Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh an giang giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2011, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Tt

Mở đầu
Những căn cứ pháp lý và sự cần thiết

Phần I

I Các căn cứ văn bản pháp lý
II Sự cần thiết

Phần II

I
1

2
3
4
5
6
II

1
2
3
III
1


2

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng bảo tồn
và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh an
giang giai đoạn 2001 – 2010 và năm 2011, năm 2012
Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý
Địa hình, địa thế
Khí hậu
Thuỷ văn
Đất đai
Hệ thực vật
Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội
Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Thực trạng kinh tế xã hội
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Thực trạng bảo tồn và phát triển cây dược liệu tỉnh n
Giang, năm 2013
Thực trạng điều tra
Tình hình tổ chức khai thác và bảo tồn cây dược liệu

Tình hình gây trồng và phát triển cây dược liệu
Đánh giá chung
Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước
Bối cảnh quốc tế.
Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên
Nhu cầu sử dụng dược liệu, thuốc từ dược liệu trên thế giới
Bối cảnh trong nước.
Giới thiệu chung về tình hình sử dụng dược liệu.
Nhu cầu sử dụng dược liệu trong tỉnh

Tiềm năng nguồn dược liệu trong tỉnh.
Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển ngành dược
liệu trong thời gian tới.
1 Dự báo về thị trường tiêu thụ.
2 Dự báo khả năng công nghệ.
3 Dự báo biến đổi khí hậu.
Phần IV Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng
công nghệ cao giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến
3
4
Phần III
I
1
2
II
1
2
3
III

1

Trang
4
5
5
6
7

7

7
7
8
8
9
9
9
9
10

11
11
11
12
13
14
15
15
15
16
16
16
17
17
18
18
18
19
19



I
1
2
3
II
1
2
III

1
2
3
4
Phần V
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
Phần VI

năm 2030.
Quan điểm, mục tiêu phát triển:
Quan điểm.
Mục tiêu.

Các chỉ tiêu chủ yếu
Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng
công nghệ cao
Đối tượng và phạm vi quy hoạch
Các quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu Ứng
dụng công nghệ cao.
Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn 2014 - 2030
Dự án ưu tiên trong giai đoạn 2015 - 2016
Dự án ưu tiên trong giai đoạn 2016 - 2020
Dự án giai đoạn 2021 - 2025
Dự án giai đoạn 2025 - 2030
Giải pháp thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển cây
dược liệu ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang
Giải pháp huy động nguồn vốn dầu tư.
Nhóm giải pháp về nghiên cứu, chuyển giao và khoa học
công nghệ.
Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.
Giải pháp cung ứng dược liệu.
Nhóm giải pháp về hợp tác.
Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.
Đánh giá tác động môi trường
Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
Hiệu quả kinh tế-xã hội
Kết luận - Kiến nghị

19
19
20
20
21

21
21
24
24
24
25
26
26
26
27
27
28
28
29
29
30
31
32

CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01 Bảng tổng hợp sử dụng lượng nhập cây dược
liệu tại khoa Đông Y, bệnh viên đa khoa tỉnh An Giang.
Phụ lục 02 Bảng tổng hợp tình hình sử dụng dược liệu tại
Trung tâm Đông Y – Châm cứu tỉnh An Giang.
Phụ lục 03: Dự kiến các loài dược liệu cấm khai thác trong
khu bảo tồn
Phụ lục 04: Dự kiến quy hoạch loài dược liệu trồng tại khu
quy hoạch.
Phụ lục 05: Danh lục cây thuốc cần bảo vệ
Phụ lục 06: Danh mục 40 dược liệu có tiềm năng phát triển


2


BẢN ĐỒ TỈNH AN GIANG

Quy hoạch vùng
nguyên liệu trồng
cây dược liệu
công nghệ cao

3


QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Mở đầu
An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 3.536,7
km², phía đông và phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía tây Bắc giáp Campuchia
với đường biên giới dài gần 100 km², phía nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên
Giang, phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ.
Với vị trí đó, An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong
năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình
75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển hệ thực vật rừng phong phú và
đa dạng, có nhiều loại gỗ và lâm đặc sản có giá trị cao, trong đó có các loài cây
dược liệu.
Tuy nhiên, nhiều năm qua người dân khai thác nguồn tài nguyên dược

liệu từ tự nhiên là chủ yếu, mà chưa quan tâm nhiều tới giải pháp bảo tồn và
phát triển nguồn gen để sử dụng bền vững, vấn đề ý thức khai thác kết hợp bảo
vệ chưa cao dẫn đến tài nguyên ngày một giảm, đồng thời cũng chưa định
hướng quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu cho cây dược liệu phát triển ổn
định lâu dài. Do đó, quy hoạch định hình vùng sản xuất nông - lâm nghiệp kết
hợp để tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập trước hết cho những
người giữ rừng và người dân trong vùng dự án để góp phần bảo vệ rừng bền
vững. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn
dược liệu quý, đẩy mạnh phát triển những cây dược liệu tiềm năng đối với vùng
có điều kiện đất đai phù hợp với khoảng 5.000 ha tập trung ở hai huyện Tri Tôn
và Tịnh Biên, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho thu hoạch, chế
biến…
Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước
về cây dược liệu, cùng với việc điều tra nhanh để quy hoạch định hình vùng bảo
tồn và phát triển những cây dược liệu tiềm năng ứng dụng công nghệ cao sẻ định
hướng chiến lược phát triển lâu dài trên địa bàn tỉnh An Giang, mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội, góp phần vào công cuộc bảo vệ rừng bền vững và xây dựng
nông thôn mới tỉnh An Giang.

4


PHẦN I
NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT
I. CÁC CĂN CỨ VĂN BẢN PHÁP LÝ:
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc
lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính
phủ về việc lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội.
Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm
2020.
Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
thuộc Chương trình quôc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh An
Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 của UBND tỉnh An Giang
về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An
Giang từ nay đến năm 2015.
Căn cứ Quyết định số: 1852/QĐ.UB ngày 29/9/2003 của UBND tỉnh An
Giang V/v phê duyệt ranh giới và mốc, bảng 3 loại rừng tỉnh An Giang.
Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.
Luật dược năm 2005 và trong Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày
08/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
phát triển nền Đông Y Việt Nam và nền Đông Y Việt Nam trong tình hình mới.
Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng chuyên môn nuôi trồng dược liệu; đẩy mạnh
nghiên cứu, điều tra, bảo tồn nguồn quỹ gen về dược liệu Việt Nam, xác định

5


nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ công tác khám, chữa bệnh và xuất khẩu. Kết
hợp chặt chẽ giữa việc khuyến khích “trồng cây thuốc thuốc tại vườn, tại nhà”
với việc hình thành các vùng chuyên nuôi trồng, chế biến cây, con làm thuốc
theo hướng công nghiệp;
Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển Y, dược cổ
truyền Việt Nam đến năm 2020.
Quyết định số 529/QĐ-ƯBND ngày 06/4/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
An Giang Phê duyệt Kế hoạch Phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh An
Giang đến năm 2020;
Thông tư số: 16/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định
nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược
liệu;
Thông Tư số 40/2013/TT-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ Y tế
ban hành danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ được liệu lần VI.
II. SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH.
Tỉnh An Giang vốn được xem là tỉnh có nguồn dược liệu tự nhiên phong
phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu trên
các đồi núi phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc
quý mà trong dân gian dùng chữa trị được nhiều loại bệnh.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đã và đang ngày một cạn
kiệt, nhiều loài cây dược liệu đã bị tuyệt chủng và đang đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng, trong khi sự tái sinh trong môi trường tự nhiên lại rất chậm và thậm
chí không có khả năng hồi phục trước sự khai thác vô ý thức của con người. Vì
vậy, bảo vệ và gây trồng nguồn dược liệu đang là một trong những vấn đề cấp
bách cần được xem xét nghiêm túc. Bảo tồn và gây trồng cây dược liệu là hệ

