vụ Hè - Thu năm 2011 tại Mai Sơn, Sơn La.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ của rệp muội (R. padi) trên: các giống ngô,
thời vụ trồng ngô, chân ñất trồng ngô.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của loài rệp muội (R.padi) hại ngô
(Thời gian phát dục các pha, vòng ñời, ñời và sức sinh sản, nhịp ñiệu sinh sản
khi nuôi rệp bằng thức ăn là giống ngô lai NK54 ñược trồng chủ yếu ở Sơn La
ở nhiệt ñộ 25oC và 30oC).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


- Xác ñịnh vị trí phân bố của các loài rệp muội (R. padi) trên cây ngô
theo các giai ñoạn sinh trưởng của cây.
- Thử nghiệm biện pháp quản lý rệp ngô bằng biện pháp cắt cờ và xác
ñịnh mối liên quan giữa mức ñộ hại của rệp với năng suất ngô.
- ðánh giá hiệu lực 3 loại thuốc bảo vệ thực vật phòng chống rệp muội
hại ngô.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3



2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu rệp muội hại cây trồng ở ngoài nước
2.1.1 Tình hình sản xuất ngô
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ ñầu thế kỷ 20 ñến nay.
Năm 2000 năng suất ngô trung bình của thế giới ñạt 4,3 tấn/ha, năm 2005 ñạt
4,8 tấn/ha và sản lượng ñạt kỷ lục với 808,8 triệu tấn (USDA, 2010) [25].
Mỹ là nước ñứng ñầu thế giới cả về diện tích, năng suất và sản lượng
ngô. Nhờ ứng dụng giống ngô lai vào sản xuất ñại trà nên kết quả sản xuất
ngô của nước Mỹ liên tục tăng. Tiếp ñến là Trung Quốc với diện tích 30,4
triệu ha, năng suất ñạt 5,1 tấn/ha và sản lượng ñạt 155 triệu tấn. Các nước có
năng suất ngô cao là: Mỹ (10,34 tấn/ha), Argentina (8,33 tấn/ha), Canada
(8,31 tấn/ha) (USDA, 2010) [25].
2.1.2 Thành phần rệp hại cây trồng
Rệp muội là loài sâu hại quan trọng trên các loài cây trồng ở nước ta
cũng như nhiều nước trên thế giới. Cho nên rệp muội ñược nghiên cứu từ lâu
cả về thành phần loài cũng như sinh học, sinh thái và biện pháp phòng trừ
chúng. Năm 1568 các nhà khoa học ñã bắt ñầu nghiên cứu và ñã xây dựng
ñược bảng thành phần rệp theo cây ký chủ, sự liên quan của rệp và cây ký chủ
là cơ sở cho việc phân loại rệp muội trên một số cây trồng quan trọng ở các
nước trên thế giới.
Các nước xung quanh ta như: Ấn ðộ, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung
Quốc ñã có những bước tiến nhất ñịnh trong việc nghiên cứu thành phần rệp
muội hại và thiên ñịch của chúng.
Woon Hah Paik (1965) [48] ñã phát hiện ñược 170 loài rệp muội gây
hại ở Triều Tiên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


