Tải bản đầy đủ (.pdf) (354 trang)

Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 354 trang )

Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nhân tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi:
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (chương II Điều 18), Luật Đất đai năm 2003
đã quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch
sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà cả lâu dài. Quy hoạch sử dụng đất
được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất
chi tiết trên địa bàn lãnh thổ, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý
Nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đảm bảo
an toàn lương thực quốc gia và môi trường sinh thái của cả nước;
Mục tiêu của quy hoạch là quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy
hoạch, kế hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích tiết kiệm, hiệu quả,
bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất
đai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông thôn mới,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước;
Do tầm quan trọng của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai
đoạn hiện nay. Được sự hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai, UBND tỉnh Nam
Định đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cấp, các ngành triển
khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh Nam Định đến năm 2020 để trình
Chính phủ phê duyệt theo luật định;
Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh khi được chính phủ phê duyệt sẽ làm cơ sở,
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố đến năm 2020.


Những căn cứ pháp lý và cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam
Định đến năm 2020
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Trang 1


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020;
Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh của cả nước;
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Quyết định số 109/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành trung
tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Nam đồng bằng sông Hồng;
Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020;
Quyết định số: 2084/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định,
tỉnh Nam Định đến năm 2025;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quy hoạch về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 và
kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2015;
Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020;

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất;
Thông tư số 06/2010TT-BTNMT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
Thông tư số 13/20111TT-BTNMT ngày 15/4/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015;

Trang 2


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16/4/2012 của Tổng cục quản lý
đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Chỉ thị số 16/2009/CT-UBND ngày 25/9/2009 của UBND tỉnh Nam Định về
việc kiểm kê đất đai năm 2010, lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch
sử dụng đất 5 năm 2011-2015;
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII tháng 9 năm 2010;
Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 về việc phân bổ chỉ
tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;
Định mức sử dụng đất;
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. Các tài liệu, số liệu tổng
kiểm kê đất đai của tỉnh Nam Định và cả nước qua các thời kỳ;
Quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn tỉnh và báo cáo của các
huyện, thành phố đến năm 2020;

Các số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất đai qua các năm;
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đã được nghiên cứu xây dựng
trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng, tiềm năng sử dụng đất đai một cách có
hệ thống từ các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Báo cáo tổng hợp gồm các nội
dung chính sau:
- Phần thứ nhất: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
- Phần thứ hai: Tình hình quản lý, sử dụng đất đai;
- Phần thứ ba: Đánh giá tiềm năng và định hướng dài hạn sử dụng đất;
- Phần thứ tư: Phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Kết luận và kiến nghị.

Trang 3


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Phần thứ nhất
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là một tỉnh phía Nam châu thổ Sông Hồng, có toạ độ địa lý từ
19 52’ đến 20o30’ vĩ độ Bắc và từ 105o55’ đến 106o35’ kinh độ Đông;
o

Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam;
Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình lấy sông Hồng làm ranh giới;
Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình lấy sông Đáy làm ranh giới;
Phía Nam giáp với biển Đông;

Nam Định có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Diện
tích tự nhiên của tỉnh 1.651 km2. Dân số trung bình 1.830 nghìn người, gồm 9 huyện
và 1 thành phố. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của
tỉnh. Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đường
sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42 km với 5 ga, rất thuận lợi cho việc vận chuyển
hành khách và hàng hoá. Đường cao tốc Bắc Nam tiếp tục được đầu tư nâng cấp,
Quốc lộ 10, Quốc lộ 21 qua tỉnh dài 108 km được đầu tư nâng cấp thành đường
chiến lược ven biển của vùng nam đồng bằng sông Hồng. Hệ thống các sông Hồng,
sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài trên 251
km, cùng với hệ thống Cảng sông Nam Định và Cảng biển Thịnh Long rất thuận
tiện cho việc phát triển vận tải thuỷ;
Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng
khoảng 90 km, đó là hai thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hoá, trao đổi kỹ
thuật công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh;
Với vị trí địa lý khá thuận lợi, đó là điều kiện quan trọng để Nam Định phát
triển kinh tế năng động, đa dạng và hoà nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội,
khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
a) Địa hình: Khá bằng phẳng, thoải dần ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển
của hệ Delta sông Hồng, tuổi khá trẻ tương ứng với quá trình trầm tích Delta hiện
Trang 4


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
đại. Có thể chia địa hình Nam Định thành địa hình lục địa (phần trong đê) và địa
hình bãi triều (phần ngoài đê);
- Địa hình lục địa bao gồm:
+ Địa hình bóc môn tổng hợp phân bố trên bề mặt đồi, núi sót ở Ý Yên, Vụ Bản;

+ Địa hình tích tụ sông, phân bố dọc theo sông Đáy, sông Hồng, sông Đào và
sông Ninh Cơ;
+ Địa hình tích tụ sông biển hỗn hợp, có mặt ở hầu hết đồng bằng các huyện
từ Nam Trực đến Giao Thuỷ với cao độ 0,5 ÷ 2 m, khá bằng phẳng;
+ Đồng bằng tích tụ biển, phân bố rải rác thành các dải cát song song hoặc
xiên góc với đường bãi cao 2 ÷ 2,5 m;
+ Đồng bằng tích tụ đầm lầy - sông phân bố ở Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc;
+ Đồng bằng tích tụ đầm lầy - biển phân bố ở Rạng Đông - Nghĩa Hưng;
+ Địa hình xâm thực sói mòn, phân bố ở Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều, thị
trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu.
- Địa hình bãi triều được tách ra:
+ Địa hình bãi tích tụ hỗn hợp sông biển vùng cửa sông (Ba Lạt, Cửa Đáy);
+ Địa hình bãi mài mòn, tích tụ do sóng ở bờ biển đoạn Văn Lý (Hải Hậu);
+ Địa hình thành đạo do sông và sóng ở Cửa Đáy, cửa Ba Lạt;
Ngoài ra, địa hình bãi triều còn tiếp cận các địa hình ngầm ven bờ như khu
vực biển sói ở Văn Lý, địa hình tích tụ ngầm không chịu tác động của sóng ở độ sâu
trên 6m, bờ biển Nam Định hàng năm lấn ra biển trên 80 m ở cửa Lạch Giang, 60 m
ở cửa Ba Lạt. Đây là một đặc trưng khiến diện tích đất đai tự nhiên của Nam Định
ngày càng được mở rộng. Trung bình hàng năm khoảng 110 ha. Tuy nhiên vùng
Văn Lý (Hải Hậu) Nghĩa Phúc (Nghĩa Hưng - cửa sông Ninh Cơ) biển lại lấy đi một
dải đất rộng 5 ÷ 50 m.
Tóm lại: Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
Vùng đồng bằng thấp trũng nội đồng: Gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ
Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm
canh phát triển nông nghiệp, công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ
khí và các ngành nghề truyền thống;
Vùng ven biển: Gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, có bờ biển
dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển;
Trang 5



Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định: Có các ngành
công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề
truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên
ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong
những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ,
cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
b) Địa mạo: Đá mẹ và mẫu chất tham gia vào quá trình hình thành đất ở
Nam Định chủ yếu trầm tích sông, trầm tích biển, trầm tích sông - biển và trầm
tích biển - đầm lầy và một số ít đá trầm tích bị biến chất mạnh như Gnaibiotit,
phiến Thạch anh - Mica, phiến Granit hoá tạo lớp thổ bì đồi núi ở Vụ Bản, Ý Yên.
1.1.3. Khí hậu
Đặc điểm khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng
Bắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có thời tiết bốn mùa xuân - hạ - thu - đông
tương đối rõ rệt;
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC, số tháng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 20oC từ 8 - 9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 18,9 oC,
tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27oC, tháng
nóng nhất là tháng 7 và tháng 8. Tổng tích ôn nhiệt từ 8.550 - 8.650 oC/năm;
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 - 85%, giữa
tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao
nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11);
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800 mm, phân bố
tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh. Lượng mưa phân bổ không đều
trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa
cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây
ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với
triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu

như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo
trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân;
- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ
1650-1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70%
số giờ nắng trong năm;
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm
là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió đông bắc với tần suất 60 -70%,
Trang 6


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng
chuyển dần về phía Đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió đông nam, với tần
suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là
40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến
cây trồng. Ngoài ra vùng ven biển còn chịu ảnh hưởng của gió đất (hướng thịnh
hành là Tây và Tây Nam), gió biển (hướng thịnh hành là Đông Nam);
- Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh
hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 2 - 4 cơn/năm;
* Thuận lợi:
Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến môi trường sống và
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng - ẩm, nhiệt độ
TB/năm cao, độ ẩm TB lớn cùng với sự phân hóa đa dạng cả về thời gian và không
gian là một thuận lợi lớn cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều loại
nông sản phong phú (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu..., chăn
nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, thủy sản). Cho phép trồng các loại cây có nguồn
gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Cho phép tăng vụ, xen canh, gối vụ (nếu điều
kiện ẩm được thỏa mãn);
- Lượng mưa trung bình hàng năm cao, nguồn nước ngầm phong phú cùng hệ

thống sông ngòi dày đặc đủ để cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt của dân cư.
* Hạn chế:
- Đối với sản xuất nông nghiệp: Sự phân phối ẩm không đều trong năm gây
hạn chế cho việc khai thác nhiệt. Chính vì vậy thủy lợi vẫn là vấn đề hàng đầu trong
sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhất là trong mùa khô, yêu cầu là phải tiết kiệm nước,
phải tính đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp (ví dụ, trong mùa khô có
thể hạn chế diện tích trồng lúa nước, hoặc những loại cây có nhu cầu về nước lớn).
Trong điều kiện thời tiết nóng - ẩm, sâu bệnh dễ phát sinh và lây lan trên diện rộng
gây hại cho cả cây trồng lẫn vật nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiễu động
thời tiết thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa làm cho sản xuất nông - lâm - ngư
thêm bấp bênh. Bão, lụt, thiên tai hạn hán,... cũng xảy ra, gây thiệt hại lớn cả về
người và của cho nhân dân. Bão thường tập trung vào tháng 6 - 9, có năm bão đổ bộ
vào sớm, có năm muộn. Bão thường kèm theo gió giật, mưa lớn kéo dài, nước sông
sẽ dâng cao ở vùng cửa sông, ven biển uy hiếp các công trình thủy lợi, đê điều. Nếu
mưa lớn lại trùng với lúc triều cường thì lại càng nguy hiểm hơn.
Trang 7


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
- Đối với sản xuất công nghiệp: Độ ẩm cao dễ làm cho những thiết bị, máy
móc bị ăn mòn, ẩm mốc, các ngành công nghiệp khai thác cũng phải tuân theo nhịp
điệu mùa, tính chất mùa của nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến
cũng phải tuân theo lịch thời vụ.
- Đối với giao thông vận tải: Mưa, bão gây ách tắc giao thông cả đường sắt,
bộ, đường thuỷ.
- Đối với hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan,... Tính chất gió mùa
cũng ảnh hưởng khá sâu sắc, hiệu quả khai thác giảm hẳn.
1.1.4. Thuỷ văn
- Hệ thống sông ngòi: Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật

độ mạng lưới sông vào khoảng 0,6 - 0,9 km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dòng
chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy
chảy qua Nam Định đều thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu
lắm, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ sống sông
ngòi chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh
còn có 21 tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km, phân bố đều khắp trên địa
bàn các huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu.
- Thủy triều: Thủy triều vùng ven biển Nam Định thuộc chế độ nhật triều,
biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7 m, lớn nhất là 3,3 m, nhỏ nhất là 0,1 m. Ảnh
hưởng của thủy triều thể hiện rõ nhất ở sự xâm nhập mặn và dâng nước ở các khu
vực cửa sông, ven biển. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật
triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Thủy triều cũng tác
động vào sâu nội địa thông qua hệ thống các cửa sông và kênh mương. Dòng chảy
của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa sông,
tạo thành những bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện Giao Thuỷ và vùng Cồn
Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng.
Bảng 1: Thủy văn trên các sông chính trung bình qua các năm
Mực nước (cm)
STT

1
2
3

Sông suối chính

Sông Hồng Trạm Phú
Hào)
Sông Đào (Trạm Nam
Định)

Sông Ninh Cơ (Trạm
Trực Phương)

Chiều
dài (km)

Mùa mưa
Mực
nước
TB
(mm)

Max

65 Chảy
qua Nam
Định

255.0

33
51

Mùa khô
Min

Mực
nước
TB
(mm)


Max

Min

598.0

-0.3

73.0

344.0

-29.0

244.0

577.0

-0.9

64.0

355.0

-24.0

174.0

392.0


113.0

8.0

246.0

-69.0

Trang 8

Khả năng gây lũ và
cung cấp nước cho sinh
hoạt

Lũ lớn, chất lượng nước
sạch
Lũ lớn, chất lượng nước
sạch
Lũ lớn, chất lượng nước
sạch


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Nam Định có tổng diện tích đất tự nhiên là 165.142,36 ha, về thổ nhưỡng đất
đai Nam Định chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc gồm các huyện Ý
Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định, vùng đất trẻ ở phía Nam gồm các
huyện Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy.

Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa trẻ (Fluvisols) chiếm 81,88%
diện tích tự nhiên, tiếp đến là nhóm đất mặn chiếm 14,19%, các loại đất khác có đất
cát, đất phèn, đất có sản phẩm Feralitic... chiếm diện tích nhỏ. Nhìn chung đất của
Nam Định chủ yếu là đất phù sa sông bồi lắng, có nhiều tính chất tốt thích hợp cho
nhiều loại thực vật phát triển;
Theo kết quả điều tra, khảo sát, phân loại đất theo tiêu chuẩn Quốc tế (FAOUNESCO) đất Nam Định bao gồm 7 nhóm, 13 đơn vị và 20 đơn vị phụ như sau:
1) Đất cát - Arenosols (AR)
Diện tích 6.563.05 ha, chiếm 5,06% diện tích các đơn vị đất và 4,01% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Là những cồn cát, bãi cát gặp ở vùng ven biển thuộc các huyện
Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Ngoài ra còn gặp ở các vùng ven sông của các
huyện Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Vụ Bản, Mỹ Lộc, TP. Nam Định.
Đất cát nghèo mùn và N, P, K, có phản ứng chua. Thường thiếu nước cho
sinh hoạt và cây trồng gặp rất nhiều khó khăn, có thể tận dụng trồng hoa màu, cây
công nghiệp hay trồng rừng;
Nhóm đất cát của Nam Định có 2 đơn vị:
1.1) Đất cát điển hình - Haplic Arenosols (ARh)
Diện tích 4.762,72 ha chiếm 3,67% diện tích các đơn vị đất và 2,91% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Vùng ven biển của các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
Đơn vị đất này chỉ có một đơn vị phụ là đất cát điển hình bão hoà bazơ - Eutri
Haplic Arenosols (Arh-c);
Đơn vị đất này có nhiều tính chất kém như: Nghèo dinh dưỡng, thường xuyên
khô hạn, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng rất thấp. Hiện nay phần lớn đất
cát còn chưa được sử dụng, một số nơi có điều kiện tưới đã khai thác trồng lúa và
rau đậu các loại.
Trang 9


