Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số :

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thị Dương Nga đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, lãnh đạo UBND huyện Yên Phong,
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Yên Phong, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên
Phong và cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Yên Phong đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ...........................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................. x
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 4

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn .................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường trung

học cơ sở ............................................................................................................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục ........................................... 8

2.1.3.

Nội dung quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở ................................ 9

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường trung học
cơ sở ................................................................................................................. 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở ................ 24

iii


2.2.1.


Quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ở một số nước trên
thế giới .............................................................................................................. 24

2.2.2.

Đầu tư tài chính cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam .......................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
3.1.

Đặc điểm chung về huyện Yên Phong ............................................................. 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 31

3.2.

Khái quát chung về các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Yên Phong ........................................................................................................ 33

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37


3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 37

3.3.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38

3.3.3.

Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 39

3.3.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 41
4.1.

Thực trạng quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Yên Phong ............................................................................................. 41

4.1.1.

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các trường Trung học cơ sở tại
huyện Yên Phong ............................................................................................. 41

4.1.2.

Chủ thể quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở ................................. 43


4.1.3.

Thực trạng quản lý thu ..................................................................................... 46

4.1.4.

Thực trạng quản lý chi tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện
yên phong ......................................................................................................... 62

4.1.5.

Công tác quyết toán tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn
huyện yên phong .............................................................................................. 71

4.1.6.

Tình hình kiểm tra, giám sát quản lý tài chính tại các trường trung học cơ
sở trên địa bàn huyện yên phong ...................................................................... 73

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................................................. 75

4.2.1.

Chủ trương, chính sách của Nhà nước ............................................................. 75

4.2.2.


Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tự chủ trong quản
lý tài chính ........................................................................................................ 78

iv


4.2.3.

Trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường trong việc huy
động và sử dụng nguồn tài chính...................................................................... 79

4.2.4.

Số lượng nguồn thu và nhiệm vụ chi của các trường Trung học cơ sở ............ 79

4.3.

Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Yên Phong................................................................................. 82

4.3.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................. 82

4.3.2.

Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu ........................................................ 85

4.3.3.


Sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi ............................................ 87

4.3.4.

Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính của các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong................................................ 89

4.3.5.

Tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ............................... 91

4.3.6.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài chính đối với các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong................................................ 92

4.3.7.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền đối với quản lý tài chính
tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong......................... 93

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 95

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 97


Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 99
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CP

Chính phủ

CTMT

Chương trình mục tiêu

ĐVT

Đơn vị tính

GDĐT


Giáo dục đào tạo

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KHCN

Khoa học công nghệ

KTXH

Kinh tế xã hội



Nghị định

NN

Nông nghiệp

NSNN

Ngân sách nhà nước


PNN

Phi nông nghiệp

QLTC

Quản lý tài chính

SL

Số lượng

THCS

Trung học cơ sở

TL

Tỷ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình dân số huyện Yên Phong ............................................................. 31
Bảng 3.2. Đặc điểm chung các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong .................. 34
Bảng 3.3. Số lượng mẫu phiếu điều tra......................................................................... 38
Bảng 4.1. Đội ngũ cán bộ tài chính tại các trường trung học cơ sở huyện Yên
Phong năm học 2015 - 2016 ......................................................................... 45
Bảng 4.2. Đánh giá của cán bộ giáo viên về hoạt động lập dự toán của các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong ................................ 47
Bảng 4.3. Tình hình thực hiện dự toán nguồn thu từ ngân sách nhà nước tại các
trường trung học cơ sở huyện Yên Phong .................................................... 49
Bảng 4.4. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán các nguồn thu từ ngân sách nhà
nước tại các trường trung học cơ huyện Yên Phong .................................... 50
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện dự toán nguồn thu từ ngoài ngân sách tại các
trường trung học cơ sở huyện Yên Phong .................................................... 52
Bảng 4.6. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán các nguồn thu ngoài ngân sách tại
các trường trung học cơ huyện Yên Phong .................................................. 55
Bảng 4.7. Nguồn thu tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong ........................ 56
Bảng 4.8. Đánh giá của cán bộ giáo viên về công tác quản lý thu tài chính tại các
trường trung học cơ sở huyện Yên Phong .................................................... 59
Bảng 4.9. Đánh giá của phụ huynh học sinh lấy ý kiến nguồn thu tại các trường
trung học cơ sở huyện Yên Phong................................................................ 60
Bảng 4.10. Đánh giá của phụ huynh học sinh về các nguồn thu tại các trường
trung học cơ sở huyên Yên Phong................................................................ 61
Bảng 4.11. Tỷ lệ các trường vi phạm các khoản thu của học sinh qua các năm học
giai đoạn từ 2013 - 2015 ............................................................................... 62
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện dự toán chi tại các trường trung học cơ sở huyện
Yên Phong .................................................................................................... 64
Bảng 4.13. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán chi tại các trường trung học cơ sở
huyện Yên Phong ......................................................................................... 65

