Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.02 KB, 95 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN
NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TRỒNG
VÀ CHẾ BIẾN CÂY THUỐC HÀ NỘI

Lào Cai, năm 2015

1


PHẦN I
MỞ ĐẦU

I.SỰ CẤN THIẾT LẬP DỰ ÁN
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có điều kiện địa hình đồi núi chia cắt,
tạo ra nhiều đặc điểm khí hậu khác biệt từ nhiệt đới đến á nhiệt đới. Với đặc
điểm địa hình và khí hậu đa dạng như vậy, tạo cho tỉnh Lào Cai nhiều điều kiện
để phát triển nông nghiệp với các chủng loại cây trồng phong phú có nguồn gốc
từ nhiệt đới đến á nhiệt đới.
Cây dược liệu cũng là nhóm cây trồng có nhiều lợi thế đặc biệt để phát
triển trên địa bàn tỉnh Lào Cai, một số chủng loại cây có nguồn gốc á nhiệt đới


như Atisô, đương quy, xuyên khung, bạch truật, huyền sâm… rất có lợi thế để
phát triển tại những vùng núi cao có khí hậu mát mẻ tại các huyện Sa Pa, Bắc
Hà, Bát Xát... đây được coi là lợi thế so sánh về tự nhiên của tỉnh Lào Cai trong
phát triển cây dược liệu so với nhiều địa phương khác.
Thực tế cây dược liệu của tỉnh Lào Cai đang tồn tại và phát triển dưới 2
hình thức: cây dược liệu khai thác tự nhiên trong rừng (giảo cổ lam, chè dây, tam
thất hoang, cây thuốc tắm...) và cây dược liệu được trồng sản xuất hàng hóa
(actiso, đương quy, xuyên khung...). Trong đó nguồn dược liệu khai thác tự
nhiên đang ngày càng cạn kiệt và nhiều loài sẵn có trong tự nhiên nhưng nay đã
gần như tuyệt chủng hoặc rất hiếm gặp như (tam thất, nghệ, gừng...). Với nguồn
dược liệu trồng sản xuất hàng hóa trong những năm gần đây cũng đã được tỉnh
Lào Cai quan tâm đầu tư phát triển và đã khẳng định giá trị kinh tế khá cao từ
120 triệu đồng/ha đến 240 triệu đồng/ha, tuy nhiên quy mô diện tích cây dược
liệu còn hạn chế, manh mún, việc phát triển mở rộng gặp khó khăn và hạn chế về
chủng loại, vùng trồng ổn định và các chính sách hỗ trợ phát triển khác nhằm
duy trì hiệu quả bền vững.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế để phát triển cây dược liệu theo hướng sản
xuất hàng hóa mang tính ổn định và lâu dài thì cần thiết phải tiến hành ngay việc
xây dựng dự án “Quy hoạch phát triển vùng trồng cây dược liệu tỉnh Lào Cai
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, đây là việc làm cần thiết giúp phát
triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và lâu dài.
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN
2.1.Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số
2


04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính

phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
thành Lật Đất đai.
- Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ
khuyến kích phát triển hợp tác xã.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành
Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg, 30 tháng 10 năm 2013 của thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2025 và
định hướng đến năm 2030.
- Thông tư số 13/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 9 năm 2009 về việc hướng
dẫn triển khai áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và
thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
- Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến
năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
2.2.Căn cứ thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất cây dược liệu trên thế giới
Xu hướng sử dụng thuốc trên thế giới của con người đang “Trở về thiên
nhiên”, với việc sử dụng dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản
xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng
chất) có xu hướng ngày càng tăng. Người ta nhận thấy rằng các thuốc có nguồn
gốc từ thảo dược ít độc hại, ít gây tác dụng phụ và phù hợp hơn với qui luật sinh
lý của cơ thể. Hơn nữa hiện còn nhiều bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu
để chữa trị và người ta hi vọng rằng từ nguồn dược liệu tự nhiên hoặc từ vốn trí

tuệ bản địa của các cộng đồng dân tộc, qua nghiên cứu có thể cung cấp cho nhân
loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có
hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng
80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y
3


học cổ truyền. Ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ
USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004),
Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt
4,55 tỷ Euro (2004)... Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu thuốc từ dược
liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD.
2.2.2. Tình hình sản xuất cây dược liệu tại Việt Nam.
- Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu
tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010).
Trong các loại dược liệu có nhu cầu cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011,
Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ 2.000 tấn một năm, tiếp theo là
đinh lăng với hơn 900 tấn một năm… "Dược liệu có thể xem chính là nguồn
nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là
nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức
để theo đuổi trong nhiều năm qua"
- Ông Trương Quốc Cường, Cục Trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho
biết, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu
trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây
dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho
công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu
được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới.
- Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển các
cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Hiện nay, không chỉ
Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng

các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn so với việc sử dụng
thuốc tân dược vì nó ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý
của cơ thể hơn. Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000
tấn/năm, trong khi đó Việt Nam mới chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng
15.600 tấn/năm, phần còn lại (khoảng 70%) phải nhập khẩu từ các quốc gia và
vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore…
- Ông Trương Quốc Cường lấy một ví dụ điển hình về dược liệu quý hiếm,
đó là Sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh là loại sâm có hàm lượng Saponin rất cao,
cao hơn Sâm Triều Tiên. Tuy nhiên, thực tế là, trong khi người Hàn Quốc với lợi
thế về khoa học kĩ thuật từ lâu đã ứng dụng nhiều biện pháp nâng cao chất
lượng, sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau từ Sâm Triều Tiên và mang
lại lợi nhuận nhiều tỷ USD thì cây Sâm Ngọc Linh ở nước ta mới chỉ đang trong
giai đoạn nghiên cứu bước đầu. Tương tự như thế, cây linh chi Việt Nam có chất
lượng cũng cao hơn linh chi Hàn Quốc nhưng chưa phát huy triệt để được hiệu
quả chữa bệnh cũng như hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân. Đây
4


là những ví dụ cho thấy rõ những hạn chế về việc phát triển cây dược liệu của
Việt Nam . Một thực trạng nữa là hiện chúng ta vẫn đang loay hoay với phát
triển nguồn nguyên liệu tân dược trong nhiều năm qua mà vẫn chưa có nhiều kết
quả.
- Với những tiềm năng, thế mạnh như trên, Cục trưởng Cục Quản lý dược
cho rằng: Hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất của ngành dược nước ta đó chính
là dựa vào lợi thế sẵn có là nguồn cây thuốc dược liệu trong nước để phát triển.
Đây sẽ là con đường nhanh chóng và thuận lợi nhất đưa Ngành dược Việt Nam
đón đầu được trong hội nhập quốc tế. Thuốc nam mới chính là nguồn nguyên
liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn
nguyên liệu tân dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo
đuổi trong nhiều năm qua.

