Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nhà chung cư NO1 Pháp Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 81 trang )

Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

PHẦN III

THI CÔNG
(45%)
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện

:

MSSV

:

Lớp

:

Nhiệm vụ thi công:

Ths.CAO THẾ TRỰC

1. Lập biện pháp kỹ thuật, thi công phần ngầm.
+ Biện pháp thi công cọc ép
+ Biện pháp thi công đất
+ Biện pháp thi công đài giằng
+ Biện pháp thi công các công việc khác đến cos ± 0,00
2. Lập tiến độ thi công phần ngầm


3. Thiết kế tổng mặt bằng thi công phần ngầm

Bản vẽ kèm theo:
1. Bản vẽ thi công phần ngầm: TC – 01
2. Bản vẽ thi công đài giằng TC – 02
3. Bản vẽ tổng tiến độ thi công phần ngầm: TC - 03
4. Bản vẽ tổng mặt bằng thi công phần ngầm: TC - 04

1


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

®­êng giao th«ng

I. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
1. Vị trí địa lý của công trình
Tên công trình: “NHÀ CHUNG CƯ NO1 - PHÁP VÂN ”
Địa điểm :
Pháp Vân Huyện Thanh Trì Thành Phố Hà Nội
Thuận lợi :
Thuận lợi cho xe đi lại vận chuyển vật tư, vật liệu phục vụ thi công cũng như vận chuyển
đất ra khỏi công trường. Khoảng cách đến nơi cung cấp bê tông không lớn lên dùng bê tông
thương phẩm .
Công trình nằm ở thành phố nên điện nước ổn định ,do vậy điện nước phục vụ thi công
được lấy trực tiếp từ mạng lưới cấp của thành phố, đồng thời hệ thống thoát nước của công

trường cũng xả vào hệ thống thoát nước chung của thành phố .
Khó khăn
Công trình thi công nằm trong thành phố nên mọi biện pháp thi công đưa ra phải đảm bảo
được các yêu cầu về vệ sinh môi trường (tiếng ồn ,bụi, …).
Phải mở cổng tạm, hệ thống hàng rào tạm bằng tôn che kín bao quanh công trường cao
>2m để giảm tiếng ồn.

C¤NG TR×NH X¢Y DùNG

ph¹m vi ®Êt ®­îc sö dông trong thi c«ng

2 .Phương án kết cấu phần ngầm của công trình
Kết cấu móng:
Do công trình xây dựng trong thành phố và tải trọng của công trình trung bình, do đó sử
dụng phương án cọc ép, cắm xuống độ sâu 20,5 m so với mặt đất tự nhiên, vào lớp cát hạt
trung. Công trình sử dụng một loại cọc có đường kính 350x350, chiều dài cọc là 19 m, gồm
3 đoạn cọc C1dài 7m, 2 đoạn cọc C2 mỗi đoạn dài 6 m.
3. Điều kiện địa chất thuỷ văn.

2


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

Công trình nằm ở một vị trí bằng phẳng, do đó không khó khăn lắm cho việc san nền
cũng như các công chuẩn bị mặt bằng công trình.
Theo “Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình ’’
Khu đất xây dựng nằm trên diện tích khu dân cư

Từ trên xuống gồm các lớp đất chiều dày ít thay đổi trong mặt bằng
Lớp 1: Lớp đất san lấp 1,2 m
Lớp 2: Lớp sét pha trạng thái dẻo cứng dày 7,5 m
Lớp 3: Lớp sét pha ,trạng thái dẻo mềm dày 10 m
Lớp 4: Lớp cát hạt trung chặt vừa dày 11,2 m
Lớp 5: Lớp cát hạt thô lẫn cuội sỏi chặt rất dày
Mực nước ngầm xuất hiện ở cốt -10,5m

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG

3


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

1. Chuẩn bị mặt bằng
Kiểm tra chỉ giới xây dựng.
Công việc trước tiên là dọn dẹp mặt bằng ,tiến hành san lấp và rải đường để làm đường
tạm cho các máy thi công tiến hành tiếp cận với công trường ,sau đó phải tiến hành xây
dựng hàng rào tôn để bảo vệ các phương tiện thi công, tài sản trên công trường và tránh ồn,
không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và thẩm mỹ khu vực.
Di chuyển các công trình ngầm :đường dây điện thoại ,đường cấp thoát nước ….
Tập hợp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật có liên quan (quá trình khảo sát địa chất ,quy trình
công nghệ…)
Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định các vị trí tim mốc, hệ trục công trình,
đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công thép, kho và công trình phụ
trợ.
Thiết lập quy trình thi công chi tiết, qui định thời gian cho các bước công tác và sơ đồ