4


Một số tác giả ñã công bố thành phần loài rệp muội trên một số cây
trồng quan trọng như Kashyap và Verma (1982) [41] ñã phát hiện 7 loài rệp
muội hại khoai tây của Ấn ðộ trong ñó có 3 loài quan trọng là Myzus
persicae; Aphis gossypii và Aphis craccivora. Năm 1989 [47], Verma sau khi
ñiều tra tại các vùng trồng khoai tây của Ấn ðộ ñã công bố có trên 12 loài rệp
muội hại khoai tây, nhưng trong ñó chỉ có 5 loài M. persicae, A. gossypii, R.
rufiabdominalis, A. fabae và R. latysiphon là quan trọng hơn cả.
Tại Anh khi theo dõi về thành phần rệp muội hại trên cây củ cải Cayley
và CTV (1987) [34] ñã phát hiện thấy 6 loài rệp muội, trong ñó loài rệp có số
lượng nhiều nhất là B. brassicae, M. persicae và A. fabae.
Trên cây dưa chuột tại Ai Cập, Attia (1984) [27] ñã tìm thấy 2 loài rệp
gây hại chủ yếu là A. gossypii và M. persicae.
Khi nghiên cứu quần thể rệp muội trên cây cà chua tại Brazil Bergman
(1984) [30] ñã dùng bẫy màu vàng ñể bẫy rệp vào khoảng thời gian từ giữa
tháng 4 tới tháng 8 và ñã phát hiện ñược 18 loài rệp muội bay tới ruộng cà
chua trong ñó phổ biến nhất là M. persicae ngoài ra còn có A. gossypii,
Rhopalosiphum sp, Macrosiphum euphorbiae.
Trên cây ngô tại Ai Cập Heneidy và CTV (1984) [39] ñã thông báo ngô
của Ai Cập bị Rhopalosiphum maidis hại là chính và sau ñó là A. gossypii.
2.1.3 ðặc ñiểm sinh vật học và sinh thái học của rệp ngô
Rệp ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch) với tên tiếng Anh là corn leaf
aphid ñược Fitch phát hiện vào năm 1885. Trước ñó rệp mang tên Aphis
maidis Fitch, 1856.
Rệp ngô ñược phát hiện gây hại ban ñầu ở Châu Á, nhưng tới nay nó ñã
thấy chúng phân bố trên toàn cầu. Tuy vậy, trong ñiều kiện mùa ñông giá lạnh
của Châu Âu tỷ lệ sống sót của chúng rất thấp. Chúng thường phá hại mạnh
trên các cây thuộc họ hòa thảo, trong ñó cây ngô là ký chủ ưa thích nhất.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Ngoài ra rệp còn phá hại trên 30 giống cỏ khác nhau như: Avena sativa,
Secale cercale… Rệp ngô là môi giới truyền bệnh theo kiểu sinh học của 1 số
bệnh virus như (Barley yellow dwarf, Maiz leaf fleck và Millet red leaf) và
cũng có thể truyền theo kiểu cơ học 1 số bệnh virus (Abaca musaic) và khảm
mía (Dicke, 1989 [35]; Jamornmarm, 1989 [40]) cho rằng khi cây ngô còn
nhỏ nếu bị rệp gây hại sẽ làm cho bắp ngô rất ít hạt (Bing và CTV, 1991) [31]
Tại tất cả các nơi rệp ngô phân bố người ta ñều thấy rệp chỉ có hình
thức sinh sản ñơn tính, tuy rằng thỉnh thoảng có bắt gặp rệp ngô ñực sống trên
các loài cỏ, nhưng chưa bao giờ thấy trứng và sự qua ñông ở giai ñoạn trứng
của rệp ngô. Chúng thường ñẻ con nhiều nhất ở nhiệt ñộ 30oC và ñẻ ít ở 15oC
(Behura và CTV, 1983) [29].
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của rệp ngô
Elliott và CTV (1988) [36] ñã tính ñược ngưỡng khởi ñiểm phát dục là 6,1oC
và ngưỡng nhiệt ñộ cao 26,3oC.
Rệp ngô thường tấn công cây lúa mạch vào giữa tháng 7 và gây hại cho
tới cuối tháng 10. Số lượng rệp nhiều nhất vào cuối tháng 8 ñầu tháng 9 khi
lúa mạch ñã trổ hoa, sau ñó mật ñộ rệp giảm dần (Lazzari và CTV, 1983)
[44]. Trên cây mía tại Cu Ba Gomez và CTV (1984) [37] thấy rằng rệp ngô
xuất hiện với mật ñộ cao sau ñó khi làm cỏ mía ñợt 1 và rệp phát triển mạnh
khi nhiệt ñộ khoảng 26oC.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng các giai ñoạn phát triển của cây trồng ñến
sức sinh sản của rệp, Kieckhefer và CTV (1988) [43] cho rằng cây ngô non
dường như miễn dịch ñối với rệp ngô. Rệp thường có mật ñộ rất cao ở giai
ñoạn sắp trỗ cờ, phun râu.

2.1.4 Biện pháp phòng trừ rệp muội hại ngô
Cũng như các loài rệp khác rệp ngô bị nhiều loài kẻ thù tự nhiên tiêu
diệt như loài bọ rùa Coccinella septempunctata, Coccinella undecimpunctata,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Orius spp (Heneydy và CTV, 1984) [39]. Ngoài ra rệp ngô còn bị nấm
Beauveria bassiana gây hại khi mật ñộ rệp trên nõn và cờ ngô cao.
Các nghiên cứu ở Liên Xô cũ cho thấy, thiên ñịch có thể hạn chế ñược
số lượng rệp muội loài Rhopalosiphum padi ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Do lợi dụng ñược quần thể thiên ñịch tự nhiên mà ñã làm giảm diện tích cây
trồng phải dùng thuốc trừ loài rệp muội này (Pukinskaya et al, 1981) [45].
Một hướng ñi khác trong phòng chống rệp ngô là tìm ra giống chống
rệp. Bing và CTV (1992) [32] ñã công bố kết quả nghiên cứu sự di truyền tính
kháng của 10 dòng ngô ñối với rệp ngô và cho rằng tác ñộng tổng hợp của các
gen cao hơn tác ñộng riêng rẽ của từng gen. Kieckhefer (1984) [42] cho rằng
trồng luân phiên một số loài cỏ (là ký chủ phụ của rệp ngô) và lúa mạch sẽ
làm giảm rõ rệt mật ñộ rệp ngô trên lúa mạch.
Ở Bỉ ñã tuyển chọn giống ngô kháng rệp muội Rhopalosiphum padi.
Trong dòng ngô lai thì dòng Parisis nhiễm nhất và ít nhiễm rệp nhất là dòng
Magda (Hance et al, 1996) [38].
ðể phòng trừ rệp ngô một số tác giả ñã cho rằng nên sử dụng các loại
thuốc như Cacbofuran, Metaphos, Metathion, Phosphamidon và Disulfoton sẽ
có hiệu lực phòng trừ rệp cao và thời gian tồn tại có hiệu lực dài (Vidya và
CTV, 1983 [46]. Việc phòng chống rệp bằng dịch chiết từ rễ cỏ tranh có thể
diệt ñược 76,6% (Abdul và CTV, 1985) [28].
2.2. Tình hình nghiên cứu rệp muội hại cây trồng ở trong nước