- Theo ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những quan
điểm phát triển ngành Dược được đề cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển
ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là
phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ liệu.
Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 phấn đấu sản xuất được 20% nhu
cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm
80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm
30%.
- Trong thời gian vừa qua, ngành Dược đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho
nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải
nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước với tỷ lệ gần
90%.
- Hiện tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn
tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến
động. Tình trạng khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo,
bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác
tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có
giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước
đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Dược liệu không được sản xuất theo quy
trình, quy hoạch cụ thể (trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa màu, kỹ thuật trồng
và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực phẩm, nguồn nước tưới… còn tuỳ tiện, thu hái dược liệu không tuân thủ
theo mùa, vụ và tuổi của cây) làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu, qua đó
cũng ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sản xuất từ dược liệu. Chưa áp dụng đúng
mức thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc hiện đại hoá sản xuất thuốc từ
dược liệu.
5


III. PHẠM VI VÀ THỜI KỲ QUY HOẠCH

3.1. Phạm vi nghiên cứu của dự án.
Tập trung vào 5 huyện có tiềm năng phát triển cây dược liệu quý như Sa
Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Simacai của tỉnh Lào Cai.
3.2. Thời kỳ quy hoạch.
Từ nay đến năm 2030 và được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020
+ Giai đoạn 2: 10 năm từ 2021 đến năm 2030.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp dã ngoại để thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA) để đánh giá tình hình kinh
tế hộ, thực trạng sản xuất và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
nghiên cứu quy hoạch.
- Phương pháp GIS để xây dựng bản đồ
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thống kế, đánh giá hiệu quả
kinh tế tài chính.
- Phương pháp kế thừa các nguồi thông tin, tư liệu đã có.
- Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp theo tiêu chuẩn ngành
của Bộ Nông Nghiệp và PTNT số 10 TCN 343- 98;
- Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp theo tiêu chuẩn ngành của
Bộ Nông nghiệp và PTNT số 10 TCN 344- 98;

6


PHẦN II
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC
LIỆU TỈNH LÀO CAI
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LÀO LIÊN QUAN
ĐẾN VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU.

1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

- Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và
vùng Tây Bắc của Việt Nam; được tái lập tháng 10/1991. Từ ngày 01/01/2004
(sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên của tỉnh là
638.389,58 ha. Toàn tỉnh có 01 thành phố, 08 huyện, 144 xã, 12 phường và 8 thị
trấn với tọa độ địa lý như sau:
+ Vĩ độ Bắc: Từ 21040’56” đến 22050’30”
+ Kinh độ Đông: Từ 103030’24” đến 104038’21”
- Phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh Lào Cai:
+ Phía bắc giáp Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
+ Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái
+ Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang.
+ Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng an ninh; là một trong những đầu mối giao thương kinh tế của Việt
Nam với Trung Quốc nhờ cửa khẩu Quốc tế Hà Khẩu và cửa khẩu Quốc gia
Mường Khương cùng với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai Côn Minh đã kết nối các thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc cùng
các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy vận hành thông suốt trên địa bàn
tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu xuất nhập khẩu khối lượng nông
sản hàng hóa lớn qua biên giới.
b. Đặc điểm địa hình

- Địa hình của tỉnh Lào Cai thấp dần từ Tây Bắc sang Đông và Đông Nam,
hướng chảy các sông suối lớn trong toàn tỉnh cũng theo hướng dốc của địa hình.
Với tổng diện tích tự nhiên 638.389,58 ha, có thể phân chia theo độ cao địa hình
như sau: Độ cao trên 1.500m có 15,12% diện tích (có tại các huyện Bát Xát, Sa
Pa, Văn Bàn, Bảo Thắng và Thành Phố Lào Cai với đỉnh cao nhất là Phan Xi Păng
cao 3.143m); từ 1000 đến dưới 1.500m (19,63%), từ 700 - dưới 1000 m (14,52%),

từ 300 -dưới 700m (20,7%), từ 100 - dưới 300m (25,55%), dưới 100m (4,45%).
7


Bảng 01.
Tp, Huyện
Tp. Lào Cai
Bát Xát
Mường Khương
Si Ma Cai
Bắc Hà
Bảo Thắng
Bảo Yên
Sa Pa
Văn Bàn
Toàn tỉnh
Tỷ lệ (%)

Diện tích địa hình ở độ cao tương đối so với mực nước biển
của tỉnh Lào Cai chia theo các huyện
Độ cao các miền địa hình so với mục nước biển (m)
Tổng diện
tích tự nhiên
100
300
700
1000
100 <
>1500
(ha)

-300
-700
-1000
-1500
22.967 3.785
10.656
2.599
1.727
2.609
1.591
106.190
599
14.231 21.662 13.832
22.580 33.285
55.615
5.051 19.480 20.886
10.198
23.494
989
4.024
6.679
11.801
68.176 1.218
10.954 20.949 13.967
21.088
68.219 9.889
42.872
7.932
3.912
2.465

1.149
82.791 8.716
51.705 18.281
1.181
2.908
68.329
207
4.314
7.537
24.504 31.767
142.608 4.168
26.485 32.948 23.022
27.204 28.782
638.390 28.375 163.151 132.189 92.742 125.358 96.574
100,00
4,45
25,55
20,70
14,52
19,63
15,12

Nguồn: Khoanh đo trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50.000

- Địa hình của Lào Cai được chia làm các dạng khác nhau từ địa hình thung
lũng, địa hình vùng núi thấp đến địa hình vùng núi cao. Về mặt phân bố, có thể chia
thành 2 vùng chính: Vùng cao (độ cao từ 700 m trở lên) được hình thành từ những
dãy núi khối lớn với hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi có
hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm ở phía Đông và phía Tây của tỉnh, tạo ra các vùng
đất thấp, trung bình ở giữa và một vùng ở phía tây của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng

thấp (độ cao dưới 700 m) chủ yếu là thung lũng dọc ven sông, ven suối lớn có địa
hình máng trũng như dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy, đây là địa hình có
nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
hoặc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Nhìn chung địa hình tỉnh Lào Cai khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức
độ chia cắt mạnh, sâu, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây ra các quá trình sụt
lở, trượt khối gây khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao
thông, mạng lưới điện, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Địa hình
cũng tạo nên sông suối có lòng hẹp, độ dốc lớn, sâu. Mùa mưa lũ thường gây ra
các tai biến thiên nhiên như lũ quét, xói mòn và trượt lở gây thiệt hại lớn đến sản
xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình trên cũng tạo lợi
thế cho nông lâm nghiệp Lào Cai trong việc phát triển các loại cây trồng ôn đới
đặc sản.
c. Khí hậu
Trong năm, có hai mùa rõ rệt: Vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô (nửa đầu
mùa), lạnh và ẩm (nửa cuối mùa); Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, khô nóng (nửa
8


đầu mùa) và bảo toàn tính chất nóng ẩm (nửa cuối mùa). Sự kết hợp giữa hoàn
lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hoá mạnh của khí hậu
Lào Cai.
* Chế độ nhiệt
Theo số liệu thống kê nhiệt độ không khí trung bình năm của tỉnh Lào Cai
trong các năm 2005 – 2009 thấp nhất là 19,5 0C (năm 2008) cao nhất 20,580C
(năm 2006. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở các nơi trong tỉnh rất khác
nhau, dao động từ 15,3 - 23,40C: Sa Pa (15,30C), Bắc Hà (18,30C), Mường
Khương (19,30C) và thành phố Lào Cai (22,7 0C). Nhiệt độ bình quân tháng thấp
nhất vào tháng 1: Sa Pa (8,50C), Bắc Hà (10,80C), Mường Khương (11,60C) và
thành phố Lào Cai (160C). Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất vào tháng 7: Sa Pa

