Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tình hình bệnh cầu trùng trên đàn thỏ đang nuôi tại trại thỏ việt nhật, nho quan, ninh bình và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.39 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

LÊ THỊ HẢI HÀ

TÌNH HÌNH BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ðÀN THỎ
ðANG NUÔI TẠI TRẠI THỎ VIỆT - NHẬT, NHO QUAN,
NINH BÌNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: Thú y

Mã số

: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học : TS. TRỊNH ðÌNH THÂU
TS. NGUYỄN VĂN THỌ

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp ñỡ ñã ñược cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Lê Thị Hải Hà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS.
Trịnh ðình Thâu ñã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và xây
dựng luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể cùng các thầy giáo, cô
giáo Viện ñào tạo Sau ñại học, Bộ môn Tổ chức- Giải phẫu, Ban chủ nhiệm
Khoa Thú Y – Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn ban giám ñốc và ñội ngũ cán bộ, công nhân viên trại
thỏ Việt-Nhật, Nho Quan, Ninh Bình ñã tạo mọi ñiều kiện cho tôi có ñược số
liệu thực tế ñể xây dựng luận văn.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn ban Lãnh ñạo Chi cục Thú y,

Trạm thú y Thành phố Ninh Bình, bạn bè, ñồng nghiệp và gia ñình ñã giúp

ñỡ, tạo ñiều kiện, ñộng viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn

Lê Thị Hải Hà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

vi


Danh mục ảnh

vii

1

MỞ ðẦU

1

1.1

ðặt vấn ñề

1

1.2

Mục tiêu của ñề tài

2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1


Tổng quan về nguồn gốc, tình hình chăn nuôi thỏ trong nước và
trên thế giới.

3

2.1.1

Nguồn gốc

3

2.1.2

Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước và trên thế giới

3

2.2

Một số ñặc ñiểm của thỏ New Zealand

5

2.2.1

ðặc ñiểm ngoại hình, sức sản xuất

5

2.2.2


ðặc ñiểm sinh lý tiêu hoá

6

2.2.3

ðặc ñiểm sinh sản

7

2.2.4

ðặc ñiểm sinh trưởng phát dục.

8

2.3

Các loại thức ăn sử dụng và nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

9

2.3.1

Các loại thức ăn

9

2.3.2


Nhu cầu dinh dưỡng

10

2.4

Bệnh cầu trùng thỏ

12

2.4.1

Sơ lược nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ

12

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii


2.4.2

ðặc ñiểm hình thái cầu trùng

15

2.4.3


Vòng ñời phát triển của cầu trùng;

18

2.4.4

Dịch tễ học

22

2.4.5

Cơ chế sinh bệnh

23

2.4.6

Tính chuyên biệt của cầu trùng

25

2.4.7

Triệu chứng

25

2.4.8


Bệnh tích

27

2.4.9

Chẩn ñoán bệnh

27

2.4.10 Phòng và trị bệnh

28

2.5

Một số thông tin về trại

32

2.5.1

ðiều kiện tự nhiên

32

2.5.2

Cơ sở vật chất


34

2.5.3

Nguồn nhân lực

34

3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

3.1

Nội dung nghiên cứu

35

3.2

Vật liệu nghiên cứu

35

3.2.1

ðối tượng nghiên cứu


35

3.2.2

Dụng cụ thí nghiệm

35

3.3

Phương pháp nghiên cứu

35

3.3.1

Phương pháp ñiều tra tình hình nhiễm cầu trùng

35

3.3.2

Phương pháp theo dõi biểu hiện lâm sàng

36

3.3.3

Phương pháp mổ khám xét nghiệm


36

3.3.4

Phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể

36

3.3.5

Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu sinh lý của máu

36

3.3.6

Các phương pháp xác ñịnh chỉ tiêu sinh hoá máu

37

3.4

Phương pháp xử lý số liệu

37

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv



3.4.1

Phương pháp thu thập số liệu

37

3.4.2

Phương pháp xử lý số liệu

37

4

KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN

38

4.1

Tình hình chăn nuôi

38

4.1.1

Nguồn thức ăn

38


4.1.2

Số lượng và cơ cấu ñàn thỏ

39

4.2

Tình hình dịch bệnh

40

4.2.1

Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầu trùng theo các lứa tuổi của thỏ

41

4.2.2

Tình hình nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân

44

4.2.3

Tình hình nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y

45


4.2.4

Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ bị bệnh cầu trùng

46

4.2.5

Kết quả nghiên cứu bệnh tích ở thỏ mắc bệnh cầu trùng

48

4.2.6

Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của thỏ khỏe mạnh và thỏ
mắc bệnh cầu trùng

53

4.2.7

Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở thỏ mắc bệnh cầu trùng:

55

4.3

So sánh hiệu quả của phác ñồ trong ñiều trị bệnh cầu trùng thỏ


61

5

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

65

5.1

Kết luận

65

5.2

ðề nghị

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

67

v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

4.1

Diện tích các loại cây thức ăn của trại

4.2

Số lượng và cơ cấu ñàn thỏ của trại theo giới tính từ năm 2010

Trang

ñến 5 tháng ñầu năm 2012
4.3

38
39

Tình hình dịch bệnh trên ñàn thỏ năm 2010, 2011 và 5 tháng ñầu
năm 2012

40

4.4

Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo các lứa tuổi

42


4.5

Tình hình nhiễm cầu trùng ở thỏ theo trạng thái phân

44

4.6

Tình hình nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y

46

4.7

Những biểu hiện lâm sàng ở thỏ mắc bệnh cầu trùng

47

4.11

Những bệnh tích ñại thể ở thỏ mắc bệnh cầu trùng

49

4.12

Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của thỏ bị bệnh cầu trùng

50


4.8

Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim của thỏ bệnh

53

4.9

Các chỉ tiêu về số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, hàm lượng
huyết sắc tố

57

4.10

Chỉ tiêu về số luợng bạch cầu và công thức ở thỏ mắc bệnh cầu trùng

59

4.14

Kết quả ñiều trị thử nghiệm 4 phác ñồ.

