Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TRÀ RAU MÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.06 KB, 10 trang )

TRÀ RAU MÁ
I.GIỚI THIỆU
1.1.Giới thiệu rau má : Tên thường gọi: Rau má
Tên khác: Tích huyết thảo
Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Asiatic Pennywort, Indian
Pennywort
Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb
Tên đồng nghĩa: Hydrocotyle asiatica L.,
Trisanthus cochinchinensis Lour.
Thuộc họ Hoa tán - Apiaceae
Rau má là loại cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc
từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thân hoặc gân tròn, mép khía
tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu
trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ. Là loài cây liên nhiệt đới, mọc
hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.
1.2. Thành phần của rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols,
saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese,
phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.
Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid,
có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm
các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng
khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng
lên da non . Các loại phenol, acid amin, đầu dễ bốc hơi và cumarin.
1.3. Công dụng của rau má:
Rau má là loại rau thông dụng nhân dân ta thường dùng chế biến nhiều
cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát
có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.điển hình
là trà rau má .
Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng
dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để
1


làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt,
rôm sẩy.
Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình
sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng
lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến...
Rau má rất lành, có thể ăn hằng ngày. Nhưng rau má không chỉ là một
loại rau mà còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt,
rôm sảy, sốt nóng, thiếu sữa sau sinh, táo bón, hư lao, nhuận gan mật, bí tiểu
tiện...
Nền y học hiện đại đã chiết xuất lấy hoạt chất từ rau má làm thuốc chống
sẹo lồi, làm vết thương mau lành, giảm bớt chứng giãn tĩnh mạch chi dưới... Tuy
lấy từ rau má nhưng loại thuốc này khá đắt vì phải qua nhiều công đoạn chế biến
khá phức tạp. .
1.4. Các loại trà
Trà linh chi
Trà gừng
Trà xanh nhật bản
Trà chuối hột
Trà diệp hạ châu
Trà tim sen
Trà trinh nữ

Trà lipton
1.5.Trà rau má
2
Trà rau má là loại trà được chiết xuất từ lá
rau má. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ
huyết cơ thể. Trà rau má có thể sánh ngang với các
loại trà khác như :trà xanh, trà sen, trà râu ngô …
Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của

rau má ở trong trà có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn
ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng
tính đàn hồi của mạch máu.
II. QUY TRÌNH VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH
3
2.1. Quy trình
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất trà rau má
2.2. Thuyết minh quy trình.
4
Sấy
Phân loai
Diệt men
Vò chè
Trà rau má
Bảo quản va bao gói
Xử lý sơ bộ
0
Nguyên liệu
Nguyên liệu rau má
Chọn rau má còn xanh, tươi, không sâu bệnh, không dập nát, không
vàng úa.
Xử lý
Loại bỏ tạp chất: cỏ, lá úa, bụi lẫn trong rau má sau cắt bớt cuống rễ rồi
rửa sạch để ráo nước.
Mục đích: Làm tăng giá trị cảm quan và hiệu suất thu hồi cho sản phẩm trà rau
má.
Dệt men:
Có 2 phương pháp: Chần và hấp
Hấp: Dùng hơi nước ở nhiệt độ cao để diệt men có trong nguyên liệu ở nhiệt độ
100

0
C trong thời gian 5 phút rồi lấy ra rải mỏng
Ưu điểm: Màu chè xanh tươi đẹp mắt, dễ cơ khí hóa
Nhược điểm: Sau khi hấp lượng nước trong chè tăng lên nên phải qua sấy nhẹ
trước khi vò, hương thơm của chè kém.
Chần: Được chia làm 2 nghiệm thức: Không bổ sung muối và bổ sung 0,05%
muối. Đem đi chần qua nước nóng ở 100
0
C trong thời gian 3 phút rồi vớt ra rải
mỏng.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, làm sạch được khói chè, tốn ít năng lượng.
Nhược điềm: giống phương pháp hấp
Mục đích: Trước khi sấy thường chần, hấp bằng hơi nước nhằm bảo vệ phẩm
chất sản phẩm và rút ngắn thời gian sấy. Khi chần, do tác dụng của nhiệt và ẩm
nên tính chất hoá lý của nguyên liệu bị biến đổi có lợi cho sự thoát ẩm khi sấy:
các vi sinh vật bị tiêu diệt và hệ thống men (enzim) trong nguyên liệu bị đình chỉ
hoạt động (vô hoạt hoá) tránh gây hư hỏng sản phẩm, giảm một phần lượng
nước để quá trình vò không bị nát và vò viên dễ dàng hơn.
Vò trà
Sau khi dệt men xong ta chuyển sang công đoạn vò viên
Mục đích: Làm cho lá chè xoăn và cuộn lại. các chất hòa tan dễ dàng hòa tan
vào nước khi pha chế.
.Yêu cầu vò trà là phải vò theo một chiều .
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×