Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đánh giá tình hình đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại xã Hát Môn huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.01 KB, 59 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp chuyên ngành quản lý đất
đai và trong suốt thời gian thực tế tại Ủy ban nhân dân xã Hát Môn- huyện Phúc
Thọ- thành phố Hà Nội, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
-

Các thầy, cô giáo trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tâm
giảng dạy, truyền thụ cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian theo học

-

tại trường.
Toàn thể thầy giáo, cô giáo giảng viên Khoa Quản Lý Đất Đai trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình

-

hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cô giáo: Th.s Nguyễn Thị Thu Hương
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và dẫn dắt em trong suốt thời gian

-

hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đâọ, cán bộ chuyên môn Phòng
địa chính UBND xã Hát Môn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em, cung cấp những
thông tin, tài liệu cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành
được đồ án tốt nghiệp.
Với điều kiện tời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một


sinh viên nên bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có
điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình để em hoàn thiện bài báo cáo này
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Giáo viên hướng dẫn

Th.s Nguyến Thị Thu Hương

Sinh viên

Kim Thị Bình


2

DANH MỤC VÀ CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BNV

Bộ Nội Vụ

BTNMT- BTC

Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Tài Chính

CP

Chính phủ


CT-TTg

Chỉ thị Thủ tướng

CV- CP

Công văn Chính phủ

GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.

NĐ- CP

Nghị định Chính phủ

NĐ- UBTVQH

Nghị định Ủy ban Thường vụ Quốc hội

QĐ- BTNMT

Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường

QĐ- UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QĐ- TTg


Quyết định Thủ tướng

QH

Quốc hội

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TN-MT

Tài nguyên và Môi trường

TT- BTNMT

Thông tư Bộ Tìa nguyên Môi trường

TTLT

Thông tư liên tịch

UBND

Ủy ban nhân dân


3


MỤC LỤC


4

DANH MỤC BẢNG

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại
và phát triển của con người và các sinh vật khác. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên,
là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là một trong những thành
phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng
công trình văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh
thổ của mỗi quốc gia, gắn liền với lịch sử dân tộc và tình cảm của con người trong
xã hội. Đất đai có những tính chất đặc trưng về vị trí cố định trong không gian,
không thể di chuyển như các loại hàng hóa tư liệu sản xuất khác, đất đai có đặc
trưng về số lượng (diện tích luôn là một con số nhất định mà con người không thể
làm cho nó tăng thêm). Chính những đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt giữa đất
đai với các tư liệu sản xuất khác.
Trong thực tế hiện nay, nước ta đang trở mình mạnh mẽ, xu thế hội nhập
toàn cầu, sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang diễn ra trên
thế giới. Điều này làm cho việc phân bố đất đai cho các ngành, cho các mục đích
khác nhau ngày càng trở nên khó khăn, đẩy nhu cầu đất đai tăng lên, quan hệ đất
đai phức tạp và luôn biến động nên việc quản lý còn nhiều bất cập. Trong khi các
chủ sử dụng đất chỉ quan tâm đến lợi ích lâu dài dẫn đến nhiều tranh chấp đất đai
xảy ra, tình trạng sử dụng đất không đúng quy họach.
Đứng trước những vấn đề như vậy, đảng và nhà nước đã nhiều lần thay đổi
và bổ sung các chính sách pháp luật đất đai nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về

đất đai có hiệu quả và đúng pháp luật. Công tác đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng


5

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là một trong 15 nội dung quản lý
Nhà nước về đất đai. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà
còn đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người sử dụng.
Hát Môn nằm về phía Đông của huyện Phúc Thọ, cách thị trấn Phúc Thọ
12km. Trong những năm gần đây cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại đất
nước nền kinh tế của xã đang ngày một phát triển. Quá trình phát triển này đã làm
tăng nhu cầu của con người trong đó có nhu cầu sử dụng đất đai. Người dân xem
đất đai như là tài sản quý giá để làm nơi cư trú và thực hiện các giao dịch như:
chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn, bảo lãnh…Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trở nên rất quan trọng, là căn cứ để người dân sử dụng và
thực hiện các quyền đối với thửa đất của mình. Vì vậy công tác đăng ký cấp GCN
ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết.Mặc dù trong thời gian qua được sự quan
tâm của các cấp, các ngành song hiện nay công tác cấp GCN trên địa bàn xã thời
gian qua gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên cơ sở đóem chọn nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình đăng ký đất
đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn
liền với đất tại xã Hát Môn- huyện Phúc Thọ- thành phố Hà Nội”

.

