Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sự biến động của 5 nhóm hộ gia đình chia theo thu nhập trong giai đoạn 2002 – 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.8 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I/ Phần mở đầu:
Giai đoạn 2002 – 2006 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển tương đối cao và ổn
định của nước ta trong thời kỳ đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, quả độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 2002 là năm nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng cao sau ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 của khu vực, với tốc độ tăng trưởng 7,04%, thu
nhập bình quân đầu người đạt 386 nghìn đồng/ tháng, đây chẳng những là năm thứ 3
liên tiếp duy trì được đà tăng trưởng kinh tế ( năm 1999 là 4,77%; năm 2000 là 6,79%;
năm 2001 đạt 6,84%), mà còn là năm đầu tiên hoàn thành được mục tiêu kinh tế - xã hội
quan trọng bậc nhất này ( mục tiêu kế hoạch đề ra là tăng 7,0 – 7,3%) sau nhiều năm
lien tục nỗ lực phấn đấu nhưng không thành công, mở ra hi vọng thực hiện được mục
tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2001 – 2005. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu
nhưng trong những tháng cuối năm xuất khẩu của nước ta đã tăng đột biến đạt 16,53 tỉ
USD tăng 10% so với năm 2001. Trong đó,kim ngạch xuất nhập vào thị trường Mỹ tăng
vọt gần gấp hai lần (đạt khoảng 2 tỷ USD so với 1,065 tỷ USD năm 2001). Bên cạnh
việc gia tăng ở nhiều mặt hàng khác, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may chẳng
những lần đầu tiên đạt được, mà còn vượt xa ngưỡng 2 tỷ USD ( khoảng 2,6 tỷ USD) và
mặt hàng thủy sản cũng có nhiều khả năng đạt ngưỡng này (đạt khoảng 2,05 tỷ USD)
Mặc dù chỉ còn chỉ số giá tiêu dung trong năm tăng đến mức cao nhất theo dự kiến là
4,0% nhưng với những thành tựu đã đạt được, cho ta thấy một triển vọng phát triển của
nền kinh tế trong giai đoạn sau.
Năm 2004, tốc độ tăng trưởng của nước ta đạt tới mức 7,7% cao nhất trong vòng
8 năm trở về trước, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tăng 25,3% so với năm 2002
đạt 484 nghìn đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 26 tỷ USD,
tăng 28,9% so với cùng kì năm trước với 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD, trong đó có 2 mặt hàng mới là sản phẩm gỗ và điện tử - máy tính. Cùng với điều
này thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, có
679 dự án đầu tư mới với vốn đăng ký 2,084 tỷ USD ( tăng 4,6%), 458 dự án xin tăng
vốn với mức 1,935 tỷ USD. Năm 2004, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài


đạt doanh thu 18 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 800 triệu USD. Với việc Việt Nam
đạt nhiều thành công trong chính sách kinh tế đối ngoại, khẳng định đường lối kinh tế
mở cửa hội nhập. Trong năm đã kết thúc vòng đàm phán gia nhập WTO với một số đối
tác quan trọng như EU và một số nước khác. Đây là những bước khởi đầu đáng mừng
cho quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên đây cũng là năm bắt đầu
cho một thời nước ta đạt tỷ lệ lạm phát tương đối cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5%
trong đó lương thực, thực phẩm tăng 15%.
1
Lương Thị Thiên Hương – Khoa Toán kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Năm 2006, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc
Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, sau 11 năm với các
cuộc đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên của tổ chức này.
Với kết quả này đã tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới trên con đường
phát triển kinh tế. Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD. Theo Cục đầu tư nước
ngoài, vốn của các dự án cấp mới đã đạt được hơn 7,6 tỉ USD, còn lại là vốn của các dự
án đang hoạt động xin tăng vốn. Trong khi trước đó mức dự báo thu hút FDI của năm
2006 là 6,5 tỷ USD. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung là xuất khẩu của nước ta
đạt mức kỉ lục trên 39,6 tỉ USD vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm
2005. Với tốc độ tăng trưởng 8,17%, mức sống dân cư đã tăng lên đáng kể đạt 636
nghìn đồng/ 1 người/ 1 tháng, tăng 31% so với năm 2004 và 78% so với năm 2002. Đây
cũng là năm đánh dấu sự thành công trong việc kiềm chế mức lạm phát cao trong nhiều
năm trước. Với mức tăng CPI chỉ là 6.6% thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh
tế mục tiêu đã được Quốc hội đề ra từ đầu năm, cũng là mức khả quan nhất trong vòng
3 năm qua (năm 2005 là 8,4%, năm 2004 là 9,5%).
Như vậy với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn 2002 – 2006, đã làm cho
mức sống của người dân trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể. Để thấy rõ hơn
điều này chúng ta sẽ đi vào phân tích sự biến động của 5 nhóm hộ gia đình chia theo thu
nhập trong giai đoạn 2002 – 2006 qua bộ số liệu VHLSS 2002 – 2006.