thống các hoạt động, các biện pháp nhằm duy trì, gìn giữ có hiệu quả sự tồn tại
nguồn gen của cây dược liệu một cách lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
bền vững trước mắt cũng như trong tương lai. Trong đó hoạt động bảo tồn và
gây trồng cây dược liệu phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên rừng trên vùng
đồi núi chính là bảo vệ sinh cảnh chứa các quần thể sinh vật, bảo vệ sự cân bằng
sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường ... phát triển dược liệu dưới
tán rừng là mở ra cơ hội rất lớn cho các chủ rừng có thêm nguồn thu nhập để an
tâm bảo vệ môi trường cho hiện tại và cả thế hệ tương lai, mở ra sự giao thương,
tham gia thị trường dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, chú trọng tái sinh, phát
triển nhân giống các dược liệu quý, hiếm; Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều
tra, sưu tầm, thống kê các loại cây làm thuốc; sự phân bố, hệ sinh thái và trữ
lượng cây làm thuốc hiện có trên vùng đồi núi trong tỉnh An Giang, từ đó có kế
hoạch tổ chức bảo vệ, gây trồng, khai thác hợp lý và phát triển theo hướng bền
vững. Đặc biệt là xây dựng và phát triển vườn cây thuốc trong nhân dân.

6


Trước yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời để thực hiện được chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu làm thuốc ở nước ta nói chung, đáp
ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư trong tỉnh An Giang nói riêng thì
cần thiết “Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu ứng dụng công
nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030” như
một chương trình hành động có tính chiến lược, hướng dẫn cho nhân dân gây
trồng những cây dược liệu có hiệu quả kinh tế và bảo tồn và phát triển sự đa
dạng sinh học, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao tính bền vững
cho các khu rừng.
PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG BẢO

TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG NĂM 2013
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Vị trí địa lý.
An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng song cửu long, nằm về phía tây
nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên là 353.676 ha. Trung tâm hành chính,
kinh tế, văn hóa của tỉnh là thành phố Long Xuyên cách thành phố Hồ Chí Minh
200 km, thành phố Cần Thơ 60 km.
1.1. Tọa độ địa lý:
Vĩ độ: từ 100 30’30” đến 100 37’50” vĩ độ Bắc
Kinh độ: từ 1040 47’20” đến 1050 35’10” kinh độ Đông.
1.2. Tiếp giáp ranh giới:
Phía Tây Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới quốc gia dài 95 km
Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp (113 km)
Phía Đông nam giáp thành phố Cần Thơ (45 km)
Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang (62 km)
Lợi thế lớn nhất của tỉnh là có đường biên giới với Vương quốc
Campuchia dài khoảng 95 km được thông thương bằng các Cửu khẩu quốc tế và
quốc gia Vĩnh Xương, Xuân Tô và Long Biên. Đồng thời có các tuyến đường
giao thông thủy, bộ quan trọng đi qua như: quốc lộ 91, quốc lộ N1, đường thủy
là Sông Tiền và Sông Hậu.
2. Địa hình, địa thế.
Tỉnh An Giang có hai dạng địa hình:

7


Địa hình đồng bằng: Có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với
độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km, cao trình của toàn vùng đồng bằng biến thiên từ
0,8m đến 3m và được chia thành hai vùng - Vùng cù lao và Vùng hữu ngạn sông

Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên.
Địa hình đồi núi: Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của 2
huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với nhiều núi có độ cao từ 300m - 700m, cao nhất
là núi Cấm có độ cao 710m.
3. Khí hậu.
Tỉnh An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt
(mùa mưa và mùa khô) có nền nhiệt cao, ổn định, lượng mưa nhiều và phân bố
theo mùa.
3.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm là 270C, nhiệt độ bình quân cao nhất là 28,30C,
nhiệt độ bình quân thấp nhất là 260C, khu vực đồi núi thường có nhiệt độ bình
quân thấp hơn vùng đồng bằng 20C.
3.2. Mƣa:
Lượng mưa phân hóa thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và lượng mưa tập trung chủ
yếu vào các tháng 7, 8, 9, 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa không vượt quá 100mm/năm.
3.3. Lƣợng bốc hơi và độ ẩm không khí:
Lượng bốc hơi hàng năm từ 1.200mm đến 1.300mm, tháng 3 và tháng 4
có lượng bốc hơi nhỏ nhất và tháng 9 có lượng bốc hơi cao nhất. Độ ẩm không
khí thay đổi theo mùa với mùa khô có độ ẩm bình quân đạt 80%, thấp nhất đạt
72% và mùa mưa có độ ẩm bình quân đạt 85%.
3.4. Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình năm 2.521 giờ, tháng thấp nhất là 153 giờ
(tháng 9), tháng cao nhất 282 giờ (tháng 3). Số giờ nắng mỗi ngày ở các tháng
mùa khô thường cao hơn khoảng 2 giờ so với các tháng mùa mưa.
3.5. Gió:
Chế độ gió khá thuần nhất với 2 chế độ gió mùa rõ rệt, từ tháng 5 tới
tháng 10 là gió Tây Nam mang hơi nước về tạo mưa, từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau là gió Đông Bắc có đặc điểm lạnh và khô, tốc độ gió trung bình trong

năm vào khoảng 3m/giây.
4. Thuỷ văn.
Tỉnh An Giang có hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt, với hai con
sông chính (sông Tiền và sông Hậu) là phần hạ lưu của sông Mê Kông, chi phối
nguồn nước của tỉnh, ngoài ra sông Vàm Nao nối liền sông Tiền sang sông Hậu.

8


Thủy văn vùng đồi núi là rất quan trọng, liên quan và quện chặt vào sự
phát triển kinh tế-xã hội và vật nuôi, cây trồng. Thủy văn trên vùng đồi núi
chính là hệ thống hồ, đập nước và không thể thiếu vai trò của các con suối.
5. Đất đai.
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ đất của Trường Đại học Cần Thơ,
tỉnh An Giang có 6 nhóm đất chính, nhưng chỉ đề cặp đến 2 dạng như sau:
Diện tích 25.667 ha (chiếm 7,26% tổng diện tích tự nhiên). Nhóm đất
phong hoá từ Granit có thành phần chủ yếu là cát, nghèo dinh dưỡng, giữ màu
kém, phân bố quanh chân núi với độ cao và độ dốc lớn, do đó bị rửa trôi mạnh.
Nhóm đất này phân bố tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
6. Hệ thực vật rừng.
Tài nguyên thực vật rừng tương đối phong phú và đa dạng. Rừng cây gỗ
lớn phân bố ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần nhỏ ở thị xã Châu
Đốc, huyện Thoại Sơn. Theo kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng
vùng núi tỉnh An Giang năm 2002 nghi nhận có 815 loài thực vật rừng bậc cao
thuộc 84 bộ, 145 họ chính và 2 họ phụ, 501 chi thuộc 5 ngành thực vật như sau:
- Ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) có 1 loài;
- Ngành Dương xỉ (Polydiophyta) có 31 loài thuộc 6 bộ, 13 họ và 22 chi;
- Ngành Thông (Pinophyta) có 4 loài thuộc 2 bộ, 2 họ và 3 chi;
- Ngành Tuế (Cyadophyta) có 2 loài thuộc 1 bộ, 1 họ và 1 chi;
- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 777 loài thuộc 74 bộ, 128 họ và

