Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số tổ hợp ớt lai f1 và ảnh hưởng lượng phân bón NPK đến tổ hợp ớt lai KN7 trồng tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------

------------------

NGUYỄN THÙY TRANG

ðẶC ðIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP ỚT LAI F1 VÀ ẢNH HƯỞNG
LƯỢNG PHÂN BÓN NPK ðẾN TỔ HỢP ỚT LAI KN7
TRỒNG TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Trang



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bên cạnh sự
cố gắng phấn ñấu của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của các
tập thể, cá nhân của gia ñình và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Vũ Quang Sáng giảng viên bộ môn Sinh Lý thực vật, Khoa Nông
Học, trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp ñỡ
và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiện thành công ñề tài nghiên cứu
và hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Sinh lý thực vật và các
thầy cô của Viện sau ñại học trường ðH Nông Nghiệp Hà nội ñã giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
ðể hoàn thành luận văn tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Trần Khắc Thi
Phó viện trưởng viện nghiên cứu Rau quả, Ths. ðặng Hiệp Hòa bộ môn Rau
Gia vị viện nghiên cứu Rau quả ñã quan tâm tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong
quá trình thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của các tập thể
và cá nhân ñã dành cho tôi.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thùy Trang
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................ii
Mục lục .........................................................................................................iii
Danh mục bảng ............................................................................................. vi
Danh mục hình .............................................................................................vii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................viii
1. MỞ ðẦU ................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài........................................................................... 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài................................................................ 3
1.2.1 Mục ñích ............................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ................................................................................. 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 5
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây ớt ................................................................ 5
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố .......................................................................... 5
2.1.2. Phân loại cây ớt .................................................................................... 5
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật học. ......................................................................... 6
2.1.4 Phản ứng của cây ớt với các ñiều kiện ngoại cảnh. ................................ 8
2.2. Giá trị dinh dưỡng, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và ở Việt
Nam.......................................................................................................................... 11
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt. ......................................... 11
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới..................................... 12
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt của Việt Nam. ................................. 14
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii


2.3. Một số nghiên cứu về công tác chọn tạo giống ớt cay (Cpsicum annuum
L) trong nước và trên thế giới....................................................................... 17
2.3.1. Nhưng nghiên cứu trên thế giới. ......................................................... 17
2.3.2. Những nghiên cứu trong nước. ........................................................... 20
2.4. Các nghiên cứu về phân bón cho ớt ở Việt Nam.................................... 24
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 31
3.1. Vật liệu nghiên cứu. .............................................................................. 31
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 32
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................ 32
3.3.2. Phương pháp chăm sóc ....................................................................... 33
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi. .......................................................................... 34
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 38
3.5. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 38
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 39
4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng phát triển, năng suất của các tổ hợp lai ớt cay trong vụ
xuân hè 2011 tại Gia Lâm Hà Nội. ......................................................................... 39
4.1.1. Thời gian qua các giai doạn sinh trưởng phát triển của các tổ hợp lai ớt cay. .....39
4.1.1.1. Giai ñoạn vườn ươm. ....................................................................... 39
4.1.1.2. Giai ñoạn ruộng thí nghiệm. ............................................................ 40
4.1.2. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp lai ớt cay
trong vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội. ............................................ 42
4.1.2.1. ðặc ñiểm thân và sự phát triển chiều cao cây của một số tổ hợp lai ớt cay.42
4.1.2.2. Khả năng phát triển ñường kính tán của các tổ hợp lai ớt cay qua các
thời kỳ phát triển trong vụ Xuân Hè 2011. ................................................... 45
4.1.2.3. Một số ñặc ñiểm hình thái của các tổ hợp lai ớt cay có triển vọng
trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. ......................................................................... 48

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.1.3. Mức ñộ nhiễm bệnh ñồng ruộng các tổ hợp lai ớt cay có triển vọng
trồng tại Gia Lâm – Hà Nội. ......................................................................... 51
4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai ớt cay
vụ Xuân Hè tại Gia Lâm – Hà Nội. .............................................................. 53
4.1.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của tổ hợp lai
ớt cay. .......................................................................................................... 53
4.1.4.2. Năng suất thực thu và tỷ lệ thương phẩm của các tổ hợp lai ớt cay. . 55
4.1.5. Một số ñặc ñiểm quả khi chín và chất lượng quả của các tổ hợp lai ớt
cay trong vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội. ...................................... 58
4.1.5.1. ðặc ñiểm quả khi chín của các tổ hợp lai ớt cay .............................. 58
4.1.5.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các tổ hợp lai ớt cay trồng tại
Gia Lâm – Hà Nội. ....................................................................................... 60
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng npk ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất của tổ
hợp ớt lai có triển vọng KN7 trong vụ ñông xuân 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội.... 62
4.2.1. Ảnh hưởng của các liều lượng NPK ñến sinh trưởng phát triển của cây ớt
KN7.......................................................................................................................... 62
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến tính hình sâu bệnh của tổ hợp lai KN7. ....65
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất tổ hợp lai KN7.............................................................................. 67
4.2.4. Ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến ñặc ñiểm hình thái quả ớt .......... 69
4.2.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân ..................................... 71
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ..................................................................... 73
5.1. Kết luận................................................................................................. 73
5.2. ðề nghị.................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 75

PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................ 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của một số nước trên thế giới. . 13
Bảng 2.2. Tình hình thương mại ớt cay trên thế giới.................................... 14
Bảng 2.3: Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt tại một số tỉnh phía Bắc..16
Bảng 3.1: Tỷ lệ phân trong các lần bón cho ớt KN7.............................................. 33
Bảng 4.1: Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của các giống, tổ hợp lai ớt
cay trong vụ Xuân hè 2011:.......................................................................... 40
Bảng 4.2: Chiều cao cây của các tổ hợp lai ớt cay qua các thời kỳ sinh trưởng
phát triển trong vụ Xuân Hè 2011. ............................................................... 43
Bảng 4.3: ðường kính tán của các tổ hợp lai ớt cay qua các thời kỳ sinh
trưởng phát triển trong vụ Xuân Hè 2011. .................................................... 46
Bảng 4.4: Một số ñăc ñiểm về hình thái của các tổ hợp lai ớt cay trồng tại Gia
Lâm – Hà Nội............................................................................................... 49
Bảng 4.5: Mức ñộ nhiễm bệnh của các tổ hợp lai ớt cay trong vụ Xuân Hè
2011 tại Gia lâm –Hà Nội............................................................................. 52
Bảng 4.6: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các tổ
hợp lai ớt cay vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................ 54

Bảng 4.7: Năng suất thực thu và tỷ lệ thương phẩm của các tổ hợp lai ớt cay
trong vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội. ............................................ 56
Bảng 4.8: ðặc ñiểm quả khi chín của các tổ hợp lai ớt cay trồng vụ Xuân Hè
tại Gia Lâm – Hà Nội. .................................................................................. 59
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu phẩm chất quả tươi của một số tổ hợp lai ớt cay .. 61
Bảng 4.10: ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
giống KN7 trong vụ ðông Xuân 2011 ................................................................... 62
Bảng 4.11:Ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến tỷ lệ sâu bệnh trên quả ớt vụ
ñông xuân năm 2011 .................................................................................... 66
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất tổ hợp lai KN7 ......................................................... 67
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến phẩm chất, hình thái quả lúc chín
của tổ hợp lai KN7................................................................................................... 70
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân cho tổ hợp lai KN7 ... 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Ảnh cây ớt thiếu canxi .................................................................. 28
Hình 4.1: Chiều cao cây qua các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của các tổ
hợp lai ớt cay trong vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội. ...................... 44

Hình 4.2: ðường kính tán qua các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của các tổ
hợp lai ớt cay trồng vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm – Hà Nội. ...................... 47
Hình 4.3: Năng suất thực thu của các tổ hợp lai ớt cay trong vụ Xuân Hè 2011
tại Gia Lâm – Hà Nội. .................................................................................. 57
Hình 4.4: Biểu ñồ ảnh hưởng của liều lượng NPK ñến năng suất lý thuyết và
năng suất thực thu của tổ hợp lai KN7 vụ ðông Xuân 2011. ........................ 69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

GTSX

: Giá trị sản xuất

HQðV

: Hiệu quả ñồng vốn

KLTB

: Khối lượng trung bình


NSCTLT

: Năng suất cá thể lý thuyết

NSCTTT

: Năng suất cá thể thực thu

NSPTP

: Năng suất phi thương phẩm

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TB

: Trung Bình

TNHH

: Thu nhập hỗn hợp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


viii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cây ớt (Capsicum annuum L.) thuộc họ cà (Solanaceae) là cây rau quả
gia vị phổ biến và quan trọng thứ hai sau cà chua. Ớt có nguồn gốc nhiệt ñới
và có lịch sử trồng trọt từ lâu ñời, rất ñược ưa chuộng tại nhiều nước trên thế
giới ñặc biệt là các nước ở vùng Châu Á. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, ớt có
giá trị dược lý rất quan trọng, có tác dụng chữa một số bệnh như nôn mửa, sốt
cao… ñược trồng nhiều tại các nước châu Mỹ và Châu Á như: Trung Quốc,
Hàn Quốc, Indonesia… và Việt Nam.
Quả ớt chẳng những có chứa nhiều loại Vitamin C, E, B1, B2, B3, PP,
ñường bột, chất béo, ñạm, các chất khoáng, các axit hữu cơ, carotene, alcaloit
và các hợp chất thơm mà còn chứa một lượng calo tương ñối cao và ñặc biệt
quả rất giàu nguồn β – Caroten nhất so với các loại cây rau khác
(WVRDC,1994). Quả ớt có chứa chất gây vị cay gọi là Capsicin (C18H27NO3
– một loại alkaloid) chiếm khoảng 0,05% - 2%. Chất này có tác dụng kích
thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, ñược nhiều người ưa thích (Topsante, 1993). Chất
Capsicin có giá trị ñặc biệt, không bị phân hủy bởi quá trình ñun nấu, hoặc
chế biến như làm gia vị, muối chua, ngâm giấm, sấy khô, xay bột, làm tương,
nước chấm…. Vì vậy quả ớt vừa ñược sử dụng như một rau xanh (ăn tươi)
vừa ñược dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, cũng
như dùng ñể phun phòng trừ sâu hại và bảo vệ hạt trong kho (WVRDC,1989).
Quả ớt không những có nhiều giá trị dinh dưỡng, có mùi vị ñặc biệt mà còn
có màu sắc ñẹp, vừa làm gia vị vừa “trang ñiểm” cho bữa ăn thêm sức hấp
dẫn, tự nhiên.
Trồng ớt có giá trị kinh tế rất lớn, ở nước ta cây ớt có thể trồng vào 2
thời vụ chính (ðông Xuân và Hè Thu) sản phẩm có thể tiêu thụ nội ñịa cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1