(19,70C), Bắc Hà (23,70C), Mường Khương (24,50C) và thành phố Lào Cai
(27,70C).
Biên độ nhiệt độ không khí giữa ngày và đêm trung bình dao động từ 6,20
7,9 C như ở Sa Pa (6,20C), thành phố Lào Cai (7,90C). Do địa hình bị chia cắt
mạnh, kết hợp với sự giảm dần nhiệt độ theo độ cao nên đã hình thành các vùng
khí hậu nóng, lạnh, ẩm, khô khác biệt nhau. Trong tỉnh, có nơi rét lạnh, rét đậm
rét hại vào mùa đông có khi có tuyết rơi (vùng cao Hoàng Liên Sơn) nhưng lại
có nơi oi bức điển hình (các thung lũng kín gió như Văn Bàn, Bảo Hà, Lào Cai).
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng, là nhân tố ảnh hưởng tới sự tích luỹ các
chất hữu cơ trong đất.
* Lượng mưa
- Lượng mưa khu vực Lào Cai rất lớn do địa hình bị chia cắt mạnh trong
điều kiện hoàn lưu gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung
vào tháng 7, 8. Vùng mưa lớn nhất là vùng Đông và Tây dãy Hoàng Liên Sơn,
vùng Đông dãy núi Con Voi với lượng mưa hàng năm từ 1.800mm đến trên
2.000mm. Vùng ít mưa là những thung lũng kín gió thuộc lưu vực sông Thao
(Bảo Hà, Văn Bàn, Thành phố Lào Cai) với lượng mưa từ 1.400 - 1.800mm.
- Lượng mưa phân bố không đều: 75 - 89% lượng mưa tập trung vào các
tháng mùa mưa. Do vậy nên thường gây ra lũ quét, xói mòn, sụt lở đất vào mùa
mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô, tác động nhiều đến sản xuất nông nghiệp.
* Độ ẩm, lượng bốc hơi
Độ ẩm không khí trung bình năm từ 86% - 87% tuỳ từng nơi và từng mùa.
Ở Bắc Hà độ ẩm không khí trung bình hàng tháng 84 - 89%, ở thành phố Lào
Cai 83 87%, Sa Pa 82 - 90%. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm nhỏ hơn lượng
mưa. Vào các tháng mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn so với lượng mưa. Ở Bắc
Hà lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa vào các tháng 12, 1, 2, 3. Ở thành phố Lào
9


Cai lượng bốc hơi lớn vào các tháng 12, 1 và 2. Ở Sa Pa lượng bốc hơi lớn vào

các tháng 12, 1, 2 và 3.
Nhìn chung các tháng có lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa thường gây ra
hạn hán, thiếu nước đối với cây trồng, đồng thời lại tạo điều kiện cho quá trình
tích luỹ sắt, nhôm tương đối ở trong đất.
* Các đặc trưng khí hậu khác
- Giông và lốc tố: thường xảy ra trong năm ở tỉnh Lào Cai. Kèm theo giông
và lốc tố là mưa rất to, có thể gây lũ đột ngột, cường suất lũ lớn, gây xói mòn rửa
trôi, sụt lở đất.
- Sương mù, sương muối: sương mù xuất hiện hầu hết các tháng trong năm
ở các vùng núi cao như Sa Pa, vùng cao Hoàng Liên Sơn. Đặc biệt trên đỉnh
Hoàng Liên Sơn trong 1 năm có tới trên 200 ngày có sương mù, tại Sa Pa có 1/3
số ngày trong năm có sương mù. Sương muối xuất hiện vào các tháng 10, 11 cho
đến tháng 1, 2 năm sau. Sương mù, sương muối có tác hại tới một số cây trồng
nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng lại là yếu tố thuận lợi cho việc tích luỹ hữu cơ
hình thành đất mùn trên núi.
- Mưa đá: xảy ra ở các vùng núi cao như Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương.
Tần suất mưa đá ở các vùng này xảy ra nhiều hơn ở vùng thấp. Mưa đá thường
từ tháng 1 đến tháng 5, gây ra tác hại không nhỏ tới đời sống và sản xuất nông
nghiệp.
d. Tài nguyên nước
- Lào Cai có nhiều sông, suối với mật độ khá dày và phân bố đều trong địa
bàn tỉnh. Trên địa bàn có nhiều sông, suối lớn nhỏ, trong đó có hai con sông lớn
và ảnh hưởng nhiều nhất đến chế độ thủy văn của tỉnh là sông Hồng và sông
Chảy.
+ Sông Hồng: Chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam có chiều dài qua tỉnh
110 km. Đặc điểm sông có lòng rộng, sâu, độ dốc lớn, dòng chảy thẳng nên nước
thường chảy xiết, mạnh. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa mưa lưu
lượng lớn (khoảng 8.430 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,86m) thường
gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân
dọc hai bên sông. Mùa khô, lưu lượng nhỏ (70 m 3/s), mực nước thấp (74,25 m),

gây trở ngại cho hoạt động giao thông thuỷ nhất là đoạn phía Bắc thành phố Lào
Cai. Nước sông Hồng có lượng phù sa lớn nên những diện tích đất được phù sa
bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu
vực phía Đông của tỉnh, có chiều dài 124 Km qua tỉnh; lòng sông sâu, hẹp, dốc
lớn, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và
10


dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1.670 m 3/s, mùa
kiệt 17,6 m3/s). Khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng
kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc trồng lúa, trồng đậu đỗ, rau màu...
- Ngoài 2 sông lớn, các sông ngòi khác tuy nhỏ hơn nhưng cũng ảnh hưởng
đến chế độ thuỷ văn của tỉnh như:
+ Sông Nậm Thi bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc chảy vào Lào Cai. Ở
khu vực TP Lào Cai, huyện Mường Khương, lòng sông rộng thuyền bè nhỏ có
thể đi lại được.
+ Ngòi Đum, ngòi Bo cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Sa Pa.
Hai ngòi này có lòng rộng, sâu và phục vụ chủ yếu tưới tiêu và cung cấp nước
sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
+ Ngòi Nhù bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Văn Bàn có hướng chảy từ
Đông Nam xuống Tây Bắc rồi đổ ra sông Hồng; có lòng rộng, sâu.
Mật độ sông, suối giảm dần từ địa hình cao xuống địa hình thấp: Vùng núi
Phan Xi Păng mật độ từ 1,5 - 1,7 Km/Km2, sông suối có độ dốc lớn, dòng chảy
mạnh, lòng hẹp dễ gây ra lũ ống, lũ quét khi mưa lớn; Vùng núi có độ cao từ 700
- 1000 m (Bắc Hà, Văn Bàn) mật độ sông suối từ 1 - 1,5 Km/Km 2, độ dốc trung
bình, lưu vực sông suối dài nhưng hẹp, mức độ tập trung nước nhỏ và chậm;
Vùng núi đá vôi có dạng địa hình Castơ (Bắc Hà, Mường Khương), mật độ sông
suối giảm còn 0,5 - 0,9 Km/Km 2, có khi lòng suối cạn, lượng nước ít hoặc không
có nước do các dòng chảy ngầm phát triển; Vùng thung lũng sông Hồng, sông

Chảy có độ cao từ 300 m trở xuống, mạng lưới sông suối thưa, mật độ 0,3 - 0,5
Km/Km2. Với đặc điểm trên, hệ thống sông ngòi và chế độ thuỷ văn Lào Cai có
điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các công trình thuỷ điện, thủy lợi vừa và
nhỏ.
e. Tổng hợp các nhóm, loại đất
Phân loại đất đai tỉnh Lào Cai được xây dựng dựa trên cơ sở phúc tra, chỉnh
lý bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tiến
hành thực hiện năm 2010). Kết quả khảo sát xây dựng bản đồ đất tỉnh Lào Cai có
5 nhóm đất với 15 loại đất được tổng hợp ở bảng sau.