Mục đích, yêu cầu

2.1. Mục đích
-


Tìm hiểu và đánh giá công tác đăng ký đất đai cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở xã Hát Môn- huyện Phúc Thọ-

-

Thành phố Hà Nội.
Phân tích những nguyên nhân và tồn tại trong công tác đăng ký đất đai cấp GCN.
Đánh giá thuận lợi khó khăn của công tác cấp GCN.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác cấp GCN quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Hát Mônhuyện Phúc Thọ- thành phố Hà Nội.


6

2.2. Yêu cầu
-

Nắm vững luật đất đai, các thông tư, nghị định và những quy định của pháp

luật đất đai hiện hành và các quyết định của UBND thành phố và huyện có liên
-

quan.
Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc giao đất, cấp GCN trên địa bàn.
Số liệu điều tra thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
Đưa ra những đề xuất, kiến nghị phải phù hợp, có tính khả thi với điều kiện thực tế
của địa phương



7

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.

Đối tượngnghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức, cơ sở tôn giáo.

1.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: xã Hát Môn- huyện Phúc Thọ- thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010- 2014

1.3.
-

Nội dung nghiên cứu
Cơ sở lí luận và căn cứ pháp lí của công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

-


Tình hình quản lí, sử dụng đất đai.

-

Kết quả thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-

Đánh giá những khó khăn thuận lợi trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Phương pháp điều tra
Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tư liệu cần thiết phục vụ cho
việc nghiên cứu. Công tác này được thực hiện qua hai giai đoạn:


8

-

Điều tra nội nghiệp: Nhằm thu thập các số liệu, thông tin cần thiết thông qua

các phòng, ban trong huyện, các phương tiện như sách, báo, mạng Internet… Các số
liệu thu thập được bao gồm: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên
cứu, hiện trạng sử dụng đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện,…

-

Điều tra ngoại nghiệp: Là công tác khảo sát thực địa nhằm bổ sung, chính

xác hoá các thông tin, thu thập trong phòng.

1.4.2. Phương pháp thống kê
Thống kê các số liệu, tài liệu địa chính và các số liệu, tài liệu khác liên quan,
thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu.
1.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Tổng hợp các số liệu điều tra thành các bảng biểu cụ thể. Thông qua kết quả
điều tra số liệu được xử lý bằng các hàm thống kê, phần mềm như: excel…

1.4.4. Phương pháp so sánh phân tích tống hợp
Dùng để so sánh, đối chiếu và phân tích các số liệu thu thập được để đưa ra
các đánh giá, nhận xét tìm ra những nguyên nhân tồn tại, khó khăn trong công tác
đăng ký, cấp GCN QSDĐ trên địa bàn theo mốc thời gian, giữa các khu vực nghiên
cứu.

1.4.5.


9

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại xã Hát Môn- huyện Phúc Thọthành phố Hà Nội.


2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hát Môn nằm về phía Đông của huyện Phúc Thọ, cách thị trấn Phúc Thọ
12km. diện tích tự nhiên của xã là 433.59 ha, chiếm 3,7% diện tích tự nhiên của
huyện Phúc Thọ. Ranh giới của xã giáp các đơn vị hành chính sau:
-

Phía Đông giáp xã Trung Châu, xã Thọ An thuộc huyện Đan Phượng.
Phía Tây giáp xã Thượng cốc.
Phía Nam giáp xã Thanh Đa, xã Ngọc Tảo.
Phía Bắc giáp xã Vân Nam
Tuy xã Hát Môn nằm xa trung tâm huyện Phúc Thọ nhưng vị trí xã cách
quốc lộ 32khoảng 6 km và cách TL 417 hơn 1 km. Xã Hát Môn chỉ cách trung tâm
thành phố Hà Nội hơn 20km nên xã có nhiều thuận lợi trong việc lưu thông hàng
hoá ra thành phố Hà Nội và việc phát triển kinh tế xã hội cũng thuận lợi.
2.1.1.2.

