Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.65 KB, 61 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------------------------

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH
CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020

Quảng Nam, tháng 5/2013

1


MỤC LỤC
CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT............................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................................. 6
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 8
1. Sự cần thiết lập đề án ..........................................................................................................8
2. Các căn cứ pháp lý ............................................................................................................10
2.1. Các văn bản Trung ương ..........................................................................................10
2.2. Các văn bản của tỉnh.................................................................................................10
3. Mục tiêu và phạm vi của đề án ........................................................................................11
3.1 Mục tiêu tổng quan ....................................................................................................11
3.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................11
3.3 Phạm vi của đề án......................................................................................................11
PHẦN II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ .................................. 12
1. Hiện trạng về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ........................................................12
2. Hiện trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ..................................................................12
3. Hiện trạng về nguồn nhân lực ...........................................................................................16


4. Thời lượng phát sóng và nội dung chương trình. .............................................................17
4.1 Thời lượng phát sóng, tiếp âm...................................................................................17
4.2 Nội dung chương trình ..............................................................................................17
5. Chính sách và phụ cấp cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở. .............................................18
6. Hiện trạng đầu tư từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012-2013:.................19
7. Đánh giá chung hiện trạng Đài truyền thanh cơ sở ..........................................................20
7.1 Điểm mạnh ..............................................................................................................20
7.2 Điểm yếu..................................................................................................................20
7.3 Nguyên nhân............................................................................................................21
PHẦN III. NỘI DUNG ĐỀ ÁN ........................................................................................... 22
I. NỘI DUNG ………………………………………………...…………………………...20
1.1.NỘI DUNG 1: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ. ...................................................22
1.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản...................................................................................22
1.1.2. Tổ chức bộ máy .....................................................................................................22
1.1.3.Chế độ, chính sách..................................................................................................22
1.1.4.Phân công thực hiện ...............................................................................................22
1.2. NỘI DUNG 2: TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC ..............................23
1.2.1. Nội dung trang bị..................................................................................................23
1.2.2. Kinh phí thực hiện .................................................................................................23
1.2.2.1. Đầu tư xây dựng mới 29 đài truyền thanh không dây cho 29 xã chưa có đài
truyền thanh...........................................................................................................................23
1.2.2.2. Nâng cấp 22 đài truyền thanh hiện đang hư hỏng, không hoạt động được .....24
1.2.2.3. Sửa chữa 9 đài truyền thanh không dây hiện đang xuống cấp ........................24
1.2.2.4 Duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư...........................................................................25
2


1.2.3. Phân công thực hiện ..............................................................................................25
1.3. NỘI DUNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ..........................................25

1.3.1. Nội dung ................................................................................................................25
1.3.2. Kinh phí .................................................................................................................26
1.3.3 Thời gian …………...……………………………………………………………24
1.3.4. Phân công thực hiện ..............................................................................................26
1.4. NỘI DUNG 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH .........26
1.4.1. Nội dung ................................................................................................................26
1.4.2. Kinh phí .................................................................................................................27
1.4.3. Thời gian................................................................................................................27
1.4.4. Phân công thực hiện ..............................................................................................27
1.5. NỘI DUNG 5: ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHO ĐÀI TTCS ..................27
1.5.1. Nội dung ................................................................................................................27
1.5.2. Đối tượng...............................................................................................................27
1.5.3. Hình thức đào tạo ..................................................................................................28
1.5.4. Thời gian, kinh phí ................................................................................................28
1.5.5. Phân công thực hiện ..............................................................................................28
II. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NGUỒN VỐN, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ .............................. 28
2.1. Danh mục các dự án.......................................................................................................28
2.2.Phân kỳ đầu tư.................................................................................................................29
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN................................................................................... 30
3.1. Hiệu quả về chính trị ................................................................................................31
3.2. Hiệu quả về kinh tế...................................................................................................31
3.3. Hiệu quả văn hóa - xã hội.........................................................................................31
3.4. Đảm bảo sự ổn định về chính trị - an ninh quốc phòng ...........................................31
3.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh địa phương ........................32
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ................................................................................. 32
4.1. Về cơ chế chính sách......................................................................................................32
4.1.1. Đổi mới công tác quản lý, tổ chức bộ máy...........................................................32
4.1.2. Đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ duy trì hoạt động
nội dung và kỹ thuật của các Đài truyền thanh cơ sở. ..........................................................32
4.1.3. Đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động của các Đài TTCS, tạo điều kiện thuận

lợi để hệ thống TTCS hoạt động ổn định, phát triển ............................................................32
4.2. Về đầu tư cơ sở vật chất cho các Đài truyền thanh cơ sở ..............................................33
4.3.Về phát triển nhân lực cho Đài truyền thanh cơ sở.........................................................33
4.4. Về kinh phí.....................................................................................................................34
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................................................................................ 34

3


5.1 Trách nhiệm của các cấp.................................................................................................34
5.1.1. Uỷ ban nhân dân tỉnh.............................................................................................34
5.1.2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố...........................................................34
5.1.3. Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn .............................................................35
5.2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành ..............................................................................35
5.2.1. Sở Thông tin và Truyền thông...............................................................................35
5.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư..........................................................................................35
5.2.3. Sở Tài chính...........................................................................................................36
5.2.4. Sở Nội vụ...............................................................................................................36
5.2.5. Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Quảng Nam....................................................36

4


CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


1.

TTCS

Truyền thanh cơ sở

2.

UBND

Ủy ban nhân dân

3.

TTTT

Thông tin và Truyền thông

4.

HT

Hữu tuyến

5.

FM

Vô tuyến


6.

KN

Kiêm nhiệm

7.

CT

Chuyên trách

8.