dịch chuyển máy công trường ,
Chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu các loại vật tư, các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra độ sụt
của bê tông, chất lượng gạch đá ,độ sâu cọc …..
Tiêu nước bề mặt
Để tránh nước mưa trên bề mặt công trình tràn vào các hố móng khi thi công ta đào
những rãnh ngăn nước ở phía đất cao chạy dọc các hố móng và đào rãnh xung quanh để tiêu
nước trong các hố móng và bố trí một máy bơm để hút nước.
Để xử lý việc thoát nước bề mặt và nước ngầm bắt gặp trong quá trình thi công, có thể
sử dụng hệ thống bơm và đường dẫn cao su mềm vào rãnh thoát nước thành phố kết hợp với
các rãnh khơi quanh công trình. Dùng 2 máy bơm SHE-50 (động cơ xăng), công suất
600l/phút và Kama10 (động cơ điện).
Trắc đạc và định vị công trình :
- Đây là công việc được tiến hành đầu tiên và rất quan trọng, đòi hỏi phải làm cẩn thận và
thật chính xác. Sau khi tiếp nhận các thủ tục bàn giao công trình và vệ sinh mặt bằng công
trường ta phải tiến hành các công việc về trắc đạc:
+ Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, các tài liệu, hồ sơ và kết hợp với chủ đầu tư, tư vấn giám
sát, thiết kế để chuyển hệ thống trục, tim, cốt lên mặt bằng thực tế, các mốc giới chuẩn (cốt
±0.00, điểm mốc chuẩn) đều do bên A chỉ định và bàn giao.
+ Lập hồ sơ, thực hiện việc lưu giữ lâu dài mốc chuẩn, các điểm mốc này được gửi lên
các công trình có sẵn cố định xung quanh như : hè đường phố, cột điện, tường nhà... Trong
một số trường hợp khác có thể được chôn bằng cọc bêtông kích thước 150 x 150 x1500m
cách công trình từ 10 đến 30 m nơi không có phương tiện vận chuyển đi qua tránh gây biến
dạng, xê dịch mốc
2.Hệ thống điện nước.
Điện phục vụ cho thi công lấy từ 2 nguồn :
- Lấy qua trạm biến thế khu vực.

4



Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

- Sử dụng máy phát điện dự phòng.
Nước phục vụ công trình : Đường cấp nước lấy từ hệ thống cấp nước chung của khu.
Đường thoát nước được xử lý và thải ra đường thoát nước chung của khu.

CHƯƠNG II. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
I. THI CÔNG ÉP CỌC BTCT
1. Phương án thi công ép cọc
Dùng máy ép thủy lực: cọc được ép vào trong đất từng đoạn bằng kích thuỷ lực có đồng hồ
đo áp lực.
- Ưu điểm nổi bật của cọc ép:
+ Êm, không gây ra tiếng ồn.
+ Không gây ra chấn động cho các công trình khác.
+ Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta có thể
xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.
- Nhược điểm: Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên
qua quá dầy.
2. Phương án thi công ép cọc.
Sử dụng phương án ép cọc trước khi thi công móng
Phương pháp ép trước gồm các biện pháp:
- Ép cọc trên mặt đất trước khi đào hố móng (ép âm):
+ Khi tiến hành hạ cọc theo giải pháp này, khi hạ cọc đến sát mặt đất phải dùng thêm một
đoạn cọc phụ để ép tiếp cho tới vị trí thiết kế, tuy nhiên dùng cọc đệm quá dài sẽ giảm hiệu
quả của lực ép, lực cản ma sát tăng và có thể làm xiên đầu cọc.
+ Biện pháp này có ưu điểm sẽ là thuận tiện cho quá trình vận hành của máy móc, giảm
khối lượng thi công công tác đất và không phải xử lý nước ngầm khi mực nước ngầm nằm
trên mặt cao trình đáy hố đào.

+ Tuy nhiên khi thi công đào đất bằng cơ giới sẽ gặp khó khăn, các đầu cọc sau khi đóng
nằm nhô lên khỏi cao trình đáy hố đào gây cản trở quá trình thi công cơ giới, giảm năng suất
làm việc. Trong thi công đào đất bằng cơ giới cần cẩn thận để tránh va chạm vào đầu cọc
làm lệch cọc.
- Ép cọc khi đã đào hố móng (ép dương):
+ Biện pháp này có ưu điểm không cần sử dụng cọc đệm, quá trình thi công cơ giới hóa
công tác đào đất sẽ thuận lợi hơn phương pháp trên. Tuy nhiên khi mực nước ngầm cao hơn
đáy móng hoặc khi thi công gặp mưa nhiều thì đòi hỏi phải có yêu cầu xử lý hút nước hố
móng, chống vách đất hố đào, quá trình thi công ép cọc vì cần trục cẩu lắp di chuyển khó
khăn làm tăng giá thành và gây khó khăn cho quá trình hạ cọc.
⇒ Dựa vào các ưu nhược điểm của hai phương pháp trên liên hệ thực tế công trình xây
dựng. Công trình có mặt bằng khá bằng phẳng và rộng nên để thuận tiện cho quá trình vận
hành của máy móc khi bốc xếp, cẩu lắp và ép cọc, giảm khối lượng công tác thi công đất ta
chọn giải pháp thi công ép cọc trước khi tiến hành đào hố móng.