II/ Nội dung:
Để thấy rõ sự biến động của các nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006 chúng ta
đi vào phân tích các khía cạnh như: thu nhập, chi tiêu, giáo dục, y tế, lao động và việc
làm, các đặc điểm của các hộ gia đình trong từng nhóm thông qua việc mô tả thống kê
và các phân tích cần thiết. Từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về sự biến động của
các nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006.
1/ Thu nhập
Trong hơn 20 năm qua, quá trình đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong việc tăng thu nhập, giảm đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Các báo cáo
phát triển của Việt Nam cho thấy trong thời kì đổi mới, Việt Nam là một trong những
nước dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như giảm nghèo, mức sống
của hộ gia đình cũng được cải thiện nhiều. Cụ thể chúng ta đi vào phân tích sự thay đổi
thu nhập của các nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006. Dựa vào phương pháp phân vị
ta chia tổng số hộ gia đình thành 5 nhóm cụ thể nhóm 1 là nhóm hộ có thu nhập bình
quân thấp nhất (nhóm nghèo nhất) tiếp theo là nhóm 2;3;4 và cuối cùng là nhóm 5 có
mức thu nhập bình quân cao nhất (nhóm giàu nhất). Mỗi nhóm bao gồm 20% tổng số
hộ.
2
Lương Thị Thiên Hương – Khoa Toán kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1.1: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5
nhóm thu nhập
Đơn vị tính: 1000 đ
2002 2004 2006
Cả nước 356.1 484.4 636.5
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1 107.7 141.8 184.3
Nhóm 2 178.3 240.7 318.9
Nhóm 3 251 347 458.9
Nhóm 4 370.5 514.2 678.6

Nhóm 5 872.9 1182.3 1541.7
Ta nhận thấy từ năm 2002 đến năm 2006 thu nhập của cả nước nói chung và của
từng nhóm hộ đều có sự tăng lên rõ rệt nhưng không đồng đều giữa các nhóm hộ gia
đình. Trong giai đoạn này thu nhập bình quân của cả nước tăng 78,74% và của các
nhóm hộ lần lượt là: nhóm 1 tăng 71,12%; nhóm 2 tăng 78.85%; nhóm 3 tăng 82,83%;
nhóm 4 tăng 83,16%; nhóm 5 tăng 76.62%. Sự tăng trưởng được minh họa thông qua đồ
thị dưới đây