11


Bảng 2.
TT
I
1
2
3
II
4
5
6
7
8
9
10

Tổng hợp các nhóm, loại đất tỉnh Lào Cai


Tên đất Việt Nam

Ký hiệu

NHÓM ĐẤT PHÙ SA
Đất phù sa được bồi trung tính ít chua
Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua
Đất phù sa ngòi suối
NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG
Đất đỏ nâu trên đá vôi
Đất nâu vàng trên đá vôi
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất
Đất vàng đỏ trên đá macma axit
Đất vàng nhạt trên đá cát
Đất nâu vàng trên phù sa cổ
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước

Pbe
Pe
Py
Fv
Fn
Fs
Fa
Fq
Fp
Fl

Diện tích
(ha)

6.896
1.653
1.011
4.232
359.481
1.186
2.579
251.603
88.039
2.993
4.832
8.249

Tỷ lệ
(%)
1,08
0,26
0,16
0,66
56,31
0,19
0,40
39,41
13,79
0,47
0,76
1,29

184.182
60.812

123.370
44.483
43.925
558
5.148
5.148
600.190
14.981
23.219
638.390

28,85
9,53
19,33
6,97
6,88
0,09
0,81
0,81
94,02
2,35
3,64
100,00

NHÓM ĐẤT MÙN VÀNG ĐỎ TRÊN NÚI CAO

III
11
12
IV

13
14
V
15

(900-1.800m)
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axít
NHÓM ĐẤT MÙN TRÊN NÚI CAO (> 1.800m)
Đất mùn vàng nhạt Potzon hoá
Đất mùn thô than bùn núi cao
NHÓM ĐẤT THUNG LŨNG
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT
Sông suối, ao hồ
Núi đá
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

Hs
Ha
Ao
At
D

f. Đặc điểm các nhóm và loại đất
* Nhóm đất phù sa
Diện tích 6.896 ha chiếm 1,09% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các
huyện của tỉnh Lào Cai. Nhóm đất phù sa gồm 3 loại:
- Đất phù sa được bồi trung tính ít chua (Pbe): Diện tích 1.653 ha chiếm
0,26% diện tích tự nhiên. Theo kết quả phân tích, phản ứng của đất trung tính

(pHKCl: 6,60 - 7,42 ở tầng đất mặt); Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số rất nghèo;
Lân dễ tiêu giàu ở tất cả các tầng đất; Kali tổng số từ 1,46 - 1,49%, kali dễ tiêu
nghèo. Lượng canxi và magiê trao đổi trong đất cao, lượng canxi trao đổi cao
gấp nhiều lần so với magiê trao đổi…
Loại đất này phân bố dọc hai bên sông Hồng và sông Chảy thuộc địa phận
các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Văn Bàn và thành phố Lào
12


Cai. Hiện tại, ở những vùng có điều kiện tưới được nhân dân trồng lúa, ở những
nơi địa hình cao điều kiện tưới khó khăn trồng ngô, lạc, rau đậu các loại. Là loại
đất có độ phì khá, thích hợp với trồng các loại cây lúa, hoa màu và cây công
nghiệp ngắn ngày vì vậy hướng sử dụng nên trồng các loại cây lúa, hoa màu
(ngô, khoai, rau, đậu, đỗ…) và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc) theo
hướng thâm canh, chuyên canh để cải thiện lý tính, nâng cao độ phì cho đất
nhưng cần tăng cường bón các loại phân, nhất là phân hữu cơ.
- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua (Pe): Diện tích 1.011 ha
chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. Đất ít chua (pHKCl: 5,65-5,75 ở tầng đất mặt).
Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình. Lân tổng số giàu lân
dễ tiêu ở tầng đất mặt trung bình, ở các tầng dưới từ nghèo đến trung bình. Kali
tổng số trung bình đến giàu ở tất cả các tầng đất. Kali dễ tiêu trung bình ở tầng
đất mặt). Tổng lượng canxi và magiê trao đổi trung bình, trong đó canxi trao đổi
chiếm ưu thế hơn so với magiê trao đổi.
Đất này phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát và
thành phố Lào Cai. Hiện tại đất phù sa không được bồi trung tính ít chua đang
được trồng chủ yếu 2 vụ lúa/năm. Đối với vùng đất chân vàn có điều kiện tưới
tiêu trồng 2 vụ lúa hoặc luân canh lúa - màu. Ở nơi địa hình cao không chủ động
được nước tưới trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc cây lâu
năm.
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 4.232 ha chiếm 0,66% diện tích tự

nhiên. Phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường
Khương, Sa Pa, Văn Bàn và Thành phố Lào Cai. Loại đất này có độ phì tự nhiên
khá thích hợp với các loại cây hoa màu lương thực và cây công nghiệp ngắn
ngày, ở những nơi có tưới trồng lúa 2 vụ /năm. Để nâng cao năng suất cây trồng,
đồng thời nâng cao độ phì cho đất cần phải: Đắp bờ giữ nước tránh sự rửa trôi
đất vào mùa mưa; Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện lý tính, đồng thời
cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất; Chọn các công thức luân canh cây trồng
hợp lý nhất là luân canh các loại cây họ đậu.
* Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích 359.481ha chiếm 56,31% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết
tất cả các huyện trong tỉnh. Nhóm này gồm 7 loại là:
- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv): Diện tích 1.186 ha chiếm 0,19% diện tích
tự nhiên chủ yếu phân bố ở huyện Bảo Yên. Hướng sử dụng là trồng các loại cây
hoa màu và cây lâu năm ở vùng đất có độ dốc dưới 25 0. Ở vùng đất có độ dốc
trên 250 khoanh nuôi bảo vệ rừng.

13


- Đất nâu vàng trên đá vôi (Fn): Diện tích 2.579 ha chiếm 0,41% diện
tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Bảo Yên. Hiện tại đang được sử dụng chế độ
canh tác nương rẫy với các loại cây trồng: ngô, sắn, lúa nương. Đất này ở địa
hình có độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng. Nếu để đáp
ứng yêu cầu lương thực tại chỗ và tập quan canh tác của đồng bào dân tộc nên
làm các nương rẫy cố định, tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp.
- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 251.603 ha chiếm
39,41% diện tích tự nhiên. Phân bố ở hầu hết các huyện, và thành phố của tỉnh
Lào Cai. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá. Hiện tại đã được sử dụng trồng các
loại cây hoa màu (ngô, sắn), cây ăn quả (mơ, mận, nhãn, vải) và cây công nghiệp
dài ngày (chè) ở những vùng đất có độ dốc dưới 15 0, cần ưu tiên trồng các loại

cây có giá trị kinh tế cao như: chè, nhãn, mơ, táo, lê. Ở vùng đất có độ dốc 15250 nên sử dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Nơi đất dốc trên 25 0
nên khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng. Trong quá trình canh tác cần chú ý:
Bón vôi để khử chua cho đất; Tăng cường bón các loại phân hữu cơ, phân lân và
kali vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao độ màu mỡ
cho đất; Áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc hợp lý tránh xói mòn rửa
trôi đất vào mùa mưa.
- Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): Diện tích 88.039 ha chiếm 13,79%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát,
Sa Pa, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Loại đất này có độ phì nhiêu kém, lại ở
địa hình có độ dốc lớn là chủ yếu, nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển của các cây trồng nông nghiệp.
Hiện tại loại đất này một số vùng đã được nhân dân khai thác làm ruộng bậc
thang trồng lúa nước, còn phần lớn sử dụng trồng các loại cây hoa màu và cây
lâu năm ở những vùng đất có độ dốc dưới 15 0 với tầng đất dày. Đối với những
vùng đất có độ dốc 0-80 nên ưu tiên trồng các loại cây hoa màu lương thực. Ở
vùng đất có độ dốc 8-150 nên trồng các loại cây lâu năm. Nơi đất dốc 15-25 0 nên
sử dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 2.993 ha chiếm 0,47% diện tích
tự nhiên được phân bố ở các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn. Đất này có
các chất tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo. Hiện tại loại đất này một
phần sử dụng làm nương rẫy, còn chủ yếu là thảm rừng hoặc đất trống. Tuỳ theo
cấp độ dốc mà bố trí cây trồng một cách hợp lý, trong đó quá trình canh tác cần
phải chú ý các giải pháp kỹ thuật và đầu tư phân bón để vừa đảm bảo cung cấp
đủ dinh dưỡng cho cây, vừa nâng cao độ phì của đất.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Diện tích 4.832 ha chiếm 0,76% diện
tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát và thành phố
14