CT MTQG

Chương trình Mục tiêu quốc gia

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT

Tên

Nội dung

Trang


1

Bảng 01

Tổng hợp chung về thực trạng đài Trang 13
TTCS

2

Bảng 02

Tổng hợp nhân lực của các đài TTCS

3

Bảng 03

Tổng hợp trang bị máy vi tính tại các Trang 18
đài TTCS

4

Bảng 04

Tổng hợp kinh phí đầu tư máy móc, Trang 24
trang thiết bị

5

Bảng 05


Tổng hợp kinh phí duy trì đài TTCS

6

Bảng 06

Danh mục các dự án nâng cao chất Trang 29
lượng đài TTCS

7

Bảng 07

Phân kỳ kinh phí đầu tư

8

Bảng 08

Phân kỳ kinh phí hàng năm theo tôgnr Trang 30
kinh phí

9

Phụ lục 01

Hiện trạng Đài TTCS TP Tam Kỳ

Trang 37


10 Phụ lục 02

Hiện trạng Đài TTCS TP Hội An

Trang 38

11 Phụ lục 03

Hiện trạng Đài TTCS huyện Đại Lộc

Trang 39

12 Phụ lục 04

Hiện trạng Đài TTCS huyện Điện Bàn

Trang 41

13 Phụ lục 05

Hiện trạng Đài TTCS huyện Duy Trang 42
Xuyên

14 Phụ lục 06

Hiện trạng Đài TTCS huyện Núi Thành Trang 43

15 Phụ lục 07


Hiện trạng Đài TTCS huyện Thăng Trang 44
Bình

16 Phụ lục 08

Hiện trạng Đài TTCS huyện Phú Ninh

Trang 45

17 Phụ lục 09

Hiện trạng Đài TTCS huyện Hiệp Đức

Trang 46

18 Phụ lục 10

Hiện trạng Đài TTCS huyện Quế Sơn

Trang 47

19 Phụ lục 11

Hiện trạng Đài TTCS huyện Nông Sơn

Trang 48

20 Phụ lục 12

Hiện trạng Đài TTCS huyện Tiên Trang 49


Trang 16

Trang 27

Trang 29

6


Phước
21 Phụ lục 13

Hiện trạng Đài TTCS huyện Bắc Trà Trang 50
My

22 Phụ lục 14

Hiện trạng Đài TTCS huyện Đông Trang 51
Giang

23 Phụ lục 15

Hiện trạng Đài TTCS huyện Tây Giang

24 Phụ lục 16

Hiện trạng Đài TTCS huyện Nam Trang 53
Giang


25 Phụ lục 17

Hiện trạng Đài TTCS huyện Nam Trà Trang 54
My

26 Phụ lục 18

Hiện trạng Đài TTCS huyện Phước Sơn Trang 55

27 Phụ lục 19

Danh mục các xã đầu tư mới đài TTCS

Trang 56

28 Phụ lục 20

Danh mục các xã nâng cấp đài TTCS

Trang 57

29 Phụ lục 21

Danh mục các xã sửa chữa mới đài Trang 58
TTCS

30 Phụ lục 22

Dự toán kinh phí đào tạo tập huấn cho Trang 59
đối tượng đài TTCS các xã thuộc

CTMTQG

31 Phụ lục 23

Dự toán kinh phí đào tạo tập huấn cho Trang 60
đối tượng đài TTCS các xã thuộc
CTMTQG

Trang 52

7


PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập đề án
Truyền thanh cơ sở là một kênh thông tin quan trọng để đưa chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, địa phương và
thông báo về công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở đến với
đông đảo người dân; là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân,
đồng thời góp phần trang bị thêm kiến thức, nâng cao dân trí, chống phá mọi âm
mưu phản động của các thế lực thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo
sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương,
đất nước.
Đài truyền thanh cơ sở có hai chức năng chính, là phương tiện để cấp ủy,
chính quyền xã, phường, thị trấn chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương và tiếp sóng các chương trình phát
thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh và Đài Truyền
thanh – Truyền hình cấp huyện, chuyển tải thông tin đến các tầng lớp nhân dân trên

địa bàn xã, phường, thị trấn.
Với đặc thù là thông tin nhanh nhạy các sự kiện bằng âm thanh, Đài truyền
thanh cơ sở có vai trò hết sức quan trọng đối với việc ổn định chính trị, an ninh,
quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở,
người dân nắm bắt được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh
tế, văn hóa, xã hội…. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đổi mới
tư duy kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống. Đặc
biệt, trong thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm cách tuyên truyền chống phá
Việt Nam thông qua các luận điệu: xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, trực tiếp nhất là quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng ở miền núi. Chúng lợi dụng những khó khăn trong cuộc sống và sự thiếu
thông tin của nhân dân, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, các xã có
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để truyền đạo trái phép, đội lốt tôn giáo
hoạt động chính trị, móc nối xây dựng cơ sở. Vì vậy, việc đảm bảo thông tin trung
thực, kịp thời, hiệu quả tới các tầng lớp nhân dân cả nước nói chung và tỉnh Quảng
Nam nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Một trong những giải pháp
hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ này là tăng cường, củng cố, nâng cao chất lượng
hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc tới sự phát
triển của ngành Phát thanh – Truyền hình trên phạm vi cả nước, trong đó có hệ thống
8


truyền thanh ở địa phương, cơ sở. Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu rõ:
“Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hòa
giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng có nhiều khó khăn”. Một
trong những nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra là: “Nâng cao khả năng tiếp cận