62

4.15

So sánh hiệu quả ñiều trị, giá thành ñiều trị của 4 phác ñồ


63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC ẢNH
STT

Tên ảnh

Trang

2.1

vẽ cấu tạo về noãn nang - Oocyst

16

2.2

Sơ ñồ phát triển của cầu trùng thỏ

18

4.1

Biểu ñồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo lứa tuổi


43

4.2

Một số biểu hiện lâm sàng ở thỏ mắc bệnh cầu trùng

48

4.3.a

Biểu ñồ công thức bạch cầu của thỏ khỏe mạnh

60

4.3.b

Biểu ñồ công thức bạch cầu của thỏ mắc bệnh cầu trùng

61

4.5

So sánh tỷ lệ ñiều trị của 4 phác ñồ ñiều trị

63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii



1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Nghề nuôi thỏ ở Ninh Bình ñã có từ lâu ñời, tuy nhiên chúng chỉ ñược
nuôi rải rác ở các ñịa phương trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở các hộ gia ñình
nuôi thỏ truyền thống với giống thỏ ñịa phương, khối lượng nhỏ, tỷ lệ thịt
thấp. Kỹ thuật chăn nuôi chưa cao, phần lớn là dựa trên kinh nghiệm. Mặt
khác, chính sách khuyến khích, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật như
giống, chuồng trại, thức ăn, vệ sinh thú y chưa ñược quan tâm ñúng mức nên
năng suất chăn nuôi thỏ thấp.
Thỏ là vật nuôi không sử dụng nhiều thức ăn tinh bột, nguồn thức ăn có
tới 70 - 80% là thức ăn thô xanh, do ñó nó có thể sử dụng một phần những
phụ phẩm nông nghiệp như: rau, củ, quả, cỏ tự nhiên. Vốn ñầu tư ban ñầu ñể
nuôi thỏ thấp, vòng ñời của thỏ ngắn, mắn ñẻ, tăng trưởng nhanh. Bên cạnh
ñó thịt thỏ thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Da và lông thỏ là nguồn
nguyên liệu phục vụ ngành tiểu thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, thỏ còn là ñộng
vật thí nghiệm không thể thiếu trong ngành nhân y và thú y. Do vậy, chăn
nuôi thỏ có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích từ việc chăn nuôi thỏ, bệnh tật ở thỏ
ñã gây thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho người chăn nuôi. Trong ñó phải kể
ñến bệnh cầu trùng, một loại bệnh phổ biến nhất ở thỏ. Bệnh cầu trùng thường
gây chết hàng loạt và làm giảm sức ñề kháng của thỏ, ñó cũng là nguyên nhân
cho các bệnh khác xâm nhập.
Trại giống thỏ New Zealand Việt - Nhật Ninh Bình ñược thành lập với
sự giúp ñỡ của Nhật Bản, trên cơ sở cùng với Việt Nam ñóng góp vốn xây
dựng trại nhân giống thỏ tại xã Sơn Hà theo phương pháp hợp tác kinh doanh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1



nhằm sản xuất giống thỏ New Zealand thuần chủng, cung cấp bố mẹ ñể sản
xuất thịt thỏ thương phẩm.
ðể khắc phục những rủi ro trong quá trình chăn nuôi thỏ, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ñề tài: “Tình hình bệnh cầu trùng trên ñàn thỏ ñang nuôi
tại trại thỏ Việt - Nhật, Nho Quan, Ninh Bình và biện pháp phòng trị”
nhằm giúp người chăn nuôi hiểu hơn về cách nhận biết bệnh cầu trùng thỏ,
cũng như có những khuyến cáo trong việc sử dụng thuốc ñiều trị nhằm mang
lại hiệu quả tốt nhất.
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- Tìm hiểu tình hình dịch bệnh cầu trùng tại trại thỏ Việt - Nhật, Nho
Quan, Ninh Bình.
- Xác ñịnh ñược hiệu quả của 4 phác ñồ trong ñiều trị bệnh cầu trùng ở
thỏ, từ ñó ñưa ra kết luận cụ thể cho trại trong việc ñiều trị ñể ñạt hiệu quả
cao.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về nguồn gốc, tình hình chăn nuôi thỏ trong nước và trên
thế giới.
2.1.1. Nguồn gốc
Thỏ ñược con người biết ñến ñầu tiên ñó là những con thỏ Châu Âu vào
khoảng 1000 năm trước công nguyên bởi những người xứ Phoenician. Tuy ñã
ñược thuần hoá nhưng thỏ nhà và thỏ rừng vẫn có những ñiểm khác nhau về
thể trạng, tầm vóc to lớn. Chỉ riêng các ñặc tính di truyền như: tính ngủ ngày,
ăn ñêm, ăn tạp nhiều loại cây, lá, củ, quả,… của thỏ nhà vẫn mang tính chất