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020

1.2) Đất cát mới biến đổi - Cam Arenosol (ARb)
Diện tích 1.800,33 ha, chiếm 1,39% diện tích các đơn vị đất và 1,1% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Đơn vị đất này có 1 đơn vị phụ là đất cát mới biến đổi glây
sâu - EndoGleyi Cambic Arennosols (ARb - g2);
Phân bố: Gặp ở vùng ven sông huyện Mỹ Lộc, Xuân Trường, trên trục đường
Vàng, đường 56. Đất có thành phần cơ giới khá đều từ tầng trên xuống dưới, phản
ứng chua, mùn nghèo, độ phân giải hữu cơ mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng
nghèo. Trên đất này hiện đang được sử dụng nhiều để trồng các loại hoa màu, cây
ăn quả và cây công nghiệp.
2) Đất mặn - Salic Fluvisols (FLS)
Diện tích 15.615,89 ha, chiếm 12,03% diện tích các đơn vị đất và 9,54% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở vùng ven biển, cửa sông thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải
Hậu, Nghĩa Hưng và các huyện khác như Xuân Trường, Nam Trực và ven sông Sò.
Đất nhiễm mặn do 2 nguyên nhân (do ngập nước triều mặn và nước ngầm
mặn gây ra). Tùy theo hàm lượng (CL- ) trong đất mà phân ra mặn nhiều hay ít. Để
khai thác đất mặn, nhân dân ta thường quai đê lấn biển, rửa mặn bằng nước mưa,
trồng cói trước - lúa sau.
Nhóm đất mặn của Nam Định có 3 đơn vị đất:
2.1) Đất mặn sú, vẹt, đước - Gleyi Salic Fluvisols (FLSg)
Diện tích 6.153,89 ha, chiếm 4,74% diện tích các đơn vị đất và 3,76% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Đơn vị đất này chỉ có một đơn vị phụ là: Đất mặn sú, vẹt, đước, glây nông
chịu sự tác động của biển, mỗi khi thuỷ triều lên, toàn bộ đất ngập dưới nước biển.
Đất có thành phần cơ giới nặng, đặc tính mặn chua, hàm lượng mùn trung bình, hàm
lượng dinh dưỡng nghèo, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, chủ yếu để trồng
rừng ngập mặn và nuôi thuỷ sản nước lợ, làm muối... Phân bố: Gặp chủ yếu ở vùng
ngoài đê biển thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
2.2) Đất mặn nhiều - Hapli Fluvisols (FLSh)
Đất này do nước biển thẩm lậu và dẫn nước làm muối;

Đơn vị đất này chỉ có một đơn vị phụ là: Đất mặn điển hình glây sâu - Endo
Gleyi Hapli Salic Fluvisols (FLSh - g2). Đất có thành phần cơ giới nặng, mùa khô
thường nứt nẻ, muối bốc trắng trên mặt. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng
Trang 10


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
mùn, đạm, lân, kali dễ tiêu khá, có thể đầu tư cải tạo làm ruộng muối hoặc nuôi tôm,
hiện nay một số ít diện tích được cải tạo để trồng lúa. Phân bố: Gặp chủ yếu ở các
huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng.
2.3) Đất mặn trung bình và ít - Molli Salic Fluvisols (FLSm)
Diện tích: 7.058,25 ha, chiếm 5,44% diện tích các đơn vị đất và 4,31% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Đơn vị đất này chỉ có một đơn vị phụ là: Đất mặn trung bình và ít glây sâu End Gleyi Molli Salic Fluvisols (FLSm - g2). Thành phần cơ giới đất nhẹ, phản ứng
chua, hàm lượng mùn khá, đạm tổng số nghèo, lân tổng số trung bình, catrion kiềm
trao đổi khá. Đây là loại đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nếu được đầu tư cải
tạo. Hiện nay phần lớn đang được sử dụng để trồng lúa và hoa màu, tập trung ở các
huyện ven biển, ngoài ra còn gặp ở Xuân Trường, Trực Ninh.
3) Đất phèn - Thionic Fluvisols (FLt) và Thinonic Gleysols (GLt)
Diện tích 4.222,64 ha, chiếm 3,25% diện tích các đơn vị đất và 2,58% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Giao Thuỷ, thành phố
Nam Định;
Nhóm đất phèn của Nam Định có nguồn gốc từ nhóm đất phù sa, đất mặn và
đất glây. Do không gặp các phẫu diện khoáng Jarosite điển hình nên nhóm đất phèn
chỉ xếp vào một đơn vị đất phèn tiềm tàng với các tên tương ứng:
3.1) Đất phèn tiềm tàng sâu bị glây - Endo Gleyi Proto thionic Fluvisols (FLtp-2)
Diện tích 1.884,13 ha, chiếm 1,45% diện tích các đơn vị đất và 1,15% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp chủ yếu ở các huyện Trực Ninh (phía Nam sông Đào), Nam

Trực, Xuân Trường, Giao Thuỷ;
Đơn vị đất này chỉ có nguồn gốc từ đất phù sa, đất mặn. Trong PD đất ở độ
sâu > 50 cm gặp tầng chứa vật liệu sinh phèn. Tầng chứa vật liệu sinh phèn có màu
xám, xám đen hoặc đen, có nhiều tàn tích hữu cơ và đạt các tiêu chuẩn theo FAO về
tầng vật liệu sinh phèn (Sulfidic material) đất có tầng vật liệu sinh phèn được gọi là
đất phèn tiềm tàng.
3.2) Đất phèn tiềm tàng sâu - Endo Proto Thionic Gleysols (GLtp - 2)
Diện tích 2.338,51 ha, chiếm 1,8% diện tích các đơn vị đất và 1,43% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Trang 11