2.2.1. ðiều kiện tự nhiên
* Vị trí ñịa lý
Huyện Mai Sơn nằm trong tọa ñộ từ 20o52'30 ñến 21o20'50 vĩ ñộ bắc;
từ 103o41'30 ñến 104o16' kinh ñộ ñông là huyện miền núi, nằm giữa trục Bắc
Nam ðông Tây của tỉnh Sơn La, huyện có 21 ñơn vị hành chính. Tổng diện
tích ñất tự nhiên hơn 1.428 km2, dân số 138.302 người có mật ñộ dân số khá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


ñông so với các huyện khác trong tỉnh.
Mai Sơn có quốc lộ 6 và quốc lộ 4G ñi qua, có sân bay Nà Sản và có
cảng Tà Hộc trên sông ðà.
Phía Bắc giáp Thuận Châu, thị xã Sơn La và Mường La.
Phía ðông giáp Bắc Yên, Yên Châu.
Phía Tây giáp huyện Sông Mã.
Phía Nam giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào với ñường biên giới dài 8 km.
* ðịa hình
Mai Sơn có ñịa hình cao nguyên ñá vôi khá bằng phẳng, ñộ cao trung
bình 700 m. Các ngọn núi chính gồm: Pu Pao (cao 1.740 m), Khao Canh (cao
1.565 m). Trên ñịa bàn Mai Sơn có sông ðà suối Nậm Pàn và 4 suối lớn chảy
qua.
* Khí hậu.
Mai Sơn có khí hậu nhiệt ñới gió mùa, mùa ñông lạnh khô, mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều, mưa tập trung vào các tháng 7 và 8, thỉnh thoảng có
giông và mưa ñá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1,276 mm. Nhiệt ñộ cao
nhất là 25,7oC, nhiệt ñộ thấp nhất là 17oC, nhiệt ñộ trung bình 24,02oC. Sương
muối thường xảy ra vào tháng 12 - 01 hàng năm.

* Thuỷ văn
Nguồn nước ngầm cũng không ñáng kể và phân bố không ñều chủ yếu
tập trung ở dọc dãy núi cao, ở tất cả các bản nguồn nước tương ñối dồi dào
tuy nhiên việc khai thác và sử dụng không hiệu quả, nhân dân sử dụng nước
chủ yếu từ các ao hồ nhỏ trong khu dân cư.
* Thảm thực vật
Thảm thực vật tương ñối ña dạng, tuy nhiên trong những năm gần ñây
do bị tàn phá nặng nề bởi nạn ñốt nương làm rẫy và khai thác làm gỗ, củi.
Thảm thực vật nhân tạo bao gồm các loại cây hàng năm và chỉ phủ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


xanh thời gian nhất ñịnh (Theo niên giám thống kê năm 2005 – 2009 và báo
cáo tổng kết năm 2010 của huyện Mai Sơn).
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô
Hiện nay sản lượng ngô sản xuất ra ngày càng tăng và châu Á ñã có sản
lượng ngô sản xuất lớn nhất thế giới. ði ñầu là Trung Quốc với diện tích ñứng
thứ hai thế giới chiếm 20% (2009) và ðông Nam Á ñạt 27 triệu tấn. Ở Việt
Nam, cuộc cách mạng về giống ngô lai ñã góp phần tăng nhanh diện tích,
năng suất và sản lượng ngô toàn quốc. Nhưng sản lượng ngô hiện nay vẫn
trong tình trạng “cung không ñủ cầu”. Sản lượng ngô hàng năm có tăng
nhưng không ñáp ứng ñủ nguyên liệu phục vụ cho ngành chăn nuôi ñang phát
triển mạnh. Do ñó 9 tháng ñầu năm 2009, Việt Nam ñã nhập hơn 0,8 triệu tấn
ngô (Cục Trồng trọt, 2009) [2].
Theo dự báo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, diện tích ngô
của cả nước phấn ñấu ñạt 1,3 triệu ha vào năm 2015 với năng suất trung bình
5,5 tấn/ha, nhằm ñảm bảo cung cấp ñủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn

nuôi và các nhu cầu khác trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu [24].
Vào năm 2009, Việt Nam ñạt 1,2 triệu ha, năng suất ñạt 4,4 tấn/ha và tổng sản
lượng 5,3 triệu tấn (USDA, 2010) [25]. Vậy hiện nay, sản xuất ngô của nước
ta mới ñạt 75% so với mục tiêu vào năm 2015 và 60% so với mục tiêu vào
năm 2020.
2.2.3 Thành phần rệp hại cây trồng
Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng (1992) [21] thì rệp muội là nhóm côn
trùng chích hút có tác hại to lớn ảnh hưởng ñến năng suất và phẩm chất của
nhiều loại cây trồng thông qua sự gây hại trực tiếp cũng như vai trò môi giới
truyền bệnh virus của chúng. Ở vùng ñồng bằng sông Hồng, nhóm sâu hại này
khá phổ biến. Rất hiếm có loại cây trồng nào không bị rệp muội gây hại. Một số
loài như rệp ñào, rệp bông, rệp xám hại cải, rệp ñen hại ñậu, rệp gốc hại khoai

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


tây ñã ñược ghi nhận là những dịch hại nguy hiểm cho mùa màng nước ta.
Theo kết quả ñiều tra côn trùng của viện BVTV từ năm 1967 – 1968 ñã
phát hiện ñược 9 loài rệp muội gây hại cây trồng ở Việt Nam [23].
ðến năm 1996 khi ñiều tra trên 30 loại cây trồng tại các vùng ngoại
thành Hà Nội, Quách Thị Ngọ ñã thu ñược 25 loài rệp muội và ñã xác ñịnh
ñược tên 18 loài thuộc họ phụ, chủ yếu là Aphididae. Trong ñó có một số loài
phổ biến: Aphis craccivora Koch phân bố nhiều trên cây họ ñậu, ñiền thanh,
muồng; Aphis gossypii Glover trên nhiều loại cây như: dưa chuột, bông, cam,
quýt, bầu bí…; Brevicoryne brassicae Linnaeus trên các loại rau họ hoa thập
tự, khoai tây, thuốc lá, cỏ…(Quách Thị Ngọ, 1996) [7]
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996 [15] thành phần rệp muội
hại cây trồng phổ biến vùng Hà Nội ñã thu thập ñược khá phong phú gồm 14

loài thuộc 2 họ phụ. Trong 2 họ phụ này, họ phụ Aphidinae có số loài rệp
muội gây hại nhiều nhất (13 loài), họ phụ Lachninae chỉ có 1 loài. Trong số
14 loài rệp muội kể trên có 4 loài thường xuyên có mặt trên các loại cây trồng
ñó là rệp bông A. gossypii; rệp ñen A. craccivora, rệp ngô R. maidis; rệp xám
hại cải B. brasicae, chúng ñược coi là rệp muội hại quan trọng trên cây bông,
ñậu, ngô, cải, khoai tây và một số cây trồng khác. Sau 4 loài kể trên về tầm
quan trọng còn phải kể ñến tới loài rệp ñào Myzus persicae và loài rệp rễ
khoai tây Rhopalosiphum rufiabdominalis. Hai loài này gây hại khá lớn trên
thuốc lá, khoai tây và một số cây trồng khác, tác hại của chúng ngày một tăng
trong sản xuất. Các loại rệp muội còn lại ñược ghi nhận lần ñầu tiên gây hại
trên cây trồng vùng Hà Nội và trong cả nước.
Theo kết quả ñiều tra từ năm 2003 ñến năm 2006 trên nhiều loài cây trồng
và cỏ dại ñã thu ñược 56 loài rệp muội thuộc 5 họ phụ: Anoeciinae, Aphidinae,
Greeideinae, Homaphidinae, Pemphiginae. Hầu hết thuộc họ phụ Aphidinae (30
loài, xác ñịnh ñược trên 16 loài) (Quách Thị Ngọ và CTV, 2008) [9].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, 1993 [14] nghiên cứu về thành
phần rệp hại trên ngô cho biết: cây ngô có 4 loài rệp muội gây hại ñó là
Rhopalosiphum maidis, Rhopalosiphum padi, Aphis gossypii, Myzus persicae.
Nhưng gây hại chủ yếu trên các vùng trồng trên cả nước vẫn là
Rhopalosiphum maidis.
Theo Keo Bua Son, 2007 [16], trên ngô xuất hiện 3 loài rệp gây hại ñó
là: Rhopalosiphum maidis, Aphis gosspii, Myzus persicae trong ñó rệp cờ ngô
gây hại chủ yếu và phổ biến nhất ở các khu vực trồng ngô.
Theo kết quả ñiều tra của tác giả Quách Thị Ngọ trên cây ngô ñã phát

