Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

phân tích chiến lược tập đoàn emirates airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 89 trang )

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Môn Quản trị Chiến lược

GVHD: NGUYỄN THANH LIÊM
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thanh
Hồ Thị Thu Thảo
Trần Thị Bích Thảo
Bùi Thị Mai

Năm 2012

Lớp:
35K03.2
35K01.2
35K01.2
35K03.2


EMIRATES AIRLINES

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH VIỄN CẢNH - SỨ MỆNH
1.1 Giới thiệu chung về Emirates Airlines
1.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Emirates
Tập đoàn Emirates là công ty con của Công ty Đầu tư Dubai, có trụ sở tại
Garhoud, Dubai, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Hiện nay, tập đoàn Emirates có
hơn 63.000 nhân viên tại 160 quốc gia trên toàn thế giới, thực hiện kinh doanh trên 14 lĩnh
vực trong ngành dịch vụ và sở hữu 50 thương hiệu.
Tập đoàn bao gồm:


-

Dnata - một công ty dịch vụ hàng không, cung cấp các dịch vụ mặt đất và các dịch vụ phục
vụ cho các chuyến bay trên khắp năm châu. Dnata được thành lập năm 1959, chỉ với năm
nhân viên. Đến nay, Dnata trở thành một trong các nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới với
hơn 20.000 nhân viên trên toàn cầu, hoạt động tại 38 quốc gia.

-

Emirates Airlines - hãng hàng không lớn nhất Trung Đông được thành lập năm 1985. Hãng
hàng không này có trụ sở tại Garhoud, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
(UAE). Năm 2010, Emirates có 142 chiếc máy bay với trên 36652 nhân viên. Mạng lưới
tuyến điểm của Emirates liên tục được mở rộng. Năm 2010 gồm 125 điểm đến tại 60 quốc
gia ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương và Bắc Mỹ. Doanh thu
của Emirates chiếm gần 80% doanh thu của tập đoàn Emirates (số liệu tài chính năm 20102011). Trong năm tài chính 2011-2012, Emirates mang 34 triệu lượt hành khách và 1,8 triệu
tấn hàng hóa.

1.1.2 Giới thiệu về Emirates Airlines
1.1.2.1 Một số thành viên chủ chốt trong công ty:
a.

Ông Sheikh Ahmed

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 2


EMIRATES AIRLINES
Ông Sheikh Ahmed hiện là Chủ tịch của tập đoàn Emirates. Ông được bổ nhiệm vào
tập đoàn năm 1985. Ông không chỉ là thành viên quan trọng chủ chốt trong tập đoàn
Emirates mà còn đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ Dubai. Dưới sự lãnh

đạo của ông, sân bay quốc tế Dubai từ khởi đầu khiêm tốn đã trở thành một trong những sân
bay nhộn nhịp nhất thế giới, phục vụ cho hơn 150 hãng hàng không. Bên cạnh đó, Emirates
phát triển từ một hãng hàng không khu vực chỉ với ba chiếc máy bay trong đó có một chiếc
đi thuê và ba điểm đến, trở thành một hãng hàng không quốc tế nổi tiếng với một hạm đội
gồm 142 máy bay và 125 điểm đến trên toàn thế giới.
b.

Ông Flanagan
Ông Flanagan là một trong mười người sáng lập ra hãng hàng không Emirates. Hiện

ông là Phó chủ tịch tập đoàn Emirates, Tổng giám đốc điều hành Emirates Airlines. Ông
một kiến trúc sư quan trọng trong sự tăng trưởng phi thường của Tập đoàn Emirates và hãng
hàng không Emirates. Trước khi trở thành viên của tập đoàn Emirates, ông đã giữ nhiều
chức vụ quan trọng trong các hãng hàng không như Royal Air Force, British Airways và
Gulf Air.
c.

Tim Clark

Ông là một trong mười thành viên chủ chốt trong Hội đồng sáng lập Emirates Airlines
và hiện nay là Tổng giám đốc điều hành của hãng hàng không Emirates. Ông tốt nghiệp đại
học LonĐon chuyên ngành kinh tế năm 1971 và năm 1972 ông là thành viên trong công ty
British Caledonian - một công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Năm 1975
ông là thành viên cho Guft Air, năm 1985 ông là thành viên của Emirates với cương vị là
Trưởng phòng kế hoạch hàng không.
1.1.2.2 Các công ty con
Emirates Airlines đã đa dạng hóa vào ngành công nghiệp và các ngành có liên quan,
bao gồm các dịch vụ sân bay, kỹ thuật, dịch vụ khách sạn, phục vụ và các nhà điều hành các
hoạt động du lịch. Hiện Emirates đang sở hữu các công ty sau:
a. Emirates Airlines.


GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 3


EMIRATES AIRLINES
Là thương hiệu lớn nhất trong Emirates, thực hiện chức năng chính là vận chuyển
hành khách và môt phần nhỏ hàng hóa. Hiện đang hoạt động tại 125 điểm đến trên toàn thế
giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10 năm gần đây là 20%. Tính đến năm 2012,
Emirates có 142 chiếc máy bay và là hãng hàng không có hạm đội bay trẻ nhất thế giới với
độ tuổi trung bình là 6,4 năm.
b. Emirates SkyCargo.

Emirates SkyCargo chịu trách nhiệm về mảng vận chuyển hàng hóa của Emirates,
Emirates SkyCargo tách ra hoạt động như một bộ phận độc lập với phân hệ chở khách kể từ
năm 1989. Hiện nay, Emirates SkyCargo có 13 máy bay chuyên về vận chuyển hàng hóa.
c. Emirates Engineering.

Là thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới về bảo trì máy bay chuyên phụ trách về
các mảng kĩ thuật, kế hoạch, chất lượng, hậu cần, bảo trì, bảo dưỡng máy bay ... Ngoài phục
vụ cho Emirates, Emirates Engineering còn phục vụ cho 30 hãng hàng không khác trên thế
giới.
d. Emirates Airport Sevices (EKAS)

Là công ty phụ trách về các dịch vụ hỗ trợ tại sân bay như tư vấn khách hàng, check-in
và check-out, dịch vụ đặc biệt, xử lý trường hợp bị mất hành lý của hành khách. Hiện tại,
EKAS có 2200 nhân viên ở Dubai để quản lý các dịch vụ cho các chuyến bay của Emirates.
e. Emirates Aviation College.