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Phân bố: Gặp chủ yếu ở phía Bắc tỉnh gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, thành
phố Nam Định;
Đơn vị đất này nằm sâu trong lục địa theo phân loại phát sinh là đất phù sa
không được bồi, bị glây mạnh còn có các tên gọi khác là đất chiêm trũng hoặc đất
úng nước mưa mùa hè. Đất bị glây mạnh suốt PD có các đặc trưng theo quy định
của FAO - UNESCO về đất glây nên được xếp vào nhóm đất chính Gleysols (GL).
Trong PD đất ở độ sâu > 50 cm gặp tầng chứa vật liệu sinh phèn rất điển hình. Đây
là căn cứ để xếp đất vào đơn vị phèn tiềm tàng với tên gọi theo FAO - UNESCO là
Endo Proto Thionic Gleysols.
4) Đất phù sa - Fluvisols (FL)
Diện tích 101.273,63 ha, chiếm 78,01% diện tích các đơn vị đất và 61,85%
diện tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở tất cả các huyện trong tỉnh;
Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất của tỉnh Nam Định;
Nhóm đất phù sa được hình thành do quá trình lắng đọng các vật liệu phù sa
của hệ thống sông Hồng. Hệ thống đê của các dòng sông chia đất phù sa thành 2
vùng: Vùng đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm và vùng đất trong đê rộng

lớn không được bồi hàng năm;
Đất phù sa của tỉnh Nam Định được chia thành 4 đơn vị sau:
4.1) Đất phù sa trung tính ít chua - Eutric Fluvisols (FLe)
Diện tích 59.022,55 ha, chiếm 45,47% diện tích các đơn vị đất và 36,05%
diện tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Đơn vị đất gặp rất phổ biến ở các huyện trong tỉnh. Toàn bộ vùng
đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm và nhiều vùng phù sa trong đê không
được bồi đắp hàng năm thuộc đơn vị đất này;
Đất có tỷ lệ sét tương đối cao, khả năng giữ nước, giữ mùn khá. Phản ứng đất
từ trung tính đến ít chua, giàu mùn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình
đến khá. Đây là loại đất tương đối tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng, phần lớn
diện tích đã được sử dụng trồng các loại hoa màu, cây lương thực, thực phẩm và các
loại cây công nghiệp ngắn ngày;
Đơn vị đất này có các đơn vị đất phụ sau:
4.1.1) Đất phù sa trung tính ít chua cơ giới - Areni Eutric Fluvisols (FLe-a)

Trang 12


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Diện tích 4.385,54 ha, chiếm 3,38% diện tích các đơn vị đất và 2,68% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Đơn vị đất này gặp nhiều ở Nam Trực, thành phố Nam Định, Mỹ
Lộc, Ý Yên, Vụ Bản…
4.1.2) Đất phù sa trung tính ít chua cơ giới trung tính và nặng - Sili Eutric
Fluvisols (FLe-si)
Diện tích 23.094,33 ha, chiếm 17,79% diện tích các đơn vị đất và 14,1% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở tất cả các huyện trong tỉnh, chủ yếu là đất phù sa trong đê không
được bồi hàng năm, được sử dụng gieo trồng lúa nước và các cây trồng khác.

4.1.3) Đất phù sa trung tính ít chua có tầng glây - Gleyi Eutric Fluvisols (FLe-g)
Diện tích 13,729,64 ha, chiếm 10,58% diện tích các đơn vị đất và 8,39% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Xuân Trường, Trực
Ninh, thành phố Nam Định, Ý Yên, Nam Trực và Hải Hậu;
Đơn vị đất chủ yếu nằm ở vùng đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm.
4.1.4) Đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn - Sali Eutric Fluvisols (FLe-s)
Diện tích 17.813,04 ha, chiếm 13,72% diện tích các đơn vị đất và 10,88%
diện tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp đơn vị đất này ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu
thuộc vùng đất trong đê ít được bồi. Nước ngầm vùng này chứa nhiều muối tan,
trong mùa hanh khô, muối theo nước ngầm bốc lên có thể làm mặn hoá đất ở mức
nhẹ hoặc trung tính.
4.2) Đất phù sa chua - Dystric Fluvisols (FLd)
Diện tích 6.100,43 ha, chiếm 4,7% diện tích các đơn vị đất và 3,73% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực;
Đơn vị đất này chỉ có một đơn vị phụ đất là đất phù sa chua glây - Gleyi Dystric
Fluvisols (FLd - g), nằm ở vùng đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm.
4.3) Đất phù sa glây - Gleyic Fluvisols (FLg)
Diện tích 8.410,41 ha, chiếm 6,48% diện tích các đơn vị đất và 4,12% diện
tích tự nhiên của tỉnh;

Trang 13


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh, TP Nam Định.
4.4) Đất phù sa có tầng đốm rỉ - Cambic FLuvisols (FLb)
Diện tích 27.740,24 ha, chiếm 21,37% diện tích các đơn vị đất và 16,94%

diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố: Gặp ở các huyện Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên,
Trực Ninh, thành phố Nam Định, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng…
Đất có hàm lượng mùn, đạm tổng số từ nghèo đến trung bình, lân và kali tổng
số nghèo. Do phân bố ở địa hình bậc thềm cao, dễ thoát nước nên thích hợp với khá
nhiều loại cây trồng như lúa nước, hoa màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày;
Nằm ở các vùng đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm. Các tính chất
khác như thành phần cơ giới, đặc tính gleyic, các hạt kết von (đặc tính ferric) được
sử dụng làm căn cứ chia thành các đơn vị phụ đất;
Đất phù sa có tầng đốm rỉ ở Nam Định có đơn vị phụ đất:
4.4.1) Đất phù sa có tầng đốm rỉ cơ giới nhẹ - Areni Cambic Fluvisols (FLb -a)
Diện 5.504,52 ha, chiếm diện tích các đơn vị đất và 3,36% diện tích tự nhiên
của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh và thường
có ở địa hình cao, vàn cao chuyên màu hoặc lúa màu.
4.4.2) Đất phù sa có tầng đốm rỉ có kết von - Ferri Cambic Fluvisols (FLb - fe)
Diện tích 5.922,91 ha, chiếm 4,56% diện tích các đơn vị đất và 3,62% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc… Địa hình cao, vàn cao
và vàn, các công thức luân canh chính trên đất này là 2 lúa một màu và 2 lúa.
4.4.3) Đất phù sa có tầng đốm rỉ bị glây - Gleyi Cambic Fluvisols (FLb - g)
Diện tích 16.312,81 ha, chiếm 12,57% diện tích các đơn vị đất và 9,96% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, TP. Nam
Định… Địa hình vàn cao và vàn. Trong phẫu diện phía dưới tầng đốm rỉ gặp tầng
glây ở các mức độ khác nhau. Đất hiện được sử dụng gieo trồng lúa nước và một số
cây màu, công thức luân canh là 2 lúa một màu hoặc 2 lúa.
5) Đất Glây - Gleysols (GL)
Diện tích 1.456,29 ha, chiếm 1,12% diện tích các đơn vị đất và 0,89% diện
tích tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, TP Nam Định. Đơn vị

đất này gặp ở địa hình trũng, đất luôn giữ ẩm, thường ngập nước trong mùa hè. Quá
Trang 14