474 chi.
Quần hệ thực vật rừng tỉnh An Giang có 2 hệ sinh thái chính là hệ sinh
thái thực vật rừng vùng đồi núi và hệ sinh thái thực vật ngập nước úng phèn.
II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI:
1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
1.1. Về dân số.
Theo niên giám thống kê năm 2013 của Cục thống kê tỉnh An Giang thì
mật độ dân số của tỉnh khá cao với 609 người/km2, dân số phân bố không đều.
Trong những năm qua, tỉnh An Giang đã quán triệt và thực hiện tốt chương trình
dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số giảm (năm 2012 là
9,50%, đến năm 2013 là 9,40%).
1.2. Về lao động và việc làm.
Dân số trong độ tuổi lao động là 1.245.713 người (chiếm 57,80% tổng dân
số của tỉnh), số lao động đang làm việc cho Nhà nước là 95.860 người (chiếm
04,45% tổng dân số của tỉnh), làm việc ngoài Nhà nước là 1.148.370 người
chiếm 53,28%, số lao động làm việc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.483
người chiếm 0,07%.
9


2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2001
– 2010, năm 2011, năm 2012 và năm 2013.
- Giai đoạn 2001 – 2010, GDP bình quân của tỉnh An Giang đạt tốc độ
tăng bình quân hàng năm là 9,63%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng
10,34%/năm và giai đoạn 2001-2005 tăng 8,93%/năm. Ðây là mức tăng truởng
khá ấn tuợng khi so sánh với mặt bằng chung của cả nuớc (tốc độ tăng trưởng
của các giai đoạn tương ứng là 7,26%, 7,01% và 7,51%). Do GDP tăng với nhịp
độ nhanh nên mức GDP bình quân đầu nguời đã được cải thiện rõ rệt. Nếu tính
theo giá so sánh năm 1994 thì GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt
7,837 triệu đồng, so năm 2000 là 3,26 triệu đồng tăng hơn 2,4 lần. Giá trị gia

tăng bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2013 là 31,2 triệu đồng.
Trong trồng trọt, dẫn đầu là nhóm cây lương thực có hạt (chiếm 75 – 80%
tổng GTSX của ngành), tiếp đến là nhóm rau đậu các loại (chiếm 15 – 20%) và
sau cùng là nhóm cây công nghiệp hàng năm và lâu năm (chiếm dưới 10%).
Trong chăn nuôi, nhóm gia súc (chủ yếu là bò, heo) luôn chiếm tỷ trọng lớn,
chiếm trên 65%; nhóm gia cầm (gà, vịt) tăng nhanh trong năm 2012 và hiện
chiếm 30% (so với 11%, 12% các năm 2010, 2011).
GDP ngành nông nghiệp năm 2010 là 13,6 ngàn tỷ đồng, năm 2012 là
17,9 ngàn tỷ, chỉ chiếm 27,4% tổng GDP nền kinh tế nhưng chiếm đến 88%
GDP Khu vực I. Điều đó chứng tỏ, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính
trong Khu vực I cũng như trong toàn nền kinh tế tỉnh An Giang. Xét về hiệu quả
kinh tế: tỷ lệ GDP/GTSX (hay tỷ lệ VA/GO) của ngành nông nghiệp đang có xu
hướng giảm, từ gần 55% năm 2000 xuống mức 51% năm 2012.
Theo niên giám thống kê năm 2013, xuất bản tháng 7/2014 của Cục
Thống kê tỉnh An Giang thì giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành
là 35,5 ngàn tỷ đồng, tăng 1,37% so với năm 2012.
3. Tài nguyên du lịch
An Giang có thế mạnh về du lịch tín ngưỡng và du lịch văn hoá do có
nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng được gắn liền với truyền
thống văn hóa, lịch sử và đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh.
Các điểm du lịch nổi tiếng như Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm, Miếu Bà Chúa
Xứ Núi Sam, Miếu Bà Bào Mướp, hệ thống hang động: Núi Két, Núi Nước,…
và nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật khác hàng năm thu hút hàng nghìn
lượt khách tham quan. Ngoài ra, An Giang còn nổi tiếng với các làng nghề thủ
công như tơ lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc,…và đặc biệt là nghề dệt vải thủ
công lâu đời của đồng bào Chăm, nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sông nước
ĐBSCL.
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

10



4.1. Thuận lợi.
Tỉnh An Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu Quốc tế, Quốc gia, nhiều tuyến
đường thủy, đường bộ có ý nghĩa chiến lược đối với Đồng bằng song cửu long
và quốc gia chạy qua, là cầu nối giữa vùng Đồng bằng song cửu long, vùng
Đông Nam Bộ với các nước trong khu vực, đây là lợi thế so sánh đặc biệt để
tỉnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội.
Nằm trong vùng trọng điểm về nông nghiệp, có điều kiện khí hậu, tài
nguyên đất, nước thuận lợi, khá phong phú và có tiềm năng lớn có thể khai thác
để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện. Vùng đồi núi của tỉnh
An Giang trong những năm qua đã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư
cho lĩnh vực lâm nghiệp, do đó có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch
sinh thái, văn hóa lịch sử, bảo tồn và phát triển cây dược liệu.
Nguồn lao động trẻ và dồi dào, đặc biệt với lợi thế có trường đại học và hệ
thống trường chuyên nghiệp dạy nghề sẽ góp phần đào tạo tri thức và tay nghề
cho số lao động này.
4.2. Hạn chế
Do điều kiện tự nhiên, mùa nước nổi hàng năm đã làm gián đoạn một số
hoạt động kinh tế, hư hỏng cơ sở hạ tầng, gia tăng chi phí đầu tư cho việc phục
hồi, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp;
số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn không
theo kịp yêu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh còn thấp.
III. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU
TỈNH AN GIANG, NĂM 2013.
1. Thực trạng điều tra.
Từ sau khi hòa bình lập lại cho đến nay, qua các giai đoạn điều tra của
Nhà nước thì chưa tiến hành điều tra các quần thể loài dược liệu tại vùng đồi núi
An Giang. Mặt khác, về mặt chuyên ngành Dược liệu của tỉnh cũng chưa tổ

chức điều tra thực trạng, đánh giá sản lượng và tính dược của các loài dược liệu
hiện có trên các vùng đồi núi trong tỉnh. Vì vậy, để có số liệu điều tra thực trạng
các quần thể cây dược liệu trên các đồi núi thì cần phải đầu tư và hợp tác với
chuyên gia đầu ngành về cây dược liệu để tiến hành điều tra thực trạng nhận
dạng, đánh giá sản lượng các quần thể và phân tích tính dược của các loài dược
liệu.
Gần đây, năm 2002, năm 2013 có triển khai hai đợt điều tra. Năm 2002
tiến hành điều tra lập danh lục thực vật và năm 2013 thực hiện điều tra nhanh về
cây dược liệu trên vùng đồi núi trong tỉnh An Giang. Kết quả có 815 loài thực
vật rừng bậc cao thuộc 84 bộ, 145 họ chính và 2 họ phụ, 501 chi thuộc 5 ngành
thực vật. Riêng đối với những cây dược liệu thì cho thấy suy giảm nghiêm trọng
mà nguyên nhân chính là do cấu trúc hệ sinh thái rừng thay đổi. Cây dược liệu
phân bố rải rác, mọc xen trong vườn cây ăn quả, rừng trồng và không tập trung
11


thành quần thể lớn, do đó không thực hiện đánh sản lượng của từng loài. Các
loại dây leo có đường kín từ 5 - 10 cm thì gần như biến mất.
2. Tình hình tổ chức khai thác và bảo tồn cây dƣợc liệu.
Rừng là một tài nguyên rừng vô giá, bao gồm: Đất, các loài động vật, thực
vật là cây rừng, cây dược liệu, côn trùng và cả các loài vi sinh vật . . .). Do đó có
thể nói, rừng mất đi thì các thành phần của rừng cũng mất đi.
Rừng An Giang trước đây, gồm rừng tràm phát triển trên vùng đồng bằng
đất chua phèn và rừng cây lá rộng trên vùng đồi núi (gọi là vùng Bảy Núi). Sau
khi thống nhất đất nước (30/4/1975), diện tích rừng tự nhiên còn lại 23.800 ha,
trong đó rừng tràm là 16.000 ha, rừng cây lá rộng là 7.800 ha, với hệ thực động
vật quý hiếm tiêu biểu của rừng ẩm nhiệt đới như: Cẩm lai, Dáng hương, Căm
xe, Sao đen … Các vị thuốc quý như: Trầm hương, Hoài sơn, Hà thủ ô … các
loại động vật như: Nhím, Tê tê, Heo rừng …
Mặc dù với nguồn tài nguyên quý giá như vậy nhưng do nhiều nguyên

