Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh VPBank Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.47 KB, 4 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...............................................................2
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TAI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH................................................................2
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG.................................72
KẾT LUẬN....................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................84
Nguyễn Nữ Tuệ Linh Đầu tư 47C
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Quá trình phát triển của VPBank qua các năm.............................3
Bảng 2. Hoạt động huy động vốn.................................................................11
Bảng 3. Hoạt động tính dụng ..................................................................12
Bảng 4: dự trù doanh thu, chi phí của dự án..............................................25
Bảng 5: Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư...............29
Bảng 6: Phân tích độ nhậy 1 chiều...............................................................30
Bảng7: phân tích độ nhậy 2 chiều ...............................................................30
Bảng 8: Bảng cân đối kế toán.......................................................................34
Bảng 9: Báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh..........................40
Bảng10: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty công nghiệp tàu
thủy Ngô Quyền:............................................................................................42
Bảng 11: Doanh thu hàng năm khi đạt tối đa công suất thiết kế ............45
Bảng 12: Bảng tổng hợp doanh thu - chi phí hoạt động............................46
Bảng13: Giá trị hiện tại ròng và hệ số hoàn vốn nội bộ.............................49
Bảng 14 : Trả nợ vốn vay .............................................................................53
Bảng 15: Thời gian thẩm định được ngân hàng ................................61


Nguyễn Nữ Tuệ Linh Đầu tư 47C
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.
Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và
cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ thống. Đây là nghiệp vụ tạo
ra lợi nhuận cao nhất, nó chiếm khoảng 2/3 lợi tức nghiệp vụ ngân hàng có từ tiền lãi cho vay.
Nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Có vô số các rủi ro khác nhau khi
cho vay, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn
làm cho ngân hàng bị phá sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.
Những năm vừa qua, mặc dù các Ngân hàng thương mại đã chú trọng đến công tác thẩm
định nhưng nhìn chung kết quả đạt được chưa cao, chưa đem lại cho nền kinh tế một sự phát
triển xứng đáng. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng VPBank - chi nhánh
VPBank Kinh Đô, em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư vay vốn tại Chi nhánh VPBank Kinh Đô".
Với những kiến thức tích luỹ được trong thời gian thực tập thực tế tại Chi nhánh và trong
thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức để hoàn thiện và
nâng cao chất lượng thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án nói
chung tại Chi nhánh.
Chuyên đề thực tập bao gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định tai chính dự án đầu tư vay vốn tại
Ngân hàng Thương nghiệp cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư tại Ngân hàng.
Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về mặt nhận thức,
Chuyên đề thực tập của em chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em rất cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là cô
Hoàng Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Nữ Tuệ Linh Đầu tư 47C
1
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TAI CHÍNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH VPBANK
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank
Ngân hàng thương mại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (tên gọi tắt:
VPBank) là một pháp nhân được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông theo
pháp luật Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, và công ty tài chính số 38/LCT-HĐNN8
ngày 24/5/1990 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và được Thống đốc NHNN
Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP ngày 12/8/1993 trong thời hạn 99
năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép thành lập số
1535/QĐ-UB ngày 4/9/1993.
Tháng 2/2006, VPBank đã đặt trụ sở tại số 8 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Webside: www.vpbank.com.vn
Từ khi thành lập cho đến nay, VPBank đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc
biệt năm 2006 được coi là một năm có nhiều sự đột phá với một loạt các hoạt động
mang tính chất nền tảng cho sự đổi mới, phát triển của VPBank trong tương lai. Khi
mới thành lập, VPBank có số vốn điều lệ ban đầu 20,01 tỷ VNĐ với 16 cổ đông sang
lập là các pháp nhân, thể nhân Việt Nam. Tháng 8/1994 VPBank nâng vốn điều lệ lên
70,01 tỷ VNĐ. Ngày 18/3/1996 vốn điều lệ của VPBank tăng lên 174,9 tỷ VNĐ với 97
cổ đông. Song do nhu cầu phát triển, đến tháng 8/2006 vốn điều lệ đạt 500 tỷ VNĐ.
Ngay sau đó, được sự chấp thuận của NHNN, VPBank bán 10% vốn cổ phần cho cổ
đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC- một ngân hàng lớn nhất Singapore,

Nguyễn Nữ Tuệ Linh Đầu tư 47C
2

×