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
trình khử diễn ra mạnh, ngay từ lớp đất mặt đã gặp đặc tính Gleyic và mạnh dần
theo chiều sâu phẫu diện đất. Đất có đặc tính stagnic, gleyic điển hình và đạt các
tiêu chuẩn của FAO - UNESCO quy định về nhóm đất gleysols. Đất hiện được sử
dụng gieo trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản;
Nhóm đất Gleysols của Nam Định có một đơn vị đất là đất Glây chua - Dystric
Gleysols (GLd). Đất Glây của Nam Định là đất Glây chua đọng nước tự nhiên.
6) Đất xám - Acrisols (AC)
Diện tích 564,74 ha, chiếm 0,44% diện tích các đơn vị đất và 0,34% diện tích
tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên;
Nhóm đất xám có một đơn vị là đất xám feralit - Ferralic (ACf);
Đơn vị đất xám feralit có một đơn vị phụ là đất xám feralit điển hình - Hapli
Feraralic Acisols (ACf - h), sử dụng vào trồng rừng, chống xói mòn;
Đây là đơn vị đất đặc trưng của vùng đồi núi Việt Nam.
7) Đất tầng mỏng - Leptosols (LP)
Diện tích 119,77 ha, chiếm 0,99% diện tích các đơn vị đất và 0,77% diện tích
tự nhiên của tỉnh;
Phân bố: Gặp ở các huyện Vụ Bản, Ý Yên, xen kẽ với đất ACf - h;
Nhóm này có một đơn vị là đất tầng mỏng chua - Dystric Leptosols (LPd). Đơn
vị đất tầng mỏng chua có một đơn vị phụ là đất tầng mỏng chua điển hình - Hapli
Dystric Leptosols (LPd - h). Do đất hạn chế về tầng dày và độ dốc nên chỉ có thể sử
dụng vào việc khai thác làm vật liệu xây dựng, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng;
Nhìn tổng quát, trên địa bàn tỉnh có sự phong phú về chủng loại đất nên quá
trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng theo
hướng đa dạng sinh học với thế mạnh là các loại cây rừng ven biển, cây ăn trái và

các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
Khả năng sử dụng: Đất phù sa nâu rất thích hợp cho việc canh tác lúa 2 - 3 vụ
và nuôi trồng thủy sản… Hiện tại đất đã được khai thác trồng lúa 2 vụ đạt năng suất
từ 5 - 7 tấn/ha.
1.2.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,
nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 15


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mương máng và nguồn nước
mưa cung cấp.
Nguồn nước sông: Nam Định có 530 km sông với mật độ đạt 0,6 ÷ 0,9
km/km2, gồm 2 sông lớn sông Hồng, sông Đáy và 2 chi lưu là sông Đào và sông
Ninh Cơ, có độ dài 251 km và 21 tuyến sông nội đồng với tổng chiều dài 279 km
phân bố đều khắp trên địa bàn theo dạng xương cá rất thuận lợi cho việc chủ động
tưới tiêu. Vùng nam sông Đào có thể lấy nước bằng tự chảy là chủ yếu, tuy nhiên
mùa khô do nước mặn lấn sâu nên việc lấy nước khó khăn;
Chế độ nước của hệ thống sông chia theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa
cạn phân lưu của chúng cùng với kênh mương thuỷ lợi các cấp ở nội đồng, các công
trình đầu mối có khả năng tận dụng hoạt động của thuỷ triều ven biển cơ bản đáp
ứng được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do ở phần hạ lưu nên lòng
sông không sâu lắm, tốc độ dòng chảy nhỏ khiến cho rải rác một số nơi có vùng úng
ngập tạm thời trong mùa mưa lũ;
- Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn (1.700 - 1.800 mm) nhưng
phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 tới 80% lượng mưa cả
năm. Do vậy mùa mưa thường gây ra úng lụt, mùa khô thường thiếu nước cho cây
trồng và sinh hoạt;

- Nguồn nước ngầm: Trong giới hạn diện tích phân bố của tỉnh Nam Định có
trữ lượng lớn, cụ thể như sau:
+ Hệ tầng Thái Bình: 30.434 m3/ngày đêm;
+ Hệ tầng Hải Hưng: 14.973 m3/ngày đêm;
+ Hệ tầng Vĩnh Phú - Hà Nội: 174.988 m3/ngày đêm;
Theo kết quả nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, có thể khai thác sử
dụng 2 tầng chứa nước: Tầng chứa nước Haloxen ở độ sâu đến 25m và tầng chứa
nước Plutôxen hệ tầng Hà Nội có 2 thấu kính nước nhạt với chất lượng tốt. Thấu
kính nước nhạt lớn nhất phân bố ở các huyện ven biển phía Nam với diện tích
khoảng 775 km2 có thể khai thác sử dụng với lưu lượng lên tới 110.000 m3/ngày,
hàm lượng Cl <200 mg/l, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác
quy mô công nghiệp. Thấu kính nước nhạt thứ 2 nằm ở phía Nam huyện Ý Yên - Vụ
Bản với diện tích khoảng 72,5 km2 có thể khai thác sử dụng với lưu lượng khoảng
31.000 m3/ngày; Hiện đang có một số lỗ khoan đang khai thác với lưu lượng 40-60
m3/h ở nhà máy Dệt, nhà máy Xay và nhà máy Đồ hộp xuất khẩu. Ngoài ra còn có
nguồn nước mặn nằm trong tầng chứa lỗ hổng Holoxen hạ tầng Thái Bình phân bố

Trang 16


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
thành từng dải, chạy dọc ven biển từ cửa Đáy đến cửa Ba Lạt, nước có hàm lượng
Cl phổ biến từ 200- 400 mg/l.
- Chất lượng nước: Nhìn chung, nước sông trong hệ thống sông còn sạch, có
thể đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt. Mùa lũ nguồn
nước phù sa được khai thác triệt để làm giầu thêm độ phì nhiêu đất đai. Tuy nhiên
mùa khô hanh nước mặn lấn sâu vào nội địa cộng với quy trình thôi chua, bốc mặn
bởi mạch nước ngầm gây nhiễm mặn nhiều diện tích đất đai ven biển.
- Ý nghĩa kinh tế:
Hệ thống sông ngòi bồi đắp phù sa, cung cấp nước cho vùng đồng bằng,

thuận lợi cho nền nông nghiệp lúa nước, định canh. Tạo điều kiện tập trung dân cư
và phát triển các ngành kinh tế khác. Chính vì thế, ở ven sông thường tập trung các
đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ; Các vùng ven sông và các cửa sông
còn hình thành các cảng rất lớn (Hải Thịnh); Nhiều cửa sông rộng (hình phễu) rất
thuận lợi cho tàu bè ra vào; các sông ngòi nếu được nạo vét thường xuyên sẽ là hệ
thống giao thông vận tải lý tưởng.
- Những hạn chế của nguồn tài nguyên nước:
Tính chất bất thường của thủy chế (lũ và kiệt). Lũ lụt năm nào cũng xảy ra
gây thiệt hại rất lớn cả về người và của của nhân dân. Mùa kiệt, lượng dòng chảy
nhỏ, nước mặn vào khá sâu trong đất liền, trong phạm vi 20 - 30 km từ cửa sông vào
ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp các vùng ven biển;
Dòng chảy cát, bùn (phù sa) lớn, ước tính hàng năm sông Hồng đổ ra biển ~
120 triệu tấn phù sa. Nếu ở thượng lưu, rừng bị khai thác quá mức, hiện tượng xói
mòn đất diễn ra ngày càng mạnh, thì lượng bùn đổ ra biển càng lớn. Phù sa một mặt
bồi đắp cho các đồng bằng, nhưng mặt khác nó còn lắng đọng trong hệ thống sông,
kênh mương, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên nạo vét lòng sông rất tốn kém.
- Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên nước (trên mặt và nước ngầm):
+ Tình hình sử dụng: Tình trạng dư thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu
nước vào mùa khô là 2 vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng nguồn tài nguyên
này. Do vậy, cần sử dụng có hiệu quả, đảm bảo cân bằng nước, chống gây ô nhiễm
nguồn nước;
+ Các biện pháp bảo vệ: Hạn chế việc làm ô nhiễm do chất thải (công nghiệp
và sinh hoạt). Nâng cấp, cải tạo các hệ thống thoát nước. Hạn chế việc dùng hóa
chất trong nông nghiệp, ở vùng trồng lúa thâm canh thường gây ô nhiễm ở tầng
nước nông, đây lại là tầng nước phần lớn dùng cho sinh hoạt của nông dân. Xử lý
Trang 17