của thỏ rừng.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước và trên thế giới
2.1.2.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước
Chăn nuôi thỏ ở Việt Nam ñã có từ lâu ñời nhưng chủ yếu nuôi tập
trung ở các hộ gia ñình có truyền thống lâu ñời. Từ năm 1995 ñến nay, chăn
nuôi thỏ ở Việt Nam ñang phát triển mạnh mẽ do nhu cầu tiêu thụ trong nước
không ngừng tăng cao.
Theo Trung tâm Nghiên Cứu Dê và thỏ Sơn Tây, từ năm 2008 ñến nay
cả nước có khoảng 200.000 thỏ cái sinh sản, hàng năm sản xuất ra khoảng 6
triệu thỏ sản phẩm, cho khoảng 6.600 tấn thịt thỏ/năm, chiếm 55%.
Bên cạnh một số tỉnh phát triển mạnh chăn nuôi thỏ như Thanh Hoá,
Bắc Giang, Hưng Yên, Lâm ðồng, Hải Dương. Ninh Bình cũng là một trong
những ñịa phương có phong trào nuôi thỏ phát triển mạnh.
Năm 2007, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây phối hợp với
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


Công ty Nippon Zoki Nhật Bản ñã xây dựng trại giống thỏ Việt-Nhật Ninh
Bình. Trại giống thỏ ñi vào hoạt ñộng, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn
Tây ñưa giống thỏ New Zealand ông bà về nuôi nhằm tạo ra giống thỏ New
Zealand bố mẹ ñể sản xuất thỏ thương phẩm chế biến tại chỗ và ñưa thỏ bố
mẹ cung cấp ra diện rộng cho các hộ dân trong và ngoài tỉnh chăn nuôi, phát
triển. Mỗi năm trại giống thỏ Việt-Nhật phấn ñấu sản xuất ra 1,5-2 triệu con
thỏ thương phẩm có trọng lượng từ 1,5-2kg. Hiện nay, trại giống này ñang
nuôi 3.200 thỏ giống, cung cấp con giống cho người chăn nuôi, từng bước
hình thành hệ thống chăn nuôi thỏ nguyên liệu cung cấp cho Nhật Bản (ðinh
Văn Bình, 2012).
Những năm gần ñây, tình hình dịch bệnh trên ñàn gia súc, gia cầm diễn

biến phức tạp. Do ñó mô hình chăn nuôi thỏ ñã và ñang phát triển mở ra hướng
ñi mới cho cho nghề chăn nuôi của người dân ñịa phương. Tuy nhiên, Theo ông
ðinh Văn Bình, việc nuôi thỏ hiện nay mang tính tự phát, có khoảng 70% nông
hộ chăn nuôi thỏ với quy mô nhỏ lẻ, nhu cầu dùng thịt thỏ làm thực phẩm chưa
ñược phổ biến, chỉ có một số trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và chủ yếu tiêu
thụ trong nước.
Chăn nuôi thỏ ñã và ñang ñi vào cơ cấu chăn nuôi của nhiều vùng miền.
Tuy nhiên cần có sự quan tâm về chính sách, ñầu tư công tác giống ñể chăn
nuôi thỏ phát triển rộng khắp cả nước.
2.1.2.2. Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới
Cuối thế kỷ 16, ở một số nước Tây Âu như Pháp, Ý, Anh thỏ hoang dã
thường bị săn bắt và nuôi nhốt trong lồng ñể lấy thịt. Tuy nhiên, tại thời ñiểm
ñó việc chăn nuôi thỏ chưa ñược phát triển rộng rãi. Chăn nuôi thỏ chỉ ñược
phát triển rộng khắp các vùng nông thôn và ven ñô thị các nước Tây Âu và
người Châu Âu ñã giới thiệu chăn nuôi thỏ ñến các nước khác như Australia,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


New Zealand và sau ñó lan toả khắp thế giới vào ñầu thế kỷ thứ 19.
Vào năm 1998, theo Lebas và Colin, thế giới sản xuất khoảng 1,2 triệu
tấn thịt thỏ. ðến năm 2000, con số này ước tính khoảng 1,5 triệu tấn, bình quân
tiêu thụ 280 gram thịt thỏ/năm/người. Người Châu Âu tiêu thụ thịt thỏ nhiều
hơn các vùng khác: Pháp là 10kg/người/năm, Ý là 15kg/ người/năm. Do ñó sản
lượng thịt thỏ ở các nước này năm 1990 là 120.000 tấn, ñến năm 2005 ñã tăng
lên 350.000 tấn.
Theo ông ðinh Văn Bình, sản xuất thịt thỏ ở Châu Á không nhiều, tập
trung ở một số nước như: Indonesia, Philippin, Việt Nam, Bắc Triều Tiên,
Thái Lan, Malaysia. Nghề chăn nuôi thỏ ở Trung Quốc cũng khá phổ biến và

chủ yếu tiêu thụ ở ñịa phương. ðến tháng 11/2008 thì tổng số thỏ ở Trung
Quốc khoảng 450 triệu con thỏ Angora ñược sản xuất phục vụ xuất khẩu lông
và thịt, ñây là nước xuất khẩu thỏ nhiều nhất thế giới (Gao).
Châu Âu ñứng ñầu thế giới về sản xuất thịt thỏ, trong ñó Ý là nước phát
triển chăn nuôi thỏ nhất. Với sản lượng 35.000 tấn Mỹ là trung tâm sản xuất
và tiêu thụ thịt thỏ lớn nhất Châu Mỹ. Theo Colin (1998), trung bình hàng
năm nước Mỹ tiêu thụ khoảng 195 triệu con thỏ, ở ñây người ta tiêu thụ chủ
yếu là thỏ non trung bình là 1,8kg/con ñể chế biến món thịt rán. Một số Bang
ở Canada ñược Chính quyền khuyến khích chăn nuôi thỏ.
Sản xuất thịt thỏ ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước cận sa mạc
Sahara với hình thức nhỏ lẻ, tiêu thụ gia ñình là chính như: Công Gô, Benin,
Ghana, Cameroon,…
Với lịch sử phát triển lâu ñời và sự phát triển như hiện nay thì chăn nuôi
thỏ ñang dần trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Một số ñặc ñiểm của thỏ New Zealand
2.2.1. ðặc ñiểm ngoại hình, sức sản xuất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