như xuất khẩu. Theo tổng công ty Rau quả Việt Nam, giai ñoạn trước năm
1990, sản phẩm ớt ñã ñược tiêu thụ với số lượng rất lớn ở Liên Xô (cũ) và các
nước ðông Âu (4000 – 5000 tấn/năm). Ngoài các sản phẩm như: ớt bột, ớt
khô, tương ớt, ớt muối … ớt còn ñược làm ñông lạnh. Những năm gần ñây,
nhu cầu ớt ñông lạnh phục vụ xuất khẩu rất lớn, ñặc biệt thị trường Hàn Quốc
với số lượng khoảng 5000 tấn/năm.
Ở nước ta cây ớt ñược ñưa vào trồng trọt từ rất lâu ñời, do thích hợp
ñược nhiều vùng ñất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, ñặc
biệt là những năm gần ñây rất nhiều ñịa phương Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải
Dương, Thái Bình… ñã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu mở
ra hướng ñi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
ñể sản xuất ra sản phẩm trở thành hàng hoá ñem lại thu nhập cao, một số vùng
còn xem ñây là cây xóa ñói giảm nghèo ñiển hình là các huyện: Kỳ Anh (Hà
Tĩnh), Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Các giống ớt trồng cho xuất khẩu hiện nay ñều theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu, phần lớn là giống do các công ty nước ngoài cung ứng: Hotchilli,
Redchilli (Công ty Seminis), Big hot P22 (Sygenta), L20, L22 (Công ty giống
cây trồng Miền Nam). Các giống ñược tạo ra trong nước hiện nay chỉ có HB9
của Viện nghiên cứu Rau quả ñáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu quả
tươi. Nhu cầu giống ớt rất ña dạng, song hiện nay mới chỉ tập trung cho tạo
giống ớt ăn tươi.
Tổ hợp lai KN7 là tổ hợp ớt lai triển vọng do Viện nghiên cứu Rau Quả
chọn tạo, có nhiều ưu ñiểm như cây cao, quả chín sớm tập trung, năng suất
cao từ 25 – 28 tấn/ha. ðể xây dựng quy trình trồng và phát triển gióng ớt KN7
ra sản xuất ñại trà ñồng thời nâng cao năng suất cũng như chất lượng của ớt
KN7 cần phải có sự chăm sóc hợp lý, bón phân thích hợp, cân ñối.

ðể góp phần khắc phục những tồn tại trên ñây¸tạo ñiều kiện phát triển
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


nghành sản xuất ớt có hiệu quả, bền vững, trên cơ sở các tổ hợp lai ớt cay
chọn tạo tại viện nghiên cứu Rau Quả chúng tôi tiến hành ñề tài: “ðặc ñiểm
sinh trưởng phát triển, năng suất của một số tổ hợp ớt lai F1 và ảnh hưởng
lượng phân bón NPK ñến tổ hợp ớt lai KN7 trồng tại Gia Lâm – Hà Nội ”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
- Xác ñịnh ñược giống ớt lai có năng suất cao (>25 tấn/ha), quả thẳng,
chín ñỏ, chất lượng tốt và chống chịu sâu bệnh hại chính trên ớt, ñáp ứng nhu
cầu nội tiêu và xuất khẩu.
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK ñến
sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của tổ hợp ớt lai KN7 nhằm
ñề xuất công thức tối ưu ñể tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế của tổ hợp
ớt lai KN7.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược khả năng sinh trưởng, phát triển của các tổ hợp ớt lai.
- ðánh gíá ñược khả năng nhiễm sâu bệnh hại chính trên ñồng ruộng
cuả các tổ hợp lai.
- ðánh giá ñược năng suất và chất lượng của các tổ hợp ớt lai.
- Xác ñịnh ñược giống có năng suất cao, chất lượng tốt ñáp ứng nhu
cầu nội tiêu và xuất khẩu.
- Xác ñịnh liều lượng N-P-K phù hợp với tổ hợp ớt lai KN7.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu của ñề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học cho

việc tuyển chọn giống ớt lai F1 và lượng phân bón NPK phù hợp cho cây ớt
lai sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả ñề tài sẽ cung cấp thêm giống ớt tốt vào tập ñoàn ớt cay phục
vụ sản xuất cũng như ñề xuất lượng phân bón NPK phù hợp, góp phần vào
việc xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng quả ớt.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây ớt
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây ớt ( Capsicum annuum L.) có nguồn gốc nhiệt ñới và cận nhiệt ñới
Châu Mỹ. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả thì cây ớt ñược con
người biết ñến từ xa xưa, người ta tìm thấy quả ớt khô trong ngôi mộ cổ ở
Peru hàng ngàn năm trước ñây và dấu vết hạt giống khoảng 5000 năm trước
Công nguyên ñược tìm thấy trong các hang ñộng ở Tehuacan, Mexico
(Vincent E, Rubatzky Mas Yamagucbi, 2000) [28].
Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì trung tâm khởi nguồn
của ớt là Mexico và trung thứ hai là Guatemala, còn theo Vavilop thì trung
tâm khởi nguồn thứ hai là Evazi (trích dẫn theo Mai Thị Phương Anh, Trần

Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996) [2].
Cây ớt ñược phân bố rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả dạng hoang dại và
dạng trồng trọt [26]. Ở Châu Âu, ñến tận thế kỷ 16 cây ớt mới ñược biết ñến
nhờ nhà thám hiểm Columbus. Từ Tây Ban Nha ớt ñược phát tán rộng ra ñến
vùng ðịa Trung Hải và nước Anh, và trung tâm Châu Âu trong những năm
cuối của thế kỷ 16, Người Bồ ðào Nha mang ớt từ Brazil ñến Ấn ðộ năm
1885 (Bouell, V.R, 1986) [21].
Ở nước ta chưa có nghiên cứu ñầy ñủ về lịch sử trồng trọt của cây ớt
cay, nhưng căn cứ vào sự ña dạng của các giống ớt ñịa phương có thể khẳng
ñịnh sự xuất hiện của cây ớt ở nước ta từ rất lâu ñời.
2.1.2. Phân loại cây ớt
Cây ớt thuộc họ cà ( Solanaceae ), chi Capsicum. Nguồn gen thực vật
rất ña dạng và phong phú. ðể phân biệt chúng ta có thể dựa vào hệ thống
phân loại thực vật, vào số lượng nhiễm sắc thể, hoặc nguồn gốc xuất sứ, bộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


phận sử dụng…. Hiện nay có ít nhất 25 loài hoang dại ñược biết ñến và 5 loài
thuần hoá là C. annuum. L; C. frucescens.L; C. Pubescens Ruiz and Pavon; C.
Chinense Jacquin ; C. Pendulum Willdennow ( Boslan, P.W and Votava E.J,
2000) [20].
Nhưng theo Eshbaugh thì C. Pendulum và C. microcarrpum có liên
quan chặt chẽ với nhau nên gộp chúng vào loài C. baccatum. Sau này dựa vào
dạng quả, Linnaeus ñã phân ra các giống quả to của chi C.Pendulum Willd
thành C, baccatum L, var, pendulum (Willd) Eshaugh và dạng quả dại nhỏ
hơn thuộc chi C.microcarrpum Cav thành C. Baccatum L.var. baccatum
(Eshbaugh, W.H, 1970) [22].
Trong 5 loài trồng trọt thì C. annuum ñược trồng trọt rộng khắp và

thông dụng nhất, hầu hết các giống trồng trọt ñều thuộc chi này (FAO.ALG,
2000) [25]. ðộ cay là một ñặc ñiểm tiêu biểu của chi C.annuum, hầu hết các
giống thuộc chi này ñều cay, tuy nhiên một số loài không cay cũng thuộc chi
này (Boslan, P.W and Votava E.J, 2000) [20]. C.frutescens ñược biết ñến với
dạng quả nhỏ và rất cay, nó ñược phổ biến rộng rãi ở cả vùng nhiệt ñới và cận
nhiệt ñới. Các loài còn lại chỉ hạn chế ở Nam và Trung Mỹ ( Mai Thị Phương
Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996) [2]. Các loài trồng trọt trong chi
Capsicum thường ñược phân biệt qua ñặc ñiểm hoa và quả. Theo Heiser và
Smith (1953) C.annuum là cây trồng hàng năm, mỗi ñốt có 1 quả, còn
C,frutescens là cây nhiều năm, Loài C.annuum L gồm 2 nhóm phổ biến là ớt
cay (quả to, dài) và ớt ngọt (Sweet pepper).
2.1.3. ðặc ñiểm thực vật học.
Ớt thuộc chi Capsicum, họ cà Solanaceae với gần 100 loài khác nhau,
Có rất nhiều giống khác nhau dựa vào hình dạng, màu sắc, ñộ cay và vị trí của
quả, Bailey (1949) ñã chia ớt thành 5 nhóm chính dựa vào hình dạng quả:
Cerasiforme: là những giống ớt có dạng quả nhỏ, rất cay.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


Conoides: Quả ớt cay, có dạng hinh nón hoặc dạng hình thuôn.
Fasiculatum: Quả mọc thành chùm, khi chín có màu ñỏ và ñặc biệt rất cay.
Long gum: Quả ớt dài, rũ xuống, cay.
Grossum: quả to, có dạng hình chuông hay còn gọi là ớt ngọt quả rỗng,
thường có màu ñỏ hoặc vàng, thích hợp cho việc chế biến các món ăn,[15].
Ớt cay là cây một năm (dạng hoang dại thuộc nhóm cây nhiều năm),
dạng cây cỏ hoặc cây bụi ñôi khi có thân gỗ, thẳng, phân nhánh mạnh, thuộc
lớp 2 lá mầm.
Rễ: rễ ớt ăn nông và kém chịu úng, Rễ tập trung chủ yếu ở tầng 0 –

30cm. Ban ñầu rễ cọc phát triển nhưng do việc cấy chuyển rễ cọc bị ñứt, hệ rễ
chùm phát triển.
Thân: Thân ớt phát triển ở dạng bụi. Khi non thân mềm, khi già thân
hóa gỗ. Trên thân phân nhiều cành, nhánh. Chiều cao cây từ 50 – 150 cm.
Lá: Ớt có dạng lá ñơn, mặt lá nhẵn, kích thước thay ñổi phụ thuộc vào
giống ớt. Lá ớt có dạng oval, hoặc hơi dài, không có răng cưa, không có lông,
mỏng, kích thước trung bình 1,5 – 12 cm x 0,5 – 7,5cm.
Hoa: Hoa ớt thường mọc ñơn, có 5 – 6 cánh màu trắng, số lượng hoa từ
92 – 350 hoa/cây. Hoa ớt thường mọc ñơn và sinh ra nhiều sau nách lá ở cành
thứ cấp. ðài hoa có 5 – 6 cánh màu trắng, tràng hoa có màu trắng hoặc có
màu tím nhạt, nhị hoa gắn vào tràng hoa và xòe ra, bao phấn thường mở, vòi
nhụy thường dài hơn nhị hoa. Bầu nhụy thường có 3 ngăn. Cuống hoa dài 1 –
1,5 cm, ớt có tập tính nở hoa và ñậu quả sớm hơn trong ñiều kiện ngắn ngày.
Quả: Quả ớt thuộc dạng quả mọng có cuống ngắn và to. Dạng quả rất
khác nhau từ dạng quả tròn tới dạng quả thon dài và thon ñầu bóp nhọn lại,
kích thước quả cũng rất khác nhau từ rất nhỏ ñến quả có kích thước lớn như
quả ớt ngọt. Quả mọc xuôi ( chỉ ñịa ) hoặc thẳng ñứng ( chỉ thiên ), quả ñơn.
Các giống khác có kích thước quả, dạng quả, màu sắc, ñộ cay và ñộ mềm thịt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