5


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

- Trình tự thi công: hạ cọc chính vào trong đất bằng thiết bị ép cọc, gồm 3 đoạn cọc, 1
đoạn dài 7m và 2 đoạn dài 6m. Sau đó dùng cọc phụ có chiều dài thích hợp để đưa mũi cọc
đến vị trí thiết kế (cọc phụ gọi là cọc đệm).
3. Tính khối lượng công tác ép cọc.
Số lượng Số cọc ép âm Chiều dài cọc Chiều dài ép Chiều dài ép Chiều dài ép
Tên móng đài móng
(m)
(m)

âm (m)
cọc (m) cọc âm (m)
M1
12
6
19
1,5
1368
108
M2
12
9
19
1,5
2052
162
M3
6
4
19
1,5
456
36
MTM
1
6
19
1,5
114
9

Tổng chiều dài ép cọc
4305

- Mặt bằng móng cọc:

6


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

7


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

4. Chọn máy ép cọc.
Để đưa cọc xuống độ sâu thiết kế cọc phải qua các tầng địa chất khác nhau. Ta thấy cọc
muốn qua được những địa tầng đó thì lực ép cọc phải phá vỡ được cấu trúc của lớp đất dưới
mũi cọc và đảm bảo kết cấu không bị vỡ. Ngoài ra lực ép phải đảm bảo nhỏ hơn sức chịu tải
của cọc theo độ bền của vận liệu chế tạo cọc.
Ta có: Pvl > Peptk ≥ K1 x Pđn
Trong đó:
- Pvl: Sức chịu tải của cọc theo vật liêu, Pvl = 261 T
- Peptk: Lực ép tối thiểu của máy
- Pđn: Sức chịu tải của cọc theo điều kiện đất nền, xác định theo thí nghiệm xuyên tĩnh CPT
Pđn = PSPT 103,5 T

- K1: hệ số an toàn thi công chọn K1 = 1,2
Ta có: 261(T) > Peptk ≥ 1,2x 103,5 = 124(T)
5. Tính, chọn các thông số của máy ép
Tính đường kính xi lanh:
Lực ép do máy sinh ra:

PÐp =

nk . π . D 2 . P

d

4

Trong đó:
nk: là số quả kích có trong giá ép, nk = 2.
D: là đường kính xi lanh
Pd: là áp lực dầu, Pd = (0,6 ÷ 0,7)pd; pd = (210 ÷ 310)kG/cm2


Pd = (126 ÷ 217)kG/cm2 → Lấy Pd = 150kG/cm2

Vậy đường kính xi lanh:
D=

4.P

Ðp

π .P .n

d

k

=

4 × 124
= 22,9(cm)
3,14 × 0,15 × 2

Chọn máy ép cọc có các thông số kỹ thuật sau:
+ Lực ép lớn nhất Pmax=140 T, gồm hai kích thuỷ lực mỗi kích có Pmax =70T
+ Đường kính xilanh thuỷ lực Dxl =30 cm
+ Tiết diện cọc ép được đến 35x35cm
* Chọn giá ép:

8


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

- Chọn giá ép như sau:
+ Kích thước của giá ép như sau: (chọn trong 1 lần lắp giá ép được 9 cọc như hình vẽ)
Chọn chiều cao giá ép: Hgiá ép = Hcọc + 1m = 7 + 1 = 8m
Chiều dài giá ép:

L = (nx – 1)x3xDcoc + 3xDxl + 3xDth + 3xlq
= (3-1)x 3x 0,35+3x 0,3+3x0,3+2x3=9,9 (m)


Chiều rộng giá ép : B = (ny – 1)x3xDcoc + 3xDth + 2xbq
= (3-1)x 3x 0,35+3x 0,3+2x0,3 = 3,6(m)
Trong đó : L - chiều dài dầm chính bàn ép;
B - chiều rộng giá ép;
nx- số cọc ép 1 lần đặt giá theo phương dọc giá;
ny- số cọc ép 1 lần đặt giá theo phương ngang bàn ép;
Dcọc- đường kính cọc;
Dxl- đường kính xi lanh của kích;
Dth- chiều rộng của tháp ép lấy bằng Dcọc max;
lq- chiều rộng khối đối trọng thường lấy bằng chiều dài quả đối trọng
bq- chiều rộng cánh dầm chính (lấy khoảng 300 mm).
- Tính đối trọng :
* Để đặt đối trọng phải đảm bảo thoả mãn điều kiện chống lật cho giá.Tính toán ép cho đài
ĐM2 gồm 9 cọc có mặt bằng bố trí ép như sau:

Đối trọng là các cục bê tông kích thước 3x1x1m, trọng lượng 1 cục đối trọng là:
2,5x1x1x3=7,5 (T)
+ Xác định theo khả năng chống lật phương cạnh dài

9


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

- Mô men gây lật là:
Mlật = L x Pep = 6x124 =744 (T.m)
- Mô men kháng lật là:

Mgiữ = 8,4x P1+ 1,5xP1= 9,9P1(T.m)
Để đảm bảo ổn định không bị lật thì: M giữ > Mlật ⇔ 9,9P1 > 744
=> P1 >77,15 (T)
=> Số đối trọng cần cho 1 bên là:
n1 =