Địa hình, địa mạo
Hát Môn nằm trong vùng trọng điểm của phân lũ nên địa hình tương đối

phức tạp. Khu dân cư được tôn cao để tránh nước, đồng ruộng có địa hình lòng chảo
và bãi tương đối bằng phẳng. Nhìn chung địa hình của xã có xu hướng nghiêng từ
Đông Bắc sang Tây Nam. Độ cao so với mặt nước biển trung bình từ 9 - 12m.
Địa hình xã Hát Môn thích hợp cho vùng sản xuất nông nghiệp, các trang trại
VAC tập trung và vùng sinh thái.


10


2.1.1.3.

Khí hậu

- Nhiệt độ
Xã Hát Môn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên mang đặc điểm
chung của vùng khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9,
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,5o C, Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất
là 28,8oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình hàng tháng thấp nhất là 16,2oC ( tháng 1)
Tổng số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (Trung bình 5,1 giờ trên/
ngày).
Số giờ nắng, số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng
3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.700mm, nhưng phân bố
không đồng đều trong các năm. Mưa chủ yếu tập trung vào tháng 5 đến tháng 8 với
75% tổng lượng mưa, đây là hạn chế vì mưa tập trung thường xuyên gây ra úng ở
một số nơi có địa hình thấp. Nhưng tháng còn lại ít mưa đặc biệt các tháng 11 và
tháng 12 lượng mưa rất thấp.
-Hướng gió
Hát Môn chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và
gió Đông Nam.
* Đánh giá: Nhìn chung khí hậu của xã Hát Môn là tương đối thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng, đặc biệt là thuận lợi cho việc trồng
lúa nước.
2.1.1.4.

Thủy văn

Đầu nguồn của dòng sông Đáy xuất phát từ xã Hát Môn, do đó có chế độ
thuỷ văn rất khác biệt. Mùa mưa sông Đáy có dòng chảy lớn, mùa cạn trở thành
dòng sông khô.


11

Nguồn nước ngầm đang được người dân khai thác sử dụng, chất lượng đảm
bảo cho sinh hoạt.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có hệ thống ao, hồ dùng vào nuôi cá cũng góp
phần rất lớn vào việc ổn định chế độ thuỷ văn của xã.
2.1.1.5.

Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Hát Môn có tổng diện tích tự nhiên là 433,59 ha. Đất nông nghiệp có 254,02
ha chiếm 58,59% diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 179,57 ha, chiếm
41,41% diện tích tự nhiên.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000 của huyện, thì xã
Hát Môn huyện Phúc Thọ có các loại đất chính sau:


Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)
Chiếm khoảng 35% tổng diện tích đất canh tác, phân bố chủ yếu ở vùng

trung tâm xã và chạy dọc theo kênh Nam. Đất thường hình thành ở địa hình cao hơn
các loại phù sa khác. Do các chất kiềm và kiềm thổ bị rửa trôi, sắt nhôm tích tụ tạo
nên các tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt
nhẹ, phản ứng đất chua vừa. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất này nếu được
tưới tiêu chủ động.



Đất phù sa gley (Pg)
Chiếm khoảng 55% tổng diện tích đất canh tác của xã. Loại đất này chiếm

diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các cánh đồng và các thôn trong xã. Đất được
hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, mức độ glây yếu
đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua,
hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất đang trồng 2 vụ lúa
có năng suất cao, ổn định, cần có biện pháp cải tạo mở rộng diện tích cây vụ đông.