Bảng 4.14. Cơ cấu nguồn chi tại các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong ............. 66

vii


Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ giáo viên về tình hình thực hiện chi tại các
trường trung học cơ sở huyện Yên Phong .................................................... 68
Bảng 4.16. Đánh giá chung của cán bộ giáo viên về tình hình thực hiện chi tại các
trường trung học cơ sở huyện Yên Phong .................................................... 70
Bảng 4.17. Một số vi phạm trong việc quản lý tài chính tại các trường trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong ............................................................ 72
Bảng 4.18. Nguyên nhân của sai phạm trong công tác quản lý thu chi tài chính tại
các trường trung học cơ sở tại huyện Yên Phong......................................... 74
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về quy chế chi tiêu nội bộ tại các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong............................... 81

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượng đội ngũ cán bộ hành chính và giáo viên các trường Trung
học cơ sở huyện Yên Phong....................................................................... 35
Biểu đồ 3.2. Trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở
huyện Yên Phong ....................................................................................... 37

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ........................................................ 13


Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Yên Phong ....................................................................................... 42

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ – CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 “quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế
và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Đến nay các trường đã rất tích cực cải
cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, chủ
động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân
đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy
nhiên công tác quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở còn khá nhiều bất cập,
gây khó khăn và các hoạt động quản lý tài chính như công tác dự toán chưa sát với thực
tế ở một số khoản mục; tình trạng lạm thu đầu năm học vẫn còn xảy ra; vẫn còn nhiều
trường xảy ra sai phạm trong thu, chi tài chính; năng lực đội ngũ cán bộ tài chính còn
nhiều hạn chế,…. Bên cạnh đó, thì hoạt động phân cấp quản lý đã được thực hiện theo
hướng tăng cường quyền tự chủ cho các trường trung học, các trường được tự quyết
định sử dụng các nguồn kinh phí được giao một cách hiệu quả.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Yên Phong là chủ trương, chính sách của Nhà nước; nhận thức của cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tự chủ trong quản lý tài chính; trình độ tổ chức,
năng lực của cán bộ quản lý nhà trường trong việc huy động và sử dụng nguồn tài
chính; số lượng nguồn thu và nhiệm vụ chi của các trường Trung học cơ sở. Trên cơ sở
đó luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính trong các
trường trung học cơ sở huyện Yên Phong là: Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu;
Sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi; Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp
quản lý tài chính của các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong; Tăng
cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong;
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền đối với quản lý tài chính tại các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong.
Từ khóa: quản lý, tài chính, quản lý tài chính

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Mai
Thesis title: Solutions applied to improve financial management at the junior high school
in Yen Phong district, Bac Ninh Provine.
Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
According to Decree No. 16/2015/ND - CP published in 24th February in 2015
"regulation of self-reliance and self-responsibility about conducting mission to organize
system, personnel and finance for State units". Recently, primary schools in Yen Phong