Lào Cai. Thành phần cơ giới của đất thường là thịt trung bình, khả năng giữ

nước và các chất dinh dưỡng trong đất khá. Là loại đất có độ phì trung bình,
phân bố ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp
ngắn ngày như: đậu tương, mía, xả, ngô ..., hoặc cây ăn quả (nhãn, vải), cây công
nghiệp dài ngày (chè). Cần tăng cường các biện pháp giữ ẩm cho đất vào mùa
hanh khô, chống xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 8.249 ha chiếm
1,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện và thành phố của tỉnh Lào
Cai. Ở những vùng đất chủ động được nước tưới nên trồng 2 vụ lúa/năm. Những
vùng điều kiện tưới khó khăn nên luân canh lúa-màu. Để đảm bảo tăng năng suất
lúa cần tăng cường bón phân hữu cơ, đối với phân vô cơ cần chú ý bón lân và
kali.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (từ 900 - 1.800 m)
Diện tích 182.315 ha (28,68% diện tích tự nhiên), phân bố ở các huyện: Bắc
Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Văn Bàn và thành
phố Lào Cai, gồm:
- Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Diện tích 60.812 ha
chiếm 9,53% diện tích tự nhiên; phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Bát Xát,
Mường Khương, Sa Pa. Đây là loại đất có độ phì khá thích hợp với trồng cây lâu
năm và hoa màu. Với độ dốc < 150 nên trồng các loại cây hoa màu (ngô, sắn),
cây thực phẩm (rau các loại) như ở Sa Pa, cây ăn quả ôn đới và cây công nghiệp
dài ngày (chè), độ dốc 15 - 25 0 nên sử dụng theo phương thức nông lâm kết hợp,
dốc trên 250 khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha): Diện tích 121.503 ha chiếm
19,33% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên,
Bát Xát, Sa Pa và thành phố Lào Cai. Loại đất này có độ phì trung bình, hiện tại
đang được sử dụng trồng cây hoa màu (ngô, sắn). Một số nơi đã và đang được
nhân dân làm thành ruộng bậc thang trồng 1 vụ lúa mùa mưa. Với vùng đất có độ
dốc dưới 150 nên trồng cây hoa màu; nơi nào có đầu tư thuỷ lợi nên san ủi thành
ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Vùng đất dốc 15 - 25 0 nên sử dụng phương
thức canh tác nông lâm kết hợp.

* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao
Diện tích 44.483 ha chiếm 6,99% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện
Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn và thành phố Lào Cai, gồm:
- Đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A): Diện tích 43.925 ha chiếm 6,9%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Sa Pa, Văn
Bàn và thành phố Lào Cai. Loại này có độ phì tốt, song do hạn chế về độ dốc lớn
15


cộng với nền nhiệt độ thấp trong năm nên đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát
triển của một số loại cây trồng ưa nhiệt độ cao song lại thích hợp cho một số loại
cây ôn đới. Ở độ dốc 15-250 nên sử dụng phương thức canh tác nông lâm kết
hợp, độ dốc trên 250 nên khoanh nuôi bảo vệ rừng.
- Đất mùn thô than bùn núi cao (At): Diện tích 558 ha chiếm 0,09% diện
tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Sa Pa và Bát Xát thuộc các đỉnh cao của dãy
Hoàng Liên Sơn và khu vực quanh đỉnh Phan Xi Păng.
* Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tu
Diện tích 5.148 ha chiếm 0,81% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các
huyện và thành phố Lào Cai. Đây là loại đất có độ phì khá, hiện đang được sử
dụng trồng lúa. Nên trồng 2 vụ lúa/năm ở những nơi chủ động được nước tưới
hoặc luân canh lúa - màu ở nơi có điều kiện tưới gặp khó khăn.
1.2. Quá trình phát triển kinh tế -xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng
1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế và ngành nông nghiệp của tỉnh
a. Vị trí của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh
Hiện tại và trong 5 – 10 năm tới sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm
nghiệp, thuỷ sản) và kinh tế nông thôn của Lào Cai vẫn có một vị trí hết sức quan
trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Cơ cấu giá trị sản phẩm ngành
Nông nghiệp (gồm cả Lâm Nghiệp, Thuỷ sản của tỉnh) có xu hướng giảm so với
các ngành kinh tế khác, đây là thực tế đặt ra cho ngành nông nghiệp cần phải tìm
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có,

góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn
tỉnh. Thực tế cơ cấu giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp chiếm 16,1% cơ cấu giá
trị vào năm 2014.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2010-2014
Năm
Năm
Năm
TT
Hạng mục
ĐVT
2010
20012
2014
1 Tổng sản phẩm (GDP)
- Tổng sản phẩm theo giá
2010

2

- Tổng sản phẩm theo giá HH
Cơ cấu giá trị sản phẩm (theo
giá HH)
- Nông-Lâm nghiệp
- Công nghiệp - Xây dựng

Tỷ đồng

12.359


14.613

18.212

Tỷ đồng

12.359

18.264

24.391

%
%
%

100
19,0
30,46

100
18,1
32,5

100
16,1
34,1

16



- Dịch vụ - Thương Mại
3

GDP/Người

%
Triệu
đồng

50,6

49,4

49,8

19,7

28,2

36,7

b. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh:
+ Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp của tỉnh năm 2014 (theo giá so sánh
năm 2010) đạt 3.963 tỷ đồng tăng 4,48% so với năm 2010.
+ Trong số các lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ) của ngành nông
nghiệp thì giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong những năm gần đây vẫn có xu
hướng tăng lên so với năm trước, mức độ tăng trưởng bình quân cho cả thời kỳ
2010 – 2014 (5 năm) vẫn đạt 4,32%; Tuy nhiên mức tăng trưởng của ngành

trồng trọt vẫn thấp hơn so với ngành chăn nuôi và dịch vụ.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu tổng hợp về tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai - Thời
kỳ 2010-2014
Tổng
TT
Hạng mục
số
Chia ra
Trồng
Chăn
trọt
nuôi
Dịch vụ
Giá trị sản xuất (Tỷ đồng theo
I giá 2010)
3.326
1 Năm 2010
2.252
998
75
3.537
2 Năm 2012
2.482
967
88
3.963
3 Năm 2014
2.668
1.197
99

II Tăng trưởng (%/năm)
4,48
4,32
4,65
6,98
1 2014/2010 (5 năm)
5,86
2 2014/2012 (3 năm)
3,67
11,30
5,82

- Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp:
+ Như vậy, cơ cấu giá trị nông nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu là ngành
trồng trọt (chiếm trên 65%) và chăn nuôi (chiếm trên 32%). Ngành dịch vụ nông
nghiệp của tỉnh vẫn còn ở mức tương đối thấp, chiếm từ 2,24-2,27% cơ cấu giá
trị của ngành.
+ Với cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp như vậy, cho thấy ngành nông
nghiệp của tỉnh vẫn ở bước đầu trong quá trình phát triển, tiềm năng phát triển
của ngành còn rất lớn, hiện nay ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trong tương
đối thấp.