quả khác nhau. Quả ớt chưa chín có thể có màu xanh, tím. Quả chín màu ñỏ,
da cam, vàng…. Hạt có hình thân, màu vàng rơm, một gram hạt ớt cay có
khoảng 220 hạt.
Cây ớt ñược xếp vào nhóm cây tự thụ phấn ( tỷ lệ giao phấn 4%).
Nhưng theo Oldan và Porter tỷ lệ giao phấn của ớt là 7,6 – 36,8%, trung bình
là 16%, tùy theo từng giống và ñiều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng ñến mức
ñộ giao phấn. Trong ñiều kiện nóng ẩm, ẩm ñộ không khí thấp, ớt có thể giao

phấn ñến 91% (TansKey), ñồng thời vị trí giữa vòi nhụy và ống phấn khá
chênh lệch nhau ở một số giống.
Bao phấn thường không tung phấn tại thời ñiểm nở hoa, có thể sớm hơn
hoặc muộn hơn. ðặc ñiểm này phụ thuộc vào các giống và ñiều kiện nhiệt ñộ.
Trong ñiểu kiện nóng bao phấn nở sớm hơn mùa lạnh nhiệt ñộ tối thiểu ñể hạt
phấn nảy mầm là 10oC. Trong ñiều kiện 35 – 40oC quá trình nảy mầm của hạt
phấn bị ñình trệ. Bảo quản hạt phấn dưới 20oC có thể kéo dài sức sống hạt
phấn từ 2 – 4 ngày. Thông thường ớt giao phấn nhờ côn trùng, vì vậy ñể sản
xuất hạt giống cần phải cách ly.
2.1.4 Phản ứng của cây ớt với các ñiều kiện ngoại cảnh.
a. Nhiệt ñộ.
Ớt ñược trồng từ mặt nước biển tới ñộ cao 3000m, chúng dễ bị ảnh
hưởng bởi sương giá và nhiệt ñộ thấp. Cây yêu cầu khí hậu ấm áp, có thời
gian sinh trưởng dài trước khi cho thu hoạch ( Vincent E. Rubatzky Mas
Yamagucbi, 1986) [28]. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến quá trình sinh trưởng
phát triển của cây ñược nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau:
Nhiệt ñộ trung bình ngày 20 – 25oC là lý tưởng, cây sinh trưởng tốt hơn
khi nhiệt ñộ ban ñêm không vượt quá 20oC. Nhiệt ñộ thấp có khuynh hướng
làm giảm mùi vị và sự phát triển của màu sắc ( Vincent E. Rubatzky Mas
Yamagucbi, 1986). [28]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Cây ớt phát triển mạnh trong ñiều kiện nhiệt ñộ ban ngày từ 18 – 27oC
và 15 – 18oC ban ñêm, nhiệt ñộ ban ñêm thấp hơn ảnh hưởng lớn ñến sự phân
cành và lượng hoa, nhiệt ñộ ban ñêm ấm áp hoa nở sớm và có biểu hiện rõ
như sự gia tăng thêm cường ñộ chiếu sáng (Muthukrishman C.R, T.Thangaraj
and R. Chatterrjee, 1986).[26]

Nhìn chung ớt có thể chịu ñược nhiệt ñộ cao hơn so với khoai tây và cà
chua, tuy nhiên hoa không thụ tinh ở nhiệt ñộ dưới 16oC hoặc trên 32oC do số
lượng hạt phấn ít. Nhiệt ñộ tối cao cho hoa ñậu là nhiệt ñộ ban ngày và ban
ñêm trong khoảng 16 – 21oC, nhiệt ñộ ban ñêm trên 24oC dẫn ñến hiện tượng
rụng hoa, những quả ñậu có thể bị rụng nếu nhiệt ñộ trên 32oC (Bosland, P.W
và Votava, E.J, 2000; Vincent.E, Rubatzky Mas Yamagucbi, 1986)[20][28].
Ở giai ñoạn nảy mầm, nhiệt ñộ ñất có ảnh hưởng rất lớn ñến thời gian
nảy mầm. Thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñất tới thời gian
nảy mầm của ớt cho thấy: ở nhiệt ñộ 5 – 10oC hạt giống không nảy mầm, ở
nhiệt ñộ 15oC hạt nảy mầm sau 25 ngày, 20oC sau 13 ngày còn nhiệt ñộ từ 25
– 30oC hạt nảy mầm sau 8 ngày, ở nhiệt ñộ 35oC hạt nảy mầm sau 9 ngày và ở
nhiệt ñộ 40oC hạt không nảy mầm (Mai Thị Phương Anh, 1999) [4].
b. Ánh sáng
Ảnh hưởng của ánh sáng ñến cây trồng bao gồm thời gian chiếu sáng
và cường ñộ ánh sáng. Ớt là cây trồng không mẫn cảm với quang chu kỳ (ở
nước ta ớt có thể trồng ñược quanh năm), tuy nhiên trong ñiều kiện ánh sáng
ngày ngắn (9 – 10 giờ/ngày) sẽ kích thích cây sinh trưởng tăng năng suất từ
21 – 24% (Egorova,1975) (Dẫn theo Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài,
Trần Khắc Thi, 1996)[2].
Bigotti (1974) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cường ñộ ánh sáng ñến
sinh trưởng, phát triển của ớt ông cho rằng, giảm bức xạ mặt trời xuống còn
50% sẽ tăng khối lượng quả mà không ảnh hưởng ñến hàm lượng capsaicin và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


vitamin C (dẫn theo Muthukrishman C.R. T.Thangaraj and R. Chatterrjee,
1986)[26].
Trong ñiều kiện thời tiết âm u sẽ hạn chế sự ñậu quả và giảm năng suất