Thỏ New Zealand có nguồn gốc từ New Zealand, ñược nuôi phổ biến ở
các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Năm 1978, lần ñầu tiên giống thỏ này ñược gia
nhập vào Việt Nam từ Hungari. Năm 1999, sau 25 thế hệ nuôi nhân thuần tại
trung tâm nghiên cứu Dê Thỏ Sơn Tây thì ñàn thỏ bị ñồng huyết, thoái hoá,
năng suất giảm ñáng kể so với lúc nhập về. Năm 2000, Việt Nam nhập lại
giống thỏ này lần 2 về nuôi ñể làm tơi máu ñàn thỏ cùng giống trước ñây.
Thỏ New Zealand có bộ lông màu trắng, bông dày, mắt ñỏ hồng. Thỏ trưởng
thành có khối lượng trung bình 5-5,5kg, ñộng dục lần ñầu tiên lúc 4-4,5 tháng
tuổi và tuổi phối giống lần ñầu từ 5-6 tháng, khi ñó khối lượng phối giống lần

ñầu ñạt 3-3,2kg/con. Mỗi năm thỏ ñẻ từ 6-7 lứa, mỗi lứa từ 7-8 con. Khối
lượng thỏ sơ sinh là 55-60g/con, lúc 1 tháng tuổi là: 650-700g/con, lúc 3
tháng tuổi ñạt 2,8-3kg/con, tỷ lệ thịt xẻ từ 52-55% (ðinh Văn Bình,2012).
2.2.2. ðặc ñiểm sinh lý tiêu hoá
Cơ quan tiêu hoá của thỏ bao gồm các bộ phận như miệng, thực quản,
dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn. Bên cạnh ñó cũng có những tuyến tiêu
hoá như các tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, dịch mật. Dạ dày thỏ có khả năng tiêu
hoá thức ăn tốt, co giãn tốt, nhưng sức co bóp không ñáng kể. Thức ăn ñược
nghiền nhỏ và trộn lẫn với nước bọt trong miệng khi vào dạ dầy nó ñược lưu
lại nhiều giờ và trộn lẫn với dịch dạ dầy có chứa axitclohiñric (HCl) và men
phân giải protein. Muối ăn là thành phần cần thiết tạo nên HCl giúp tiêu hoá
bình thường ở dạ dầy. Vì vậy cần bổ sung muối ăn cho thỏ hàng ngày. Thỏ
không có khả năng nhai lại thức ăn như Trâu, Bò, nhưng có tính năng ăn lại
những viên phân mềm, nhẵn bóng chứa nhiều vitamin nhóm B ñược tổng hợp
trong manh tràng.
Ruột thỏ dài 3-6m. Các chất ñạm, ñường , mỡ ñược phân giải và hấp
thụ ở ruột non. Nếu ruột non bị viêm hoặc tổn thương không hấp thu ñược hết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


các chất dinh dưỡng thì thỏ sẽ gầy yếu dần. Ở ruột già các vi sinh vật phân
giải chất xơ của thức ăn và tổng hợp nên các vitamin cần thiết cho cơ thể. Vì
ruột thỏ dài nên thời gian tiêu hoá thức ăn tương ñối chậm. Từ khi lấy thức ăn
ñến khi phân thải ra ngoài thời gian là 3- 4 ngày. Manh tràng lớn gấp 5-6 lần
dạ dày, nhu ñộng ruột yếu. Do ñó thức ăn nghèo chất sơ và chứa nhiều nước
(Thức ăn thô xanh, củ, quả) dễ phân huỷ tạo thành khí làm thỏ dễ bị rối loạn
tiêu hoá, chướng bụng ñầy hơi, ỉa chảy. Thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh (rau,
lá, cỏ) ñiều ñó chẳng những phù hợp với tính chất của loài gặm nhấm (ñể bào

mòn răng) mà còn phù hợp với nhu cầu sinh lý, bảo ñảm thường xuyên chất
chứa ñầy dạ dầy và manh tràng tránh ñược cảm giác ñói và rối loạn tiêu hoá.
Thỏ có thể nhịn ñói ñược 1-2 ngày, nếu nhịn 4 ngày liền thì nó sẽ chết.
Lượng nước trong cơ thể thỏ chứa từ 60-90% thể trọng. Nước cần thiết cho
quá trình trao ñổi chất, cung cấp cho bào thai và sản xuất sữa. Vì vậy phải
cung cấp ñầy ñủ nước uống theo nhu cầu sinh lý của thỏ thì sẽ phòng tránh
ñược bệnh tiêu hoá và cơ thể phát triển bình thường.
2.2.3. ðặc ñiểm sinh sản
Sau khi ñẻ 2-3 ngày thỏ cái ñộng dục trở lại. Chu kỳ ñộng dục của thỏ
thường 15-20 ngày, nhiều khi có ngoại lệ, thời gian ñó phụ thuộc vào sức khoẻ,
ñiều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng. Chỉ sau khi ñộng dục thỏ cái mới chịu giao
phối và sau ñó 6-9 giờ thì trứng mới rụng. Thỏ ñực trưởng thành, khoẻ mạnh có
khả năng phối giống thường xuyên. Thỏ cái có thể không ñộng dục khi quá
nóng, cơ thể quá béo hoặc thức ăn thiếu chất dinh dưỡng, ñặc biệt là vitamin và
khoáng chất.
Thỏ là ñộng vật ña thai ñẻ nhiều con/lứa. Thời gian mang thai là 28-32
ngày, thường là 30 ngày. Bản năng tự nhiên của thỏ cái chửa sắp ñẻ là cắp cỏ.
rơm và nhổ lông bụng làm thành ổ mềm. Thỏ hay ñẻ vào ban ñêm, gần sáng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