17


Bảng 5: Tình hình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai
- Thời kỳ 2008-2012
Năm
Năm
Năm

Năm
TT
Hạng mục
2010
2012
2013
2014
Giá trị sản xuất theo giá HH (Tỷ
1 đồng)
3.326
4.759
5.134
5.585
- Trồng trọt
2.252
3.032
3.374
3.660
- Chăn nuôi
998
1.620
1.643
1.799
- Dịch vụ
75
106
117
126
2 Cơ cấu giá trị sản phẩm (%)
100

100
100
100
- Trồng trọt
67,72
63,71
65,73
65,54
- Chăn nuôi
30,02
34,05
32,00
32,21
- Dịch vụ
2,26
2,24
2,27
2,25

1.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phuc vu sản xuất nông nghiệp
a. Hệ thống giao thông
* Giao thông đường bộ
- Mạng lưới đường bộ tỉnh Lào Cai bao gồm các đường Quốc lộ, tỉnh lộ,
huyện lộ và các đường liên thôn, đường trong ngõ xóm: Đường Quốc Lộ có 4
tuyến chạy qua địa bàn tỉnh là 4D (qua các huyện Sa Pa, Bát Xát, TP Lào Cai,
Mường Khương với chiều dài 98,5 km), 4E (qua TP Lào Cai, Bảo Thắng dài 43
km), 279 (qua các huyện Văn Bàn, Bảo Yên dài 110km) và Quốc lộ 70 (qua các
huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, TP Lào Cai dài 73km); Tỉnh lộ có 8 tuyến với tổng
chiều dài 278 Km; Đường cấp huyện xã với tổng chiều dài trên 1000 Km;
Đường nội thị với tổng chiều dài khoảng 100 Km; Đường thôn bản có chiều dài

gần 4.000 Km.
- Ngoài ra, còn có tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội đã hoàn thành
vào năm 2014 có chiều dài 264 km, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu,
đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế
tiểu vùng sông Mê Kông, là lợi thế to lớn trong tương lai gần để phát triển nhanh
kinh tế, xã hội của tỉnh.
Nhìn chung mạng lưới đường bộ phân bố tương đối đồng đều. Trên địa
bàn tỉnh đã có 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã, 85% số thôn bản có
đường giao thông. Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những
năm qua đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội nói chung và
nông nghiệp, nông thôn nói riêng trên địa bàn Lào Cai. Tuy nhiên các tuyến
đường hầu hết còn ở cấp thấp, nhỏ hẹp, nhiều tuyến chưa vào cấp, nhiều tuyến
đường nông thôn chỉ có nền đất, ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng lưu thông
hàng hoá, thu hoạch và bảo quản nông sản, phát triển sản xuất và nâng cao đời
sống, nhất là trong mùa mưa.
18


* Giao thông thuỷ: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh,
tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai
chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như
sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung
Quốc khoảng 55 km). Do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng
vận tải còn hạn chế..
* Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh hiện có 120 Km đường sắt,
bao gồm các tuyến Hà Nội - Lào Cai trên địa phận dài 62 Km, phục vụ vận
chuyển hành khách, du lịch và hàng hoá; có 58 Km đường sắt chuyên dùng của
Công ty Apatit từ Phố Lu - Cam Đường và Nhà máy tuyển quặng chủ yếu phục
vụ hoạt động khai thác, vận chuyển quặng apatít...
b. Thủy lợi

* Phân vùng thủy lợi
Theo đặc điểm lưu vực sông và các phụ lưu địa hình của toàn tỉnh và các
công trình đã có, chia thành 5 vùng thuỷ lợi:
- Vùng 1: Vùng tưới thuộc lưu vực ngòi Nhù, phía hữu của lưu vực sông
Hồng, bao gồm toàn bộ đất đai của 23 xã thuộc huyện Văn Bàn. Tổng diện tích
tự nhiên 143.927 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 9.584 ha.
- Vùng 2: thuộc lưu vực Nòi Bo phụ lưu giữa sồng Hồng. Diện tích đất tự
nhiên 75.105 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 7.547 ha, cụ thể: các xã của
huyện Sa Pa (trừ Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Sa Pả);
Một phần của huyện Bảo Thắng (các xã Gia Phú, Sơn Hải, Xuân Giao, Sơn Hà,
Phú Nhuận và Tằng Loỏng).
- Vùng 3: thuộc lưu vực phía tả sông Hồng, tiếp giáp với dãy núi con Voi
diện tích 64.219 ha, bao gồm đất các huyện: Mường Khương (xã Bản Sen, Bản
Lầu, Lùng Vai, Thanh Bình, Mường Khương, Tung Trung Phố, Nậm Chảy và La
Pán Tẩn), Bảo Thằng (Thái Niên,Trì Quang, T.Trấn Lu, xã Lu, Phong Hải, Xuân
Quang, Phong Niên, Bản Cầm và Bản Phiệt), Bảo Yên (Cam Cọn, Kim Sơn và
Bảo Hà).
- Vùng 4: thuộc lưu vực tưới Ngòi Đum, Ngòi San và Gia Hô thuộc địa
bàn các huyện Bát Xát, Thành Phố Lào Cai, Sa Pa (xã Tả Giàng Phình, Bản
Khoang, Tả Phìn, Trung Chải, Sa Pả). Diện tích toàn vùng 208.139 ha.
- Vùng 5: thuộc lưu vực và phụ lưu của sông Chẩy. Diện tích toàn vùng
144.316 ha bao gồm đất đai của các huyện: Bảo Yên (xã Lương Sơn, Yên Sơn,
Thượng Hà, Long Phúc, Nghĩa Đô, Long Khánh, Vĩnh Yên, Tân Dương, Minh
Tân, thị trấn Phố Giàng, Xuân Thượng, Xuân Hoà, Tân Tiên, Điện Quang, và
Việt Tiến); Mường Khương (xã Pha Long, Tả Ngải Chồ, Dìn Chin, Tả Gia
Khâu, Nấm Lư, Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn Và Tả Thàng), Bắc Hà và Si Ma Cai.
19


* Thực trạng các công trình thủy lợi và cung cấp nước tưới

- Công trình thủy lợi:
Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Lào cai đã xây dựng được 1.120 hệ thống
công trình thủy lợi nhỏ độc lập diện tích khu tưới trên 3 ha (có 83 hệ thống tưới
có đầu mối là hồ chứa nhỏ, dung tích dưới 1 triệu m 3; các hệ thống tưới có đầu
mối là 07 trạm bơm, còn lại là các hệ thống tự chảy đập dâng kênh dẫn). Toàn
tỉnh có 1.132 đập dâng, 1.367 tuyến kênh dẫn với chiều dài 2.845 km. Thực hiện
chương trình kiên cố hóa kênh mương đến năm 2010 toàn tỉnh đã kiên cố hóa
được 190,2 km có chiều rộng đáy trên 50cm và 1.735 km kênh có chiều rộng đáy
từ 50cm trở xuống, còn lại 922 km kênh đất có chiều rộng đáy trên 30cm chưa
được kiên cố hóa. Trong giai đoạn 2005 – 2010, tổng kinh phí được đầu tư cho
hệ thống kênh mương gần 300 tỷ đồng từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ,
ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương đầu tư theo chương trình dự án có
mục tiêu (CT 135, QĐ 120, NQ 30a, CT bố trí dân cư, vốn tài trợ từ các tổ chức
quốc tế, nhân dân đóng góp); kinh phí đầu tư cho 35 công trình thủy lợi và kè 2
bờ sông Hồng ước tính gần 500 tỷ đồng.
Bảng 6. Hiện trạng thủy lợi tỉnh Lào Cai năm 2010
Đơn vị hành chính
Huyện Văn Bàn
Huyện Sa Pa
Huyện Bảo Thắng
Huyện Mường Khương
TP. Lào Cai
Huyện Xát Xát
Huyện Bảo Yên
Huyện Bắc Hà
Huyện Si Ma Cai
Toàn tỉnh

Hồ
12

0
25
12
9
3
12
0
1
74

Loại công trình (cái)
Chiều dài kênh (km)
Đập KC
Đập tạm
Tổng
Kênh đất KCHKM
109
85
541,59
177,57
364,02
52
87
360,92
102,29
258,63
45
47
241,68
79,33

162,35
68
58
297,56
63,41
234,15
36
39
142,74
77,89
64,85
96
44
450,55
158,52
292,03
87
73
352,91
133,21
219,7
64
78
280,98
101,24
179,74
45
19
176,03
27,92

148,11
602
530 2.844,96
921,38
1.923,58

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra thủy lợi của các huyện.