nhân khách quan, chủ quan, diện tích rừng ở An Giang đến cuối năm 1983 đã bị
khai thác, chặt, phá rừng làm nông nghiệp, cháy rừng thì diện tích rừng và trữ
lượng gỗ gần như còn lại không đáng kể, các loài thú rừng gần như bị tiêu diệt.
Đứng trước thực trạng tài nguyên rừng An Giang ngày càng cạn kiệt, Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang đã tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách
của Trung ương và địa phương như: Chính sách 275 của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang về phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Chương trình 327 phủ xanh đất
trống đồi núi trọc ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định 02/CP
ngày 15/01/1994 của Chính phủ về giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Quyết định
661/1998/QĐ ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu nhiệm vụ,
chính sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng …
Mặc dù thời gian khôi phục lại rừng từ năm 1992-2010 tuy không dài,
nhưng diện tích rừng cơ bản được khôi phục, cây rừng được gây trồng, được bảo
vệ nghiêm, không còn xảy ra tệ nạn cháy rừng, chặt phá rừng như trước, góp
phần quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy du
lịch và góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng biên giới.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng loài cây dược liệu khai thác từ tự nhiên gần
như không còn, nếu có thì rất ít và số lượng không nhiều. Do đó, những năm gần
đây rất ít đoàn đến vùng núi để khai thác cây dược liệu, chủ yếu khai thác từ
vùng rừng miền trung mang về.
Theo số liệu điều tra sơ bộ, do tình trạng khai thác tràn lan và ồ ạt, mang
tính tận diệt trước đây, đồng thời do thay đổi cấu trúc các hệ sinh thái rừng trên
vùng đồi núi đã gây suy giảm nhanh chống số lượng loài, kích thước quần thể
các loài cây dược liệu. Có nhiều loài bị tuyệt chủng và đang có nguy cơ tuyệt
chủng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên là
do việc khai thác chưa đi đôi với bảo tồn.

12



Theo Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 16/4/2014, tổng diện tích đất
quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó có cây dược liệu toàn tỉnh là 14.716 ha. Ban
quản lý dự án trồng rừng phòng hộ-đặc dụng tỉnh đã tổ chức giao khoán cho các
tổ chức, hộ gia đình thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và bảo vệ các loài
lâm sản phụ ngoài gỗ trong đó có cây dược liệu.
Công tác bảo tồn cây dược liệu: Từ trước đến nay (2013) lực lượng Kiểm
lâm thực hiện nhiệm vụ chính là bảo vệ cây rừng và khôi phục lại rừng trên các
đồi núi, các hoạt động bảo vệ rừng đã mang lại hiệu quả nhiều mặt, tác động
trực tiếp đến đời sống nhân dân trong vùng và đã tạo sinh cảnh cho các loài thực
vật, trong đó có cây dược liệu tái sinh và mở rộng kích thước quần thể.
3. Tình hình gây trồng và phát triển cây dƣợc liệu.
3.1. Những thuận lợi và khó khăn.
3.1.1. Những thuận lợi:
- An Giang có một vùng đồi núi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, thuận lợi
cho việc gây trồng và phát triển cây dược liệu. Có tiềm năng và khả năng phát
triển nuôi trồng nhiều loại cây thuốc bản địa và nhiều cây thuốc di thực. Môi
trường thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển nhiều loại
dược quý hiếm.
- Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu
rất lớn do thói quen và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền
của nhân dân. Có đường biên giới với Campuchia rất thuận lợi cho giao thương
trao đổi, mua bán các loài cây dược liệu.
- Xu hướng của người dân trong và ngoài nước vẫn có niềm tin trong việc
sử dụng các sản phầm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.
- Công tác phát triển dược liệu đang được Đảng, nhà nước, các tổ chức
đoàn thể quan tâm ủng hộ.
3.1.2. Những khó khăn:
- Việc gây trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát, Nhà nước

chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực gây trồng, sơ chế, chế biến và bảo
quản dược liệu trong tỉnh.
- Công tác xây dựng danh mục các loài dược liệu, phân tích, đánh giá tính
dược các loài dược liệu có giá trị để khuyến khích đầu tư phát triển và khoanh
khu bảo tồn thì vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết thế mạnh tiềm
năng vốn có về tài nguyên rừng do thiên nhiên ưu đãi để biến sản phẩm các loài
cây dược liệu tham gia thị trường; chưa xây dựng được thương hiệu các loài cây
dược liệu vùng Thất Sơn.
- Chưa được đầu tư điều tra, đánh giá, nghiên cứu đầy đủ về hiện trạng
cây dược liệu.
13


3.2. Tình hình gây trồng.
Từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh một số tổ chức, cá nhân hộ gia đình tự
trồng một số loài cây dược liệu như: Xuyên tâm liên, Đinh lăng, nghệ, Ngũ gia
bì .... phục vụ hoạt động điều chế thuốc trị bệnh gia truyền cho người và sử dụng
trong điều trị bệnh cho gia súc, nhưng mang tính nhỏ lẻ, chưa mang tính sản
xuất hàng hóa.
Năm 2011 đến nay, việc phát triển cây dược liệu mới bắt đầu triển khai
dưới dạng thí điểm trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là chương trình
hợp tác với Domexco Đồng Tháp gây trồng như: Gấc, Chùm ngây, Nghệ, Trinh
nữ hoàng cung, Bạc hà, Xuyên tâm liên, Đinh Lăng, Râu mèo, Hoắc hương ….
Nhưng thực tế đang gây trồng thăm dò, diện tích gây trồng chưa đạt đến 50 ha.
4. Đánh giá chung.
4.1. Những tồn tại và hạn chế:
- Chính sách: chính sách vĩ mô về phát triển dược liệu chưa được triển
khai đồng bộ và triệt để.
- Quản lý: Còn thiếu phối hợp giữa các Sở, ngành trong tỉnh, chưa có Sở,

ngành nào đóng vai trò đầu mối để điều phối chung.
- Khai thác tiềm năng: Chưa điều tra, đánh giá phân loại thực trạng danh
mục cây dược liệu để đưa vào danh mục phát triển tiềm năng trên điều kiện tự
nhiên tài nguyên rừng sẵn có để phát triển cây dược liệu.
- Quy hoạch phát triển: Chưa có quy hoạch tổng thể và chưa có đầu tư để
bảo tồn, phát triển bền vững cây dược liệu dưới tán rừng trên các đồi núi.
- Gây trồng, khai thác, sản xuất: Còn manh mún, tự phát và không mở
rộng, có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
4.2. Nguyên nhân:
- Chưa tìm được đối tác hợp tác để đầu tư phát triển vùng trồng nguyên
liệu dược liệu ổn định, gắn với xây dựng nhà máy chế biến, đặc biệt là các dược
liệu trọng tâm có tính cạnh tranh và giá trị kinh tế.
- Trong thời gian trước đây, các Sở, ngành và địa phương chưa thực sự
quan tâm đến công tác bảo tồn và duy trì phát triển các cây thuốc tự nhiên ở
trong tỉnh; đồng thời người dân, cộng đồng dân cư cũng chưa nhận thức được
giá trị của các loài cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh.
- Việc thu hái dược liệu từ tự nhiên theo kiểu tận thu, không chú ý đến
bảo tồn đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên dược liệu trong tỉnh. Đặc biệt là chưa
có sự liên kết giữa ngành Nông nghiệp với ngành Y tế để gây trồng cây dược
liệu làm thuốc dưới tán rừng, vừa tạo thu nhập cho các chủ rừng trên các vùng
núi, vừa cung cấp nguyên liệu cây thuốc cho các cở sở chữa bệnh bằng Đông y
trong tỉnh.