Đất phù úng nước (Pj)


12

Diện tích khoảng 10% tổng diện tích đất canh tác của xã. Loại đất này chiếm
diện tích nhỏ nhất, phân bố vùng trũng phía Đông của xã, mức độ glây mạnh, yếm
khí, các chất dinh dưỡng giàu nhưng hàm lượng các chất dễ tiêu nghèo, cần có chế
độ tiêu nước mới thích hợp lúa 2 vụ hoặc chuyển đổi sang các mô hình VAC.
b) Tài nguyên nước

-

Nguồn nước mặt: xã thuộc khu vực có lượng mưa lớn, nước mặt chủ yếu là

từ sông, các ao hồ và sự điều tiết ở nơi khác đến bằng các hệ thống công trình thủy
lợi như trạm bơm tưới, chất lượng khá tốt, nhất là cho phát triển nông nghiệp. Ngoài
ra đồng ruộng của xã còn được cung cấp và tiêu thoát bởi hệ thống kênh mương có

lưu lượng nước được điều chỉnh, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
-

Nguồn nước ngầm: đã được nhân dân trong xã sử dụng tương đối tốt, chất

lượng khá đảm bảo đặc biệt là nước sạch, nước ngọt và mát, tuy nhiên trong tương
lai phải chú ý bảo vệ nguồn nước chống sự ô nhiễm.
c)Tài nguyên nhân văn
Nhân dân Hát Môn huyện Phúc Thọ có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời
mang đậm nét văn hoá của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Mỗi thôn có sự xuất
hiện sớm muộn khác nhau, song nhân dân trong địa bàn luôn thể hiện tinh thần
tương thân, tương ái, vượt qua khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trong xã có đền thờ Hai Bà Trưng đã được công nhận là di tích lịch sử cấp
quốc gia, bảo tồn và đề nghị xếp hạng di tích văn hóa (ngôi đền nằm trên bờ cửa
sông Hát, sau do sông đổi dòng nên đền đã ở sâu vào đất liền. Đền thờ Hai Bà
Trưng ở Hát Môn là một quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây
dựng ở phía Bắc làng cổ trên một khu đất có thế long chầu hổ phục, phía trước là gò
con rùa và sông Hát chảy từ bên hữu sang bên tả mang nghĩa đem dòng sinh lực từ
dương về âm để muôn loài, muôn vật trong không gian này phát sinh, phát triển.


13

Hát Môn huyện Phúc Thọ cũng là nơi giữ gìn các phong tục tập quán của
người Việt, các thôn trong xã đều có đình chùa, miếu mạo để thờ cúng đức Thành
Hoàng Làng, tế lễ thần linh và tổ chức lễ hội.
Với lịch sử văn hiến, người dân trong xã cần cù, sáng tạo trong lao động sản
xuất; anh dũng kiên cường trong đấu tranh và trong công cuộc đổi mới. Vì vậy,
nhân dân xã Hát Môn huyện Phúc Thọ đã được Đảng, Nhà nước, cấp trên ghi nhận

và đã được tặng thưởng nhiều bằng khen…
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và
nhân dân Hát Môn huyện Phúc Thọ đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới,
khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương thực hiện thắng lợi với mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh trên địa bàn xã.
Thực trạng môi trường
Môi trường nước
Nhìn chung môi trường nước của xã Hát Môn chưa có giấu hiệu suy giảm đáng
.

-

kể. Nguồn nước ngầm trong, sạch, ngọt và mát được người dân lấy làm nước sinh
hoạt hàng ngày. Tuy nhiên Đảng bộ vẫn cần phải triển khai công tác đưa nước
-

máy về nông thôn để việc sử dụng nước sinh hoạt nơi đây được đảm bảo hơn.
Xử lý rác thải
Bãi rác thải của xã rộng 900m2 chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây
là nơi tập kết rác sinh hoạt trong toàn xã. UBND xã thường xuyên chỉ đạo công tác
vệ sinh môi trường, thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về
bảo vệ môi trường. Đến nay, 100% thôn được hỗ trợ xe chở rác thải, làm tốt công
tác thu gom rác thải và chở đến nơi theo quy định.

-

Môi trường không khí
Môi trường không khí trong xã tương đối là trong lành nhưng với đặc điểm
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,
làng nghề, ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa... thì môi trường của

xã trong những năm tới sẽ bị tác động mạnh mẽ. Do vậy khi quy hoạch sử dụng đất
cần chú ý tới việc bảo vệ môi trường.