Tháng 9/2001 Emirates sáp nhập trường Emirates Aviation College (EAC) - được
thành lập năm 1991 bởi Cục hàng không dân dụng UAE - để cung cấp một loạt các chương

trình đào tạo nghề chuyên nghiệp. Trong năm qua hơn 1700 kỹ sư và 2000 nhân viên kỹ
thuật hàng không vũ trụ đã tốt nghiệp từ trường đại học và số lượng sinh viên đã tăng từ 300
đến 1100 trong suốt năm năm qua.
f. Emirates Flight Cartering (EKFC).

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 4


EMIRATES AIRLINES
Là công ty thực hiện cung cấp dịch vụ ăn uống trên máy bay và tại các sảnh chờ của
Emirates. Tính đến năm 2012, Emirates Flight Catering phục vụ trung bình 115.000 bữa ăn
mỗi ngày. EKFC có hai cơ sở: EKFC1 chỉ phục vụ cho Emirates Airlines và EKFC2 chịu
trách nhiệm phục vụ cho các hãng hàng không khác.
g. Emirates Highstreet.

Emirates HighStreet là một cửa hàng trực tuyến kinh doanh hơn 400 sản phẩm, chẳng
hạn như hàng hóa xa xỉ, điện tử và các gói kỳ nghỉ sang trọng. Khách hàng sử dụng
Skywards Miles, sẽ là thành viên của các chương trình tri ân khách hàng của hãng hàng
không Emirates và được ưu đãi khi mua sản phẩm.
h. Emirates Official Store.

Là hệ thống cửa hàng tại sân bay cũng như tại trụ sở chính, Emirates Official Store
thực hiện bán các sản phẩm lưu niệm của Emirates Airlines như trang phục, mô hình máy
bay…
i. Emirates Leisure Retail Holding.

Là một công ty cổ phần, được thành lập để nắm giữ cổ phần của các công ty khác do
Emirates Leisure Retail Holding điều khiển.
j. Congress Solutions International (CSI)


CSI là một công ty con của Emirates, cung cấp hỗ trợ hành chính, quản lý dữ liệu, phối
hợp các nhà cung cấp bên thứ ba về địa điểm, phục vụ và nơi ăn nghỉ. CSI đã tổ chức các sự
kiện lớn như Global Travel và Hội đồng Du lịch, trong đó khoảng 1.300 đại biểu tham
dự. CSI còn là tổ chức đại diện cho Diễn đàn kinh tế thế giới và Chính phủ Dubai, trong Hội
nghị thượng đỉnh về Chương trình nghị sự toàn cầu với sự tham dự của hơn 700 đại diện các
doanh nghiệp, chính phủ và các học viện.
k. Arabian Adventures

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 5


EMIRATES AIRLINES
Arabian Adventures là một công ty con Emirates. Đây là công ty giàu kinh nghiệm
nhất trong khu vực về tổ chức các tour du lịch, các chuyến hành trình và các hoạt động khác
trên khắp UAE. Công ty thực hiện hơn 110 tour du lịch hàng tuần, đến các thành phố, bãi
biển, sa mạc, núi, bảo tàng, khách sạn, tòa nhà, khu bảo tồn và các trung tâm mua sắm nổi
tiếng. Các tour du lịch được thực hiện bằng xe hơi, thuyền, máy bay trực thăng, và đặc biệt
bằng lạc đà, đi kèm với các hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn cao, thân thiện với
khách hàng.
l. Emirates Holidays

Emirates Holidays là công ty điều hành tour du lịch của
Emirates với các điểm đến hàng đầu tại Dubai, Malaysia, Thái Lan,
Maldives và Mauritius. Khách sạn Emirates Associate hầu như xuất
hiện trong các điểm đến của Emirates Holidays bởi vì đây vị trí lý
tưởng cho kinh doanh, du lịch giải trí và cung cấp các tiêu chuẩn cao về chỗ ở và dịch vụ,
các môn thể thao, các cơ sở giải trí và dịch vụ ăn uống tuyệt vời.
m. Emirates Tours

Đây là nhà điều hành tour du lịch chính thức của Emirates, chuyên cung cấp các dịch

vụ trọn gói cho các kỳ nghỉ của khách hàng, đặc biệt cung cấp dịch vụ trọn gói ưu đãi cho
hành khách khi đi du lịch trên máy bay của Emirates. Emirates Tours có mối liên hệ với các
khách sạn đẳng cấp thế giới, dịch vụ spa độc đáo, các sân golf và các khu nghỉ mát bãi biển.
Điều này giúp Emirates Tours đa dạng trong cung cấp các kỳ nghỉ sang trọng đến các địa
điểm du lịch đẹp nhất trên thế giới.
n. Emirates hotels and resorts

Năm 1999, Tập đoàn Emirates khai trương Khách sạn đầu tiên với tên là Al Maha
Desert Resort & Spa. Đến năm 2010, có bốn khách sạn hoạt động: Harbour Hotel &
Residence, Al Maha Desert Resort & Spa, Le Meridien Al Aqah Beach Resort, Wolgan
Valley Resort & Spa.
o. Emirates Destination and Leisure Management

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 6


EMIRATES AIRLINES
Đây là công ty quản lý các điểm đến và quản lý danh mục đầu tư giải trí của khách
sạn, căn hộ dịch vụ, spa và phòng hội nghị kinh doanh.
1.1.2.3 Thành tựu
Hiện tại Emirates Airlines sở hữu hơn 500 giải thưởng trong ngành hàng không. Công
ty đã được công nhận nhiều lần trong nhiều năm qua về chất lượng của các dịch vụ hàng
không bởi những thành tích đáng nể:


Năm 2006 được đánh giá là "Hãng hàng không tốt nhất Trung Đông" của tạp chí Du
lịch thế giới.




Năm 2007, được bình chọn là "Hãng hàng không của năm", "Dịch vụ trên máy bay
của năm" giải thưởng Aviation Business Awards, "Hãng hàng không có dịch vụ giải trí
trên máy bay tốt nhất thế giới" theo đánh giá của Hiệp Hội Giải Trí Hàng Không Thế
Giới và của Skytrax - một trung tâm nghiên cứu có uy tín trên thế giới của Anh chuyên
nghiên cứu điều tra, xếp hạng các hãng hàng không và sân bay trên toàn thế giới.



Năm 2009, nhận bằng khen là "Hãng hàng không tốt nhất Trung Đông", giải thưởng
Business Traveller Awards.