hiện ñược 4 loài: Rhopalosiphum maidis (Fitch), Rhopalosiphum padi
(Linnaeus), Schizaphiss graminum (Rondani) và Myzus persicae (Sulzer),
trong ñó Rhopalosiphum maidis phát sinh với số lượng lớn, ñông ñặc ở mọi
thời vụ ngô, phân bố rộng từ ñồng bằng ñến trung du, miền núi và miền trung.
Sau loài Rhopalosiphum maidis là loài Schizaphiss graminum, chúng phát
sinh gây hại muộn hơn, kéo dài hơn. Loài này phân bố không rộng và thường
xuyên gây hại cục bộ, có thể phát sinh, gây hại ñồng thời với Rhopalosiphum
maidis, nhưng ñôi khi cũng phát sinh với số lượng lớn và gây hại cục bộ. Loài
S. graminum thường phát sinh ở vụ ngô hè, hại ở phía trong bẹ bắp ngô, có
thể phát sinh, gây hại ñồng thời với R. maidis (Quách Thị Ngọ, 2000) [8].
Trên cây bông Nguyễn Thơ và CTV (1991) [18] cho rằng sâu hại bông
ở nước ta có nhiều loài, nhưng quan trọng nhất là các loài sâu chích hút như
rầy xanh và rệp Aphis gossypii. Vũ khắc Nhượng (1991) [11] khi nói về sâu
hại bông có nhận xét: khi cây bông vượt qua giai ñoạn cây con và bông bắt
ñầu phân cành lúc này xuất hiện các loại như rầy xanh, rệp muội Aphis
gossypii. Rệp tập trung sinh sống ở ngọn cây và lá non, chúng làm cành lá
bông cong queo dị hình, không phát triển. ðiều cần chú ý là rệp muội bị loài
bọ rùa tiêu diệt khá nhiều, do vậy cần hết sức bảo vệ và tạo ñiều kiện ñể bọ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


rùa khống chế sự phát triển của rệp.
Nguyễn Viết Tùng (1993) [22] khi nói về sự chu chuyển qua các ký chủ
của rệp bông có viết: Rệp bông Aphis gossypii là loài rệp ñiển hình ở Việt
Nam, chúng có thể phát sinh phát triển quanh năm trên một phạm vi ký chủ
rất rộng gồm các cây trong họ bầu bí, bông, cà, cúc, bìm bìm và hàng loạt cây
thân gỗ, thân thảo khác, trong ñó phổ biến nhất là các loại dưa, bầu bí, bông,

cà, ớt, và khoai sọ.
Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng (1993) [22] rệp ñen hại ñậu Aphis
craccivora Koch, loài rệp này ñược bắt gặp nhiều trên ñậu ñen, ñậu ñũa, ñậu
xanh, lạc, ñiền thanh, về mùa ñông chúng sinh sống trên các chùm hoa ñậu
ván, cốt khí.
Khi nói về sâu hại rau tác giả Nguyễn Xuân Cung (1975) [3] ñã viết
“rệp rau Brevicoryne brassicae (Linne) phá hại nhiều loại rau thập tự (cải
canh, cải bắp, su hào). Nó thường phá hại mạnh và bám tập trung ở mặt dưới
lá, trên ngọn và trên hoa cây giống. Khi rệp rau phát triển nhiều, cây rau bị
cằn cỗi và héo vàng dần. Phạm Thị Nhất (1975) [10] cho rằng rệp muội hại
cải Brevicoryne brassicae là một trong những sâu hại quan trọng trong vụ rau
ðông Xuân. Chúng thường phá hại mạnh vào các tháng ñầu vụ, sau ñó giảm
dần và từ tháng 3 – 4 lại phá mạnh.
Theo tác giả Vũ Triệu Mân (1986) [6] rệp ñào Myzus persicae là loài
rệp gây hại trên rất nhiều ký chủ và ñặc biệt nó là môi giới truyền nhiều loại
virus gây bệnh cho cây.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (1992) [13] rệp ñào M.persicae có
mặt trên cây thuốc lá ở tất cả các vùng trồng thuốc lá như Lạng Sơn, Sóc Sơn
(Hà nội, Hà Bắc... )
Tác giả Nguyễn Viết Tùng (1991) [20] có một số nhận xét về sự chu
chuyển phát tán, thời gian qua các giai ñoạn phát triển, vòng ñời của rệp cũng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


như diễn biến số lượng rệp ñào ở các thời vụ trồng khoai tây khác nhau.
Sự gây hại của rệp ñào còn rất nghiêm trọng trên cây mận và mơ của
Tỉnh Lào Cai theo nhận xét của Nguyễn Văn ðĩnh và nông dân huyện Bắc Hà