district has been reforming, transforming gradually financial management mechanism
in general and accounting activities in particular, has been exploiting actively sources
of income, improving efficiency of expense, balancing expenses and incomes to ensure
independent finance for better educational job. However, financial management
activities of these primary schools has faced a lot of difficulties and both financial
management activities and estimation activities did not close to reality in some items;
over-collections at the beginning of school year; mistaken cases in expenses and
incomes; ability limitation of financial officers... Besides, activities of classes
separation were conducted toward increase of independent right for primary school,
self-decision of spending sources of distributed capital effectively.
Factors influencing financial management in these primary schools are
orientations, policies of the Government; awareness of managers, teachers, staffs about
independence of financial management; amount of income sources and expenditure
mission of the primary schools. According to above influencing factors, some solutions
would be applied to improve financial management of primary schools in Yen Phong
district that are: Improving efficiency of income sources management; Saving and
improving efficiency of expense management; Developing, reforming mechanism and
classes separation of financial management; Improving financial inspection activities
and controlling expenses of primary schools; Improving quality of human resources for
financial managing; Increasing tracking, observing and managing activities of local
government to financial management of the primary schools in Yen Phong district.
Key words: management, financial , financial manageme

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế theo
tinh thần Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng; Chính phủ đã có quyết định

phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước với bốn nội dung
lớn là: cải cách thể chế, cải cách bộ máy, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức, cải cách tài chính công, trong đó có cải cách cơ chế quản lý tài chính
đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp là bước đột phá.
Trong những năm gần đây trong Nghị quyết của Đảng và chính sách của
Chính phủ luôn coi trọng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và luôn hướng và
khẳng định “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó
đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục là khâu then chốt” và giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất
nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam,
2013). Trong đó quan trọng nhất là sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính cho các
cơ sở giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng.
Ngày 28/07/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Đề án đổi mới cơ
chế tài chính giai đoạn 2009 – 2014, trong đó đề ra mục tiêu phát triển và nhu
cầu đầu tư cho giáo dục vào đào tạo giai đoạn đến năm 2020. Nguồn tài chính
cho giáo dục tỷ lệ với tổng giá trị sản phẩm quốc nội của cả nước và tương ứng
với cả xã hội. Tổng chi của xã hội cho giáo dục và đào tạo là 6,5% tổng thu nhập
quốc nội, ngân sách nhà nước là 5,6% Tổng thu nhập quốc nội, tổng chi cho giáo
dục chiếm 20% ngân sách nhà nước, tỷ lệ so với tổng chi xã hội là 85,5%, trong
đó nhà nước đã đầu tư 92,7% tổng chi cho các trường công lập (Bộ Giáo dục và
Đào tạo, 2014).
Tuy nhiên, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục trung học cơ sở
chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo: đội ngũ giáo viên,
điều kiện cơ sở vật chất,…chưa làm rõ trách nhiệm chia sẻ chi phí đào tạo giữa
nhà nước và người học; việc xây dựng định mức chi và phân bổ ngân sách cho
1



giáo dục chủ yếu dựa trên kinh nghiệm; chế độ học phí được vẫn chưa có nhiều
thay đổi; Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài
chính trong các cơ sở giáo dục nhìn chung còn hạn chế về tác dụng. Với nguồn
ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp và mức thu học phí rất thấp và cố định
nhiều năm, các trường không thể tiết kiệm để thu nhập tăng thêm cho giáo viên
và tăng cường cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 2013).
Giáo dục trung học cơ sở là một cấp học có ý nghĩa quyết định đến việc
hình thành và định hướng phát triển và cơ hội việc làm sau này của học sinh. Vì
vậy, đảm bảo chất lượng giáo dục trung học cơ sở có vai trò rất quan trọng cho đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Một trong những giải pháp đảm
bảo chất lượng giáo dục trung học cơ sở là việc đảm bảo ngân sách trên cơ sở đầu
tư ngân sách nhà nước và sự tham gia đóng góp của phụ huynh học sinh theo chủ
trương của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới xã hội hóa giáo dục đào tạo.
Cơ chế quản lý tài chính ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và của huyện Yên
Phong nói riêng trong những năm gần đây đã dần chuyển sang cơ chế phân cấp
quản lý tài chính cho các trường học trên địa bàn theo đề án của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Hiện nay, các trường trung học cơ sở ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh dựa vào nguyên tắc công khai dân chủ theo quy định của Pháp luật hiện
hành và được phản ánh thông qua hệ thống sổ sách kế toán theo luật Ngân sách
Nhà nước. Đến nay các trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý
tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, chủ động khai thác tối đa các
nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo
tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nhưng đến nay, công
tác quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở còn khá nhiều bất cập, gây
khó khăn và các hoạt động quản lý tài chính. Cùng với đó trong thực tế quản lý
tài chính tại các trường trung học cơ sở trong cơ chế mới hiện nay thì mức thu
học phí và các lệ phí ở các trường như thế nào? Ngân sách nhà nước đảm bảo đến
mức độ nào? Việc sử dụng nguồn ngân sách này như thế nào mới hợp lý. Xuất
phát từ thực tế đó chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường

quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, từ đó đưa ra hệ
thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sơ lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý tài chính
đối tại các trường trung học cơ sở;
- Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về tài chính tại các
trường trung học cơ sở;
- Các giải pháp quản lý tài chính tại các trường Trung học cơ sở trên địa
bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý thu và chi tại các

trường trung học cơ sở (các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc
Ninh giao cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Phong quản lý) (không
bao gồm quản lý tài sản) trên địa bàn huyện.
Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015;
- Số liệu sơ cấp được điều tra và thu thập trong năm 2016;
- Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2016 – 2020.

3


1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở là gì? Bao gồm những
nội dung nào?
Quy định của Nhà nước về phân bổ ngân sách cho giáo dục trung học cơ
sở như thế nào?
Tình hình triển khai thực hiện quy chế tài chính tại các trường Trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong như thế nào?
Những hạn chế, tồn tại trong hoạt động quản lý tài chính tại các trường
Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong là gì?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài chính tại các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong?
Cần làm gì để họat động quản lý tài chính tại các trường Trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Yên Phong đạt được hiệu quả cao?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã có những đóng góp về phân tích thực trạng quản lý tài chính
tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, từ đó phân tích
được các tồn tại hạn chế, bất cập trong quản lý tài chính tại các trường trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong.
- Đề tài đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại

các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tằng cường quản lý tài chính tại các
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm tài chính
Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh
tế trong nền kinh tế xã hội đều thuộc phạm vi tài chính. Tài chính chỉ bao gồm
những quan hệ kinh tế trong phân phối gắn liền với quá trình hình thành, sử
dụng các quỹ tiền tệ. Mỗi quỹ tiền tệ được hình thành luôn gắn liền và phản ánh
mối quan hệ sở hữu về thu nhập và đều có mục đích của nó. Sự hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ đều được thể chế hóa bằng hệ thống các chế độ và luật
tài chính (Dương Đăng Chính, 2009).
Có nhiều khái niệm về tài chính, dưới đây là khái niệm thường được sử
dụng phổ biến:
Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội.
Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn
tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội (Dương Đăng Chính, 2009).
Việc xác định đúng đắn quan niệm tài chính và bản chất tài chính có ý
nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Điều đó, tạo cơ sở cho việc vận
dụng các quan hệ tài chính tồn tại khách quan để quyết định chính xác các
quyết định tài chính. Đồng thời thông qua các chính sách tài chính để tổ chức

các quan hệ tài chính nhằm sử dụng tài chính một cách chủ động để tác động
tích cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội theo các phương thức đã xác định
(Dương Đăng Chính, 2009).
Riêng với lĩnh vực giáo dục đào tạo, tài chính có vai trò hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của cả hệ thống, nó vừa là phương tiện để giáo dục
đào tạo duy trì và phát triển các hoạt động của mình, vừa là công cụ để Nhà
nước và các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chính sách, mục tiêu đã xác định.
Tài chính luôn gắn với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà nước
sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của
5