- Thực trạng trạng cung cấp nước tưới:
Toàn tỉnh hiện có 936 công trình thuỷ lợi với 3.860 km kênh mương, đảm
bảo chủ động nguồn nước tưới cho 85% diện tích lúa, màu. Hệ thống thuỷ lợi Lào
Cai đã cung cấp nước tưới chủ động cho 8.656 ha/9.112 ha lúa vụ đông xuân (đạt
94,11% diện tích gieo cấy) và 15.680 ha/19.120 ha lúa vụ mùa (đạt 82% diện tích
gieo cấy).
Ngoài ra còn cấp nước cho khai thác tổng hợp khác như tưới rau màu, cây
công nghiệp, cây ăn quả, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn nước sinh
20


hoạt… Công trình thuỷ lợi Lào cai đa phần có quy mô nhỏ, được giao cho UBND
xã tự quản, không thành lập công ty khai thác công trình. Các tổ chức trực tiếp quản
lý, khai thác và bảo vệ công trình hiện có 60 ban thuỷ lợi xã, 13 HTX nông nghiệp,
300 tổ hợp tác quản lý công trình thủy lợi và các thôn, bản tự quản. Các tổ chức này
mới chỉ đảm nhận được công tác trông coi, vận hành khai thác nước; Công tác duy
tu, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa nhỏ không tự thực hiện được theo yêu
cầu.
Vùng 1: Vùng tưới thuộc lưu vực ngòi Nhù, phía hữu của lưu vực sông
Hồng, bao gồm toàn bộ đất đai của 23 xã thuộc huyện Văn Bàn. Trong vùng có
12 hồ chứa, 185 đập dâng, 385,5 km kênh mương. Diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của vùng năm 2010 là 12.463 ha. Trong đó tưới chủ động cho 3.016

ha/3.175 ha lúa vụ xuân (đạt 95%), 4.469 ha/4.680 ha lúa vụ mùa (95,5%). Vùng
còn có 2.750 ha màu, trên 550 ha rau.
Vùng 2: Vùng tưới thuộc lưu vực Nòi Bo phụ lưu giữa sồng Hồng. Trong
vùng có 12 hồ chứa nhỏ và 123 đập và 212 km mương dẫn nước. Diện tích đất tự
nhiên 75.105 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 7.966 ha. Trong đó
đất ruộng lúa vụ chiêm 906 ha, tưới chủ động 456 ha (đạt 50,3%); lúa vụ mùa 2.712
ha, tưới chủ động 1640 ha (đạt 60,5%). Vùng còn có 2.200 ha cây lâu năm, 2.900 ha
đất trồng màu. Đây là vùng có tỉ lệ tưới chủ động thấp nhất so với các vùng.
Vùng 3: Thuộc lưu vực phía tả sông Hồng, tiếp giáp với dãy núi con Voi có
diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 13.360 ha, trong đó đất trồng cây
hàng năm 9.100 ha (đất lúa nước 2.700 ha), cây lâu năm 4.260 ha. Vùng có 18
hồ chứa nước, 123 đập tràn và 211 km kênh dẫn nước. Năm 2010 đã tưới tiêu
chủ động cho 1.120 ha lúa chiêm (đạt 65,5%) và 1.990 ha lúa mùa (đạt 73,6%).
Vùng 4: Vùng tưới thuộc lưu vực tưới Ngòi Đum, Ngòi San và Gia Hô.
Trong vùng có 12 hồ chứa nước, 266 đập dâng và 514 km kênh dẫn nước. Diện
tích tự nhiên vùng 208.139 ha, đất nông nghiệp khoảng 13.300 ha với đất trồng
cây hàng năm 10.700 ha (đất lúa nước 5.400 ha), cây lâu năm 2.600 ha. Năm
2010, hệ thống thủy lợi đã tưới tiêu chủ động cho 1.870 ha lúa chiêm (đạt
98,5%) và 4.780 ha lúa mùa (73,6%).
Vùng 5: vùng tưới thuộc lưu vực và phụ lưu của sông Chẩy. Trong vùng có
20 hồ chứa nước, 420 đập dâng và 665 km kênh dẫn nước. Diện tích toàn vùng
144.316 ha, diện tích đất nông nghiệp khoảng 36.800 ha, trong đó đất trồng cây
hàng năm 29.600 ha (đất lúa nước 6.700 ha), đất cây lâu năm 7.200 ha. Năm
2010 đã tưới tiêu chủ động cho 2.600 ha lúa chiêm (đạt 95,6%) và 5.930 ha lúa
mùa (87,9%).
c. Thực trạng lưới điện nông thôn

21



Tính đến cuối tháng 12/2010, Lào Cai có 144/144 xã có điện lưới Quốc
gia với 490 km chiều dài đường dây hạ thế có tổng công suất tới 12.000 KVA.
Tình hình cung cấp điện lưới Quốc gia cho khu vực nông thôn ở thành phố Lao
Cai và 8 huyện tính đến cuối năm 2010 như sau:
Bảng 7. Tình hình cung cấp điện khu vực nông thôn Lào Cai đến 12/2010
Đơn vị
hành chính

Tổng
số xã

TỔNG SỐ
Tp. Lào Cai
Bát Xát
M.Khương
Si Ma Cai
Bắc Hà
Bảo Thắng
Bảo Yên
Sa Pa
Văn Bàn

144
5
22
16
13
20
12
17

17
22

Số xã

điện
144
5
22
16
13
20
12
17
17
22

Tỉ lệ
%

Tổng
số thôn

100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0

100,0
100,0
100,0

1.582
69
218
189
98
195
210
273
93
237

Số
thôn
có điện
1.202
64
160
161
65
100
185
197
70
200

Tỉ lệ

(%)

Tổng
số hộ

Số hộ
có điện

Tỉ lệ
(%)

76,0
92,8
73,4
85,2
66,3
51,3
88,1
72,2
75,3
84,4

93.079
4.730
10.918
10.557
4.958
8.328
21.584
13.246

5.508
13.250

71.317
4.390
6.443
5.922
3.320
4.790
20.877
10.990
2.900
11.685

76,6
92,8
59,0
56,1
67,0
57,5
96,7
83,0
52,7
88,2

Nguồn: Điện lực Lào Cai
1.2.3. Đặc điểm xã hội (dân tộc, nguồn nhân lực và đời sống dân cư, một số
đặc điểm về điều kiện sống trong vùng).
a. Dân số và lao động
Theo thống kê của tỉnh, dân số trung bình năm 2014 của tỉnh Lào Cai có

665.152 người, trong đó dân số nông thôn 513.189 người, chiếm 77,15% dân
số chung. Tổng số lao động trong độ tuổi 458.142 người, riêng lao động
nông thôn có 347.642 người (đang làm việc là 327.955 người), bình quân
một lao động nông nghiệp phụ trách 0,24 ha đất sản xuất nông nghiệp và
0,97 ha đất lâm nghiệp.
Với lực lượng lao động nông nghiệp như trên, Lào Cai có đủ lao động để
thực hiện thâm canh, đa dạng hóa sản xuất trong nông nghiệp. Đây là nguồn lực
quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa.
b. Trình độ lao động nông nghiệp:
Nhìn chung hiện nay lực lượng lao động nông nghiệp có trình độ chuyên
môn kỹ thuật ở Lào Cai hiện còn thấp. Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai
năm 2014, lao động nông thôn đã qua đào tạo chiếm khoảng 7,82%. Số lao động
được đào tạo về quản lý, kỹ thuật thông qua dự án đào tạo cán bộ xã, các dự án
22


khuyến nông, khuyến lâm trong 10 năm qua bình quân mỗi năm khoảng 9.000
người.
c. Mức sống dân cư nông thôn
- Công tác xoá đói giảm nghèo luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền
quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đã
thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh với chương
trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, nên kết quả đạt được
đáng phấn khởi, bình quân trong thời gian qua, mỗi năm giảm được 4,5% số hộ
nghèo (khoảng 5.000 hộ) theo tiêu chí mới, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là
42,9% (khu vực nông thôn là 53,4%), đến năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống
còn 17,61% (khu vực nông thôn là 22,47%).
- Thu nhập bình quân theo đầu người/tháng theo giá hiện hành của tỉnh
Lào Cai nhìn chung vẫn còn thấp, bình quân khu vực thành thị là 4,584 triệu