14


- Chưa có chính sách phù hợp khuyến khích về bảo tồn nguồn gen, phát
triển dược liệu, nhất là đối với các nguồn gen quý, nghiên cứu di thực và phát
triển các dược liệu trong tỉnh.
- Chưa thu hút được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong

lĩnh vực dược liệu.
Tóm lại, do chưa điều tra đánh giá thực trạng các quần thể cây dược liệu
trên các đồi núi, việc gây trồng cây dược liệu còn manh mún, tự phát theo hướng
tự cung tự cấp cho nên việc gây trồng và bảo tồn cây dược liệu cũng chưa được
quan tâm đầu tư phát triển trong khi điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất rừng là
nguồn tiềm năng để phát triển một số loài cây dược liệu dưới tán rừng, nhằm tạo
thu nhập cho các chủ rừng để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững.
PHẦN III
DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ.
1. Tổng quát về việc sử dụng sản phẩm từ tự nhiên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số ở các nước đang phát triển việc
chăm sóc sức khỏe ít nhiều vẫn còn liên quan đến Y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Trong vài thập kỷ gần đây, các nước
trên thế giới đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm
có nguồn gốc thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh.
Theo thống kê của WHO, ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu
đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD
(2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), Châu
Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004), ... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu
thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới chủ yếu là
những nước đang phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt
Nam, Thái Lan, Bangladesh ... ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi ... ở Châu
Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay ...
Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc liên
minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm
các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị.
Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc,
Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Đức.

Về xuất khẩu, nước ta chủ yếu xuất dược liệu thô, ước tính 10.000
tấn/năm bao gồm các loại như: Sa nhân, Quế, Hồi, Thảo quả, Cúc hoa, Dừa cạn,
Hòe,... và một số loài cây thuốc mọc tự nhiên khác. Bên cạnh đó một số hoạt
chất được chiết xuất từ dược liệu cũng từng được xuất khẩu như Berberin,
15


Palmatin, Rutin, Artemisinin, tinh dầu và một vài chế phẩm đông dược khác
sang Đông Âu và Liên bang Nga.
2. Nhu cầu sử dụng dƣợc liệu, thuốc từ dƣợc liệu trên thế giới.
Nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất
từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có
xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Xu thế trên thế
giới con người bắt đầu sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức
khỏe có nguồn gốc từ thảo dược hơn là sử dụng thuốc tân dược vì nó ít độc hại
hơn và ít tác dụng phụ hơn. Theo thống kê hiện nay tỷ lệ số người sử dụng Y
học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh ngày càng tăng như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Các nước Châu phi, ...Ở Trung Quốc chi phí cho sử
dụng Y học cổ truyền khoảng 10 tỷ USD, chiếm 40% tổng chi phí cho y tế, Nhật
Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng trên 500 triệu USD.
Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều nhà sản xuất đã có
hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,
hương liệu… Chính vì vậy, sản xuất dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi
lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
Biểu đồ 01: Tỉ lệ dân số dùng dược liệu một số nước trên thế giới

100,0%
90,0%

90,0%


90,0%

80,0%

80,0%

70,0%
60,0%

60,0%

50,0%

48,5%

40,0%

50,0%

45,1%

50,0%

30,0%
20,0%
10,0%
0,0%
Trung
Quốc


Hàn Quốc Nhật Bản Các nước Australia Singapore Indonesia Việt Nam
Châu Phi
.
Tỉ lệ dân số

(Nguồn: Báo cáo hội thảo dược liệu-Đà Lạt)

II. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC.
1. Giới thiệu chung về tình hình sử dụng dƣợc liệu.
Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường
cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của
Cục Quản lý dược, năm 2011 giá trị thuốc sản xuất trong nước ước tính đạt
khoảng 1.140 triệu USD, tăng 24,04% so với năm 2010; tổng giá trị tiền thuốc
ước sử dụng năm 2011 là 2.432,5 triệu USD tăng 27,45% so với năm 2010;
nhập khẩu thuốc cả năm 2011 là: 1.337 triệu USD tăng 22,33% so với năm 2010
(1.038,46 triệu USD); Trị giá nguyên liệu nhập khẩu: 190 triệu USD giảm
11,26% so với năm 2010 (214,110 triệu USD).
Bảng 01: Thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc từ năm 2007- 2011

16


Tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng

Trị giá SX
trong nƣớc

Trị giá thuốc

nhập khẩu

(1.000USD)

(1.000USD)

(1.000USD)

Bình quân tiền
thuốc đầu ngƣời
(USD)

2007

1.136.353

600.630

810.711

13,39

2008

1.425.657

715.435

923.288


16,45

2009

1.696.135

831.205

1.170.828

19,77

2010

1.913.661

919.039

1.252.572

22,25

2011

2.432.500

1.140.000

1.527.000


27,6

Năm

(Cục quản lý dược)

2. Nhu cầu tiêu thụ dƣợc liệu trong tỉnh.
Theo số liệu thống kê nhanh thì hàng năm cây dược liệu được nhập vào
tỉnh khoảng 6-7 tấn, như khoa Đông Y thuộc bệnh viện Đa khoa của tỉnh bình
quân nhập từ 4 - 5 tấn/năm cây dược liệu để trị bệnh, với 56 loài cây thuốc (xem
phụ lục 02 danh sách các loài cây dược liệu được sử dụng tại An Giang). Trong
đó, tại An Giang có khoảng 20 loài.
Đối với Trung tâm Đông Y- Châm cứu thì bình quân mỗi năm nhập
khoảng 01 tấn với khoảng 50 loài có tại An Giang (xem thêm phụ lục 03).
Đối với Cty Dược Hậu Giang thì có nhu cầu nhập bình quân 171 tấn/năm
chủ yếu 03 loài như Nghệ vàng, Kim tiên thảo và Húng chanh tươi.
Đây chính là cơ hội dành cho cây thuốc An Giang hồi sinh, là điều kiện
để các chủ rừng có thêm thu nhập nếu có sự chỉ đạo phối kết hợp bền vững giữa
ngành Nông nghiệp với ngành Y Tế thì mang lại hiệu quả lớn trong công tác bảo
vệ rừng theo hướng phát triển bền vững.
3. Tiềm năng nguồn dƣợc liệu trong tỉnh.
3.1. Tiềm năng dƣợc liệu tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho cho tỉnh An Giang ngoài hệ thống sông
ngòi, đất canh tác lúa còn có cả một dãy núi liên hoàn tạo thành một hệ sinh thái
phong phú và đa dạng với nhiều loài cây dược liệu, đã được nhiều người biết
đến, thể hiện thông qua:
Có 06 loài thuộc qui định trong danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm
2006 gồm các loài như: Kim Giao (Nageia wallichiana (Presl) O. Kuntze); Ba
gạc Châu Đốc (Raucolfia chaudocensis Pierr.ex Pitard); Trầm hương (Aquilaria
crassna Pierr.ex Lecomte); Ba gạc lá nhỏ (Raucolfia. Hook.f); Ngũ gia bì gai

(Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss); Bình vôi lá nhỏ (Stepphania pierrei
Gagnep) (nguồn: Báo cáo đề tài khoa học Sưu tập và bảo tồn cây dược liệu quí
vung bảy núi tỉnh An Giang của Ks. Nguyễn Đức Thắng). Báo cáo chỉ nêu tên
mà chưa đánh giá kích thước quần thể, chưa đánh giá sản lượng, chưa có hie
dẫn địa lý và càng chưa khẳng định tính dược của 06 loài.
3.2. Về hợp tác xây dựng nguồn nguyên liệu.
17