Hình 1.1: Sự tăng trưởng thu nhập của 5 nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006
Nhìn vào hình 1.1 ta nhận thấy trong giai đoạn 2002 – 2006 thu nhập bình quân
của các nhóm hộ gia đình đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước nhưng sự gia
3
Lương Thị Thiên Hương – Khoa Toán kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tăng bị phân hoá rõ rệt giữa các nhóm khác nhau với nhau. Ở nhóm 1 – nhóm gồm 20%
dân số nghèo nhất sự gia tăng có nhưng không đáng kể trong khi đó ở nhóm 5 – 20%
dân số giàu nhất có sự gia tăng khá cao do vậy khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm
ngày càng nhiều chưa thể khắc phục được.
Bảng 1.2: Tỉ lệ thu nhập của các nhóm dân cư trong cả nước giai đoạn 2002 –
2006
Đơn vị: %
2002 2004 2006
Nhóm 1 7.8 7.1 7.2
Nhóm 2 11.2 11.2 11.5
Nhóm 3 15.5 15.2 15.8
Nhóm 4 21.2 21.8 22.3
Nhóm 5 43.3 44.7 43.3
Ở cả 3 năm tỷ lệ thu nhập của các nhóm dân cư trong cả nước không có sự thay
đổi nào đáng kể. Phần lớn gần như giữ nguyên tỷ lệ ở cả giai đoạn phân tích. Như vậy
trong cả nước 20% dân số nhóm 5 có thu nhập chiếm hơn 40% thu nhập của dân số cả

nước trong khi 80% dân số của các nhóm còn lại chỉ chiếm gần 60% thu nhập của dân
số cả nước.

Hình 1,2: Cơ cấu thu nhập của 5 nhóm dân cư trong giai đoạn 2002 -2006
Liệu thu nhập của 5 nhóm dân cư có tồn tại sự khác nhau giữa các nguồn thu
không? Ta sẽ tìm được lời giải cho câu hỏi này qua bảng số liệu (bảng 1.3 và bảng 1.4)
sau:
Bảng 1.3: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu và 5
nhóm thu nhập
4
Lương Thị Thiên Hương – Khoa Toán kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đơn vị tính: 1000 đ
5 nhóm
thu
nhập
Chung
Tiền
lương
tiền
công
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệ
p
Thuỷ
sản
Công
nghiệp

Xây
dựng
Thương
nghiệp
Dịch
vụ Khác
Nhóm 1
2002 107.70 20.70 56.50 7.00 4.10 2.50 0.20 4.10 1.90 10.80
2004 141.80 32.90 69.90 7.80 4.50 3.20 0.10 5.70 2.50 15.30
2006 184.30 45.60 87.20 9.50 5.80 3.80 0.00 7.00 3.10 22.40
Nhóm 2
2002 178.30 44.80 77.60 5.80 6.70 6.40 0.40 11.10 6.10 19.50
2004 240.70 69.80 95.20 5.80 8.60 8.40 0.20 16.30 8.20 28.30
2006 318.90 96.90 119.90 6.40 12.10 10.40 0.30 22.30 10.10 40.50
Nhóm 3
2002 251.00 73.70 90.20 4.10 9.90 10.40 0.40 21.20 11.30 29.90
2004 347.00 104.20 119.70 4.20 12.80 14.40 0.70 30.60 15.90 44.50
2006 458.90 154.60
134.4
0 4.20 16.50 17.90 1.10 43.80 24.00 62.40
Nhóm 4
2002 370.50 123.60 92.60 3.60 14.20 19.80 0.80 39.70 24.00 52.20
2004 514.20 181.30 125.50 3.30 19.30 24.60 1.40 50.80 31.70 76.40
2006 678.60 250.90
141.4
0 2.70 21.20 30.90 2.00 74.80 46.20 108.50
Nhóm 5
2002 872.90 319.30 95.20 2.20 37.70 59.40 6.40 95.90 80.90 175.80
2004 1182.30 405.40 137.60 2.60 42.10 79.90 8.30 136.10 106.20 264.00
2006 1541.70 541.50 174.90 2.40 50.50 11.40 14.00 163.80 141.00 342.10