Năm 2011, tiếp tục đạt danh hiệu "Hãng hàng không của năm" giải thưởng của Air
Transport World - một tạp chí thương mại chuyên về lĩnh vực hàng không rất nổi tiếng
thế giới. Ngoài ra còn đạt được danh hiệu "Hãng hàng không có dịch vụ khách hàng
tốt nhất khu vực Trung Đông và Châu Á-Thái Bình Dương" giải thưởng của Frequent
Traveller Awards.



Năm 2012, được vinh danh là "Hãng hàng không vàng của năm" giải thưởng của Air
Transport New và "Hãng hàng hàng không có dịch vụ giải trí trên máy bay tốt nhất thế
giới" của Skytrax World Airlines.
Những giải thưởng này khẳng định vị thế của Emirates Airlines trong ngành dịch vụ

vận chuyển hàng không và trong tâm trí khách hàng. Đây là một minh chứng cho sự nỗ lực
cống hiến của công ty trong những năm qua. Mỗi giải thưởng là động lực để hãng hàng
không Emirates nỗ lực hơn nữa về phát triển các dịch vụ của mình để đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.


GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 7


EMIRATES AIRLINES
1.2 Những bước ngoặc có ý nghĩa lịch sử của Emirates Airlines:
1.2.1 Sự ra đời của Emirates Airlines:
Trong giữa thập niên 1980, Gulf Air một đối tác quan trọng của Dnata đã cắt giảm
các dịch vụ đến Dubai, làm hiệu suất của sân
bay giảm xuống. Như một kết quả tất yếu,
Emirates Airlines đã được thành lập bởi chính
quyền Dubai năm 1985. Chuyến bay đầu
tiên là từ Dubai đến Karachi vào ngày
25/10/1985. Công ty hoạt động độc lập Chính
phủ, ngoài 10 triệu USD vốn khởi sự.
Ý nghĩa: Emirates Airlines ra đời mang ý nghĩa quốc gia khi giúp Dnata không phải
phụ thuộc vào các hãng hàng không khác, đồng thời khai thác tối đa công suất hoạt động
của sân bay Quốc tế Dubai.
1.2.2 Năm 1992, Emirates Airlines là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới gắn Tivi ngay tại
ghế ngồi cho hành khách.
Sự kiện này mở đầu cho hàng loạt các
cải tiến về dịch vụ trên máy bay, đặc biệt vào
năm 2008, Emirates Airlines đã trở thành
hãng hàng không thương mại đầu tiên cho
phép hành khách gọi điện thoại di động trên
máy bay. Hãng hàng không Emirates cho biết,
hãng đã đưa ra dịch vụ điện thoại di động trên
máy bay do thực tế hãng đã thấy hành khách có nhu cầu cao về sử dụng điện thoại cố định
được lắp trên các ghế ngồi. Trước khi đưa hệ thống dịch vụ điện thoại di động trên máy bay
vào sử dụng, hãng đã được sự cho phép của các tổ chức an toàn hàng không quốc tế.

Ý nghĩa: Những sự kiện này có thể xem là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng
của Emirates Airlines, nhằm mục đích đi đầu trong việc đáp ứng tối đa nhu cầu hành khách.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 8


EMIRATES AIRLINES
1.2.3 Năm 2004, Emirates Airlines đã thực hiện chuyến bay đầu tiên đến Bắc Mỹ.
Đây là chuyến bay liên tục trong 14 giờ đến New York, đánh dấu sự mở đầu cho các
dịch vụ chở khách liên tục từ Trung Đông đến Bắc Mỹ. Đặc biệt phải kể đến đó là chuyến
bay đến Sao Paulo đại diện cho các chuyến bay tốc hành đầu tiên giữa Trung Đông và Nam
Mỹ vào năm 2007.
Ý nghĩa: Đây có có thể xem là sự kiện đánh dấu cho sự xâm nhập vào thị trường
Châu Mỹ đầy tiềm năng của Emirates Airlines.
1.2.4 Tháng 10/2008 đánh dấu một cột mốc lớn nhất của Emirates Airlines. Đó là việc cho ra
đời nhà ga số ba với chi phí 4,5 tỷ USD.
Nhà ga này được xây dựng dành
riêng cho việc sử dụng của hãng hàng
không Emirates. Nhà ga được thiết kế để
phục vụ 43 triệu hành khách mỗi năm và
có lối đi boong đôi đặc biệt để phù hợp
với các máy bay A380.

Ý nghĩa: Sự ra đời của nhà ga số ba đã khắc phục được hạn chế về năng lực trung
chuyển của Emirates, đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của dịch vụ
hành khách. Đây là cơ sở để Emirates Airlines mở rộng quy mô mang tầm cỡ thế giới.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 9



EMIRATES AIRLINES
1.2.5

Năm 2011, Emirates Airlines ký hợp đồng
mua 50 chiếc máy bay Boeing 777 trị giá tới 18
tỷ USD với hãng Boeing.
Đây được cho là hợp đồng mua bán máy
bay lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không
thế giới. Đưa Emirates trở thành hãng hàng
không khai thác lớn nhất thế giới về máy bay
Boeing 777.
Ý nghĩa: Thương vụ này đã mở ra một trang mới cho lịch sử của Emirates Airlines
khi nâng tổng số máy bay tầm xa của hãng lên đến 90 chiếc, đánh dấu một bước ngoặc
quan trọng trong việc mở rộng quy mô của hãng hàng không Emirates.
1.2.6

Ngày 6-9-2012, Emirates Airlines thông báo thành lập liên minh 10 năm với

hãng Qantas.
Theo thỏa thuận, hai hãng hàng không
sẽ hợp tác với nhau về giá, dịch vụ bán
hàng, lịch trình bay và chia sẻ lợi nhuận
nhưng không cam kết hoán đổi cổ phiếu. Cả
hai hãng sẽ có 98 chuyến bay hàng tuần
giữa Úc và Dubai. Đối với hàng không
Emirates, liên minh này sẽ mở ra mạng lưới
nội địa rộng lớn ở Úc của Qantas, với hơn
50 điểm đến và 5.000 chuyến bay mỗi tuần. Hơn nữa, việc trở thành đối tác của Qantas sẽ
giúp hãng cung cấp cho hành khách nhiều dịch vụ kết nối hơn ở Úc và trong khu vực, cũng
như tận dụng được những thế mạnh của hai bên để mang đến những dịch vụ tối ưu.