14

-

Môi trường đất
Môi trường đất của xã Hát Môn hiện nay chưa bị ô nhiễm nhưng nó đang bị
đe dọa bởi việc sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và kích
thích sinh trưởng. Ngoài ra, việc canh tác thiếu hợp lý các loại cây trồng, chất thải
từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ chưa được xử lý thích hợp đang là
mối đe dọa lớn đối với môi trường đất.
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời gian
tới cần xây dựng hệ thống cấp nước sạch, tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ
môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến
khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn
xóm và cộng đồng.

2.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền xã
Hát Môn, kinh tế - xã hội của xã đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào thế
ổn định, phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2010 -2014 đạt
11,05%/năm. Trong giai đoạn này nông nghiệp giảm 0,4 %/năm, công nghiệp- xây
dựng tăng 7,4 %/năm và thương mại- dịch vụ tăng 1,2%/năm. Tổng giá trị sản xuất

năm 2014 đạt 221,3 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch đề ra. Trong đó ngành Nông
nghiệp đạt 47,7 tỷ đồng, chiếm 21,5% cơ cấu kinh tế; ngành Công nghiệp – Xây
dựng (CN-XD) đạt 79,2tỷ đồng chiếm 35,8% cơ cấu kinh tế; ngành Thương mại –
Dịch vụ (TM-DV) đạt 94,4tỷ đồng chiếm 42,7% cơ cấu kinh tế.
Biểu đồ2.1 thể hiện cơ cấu kinh tế xã Hát Môn năm 2014. Qua biểu đồ 2.1 ta
thấy: Nông nghiệp chiếm 21,5%, Công nghiệp- Xây dựng chiếm 35,8%, Thương
mại - Dịch vụ chiếm 42,7%. Thương mại dịch vụ đạt tỷ lệ cao như vậy 1 phần nhờ
hoạt động kinh doanh buôn bán, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận tải….bên cạnh đó Hát
Môn có đền thờ Hai Bà Trưng mở hội từ ngày mông 2/3- 6/3 âm lịch hàng năm nên


15

thu hút rất nhiều khách tham quan, đi lễ. những ngày này trong năm việc kinh
doanh thu lợi nhuận khá là cao.

Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện phát triển theo chiều
hướng tích cực, phù hợp với quy luật trong hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn của cả nước. Với những thành tựu đáng ghi nhận và mở ra khả năng mới trong
giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
đời sống nhân dân đã từng bước được nâng cao, bình quân lương thực và thu nhập
bình quân tính theo đầu người tăng lên rõ rệt.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, nhờ có sự đoàn kết thống nhất cao từ Đảng ủy,
HĐND xã đến các thôn, sự tham gia xây dựng phong trào của cán bộ và toàn thể
nhân dân cũng như sự quan tâm của cán bộ các cấp nên ngành nông nghiệp cũng có
những bước phát triển khá.
∗ Trồng trọt: đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản


phẩm, mặc dù hàng năm xã phải chuyển đổi một phần diện tích đất cho xây dựng
cơ sở hạ tầng và đất ở cho nhân dân. Song diện tích đất gieo trồng vẫn luôn đảm
bảo, đạt kế hoạch hàng năm đề ra.
Những năm qua đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thâm canh và
làm tốt công tác bảo vệ thực vật nên năng suất cây trồng tăng nhanh, nhất là năng
suất lúa. Năm 2014 tổng Diện tích gieo trồng cả năm 706 ha, trong đó vụ đông
180ha đạt 100% kế hoạch, vụ xuân 254ha đạt 100% kế hoạch, vụ mùa 272ha đạt
100% kế hoạch. Diện tích cây trồng: Lúa 324ha, ngô 130 ha, đậu tương 145ha, rau
màu và cây ăn quả 107ha.
- Năng suất cây lúa 63,5 tạ/ha, so với cùng kỳ tăng 2,4%, cây đậu tương 20
tạ/ha, so với cùng kỳ tăng 11%, cây ngô 55 tạ/ha, cây rau màu năng suất về giá trị


16

đạt 40 triệu đồng/ha.Tổng thu trồng trọt đạt 31,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 2,9%;
trong đó thu về lương thực đạt 3078 tấn quy về giá trị đạt 18,9 tỷ đồng, thu về giá trị
rau màu, cây ăn quả, dịch vụ nông nghiệp đạt 12,8 tỷ đồng.