Cho đến nay vẫn chưa có chương trình họp tác đầu tư gây trồng tạo nguồn
nguyên liệu bền vững trong lĩnh vực này. Bước đầu đang hợp tác với Cty
Domexco Đồng Tháp để gây trồng một số loài cây như: Nghệ xà cừ; Gừng; Gấc
đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa có sự hợp tác chính thức với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (là đơn vị chủ quản lý diện tích đất rừng trên các
đồi núi trong tỉnh) để xây dựng dự án lập vùng nguyên liệu cây dược liệu trồng
dưới tán rừng phòng hộ.
3.3. Những hạn chế, khó khăn, thách thức, cơ hội:
- Với nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, dẫn
đến khai thác liên tục trong tự nhiên qua nhiều năm đã làm cho nguồn tài
nguyên dược liệu An Giang bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo người dân vùng núi Cấm thì loài cây Đảng
sâm, Mây rừng … đã mất trong tự nhiên cùng với một số loài khác như: Hàn
Thủ ô trắng, Mật nhân, Sa nhân, Cam thảo dây, Tô mộc …. cũng bị thu hẹp kích
thước quần thể do nạn phá rừng và mất rừng trước đây.
- Việc gây trồng và bảo tồn cây dược liệu cũng chưa được quan tâm đầu
tư phát triển chủ yếu mang tính tự phát, qui mô nhỏ dưới dạng tự cung tự cấp,
chưa trở thành hàng hóa trong khi điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất rừng là
nguồn tiềm năng để phát triển một số loài cây dược liệu dưới tán rừng, nhằm tạo
thu nhập cho các chủ rừng để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bền vững.
- Chưa có định hướng và quy hoạch cụ thể vùng nguyên liệu cho cây

dược liệu tiềm năng, trong khi quỷ đất đai để hình thành vùng nguyên liệu thì rất
lớn, lao động sẵn có thì vẫn chưa được khai thác sử dụng, dẫn đến người bảo vệ
rừng gìn giữ môi trường cho xã hội thì nghèo, cho nên rừng luôn có nguy cơ
không bền vững.
- Có được vườn ươm có quy mô lớn với lực lượng công nhân có tay nghề
cao sản xuất cây giống Lâm nghiệp thì chưa kết hợp sản xuất cây dược liệu.
- Chưa có hệ thống chính sách ưu đãi, chưa có sự phối kết hợp giữa các
bệnh viện có sử dụng cây dược liệu để phát triển gây trồng cây dược liệu.
III. DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY
DƢỢC LIỆU TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Dự báo về thị trƣờng tiêu thụ.
Dự báo thị trường dược phẩm tỉnh An Giang và khả năng cung ứng thuốc
có nguồn gốc từ thiên nhiên đến năm 2020 với trên 86 triệu dân Việt Nam nói
chung và 2,2 triệu dân của tỉnh An Giang hứa hẹn cho dược liệu một thị trường
tiêu thụ đầy tiềm năng khi nhu cầu sử dụng mặt hàng này ngày càng nhiều.
Với 14.000 ha rừng và đất rừng đồi núi tiềm năng, kết hợp với quy hoạch
gây trồng cây dược liệu tiềm năng, đồng thời mở rộng liên kết với các Cty trong
và ngoài nước chế biến và chiết xuất thì khả năng cung ứng và xuất khẩu dược
liệu và thuốc từ dược liệu trong giai đoạn tới là rất khả thi.
2. Dự báo khả năng công nghệ.
18


- Dự báo về khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong gây trồng cây
dược liệu tiềm năng; giống cây thuốc chất lượng cao, biện pháp, kỹ thuật canh
tác mới và trong thu hoạch dược liệu để tăng khả năng cạnh tranh về giá cả, đầu
tư công nghệ chọn lọc giống cây thuốc chất lượng cao.
- Dự báo về công nghệ và thiết bị nhằm phục vụ quá trình sơ chế, chế biến
dược liệu sau thu hoạch trong thời gian tới. Giai đoạn tới nếu quy hoạch được
duyệt thì cần tập trung đầu tư thiết bị sấy khô dược liệu để có sản phẩm đạt chất

lượng tốt; đầu tư cho chưng cất các loại tinh dầu; công nghệ sản xuất bao bì;
công nghệ cao hơn như chiết xuất dược liệu ....
- Dự báo khả năng đầu tư xây dựng mới các xưởng chế biến, chiết xuất
dược liệu trong vùng nguyên liệu.
3. Dự báo biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là biến đổi được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt
động của con người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, làm
tăng hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi hệ thống khí hậu trái đất.
Thay đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính qua hoạt động của con người
ngày càng tăng và sẽ làm thay đổi cấu trúc của các hệ sinh thái, các sinh cảnh
rừng cần thiết và ảnh hưởng đến các loài động thực vật.
Như vậy, rừng không chỉ có tác dụng về mặt bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ các nguồn gen sống của các loài động thực vật rừng trong đó có cây dược
liệu , cảnh quan mà còn đáp ứng được nhiều mục tiêu như phát triển kinh tế - xã
hội, hạn chế ảnh hưởng của thay đổi khí hậu v.v… góp phần đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu cuộc sống của con người.
PHẦN IV
QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ
ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030.
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Quan điểm.
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một trong những phương tiện chủ
yếu để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Không lúc nào con người không
cần dùng đến thuốc và ngày càng có xu hướng sử dụng dược thảo có nguồn gốc
từ thiên nhiên để làm thuốc. Do đó, cần xây dựng thành một vùng bảo tồn và
phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến,
trở thành thương hiệu “dược liệu vùng Thất Sơn”.

19



Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển hợp tác gây trồng, bao tiêu
sản phẩm, khuyến khích xã hội hóa đầu tư kể cả việc thu hút đầu tư nước ngoài
và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.
Xác định cây dược liệu là sản phẩm tiềm năng của tỉnh để quy hoạch, bảo
tồn và phát triển, từng bước khuyến cáo nhân dân gây trồng. Có chính sách hỗ
trợ thích đáng để phát triển những vùng gây trồng cây dược liệu. Đảm bảo ưu
tiên chính sách hổ trợ cho các hộ gia đình là những chủ rừng trên các đồi núi.
2. Mục tiêu.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Quy hoạch vùng bảo tồn và gây trồng cây dược liệu tiềm năng. Từng
bước định hướng khoanh vùng, bảo vệ, nghiên cứu và hướng dẫn cho nhân dân
gây trồng phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng, với nhu cầu thị trường, với khả năng
áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật tạo sản phẩm có nguồn gốc của tỉnh An
Giang mang thương hiệu “Thất Sơn” được quảng bá rộng rãi trên thị trường
trong nước, đủ sức cung cấp và cạnh tranh trên thị trường.
Hướng dẫn nhân dân gây trồng cây dược liệu tiềm năng trên cơ sở gắn kết
chặt chẻ giữa ba đối tượng: cơ sở nghiên cứu khoa học về dược liệu, người gây
trồng dược liệu và doanh nghiệp sử dụng dược liệu làm nguyên liệu sản xuất
thuốc cùng với các bệnh viện có sử dụng cây dược liệu trị bệnh, tạo mối quan hệ
chặt chẽ trong môi trường bền vững, nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
rừng, cây dược liệu và tạo thu nhập cho chủ rừng trên các đồi núi.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đến năm 2020, tổng diện tích vùng nguyên liệu gây trồng cây dược liệu
khoảng 2.000 thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn và đến năm 2030 có thể mở
rộng thêm 3.000 ha đạt tổng diện tích quy hoạch ổn định là 5.000 ha.
- Quy hoạch vùng bảo tồn cấm khai thác cây dược liệu từ năm 2016 đến
năm 2020 là 500 ha trên các núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Xây
dựng vườn cây dược liệu gia đình từ 50 ha để bảo tồn và phát triển những loại

gen, giống cây dược liệu.
- Đầu tư xây dựng nhà gieo ươm công nghệ cao với diện tích 10.000 m2
cung cấp giống đủ chuẩn tại vị trí vườn ươm của Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên và
Hạt Kiểm lâm Tri Tôn từ năm 2013 đến năm 2020.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu.
Nội dung