Kể từ khi thỏ ñẻ lứa ñầu ñến cuối năm thứ hai khả năng sinh sản thường giảm
sút dần. Thỏ con mới sinh ra chưa có lông, nhắm mắt nhưng con nào sinh
trưởng và phát triển tốt thì sau 9-10 ngày thỏ mới mở mắt.
2.2.4. ðặc ñiểm sinh trưởng phát dục.
Quy luật sinh trưởng và phát dục không ñều
Quy luật này nói lên sự thay ñổi không rõ rệt về tốc ñộ sinh trưởng và
cường ñộ tăng trọng theo tuổi. Có bộ phận thời gian này phát triển nhanh nhưng

thời gian khác lại phát triển chậm. Các cơ quan bộ phận cũng phát triển không
ñều nhau.
Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai ñoạn
Quá trình sinh trưởng và phát dục qua nhiều giai ñoạn, mỗi giai ñoạn có
yêu cầu ngoại cảnh riêng và cũng có ñặc ñiểm riêng.
Giai ñoạn trong cơ thể mẹ:
Thời gian mang thai của thỏ trung bình là 30 ngày. Sau khi thỏ thụ thai
ñến ngày thứ 8 thì hợp tử mới bám chặt vào niêm mạc tử cung, từ ngày thứ 9
phát triển thành bào thai, 10 ngày cuối thai phát triển nhanh gấp 3 lần so với
20 ngày ñầu.
Giai ñoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ:
Có thể chia thành 3 thời kỳ chính là thời kỳ theo mẹ, thời kỳ nuôi thịt
vỗ béo và thời kỳ trưởng thành. Ở mỗi thời kỳ tốc ñộ sinh trưởng và phát triển
có sự khác nhau rõ rệt. Trong thời kỳ nuôi thịt và vỗ béo thì chủ yếu là sinh
trưởng còn phát dục tập trung chủ yếu vào thời kỳ trưởng thành, con cái phát
triển và hoàn thiện bộ máy sinh dục như buồng trứng, hệ thống niêm mạc,…
Còn con ñực thì hình thành tinh trùng. Trong thời kỳ này sinh trưởng rất kém.
Dựa vào quy luật này ñể ngưởi ta chọn thời gian giết thịt hợp lý ñể cho chỉ số
chi phí thức ăn/kg tăng trọng là nhỏ nhất. Thực tế nghiên cứu cho thấy rằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


với thỏ ngoại thì tuổi giết thịt hợp lý là từ 3 tháng ñến 3,5 tháng tuổi, còn thời
gian thỏ lại và thỏ nội lâu hơn nhưng không quá 2 tuần.
Quy luật tính chu kỳ
ðặc ñiểm này nói lên sự lặp ñi lặp lại của quá trình sinh trưởng và phát
dục của một cơ quan bộ phận nào ñó. Thông thường, các loài ñộng vật khác
nhau thì chu kỳ ñộng dục của con cái rất rõ ràng. Tuy nhiên với thỏ thì lại

khác, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vần ñề này. Theo Lebas và Colin
(1998) cho rằng, thỏ không có chu kỳ ñộng dục, khi ñiều kiện cho phép ta bỏ
thỏ ñực vào thì thỏ cái sẽ bắt ñầu ñộng dục và chấp nhận phối giống. Trong
khi ñó ðinh Văn Bình và Ngô Tiến Dũng (2005) cho rằng, chu kỳ ñộng dục
của thỏ là 13 ñến 16 ngày, thời gian ñộng dục là 3-5 ngày.
2.3. Các loại thức ăn sử dụng và nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
2.3.1. Các loại thức ăn
Thức ăn thô xanh
ðây là loại thức ăn chính của thỏ, có thể chiếm ñến 90% khẩu phần ăn.
Nếu chăn nuôi theo hướng công nghiệp thì tỷ lệ này giảm nhưng không dưới
50%. Bao gồm các loại sau:
Các loại cỏ:
Các loại cỏ thuộc hoà thảo, họ ñậu, như cỏ voi, cỏ pangola, lá ở giai
ñoạn trước khi ra hoa (bánh tẻ) là tốt nhất. Nên cắt cỏ cách mặt ñất vài cm ñể
tránh nhiễm bẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho thỏ.
Các loại rau:
Các loại rau tự nhiên mọc quanh năm, nhưng nên sử dụng các loại rau
trồng cạn như: lá su hào, bắp cải, lá cà rốt, rau muống, rau lang. ðây ñều là
các loại rau chứa nhiều nước nên khi sử dụng cần phơi tái làm giảm tỷ lệ nước
tránh hiện tượng ñau bụng ở thỏ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


Các loại cây leo, cây dại thân cao:
Như lá dâm bụt, lá tre, lá mít, lá cúc tần, lá sung, lá sắn dây,…là thức
ăn tốt cho thỏ. Tuy nhiên cần tránh lấy những loại lá ñộc như lá cây trúc ñào,
lá lim, lá ñào xoan,… sẽ gây ngộ ñộc ñối với thỏ.
Thức ăn tinh và ñạm