thông tin cho mọi vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo”.
Ngày 16/02/2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn,
phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, trong đó xác định chỉ tiêu đến năm
2010, phải phủ sóng phát thanh AM-FM tới 100% dân cư, đảm bảo hầu hết các hộ
dân có thể thu, nghe được các kênh chương trình phát thanh quảng bá.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Phát
triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng các sản
phẩm, dịch vụ phát thanh, truyền hình, báo chí, xuất bản. Đến năm 2010 hoàn thành
cơ bản việc phổ cập các phương tiện phát thanh, truyền hình đến mỗi gia đình” .
Tại Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2011 phê duyệt
Đề án “Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020” trong
đó có phát triển phát thanh, truyền thanh đặc biệt là truyền thanh cơ sở đã đưa ra
mục tiêu cụ thể: “Bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem
được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin
tuyên truyền thiết yếu.”
Thực hiện chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trong thời
gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo trong lĩnh vực phát
thanh, truyền thanh, truyền hình; tạo điều kiện cho hệ thống phát thanh, truyền thanh
phát triển, góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; phản ánh kịp thời những chỉ đạo của các cấp và Chính quyền địa phương
góp phần xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh còn
bộc lộ nhiều hạn chế, đó là: chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của tỉnh ban
hành về các quy định về truyền thanh cơ sở; nội dung thông tin chưa phong phú;
hình thức thể hiện còn đơn điệu; chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phụ
trách còn bất cập; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu và xuống cấp nghiêm
trọng; kinh phí duy trì hoạt động thấp; chính quyền một số địa phương chưa nhận
thức rõ tầm quan trọng của hệ thống truyền thanh cơ sở nên thiếu sự quan tâm cả về
nhân lực và công tác quản lý. Mặt khác, mô hình tổ chức của Đài truyền thanh cơ sở
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa thống nhất, gây khó khăn cho công tác quản lý

nhà nước, phát triển sự nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ
thống truyền thanh cơ sở.
Từ thực tiễn này cho thấy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2015,
định hướng đến năm 2020” là rất quan trọng và cần thiết, nhằm mục tiêu đánh giá
tổng thể hiện trạng, định rõ khả năng phát triển, những mặt hạn chế, làm cơ sở để
9


Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý thống nhất góp phần làm cho hoạt
động truyền thanh cơ sở phát huy tốt vai trò, chức năng của mình, đồng thời giúp
cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu
cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng
bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
2. Các căn cứ pháp lý
2.1. Các văn bản Trung ương
- Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/12/1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật
Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
- Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến
năm 2020;
- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn giai đoạn

2011-2020.
2.2. Các văn bản của tỉnh
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XX tỉnh Quảng Nam
- Nghị quyết số 157/2012/NQ-HĐND ngày 22/04/2010 của HĐND tỉnh về
chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm; mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp cho những
người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên
địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn số 392/HD-UBND ngày 09/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Truyền thanhTruyền hình thuộc UBND thành phố.
- Hướng dẫn số 4040 /HD-UBND ngày 03/10/2008 của UBND tỉnh Quảng
Nam hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Phòng Văn hóa và
Thông tin huyện, thành phố

10


3. Mục tiêu và phạm vi của đề án
3.1. Mục tiêu tổng quan
Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để phát triển hệ thống truyền
thanh cơ sở.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để ngày càng nâng cao chất lượng của
đội ngũ cán bộ đài truyền thanh cơ sở, thực hiện nhiệm vụ định hướng thông tin của
Đảng và nhà nước.
Mở rộng đầu tư trang thiết bị, rút ngắn khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa
các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2017 phải đạt được các mục tiêu sau:
- 100% các xã, phường có đài truyền thanh cơ sở
- 100% các đài truyền thanh cơ sở được đảm bảo về phòng máy, thiết bị phụ
trợ, nhân lực.

- 100% số đài được trang bị máy tính và được kết nối mạng Internet để lấy
thông tin phục vụ cho phát thanh.
- 100% số người làm việc tại Đài truyền thanh được đào tạo, tập huấn nghiệp
vụ theo từng chuyên môn cho phù hợp
3.3. Phạm vi của đề án
Đề án được triển khai tại 244 xã, phường trên địa bàn tỉnh

11


PHẦN II
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ
1. Hiện trạng về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ
Đài truyền thanh cơ sở trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập.
Đài truyền thanh cơ sở thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng
bộ và chính quyền cấp xã.
Đài truyền thanh cơ sở chịu sự quản lý toàn diện của Ủy ban nhân dân xã,
phường; chịu sự quản lý về nội dung thông tin mang tính báo chí, truyền dẫn phát
sóng và tần số vô tuyến điện của Sở Thông tin và Truyền thông; sự quản lý nhà nước
của Phòng Văn hoá và Thông tin huyện, thành phố theo sự phân công của UBND
huyện, thành phố; sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát
thanh cấp huyện.
UBND cấp huyện chịu trách nhiệm đầu tư trang thiết bị cho Đài truyền thanh
cấp xã thuộc quyền quản lý.
Đài truyền thanh cơ sở được bố trí 1 lao động do UNBD xã, phường quản lý.
2. Hiện trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Hiện nay Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn hoạt động theo hai phương
thức là truyền thanh hữu tuyến (truyền thanh có dây) và truyền thanh vô tuyến
(truyền thanh không dây phát sóng FM). Cả hai phương thức truyền thanh hữu tuyến

và vô tuyến có ưu, nhược điểm như sau:
Truyền thanh hữu tuyến có ưu điểm là sử dụng và hoạt động được ở toàn bộ
các thôn, bản, kể cả các thôn, bản không có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, truyền
thanh hữu tuyến là công nghệ cũ phức tạp, sử dụng dây kéo đến tận các điểm loa,
kinh phí đầu tư cho truyền thanh hữu tuyến lớn, nhưng hiệu suất thấp, luôn chịu sự
tác động ảnh hưởng của môi trường, mưa gió… chi phí sửa chữa bảo hành nhiều, độ
an toàn không cao.
Truyền thanh không dây có ưu điểm là ít chịu tác động ảnh hưởng của môi
trường và thời tiết, tiện sử dụng, ít gây sự cố hỏng, chi phí bảo hành ít, thay đổi vị trí
đặt cụm loa thuận tiện và cơ động linh hoạt, vốn đầu tư thấp hơn. Tuy nhiên, truyền
thanh không dây có nhược điểm là bắt buộc các vị trí đặt các cụm thu phải có điện
lưới.
Toàn tỉnh hiện có 215/244 xã có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó có 164 Đài
truyền dẫn tín hiệu vô tuyến FM (sử dụng tần số), 51 Đài truyền dẫn tín hiệu hữu
tuyến (có dây), còn 29 xã, phường, thị trấn chưa được đầu tư lắp đặt Đài truyền
thanh cơ sở. Trong 213 Đài truyền thanh cơ sở có 22 đài đã hư hỏng hiện không hoạt
12