(Lào Cai)(1995) cho biết: Diện tích trồng mận xấp xỉ 3000 ha, rệp ñào gây hại
làm cho chồi, lá của cây mận bị xoăn lại và ở những cành ñó cây không cho
quả, ước tính rệp ñào ñã làm giảm ½ sản lượng thu hoạch.
Lê Văn Thuyết và CTV (1993) [19] khi nghiên cứu về sâu hại lạc cho
biết rệp muội A. Craccivora Koch là loại sâu chích hút, chúng gây hại nặng
trong tất cả các giai ñoạn sinh trưởng của cây lạc xong nó lại chưa ñược ghi
nhận trong danh mục ñiều tra 1967 – 1968 và người nông dân hiểu biết chúng
quá ít ỏi.
Loài rệp gốc khoai tây R. Rufiabdominalis lần ñầu tiên ñược tác giả
Nguyễn Viết Tùng (1991) [20] phát hiện trên ruộng khoai tây ở HTX Văn
Lâm – Hải Hưng. ðây là ñối tượng gây hại nguy hiểm. Loài rệp gốc khoai
ñến nay ñã nổi lên như một ñối tượng gây hại quan trọng tại khắp các vùng
trồng khoai tây ở Miền Bắc nước ta. Chúng tấn công vào phần gốc khoai tây,
tạo nên quần thể dầy ñặc bám chi chít trên rễ khoai tây, kể cả các tia củ, rệp
hút dịch cây làm cho cây bị héo vàng và chết hoàng loạt vào thời ñiểm 60
ngày sau trồng, làm giảm năng suất một cách ñáng kể.
Nguyễn Thị Kim Oanh (1995) ñã công bố kết quả nghiên cứu các chỉ
tiêu sinh học của rệp rễ, danh mục các loài kí chủ phụ của rệp rễ cũng như
việc xem xét ảnh hưởng của mưa, chế ñộ tưới nước, tới mật ñộ rệp và xử lý
các loại thuốc hóa học trong phòng chống chúng (Báo cáo tại Hội nghị khoa
học của NCS Khoa trồng trọt 1995).
2.2.4 ðặc ñiểm sinh vật học và sinh thái học của rệp ngô
Theo Nguyễn Viết Tùng, 1993 [22]; Nguyễn Thị Kim Oanh, 1992 [13].
Rệp ngô: Rhopalosiphum maidis (Fitch) là loài có mặt trên nhiều loại cây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13



trồng và cỏ dại thuộc họ hòa thảo song gây hại quan trọng nhất trên ngô. Rệp
xuất hiện trên tất cả các thời vụ ngô từ lúc ngô mới có 3 – 4 lá cho ñến thời
kỳ chín sáp. Ở thời kỳ ñầu rệp phân bố chủ yếu trong loa kèn, thời kỳ trỗ cờ
phun râu rệp phân bố chủ yếu có mật ñộ cao nhất trên ngô, áo bắp non và mặt
trong của bẹ lá. ðây là thời kỳ rệp có mật ñộ cao nhất trên ngô.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [15] khi nghiên cứu về rệp
muội Rhopalosiphum maidis cho biết thường gặp loài rệp này trên tất cả các
thời vụ trồng ngô khác nhau từ khi cây ngô bắt ñầu nhú lá nõn ñầu tiên ñến
thời kỳ cây ngô chín sáp. Rệp thường sống trong loa kèn và cờ ngô. Mật ñộ
rệp cao nhất khi cây ngô bắt ñầu trỗ cờ, mật ñộ rệp giảm nhanh sau giai ñoạn
tung phấn, sau ñó rệp lại chuyển qua râu ngô ñể vào lá bao bắp.
Thành phần cây ký chủ của rệp ngô: ngô, cao lương, cỏ chỉ nhỏ, cỏ lá
tre, cỏ lông, cỏ lồng vực cạn, cỏ lồng vực nước, sậy. Trên tất cả các cây ký
chủ mật ñộ rệp thường thấp ở giai ñoạn cây nhỏ, số lượng rệp ñược nhân lên
và tích lũy lại trong quá trình cây phát triển. Mật ñộ rệp thường cao khi cây
ký chủ ra hoa kết quả.
Theo kết quả ñiều tra của tác giả Quách Thị Ngọ (2000) [8] cho biết
loài rệp Rhopalosiphum maidis thường phát sinh gây hại mạnh từ khi cây ngô
vươn cao ñến khi cây ngô phun râu. ðầu tiên rệp nằm trong lá nõn, chúng
phát triển rất nhanh, khi cờ vừa nhú ra khỏi nõn thì rệp gần như ñông ñặc.
Rệp hút dinh dưỡng làm những lá nõn nhiều khi bị biến màu, ảnh hưởng ñến
sản lượng và chất lượng ngô. Khi phát sinh tạo mật ñộ quần thể rệp cao, rệp
thải ra dịch mật làm phát sinh bệnh muội ñen.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (1996)[15] khi nghiên cứu về rệp
muội ñã cho biết: rệp muội R.maidis có màu xanh nhạt, cơ thể mảnh và khá
dài. Mép trước trán phẳng, râu có 6 ñốt, ñộ dài phần ngọn ñốt râu cuối dài gấp
2,5 lần phần gốc của nó. Ống bụng tối hơn màu cơ thể có hình vòi dài gấp 1,5