Loại thức ăn này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như gluxit, lipit,
protein. Thức ăn tinh và ñạm gồm các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật như
thóc, ngô, gạo ,cao lương, mỳ,….và thức ăn có nguồn gốc ñộng vật như bột
cá, bột thịt, bột sữa,…Thức ăn ñạm và thức ăn tinh bổ xung vào khẩu phần ăn
với tỷ lệ nhỏ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, nó góp phần nâng cao tăng
trọng và khả năng sinh sản của thỏ.
Ngoài các loại thức ăn kể trên thì hiện nay trong chăn nuôi thỏ, ñặc
biệt chăn nuôi thỏ theo hướng công nghiệp còn sử dụng thức ăn viên có hàm
lượng dinh dưỡng cân ñối phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của thỏ.
Thức ăn củ quả
Củ quả nói chung là loại thức ăn chứa nhiều nước, chất bột ñường,
vitamin cung cấp cho cơ thể. Các loại củ khoai lang, củ cà rốt, củ su hào, bí
ñỏ, củ sắn thỏ ñều thích ăn. Có thể dùng các loại củ khoai lang, khoai tây, củ
sắn dùng ñể thay thế thức ăn tinh. Nếu ăn nhiều các loại củ nói trên thì thỏ rễ
sinh hơi ỉa chảy. Vì vậy cần chú ý ñến tỷ lệ, không cho ăn thức ăn củ quả tự
do như các loại cỏ, lá.
2.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu nước
Nước cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Lượng
nước thải ra ngoài qua nước tiểu, phân, hô hấp, sữa,..rất lớn. Nếu cho thức ăn
bằng rau, củ quả, thì chỉ cung cấp 60-80% nhu cầu nước của thỏ. Vì vậy, phải
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


cung cấp thêm nước sạch hàng ngày cho thỏ. Nhất là với thỏ ñẻ, nước rất cần
thiết cho quá trình tạo sữa, nếu khát thỏ sẽ ăn con. Lượng nước bổ sung tuỳ
thuộc vào các loại thức ăn, thời tiết (Mùa hè thỏ uống nhiều nước hơn) tốt
nhất là cho thỏ uống nước tự do.

Nhu cầu protein
Protein ñóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của cơ thể, nếu thỏ mẹ trong quá trình mang thai thiếu protein thì con ñẻ
ra nhỏ, sức sống yếu, sữa mẹ ít dẫn ñến tỷ lệ nuôi sống ñàn con thấp. Trong
giai ñoạn vỗ béo, protein ñóng vai trò tạo mô, nhất là cơ vân, ảnh hưởng ñến
tăng trọng. Thỏ sử dụng protein của các sinh vật rất lớn, ñiều này rất có ý
nghĩa vì vậy nó không cần nguồn protein có chất lượng cao.
Nhu cầu chất bột ñường
Chất bột ñường có nhiều trong các loại thức ăn tinh như: Thóc, ngô,
khoai, sắn,…sau khi vào cơ thể những chất này chuyển hoá thành năng lượng
cung cấp cho cơ thể. Nhu cầu chất bột ñường thay ñổi tuỳ theo lứa tuổi của
thỏ, ñối với thỏ hậu bị (4 ñến 6 tháng tuổi) và thỏ cái giống không sinh ñẻ thì
phải khống chế lượng tinh bột ñể tránh hiện tượng vô sinh do quá béo. ðến
khi thỏ ñẻ và sinh con trong vòng 20 ngày phải tăng lượng tinh bột gấp 2-3
lần so với khi có chửa bởi vì thỏ mẹ vừa phải hồi phục sức khoẻ, vừa phải sản
xuất sữa nuôi con.
Nhu cầu khoáng
Khoáng cũng là dinh dưỡng quan trọng ñối với thỏ, nhất là thỏ nuôi
nhốt. Nếu thiếu canxi, phốt pho sẽ làm thỏ còi xương, sinh sản kém, hay chết.
Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá và hấp thụ canxi
và phốt pho. Ngoài ra một số chất cũng cần thiết cho quá trình sinh trường
của thỏ là NaCl (Muối ăn) ñây là chất quan trọng trong quá trình tạo HCl
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


trong dich vị diễn ra bình thường, nếu thiếu muối ăn sẽ gây rối loạn tiêu hoá.
Nhu cầu chất xơ
Do ñặc ñiểm sinh lý, tiêu hoá của thỏ thức ăn thô vừa là thức ăn chứa