Nhà nước. Quan hệ tài chính của các đơn vị giáo dục, đào tạo chính là quan hệ
giữa thực thể Nhà nước với thực thể các đơn vị giáo dục đào tạo với tư cách là
một pháp nhân có chức năng giáo dục đào tạo (Dương Đăng Chính, 2009).
Khái niệm về quản lý
Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ càng cao quy mô sản xuất
công nghệ càng lớn thì phân công chuyên môn hóa lao động càng sâu, trong điều
kiện đó muốn đạt được hiệu quả cao thì càng đòi hỏi phải có một loại hoạt động
đặc biệt có nhiệm vụ tạo lập và kết nối một cách khôn khéo các hoạt động đa
dạng phức tạp của tổ chức, xã hội thành một hoạt động chung có hiệp tác thống
nhất ăn khớp đồng bộ nhịp nhàng. Hoạt động nói trên được gọi là quản lý. Xuất
phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có rất nhiều học giả trong và
ngoài nước đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các
quan điểm về quản lý lại càng phong phú. Nhưng có thể hiểu chung nhất “quản lý
nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản
lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra” (Nguyễn Thị
Phương Hoa và Nguyễn Như Khương 2010).
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có xác định mục tiêu,

thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng
quản lý (chịu sự quản lý), đây là quan hệ giữa lãnh đạo, không đồng cấp và có
tính bắt buộc. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều
cấp độ, nhiều mối quan hệ với nhau. Đối với hoạt động quản lý tài chính tại các
trường trung học cơ sở thì quản lý bao gồm cả quản lý các đối tượng quản lý tài
chính trong các trường trung học cơ sở (hiệu trưởng) và quản lý các hoạt động
tài chính của cán bộ tại chính tại các trường trung học cơ sở (Nguyễn Thị
Phương Hoa và Nguyễn Như Khương 2010).
Khái niệm quản lý nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã
hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ
xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ
nghĩa” (Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Như Khương 2010).

6


Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản
lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã
hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu
theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ
máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư
pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp
(Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Như Khương 2010).
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban
hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt

động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần
thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực
hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ
quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật
(Nguyễn Thị Phương Hoa và Nguyễn Như Khương 2010).
Khái niệm về quản lý tài chính
Quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ
tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ
và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục
đích đã định. Đồng thời quản lý tài chính cũng chính là thông qua các hoạt động
kể trên để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã
hội nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội (Trần Ngọc Hiên, 2003).
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để Nhà nước
điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước, hình thành và đảm bảo các cân đối
chủ yếu và tỷ lệ phát triển của nền kinh tế quốc dân. Quản lý tài chính thực chất
là sử dụng và phát huy vai trò của hệ thống tài chính thông qua nhà nước. Điều
đó được thể hiện thông qua cơ chế hoạt động và vận động của tài chính phục vụ
cho quá trình tái sản xuất xã hội và nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
(Trần Ngọc Hiên, 2003).
Có các khái niệm khác nhau về quản lý tài chính tuỳ thuộc vào nghĩa
rộng, hẹp đối với từng lĩnh vực. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn,

7


khái niệm quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo là quản lý việc
thu, chi các nguồn tài chính một cách có kế hoạch, tuân thủ các chính sách chế
độ tài chính đã quy định và tạo ra được hiệu quả chất lượng giáo dục. Quản lý

tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo là quản lý hệ thống các nguyên tắc,
quy định, quy chế, chính sách, chế độ của Nhà nước về tài chính, nguồn hình
thành tài chính... mà hình thức là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, nghị
định, quyết định (Trần Ngọc Hiên, 2003).
2.1.2. Vai trò của quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của
bất kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì, tài chính hiện
tổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị. Thông qua quản lý tài chính, chủ
thể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động mà còn đánh
giá được chất lượng hoạt động của đơn vị. Tài chính còn thể hiện lợi ích của
các chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị. Thông qua quản lý tài chính, chủ
thể quản lý sử dụng được công cụ kích thích lợi ích một cách hữu hiệu. Đối với
các đơn vị giáo dục, đào tạo quản lý tài chính góp phần sử dụng có hiệu quả,
đúng mục đích các nguồn lực tài chính tập trung cho giáo dục đào tạo, thực hiện
tốt các chính sách (tiền lương, học bổng, trợ cấp, tăng thu nhập...) đối với đội
ngũ cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên mang lại hiệu quả thiết thực trong việc
thực hiện công bằng xã hội. Quản lý tài chính góp phần củng cố và tăng cường
cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009).
Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung, đối với các cơ
sở giáo dục đào tạo nói riêng không chỉ theo đuổi những mục tiêu riêng của
ngành mà còn phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội nên quản lý tài chính khá
phức tạp, thường được quy định cụ thể cho từng ngành. Trong điều kiện kinh tế
thị trường, yêu cầu về chất lượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp là những vấn đề còn mang tính phức tạp hơn nữa. Bên cạnh
các khoản chi của Ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp còn có các nguồn
thu nhập chi trả của dân cư, các nguồn thu hợp pháp khác. Quản lý tốt tài chính
của các cơ sở giáo dục đào tạo không những góp phần làm giảm bớt các khoản
chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ
chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009).

Việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào
tạo liên quan đến hiệu quả kinh tế xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân. Do
8


đó, tài chính được quản lý, công khai, giám sát, kiểm tra tốt sẽ góp phần hạn
chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng
nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn
lực tài chính của đất nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009).
2.1.3. Nội dung quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở
2.1.3.1. Chủ thể và đối tượng quản lý
Theo Luật Ngân sách năm 2002 giao và phân cấp quản lý tài chính đối với
các cơ sở giáo dục: Hiệu trưởng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý
chung tất các hoạt động của cơ sở giáo dục đó, bao gồm cả các hoạt động quản lý
tài chính ở các trường trung học cơ sở. Hiệu trưởng có thể quản lý theo lĩnh vực
như: việc lập, chấp hành, kế toán, quyết toán ngân sách tại đơn vị mình quản lý
và chịu trách nhiệm trước các đơn vị quản lý cấp trên như kho bạc Nhà nước,
Phòng Tài chính huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện đó, hoặc là các
cấp quản lý cấp trên khi có thanh tra về các hoạt động tài chính (Quốc hội, 2015).
Hiệu trưởng có thể tiếp cận nội dung theo các công việc cụ thể có thể quản
lý như: quản lý kinh phí hoạt động thường xuyên, quản lý nhân sách nhà nước
không tập trung, quản lý tài sản, quản lý công tác tài vụ,… Do vậy đối tượng chịu
quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở chính là cán bộ kế toán, cán bộ
tài vụ, giáo viên, người lao động tại các trường trung học cơ sở (Quốc hội, 2015).
Cán bộ kế toán là người giúp hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn
bộ công tác kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng đồng thời chịu sự
chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của kế toán cấp trên, của cơ quan tài chính,
thông kế cung cấp. Kế toán có nhiệm vụ thiết lập đầy đủ hồ sơ kế toán để ghi
chép nhằm thu thập, phản ánh, xử lý vào tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí
được phân cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản

kinh phí; thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu – chi,
thực hiện kế hoạch, định mức,… lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho
các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo đúng quy định,… (Quốc
hội, 2015).
Thủ quỹ là người giữ tiền mặt của các loại quỹ trong nhà trường. Tuy
nhiên, tiền mặt trong nhà trường chỉ được giữ vừa đủ để chi phí thông thường
trong tháng. Các khoản tiền lớn phải được gửi ở ngân hàng hoặc kho bạc. Thủ
quỹ chỉ xuất tiền khi có các chứng từ hợp lệ theo quy định của thủ tục tài chính.

9


Thủ quỷ phải mở sổ quỹ tiền mặt để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt
bằng tiền Việt Nam của trường học (Quốc hội, 2015).
Công việc quản lý là các hoạt động tài chính trong các trường trung học cơ
sở như: chi quản lý kinh phí thường xuyên; các nguồn kinh phí khác; quản lý tài
sản của nhà trường để phục vụ quá trình dạy và học. Các trường trung học cơ sở
được cấp từ ngân sách nhà nước. Đây là nguồn ngân sách chủ yếu, các hạng mục
chi được thể hiện trong các cột, mục của bảng dự toán thu, chi ngân sách nhà
nước do Bộ Tài chính phát hành quy định. Các khoản chi thường xuyên của các
trường trung học cơ sở là chi lương và các khoản phụ cấp theo lương chiếm
khoảng 80% kinh phí hoạt động thường xuyên. Các khoản chi khác như: chi phục
vụ giảng dạy, chi cho giảng dạy, sửa chữa nhỏ,… chiếm khoảng 20%. Do vậy
các hoạt động dự toán phải cân nhắc kỹ để đảm bảo tính đủ, chi đủ các mặt hoạt
động theo sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ tài chính phải
chú ý một số điểm sau như biên chế được duyêt, số cán bộ giáo viên có mặt thực
tế (gồm cả biên chế và hợp đồng); tổng số quỹ lương bao gồm biên chế lương
được duyệt, và thực tế lương chi ra (gồm lương biên chế, lương tập sự, lương
ngoài biên chế,…); các khoản chi khác ngoài lương như: mua sắm sửa chữa trang
thiết bi phục vụ dạy và học, hội nghị, đóng góp các tổ chức, chi đoàn tham quan,