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
hành chính với các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định

về nước thải nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm. Tuyên truyền người dân không xả
nước bẩn, rác thải vào sông, hồ.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2010 toàn tỉnh có 4.240 ha
rừng các loại, trong đó rừng phòng hộ 1.880 ha, rừng đặc dụng 2.360 ha. Tỷ lệ che
phủ đạt 2,6%. Rừng của Nam Định chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú,
vẹt, phi lao, bần, bạch đàn, thông... Phân bố ở vùng đồi núi Ý Yên, Vụ Bản và các
bãi bồi ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng;
Tỉnh Nam Định có 2 trong số 5 khu vực đa dạng sinh học được UNESCO
công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, phạm vi do
UNESCO công nhận gồm 2 tiểu vùng nằm ở cửa Ba Lạt và cửa Lạch Giang gồm:
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ thuộc các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân
của huyện Giao Thuỷ và rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng thuộc các xã: Nghĩa
Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền huyện
Nghĩa Hưng;
Khu Ramsar Xuân Thủy được công nhận vào năm 1989, là khu đầu tiên ở
Việt Nam, cũng là khu Ramsar đầu tiên của Đông Nam Á và thứ 50 của thế giới. Hệ
động vật, thực vật tại đây khá phong phú. Sinh cảnh đặc sắc nơi đây là những cánh
rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, đầm lầy mặn, bãi bồi ven biển và cửa sông.
Những cánh rừng này được ví như bức tường xanh bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị
tàn phá bởi gió bão, nước biển dâng và cả thảm hoạ sóng thần nếu xảy ra;
Rừng ngập mặn ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn điều hòa
nguồn nước, khí hậu, là nơi nuôi dưỡng sinh đẻ của các loài hải sản. Như một vườn
ươm cho sự sống của biển, rừng ngập mặn cung cấp nguồn lợi thuỷ sản phong phú
cùng với nhiều loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển cung cấp nhiều loài thuỷ hải
sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, trai, sò, cá tráp, rong câu chỉ
vàng v.v. Khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng có tiềm năng rất lớn
về du lịch sinh thái, tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Chính vì vậy việc
khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm
vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái

của tỉnh.
Rừng ngập mặn Xuân Thuỷ ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn
điều hòa nguồn nước, khí hậu, là nơi nuôi dưỡng sinh đẻ của các loài hải sản. Khu dự

Trang 18


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái,
tham quan và tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Diện tích khoảng 6.000 ha.
1.2.4. Tài nguyên biển
Tỉnh Nam Định có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển. Nam
Định có 72 km đường ven biển có 3 cửa sông lớn đổ ra biển như cửa Đáy, cửa Lạch
Giang, cửa Ba Lạt, có cảng và các bến cá thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt hải sản.
- Khí hậu: Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại
cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh
khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Các luồng gió
hướng Đông Nam từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng làm giảm độ lục địa
của các vùng ở phía Tây đất nước. Nhờ có Biển Đông, khí hậu Nam Định mang
nhiều đặc tính của miền khí hậu hải dương, điều hòa hơn;
- Địa hình và các hệ sinh thái ven biển: Các dạng địa hình ven biển Nam
Định chủ yếu địa hình vịnh cửa sông, với bãi triều rộng, các bãi cát phẳng (độ sâu
tăng dần từ trong ra ngoài khoảng từ 0,5 - 10 m) có giá trị về kinh tế như xây dựng
các hải cảng - vận tải biển, khai thác - nuôi trồng thủy sản, du lịch biển. Các hệ sinh
thái ven biển đa dạng gồm: hệ sinh thái rừng ngập mặn lên tới 10.000 ha (gồm khu
sinh quyển Xuân Thủy và vùng bãi triều Nghĩa Hưng). Hệ sinh thái rừng ngập mặn
cho năng suất sinh học cao (nhất là sinh vật nước lợ), nhưng hiện nay rừng đã bị thu
hẹp nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi trồng thủy sản. Các hệ sinh thái trên
đất phèn, đất mặn... và hệ sinh thái rừng trên cồn cũng đa dạng và phong phú.
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm

muối (Hải Hậu, Giao Thủy). Nước biển có độ mặn cao, độ mặn 1,5 - 4,2% cho phép
khai thác mỗi năm khoảng 10 vạn tấn, với sản lượng muối hàng năm vào loại cao
của cả nước; Ngoài khơi các cửa sông của Nam Định hình thành nhiều bãi cá, bãi
tôm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng, bãi cá từ
cửa Ba Lạt đến ngang Lạch Trường - Thanh Hoá, bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến ngoài
khơi đảo Cát Bà - Hải Phòng). Vùng biển Nam Định rất phong phú về chủng loại
hải sản, đã phát hiện 45 loài tôm, trong đó có các loài có giá trị kinh tế như tôm he,
tôm bộp, tôm sắt, tôm vàng, tôm rảo... ở độ sâu từ 5 - 30 m nước, tập trung ở khu
vực Ba Lạt, vịnh Miều (Hạ Long) ước tính trữ lượng khoảng 3.000 tấn, khả năng
cho phép khai thác khoảng 1.000 tấn, 20 loài cá trữ lượng ước tính khoảng 157.000
tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, trong đó cá nổi khoảng 95.150 tấn,
cá đáy 62.350 tấn, khả năng cho phép khai thác khoảng 70.000 tấn, trong đó cá nổi
38.100 tấn (18.500 tấn ở độ sâu 30 m nước trở vào, 19.600 tấn ở độ sâu 30 m nước
trở ra), cá đáy 31.900 tấn (21.200 tấn ở độ sâu 30 m nước trở vào, 10.700 tấn ở độ
Trang 19


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
sâu 30m nước trở ra). Nhìn chung cá phong phú về giống loài nhưng nghèo về mật
độ và trữ lượng, cá có giá trị kinh tế cao chỉ có 9 loài với trữ lượng khoảng 2.000
tấn, khả năng cho phép khai thác dưới 1.000 tấn;
Nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Nam Định có thời gian sản xuất quanh năm,
nhưng không được thuận lợi như các vùng biển khác của cả nước, thường bị gián
đoạn bởi các cơn bão, gió mùa Đông Bắc mạnh, số ngày khai thác trên biển thuận
lợi mỗi năm thường từ 180 - 240 ngày;
Sóng biển Nam Định không dữ dội, có nhiều bãi tắm lý tưởng, cát trắng mịn
như bãi tắm Thịnh Long, Quất Lâm...
Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100 - 200 m, do phù sa sông Hồng
bồi đắp ở cửa Ba Lạt, Lạch Giang tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm. Bình quân
mỗi năm quai thêm được 300 ha đất ở cao trình (- 0,5 ÷ -0,8) m trở lên;