động được, 3 đài được đầu tư nhưng chưa có điện để đưa vào hoạt động, một số đài
hiện nay có công suất yếu không hoạt động được. Ngoài ra còn có một số huyện
miền núi hệ thống loa truyền thanh chỉ được lắp đặt ở trung tâm xã và một số vùng
lân cận, đạt khoảng 60% số thôn bản đối với vùng thấp và từ 30% đến 40% ở vùng
cao.
Hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh bị xuống cấp là do hầu hết các
Đài truyền thanh được đầu tư đã lâu (từ năm 1997 đến 2007) bằng nhiều nguồn kinh
phí (chương trình dân tộc; chương trình mục tiêu quốc gia về phủ sóng phát thanh
thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; dự án thành phần về phát triển các tỉnh khu vực
trung du miền núi; ngân sách địa phương; hợp phần phát triển ngân sách xã thuộc
dự án giảm nghèo WB), nhưng lại chưa có cơ chế, chính sách sau đầu tư như duy tu,

bảo dưỡng, thay thế, nâng cấp trang thiết bị; nhiều nơi còn bị mất cắp dây dẫn, đứt
do gió bão hoặc chạm chập, chi phí sửa chữa loa, cụm loa vượt quá khả năng đầu tư
sửa chữa của xã.
Thực trạng hạ tầng kỹ thuật TTCS theo địa giới hành chính cấp huyện như
sau:
Bảng1: Tổng hợp chung về thực trạng đài TTCS
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Huyện,
thành Phố
TP. Tam
kỳ
TP. Hội
An
Đại Lộc

Điện Bàn
Duy
Xuyên
Núi Thành
Thăng
Bình
Phú Ninh
Hiệp Đức
Quế Sơn
Nông Sơn
Tiên
Phước
Bắc Trà
My
Đông

Tổng Số đài
số xã TTCS


tuyến

Hữu
tuyến

Số
xãchưa
có đài

Số đài Số Số đài

đang
đài
đã
hoạt
hư xuống
động hỏng
cấp

13

13

9

4

-

13

-

-

13
18
20

13
18

20

13
13
2

5
18

-

13
18
20

-

-

14
17

14
17

11
17

3
-


-

14
17

-

2
0

22
11
12
14
7

22
11
7
14
4

22
6
7
13
4

5

1
-

5

2
1

2
-

3

22
11
4
13
3

15

8

5

3

7

5


0

-

13
11

8
10

5
10

3
0

5
1

3
9

4
-

5

-


13


Giang
15 Tây Giang
Nam
16
Giang
Nam Trà
17
My
18 Phước Sơn
Tổng
cộng

10

7

6

1

3

5

2

-


12

10

10

-

2

8

-

10
12

8
11

11

8
-

2
1

6


8
5

-

244

215

164

51

29

184

22

9

* Thành phố Tam Kỳ: 13/13 phường, xã có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó
có 9 đài truyền thanh vô tuyến và 4 đài truyền thanh hữu tuyến.
(Chi tiết tại Phụ lục số 01)
* Thành phố Hội An: 13/13 phường, xã có Đài truyền thanh cơ sở, tất cả các
đài đều sử dụng truyền thanh không dây( vô tuyến)
(Chi tiết tại Phụ lục số 02)
* Huyện Đại Lộc: 18/18 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó có 13
Đài truyền thanh vô tuyến và 5 đài truyền thanh hữu tuyến.

(Chi tiết tại Phụ lục số 03)
* Huyện Điện Bàn: 20/20 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở trong đó có
18 đài truyền thanh hữu tuyến và 2 đài truyền thanh vô tuyến.
(Chi tiết tại Phụ lục số 04)
* Huyện Duy Xuyên : 14/14 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó,
3 đài truyền thanh hữu tuyến, 3 đài hữu tuyến, 11 đài vô tuyến. Trong đó có 2 đài đã
xuống cấp, công suất giảm.
(Chi tiết tại Phụ lục số 05)
* Huyện Núi Thành : 17/17 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 17 đài đều
dùng truyền thanh vô tuyến. Có Đài xã Tam Thạnh xuống cấp, bổ sung nâng cấp
năm 2013
(Chi tiết tại Phụ lục số 6)
* Huyện Thăng Bình : 22/22 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 22 đài
đều truyền thanh vô tuyến, có 2 đài xuống cấp.
(Chi tiết tại Phụ lục số 7)
* Huyện Phú Ninh : 11/11 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó 6
đài truyền thanh vô tuyến, 5 đài truyền thanh hữu tuyến..
(Chi tiết tại Phụ lục số 8)
* Huyện Hiệp Đức: 7/12 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở l, thị trấn phủ
sóng đài huyện, 5 xã còn lại chỉ có cụm loa thôn, chưa có Đài truyền thanh cơ sở.
14


(Chi tiết tại Phụ lục số 9)
* Huyện Quế Sơn : 14/14 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó có
12 đài truyền thanh vô tuyến, 1 đài truyền thanh hữu tuyến, thị trấn phủ sóng đài
huyện.
(Chi tiết tại Phụ lục số 10)
* Huyện Nông Sơn : 4/7 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 4 đài đều
dùng truyền thanh vô tuyến, trong đó có 1 đài xã Quế Ninh bị hỏng. Còn 3 xã chưa