Ý nghĩa: Việc liên minh này giúp Emirates Airlines thực hiện đồng thời hai mục tiêu:
mở rộng quy mô nội địa và tối ưu hóa các dịch vụ khách hàng.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 10


EMIRATES AIRLINES
1.2.7

Kết luận

Trải qua hơn 25 năm phát triển không ngừng, hàng không Emirates đã tích lũy cho
mình những truyền thống, giá trị và kỹ năng:
-

Đầu tiên là truyền thống luôn đi đầu. Emirates Airlines luôn cố gắng để mình dẫn đầu
trong các dịch vụ khách hàng. Điều này được minh chứng qua việc Emirates Airlines
là hãng hàng không đầu tiên, gắn Tivi trên ghế máy bay cho hành khách và cho phép
hành khách sử dụng điện thoại di động trên máy bay.

-

Thứ hai là giá trị: xem khách hàng là trên hết. Emirates Airlines luôn nỗ lực để phục
vụ khách hàng của mình tốt hơn thông qua việc tối ưu hóa các dịch vụ.

-

Thứ ba là kỹ năng về các dịch vụ hàng không. Ngay từ khi ra đời, hàng không
Emirates đã có trong tay đội ngũ nhân viên tài ba trong lĩnh vực hàng không. Cho đến
nay, họ vẫn luôn duy trì và phát triển tài sản quý giá này thông qua việc mở các trung

tâm đào tạo chuyên nghiệp dành cho nhân viên của mình.

1.3 Phân tích sứ Mệnh Của Công Ty
1.3.1

Sứ mệnh của công ty:

 Nguyên bản sứ mệnh công ty

“Emirates airlines’ mission is to deliver the highest standards of service quality to
support business in the air transportation industry and to achieve complete customer
satisfaction through innovation and refinement of service levels.
Emirates airlines want to be the best in every venture Emirates undertake, to meet
their customers’ expectations profitably, contribution of the success of Dubai incorporated,
and to make the city the new global aviation center for the 21st century.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 11


EMIRATES AIRLINES
Emirates airlines aim is the quality, not quantity, and since taking those steps onto
improving its aviation industry. Nowadays Emirates has influence into travel and tourism
industry in the global because Emirates commitment to the highest standards of quality in
every aspect of its business.
Emirates airlines’s objective is positioning Emirates airlines as a global airlines and
the carrier of choice to the Gulf countries, the Middle East and beyond”
Value
-

Service Excellence


We deliver products and services of consistently high quality so as to secure the
enthusiasm and loyalty of our customers.
-

Safety

We will protect our customers, staff and assets through a ceaseless commitment to
international and all other appropriate safety standards and the adoption of practices
which emphasize safety as a paramount personal responsibility.
-

Innovation
Through our people we will continue to be a market leader, providing products and
services which successfully and profitably integrate the most advanced developments.
Bản dịch:
Sứ mệnh của hãng hàng không Emirates là cung cấp những tiêu chuẩn cao nhất về
chất lượng dịch vụ để hỗ trợ kinh doanh trong ngành công nghiêp vận tải hàng không và đạt
được sự hài lòng của khách hàng thông qua sự đổi mới và cải tiến các mức độ dịch vụ.
Hãng hàng không Emirates mong muốn tốt nhất trong từng công việc kinh doanh mà
Emirates thực hiện, đáp ứng mong đợi của khách hàng, đóng góp vào sự thành công của
Dubai, đưa thành phố trở thành trung tâm hàng không toàn cầu mới trong thế kỷ 21.
Mục đích của hãng hàng không Emirates là chất lượng chứ không phải là số lượng và
từng bước cải thiện ngành công nghiệp hàng không của mình. Ngày nay, Emirates ảnh
hưởng đến ngành công nghiệp du lịch và du lịch toàn cầu vì Emirates cam kết các tiêu
chuẩn cao nhất về chất lượng trong tất cả các khía cạnh kinh doanh của mình.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 12



EMIRATES AIRLINES
Mục tiêu của hãng hàng không Emirates là định vị hãng hàng không Emirates như là
hãng hàng không toàn cầu, đồng thời được lựa chọn là hãng vận tải cho các nước vùng
Vịnh, Trung Đông và xa hơn nữa.
Các giá trị:
- Dịch vụ xuất sắc
Chúng tôi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao để bảo đảm sự nhiệt tình
và lòng trung thành của khách hàng của chúng tôi.
- Sự an toàn
Chúng tôi sẽ bảo vệ khách hàng, nhân viên và tài sản của chúng tôi thông qua một cam
kết quốc tế và áp dụng tất cả các tiêu chuẩn an toàn phù hợp vào thực tiễn trong đó nhấn
mạnh an toàn là trách nhiệm cá nhân có tầm quan trọng nhất.
- Sự đổi mới

Thông qua nhân viên của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục là một nhà lãnh đạo thị
trường, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tích hợp thành công và lợi nhuận phát triển tiên
tiến nhất.
 Tóm Tắt

“Emirates airlines’ mission is to deliver the highest standards of service quality
tosupport business in the air transportation industry and to achieve complete
customer satisfaction through innovation and refinement of service levels”
Dịch là:
“Sứ mệnh của hãng hàng không Emirates là cung cấp những tiêu chuẩn cao nhất về
chất lượng dịch vụ để hỗ trợ kinh doanh trong ngành công nghiêp vận tải hàng không và đạt
được sự hài lòng của khách hàng thông qua sự đổi mới và cải tiến các mức độ dịch vụ.”
1.3.2

Phân tích sứ mệnh


1.3.2.1 Nhận diện các yếu tố của hoạt động kinh doanh.
Một công ty xây dựng tuyên bố sứ mệnh dựa trên hoạt động kinh doanh, vì vậy để
nhận diện được các yếu tố của định nghĩa kinh doanh chúng ta xem xét công ty trả lời câu
hỏi: Mô hình kinh doanh của công ty là gì?
-

Đầu tiên, “Nhóm khách hàng nào sẽ được thoã mãn?”
GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 13


EMIRATES AIRLINES
Nhóm khách hàng cần được thỏa mãn là mọi người trên khắp thế giới hay là những
hành khách có nhu cầu đi lại bằng phương tiện vận chuyển hàng không, họ có thể có mục
đích đi du lịch, thăm hỏi người thân hay mục đích kinh doanh …
-

Thứ hai, “Khách hàng sẽ thõa mãn điều gì?”
Mục đích trong kinh doanh của công ty là chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
chứ không phải là số lượng. Do vậy, khách hàng sẽ thõa mãn tối đa nhu cầu và mong muốn
của mình đối với các dịch vụ được cung cấp bởi Emirates Airlines.