trong dạ dầy và nhân tràng vừa có tác dụng trống ñói, ñể ñảm bảo sinh lý bình
thường ñồng thời ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thức ăn không
ñáp ứng ñủ 8% chất khô và chất xơ thì thỏ dễ bị ỉa chảy, ngược lại nếu tỷ lệ ñó
cao quá 16% thì thỏ sẽ tăng trọng chậm, dễ bị táo bón. Khi khẩu phần ăn của thỏ
không ñủ chất xơ hay quá bột ñường, thì ñường tiêu hoá sẽ kém nhu ñộng, gây
cứng ruột, ñau bụng và chết. Tỷ lệ chất xơ 13-14% là thích hợp cho thỏ.
Nhu cầu vitamin
Trong chăn nuôi thỏ rất cần cung cấp các loại vitamin. ðối với thỏ sinh
sản khẩu phần ăn cần có vitamin A, vitamin E, ñể bảo ñảm tỷ lệ ñẻ, tỷ lệ nuôi
sống cao. Vitamin A có nhiều trong các loại thức ăn như cà rốt, bí
ñỏ,…Vitamin E có nhiều trong thức ăn mầm như giá ñỗ, thóc mầm, ngô
mầm…ðối với thỏ ñang trong quá trình sinh trưởng nhu cầu vitamin D là rất
cao. Nếu thiếu vitamin thì thỏ sẽ mắc các bệnh còi cọc chậm lớn. Riêng ñối
với vitamin nhóm B thì thỏ có khả năng tự tổng hợp ñược, ñặc biệt là trong
phân mềm chứa rất nhiều vitamin B2. B12. Hiện tượng thỏ ăn lại phân mềm
ñược gọi là “Nhai lại giả”. Nhờ ñặc tính này các chất dinh dưỡng còn sót lại
và vitamin nhóm B ñược hấp thụ lại.
2.4. Bệnh cầu trùng thỏ
2.4.1. Sơ lược nghiên cứu về bệnh cầu trùng thỏ
Bệnh cầu trùng ở thỏ ñã ñược nghiên cứu từ rất lâu: Tác giả ñầu tiên
mô tả các noãn nang cầu trùng Harke (1939), tiếp ñến là Rivolta (1869),
Eimeria (1870), Linderman (1863), sau ñó là Leuckart (1879) gọi thể bệnh ở
gan là Coccidium Oviform và thể bệnh ở ruột là Coccidium perforans và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


Zublin (1908), Pocne (1913), Bruce (1912), Wilson (1937),…ñã tìm ra nhiều
loài cầu trùng khác nhau. Các tác giả ñã khẳng ñịnh: Tất cả các loài cầu trùng

gây bệnh ở ñộng vật nuôi, hoang dã và người ñều thuộc: Ngành nguyên sinh
ñộng vật (Protozoa), bộ Cococcidia (Leuckart, 1879), họ Eimeridae (Pocne,
1913). Bộ này có 15 giống, giống chính có liên quan ñến thú y và y học là
giống Emiria và Lsospora.
Bệnh cầu trùng ở thỏ là một bệnh ñã biết từ rất lâu và phổ biến khắp
thế giới. Tính phổ biến của bệnh, sự gây bệnh thực nghiệm dễ dàng ñã làm
cho bệnh cầu trùng thỏ cung cấp ñược những tài liệu khoa học căn bản nhất
về các bệnh cầu trùng nói chung. Cho ñến nay bệnh cầu trùng thỏ mới ñược
hiểu biết ñầy ñủ.
Ngày nay, người ta ñã tìm ra hàng trăm loài cầu trùng khác nhau thuộc
giống Eimeria. Chúng kí sinh và gây bệnh cho các loài bệnh khác nhau. Sự ký
sinh của cầu trùng có tính chất chuyên biệt nghiêm ngặt trên mỗi ký chủ, thậm
trí trên các cơ quan, mô bào, tế bào nhất ñịnh.
Pesrard (1925) ñã chứng minh tính chuyên biệt chặt chẽ của các loại cầu
trùng ở thỏ. Với những noãn nang thành thục của hai loài Eimeria của thỏ, tác
giả ñã thử nhiễm cho: Chuột trắng, chuột nhắt, chó, cừu non, dê non, tất cả ñều
chọn vật con non và không mang cầu trùng chuyên biệt của chúng. Trong mọi
trường hợp tất cả ñều âm tính. Cũng như vậy pesrard không nhiễm ñược cho thỏ
các loài cầu trùng của những ñộng vật loài khác. Tác giả kết luận là: “Các ñộng
vật thuộc các loài khác nhau có thể phân tán kén của một loài cầu trùng mà
chúng không dị cảm”.
ðối với cầu trùng thỏ, cho ñến nay người ta ñã phát hiện 14 loài Eimeria
ký sinh ở thỏ gồm:
Eimeria perforans, Leuckart (1879)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


Eimeria magna, Perard (1925)

Eimeria media, Kessel (1929)
Eimeria irresidua, Kessel and Jankiewicz (1931)
Eimeria exigua, Yakimoff (1934)
Eimeria piriformis, Kotlan ang Eimerid Pospesch (1934)
Eimeria elongata, Marotel and Guilhon (1941)
Eimeria flavescens, Marotel and Guilhon (1941)
Eimeria neoleporis, Carvalho (1942)
Eimeria coecicola, Kheisin (1947)
Eimeria intestinalis, Khesin (1948)
Eimeria matsubayashi, Tsunoda (1952)
Eimeria nagpurensis, Gill and Ray (1961)
Eimeria Stiedae, Linderman (1964)
Ở Việt Nam, bệnh cầu trùng phổ biến ở thỏ nhà, gây bệnh viêm ruột ỉa
chảy và làm chết nhiều thỏ non ở các tỉnh khu vực phía Bắc cũng như các tỉnh
khu vực phía Nam (Haudemer (1938), Phạm Hùng (1978)…)
Theo Quang Sức (1957), thỏ nội ở lứa tuổi 1-3 tháng tuổi nuôi tại trung
tâm Dê, thỏ Ba vì có tỷ lệ nhiễm cầu trùng 15- 24%. Các giống thỏ nhập cư từ
Hungari cũng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng tương tự nhưng biểu hiện lâm sàng của
thỏ rõ hơn, nặng hơn thỏ nội.
Theo Toula và cộng sự, (1998), thì có loài cầu trùng gây bệnh cho thỏ
nhà Jeddah, Saudi Arabia. Tỉ lệ nhiễm của mỗi loài như sau: Eimeria
perforans (65%), Emagna (45%), E.stiedae(25%), E.xigua (20%) và
E.piriformis (10%). Có 90% thỏ bị nhiễm 2 hoặc 3 loài cầu trùng.
Ở Việt Nam: Phạm Hùng (1978) ñã tìm ra hai loài cầu trùng phổ biến ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14