P1 75,15
=
= 10, 02
Qdt
7,5

+ Xác định khả năng chống lật phương cạnh ngắn
- Mô men gây lật là:
Mlật = Lx Pép = 2,85x 124= 353,4 (T.m)
- Mô men kháng lật là:
Mgiữ = L x 2 P1 = 1,65x 2P1 =3,3P1(T.m)
Để đảm bảo ổn định không bị lật thì: M giữ > Mlật ⇔ 3,3P1 > 353,4
=> P1 > 107,1 (T)
=> Số đối trọng yêu cầu cho 1 bên: n1 =

P1 107,1
=
= 14, 27
Qdt
7,5

=> Để đảm bảo an toàn trong thi công ta sẽ xếp các cục đối trọng đều nhau thành 5 hàng
chồng lên nhau,mỗi hàng 3 cục đối trọng, như vậy số đối trọng 1 bên sẽ là 15 cục đối trọng
kích thước: 1x1x3m.


10


Thuyt minh ỏn tt nghip

Phn thi cụng

khung dẫn di động
kích thủy lực
đối trọng
đồng hồ đo áp lực
máy bơm dầu
khung dẫn cố định
dây dần dầu
bệ đỡ đối trọng
dầm đế
dầm gánh

MT NG MY ẫP CC
6. Chn cu phc v cụng vic ộp cc:
a. Chn cỏp cu i trng :
- Chn cỏp mm cú cu trỳc 6 ì 37 + 1. Cng chu kộo ca cỏc si thộp trong cỏp l
160 Kg/mm2, s nhỏnh dõy cỏp l mt dõy,dõy c cun trũn ụm cht ly vt khi cu.
+ Trng lng 1 i trng l: Pt = 7,5 (T)
+ Lc xut hin trong dõy cỏp :
7,5 ì2
Pdt
S=
=

= 5,3 (T).
2ì 2
n ì cos
Vi :n s nhỏnh dõy, ly s nhỏnh l 2 nhỏnh n = 2
Gúc hp gia hai nhỏnh dõy =450
+ Lc lm t dõy cỏp :
R = kìS (Vi k = 6 : H s an ton dõy treo).
R = 6ì5,3 = 31,8 (T) = 31800 (kg)
- Gi s si cỏp cú cng chu kộo bng cỏp cu = 160 (kg/mm2)
- Din tớch tit din cỏp yờu cu :
Fyc

R 31800
=
= 198,75 (mm2)

160

Mt khỏc ta cú tit din si cỏp theo ng kớnh si cỏp :
F=

.d 2
198,75 d 15,9 (mm)
4

11


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp


Phần thi công

- Tra bảng chọn cáp: Chọn cáp mềm có cấu trúc 6x37+1, có đường kính cáp 17,5mm trọng
lượng 1,06 (kg/m), lực làm đứt cáp S = 14600(kg/mm2)
b) chọn cẩu phục vụ ép cọc
- Cẩu dùng để cẩu cọc đưa vào giá ép và bốc xếp đối trọng khi di chuyển giá ép.
- Xét khi cẩu dùng để cẩu cọc vào giá ép tính theo sơ đồ không có vật cản
- Độ cao nâng vật:
Hyc = HK+ hkê + hđ +2/3Hc + hcáp + htreo
Trong đó: HK: là chiều cao của giá ép; Hgiá ép = 8 m
hkê: là khoảng kê giá; h kê = 0,2 m
hđ: là chiều cao dầm giá ; hd = 0,5 m
Hc: là chiều dài cọc (=7 m)
hcáp: là chiều cao cáp; hcáp = 1,5m
htreo: là chiều dài treo buộc ; htreo = 1,5m
⇒Hyc =8 + 0,2 + 0,5 + 2/3x7 +1,5 + 1,5+ = 16,36 m
- Sức nâng vật Q: Qyc = qck + ∑qi
Trong đó:
qck: Trọng lượng khối bê tông dùng làm đối trọng, qck = 7,5T
∑qi: Trọng lượng dây + phụ kiện treo buộc, ∑qi = 0,5T ⇒Q = 7,5 + 0,5 = 8,0(T)
- Chiều dài tay cần chính được xác định:
H - h 16,36 - 1,5
L = yc c =
= 15, 4(m)
yc sin75o
sin75 o
Trong đó: hc = 1,5 m: chiều cao từ khớp tay cần đến cao trình máy đứng.
- Tầm với :
Ryc = S + rc = 4 + 1,5 = 5,5(m)
Trong đó: S = L . cos75o = 15,4 x cos75o = 4 (m)

rc= 1,5(m): khoảng cách từ khớp tay cần đến trọng tâm của máy.
Vậy các thông số khi chọn cần trục là:
Lyc =15,4 (m)
Ryc =5,5 (m)
Hyc =16,36 (m)
Qyc = 8,0 (T)
Từ những yếu tố trên ta chọn cần trục tự hành bánh hơi KX – 4362 có các thông số sau:
+ Trọng lượng
: 23,3 (T)
+ Chiều dài cần
: 17,5 (m)
+ Kích thước giới hạn
: Dài 16,5 (m); Rộng 3,12m; Cao 4m
+ Vận tốc di chuyển
: 2-15(km/m)
+ Sức nâng lớn nhất
: 10 (T)
+ Tầm với (min/max)
: 4,4/12,3 (m)
+ Độ cao nâng (min/max): 11,4/16,9 (m)
+ Tốc độ nâng hạ tải : 1,5-6,5 (m/ph)
+ Tốc độ quay của bàn quay: 0,4-1,1 (vòng/ph)
* Biểu đồ tính năng của cần trục KX-4362