- Thiên tai: Bão, mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông. Bão
lớn kèm theo với sóng lừng, nước dâng cao gây nên lũ lụt là loại thiên tai bất
thường, khó phòng tránh, gây thiệt hại lớn về người và tài sản (nhất là với dân cư
ven biển), sạt lở bờ biển: Hiện tượng này đang đe dọa nhiều đoạn đê biển (Bạch
Long - Giao Thủy, Hải Lý - Hải Hậu);
Như vậy, sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng tránh ô nhiễm môi
trường biển, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng
trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của Nam Định. Biển
thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản Nam Định không nhiều. Theo tài liệụ điều tra khảo sát của Cục
Địa chất cho thấy trên địa bàn tỉnh có một số khoáng sản nhưng nghèo về chủng loại
và trữ lượng;
- Khoáng sản cháy: Có than nâu nằm ở Giao Thuỷ mới phát hiện dưới dạng
mỏ nhỏ và nằm sâu dưới lòng đất, khả năng có dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa;
- Khoáng sản kim loại: Có các vành phân tán Inmenit, Zincon, mônazit mới
tiến hành tìm kiếm và phát hiện tại Hải Hậu và Nghĩa Hưng, Zincon phân bố dưới
dạng “vết”, trữ lượng ít;
- Các nguyên liệu sét (nhìn chung mới chỉ có nghiên cứu sơ bộ):
+ Sét làm gốm sứ, bột màu: Có ở núi Phương Nhi (Ý Yên), Nam Hồng (Nam
Trực), trữ lượng không nhiều nhưng chất lượng khá, đang được khai thác phục vụ xí
nghiệp gốm sứ Bảo Đài;
Trang 20


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
+ Sét làm gạch ngói: Nằm rải rác ở các bãi ven sông, trữ lượng tổng số
khoảng 25 - 30 triệu tấn;
- Cát xây dựng: Tập trung chủ yếu ở lòng sông Hồng, sông Đáy, sông Đào,
sông Ninh Cơ, trữ lượng không ổn định, hàng năm được bồi lắng tự nhiên, mức khai

thác hàng năm (của các cơ sở trên địa bàn tỉnh) từ 0,3 - 0,5 triệu m3/năm. Ngoài ra
còn có mỏ cát xây dựng ở Quất Lâm - Giao Thuỷ, phân bố thành dải dọc ven biển
dài khoảng 25 km, rộng 50 - 200 m và dầy từ 2,5 - 3m;
- Nước khoáng: Đã phát hiện ở Núi Gôi (Vụ Bản), Hải Sơn (Hải Hậu), Hồng
Thuận (Giao Thủy). Nước có chất lượng khá có thể khai thác sử dụng làm nước giải
khát, chữa bệnh;
- Tài nguyên khoáng sản Nam Định phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán nên khó
khăn trong quản lí khai thác. Hiện nay ở nhiều nơi khai thác khoáng sản bừa bãi,
không xin phép (khai thác cát), gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Các
biện pháp bảo vệ: Quản lý chặt việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và gây ô
nhiễm môi trường từ khâu khai thác - vận chuyển - chế biến. Xử lý những trường
hợp vi phạm luật.
1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Nam Định là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời, các cư
dân Việt cổ đã từng bước khai khẩn và mở rộng vùng đất châu thổ sông Hồng, phát
triển nghề trồng lúa nước, trồng dâu tằm, dệt vải làm nghề thủ công, là nơi phát tích
của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân Nam Định đã xây
dựng nên một truyền thống văn hiến, một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Thành quả lao động của nhiều thế hệ để lại nguồn tài nguyên nhân văn vô giá với các
di tích lịch sử văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, các sinh hoạt văn hoá, lễ hội
truyền thống, các làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong nước và
quốc tế. Trên địa bàn tỉnh có di tích, trong đó 369 di tích đã được xếp hạng (113 di
tích do Trung ương quản lý, 256 di tích do địa phương quản lý);
Hàng năm có nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian được tổ chức, trong
đó có những lễ hội nổi tiếng như lễ hội Phủ Dầy, lễ hội đền Trần, lễ hội chùa Cổ Lễ,
chùa Keo Hành Thiện. Nam Định có trên 100 làng nghề với các nghề thủ công tạo
ra các sản phẩm nổi tiếng như chạm, khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá (Ý
Yên), ươm tơ dệt vải, thêu ren Phương Định (Trực Ninh), trồng hoa, cây cảnh Vị
Khê (Nam Trực)...

Trang 21


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội, các giá trị nhân văn cũng
đang được gìn giữ, phục hồi và phát triển, các di tích được bảo vệ tôn tạo, các sinh
hoạt văn hoá truyền thống được khôi phục lại. Tuy nhiên hiện nay vấn đề quản lý,
khai thác, bảo vệ tôn tạo tài nguyên nhân văn chưa đạt hiệu quả cao, nhiều di tích
thiếu nguồn vốn đầu tư, tu bổ, có nguy cơ xuống cấp, làm giảm giá trị nghệ thuật,
giảm giá trị nhân văn.
1.3. Thực trạng môi trường
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo
vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành,
nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng
nghiêm trọng;
1.3.1. Hiện trạng môi trường nông nghiệp nông thôn
a) Sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiêp
Trong canh tác, việc dùng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn.
Với khoảng 113.433 ha đất nông nghiệp, trong đó khoảng 93.775 ha đất đang sử
dụng, nông dân Nam Định hàng năm đã sử dụng khoảng 32.500 tấn đạm, 60.600 tấn
NPK, 45.200 tấn lân, 15.310 tấn Kali và 246,1 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Số lượng
thuốc bảo vệ thực vật hàng năm không tăng, nhưng lượng thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc
kích thích sinh trưởng có tốc độ cao, kể cả loại thuốc không rõ nguồn gốc có chiều
hướng gia tăng. Tình trạng dùng phân chuồng, phân bắc chăm bón trực tiếp cho cây
trồng còn khá phổ biến, đây là nguy cơ dễ gây ô nhiễm môi trường đất, nước đồng
thời dễ gây ngộ độc và dịch bệnh cho người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.
b) Vệ sinh môi trường nông thôn
Về rác thải và thu gom rác: Đến nay đã có nhiều xã, thị trấn xây dựng được

hố chôn rác thải, thực hiện văn minh và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo số liệu
điều tra cho thấy hiện nay toàn tỉnh mới có 15% số xã có đội thu gom rác và có bãi
chôn lấp rác, lượng rác thu gom còn ít và còn thiếu nhiều bãi chôn lấp rác đảm bảo
vệ sinh;
Rác thải của các khu dân cư nông thôn, khu vực thị trấn, thị tứ, làng nghề
bước đầu được thu gom và xử lý trước khi chảy ra hệ thống thoát nuớc chung. Tuy
nhiên, vẫn còn một vài cơ sở sản xuất trực tiếp xuống sông, ao hồ, mương đã gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe nhân dân;
Trang 22