có Đài truyền thanh cơ sở
(Chi tiết tại Phụ lục số 11)
* Huyện Tiên Phước : 8/15 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 3 đài dùng
truyền thanh vô tuyến, 3 đài dùng truyền thanh hữu tuyến, thị trấn phủ sóng đài
huyện. Trong đó có 2 đài hữu tuyến đã xuống cấp huyện đang chuyển qua FM từ
nguồn ngân sách huyện, xã Tiên Ngọc được đầu tư trong năm 2013 từ nguồn
chương trình MTQG. Còn lại 7 xã chưa có đài.
(Chi tiết tại Phụ lục số 12)
* Huyện Bắc Trà My: 8/13 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó
có 5 Đài truyền thanh vô tuyến và 3 đài hữu tuyến, có 5 xã chưa có đài. Tuy nhiên
hiện nay chỉ có 3 xã còn hoạt động, 5 đài dùng vô tuyến đã bị hỏng, không hoạt
động được.
(Chi tiết tại Phụ lục số 13)
* Huyện Đông Giang: 10/11 xã có Đài truyền thanh cơ sở. Trong đó thị trấn
phủ sóng đài huyện, có 5 đài xuống cấp, xã Ating được đầu tư trong năm 2013, còn
1 xã chưa có đài.
(Chi tiết tại Phụ lục số 14)
* Huyện Tây Giang : 6/10 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, trong đó có
6 đài truyền thanh vô tuyến, 1 đài truyền thanh hữu tuyến. Thị trấn phủ sóng đài
huyện, Hiện nay còn 4 xã chưa có đài. Trong 6 đài đang hoạt động thì có 3 đài A
Vương, xã Dang, Blahe hư hỏng không hoạt động được.
(Chi tiết tại Phụ lục số 15)
* Huyện Nam Giang: 10/12 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 10 đài
dùng truyền thanh vô tuyến, 2 xã, thị trấn chưa được đầu tư lắp đặt. Đến thời điểm
này, 2 xã Đắc Pre, La Ê đã có đài nhưng chưa hoạt động được vì chưa có điện.
(Chi tiết tại Phụ lục số 16)
* Huyện Nam Trà My : 8/10 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 8 đài đều
dùng truyền thanh hữu tuyến, 2 xã, thị trấn chưa được đầu tư lắp đặt là Trà Cang và
Trà Linh. Tuy nhiện hiện nay 8 đài được xây dựng đều đã xuống cấp, hoạt động
kém.

(Chi tiết tại Phụ lục số 17)
15


* Huyện Phước Sơn : 11/12 xã, thị trấn có Đài truyền thanh cơ sở, 11 đài đều
dùng truyền thanh vô tuyến, trong đó có 5 đài bị hỏng không hoạt động, 1 xã trụ
angten bị gãy, 1 xã Phước Lộc chưa có điện, chưa có đài.
(Chi tiết tại Phụ lục số 18)
3. Hiện trạng về nguồn nhân lực
Toàn tỉnh hiện có 226 người làm công tác quản lý, vận hành các Đài truyền
thanh cơ sở, trong đó kiêm nhiệm 91 người và chuyên trách 135 người.
Hiện nay hầu hết các đài đều bố trí 1 cán bộ phụ trách cả nội dung và kỹ
thuật. Có 23 đài truyền thanh cơ sở được UBND xã, phường tạo điều kiện bố trí 02
cán bộ phụ trách đài: 1 cán bộ phụ trách kỹ thuật, 1 cán bộ phụ trách nội dung
(Thành phố Hội An : phường Sơn Phong, phường Cẩm Châu ; huyện Điện Bàn : TT
Vĩnh Điện, Điện An, Điện Phương, Điện Phong, Điện Hòa, Điện Tiến, Điện Hồng,
Điện Minh, Điện Ngọc, Điện Dương, Điện Trung, Điện Quang ; huyện Duy Xuyên :
Duy Hòa, Duy Sơn, Duy Trung, TT Nam Phước, Duy Phước, Duy Vinh, Duy Thành ;
huyện Phước Sơn : Phước Hiệp, Phước Thành) và đài truyền thanh phường Cẩm An
(TP Hội An) được bố trí 03 cán bộ gồm: 1 phụ trách kỹ thuật, 1 phụ trách nội dung,
1 phụ trách phát thanh.
Bảng 2 : Bảng tổng hợp nhân lực của các đài truyền thanh cơ sở

STT

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13

Huyện, thành
Phố
TP. Tam kỳ
TP. Hội An
Đại Lộc
Điện Bàn
Duy Xuyên
Núi Thành
Thăng Bình
Phú Ninh
Hiệp Đức
Quế Sơn
Nông Sơn
Tiên Phước
Bắc Trà My

Cán bộ truyền thanh xã

Tổng
số xã,
phường


Tổng
cộng

13
13
18
20
14
17
22
11
12
14
7
15
13

14
17
18
32
21
17
22
11
6
13
3
6

5

Kiêm Chuyên
nhiệm
trách
5
8
14
12
5
4
2
4
8
2
-

Ghi
chú

9
9
4
20
16
13
22
9
2
5

3
4
5
16


14
15
16
17
18

Đông Giang
Tây Giang
Nam Giang
Nam Trà My
Phước Sơn

11
10
12
10
12

7
5
9
8
12


5
2
8
12

7
7
-

Tổng cộng

244

226

91

135

18

Các xã, phường, thị trấn bố trí nhân lực phụ trách truyền thanh cơ sở là cán bộ
văn hóa xã hội, đoàn thanh niên, cựu chiến binh hoặc bảo vệ kiêm nhiệm, trong khi
đó, do yêu cầu nhiệm vụ nên thường xuyên thay đổi vị trí công tác dẫn tới không ổn
định, bất cập, thiếu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ mặc dù hàng năm, các
Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, thành phố vẫn tổ chức tập huấn cho cán bộ
truyền thanh xã, phường, thị trấn. Hầu hết cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở
không được đào tạo đúng chuyên ngành, trình độ chủ yếu là tốt nghiệp trung học
phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, một số có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học
nhưng không đúng chuyên ngành báo chí, phát thanh – truyền hình.