(Mai Thị Phương Anh, 1999)[4].
c. Ẩm ñộ
Cây ớt rất thích hợp với chế ñộ ấm. Cây sinh trưởng tốt trong ñiều kiện
lượng mưa từ 600 – 1250mmm và phân bố trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển. Lượng mưa lớn trong thời gian hoa nở là nguyên nhân của sự rụng
hoa, tỷ lệ ñậu quả thấp. Trong ñiều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín
của quả còn thời kỳ quả chín lượng mưa lớn sẽ làm cho trái bị thối hỏng (Mai
Thị Phương Anh, 1999; FAO. ALG, 2002)[4][25].
Theo tác giả Mai Thị Phương Anh [4], thì ẩm ñộ ñất thấp không làm
ảnh hưởng ñến tỷ lệ ñậu quả nhưng làm tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm ñộ
khoảng 10% tỷ lệ rụng là 71,2% trong khi ẩm ñộ 55 – 58% thì tỷ lệ rụng quả
chỉ còn 20 – 30%. Nếu ẩm ñộ thấp hơn 70% ở giai ñoạn ra hoa, hình thành
quả thì sẽ bị cong, vỏ sần sùi, giảm giá trị thương phẩm. Ẩm ñộ thích hợp nên
duy trì ẩm ñộ ñồng ruộng trong khoảng 70 – 80%.
Cây ớt rất mẫn cảm với ñiều kiện ngập úng, trong ñiều kiện ngập úng
cây bị rụng lá, rễ thối hỏng (Mai Thị Phương Anh, 1999; P.W, Bosland and
E.J, Votava, 2000; Vincent E, Rubatzky Mas Yamagucbi, 1986)[4][20][28].
d. ðất và dinh dưỡng
Ớt là cây trồng tương ñối dễ tính, ñặc biệt là cây ớt cay, ðất phù hợp
nhất là ñất thịt nhẹ, giàu Canxi, ớt cũng có thể sinh trưởng, cho năng suất ở
trên ñất cát nhưng phải ñảm bảo chế ñộ nước và phân bón ñầy ñủ, ðất chua và
kiềm ñều không thích hợp cho ớt sinh trưởng và phát triển, cây ớt sinh trưởng
trên ñất màu mỡ thì tính chín sớm bị ảnh hưởng, Ớt là cây chịu mặn, hạt có
thể nảy mầm ngay cả ở nồng ñộ muối 400ppm và pH 7,6 ( Mai Thị Phương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Anh, 1999; Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996)[4][2].

Về ñộ pH ñất, cây có thể sinh trưởng ñược ở ñộ pH từ 6 – 7 nhưng lý
tưởng nhất là 6 – 6,5 (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc
Thi,1996)[2].
Ớt là cây rất mẫn cảm với phân bón, trước hết là phân hữu cơ, nó cần
lượng phân bón cao, bón sớm và cân ñối lượng N:P:K. Trong quá trình sinh
trưởng của cây ớt cần xới xáo, làm cỏ ñể cây sinh trưởng và phát triển tốt.
2.2. Giá trị dinh dưỡng, tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và
ở Việt Nam
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của cây ớt.
Ớt ñược chia thành hai nhóm ớt cay và ớt ngọt dựa vào hàm lượng
capsaicin chứa trong quả. Trong ớt cay hàm lượng capsaicin rất cao còn trong
ớt ngọt hàm lượng capsaicin có thể không có hoặc rất ít. Ớt cay ñược trồng
nhiều ở Ấn ðộ, Châu Phi và một số nước nhiệt ñới khác, ớt ngọt ñược trồng
nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ và một số nước Châu Á, quả ñược dùng như một
loại rau xanh ñể chế biến ( Trần Khắc Thi, 2003) [14].
Quả ớt có hàm lượng cao vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin
nhóm B, Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, ñứng ñầu trong
các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có khả năng khống chế bệnh
tim mạch, xơ cứng ñộng mạch và giảm cholesterol.
Trong ớt cay có tới 1390 mg β-caroten - một trong những nguồn tốt
nhất cung cấp caroten, là chất chống ôxy hóa. Riêng với thành phần cao chất
chống oxy hóa như bioflavonoid, carotenoid, capsaicin (C18H27NO3), ớt có
tác dụng trong việc trị ung thư, chống lão hóa. Ớt chứa một lượng phong phú
khoáng chất như kali, mangan, sắt, và magiê, Kali là một thành phần quan
trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp, Mangan
ñược sử dụng bởi cơ thể như một ñồng nhân tố cho enzyme chống ôxi hóa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11