12


Phần thi công

16


24

14

22

12

20

Qmax = 10

18
Hmax = 16.9

8
6

14

4

Hmin = 11.4
10

Qmin = 2
0

§é cao n©ng H (m)


Søc n©ng Q (tÊn)

Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

8
4 6 8 10
14 16
Rmin = 4.4
Rmax = 12.3
TÇm víi R (m)

CẦN TRỤC TỰ HÀNH BÁNH HƠI KX 4362
7.Thời gian thi công
- Tổng chiều dài cọc ép là : 4305 (m)
+ Trong thực tế đối với cọc 35x35 cm đất cấp II máy ép được 90m/ca.
- Số ca máy cần thiết để ép cọc:

4305
= 47,8 (ca)
90

- Dùng 2 máy ép cọc làm việc 1ca( 1 ca tương đương với 1 ngày), thời gian ép cọc dự kiến
cho công trình là:
47,8
= 23,9 ngày ≈24 ngày (chưa kể thời gian thí nghiệm nén tĩnh cọc, số cọc cần nén tĩnh
2 ×1

>1% tổng số cọc và không ít hơn 3 cọc
* Số lượng công nhân thi công ép cọc trong 1 ca:

- Điều khiển máy ép cọc: 1 người

13


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

- Điều khiển cần trục tự hành: 1 người
- Phục vụ treo móc hạ đối trọng, móc cọc và lắp cọc vào giá ép: 2 người
- Thợ hàn hàn nối các đoạn cọc: 2 người.
- Căn chỉnh 2 máy kinh vĩ: 2 người
⇒ Tổng số 8 người/ca, một ngày có hai nhóm, như vậy có 16 người/ca
8. Thiết kế mặt bằng thi công ép cọc
Chọn sơ đồ ép cọc cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Bố trí sơ đồ ép cọc phải đảm bảo an toàn lao động
- Tính số lượng máy sao cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế
- Mặt bằng ép cọc phải có một mặt tự do để không gây ra độ chối giả
- Mặt bằng hình chữ nhật chạy dài theo hướng Đông – Tây, công trình giới hạn trong một
khu đất , cách hướng Đông 5m, hường Bắc 15m, hướng Tây 10m, hướng Nam 17m. Đường
khu vực để đi vào công trình nằm ở phía tây.
Với những đặc điển trên ta có sơ đồ di như hình vẽ

14


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công


* Phân tích sơ đồ di chuyển

15


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

- Dùng hai máy ép cọc di chuyển theo phương ngang nhà có sơ đồ di chuyển như hình vẽ
trên.
+ Máy 1 ép cọc từ trục 1 đến trục thang máy, điểm bắt đầu từ trục 8 và di chuyển từ trục 8D
→ 8C→8B → 8A các đường đi chuyển sau đi ngược lại (như hình vẽ) điểm kết thúc tại vị
trí móng thang máy
+ Máy 2 ép cọc từ trục 4 đến trục 1, điểm bắt đầu từ trục 4 và di chuyển từ trục4D→4C→
4B→4A các đường đi chuyển tiếp sau đi ngược lại ( như hình vẽ) điểm kết thúc tại trục 1D
- Với sơ đồ di chuyển như trên thì khối lượng ép cọc của hai máy gần như là tương đương
nhau và cùng thi công song song nhau mà không bị va cham trên mặt bằng và đảm bảo ép
cọc không xuất hiện độ chối giả khi thi công ép cọc
9. Chọn xe vận chuyển cọc
Chọn xe vận chuyển cọc của hãng Hyundai có trọng tải 15 T

- Tổng số cọc cần ép trong mặt bằng là :210 cọc
- Mỗi 1 cọc có 1 đoạn dài 7m và 2 đoạn dài 6m như vậy tổng số đoạn cọc cần phải chuyên chở
đến mặt bằng công trình là: 210 x 3 = 630 (đoạn). Trọng lượng mỗi một đoạn cọc là P cọc=1,57
(T)
⇒ Số lượng cọc mà mỗi chuyến xe vận chuyển được là :
ncoc =


15
= 9,5 , lấy ncọc = 10 đoạn cọc
1,57

⇒ Số chuyến xe cần thiết để vận chuyển hết số cọc đến mặt bằng công trình là
nchuyen =

630
= 63 (chuyến)
10

Dự kiến dùng 2 xe chuyển cọc trong 3 ngày tới công trường
10. Biện pháp thi công ép cọc
- Chuẩn bị cọc ép:
Người thi công phải hình dung được sự phát triển của lực ép theo chiều sâu suy từ điều
kiện địa chất; phải loại bỏ những đoạn cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật ngay khi kiểm tra
trước khi ép cọc.
Trước khi ép nên thăm dò phát hiện dị vật, dự tính khả năng xuyên qua các ổ rác hoặc
các khối cứng khác