4. Thời lượng phát sóng và nội dung chương trình.
4.1. Thời lượng phát sóng, tiếp âm.
Thời lượng hoạt động của Đài truyền thanh cơ sở thường từ 2,5 giờ đến 5
giờ/ngày. Cơ cấu thời lượng:
50% thời lượng dành cho tổ chức tiếp âm các chương trình thời sự của Đài
Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài truyền thanh huyện,
thành phố.
Khoảng 30% thời lượng dành cho đọc các thông báo của Đảng uỷ và UBND
cấp xã để thông tin nhanh đến nhân dân trong xã chủ trương của Đảng, chính quyền
hoặc thông báo của các Hội, Trường, cơ quan trên địa bàn.
Khoảng 20% thời lượng dành cho thông báo kỹ thuật gieo trồng, phòng chống
dịch bệnh....theo tài liệu của cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh và thông tin
khác liên quan tới người dân.
4.2. Nội dung chương trình
Nhìn chung, tại các Đài truyền thanh cơ sở đã có những đóng góp tương đối
tích cực trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước vào cuộc sống. Qua hệ thống loa truyền thanh, người dân được thông báo
kịp thời về tình hình thiên tai, dịch bệnh, sâu rầy phá hoại mùa màng, động viên mọi
nguồn lực để xây dựng địa phương, vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, thực
hiện kế hoạch hoá gia đình... Đặc biệt các đợt tuyên truyền bầu cử Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng bộ các cấp, Đài truyền thanh cơ sở đã tuyên
truyền sâu rộng và có hiệu quả.
17


Khoảng 35% các đài tổ chức sản xuất từ 01 - 02 chương trình của xã/tuần,
thời lượng mỗi chương trình khoảng 15 phút.
Tuy nhiên, do thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức
bộ máy của Đài truyền thanh cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, do vậy
hoạt động của các Đài truyền thanh cơ sở không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào khả

năng của từng địa phương và còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, hiệu quả hoạt động
chưa cao.
5. Chính sách và phụ cấp cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở
Hiện nay hệ thống đài truyền thanh cơ sở do UBND xã quản lý về kinh phí,
nhân lực, trang thiết bị. Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, phòng Văn hóa – Thông tin
quản lý nhà nước.
Theo quy định tại Nghị quyết số 157/2012/NQ-HĐND ngày 22/04/2010 của
HĐND tỉnh, hiện nay phụ cấp đối với một cán bộ phụ trách đài cấp xã với hệ số
lương 1,0/người/tháng.
6. Hiện trạng về đầu tư máy vi tính
Bảng 3: Bảng tổng hợp trang bị máy vi tính tại các đài truyền thanh cơ sở

STT

Huyện, thành
Phố

Tổng số xã,
phường,
thị trấn

Tổng số đài
TTCS

1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

TP. Tam kỳ
TP. Hội An
Đại Lộc
Điện Bàn
Duy Xuyên
Núi Thành
Thăng Bình
Phú Ninh
Hiệp Đức
Quế Sơn
Nông Sơn

13
13
18
20
14
17
22
11
12
14
7


12

Tiên Phước

13
14

thực trạng máy tính
đài chưa
đầu tư

đài đã đầu


13
13
18
20
14
17
22
11
7
14
4

13
3
16

2
9
22
7
5
13
3

10
2
20
12
8
4
2
1
1

15

8

6

2

Bắc Trà My

13


8

8

-

Đông Giang

11

10

7

3
18


15

Tây Giang

10

6

4

2


16

Nam Giang

12

10

8

2

17
18

Nam Trà My
Phước Sơn

10
12

8
12

8
11

1

Tổng cộng


244

215

145

70

6. Hiện trạng đầu tư từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012-2013
Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo năm 2012, 2013 đã thực hiện đầu tư cho hệ thống đài
truyền thanh cơ sở, nội dung đầu tư như sau:
Năm 2012: thực hiện 3 dự án với tổng kinh phí đầu tư 3.586.350.000 đồng
Dự án 1: Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở
Đã tổ chức các lớp tập huấn cho 86 cán bộ phụ trách truyền thanh xã các
huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nội dung đào tạo các kiến thức về nghiệp vụ
báo chí, kỹ năng khai thác, vận hành, sửa chữa các thiết bị truyền thanh.
Dự án 2: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông
cơ sở tỉnh Quảng Nam
Trong năm 2012, đã đầu tư trang thiết bị phát thanh truyền hình cho các Đài
Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố và trạm truyền thanh cơ sở, cụ
thể:
+ Nâng cấp Đài truyền thanh – Truyền hình huyện Nam Trà My và Trạm phát
lại truyền hình xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh.
+ Đầu tư mới cho 4 trạm truyền thanh cơ sở tại các xã A Nông huyện Tây
Giang, ChaVal huyện Nam Giang, Quế Thọ huyện Hiệp Đức và Quế Lộc huyện
Nông Sơn
Dự án 3: Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

Đã phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và 16 Đài Truyền thanh,
Truyền thanh- Truyền hình các huyện, thành phố (Tiên Phước, Đại Lộc, Núi Thành,
Duy Xuyên, Thăng Bình, Nông Sơn, Phú Ninh, Tam Kỳ, Hội An, Hiệp Đức, Tây
Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang) sản xuất và
phát sóng các chương trình truyền hình bằng tiếng Cơ tu để đưa thông tin về cơ sở với
mục đích: giới thiệu, thông tin, phổ biến những sáng kiến, tiến bộ về khoa học kỹ
thuật tiên tiến và những kinh nghiệm, gương điển hình tiên tiến, các mô hình sản
xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, nhằm phục vụ cho đồng bào các dân tộc tại
miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới;
Phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng các chương
trình truyền hình để đưa thông tin về cơ sở. Các chương trình nêu trên đồng thời được
19


tiếp phát lại tại Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện và cập nhật trên trang
web tại địa chỉ qrt.com.vn.
Năm 2013: tiếp tục thực hiện 3 dự án:
Dự án 1: Tăng cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở
Dự án 2: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ
sở tỉnh Quảng Nam.
Đầu tư phát triển mới 4 đài truyền thanh cơ sở tại các xã: Axan huyện Tây
Giang, ATing huyện Đông Giang, Tiên Ngọc huyện Tiên Phước, Phước năng huyện
Phước Sơn. Nâng cấp đài truyền thanh xã Tam Thạnh huyện Núi Thành.
Dự án 3: Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
Tổng kinh phí đầu tư năm 2013 cho 3 dự án là : 2.487.000.000 đồng
7. Đánh giá chung hiện trạng Đài truyền thanh cơ sở .
7.1. Điểm mạnh
Mạng lưới truyền thanh cơ sở đã phủ sóng hầu hết các xã, góp phần thực hiện
tốt nhiệm vụ tuyên truyền và phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu đến nhân dân trong