Đơn vị tính

Tổng cộng

Năm 2020

Năm 2030

1. Trồng cây dược liệu

ha

5.000

2.000

2. Bảo tồn cấm khai thác

ha

500

500


-

3. Vườn cây dược liệu

ha

50

50

-

2

02

10.000

-

4. Nhà lưới tạo giống

m

20

3.000



II. QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030.
1. Đối tƣợng và phạm vi quy hoạch.
1.1. Đối tƣợng.
Là các vùng dược liệu tự nhiên. Vùng dược liệu tự nhiên là nơi có nhiều
loài cây dược liệu sinh trưởng và phát triển mọc tự nhiên trong các quần xã
rừng. Vùng dược liệu tự nhiên phân bổ theo loại rừng: Vùng rừng đặc dụng có
1.586 ha, vùng rừng phòng hộ 8.300 ha.
1.2. Phạm vi quy hoạch.
Phạm vi quy hoạch: Trong phạm vi ranh giới bảng mốc 03 loại rừng và
những vùng đất ven chân các đồi núi trong tỉnh; Vùng đồi núi: Tất cả rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng trên các đồi núi trong tỉnh.
2. Các quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dƣợc liệu.
2.1. Quy hoạch vùng gây trồng và khai thác bền vững cây dƣợc liệu.
Quy hoạch và phát triển các vùng gây trồng và khai thác bền vững cây
dược liệu tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Tập trung ưu tiên phát triển các
nhóm dược liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất thuốc theo đơn đặt hàng của
các công ty, các bệnh viện trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của thị trường
và dùng cho nhu cầu khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền trong và ngoài tỉnh.
Tổng diện tích quy hoạch ổn định cho vùng nguyên liệu gây trồng cây
dược liệu xen dưới tán rừng là 5.000 ha trong phạm vi ranh giới bảng, mốc 3
loại rừng) trên vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, trong đó giai
đoạn đến năm 2020 khoảng 2.000 ha và đến năm 2030 mở rộng thêm 3.000 ha.
- Huyện Tịnh Biên: năm 2020 là 1.000 ha, đến năm 2030 là 2.500 ha.
Địa điểm

Tt

Diện

tích
quy Diện tích quy hoạch
hoạch trồng đến trồng đến năm 2030
năm 2020 (ha)
(ha)

1 Cụm núi đất thuộc xã An Phú

200

400

2 Cụm núi Phú Cường

100

200

3 Cụm núi Dài nhỏ

100

300

4 Núi Cấm, Núi Bà đội Om

600

1.600


1.000

2.500

Cộng

Tập trung trồng các loài dược liệu bao gồm các loài bản địa như: Đinh
lăng; Hương nhu trắng; Ích mẫu; Nghệ vàng; Ba kích; Gừng; Trinh nữ hoàng
cung; Hà thủ ô đỏ; Huyết rồng; Thần xạ hương; Kỳ hương; Sâm đại hành; Sâm
bố chính; Bồ công anh; Sâm đất; Sâm hồng; Sâm thổ cao ly; Dây Thuốc cá;
Diệp hạ châu đắng; Củ mài; Hòe; Kim tiền thảo, Sa nhân tím. Ưu tiên phát triển
trồng 09 loài: Đinh lăng, Nghệ vàng, Ba kích, Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Hà
21


thủ ô đỏ, Sa Nhân tím; Bồ công anh; Cà gai leo và một số loài khác, phụ thuộc
vào đơn đặt hàng gây trồng của đối tác.
- Huyện Tri Tôn: năm 2020 là 1.000 ha, đến năm 2030 là 2.500 ha.
Địa điểm

Tt

Diện tích quy hoạch
trồng đến năm 2020
(ha)

1 Núi Dài

Diện tích quy
hoạch trồng đến

năm 2030 (ha)

500

1.300

2 Núi Tượng

50

100

3 Núi Cô Tô

400

1.000

50

100

1.000

2.500

4 Cụm núi Ba thê, núi Sập
Cộng

Tập trung trồng các loài dược liệu bao gồm các loài bản địa như: Trầm

hương, Đinh lăng; Hương nhu trắng; Ích mẫu; Nghệ vàng; Nghệ xà cừ; Ba kích;
Gừng; Trinh nữ hoàng cung; Hà thủ ô đỏ; Quỉ kiếm sầu; Cam thảo; Chân chim;
Đổ trọng nam; Huyết rồng; Thần xạ hương; Kỳ hương; Sâm đại hành; Sâm đất;
Sâm hồng; Đinh Lăng; Ngũ Gia Bì; Dây Thuốc cá; Diệp hạ châu đắng; Củ mài;
Hòe; Quế; Ngải cứu; Xuyên tâm liên; Râu mèo và Kim tiền thảo. Ưu tiên phát
triển trồng 16 loài: Trầm hương, Đinh lăng, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ
vàng, Nghệ xà cừ, Ba kích, Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm,
Xuyên tâm liên, Thổ phục linh, Sa nhân tím, Quế, Cà gai leo và một số loài
khác, phụ thuộc vào đơn đặt hàng gây trồng của đối tác.
Chú trọng đầu tư phát triển bền vững các vùng gây trồng dược liệu có nhu
cầu sử dụng lớn và có giá trị kinh tế cao theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Trồng
và thu hái tốt dược liệu”. Tuy nhiên, diện tích trồng dược liệu công nghệ cao
còn phụ thuộc nguồn đối tác hợp tác để gây trồng loài dược liệu nào và khả năng
tiêu thụ, lúc đó sẽ tiến hành xây dựng các đề án và quy hoạch chi tiết, cụ thể.
2.2. Quy hoạch vùng bảo tồn cấm khai thác cây dƣợc liệu thiên nhiên.
Là vùng được quy hoạch cấm khai thác với tổng diện tích khoanh vùng
bảo vệ nghiêm ngặt các quần thể cây dược liệu trong thiên nhiên, được quy
hoạch ổn định đến năm 2030 với diện tích là 500 ha bao gồm:
- Huyện Tri Tôn với 200 ha: Núi Nam Quy xã Châu Lăng: 50 ha, Núi Cô
Tô xã núi Tô 100 ha, Núi Dài 50 ha. Nơi đây xuất hiện nhiều quần thể cây dược
liệu có giá trị kinh tế đang từng bước tái sinh mở rộng kích thước quần thể của
chúng như : Thổ Phục Linh, Dây Chiều, Mật Nhân, Hà Thủ Ô Trắng, Củ Chi,
các loài Ngải, Hương Nhu, Sâm rừng, Cò Sen, Trầm hương, Đinh lăng; Ích mẫu;
Trinh nữ hoàng cung; Quỉ kiếm sầu; Cam thảo; Chân chim; Đổ trọng nam;
Huyết rồng; Thần xạ hương; Kỳ hương; Sâm đại hành; Sâm đất; Sâm hồng; Sâm
thổ cao ly; Ngũ Gia Bì; Dây Thuốc cá, Thần thông, Bí kỳ nam, Cây bá bệnh,
Hồng đảng sâm, . . .
- Huyện Tịnh Biên với 300 ha : Cụm núi đất xã An phú 50 ha và Núi cấm
thuộc xã An Cư 250 ha, đã xuất hiện những loài dược liệu như : Cỏ cứt lợn, cỏ
22