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Số lượng nhà vệ sinh khu vực nông thôn tăng chậm (mới đạt 49%), xuất hiện
nhiều hộ gia đình, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ở quy mô trung bình theo hướng công
nghiệp do không đầu tư đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường ngay trong khu
vực dân cư và gây ô nhiễm nguồn nước;
Hiện nay đã có 10 bệnh viện tuyến tỉnh xây dựng được lò đốt rác thải y tế đạt
tiêu chuẩn.
c) Hoạt động các cụm công nghiệp, làng nghề trong nông thôn
Cùng với sự ra đời các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công
truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng
nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc
làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất
làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ
yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2,
SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao.
Nam Định có gần 100 làng nghề, hầu hết các làng nghề đang hoạt động sản
xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường, trong số này có 15 làng nghề có nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khoẻ nhân dân, đó là
các làng nghề: Vân Chàng (Nam Trực), Xuân Tiến (Xuân Trường), Tống Xá, Yên

Tiến, Yên Ninh (Ý Yên), Quang Trung (Vụ Bản), Cổ Chất (Trực Ninh), Nam Thanh
(Nam Trực)…. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia
đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử
dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám
sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với
những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ
những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”.
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn
ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của
bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
1.3.2. Hiện trạng môi trường đô thị và khu, cụm công nghiệp
a) Hiện trạng môi trường đô thị
- Tại thành phố Nam Định:
Trang 23


Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Thành phố Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đô thị loại I
và phê duyệt quy hoạch trở thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đô thị được mở rộng nâng cấp; tốc độ đô thị
hoá ngày càng tăng;
+ Về xử lý rác thải: Xử lý rác thải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong
quản lý đô thị vì ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, diện mạo đô thị, môi trường
sống và an toàn sức khoẻ của nhân dân. Bên cạnh việc xử lý rác thải sinh hoạt, công
tác quản lý, xử lý đối với rác thải y tế, rác thải công nghiệp, phế thải xây dựng cũng
được quan tâm thực hiện;

+ Rác thải sinh hoạt: Hiện nay, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn
thành phố Nam Định khoảng 160 tấn/ngày. Trong đó, công ty TNHH một thành viên
Môi trường Nam Định thực hiện thu gom khoảng 150 tấn/ngày. Tổng khối lượng thu
gom 1 năm đạt khoảng 55.000 tấn. Khối lượng thu gom ở 17 phường nội thành đạt
100%, ở 3 phường mới thành lập và 5 xã ngoại thành đạt khoảng 90% vì việc thu gom
do đội vệ sinh của các phường, xã đảm nhận công ty chỉ chuyên chở từ điểm tập trung
rác đến nhà máy xử lý. Thành phố với đội ngũ gần 350 công nhân thu gom rác, 18 xe
ép rác; nhà máy xử lý rác thải có công suất 250 tấn/ngày và lò đốt rác thải công suất 4
tấn/giờ (hiện mới sử dụng 50% công suất); khu chôn lấp rác có tổng diện tích 20 ha…
bảo đảm xử lý rác thải khi thành phố được mở rộng. Hiện nay, thành phố Nam Định
đang triển khai xây dựng thêm bãi chôn lấp rác thải có diện tích gần 10 ha tại thôn Dị
Sử - xã Mỹ Thành (Mỹ Lộc), đảm bảo đáp ứng yêu cầu xử lý rác đến năm 2025. Bên
cạnh đó, nhằm nâng cao hơn chất lượng xử lý rác thải, bảo vệ môi trường đô thị,
UBND thành phố đã giao cho Cty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định nhập
xe xúc lật rác và xây dựng trạm xử lý nước rỉ rác có công suất 20 m3/giờ. Dự kiến
trạm xử lý nước rỉ rác sẽ bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2012;
+ Về rác thải y tế: Thành phố Nam Định bình quân mỗi ngày có gần 2 tấn rác
thải y tế và đều được thu gom, xử lý tại lò đốt của các bệnh viện. Tính đến nay toàn
tỉnh có 10 bệnh viện đa khoa huyện đã có lò đốt rác thải y tế đạt tiêu chuẩn;
+ Về rác thải công nghiệp và rác thải xây dựng: Thành phố đã xây dựng quy
chế xử lý vi phạm về ô nhiễm sản xuất và quy chế về xử lý phế thải xây dựng, bước
đầu đã có chuyển biến rõ rệt. Với hiệu quả của Luật thuế bảo vệ môi trường (có hiệu
lực từ năm 2010) và đề án xử lý chất thải rắn của tỉnh sẽ tạo hành lang pháp lý chặt
chẽ, khép kín về xử lý rác thải, bảo vệ môi trường thành phố;
+ Về hệ thống thoát nước: Được cải tạo nâng cấp như Hàng Thao, Tô Hiệu,
Đồng Tháp Mười, Quang Trung… Hiện tượng ngập úng nhiều giờ gây ô nhiễm môi
trường khu dân cư ở nhiều tuyến phố đã từng bước được khắc phục;
Trang 24



Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nam Định đến năm 2020
Nhiều khu đô thị mới đã đang hoàn thành xây dựng hạ tầng, đi vào sử dụng
như khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất, các khu dân cư thu nhập thấp của
thành phố Nam Định (WB) với tổng mức đầu tư 46 triệu USD. Quản lý trật tự, an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường, văn minh đô thị có sử chuyển biến tích cực. Tỷ
lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%;
Đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy
hoạch tài nguyên nước, khoáng sản… Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đảm bảo kế hoạch. Duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn
thực hiện luật bảo vệ môi trường; thực hiện công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường theo quy định;
Tuy nhiên, tình trạng các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn, nhỏ,
vừa và các bệnh viện vẫn còn nằm xen kẽ trong khu dân cư còn nhiều đã và đang
gây ô nhiễm môi trường khí thải, bụi, tiếng ồn nhất là nước thải với số lượng lớn
không được xử lý đổ thẳng vào cống thành phố, sau đó chảy ra sông Đào gây ô
nhiễm nguồn nước mặt. Hệ thống thoát nước thải của thành phố về mùa mưa
thường bị quá tải gây ngập úng tại nhiều khu phố, gây ô nhiễm dễ phát sinh và lây
truyền dịch bệnh;
- Tại các thị trấn, thị tứ:
Hiện tại tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố và 9 huyện)
với 15 thị trấn, 194 xã 20 phường. Vấn đề môi trường ở các thị trấn, thị tứ còn nhiều
bức xúc;
Các thị trấn đã có đội thu gom rác thải và quy hoạch đất dành cho chôn lấp chất
thải sinh hoạt, nhiều thị trấn còn đổ rác ở những vị trí gây ô nhiễm nguồn nước như
TT Cổ Lễ, TT Thịnh Long, TT Ngô Đồng… Hầu hết các thị tứ (trung tâm xã) đều
chưa có tổ chức thu gom rác thải, rác đổ tuỳ tiện ven đường Quốc lộ, sông, mương
gây ô nhiễm môi trường. Hiện có 10/15 thị trấn đã có công trình cấp nước hợp vệ sinh
xong thực tế số dân tham gia sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh vẫn còn thấp;
b) Khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các khu cụm công nghiệp
Nội thành thành phố Nam Định hiện có 2 khu vực sản xuất công nghiệp tập

trung; khu vực có các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm nằm ở phía Đông Bắc
thành phố; khu vực có các cơ sở công nghiệp dệt may, tẩy nhuộm, mạ điện nằm ở
phía Tây thành phố; khu công nghiệp Hoà Xá nằm ở phía Tây Nam thành phố. Khu
công nghiệp Hoà Xá đã xây dựng hệ thống nước thải đã bước đầu hoạt động đã có
tác dụng tốt;

Trang 25


×