tỉnh. Đặc biệt, mạng lưới Đài truyền thanh cơ sở đã trở thành kênh thông tin quan
trọng đối với những khu vực nông thôn, phục vụ nâng cao đời sống cho nhân dân.
Mỗi Đài truyền thanh cơ sở được bố trí 1 cán bộ thực hiện công tác truyền
thanh, được hưởng chế độ phụ cấp hệ số lương 1/người/tháng.
UBND cấp huyện đã quan tâm đầu tư kinh phí cho sửa chữa, duy trì hoạt động
của Đài truyền thanh cơ sở.
Nội dung các chương trình phát thanh bảo đảm đúng định hướng chính trị,
thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng.
7.2. Điểm yếu
Hệ thống các Đài truyền thanh cơ sở đã được đầu tư xây dựng lâu, máy móc
thiết bị lâu ngày đã xuống cấp, chi phí duy trì hoạt động và thay thế sửa chữa còn
hạn chế. Do vậy, rất nhiều hệ thống hoạt động không đủ công suất, nhiều đài ngừng
hoạt động, chất lượng thông tin thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền của
hệ thống này.
Kinh phí hàng năm để đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của hệ thống Đài
chưa đảm bảo.
Hầu hết các Đài truyền thanh cơ sở mới dừng lại ở việc thông báo các văn bản
liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ chính
trị, phát triển kinh tế xã hội của địa phương; việc sản xuất chương trình, công tác
biên tập, phát sóng các chương trình địa phương còn nhiều hạn chế, chất lượng
không cao.
20


Nguồn nhân lực làm công tác truyền thanh cơ sở vẫn còn thiếu và yếu, luôn có
sự thay đổi, chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
Một số xã chưa có sự phân công rõ ràng trong công tác theo dõi, quản lý hoạt
động của hệ thống Đài truyền thanh cơ sở.
7.3. Nguyên nhân
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các Đài truyền thanh cơ sở đều chủ

yếu được trang bị từ các nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, theo từng đợt của
từng chương trình nên việc đầu tư thiếu đồng bộ. Hệ thống máy móc điện tử lâu
ngày bị xuống cấp, hư hỏng, đặc biệt là hệ thống loa ở ngoài trời.
Đời sống dân cư nông thôn vẫn còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng
đều, nhu cầu hưởng thụ thông tin từ phát thanh của mỗi khu vực đồng bằng và nông
thôn, miền núi khác nhau.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác truyền thông chưa được quan
tâm đúng mức. Phụ cấp cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở còn thấp không thu hút
người có năng lực tích cực tham gia.
Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của Đài truyền thanh
cơ sở, bố trí cán bộ làm truyền thanh kiêm nhiệm vụ khác, nên cán bộ chưa chuyên
tâm với công tác truyền thanh. Chưa có kinh phí thường xuyên đảm bảo cho hoạt
động của Đài. Nhiều cán bộ đài truyền thanh cơ sở chưa được đào tạo về kỹ thuật
nên chưa sửa chữa được những hư hỏng tại đài.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các đài chưa đồng bộ, còn mang tính tự phát tại
các địa phương, chưa có các Dự án, Đề án đầu tư trang thiết bị đồng bộ cho các Đài
truyền thanh cơ sở. Mặc dù từ năm 2011 đến nay đã có kinh phí từ nguồn chương
trình Mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở, tuy nhiên nguồn kinh phí cũng còn
quá nhỏ so với nhu cầu thực tế tại địa phương.

21


PHẦN III
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. NỘI DUNG
1.1.NỘI DUNG 1: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI TRUYỀN THANH CƠ SỞ.
1.1.1. Xây dựng hệ thống văn bản
Xây dựng các quy định về tổ chức hoạt động, chế độ quản lý lưu trữ thông tin,

chế độ thù lao, chế độ bảo trì, bảo hành thiết bị, tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ,
chương trình phát thanh, tổ chức các cuộc thi dành cho đài truyền thanh cơ sở…
đảm bảo hoạt động của đài Truyền thanh cơ sở.
1.1.2. Tổ chức bộ máy
- Đối với Sở Thông tin và Truyền thông: có bộ phận quản lý phát thanh truyền
hình để quản lý hoạt động hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thanh cấp huyện,
cấp xã.
- Đối với Phòng Văn hoá Thông tin cấp huyện: có 1 cán bộ theo dõi hoạt động
thông tin và hệ thống truyền thanh trên địa bàn.
- Đối với Đài Phát thanh cấp huyện: có 1 cán bộ theo dõi việc đầu tư, sửa
chữa trang thiết bị, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở.
- Đối với Đài truyền thanh cơ sở: 100% Đài truyền thanh cơ sở được UBND
cùng cấp có quyết định thành lập, hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức. Tuỳ theo quy mô diện
tích, số dân, số thôn, khu dân cư để bố trí số cán bộ làm công tác tại Đài truyền
thanh cơ sở cho phù hợp, ít nhất biên chế không chuyên trách 1 người, thành lập
Ban biên tập để xây dựng và xét duyệt nội dung chương trình.
1.1.3.Chế độ, chính sách
Nghiên cứu đề xuất chính sách cho cán bộ công tác tại Đài Truyền thanh cơ sở
được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; được hưởng các quyền lợi về đào tạo, tập
huấn nghiệp vụ.
1.1.4. Phân công thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, UBND huyện,
thành phố.
- Kinh phí: theo kinh phí sự nghiệp hàng năm của mỗi đơn vị.
22