-

Thứ ba, “Khách hàng sẽ được thõa mãn bằng cách nào?”
Khách hàng sẽ được thõa mãn thông qua sự đổi mới và cải tiến liên tục các dịch vụ mà
hãng hàng không cung cấp cho khách hàng. Hoạt động trong thị trường toàn cầu với sự thay
đổi của thị trường toàn cầu cùng với nhu cầu và mong muốn của khách hàng nâng cao,
Emirates luôn hiểu rằng cải tiến và đổi mới không ngừng chính là năng lực tạo ra sự khác
biệt của công ty. Với công ty tầm cỡ thế giới, Emirates tự hào khi nói rằng chúng tôi luôn
mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiên tiến nhất và hiện đại nhất thế giới.


1.3.2.2 Giá trị cam kết của công ty:
 Các cam kết hành động
-

Dịch vụ xuất sắc
Để trở thành một thương hiệu quốc tế cung cấp các sản phẩm đẳng cấp thế giới như
hiện nay, chúng tôi cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng bằng việc thực hiện các
chương trình quản lý chất lượng hiệu quả. Chúng tôi không chỉ đơn giản chú trọng đến việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng mà quan trọng hơn là coi chất lượng là
một nhân tố then chốt xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình. Vì vậy mà trong
gần hai thập kỉ qua, chúng tôi đã nhiều lần được công nhận thông qua các giải thưởng công
nghiệp và dịch vụ khách hàng như năm 2010, được công nhận là hãng hàng không của thế
giới thông quan sự bình chọn của khách hàng được thực hiện bởi Skytrax Awards.

-

Sự an toàn
Khách hàng, nhân viên là những tài sản vô giá và là chìa khóa cho sự thành công của
bất kỳ một tổ chức nào. Do đó, Emirates thực hiện theo cam kết quốc tế và áp dụng tất cả
các tiêu chuẩn an toàn phù hợp vào thực tiễn trong đó nhấn mạnh an toàn là trách nhiệm cá

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 14


EMIRATES AIRLINES
nhân có tầm quan trọng nhất. Do vậy, chúng tôi luôn đầu tư vào phát triển con người, tăng
cường cơ sở vật chất và thiết bị tiên tiến nhất.
-


Sự đổi mới
Thị trường toàn cầu ngày nay luôn thay đổi, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm
và dịch vụ ngày càng cao. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng,
chúng tôi đã không ngừng gia tăng sự đổi mới và cải tiến liên tục, coi đó là một trong những
nhiệm vụ sống còn của chúng tôi. Các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng như:
+ Lần đầu tiên giới thiệu thiết bị AVOD (Audio video on demand) trên tất cả các ghế
trên máy bay.
+ Lần đầu tiên cài đặt dịch vụ tắm trên máy bay.
+ Lần đầu tiên có hơn 1000 kênh giải trí theo yêu cầu.
+ Lần đầu tiên giới thiệu dịch vụ Spa trên máy bay.
+ Lần đầu tiên máy bay Airbus A340-500 bay siêu đường dài.
 Các cam kết với các bên hữu quan

Đối với Nhân viên, đây chính là chìa khóa cho thành công của bất kì một tổ chức nào
và Emirates Airlines cũng không ngoại lệ. Vì vậy mà chúng tôi sẽ tuyển dụng những người
có năng lực cao, tập trung vào việc đào tạo nhân viên hiện có, cải thiện môi trường làm việc
và khuyến khích làm việc nhóm. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết thực hiện các chính sách
hỗ trợ sức khỏe toàn diện cho nhân viên, thực hiện các chương trình khen thưởng, công
nhận thành tích của nhân viên trong quá trình làm việc. Ngoài ra, chúng tôi thực hiện chính
sách không phân biệt đối xử giữa các nhân viên có sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng,
màu da, chủng tộc hay nguồn gốc quốc gia.
Đối với Chính phủ cũng là cổ đông của công ty, công ty cam kết với mức độ tăng
trưởng đạt 20% mỗi năm, để góp phần nào vào sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế Dubai.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 15


EMIRATES AIRLINES
Ngoài ra Emirates còn tham gia vào các quá trình kiến thiết Dubai, đưa Dubai trở thành
trung tâm hàng không toàn cầu trong thế kỷ 21.

Đối với Khách hàng, công ty cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đạt tiêu
chuẩn là cao nhất, đảm bảo vấn đề an ninh và tính mạng cho khách hàng trên mỗi chuyến
bay. Đến với Emirates Airlines, khách hàng sẽ nhận được một sự thỏa mãn là cao nhất và sự
phục vụ là tốt nhất. Tất cả các cam kết đó của công ty được thuyết phục bởi sự sáng tạo và
cải tiến liên tục trong suốt quá trình hoạt động.
Đối với Cộng đồng, công ty cam kết thể hiện đạo đức trong kinh doanh bằng việc đầu
tư vào các thiết bị tiên tiến nhất, ít khí thải dẫn đến ít gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó,
công ty cam kết thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội bởi xây dựng quỹ hỗ trợ
người dân nghèo, xây dựng bệnh viện …
1.3.2.3 Tham vọng
Trong tương lai, Emirates mong muốn trở thành hãng hàng không hàng đầu trên toàn
cầu.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 16


EMIRATES AIRLINES

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1 Môi trường toàn cầu
Ngành dịch vụ vận chuyển hàng không là ngành có phạm vi hoạt động trải rộng trên
toàn cầu. Nên một sự kiện quốc tế có thể dễ dàng tác động lên nhu cầu đi lại của hành khách
và do đó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành dịch vụ này. Ngoài ra, mức cầu của ngành
hàng không phần lớn là do du lịch quốc tế mang lại, tức là đa số hành khách di chuyển bằng
máy bay là khách du lịch. Mà xu hướng đi du lịch chịu chi phối bởi nhu cầu đi lại quốc tế và
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố toàn cầu. Do đó, các sự kiện toàn cầu tác động
mạnh mẽ lên tâm lý của hành khách, làm thay đổi lớn về cầu của hàng không. Sau đây là
một số sự kiện trên thế giới tác động mạnh mẽ lên ngành hàng không.