trao đổi, học hỏi,… (Quốc hội, 2015).
Các trường trung học cơ sở còn có ngân sách nhà nước không tập trung.
Đây là ngân sách được phép tự thu, tự chi theo các văn bản hướng dẫn của pháp
luật, phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Ngân sách hiện hành. Các khoản này bao
gồm: các khoản học sinh phải đóng góp là: tiền xây dựng trường, lớp, quỹ,… Đối
với các cơ sở giáo dục có học sinh bán trú, hoặc có dịch vụ bắt buộc phải có giấy
tờ trình bày và phương án thu chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phê
chuẩn (Quốc hội, 2015).
Tất cả các cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy,… từ nhiều nguồn khác nhau ở
trường trung học cơ sở đều là tài sản nhà nước. Các khâu quản lý là: mua sắm,
xây dựng, trang bị, bảo quản sửa chữa, sử dụng,… phải được thể hiện đầy đủ
trong sổ sách kế toán, tính giá trị hao mòn, thanh lý, chuyển nhượng, kiểm kê
theo các văn bản của Bộ Tài chính. Các tài sản trong các trường trung học cơ sở
bao gồm: các tài sản được mua bằng ngân sách nhà nước cấp; được mua từ ngân
sách nhà nước không tập trung; được mua từ nguồn bổ sung do các hoạt động
dịch vụ; được mua hoặc từ sự đóng góp của các tổ chức cá nhân,… Quản lý tài
10


sản cần chú ý đến khấu hao tài sản, thanh lý tài sản. Việc quản lý, sử dụng và tính
hao mòn các tải sản phải theo đúng quy định, phải được phân loại, thống kê, đánh
số, theo dõi chi tiết theo đúng đối tượng ghi tài sản sản cố định và được phản ánh
trong sổ theo dõi tài sản cố định của nhà trường (Quốc hội, 2015).
Hiện nay các trường trung học cơ sở thường có một nhân viên kế toán.
Đối với các trường trung học cơ sở bán trú số nhân viên kế toán tăng lên theo quy
mô trường lớp. Quản lý công tác tài chính là hoạt động quản lý bốn nội dung cơ
bản của hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp: tổ chức công tác kế toán;
quản lý chứng từ kế toàn; quản lý tài khoản và số kế toán; quản lý quyết toán và
báo cáo tài chính (Quốc hội, 2015).
Tài chính được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng

trong nhà trường. Tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà là chính sách vận
động đồng tiền để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo học sinh.
Quản lý tài chính trong trường học là quản lý việc thu chi một cách có kế
hoạch, tuân thủ được các chế độ tài chính, sự phạm đã quy định và tạo ra được
chất lượng giáo dục. Điều tiên quyết trong công tác quản lý tài chính là phải
bảo đảm đúng luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, hiệu trưởng cần phải nhận
thức đúng đắn trách nhiệm của mình là huy động và sử dụng nguồn tài chính
sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao. Hiệu trưởng phải biết năng động, sáng tạo
trong việc huy động nguồn tài chính và biết tổ chức, phân phối, sử dụng các
nguồn tài chính hợp lý nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập ngày càng
tốt, đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong
việc công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Quốc hội, 2015).
Trong công tác quản lý tài chính, hiệu trưởng phải tuân thu các chế độ, các
quy định tài chính, phải liêm khiết trong công tác quản lý tài chính trong nhà
trường. Những vi phạm các quy định về tài chính, phân phối không công bằng,
lợi dụng quyền hạn của Hiệu trường để thu lợi cá nhân sẽ dẫn đến các hậu quả
không tốt trong công tác quản lý nhà trường cũng như đối với cá nhân hiệu
trưởng (Quốc hội, 2015).
2.1.3.2. Nội dung và quy trình quản lý tài chính
a) Quản lý thu
Quản lý các nguồn thu đối với các cơ sở giáo dục trung học cơ sở là phải
xác định đúng, đủ các nguồn thu theo quy định của Nhà nước, có kế hoạch khai