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14


lần phiến ñuôi, phiến ñuôi có mầu sẫm hơn màu cơ thể.
Rệp muội R.padi cơ thể hình oval màu xanh sẫm, xanh vàng hoặc xanh
ôliu, cơ thể có kích thước trung bình 1,4 – 2mm. Râu có 6 ñốt, có chiều dài
gần bằng chiều dài cơ thể, phần ngọn của ñốt râu cuối dài gấp 3 lần phần gốc
của nó. Bụng màu xanh sẫm hoặc xanh tái, ống bụng dài gấp 1,5 – 2 lần phiến
ñuôi, mang 4 – 5 lông.
Khác với R.padi, R.maidis cơ thể kéo dài hơn, hơi dẹt màu xanh nhạt,
sườn xung quanh cơ thể xanh sẫm hơn, phần ngọn ñốt râu cuối ngắn hơn 2,5
lần phần gốc của nó.
Vòng ñời và ñời của rệp ngô (R.maidis) ở nhiệt ñộ nuôi 30oC có ngắn hơn
nhiệt ñộ nuôi 25oC. Thời gian sống trung bình của một rệp ngô từ 18 – 20 ngày.
Tỷ lệ sống của rệp ngô (R.maidis) ở nhiệt ñộ 30oC và 25oC sai khác
nhau không nhiều. Xong ñiều sai khác cơ bản là khả năng sinh sản. Ở nhiệt ñộ
30oC số lượng rệp non ñược ñẻ trung bình trong một ngày của một rệp mẹ cao
ngay từ ngày sinh sản thứ 2 và số lượng này ñược duy trì cho tới ngày tuổi
thứ 15. ðiều này có ý nghĩa vì trong thời gian này tỷ lệ sống của rệp ñang ñạt
rất cao từ 97 – 100%.
Tuy tỷ lệ sống tự nhiên hay tuổi thọ không sai khác nhau nhiều giữa hai
mức nhiệt ñộ nuôi, xong ở nhiệt ñộ 30oC rệp ñẻ với số lượng lớn hơn và tập
trung hơn nên có tỷ lệ tăng tự nhiên ở nhiệt ñộ 30oC (r = 0,297) cao hơn ở
25oC (r = 0,283).
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [15] rệp ngô
Rhopalosiphum maidis ở giai ñoạn cây ngô trước trỗ cờ sống chủ yếu trong
nõn ngô chiếm 74,8% và ở giai ñoạn ngô sau trỗ cờ chúng sống ở giữa lớp lá
bao bắp thứ 2 và 3.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của một số ñiều kiện ngoại cảnh tới biến
ñộng của rệp muội tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh 1996 [15] ñã cho biết: rệp