superoxide dismutase. Ngoài ra, ớt còn có công dụng kích hoạt não sản sinh
ra endomorphin - một chất giúp xoa dịu cơn ñau và gây hưng phấn cho mọi
người. Quả ớt ñược sử dụng dưới dạng ăn tươi, muối chua, nước ép, nước sốt,
tương, chế xuất dầu và sấy khô hoặc làm bột.
Theo Bajajj và CS, 1980 (Trích dẫn theo Mai Thị Phương Anh, Trần
Văn Lài, Trần Khắc Thi,1996)[2] cho rằng thành phần của ớt ñỏ như sau:
Chất khô 22,01%
Axit acorbic 131,06 mg/100mg tươi.
Chất khô có màu 67,38 ñơn vị ASTA.
Capsaicin 0,34% trọng lượng khô.
Chất xơ thô 26,75% và tro tổng số 6,69%.
Ngày nay các sản phẩm từ ớt ñỏ ( cay và không cay) là một loại gia vị
quan trọng, ớt cay ñược sử dụng khá rộng rãi trên thế giới. Ngoài tạo màu sắc
và hương vị cho món ăn còn cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần
thiết cho cơ thể. Dịch chiết từ ớt ñược sử dụng trong các sản phẩm bia gừng
và các loại nước giải khát. Quả ớt xanh chứa nhiều rutin là một chất ñược sử
dụng rộng rãi trong chế biến thuốc – y học ( Mai Thị Phương Anh, Trần Văn
Lài, Trần Khắc Thi, 1996; Bosland, P.W and Votava E.J, 2000) [2][20].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới.
Xuất phát từ giá trị dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế, cây ớt ngày càng phổ biến
và ñược ưa chuộng, cây ớt ñược xem là một trong số những cây trồng quan trọng
ở các vùng Nhiệt ñới. Diện tích và sản lượng ớt trên thế giới ngày càng tăng.
Cây ớt ñược trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, theo FAO (2007), năm
2006 diện tích ớt tươi trên thế giới 1726038 ha và sản lượng ớt tươi 25866864
tấn, diện tích ớt khô, ớt bột 1982061 ha và sản lượng ớt khô, ớt bột 2747003 tấn.
Châu Á ñứng ñầu thế giới về năng suất và sản lượng, với 60,5% diện tích và
64,8% sản lượng của toàn thế giới.[29]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


12


Tại Hội thảo Gia vị Thế giới tại New Delhi, các báo cáo cho thấy sản
lượng ớt ở những nước sản xuất lớn như Ấn ðộ, Trung Quốc, Pêru,
Bănglañét, Hungari và những nước khác ñang tăng lên, với tốc ñộ tăng
khoảng 5,2%.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ớt của một số nước trên thế giới.
Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tấn/ha)

(1.000 tấn)

2008

2009

2010

Trung Quốc


607,17

662,23

Mexico

132,34

Thỗ Nhĩ Kỳ
Indonexia

2008

2009

2010

672,33 23,51 21,92 22,35

14274,18

14520,30

15023,50

140,44

143,98 15,53 13,82 16,22

2054,97


1941,56

2335,56

79,50

90,00

99,00 22,59 20,41 20,07

1796,18

1837,00

1986,70

202,71

233,90

5,61

1092,12

1378,73

1332,60

Hoa Kỳ


30,72

32,17

30,60 29,62 30,72 30,48

909,81

988,24

932,58

Tây Ban Nha

18,86

20,40

18,00 48,68 49,59 48,44

918,14

1011,70

872,00

1794,59

1859,76


1878,83 15,68 15,33 15,66

28134,16

28509,56

29421,33

Thế giới

237,52

2008

5,39

2009

5,89

2010

Nguồn: FAO, 2012 [29]
Theo số liệu FAO năm 2007, Trung Quốc là nước ñứng ñẩu thế giới về
diện tích và sản lượng ớt tươi. Năm 2006 diện tích ớt tươi của nước này
chiếm 36% và sản lượng ớt tươi chiếm 50,4% của toàn thế giới.
Ấn ðộ là nước có tập quán trồng ớt từ lâu ñời, là nước ñứng ñầu thế
giới về diện tích và sản lượng ớt khô, ớt bột, diện tích ớt khô của Ấn ðộ năm
2006 chiếm 48,2 % và sản lượng chiếm 43,4 % sản lượng ớt bột toàn thế giới.

Năm 2008, diện tích trồng ớt khô nước này là 805000 hécta, sản lượng ớt khô
Ấn ðộ năm 2008 ở mức 1297000 tấn, năm 2009 ñạt 1167000 tấn và năm
2010 ñạt 1223400 tấn. (Nguồn FAO, năm 2012).[29]
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Hàn Quốc, ớt là thành
phần không thể thiếu. Ước tính trung bình 1 người dân Hàn Quốc tiêu thụ 3,8
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


kg ớt/năm (Cho M.C, 2006). Ớt là loại rau chủ lực ở nước này: Diện tích
trồng ớt tươi này ñứng thứ 8 trong tốp 10 nước ñứng ñầu về diện tích trồng
trọt. Năm 2006 sản lượng ớt tươi Hàn Quốc ñạt 39295 tấn, ớt khô là 116915
tấn, năng suất ớt xanh của nước này rất cao ñạt ñược 42,11 tấn/ha.
Bảng 2.2. Tình hình thương mại ớt cay trên thế giới
Mỹ
Giá trị nhập