16


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

Khi chuẩn bị ép cọc phải có đầy đủ báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ
xuyên tĩnh, bản đồ các công trình ngầm. Phải có bản đồ bố trí mạng lưới cọc thuộc khu vực
thi công, hồ sơ về sản xuất cọc

Để đảm bảo chính xác tim cọc ở các đài móng, sau khi dùng máy để kiểm tra lại vị trí
tim móng, cột theo trục ngang và dọc, từ các vị trí này ta xác định được vị trí tim cọc bằng
phương pháp hình học thông thường.
- Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép:
Vận chuyển và lắp ráp thiết bị vào vị trí ép: Việc lắp dựng máy được tiến hành từ dưới
chân đế lên. Đầu tiên đặt dàn sắt xi vào vị trí, sau đó lắp dàn máy, bệ máy, đối trọng và trạm
bơm thuỷ lực.
Khi lắp dựng khung ta dùng máy kinh vĩ để cân chỉnh cho các trục của khung máy,
kích thuỷ lực, cọc nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng
chuẩn của đài cọc. Độ nghiêng cho phép ≤ 5%, sau cùng là lắp hệ thống bơm dầu vào máy.
Kiểm tra liên kết cố định máy xong ta tiến hành chạy thử để kiểm tra ổn định của
thiết bị ép cọc.
Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí trước khi ép cọc.
- Vạch hướng ép cọc:
Trình tự ép cọc trong 1 móng như sau:

- ép cọc:
Gắn chặt đoạn cọc C1 vào thanh định hướng của khung máy. Đoạn cọc đầu tiên C 1 phải
được căn chỉnh để trục của C1 trùng với trục của kích đi qua điểm định vị cọc (dùng máy
kinh vĩ đặt vuông góc với trục của vị trí ép cọc). Độ lệch tâm không lớn hơn 1cm.
Khi má chấu ma sát ngàm tiếp xúc chặt với cọc C 1 thì điều khiển van dầu tăng dần áp lực,
cần chú ý những giây đầu tiên, áp lực dầu nên tăng chậm, đều để đoạn cọc C 1 cắm sâu vào
lớp đất một cách nhẹ nhàng với vận tốc xuyên không lớn hơn 1 cm/s. Sau khi ép hết đoạn
cọc C1 thì tiến hành lắp dựng đoạn C2 để ép tiếp.
Dùng cần cẩu để cẩu lắp đoạn cọc C2 vào vị trí ép, căn chỉnh để đường trục của đoạn C 2
trùng với trục kích và đường trục C1, độ nghiêng của C2 không quá 1%.
Gia tải lên đoạn cọc C2 sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng (3 ÷ 4)kG/cm2 để tạo tiếp
xúc giữa bề mặt bêtông của 2 đoạn cọc. Nếu bêtông mặt tiếp xúc không chặt thì phải chèn

17



Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

bằng các bản thép đệm, sau đó mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế. Khi
hàn xong, kiểm tra chất lượng mối hàn sau đó mới tiến hành ép đoạn cọc C2.
Tăng dần lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép thắng lực ma sát và
lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.
Khi đoạn cọc C2 chuyển động đều mới tăng dần áp lực lên nhưng vận tốc cọc đi xuống
không quá 2cm/s.
Khi ép xong đoạn C2, C3 tiến hành nối đoạn cọc ép âm với đoạn cọc C 3 để tiếp tục ép cọc
xuống độ sâu thiết kế.
+ Ta sử dụng 1 đoạn cọc thép có chiều dài 2,5m dùng để ép âm đầu đoạn cọc C 3 xuống
tới cốt -1,5 (m) so với cốt thiên nhiên (chiều sâu đoạn ép âm là: 1,5 m)
*Cọc dẫn ép âm:
Cọc được ép âm so với cos thiên nhiên là 1,5 (m) ta chuẩn bị các đoạn cọc dẫn dài
2,5(m) có cấu tạo như hình vẽ sau:

Thao tác ép cọc dẫn như sau: Sau khi đoạn cọc cuối cùng (C3) được ép vào trong đất còn
lại phần trên mặt đất khoảng 30 cm nữa thì ta dừng ép, đưa đoạn cọc dẫn trùm lên đoạn C 3
và tiến hành ép xuống như trước.
Phía trên cọc dẫn có lỗ φ30 để việc rút đoạn cọc dẫn ra được thuận tiện, đầu trên còn
đánh dấu vạch chia để khi ép ta biết được điểm dừng ép. Sau khi ép cọc C3 đến cốt thiết kế
ta tiến hành nhổ đoạn cọc thép dùng để ép âm.
Chú ý:
Đoạn cọc C1 sau khi ép xuống còn chừa lại một đoạn cách mặt đất (40 ÷50)cm để dễ thao
tác trong khi hàn nối.
Trước khi nối cọc phải gia tải ép đoạn cọc C 2 vào đoạn C1 một khoảng rồi mới tiến hành

nối cọc.
Trong quá trình hàn phải giữ nguyên áp lực tác dụng lên cọc C2.
- Xử lý cọc khi thi công ép cọc:

18


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

Do cấu tạo địa tầng dưới nền đất không đồng nhất nên trong quá trình thi công ép cọc có
thể sẽ xảy ra các trường hợp sau:
- Khi ép đến độ sau nào đó mà chưa đạt đến chiều sâu thiết kế nhưng lực ép đạt, khi đó giảm
bớt tốc độ, tăng lực ép từ từ nhưng không lớn hơn P ép max, nếu cọc vẫn không xuống thì
ngưng ép, báo cho chủ công trình và bên thiết kế để kiểm tra và xử lý.
→ Phương pháp xử lý là sử dụng các biện pháp phụ trợ khác nhau như khoan phá, khoan
dẫn hoặc ép cọc tạo lỗ.
- Khi ép cọc đến chiều sâu thiết kế mà áp lực tác dụng lên đầu cọc vẫn chưa đạt đến áp lực
tính toán. Trường hợp này xảy ra khi đất dưới mũi cọc là lớp đất yếu. Vậy phải ngưng ép và
báo cho thiết kế biết để cùng xử lý.
→ Biện pháp xử lý là kiểm tra xác định lại để nối thêm cọc cho đạt áp lực thiết kế tác dụng
lên đầu cọc.
- Nhật ký thi công, kiểm tra và nghiệm thu cọc:
Mỗi tổ máy ép đều phải có sổ nhật ký ép cọc. Ghi chép nhật ký thi công các đoạn cọc đầu
tiên gồm việc ghi cao độ đáy móng, khi cọc đã cắm sâu từ (30÷50)cm thì ghi chỉ số lực nén
đầu tiên. Sau đó khi cọc xuống được 1m lại ghi lực ép tại thời điểm đó vào nhật ký thi công
cũng như khi lực ép thay đổi đột ngột. Đến giai đoạn cuối cùng là khi lực ép có giá trị bằng
0,8 giá trị lực ép giới hạn tối thiểu thì ghi chép ngay. Bắt đầu từ đây ghi chép lực ép với
từng độ xuyên 20cm cho đến khi xong.

Để kiểm tra khả năng chịu lực của cọc ép ta xác định sức chịu tải của cọc theo phương
pháp thử tải trọng tĩnh. Quy phạm hiện hành quy định số cọc thử tĩnh ≥ 1% tổng số cọc
nhưng không ít hơn 3 cọc. ở đây số lượng cọc là 210 cọc nên ta chọn số cọc thử 3 cọc là đủ.
 1

1
 tải trọng giới hạn
 10 15 

Cách gia tải trọng tĩnh:Tải trọng được gia theo từng cấp bằng 

÷

đã xác định theo tính toán. ứng với mỗi cấp tải trọng người ta đo độ lún của cọc như sau:
Bốn lần ghi số đo trên đồng hồ đo lún, mỗi lần cách nhau 15 phút, 2 lần cách nhau 30 phút,
sau đó cứ sau 1 giờ lại ghi số đo một lần cho đến khi cọc lún hoàn toàn ổn định dưới cấp tải
trọng đó. Cọc coi là lún ổn định dưới cấp tải trọng nếu nó chỉ lún 0,1mm sau 1 hoặc 2 giờ
tuỳ loại đất dưới mũi cọc.
Công tác nghiệm thu công trình đóng cọc được tiến hành trên cơ sở: Thiết kế móng cọc,
bản vẽ thi công cọc, biển bản kiểm tra cọc trước khi đóng, nhật ký sản xuất và bảo quản cọc,
biên bản thí nghiệm mẫu bê tông, biên bản mặt cắt địa chất của móng, mặt bằng bố trí cọc
và công trình.
Khi tiến hành công tác nghiệm thu cần phải:
- Kiểm tra mức độ hoàn thành công tác theo yêu cầu của thiết kế và quy phạm.
- Nghiên cứu nhật ký ép cọc và các biểu thống kê các cọc đã ép.
- Trong trường hợp cần thiết kiểm tra lại cọc theo tải trọng động và nếu cần thử cọc theo tải
trọng tĩnh.