đồng/tháng và 0,997 triệu đồng/tháng đối với khu vực nông thôn (năm 2014).
Trong đó nguồn thu từ ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản năm 2014
bình quân đạt 0,395 triệu đồng/người.
1.2.4. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội liên hệ tới khả
năng quy hoạch vùng trồng cây dược liệu.
* Thuận lợi.
- Lào Cai có vị trí địa lý tiếp giáp với đường biên giới Trung Quốc, có hai

cửa khẩu chính là cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu - Lào Cai, cửa khẩu quốc gia
Mường Khương cùng với tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai Côn Minh nên rất thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế nói chung và
vận chuyển hàng hóa là cây dược liệu nói riêng từ nước ta sang Trung Quốc vốn
là thị trường có nhu cầu lớn sử dụng cây dược liệu làm các loại thuốc.
- Sự đa dạng của khí hậu cùng tài nguyên sinh học cho phép tỉnh phát triển
nhiều chủng loại cây dược liệu có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn
đới, đặc biệt tại các huyện như: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Xi Ma Cai, Mương
Khương tại nhiều khu vực có khả năng phát triển một số cây dược liệu có nguồn
gốc ôn đới và á nhiệt đới như: Actisô, Đương Quy, Tam Thất, Đảng Sâm, Xuyên
Khung..., đây là nợi thế sẵn có của tỉnh mà nhiều địa phương khác trên cả nước
không có được.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngày càng được cải thiện đặc biệt ở
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiện nay tuyến đường cao tốc Hà Nội Lào Cai dài nhất nước đã được hoàn thành giúp cho đi lại và giao lưu giữa Lào
23


Cai và Hà Nội được thuận tiện và rút ngắn rất nhiều về thời gian, đó cũng là
thuận lợi để Lào Cai hội nhập, phát triển kinh tế xã hội; lưu thông và phát triển
sản xuất nông nghiệp nói chung và nhóm cây dược liệu nói riêng.
- Tiềm năng về lực lượng lao động tại 5 huyện Sa Pa, Bắc Hà, SiMaCai,
Mường Khương và Bát Xát rất dồi dào, đáp ứng tốt cho nhu cầu chuyển đổi cơ
cấu cây trồng sang trồng cây dược liệu.

* Khó khăn, hạn chế
- Địa hình chia cắt mạnh, đặc biết các vùng có tiềm năng phát triển cây
dược liệu quý đa phần lại nằm ở các khu vực có độ cao từ >1000 m nên giao
thông đi lại gặp nhiều khó khăn.
- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn của tỉnh Lào Cai nhìn chung có mức độ phức
tạp và diễn biến khó lường, hiện tượng hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối, rét
đậm rét hại... ở mức độ cao hơn hơn sơ với nhiều tỉnh thành khác của cả nước.
Đặc biệt tại 5 huyện nghiên cứu quy hoạch cây dược liệu (Sa Pa, Bắc Hà,
SiMaCai, Mường Khương và Bát Xát) diễn biến khí hậu và thủy văn còn ở mức
phức tạp hơn nữa do yếu tố địa hình và độ dốc cao hơn so với các khu vực khác.
Các hiện tượng tiêu cực của khí hậu và thủy văn có tác động tiêu cực đến sinh
trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây dược liệu nói riêng; đất đai bị
xói mòn mạnh làm cho nền nông nghiệp phát triển kém bền vững.
- Nguồn lao động nông thôn tại các vùng nghiên cứu quy hoạch đa phần
có chất lượng thấp, phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Nhiều khu
vực bà con dân tộc thiểu số chưa biết tiêng phổ thông nên khó khăn trong giao
tiếp và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật.
- Một bộ phận đồng bào các dân tộc dân trí thấp, còn tập quán du canh du
cư; phong tục tập quán và phương thức canh tác lạc hậu ...
Những hạn chế trên là những thách thức mà nông nghiệp Lào Cai nói
chung và ngành cây dược liệu nói riêng phải vượt qua để sớm phát triển và hình
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
II. THỰC TRẠNG VÙNG TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH LÀO CAI
TỪ NĂM 2012-2014
2.1. Đánh giá về tình hình sản xuất vùng trồng cây dược liệu hàng hóa
2.1.1. Hiện trạng diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn của tỉnh
Tỉnh Lào Cai có nhiều khu vực núi cao với địa hình chia cắt và phân bố
cao thấp khác nhau, điều kiện cho khí hậu đa dạng từ nhiệt đới đến á nhiệt đới.
Nhờ vậy tỉnh Lào Cai có nhiều loại cây dược liệu quý với số lượng hàng trăm
loài, nhiều loài quý hiếm có giá trị y dược rất cao như Sâm Ngọc Linh (khu vực

24


dãy núi Hoàng Liên Sơn), cây Bình Vôi, Tam Thất hoang, Chè dây, Giảo Cổ
Lam, Đỗ Trọng…Tuy nhiên do quá trình khai thác quá mức nên nhiều loài dược
liệu quý đã bị cạn kiệt và hiện nay đã nằm trong sách đỏ. Cây dược liệu của tỉnh
hiện đang được khai thác và sử dụng từ 2 nguồn chính:
a. Nguồn dược liệu tự nhiên
- Diện tích nguồn dược liệu này hiện chưa có đánh giá cụ thể do các loài
dược liệu được mọc tự nhiên chủ yếu trong rừng và được khai thác phục vụ nhu
cầu tiêu dùng của thị trường.
- Về chủng loại cây dược liệu tự nhiên hiện chỉ còn có một số loại đang
được khai thác với số lượng ngày càng hạn chế như: Giảo cổ lam, chè dây và
một số loài khác (Đăng sâm, Hà thủ ô, Sa Nhân tím, ấu tàu và nhóm cây thuốc
tắm của người dao…).
b. Nguồn dược liệu trồng:
- Vào những năm 1960-1970 trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 2 khu vực
trồng cây dược liệu mạnh là Trại nghiên cứu cây thuốc (tại SaPa) và nông trường
dược liệu tại xã Na Hối, Nậm Mòn. Đây là 2 địa chỉ nghiên cứu, thực nghiệm và
sản xuất một số loại dược liệu như Đương quy, Tam thất, Đỗ trọng, Sinh địa,
Xuyên khung, Độc hoạt, Bạc hà,... với diện tích trên 1000 ha. Tuy nhiên do
nhiều yếu tố khách quan chủ yếu là do việc chuyển đổi từ sản xuất kế hoạch sang
cơ chế thị trường nên cây dược liệu đã không bắt kịp cơ chế, do vậy nhiều loại
cây trồng giờ đã không còn trên địa bàn.
- Hiện nay, việc sử dụng dược liệu trong chăm sóc sức khoẻ (thuốc, thực
phẩm chức năng, mỹ phẩm) đã được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và bắt đầu
có nhu cầu lớn. Các loài cây dược liệu có thế mạnh phát triển trên địa bàn tỉnh
như: Actiso, Đương quy, Bạch truật, Bạch chỉ, Độc hoạt, Đảng sâm, Chè dây,
Sinh địa, Tam Thất… đã được khôi phục và phát triển theo các đơn đặt hàng của
các công ty dược đóng trên địa bàn tỉnh với diện tích thực hiện qua những năm

như sau:

Bảng 8: Tình hình diện tích cây dược liệu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 -2015
Năm 2012
Năm 2014
Năm 2015
So sánh (ha)
DT
CC
DT
CC
DT
CC (2015- (2015TT
Địa điểm
(ha)
(%)
(ha)
(%)
(ha)
(%)
2012) 2014)
1 TP. Lào Cai
11
3,3
0
0,0
12
1,6
1
12


25


×