hôi, Cỏ lá tre, Cỏ mần trầu, Cỏ mực, Cỏ ống, Cỏ may, Dây chại, Lá lốt, Cỏ bạc
đầu, Trầm hương, Ngải cứu, Thổ phục linh . . .
Các Khu bảo tồn cấm khai thác được thể hiện trên sơ đồ và bản đồ, có bản
thông báo cấm khai thác để các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư cùng có trách
nhiệm tham gia bảo vệ.
2.3. Quy hoạch vƣờn ƣơm tạo giống cây dƣợc liệu.
Đầu tư xây dựng 02 nhà gieo ươm công nghệ cao tại vị trí vườn ươm của
Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên và Hạt Kiểm lâm Tri Tôn. Năm 2013 xây dựng với
diện tích 5.000 m2 tại Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên đến năm 2020 mở rộng thêm 01
nhà lưới với diện tích 5.000 m2 tại Hạt Kiểm lâm Tri Tôn.
Thực hiện tạo giống bằng kỹ thuật dâm hom cho một số loài và sau đó
chuyển qua kỹ thuật chăm sóc cây con cấy mô do Trung tâm Công nghệ Sinh
học của tỉnh cung cấp để sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng loài cây
dược liệu, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần
cung cấp đủ giống cây thuốc có chất lượng phục vụ công tác gây trồng và phát
triển dược liệu ở quy mô công nghiệp.
Triển khai nghiên cứu các biện pháp phục tráng, thuần hóa và nhập nội
giống dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
để chọn, tạo ra các loại giống dược liệu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu sản xuất dược liệu. Chú trọng phát triển sản xuất 31 loại giống dược liệu
cây bản địa và nhập nội, bao gồm: Trầm hương, Lạc tiên, Hồng Đảng sâm, Địa
liền, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Gấc, Gừng, Hoa hòe, Củ mài, Hương nhu
trắng, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Nghệ vàng, Quế, Sa nhân tím, Trinh nữ
hoàng cung, Sâm đại hành; Sâm đất; Sâm hồng; Ngũ Gia Bì; Dây Thuốc cá,
Thần thông, Bí kỳ nam, Cây bá bệnh, Cỏ bấc, Cà gai leo . . .
Loại giống nhập
nội bao gồm: Ba kích, Hà thủ ô đỏ, Xuyên khung . . .
2.4. Xây dựng vƣờn cây dƣợc liệu gia đình.

Mở rộng và xây dựng vườn cây dược liệu gia đình với qui mô 50 ha để
bảo tồn và phát triển những loại gen, giống cây dược liệu đến năm 2020 nhằm
xã hội hóa công tác bảo tồn nguồn gen, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát
triển dược liệu, cụ thể như sau;
- Huyện Thoại Sơn: tại Ba Thê, huyện Thoại Sơn với diện tích 05 ha.
- Huyên Tri Tôn: tại núi Cô Tô với diện tích 10 ha, tại núi Dài với diện
tích 10 ha.
- Huyện Tịnh Biên: tại núi Cấm với diện tích 10 ha, tại núi Dài nhỏ và
cụm núi đất 15 ha.
Xây dựng vườn cây dược liệu gia đình trên cơ sở vườn dược liệu sẵn có
của các hộ mà để Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn cây thuốc nhằm bảo tồn
vững chắc nguồn gen dược liệu. Triển khai các hoạt động, bảo tồn và đánh giá
giá trị nguồn gen, tập trung vào các nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị và có
nguy cơ bị tuyệt chủng.
23


III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƢU TIÊN GIAI ĐOẠN 2014 - 2030:
1. Dự án ƣu tiên giai đoạn 2015 - 2016: Tổng vốn: 1.400 triệu đồng
1.1. Thực hiện dự án vƣờn ƣơm.
Năm 2014, nhân rộng vườn ươm ứng dụng công nghệ cao tạo cây giống
dược liệu tại Hạt Kiểm lâm Tri Tôn thuộc xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn. Công
xuất: sản xuất trên 50.000 cây/năm, trước mắt sản xuất 15.000 cây Đinh Lăng và
Ba Kích cung cấp cho 10 - 15 hộ trồng rừng để trồng xen dưới tán rừng.
- Diện tích 5.000 m2.
- Vốn đầu tư: 200 triệu đồng.
- Nguồn: Ngân sách
1.2. Dự án điều tra, phân tích tính dƣợc và lập danh lục cây dƣợc liệu.
Điều tra, phân tích tính dược, lập danh lục và đánh giá tiềm năng hiện
trạng nguồn dược liệu hiện có gắn với chỉ dẫn địa lý và giải pháp bảo vệ vùng

cấm khai thác cây dược liệu, kết hợp xây dựng bản đồ số, phần mềm quản lý cây
dược liệu tích hợp lên trang Website của Chi cục Kiểm lâm để tuyên truyền
chung tay bảo vệ.
- Tổng diện tích: 14.000 ha
- Địa điểm: các đồi núi trong tỉnh An Giang.
- Tổng vốn: 1.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách.
1.3. Xây dựng đề án hợp tác với Bệnh việnh đa khoa An Giang.
Xây dựng đề án hợp tác với Bệnh việnh đa khoa, Công ty Dược An
Giang, Hội Đông y trong và ngoài tỉnh và nhà khoa học xác định loài cây dược
liệu trồng trên vùng quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao.
- Tổng diện tích: 1.000 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
- Tổng vốn: 200 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách.
2. Dự án giai đoạn 2016 - 2020: Tổng vốn: 15.100 triệu đồng
2.1. Dự án hợp tác trồng mới cây dƣợc liệu.
- Tổng diện tích: 2.000 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
- Tổng vốn: 14.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách: 0 triệu đồng; Tín dụng: 4.200 triệu đồng; Gia
đình 5.600 triệu đồng; Hợp tác 4.200 triệu đồng.

24


2.2. Xây dựng đề án hợp tác với Trung tâm Đông Y-Châm cứu An Giang.
Xây dựng đề án hợp tác với Trung tâm Đông Y-Châm cứu An Giang và
hợp tác với các Công ty sản xuất dược trong và ngoài tỉnh xác định loài cây
dược liệu trồng trên vùng quy hoạch Ứng dụng công nghệ cao.

- Tổng diện tích: 2.000 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
- Tổng vốn: 200 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách.
2.3. Xây dựng mô hình.
Xây dựng 10 mô hình trồng tốt, thu hái và bảo quản dược liệu đạt chuẩn
cho ít nhất 20 cây dược liệu đặc hữu của tỉnh, có tiềm năng phát triển thị trường.
- Tổng diện tích: 20 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
- Tổng vốn: 400 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách 30%, Vốn hộ gia đình 70%.
2.4. Dự án xây dựng khu bảo tồn cây dƣợc liệu.
- Tổng diện tích: 500 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn (tổng diện tích là 300 ha) và huyện
Tịnh Biên (tổng diện tích là 200 ha).
- Tổng vốn: 500 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Ngân sách 100%.
3. Dự án giai đoạn 2021 - 2025: Tổng vốn: 7.400 triệu đồng.
3.1. Dự án hợp tác trồng mới cây dƣợc liệu.
- Tổng diện tích:1.000 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
- Tổng vốn: 7.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn: Tín dụng: 2.100 triệu đồng; Gia đình 2.800 triệu đồng; Hợp
tác 2.100 triệu đồng.
3.2. Xây dựng vƣờn cây dƣợc liệu.
Dự án quy hoạch địa điểm xây dựng các vườn cây dược liệu gia đình có
chỉ dẫn địa lý.
- Tổng diện tích: 50 ha
- Địa điểm: Các đồi núi huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên và Thoại Sơn.
- Tổng vốn: 200 triệu đồng.


25


×