11


thác các nguồn thu từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu do các cơ sở giáo dục
tự huy động được nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính của đơn vị (Bộ Tài chính,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, 2003).
Quản lý việc chi tiêu đối với các cơ sở giáo dục trung học cơ sở cần phân

bổ và sử dụng các nguồn tài chính một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết
kiệm nhất, nhằm đảm bảo sự ổn định về các nguồn tài chính dài hạn và ngắn
hạn, phục vụ các mục tiêu hoạt động tài chính của nhà trường. Phải căn cứ vào
các nguồn thu để lập kế hoạch chi tiêu sao cho đảm bảo thu đủ bù chi và có
phần chênh lệch. Nội dung chi phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng luật
và tiết kiệm nhưng vẫn hiệu quả, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập (Bộ
Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, 2003).
Quản lý việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm theo quy
định. Hằng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp
khác theo quy định; phần chênh lệch thu chi (thu chi hoạt động thường xuyên
và nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng) đơn vị được sử dụng để chi trả thu nhập tăng
thêm cho cán bộ, giáo viên; trích lập các quỹ sau khi thống nhất với tổ chức
Công đoàn nhà trường, theo thứ tự: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Việc quản lý thu,
chi càng tốt (phần chênh lệch hợp lý) thì kế hoạch chi tiêu được đảm bảo, đây là
cơ sở cần thiết để để trích lập các quỹ sẽ hợp lý hơn, đảm bảo đời sống cho cán
bộ, giáo viên trong các nhà trường, tạo điều kiện tái đầu tư cơ sở vật chất, nâng
cao chất lượng giảng dạy và học (Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Nội vụ, 2003).
*Quản lý nguồn thu
Nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục trung học cơ sở gồm hai nguồn
chính là nguồn thu từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách. Do đó,
quản lý nguồn thu đối với các cơ sở giáo dục trung học cơ sở bao gồm quản lý
các nguồn thu trên.

12


Một là, quản lý nguồn thu từ Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn kinh phí
giữ vai trò chủ yếu và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của các cơ

sở trung học cơ sở, là nguồn thu do Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán đã
được xác định cho các nhiệm vụ, chương trình mục tiêu đã được duyệt. Do đó
các đơn vị phải thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, dự toán theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước, chính sách chế độ đặc thù của ngành, lĩnh vực (Bộ Tài
chính, 2004).
Nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo

Nguồn ngân sách Nhà nước

Nguồn ngoài ngân sách Nhà nước

Sự
nghiệp
GDĐT-

Đóng
góp
TCKTXH

XDCB

CTMT

KHCN

Hoạt
động Tài trợ
NCKH
-LĐSX


Đa dạng
hóa loại
hình
giáo dục

Sơ đồ 2.1. Nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo
Nguồn: Bộ Tài chính (2004)

Trong những năm qua, chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục đào
tạo có xu hướng tăng lên. Đầu tư nguồn Ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở
vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu
và ứng dụng vào giảng dạy và giáo dục, một mặt tạo điều kiện để tăng về số lượng
và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Mặt khác, tạo điều kiện thu
hút sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội
nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục (Bộ Tài chính, 2004).
Nguồn Ngân sách nhà nước đảm bảo ổn định và phát triển đời sống của
đội ngũ giáo viên - là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lớn trong hệ thống
cơ quan hành chính sự nghiệp ở nước ta, thông qua chế độ lương và các phụ cấp
ưu đãi, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, các chế độ đào tạo bồi dưỡng…
Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo còn giải quyết tốt các vấn đề chính sách
xã hội thông qua các chế độ về học bổng, sinh hoạt phí và các chế độ đãi ngộ
13


×