1.2. NỘI DUNG 2: TĂNG CƯỜNG TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC
1.2.1. Nội dung trang bị

Về phòng máy:
Nâng cấp các phòng máy đảm bảo về ánh sáng, cách âm, cách nhiệt đủ tiêu
chuẩn tối thiểu của hoạt động truyền thanh để thực hiện ghi âm, phát trực tiếp tại
phòng máy.
Về thiết bị phụ trợ:
Những thiết bị, dụng cụ phụ trợ như bàn ghế, máy vi tính, kết nối internet
được đầu tư đảm bảo cho hoạt động truyền thanh, tiếp âm đài Trung ương, đài tỉnh,
đài huyện chất lượng âm thanh tốt.
Về thiết bị truyền thanh:
- Đối với truyền thanh hữu tuyến: Nâng cấp hệ thống đường truyền dẫn, các
cụm loa.
- Đối với truyền thanh vô tuyến: đầu tư xây dựng mới theo tiêu chuẩn kỹ thuật
thiết bị theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, sửa chữa các đài hư hỏng.
Hiện nay còn 29 xã chưa có đài truyền thanh cơ sở và 22 xã hư hỏng nặng
không hoạt động được, cần đầu tư mới.
Danh sách các xã chưa có đài truyền thanh và có đài bị hư hỏng theo phụ lục
18.
1.2.2. Kinh phí thực hiện
1.2.2.1. Đầu tư xây dựng mới 29 đài truyền thanh không dây cho 29 xã
chưa có đài truyền thanh
+ Kinh phí đầu tư 1 Đài truyền thanh không dây mới (bao gồm hệ thống thiết
bị và cột Anten): 450.000.000đ
+ Số lượng Đài truyền thanh không dây cần đầu tư:
+ Tổng kinh phí: 450.000.000đ/đài x 29 đài = 13.050.000.000đ
+ Tiến độ thực hiện:
Năm 2014: 8 đài x 450.000.000đ = 3.600.000.000đ
Năm 2015: 7 đài x 450.000.000đ = 3.150.000.000đ
Năm 2016: 7 đài x 450.000.000đ = 3.150.000.000đ
Năm 2017: 7 đài x 450.000.000đ = 3.150.000.000đ
+ Nguồn: Chương trình MTQG, ngân sách tỉnh

23


Danh mục các xã đầu tư mới đài truyền thanh cơ sở theo phụ lục 19.
1.2.2.2. Nâng cấp 22 đài truyền thanh hiện đang hư hỏng, không hoạt động
được
Đầu tư mới toàn bộ hệ thống truyền thanh không dây cho 22 đài vô tuyến bị hư
hỏng nặng (máy móc thiết bị):
+ Tổng kinh phí: 250.000.000đ/đài x 22đài = 5.500.000.000đ
+ Tiến độ thực hiện:
Năm 2014: 6 đài x 250.000.000đ = 1.500.000.000đ
Năm 2015: 6 đài x 250.000.000đ = 1.500.000.000đ
Năm 2016: 5 đài x 250.000.000đ = 1.250.000.000đ
Năm 2017: 5 đài x 250.000.000đ = 1.250.000.000đ
+ Nguồn: Chương trình MTQG, ngân sách tỉnh
Danh mục các Đài TTCS cần nâng cấp xem bảng theo phụ lục 20.
1.2.2.3. Sửa chữa 9 đài truyền thanh không dây hiện đang xuống cấp
+ Tổng số Đài truyền thanh không dây xuống cấp: 9 đài
+ Bình quân mỗi Đài truyền thanh không dây sửa chữa, nâng cấp:
100.000.000đ/đài
+ Tổng kinh phí: 100.000.000 x 9đài = 900.000.000đ
Thực hiện năm 2014 : 9 đài x 100.000.000đ = 900.000.000đ
+ Nguồn: ngân sách huyện
Danh mục các Đài truyền thanh cần sửa chữa theo phụ lục 21.
Bảng 4: Tổng hợp kinh phí đầu tư máy móc, thiết bị
Đơn vị tính: triệu đồng
2014
Nội dung đầu tư

SL


Số
tiền

2015
SL

Số
tiền

2016
SL

Số
tiền

2017
SL

Tổng cộng

Số
tiền

SL

Số tiền

1.Đầu tư xây dựng
mới đài TTKD:

Máy móc thiết bị
+An ten
8

3,600

7

3,150

7

3,150

7

3,150

29

13,050

2.Nâng cấp, sửa
chữa Đài truyền
thanh hiện đang
hư hỏng, không
hoạt động được

1,500


6

1,500

5

1,250

5

1,250

22

5,500

6

Nguồn

CT
MTQG,
ngân
sách
tỉnh

24


3. Nâng cấp, sửa

chữa đài xuống
cấp
Tổng cộng

9

900

23

6,000

9
13

4,650

12

4,400

12

900

4,400 60

19,450

Trong đó:

-CT MTQG (70%)

3,570

3,255

3,080

3,080

12,985

- NS tỉnh (30%)

1,530

1,395

1,320

1,320

5,565

-

-

- NS huyện


900

-

ngân
sách
huyện

900

1.2.2.4 Duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư: Các máy móc sau đầu tư được duy tu,
bảo dưỡng từ nguồn ngân sách huyện, ngân sách xã hàng năm.
1.2.3. Phân công thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND cấp huyện,
thành phố.
Hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố thống nhất danh sách các xã được đầu tư, lập dự án trình UBND tỉnh và
thông qua Sở Kế hoạch, Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí.
+ Đối với nguồn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: giao Sở Thông tin và
Truyền thông làm chủ đầu tư.
+ Đối với nguồn thuộc ngân sách tỉnh, huyện: phân bổ cho UBND các huyện,
thành phố làm chủ đầu tư.
1.3. NỘI DUNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.3.1. Nội dung
Đầu tư trang bị máy tính, kết nối mạng Internet cho tất cả các Đài truyền
thanh cơ sở để lấy thông tin từ Internet phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật,
phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ cho nhân dân. Đối với các huyện đồng bằng
khuyến cáo trang bị thêm bộ thu tập trung FM.
Sử dụng máy vi tính để biên tập, xử lý và lưu trữ tin bài.

Đào tạo tin học cho cán bộ đài TTCS.
Mỗi Đài truyền thanh xã trang bị:
- 01 máy vi tính;
- 01 bộ bàn máy vi tính;
- 01 modem kết nối Internet và hệ thống đường truyền .
25


×