2.1.1 Khủng bố 11/9/2001.

Vào ngày 11/09/2001, bốn chiếc máy bay chở khách hiệu Boeing đâm vào tòa tháp đôi
tại Trung tâm thương mại Mahathan, NewYork, Mỹ, làm cho 3000 người bị thiệt mạng,
6000 người bị thương. Vụ khủng bố này đã gây chấn động toàn cầu, ảnh hưởng vô cùng
nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ngành dịch vụ vận chuyển hàng không.

Biểu đồ: Số lượng hành khách du lịch quốc tế đến Mỹ
Nguồn: Theo thống kê của tổ chức du lịch quốc tế UNWTO (1995-2010)

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 17


EMIRATES AIRLINES
Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới, số người đi du lịch năm 2001 là 122 tỷ
người, giảm 0,6% so với năm 2000 và tổng lợi nhuận thu được từ du lịch giảm 10 tỷ USD
so với năm 2000. Điều này đã gây ảnh hưởng đến ngành hàng không, cụ thể là ngành hàng
không toàn cầu đã thất thu 32 tỷ USD, đồng thời phải sa thải 400 nghìn nhân viên.
Ngoài ra, theo số liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), trong năm
2001, tỷ lệ hành khách đi lại bằng đường hàng không giảm 3,9%, trong khi hai năm trước
đó tăng tương ứng là 5,3% và 7,6%. Điều này làm cho các hãng hàng không quốc tế lỗ 25 tỷ
USD trong năm 2001 và 2002, đồng thời trong năm 2003 có thể lỗ thêm 6,5 tỉ USD.
Các hãng hàng không ở Bắc Mỹ chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Các hãng hàng không
lớn như: UAL, US Airways và AMR báo cáo lỗ năm 2001 là $ 2,1 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,7
tỷ USD. Nhiều hãng hàng không tuyên bố phá sản như: US Airways (hãng hàng không lớn
thứ năm thế giới), United Airlines (hãng lớn thứ ba thế giới) và Air Canada (hãng lớn thứ 14
thế giới). Ở Châu Âu, hãng hàng không của Bỉ là Sabena biến mất, tiếp theo là Swissair của
Thụy Sỹ.
Bên cạnh đó, những hãng hàng không còn sống sót sau "dư chấn" của vụ khủng bố đều
nhanh chóng cơ cấu lại để đối mặt với tình trạng hành khách suy giảm và chi phí vận
chuyển gia tăng. Ngoài ra, để có thể tồn tại, nhiều hãng hàng không cũng phải tìm các đối
tác liên minh mới, cụ thể là sự liên kết của ba liên minh hàng không quốc tế: Star Alliance,

OneWorld và Skyteam.

2.1.2 Chiến tranh.

Biểu đồ: Số lượng hành khách du lịch quốc tế đến Trung Đông
GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 18


EMIRATES AIRLINES
Nguồn: Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới UNWTO (1995-2010).
Trong giai đoạn 2002-2004, Trung Đông được biết đến như một điểm nóng chiến
tranh. Các vụ đánh bom liều chết và các cuộc đụng độ giữa Isarel và Palestine diễn ra liên
tục làm nhiều người thiệt mạng, trong đó tiêu điểm vẫn là cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.
Điều này, làm cho lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực này trong thời điểm 2002- 2003
tăng không mạnh mặc dù nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Theo số liệu thống kê của Tổ
chức du lịch thế giới, năm 2002-2003 tăng một triệu lượt khách. Lượng khách du lịch tăng
chậm cũng ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không, bởi vì khách hàng mục tiêu của
ngành hàng không chính là khách du lịch.

2.1.3 Dịch bệnh.

Biểu đồ: Số lượng hành khách du lịch quốc tế đến Châu Á
Nguồn: Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới UNWTO (1995-2010).
Tại Châu Á xảy ra một số dịch bệnh lớn với tốc độ lây lan nhanh làm nhiều người
chết. Trong đó, dịch SARS xảy ra năm 2002-2003 làm khách du lịch đến châu Á giảm mạnh
từ 124 triệu lượt năm 2002 xuống còn 122 triệu lượt năm 2003. Trong khoảng thời gian dịch
SARS bùng nổ nhiều cảnh báo được đưa ra hạn chế người dân đi lại và đi ra nước ngoài vậy
nên cầu hàng không trong giai đoạn này bị giảm sút. Các hãng hàng không phải cắt giảm
các chuyến bay trong khu vực này một phần do cầu giảm và một phần do cách li.


GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 19


EMIRATES AIRLINES

2.1.4 Giá nhiên liệu.
Biểu đồ: Giá dầu thế giới giai đoạn 2000 – 2011 (Đơn vị: USD/Thùng)
Nguồn: www.parliament.uk/briefing-papers/SN02106.pdf.
Trong giai đoạn 2000-2011 giá dầu thế giới luôn tăng. Mặc dù năm 2009, giá dầu giảm
chỉ còn 61,67 USD/thùng nhưng sau đó tăng mạnh và năm 2011 là 111,26 USD/thùng. Chi
phí đầu vào tăng cao điều này gây thách thức lớn với các hãng hàng không khi mà chi phí
dầu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của các hãng
hàng không.

2.1.5 Vấn đề môi trường.
Thế giới đang dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về môi trường toàn cầu như:
biến đổi khí hậu toàn cầu, lỗ thủng tầng ozon ngày càng mở rộng, nước biển dâng… Một
trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến điều này chính là do lượng khí và chất thải
công thiệp do các công ty thải ra môi trường. Trước sự thay đổi bất thường của khí hậu, sự
tuyên truyền mạnh mẽ của Chính phủ và các tổ chức bảo vệ môi trường, người tiêu dùng
ngày càng ưa chuộng và ủng hộ các hãng hàng không thân thiện với môi trường. Ngành
công nghiệp hàng không khai thác nhiên liệu nhiều nhất trong ngành giao thông. Do đó, nó
phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải carbon vào khí quyển. Đây là lý do tại sao nhiều
chính phủ đã thông qua các bộ luật về quy định số lượng khí thải phát ra từ máy bay. Điều
này khiến các nhà khai thác các hãng hàng không phải hạn chế hoạt động của mình trong
giới hạn cho phép để giảm đáng kể sản lượng của khí thải độc hại cũng như tiếng ồn ra môi
trường.
Ngày 11/12/1997 bản dự thảo về khí thải được ký kết tại Hội nghị các bên tham gia
lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày
16/2/2005. Theo Nghị định thư này các nước thành viên tham gia kí kết phải thực hiện cắt

giảm khí thải như đã cam kết. Việc kí kết hiệp định thư này buộc các hãng hàng không phải
thay đổi máy bay mà hiệu quả nhiên liệu để giảm bớt khí thải vào không khí, theo cam kết
trong Nghị định thư Kyoto.