19



Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

Khi nghiệm thu phải lập biên bản trong đó ghi rõ tất cả các khuyết điểm phát hiện trong
quá trình nghiệm thu, quy định rõ thời hạn sửa chữa và đánh giá chất lượng công tác.
- An toàn lao động trong thi công ép cọc:
Các quy định về an toàn khi cẩu lắp:
Phải có phương án an toàn lao động để thực hiện mọi quy định về an toàn lao động có
liên quan (huấn luyện công nhân trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị, an toàn khi
thi công cọc).
Cần chú ý để hệ neo giữ thiết bị đảm bảo an toàn trong mọi giai đoạn ép.
Khi thi công cọc cần chú ý nhất là an toàn cẩu lắp và an toàn khi ép cọc ở giai đoạn cuối
của nó. Cần chú ý về tốc độ tăng áp lực, về đối trọng tránh khả năng có thể gây mất cân
bằng đối trọng gây lật rất nguy hiểm.
II. LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐẤT.
1. Thiết kế hố đào
- Đài cọc nằm trong lớp 2. Lớp 1 là lớp đất san lấp, lớp 2 là lớp đất sét pha dẻo cứng. Do hố
móng nằm trên mực nước ngầm nên khi đào đất hố móng chỉ cần mở rộng ta luy theo quy
phạm (khoảng cách giữa chân kết cấu móng và chân mái dốc tối thiểu lấy bằng 30cm). Ở
đây ta chọn là 40cm. Chiều sâu hố móng tính từ cốt thiên nhiên đến lớp bê tông lót là -2,3 m
- để đảm bảo cho hố móng không bị sụt lở ta lấy độ dốc của móng (tra bảng sách KTTC1)
i = t gα = H B = 1: 0, 67 → B = H × 0, 67

- Vậy kích thước mặt trên hố móng là: b = a + 2 × B
Với a là cạnh đáy đã mở rộng
H = 2,3 m là chiều sâu hố móng
B = 2,3 × 0, 67 = 1,54(m) chọn 1,5m là độ mở rộng của miệng hố móng


Kích thước đáy đài cọc hố móng M1: (1,65x2,7)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (1,65+2*0,4)x(2,7+2*0,4)=(2,45x3,5)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (2,45+2*1,5)x(3,5+2*1,5)=(5,45x6,5)m

Kích thước đáy đài cọc hố móng M2: (2,7 x 2,7)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (2,7+2*0,4)x(2,7+2*0,4)=(3,5x3,5)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (3,5+2*1,5)x(3,5+2*1,5)=(6,5x6,5)m

Kích thước đáy đài cọc hố móng M3: (1,65 x 1,65)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (1,65+2*0,4)x(1,65+2*0,4)=(2,45x2,45)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (2,45+2*1,5)x(2,45+2*1,5)=(5,45x5,45)m

Kích thước đáy đài cọc hố móng MTM: (2,7x4,5)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (2,7+2*0,4)x(4,5+2*0,4)=(3,5x5,3)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (3,5+2*1,5)x(5,3+2*1,5)=(6,5x8,3)m

20


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

Giằng móng ở độ sâu -1,8m
- Vậy kích thước mặt trên hố móng là: b = a + 2 × B
Với a là cạnh đáy đã mở rộng
H = 1,8 m là chiều sâu hố móng
B = 1,8 × 0, 67 = 1, 2(m) chọn 1,2m là độ mở rộng của miệng hố móng

Kích thước GM1: (0,3x6,8)m

⇒ Kích thước đáy hố móng là: (0,3+2x0,4)x(8,45-0,7x2-1,65)=(1,1x5,4)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (1,1+2x1,2)x(5,4+2x1,2)=(3,5x7,8)m

Kích thước GM2: (0,3x5,75)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (0,3+2x0,4)x(8,45-2x0,7-2,7)=(1,1x4,35)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (1,1+2x1,2)x(4,35+2x1,2)=(3,5x6,75)m

Kích thước GM3: (0,3x5,4)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (0,3+2x0,4)x(8,1-2,7-0,7x2)=(1,1x4,7)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (1,1+2x1,2)x(4,7+2x1,2)=(3,5x7,1)m

Kích thước GM4: (0,3x5,3)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (0,3+2*0,4)x(8-2,7-0,7x2)=(1,1x3,9)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (1,1+2*1,2)x(3,9+1,2x2)=(3,5x6,3)m

- Điều kiện mặt bằng công trình đã cho:

21


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

22


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công


- Từ mặt bằng bố trí đài móng và kích thước hố đào lý thuyết đã chọn như trên, ta thiết lập
được các mặt cắt hố đào (theo lí thuyết) của từng trục từ đó xác định được phần đất còn lại
và quyết định kích thước hố đào thực tế.
- Từ mặt cắt hố móng ta thấy phần đất thừa còn lại của các trục C-D và hố MTM+4C+5C, là
tương đối ít nên ta đào thành 1 hố, phần đất thừa trục A-B, trục B-C và trục 1-2-3-4-5-6-7-8
tương đối nhiều do đó ta chọn phương án đào hố móng đơn.

Kích thước đáy đài cọc hố móng C,D: (6,9x2,7)m
⇒ Kích thước đáy hố móng là: (6,9+2*0,4)x(2,7+2*0,4)=(7,7x3,5)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (7,7+2*1,5)x(3,5+2*1,5)=(10,7x6,5)m

Kích thước đáy đài cọc hố móng MTM: (3,5x11,5)m
23


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp

Phần thi công

⇒ Kích thước đáy hố móng là: (3,5+2*0,4)x(11,5+2*0,4)=(4,3x12,3)m
⇒ Kích thước mặt trên hố móng là: (4,3+2*1,5)x(12,3+2*1,5)=(7,3x15,3)m

Ta có mặt bằng hố đào như sau

24


Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp


Phần thi công

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×