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


muội có kích thước cơ thể nhỏ và sống nổi trên bề mặt các bộ phận của cây
nên thường bị rửa trôi sau các trận mưa. Mật ñộ rệp hại giảm sau các trận mưa
có sự khác nhau tùy theo lượng mưa, vị trí phân bố của rệp trên cây và một
phần ảnh hưởng của ñặc tính ký chủ. Trên cùng một loài cây ký chủ mật ñộ
rệp ngô thường không giảm sau khi mưa ở giai ñoạn trước, khi cây ngô trỗ cờ
(do giai ñoạn này rệp thường sống sâu trong nõn ngô) và mật ñộ rệp giảm
mạnh khi giai ñoạn ngô trỗ cờ gặp mưa lớn vì thời kỳ này rệp thường sống
nổi trên cờ ngô.
Trên các giống khác nhau thì sự gây hại của rệp ngô cũng khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, trong tập ñoàn 8 giống ngô ngắn ngày
ñược trồng tại viện ngô năm 1994 thì giống LD-7 bị rệp gây hại nặng nhất ở
giai ñoạn ngô trỗ cờ, giống DQ 2 bị rệp gây hại nặng hơn trên bắp ngô. Giống
LVN20 tuy ở giai ñoạn trỗ cờ có mật ñộ rệp ở mức trung bình xong ở giai
ñoạn ngô chín sáp mật ñộ rệp lại thấp nhất.
Theo nghiên cứu năm 1992 – 1993 tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh còn
ñiều tra trên tập ñoàn 13 giống trung ngày, 16 giống dài ngày trồng trong vụ
xuân và giống ngắn ngày trồng trong vụ thu, kết quả cho thấy trong nhóm
giống ngắn ngày LDHN8 có mật ñộ rệp rất thấp, nhóm giống trung ngày
giống P11, LDHN3, Q1 và giống dài ngày DK888, Q63 là các giống tỏ ra có
khả năng chống rệp cao.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996
[15] với lượng phân bón khác nhau thì số lượng rệp muội gây hại ngô cũng
khác nhau. Rệp ngô cũng như ña số các loài rệp muội khác rệp trưởng thành
có cánh thường thích bay tới các ruộng xanh tốt ñể ñẻ con, rồi từ ñây các ổ

rệp mới ñược sinh sôi và phát triển. Mật ñộ rệp còn tăng khi cây ký chủ còn
xanh tốt, khi cây ký chủ thiếu dinh dưỡng hoặc già ñi rệp thường phát tán di
cư sang ký chủ khác ñể sống. Với 2 nền phân bón khác nhau mức bón 128 kg

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


N/ha là mức bón cao hơn, cây ngô sinh trưởng tốt hơn, cao to hơn so với nền
phân bón 64 kg N/ha. Ở giai ñoạn ngô tung phấn mật ñộ rệp ở nền phân 64kg
N/ha mật ñộ rệp là 53,38 con/cây. Trong khi ñó cây ngô trồng ở nền phân bón
128 kg N/ha bị rệp gây hại nặng mật ñộ rệp 136 con/cây.
2.2.5 Biện pháp phòng trừ rệp muội hại ngô
Thành phần thiên ñịch của rệp muội hại cây trồng có 52 loài, gồm 41
loài bắt mồi, 11 loài ký sinh, thuộc 4 bộ côn trùng. Số loài ñã thu ñược tập
trung nhiều nhất ở bộ cánh cứng (Coleoptera) với 23 loài (chiếm 45,4% số
loài ñã thu). Bộ hai cánh (Diptera) có 14 loài (chiếm 18,2%). Bộ cánh màng
(Hymenoptera) có 11 loài (chiếm 27,3%). Bộ cánh mạch (Neuroptera) có 4
loài chiếm 9,1% số loài ñã phát hiện (Phạm Văn Lầm 2005) [4].
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh vật ñến thành phần
và số lượng các loài thiên ñịch của rệp muội trên ngô, Nguyễn Thế Mạnh,
2009 [5] ñã cho biết trên ngô có 2 loài rệp muội chính là Rhopalosiphum
maidis, Myzus persicae. Thành phần thiên ñịch của rệp muội hại ngô khá
phong phú với 13 loài thuộc 7 họ, 4 bộ khác nhau. Trong ñó bộ Cánh cứng
chiếm số lượng nhiều nhất với 8 loài, trong ñó ñã có ñến 7 loài bọ rùa và 1
loài cánh cộc. Những loài bọ rùa xuất hiện sớm và có mức ñộ phổ biến cao là
Menochilus sexmaculatus Fabr, bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis
Fabr, và bọ rùa Scymnus hoffmanni Weise. ðây là những loài thiên ñịch có
vai trò to lớn trong việc tiêu diệt các loại rệp muội hại ngô.

Tiếp ñến là bộ Cánh da và bộ Cánh màng mỗi bộ có 2 loài và cuối cùng
là bộ hai cánh chỉ thấy 1 loài xuất hiện.
Theo Keo Bua Son, 2007 [16], với 3 loài rệp hại ngô là:
Rhopalosiphum maidis, Aphis gosspii, Myzus persicae ñã phát hiện thấy có 5
loài thiên ñịch thuộc 4 bộ, 4 họ khác nhau bao gồm: Orius sauteri Poppius,
Episyrphus balteatus Degeer, Pardosa insignita Boets, Micrapis discolor,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17


×