2.1.6 Sự ra đời và cải tiến của các loại máy bay dân dụng.
Những cải tiến nâng cấp các dòng máy bay và sự ra đời của các loại máy bay cũng tác
động không nhỏ lên ngành công nghiệp hàng không. Năm 2005, Airbus tung ra thị trường
GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 20


EMIRATES AIRLINES
“siêu máy bay” - A380, chính thức bán ra năm 2007. Cùng năm đó, Boeing cho ra đời máy
bay B747-8 - Nữ hoàng của bầu trời.
Sự cải tiến và ra đời của các loại máy bay tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng
không nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. A380 được mệnh danh là khách sạn năm sao,
sự ra đời của nó giúp cho các hãng hàng không đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao
của khách hàng, đồng thời nâng cao năng lực phục vụ của dịch vụ hàng không lên một tầm
mới - tiện nghi hơn và sang trọng hơn. Bên cạnh đó, cải tiến công nghệ làm tăng sự ganh
đua giữa các nhà cung cấp làm cho năng lực thương lượng giữa các nhà cung cấp ngày càng
giảm đi.
Tuy nhiên, sự ra đời của các loại máy bay hiện đại này gây khó khăn cho các hãng
hàng không về nguồn vốn kinh doanh để trang bị cho các loại máy bay này.

2.1.7

Sự phát triển của hệ thống thông tin và các dịch vụ giải trí.

Hiện nay có rất nhiều người sử dụng Internet. Theo Hamadoun Toure, Tổng Thư ký
Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU) của Liên Hợp Quốc, ngày 26/1/2010 số người sử dụng
Internet trên toàn thế giới là hai tỷ người. Vì vậy mà việc ứng dụng Internet vào hoạt động

kinh doanh ngày càng phổ biến, mang lại rất nhiều tiện ích cho các hãng hàng không trong
việc đổi mới hệ thống dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như: trang bị hệ
thống giải trí trên máy bay, đơn giản trong việc mua vé máy bay bởi hệ thống bán vé trực
tuyến, tăng tốc độ trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng …
Tuy nhiên, sự phát triển này đòi hỏi các hãng hàng không phải thích ứng nhanh với sự
thay đổi của này mà hiện tại một vài doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh.

2.2 Môi trường vĩ mô.
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2000-2005 nền kinh tế UAE tăng trưởng ổn định với GDP năm 2005
là 358 tỷ AED tăng 143 tỷ AED so với năm 2000. Mặc dù, UAE là một trong những quốc
gia sản xuất dầu lớn của thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp chính vào sự tăng trưởng GDP
của UAE là lĩnh vực phi dầu mỏ (chiếm 73% năm 2005). Bao gồm: sản xuất, thương mại,
bất động sản, xây dựng, tài chính, du lịch.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 21


EMIRATES AIRLINES
Nền kinh tế tăng trưởng thu hút lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm
2005, tổng lượng vốn FDI là 19,02 tỷ USD, tăng 17,72 tỷ USD so với năm 2004 và 215 dự
án. Trong đó, lĩnh vực bất động sản, du lịch và giải trí chiếm 35% với 75 dự án.
Ngày 10/4/1996, UAE trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO, kinh tế UAE bước sang thời kì mới, thời kì của hội nhập quốc tế. Trong bảy
vòng đàm phán (1948-1994), các thành viên GATT gồm cả UAE đã đạt được thỏa thuận
giảm thuế cho 89.000 hạng mục hàng hóa. Vấn đề giảm thuế quan và các rào cản thương
mại, loại trừ phân biệt đối xử trong thương mại toàn cầu đã thu hút các nhà đầu tư đến UAE.
Cơ hội: UAE gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế tăng trưởng,
du lịch phát triển nên thu hút lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch đến với
UAE. Do đó, nhu cầu đi lại ngày càng tăng tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho ngành

hàng không phát triển.
Đe dọa: Môi trường kinh doanh hấp dẫn thu hút các đối thủ cạnh tranh gia nhập
ngành, dẫn đến tính cạnh tranh trong ngành tăng cao. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế
giảm dự báo tình hình kinh doanh không lạc quan trong tương lai, nên các hãng hàng không
phải cân nhắc kĩ trước khi đưa ra các chiến lược phù hợp.

2.2.2 Tình hình nhân khẩu học UAE trong giai đoạn 2000-2010.
Năm 2005, dân số của UAE là 4,1 triệu người, tăng 75% so với năm 1995. Hiện nay
tốc độ tăng trưởng hàng năm được ước tính là 6,9%. Phần lớn, dân số tập trung ở khu vực
đô thị thuộc hai tiểu vương quốc Abu Dhabi và Dubai với 2,5 triệu người vào năm 2005.
Thu nhập bình quân đầu người của UAE thuộc nhóm mười nước có thu nhập cao nhất
trên thế giới. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người là 32145 USD/người, trong khi năm
2000 là 22261 USD/người.
Cấu trúc dân số của UAE là cấu trúc dân số trẻ. Năm 2005, với tổng dân số là 4,1 triệu
người, có khoảng 3,1 triệu người có độ tuổi từ 15-64 tuổi, chiếm 75% dân số.
Năm 2005, công dân của UAE chiếm khoảng 20% dân số. Phần còn lại là lao động
nước ngoài, chủ yếu từ Nam và Đông Nam Á (khoảng 60% dân số) và một số lượng lớn
người Ả Rập, Ai Cập, Jordan, Yemen, Omanis, Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh,
Philippines và Tây Âu.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 22


EMIRATES AIRLINES
Cơ hội: Dân số đông, 60% là người thành thị, 80% là người nước ngoài, cấu trúc dân
số trẻ nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Thu nhập bình quân đầu người cao khả năng chi trả
lớn nên chi tiêu cho các dịch vụ xa xỉ như du lịch và hàng không sẽ ngày càng tăng lên.
Đe dọa: Hành khách có thu nhập cao nên họ có xu hướng quan tâm hơn về chất lượng
dịch vụ điều này đòi hỏi các hãng hàng không phải nỗ lực trong việc cải thiện dịch vụ này
mà hiện tại ít các hãng hàng không có thể thực hiện được. Ngoài ra, thành phần người nước

ngoài chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số của UAE nên đòi hỏi các hãng hàng không phải
tăng cường mở rộng mạng lưới tuyến điểm để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.