Trung

Hàn

quốc

Quốc

Ấn ðộ

Thế giới


Năm 2006

687399

2587

78

2

2771658

khẩu (1000 $) Năm 2007

750882

1932

56

0

3055465

Năm 2008

796177

2913


51

0

3844575

Năm 2006

132767

10212

57129

3964

2785846

khẩu (1000 $) Năm 2007

81042

8878

48280

5563

2910669


Năm 2008

168660

12977

50313

10838

3699699

Giá trị xuất

Nguồn FAO, 2012 [29]
Mỹ là nước thu ñược lợi nhuận từ ớt cao nhất trên thế giới cả về giá trị
nhập khẩu và giá trị xuất khẩu, năm 2008 giá trị nhập khẩu ớt của Mỹ chiếm
khoảng 24% so với giá trị nhập khẩu toàn thế giới. Hàn Quốc là nước có thế
mạnh về xuất khẩu ớt trong số các nước Châu Á, giá trị xuất khẩu ớt của Hàn
Quốc cao gấp 5-6 lần so với Trung Quốc.
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt của Việt Nam.
Ớt là cây rau có giá trị cao cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Việt
Nam nằm trong khu vực Nhiệt ñới gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát triển
quanh năm. Tuy nhiên, ñể ñảm bảo năng suất, tăng hệ số sử dụng ñất, cây ớt
ñược gieo trồng vào 2 vụ chính là:
- Vụ ðông Xuân: gieo hạt từ tháng 10 ñến tháng 2, trồng tháng 1 ñến
tháng 2 và thu hoạch vào tháng 4 – 5 hay tháng 6 – 7.
- Vụ hè thu: gieo hạt tháng 6 – 7, trồng tháng 8 – 9, thu tháng 1 – 2.
Ngoài ra có thể trồng ớt trong vụ xuân hè gieo hạt tháng 2 – 3, trồng tháng 3 –
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


14


4, thu tháng 7 – 8. (Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996;
Trần Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1999; Trần Khắc Thi 2000. [2][12][13].
Ở nước ta cây ớt ñược ñưa vào trồng trọt từ rất lâu ñời, do thích hợp
ñược nhiều vùng ñất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, ñặc
biệt là những năm gần ñây rất nhiều ñịa phương: Hải Phòng, Hải Dương, Thái
Bình, Thanh Hóa … ñã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu mở
ra hướng ñi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
ñể sản xuất ra sản phẩm hàng hoá ñem lại thu nhập cao. Một số vùng còn xem
ñây là cây xóa ñói giảm nghèo ñiển hình là các huyện: Kỳ Anh (Hà Tĩnh),
Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa), Quỳnh Phụ (Thái Bình).
Theo số liệu thống kê năm 2007, diện tích ớt trên cả nước là 3658 ha,
năng suất bình quân 5,6 tấn/ha, trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh ðông Bắc
Bộ (Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Dương...) ñồng bằng
sông Cửu Long, Tây Nam Bộ và các tỉnh miền Trung.
Theo Trần Khắc Thi (2007), diện tích trồng trọt tập trung ở các tỉnh
miền Trung, vùng chuyên canh ớt tập trung ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, diện tích trồng ớt có thể mở rộng ra các tỉnh
Bắc Bộ, ñồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam Bộ.[16]
Theo Trần Thế Tục (2008), diện tích trồng ớt cay ở các vùng trồng tập
trung vào khoảng 10-12 tấn quả ớt tươi/ha, sản lượng trung bình 30000 tấn
quả ớt tươi trên năm. Năm 2007 diện tích trồng ớt cao nhất lên tới 5790 ha
trên tổng diện tích trồng rau là 329690 ha.
Theo số liệu thống kê (Tổng cục thống kê, 2009): năm 2008 diện tích
trồng ớt của nước ta là 6532 ha, sản lượng là 62993 tấn, tăng 37% về diện tích và
35% về sản lượng so với năm 2007. Năng suất trung bình là 9,6 tấn/ha năm 2008
ñạt ở mức thấp so với năng suất trung bình của toàn thế giới 14,5 tấn/ha.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


Một số ñịa phương trồng ớt xuất khẩu truyền thống có diện tích lớn như
Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình… Năm 2008 diện tích trồng ớt
Hải Dương cao nhất chiếm 12% diện tích và 18% sản lượng so với cả nước.
Bảng 2.3: Diện tích trồng, năng suất và sản lượng của cây ớt
tại một số tỉnh phía Bắc
Năm 2007

Năm 2008

ðịa phương Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích
(ha)

(tạ/ha)

Hải Dương

634

143,2

Hải Phòng

179


214,6

(tấn)

Năng suất Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

9082

792

145

11483

3842

346

163,4

5654

132

58


766

Bắc Ninh

(tấn)

Vĩnh Phúc

106

78,4

831

115

79,1

910

Ninh Bình

150

177,4

2661

119


188,1

2238

Cả nước

2424

89,4

21680

6532

96,4

62993

Nguồn: Tổng cục thống kê 2009
Theo thư tự xếp hạng của FAO, 2006: Việt Nam ñứng thứ 5 trên toàn
thế giới về diện tích trồng ớt khô, ớt bột và ñứng thứ 7 về sản lượng. Sản phẩm ớt
bột ở nước ta hiện nay ñang ñứng ñầu trong các mặt hàng gia vị xuất khẩu, với thị
trường tiêu thụ khá ổn ñịnh ở các nước trên thế giới, ớt quả khô chủ yếu xuất sang
thị trường Nhật Bản, Hồng Kông, Singapo ớt bột xuất sang các nước Liên Xô (cũ),
Tiệp Khắc, Hunggari, Bungari… ñem lại nguồn thu lớn cho ñất nước.
Theo thống kê, hiện nay trên ñịa bàn các tỉnh phía Bắc ñã có trên 10
doanh nghiệp lớn sản xuất, chế biến và xuất khẩu ớt cay dưới các dạng khác
nhau: xuất tươi (ñông lạnh), muối mặn, muối chua, ñóng lọ nguyên quả, ớt
chiên, ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt (paste)… ðiển hình là công ty chế biến
nông sản Hải Dương, công ty GOC Bắc Giang. Công ty chế biến xuất nhập

khẩu Rau Quả Thanh Hoá hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấn ớt cay ñông
lạnh và muối.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


×