thỏ Việt Nam: E.stiedae và E.Perforans. Lương Văn Huấn và Trần Kim Lan

(1989) cho biết có 6 loài cầu trùng ký sinh ở thỏ: E.perforand, E.media,
E.magna, E.irresidua, E.piriformis, E.intestinalis. Theo Lê Văn Năm, (2006),
có ít nhất 5 chủng cầu trùng ký sinh và gây bệnh cho thỏ là E.perforand,
E.media, E.magna, E.stiedae, E.irresidua. Theo Nguyễn Hữu Hưng và cộng
sự, (2008), cho biết có loài cầu trùng thỏ nuôi tại thành phố Cần Thơ và tỉnh
Sóc Trăng ñó là: E.perforand, E.media, E.magna, E.stiedae, E.irresidua.
2.4.2. ðặc ñiểm hình thái cầu trùng
Oocyst cầu trùng có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, hình gần tròn,
hình trứng, hình bầu dục,…kích thước cũng khác nhau thay ñổi theo loài. Tuy
nhiên, phần lớn Oocyst cầu trùng có ñặc ñiểm cấu tạo như sau:
Oocyst mầu sáng hoặc không mầu, mầu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Vỏ
ngoài của Oocyst thường nhẵn. Vỏ chia làm hai lớp: Lớp vỏ ngoài dày, vỏ
trông mỏng, vỏ ngoài và vỏ trong có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng
Oocyst ở trong nước hoặc xử lý bằng Axit Sunfuric.
Về mặt cấu tạo hoá học: Vỏ ngoài là lớp quinonon protein, vỏ trong là
lớp lipit kết hợp với protein ñể tạo nên khúc xạ kép (Lipoprotein). Lớp trong
của vỏ Oocyst chiếm 80 % gồm: một lớp glycoprotein( dày 90µm), ñược bao
bọc bởi một lớp lipit dày 10µm. Lớp lipit chủ yếu là Phốt pho lipit, chính lớp
này bảo vệ Oocyst cầu trùng chống lại sự tấn công về mặt hoá học.
Một số loài cầu trùng ở phía ñầu nhọn có một cái nắp khúc xạ ñược gọi
là Micropyle. Micropyle là vị trí có khe hở của màng bao quanh Macrogamate
khi thụ tinh. Sau khi thụ tinh thì khe hở ñóng lại và vì vậy nhiều loại cầu
trùng không thấy Micropyle nữa.
Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh (Sporulated Eimeria
Oocyst )

:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


15


- Nắp Oocyst (Micropyle cap).
- Hạt cực (Polar granule).
- Lỗ Oocyst ( Micropyle).
- Thể Stieda( Stieda Body).
- Hạt triết quang nhỏ trong Sporozoite ( Small Refactile Globule in
Sporo zoite)
- Hạt triết quang lớn trong Sporozoite ( Large Refractile Globule in
Sporo zoite).
- Bào tử trùng (Sporocyst)
- Thể cặn Sporocyst( Sporocyst residuum)
- Lớp vỏ trong ( inter layer of Oocyst wall)
- Lớp vỏ ngoài (Outer layer of Oocyst wall ).

Hình 2.1. vẽ cấu tạo về noãn nang - Oocyst
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


Eimeria exigua: Hình dạng nhỏ không màu. Kích thước 15µm, ký sinh
ở ruột thỏ
Eimeria flavescens: Oocyst có hình trứng, kích thước 25-37 x14-24µm,
Sprocyst có hình trứng dài 13-17 x 7-10µm với một thể Stieda nhỏ và một thể
cặn. Sprozoite thon dài, kích thước 17 x 5 µm, nằm dài từ ñầu ñến cuối của
Sprocyst. Eimeria flavescens ký sinh ở ñoạn sau ruột non, manh tràng và kết
tràng của thỏ.
Eimeria intestinalis: Oocyst hình tròn hay hình trứng, kích thước 21-36

x 15-21µm. Vỏ màu vàng nhạt hay nâu nhạt, có một Micropile ở ñầu nhỏ và
một thể cặn. Eimeria intestinalis ký sinh ở ruột non và ruột già của thỏ.
Eimeria media: Hình trứng có mầu nâu hay cam, kích thước 38,3 x
25,6µm, ký sinh ở ruột thỏ.
Eimeria magna: Noãn nang tương tự Eimeria media, kích thước 28-40
x 20-26µm.
Eimeria stiedae: Hình gần tròn, hình trứng, kích thước 37,5 x 21,5 µm.
Thon ñều, không màu, màu hồng hay màu xám hay màu ñỏ cam. Chúng ký
sinh ở vách ống mật trong gan.
Eimeria irresidua: Hình dạng gần giống Eimeria stiedae , kích thước
38,3 x 25,6 µm, ký sinh ở ruột thỏ.
Eimeria perforans: Hình dạng giống Eimeria stiedae nhưng vỏ dày
hơn. Kích thước 25,5 x 15,5 µm. ký sinh ở ruột non, nanh tràng của thỏ.
Eimeria coecicola: Oocyst hình elip, hình trụ, ñôi khi hình trứng, màu
vàng nhạt tới nâu nhạt. kích thước noãn nang 23-40 x 15-21µm, vỏ nhẵn có
Micropyle. Chúng ký sinh ở ruột non của thỏ.
Eimeria piriformis: Oocyst hình tròn, màu vàng nâu hay nâu sẫm.
Kích thước 26-33 x 15-21 µm với hai lớp vỏ. Eimeria piriformis ký sinh ở
ruột già của thỏ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

17


×