2.2.3 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
UAE đầu tư hàng tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung vào bất động sản du
lịch và giải trí.
Năm 2001, The Palm được xây dựng tại bãi biển dài 800m của thành phố Dubai, thuộc
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Mang hình dáng của hai cây cọ, The Palm
góp phần khẳng định vị trí của Dubai như là điểm đến du lịch hàng đầu trên thế giới. The
Palm hoàn thành năm 2010, với 60 khách sạn sang trọng, 4.000 vila cao cấp, hơn 5.000 căn
hộ và nhiều nhà hàng, khu mua sắm và dịch vụ vui chơi giải trí khác trên tổng diện tích sử
dụng là 4.635 km2. The Palm được mệnh danh là kì quan nhân tạo thứ tám của thế giới.
Ngoài ra còn có các dự án khác như The World, Dubai Waterfront, Ả rập Canal đang được
xây dựng và có sức chứa lên đến 3 triệu người.
Ngoài ra, UAE còn hỗ trợ xây dựng các sân bay như Sân bay quốc tế Dubai, Abu
Dhabi và sân bay Quốc tế Al Maktoum - sân bay lớn nhất thế giới trong năm 2020.

Biểu đồ: Số lượng hành khách đến sân bay quốc tế Dubai và Abu Dhabi
(Đơn vị:Triệu người)
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không. Cụ thể
là trong giai đoạn 2000-2010 hành khách đến sân bay quốc tế Dubai và Abu Dhabi luôn
tăng. Năm 2010, số lượng hành khách đến Dubai là 34,4 triệu người, tăng 24,7 triệu người
so với năm 2001.

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 23


EMIRATES AIRLINES

2.3 Phân tích ngành và cạnh tranh:

2.3.1 Định nghĩa và mô tả ngành:
2.3.1.1 Định nghĩa ngành:
Ngành dịch vụ vận chuyển hàng không là ngành cung cấp các dịch vụ vận chuyển
hàng không cho hành khách và vận tải hàng hóa.
Dịch vụ hàng không có thể được phân loại là liên lục địa, trong lục địa, trong nước,
khu vực, hoặc quốc tế và có thể hoạt động như các dịch vụ theo lịch trình hoặc điều lệ. Nhìn
chung, ngành này gồm hai loại chính:
- Hàng không theo lịch trình vận chuyển hàng không, bao gồm tất cả các hành khách và

hàng hóa được bay trên các tuyến đường thường xuyên và theo lịch trình nhất định.
- Hàng không chung (GA), bao gồm tất cả các chuyến bay dân sự khác, tư nhân hoặc

thương mại. GA thực hiện các chuyến bay không theo lịch trình. Phần lớn giao thông
hàng không trên thế giới rơi vào thể loại này và hầu hết các sân bay trên thế giới phục
vụ hàng không chung độc quyền.

2.3.1.2 Mô tả ngành
Khu vực
Tốc độ
tăng trưởng

Trung Đông Châu Á

Châu Phi

Châu Âu

Mỹ Latinh

Bắc Mỹ


6,8%

5,6%

5%

4,4%

4,2%

5,9%

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (AGGR) (Đơn vị %)
Nguồn:
Khu vực Trung Đông là khu vực mà hành khách quốc tế có nhu cầu đi lại bằng máy
bay tăng trưởng mạnh nhất so với các khu vực trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung
bình hàng năm là 6,8%. Trong đó, UAE tăng trưởng mạnh nhất với AGGR là 8,4% và tổng
số lượng hành khách quốc tế là 105 triệu trong năm 2011, tăng 30 triệu so với năm 2006.
Ngoài ra, Số km mà hành khách vận chuyển trong năm 2010 là 186.821.000 km tăng
21% so với năm 2009. Ngành hàng không UAE đứng hàng thứ tư trên thế giới về số km mà
hành khách vận chuyển trong năm 2010, chỉ sau Hoa Kỳ, Đức và Anh.
GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 24


EMIRATES AIRLINES
Số lượng của các hãng hàng không hoạt động trong United Arab Emirates (UAE) đã
đăng ký với Cơ quan Hàng không dân dụng UAE là tổng cộng 768 nhà khai thác với 512
máy bay đăng ký vào năm 2010. Phần lớn trong số đó được điều hành bởi Emirates, Etihad
Airways, Air Arabia. Ngoài ra còn một số hãng hàng không hoạt động trong ngành như

Royal Jet, Fly Dubai, RAK Airways, Dolphin Air.
Năm 2010, số lượng nhân viên hàng không làm việc cho các hãng hàng không quốc
gia đạt 8,184 phi hành đoàn hoạt động ở buồng lái; 3,093 kỹ sư bảo trì và 31,268 phi hành
đoàn.
Tăng trưởng bình quân ngành hàng không của UAE trong bốn tháng đầu năm 2010 là
11,5% so với cùng thời kỳ năm 2009. Theo IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế),
UAE sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới với tốc độ tăng trưởng về lưu
lượng hành khách quốc tế từ 2009 đến 2010 là 10,2%, chỉ đứng sau Trung Quốc với 10,8%.
Sau đây là biểu đồ thể hiện doanh thu và thị phần các hãng hàng không thuộc UAE.
Biểu đồ: Doanh thu của các hãng hàng không trong ngành năm 2010
Nguồn: OAG Max Airlines Schedule data

Biểu đồ: Thị phần các hãng hàng không trong ngành năm 2007
Nguồn: OAG Max Airlines Schedule data
Trong đó nổi bật với Emirates Airlines với lợi nhuận đạt được trong năm 2010 là 1,5
tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 2009, với 31,4 triệu hành khách tăng 15% so với năm 2009.
Năm 2010, doanh thu của Emirates Airlines đạt được là 14,8 tỷ USD, dẫn đầu trong khu vực
với thị phần chiếm 39% vào năm 2007.
Tiếp đến là Etihad Airways. Đây là hãng hàng không được bầu chọn là hãng hàng
không hàng đầu thế giới trong năm 2009, 2010. Năm 2010, doanh thu đạt được là 2,95 tỷ
USD và phục vụ 7,1 triệu lượt khách, tăng 800000 hành khách so với năm 2009. Đây là
hãng hàng không phục vụ thị trường cao cấp. Số lượng phi cơ sở hữu là 57 chiếc, phục vụ

GVHD: TS NGUYỄN THANH LIÊM Trang 25


×