Nhìn vào số liệu ở bảng 1.3 ta nhận thấy trên phương diện nguồn thu thì thu nhập
của các nhóm ở các nguồn thu cũng có sự khác biệt rõ rệt. Ở nhóm 1 và nhóm 2 trong cả
3 năm 2002, 2004, 2006 thu nhập bình quân của nguồn thu từ nông nghiệp là cao nhất
điều đó chứng tỏ rằng đa phần các hộ nghèo tập trung ở nông thôn hoạt động nông
nghiệp là chủ yếu trong khi ở nhóm 3 vẫn tập trung ở hoạt động nông nghiệp nhưng
công nghiệp cũng đã vươn lên bằng nông nghiệp và đến năm 2006 thu nhập từ công
nghiệp đã vượt lên trên nông nghiệp. Nhóm thứ 4 thì công nghiệp đã chính thức vượt
nông nghiệp vươn lên đứng đầu. Cuối cùng là nhóm 5 – nhóm 20% hộ giàu nhất ta thấy
có sự khác biệt lớn với các nhóm trước ở chỗ nguồn thu từ tiền lương, tiền công vượt
cao hơn hẳn các ngành khác và nguồn thu từ thương nghiệp, dịch vụ và các nguồn thu
khác cũng đã chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Bảng 1.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu và 5
nhóm thu nhập
5
Lương Thị Thiên Hương – Khoa Toán kinh tế
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đơn vị tính: %
5 nhóm
thu
nhập
Chung
Tiền
lương
tiền
công
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệ
p

Thuỷ
sản
Công
nghiệp
Xây
dựng
Thương
nghiệp
Dịch
vụ Khác
Nhóm 1
2002 100 19.2 52.4 6.5 3.8 2.3 0.2 3.8 1.7 10.1
2004 100 23.2 49.3 5.5 3.2 2.2 0.1 4 1.7 10.8
2006 100 24.7 47.3 5.1 3.1 2 0 3.8 1.7 12.1
Nhóm 2
2002 100 25.1 43.5 3.2 3.8 3.6 0.2 6.2 3.4 10.9
2004 100 29 39.6 2.4 3.6 3.5 0.1 6.8 3.4 11.8
2006 100 30.4 37.6 2 3.8 3.3 0.1 7 3.2 12.7
Nhóm 3
2002 100 29.4 35.9 1.7 3.9 4.2 0.1 8.4 4.5 11.9
2004 100 30 34.5 1.2 3.7 4.1 0.2 8.8 4.6 12.8
2006 100 33.7 29.3 0.9 3.6 3.9 0.2 9.5 5.2 13.6
Nhóm 4
2002 100 33.3 25 1 3.8 5.3 0.2 10.7 6.5 14.1
2004 100 35.3 24.4 0.7 3.8 4.8 0.3 9.9 6.2 14.9
2006 100 37 20.8 0.4 3.1 4.6 0.3 11 6.8 16
Nhóm 5
2002 100 36.6 10.9 0.3 4.3 6.8 0.7 11 9.3 20.2
2004 100 34.3 11.6 0.2 3.6 6.8 0.7 11.5 9 22.3
2006 100 35.1 11.3 0.2 3.3 7.2 0.9 10.6 9.1 22.2

Qua phân tích số liệu tại bảng 1.3 và 1.4 ta có thể kết luận chắc chắn rằng giữa
các nhóm có sự khác nhau cơ bản về việc làm của các hộ gia đình. Cụ thể ở 3 nhóm đầu
đa phần các hộ thuộc các gia đình nhà nông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Ngược lại
ở nhóm 4 và 5 thì nguồn thu chủ yếu của các hộ là tiền lương, tiền công sau đó là các
nguồn thu từ các lĩnh vực thương mại… Điều này cho thấy cơ cấu hộ gia đình trong các
nhóm có sự khác nhau ở nhóm 1,2 đa phần các thành viên trong gia đình đều tự sản xuất
trong khi đó ở các nhóm 4 và 5 thì các thành viên chủ yếu là công nhân viên hưởng
lương.
Bảng 1.5: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu
nhập, thành thị nông thôn, giới tính chủ hộ
Đơn vị: 1000 đ
6
Lương Thị Thiên Hương – Khoa Toán kinh tế

×