Chăn nuôi:
Chăn nuôi có xu hướng giảm tại thời điểm 30/12/2014, đàn lợn có 2981 con
(trong đó đàn lợn nái 385 con), đàn bò 84 con, đàn gia cầm 43750 con, đàn chó trên
2000 con, diện tích nuôi thả cá 12,8ha. So với cùng kỳ đàn lợn giảm 1,2%, đàn bò
tăng 9%, đàn gia cầm tăng 17%.
Tổng thu giá trị Nông nghiệp 47,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 2,5%.Nhìn
chung, sản xuất nông nghiệp ở Hát Môn huyện Phúc Thọ trong thời gian qua cũng
còn gặp những khó khăn đáng kể: thời tiết biến động thất thường ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng, vật nuôi; dịch bệnh gia súc, gia cầm biến động phức tạp; thị

trường tiêu thụ các loại nông sản không ổn định; giá vật tư sản xuất biến động theo
hướng bất lợi cho nông dân.

)

Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - dịch vụ
Xã Hát Môn huyện Phúc Thọ là xã có lợi thế để phát triển cả Thương mại Dịch vụ, Công nghiệp - TTCN. Những năm vừa qua, kinh tế của xã phát triển tương
đối nhanh, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, tỷ lệ lao động có
việc làm tăng.
Trong thời kỳ 2010- 2014 xã có sự chỉ đạo chặt chẽ về phát triển các thành
phần kinh tế, tập trung, khuyến khích và tao điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản
xuất phát triển, nhất là các ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng...
khôi phục các nghề truyền thống địa phương như: làm tủ bếp, thiết kế nội thất, dệt,
đan lát... vừa tăng thu nhập, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động từ ngành nông
nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Năm 2014 tốc độ tăng trưởng
ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản thu về 79,2 tỷ đồng so
với cùng kỳ tăng 12%.


17

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, các loại hình dịch vụ trên
địa bàn xã đã có những bước phát triển mới. Số hộ kinh doanh dịch vụ ngày càng
tăng. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu ở đây là: Kinh doanh dịch vụ tại chỗ,
buôn bán tạp hóa, đồ gỗ, bảo quản nông sản… Năm 2014 tỷ trọng ngành thương
mại, dịch vụ chiếm 42,7% thu về 94,4 tỷ đồng tăng 3,8% so với năm 2010.
Nhìn chung, nền kinh tế xã Hát Môn đang trên đà phát triển mạnh, xã có
tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng
nghề. Trong quy hoạch sử dụng đất đai cần mạnh dạn bố trí đất cho các ngành phi
nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động tại địa phương.

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a) Dân số.

Tổng dân số xã Hát Môn huyện Phúc Thọ năm 2014 có 8450 khẩu, với 1676
hộ gia đình, cư trú tại các thôn. Mật độ dân số 19,48 người/km2. Tình hình biến
động dân số được thể hiện qua bảng 3.1. Qua bảng 3.1 ta thấy xã Hát Môn có tỷ lệ
phát triển dân số đều đặn, tăng không quá cao. Để đạt được ngưỡng đó UBND xã
cùng chi hội phụ nữ đã tuyên truyền công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đều đặn
và thường xuyên. Cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trong xã tỷ lệ gia
tăng dân số năm đã giảm từ 1,02% (năm 2010) xuống còn 1,00% (năm 2014).
Bảng 2.1. Tình hình biến động dân số giai đoạn 2010- 2014

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2010

2011

2012

2013

2014

1. Tổng số nhân khẩu

Người


8189

8246

8341

8410

8451

- Số nam

Người

4053

4109

4169

4219

4247

- Số nữ

Người

4136


4137

4172

4191

4204

2. Tỷ lệ phát triển dân số

%

1,02

1,01

1,01

1,01

1,00

3. Tổng số hộ

Hộ

1587

1601


1641

1656

1676


18

4. Tổng số lao động

Người

6498

6541

6578

6631

6745

- Lao động nông nghiệp

Người

3297


3312

3341

3387

3450

-Lao động phi nông nghiệp

Người

3201

3229

3237

3244

3295

(Nguồn: UBND xã Hát Môn)
b) Lao động, việc làm
∗ Lao động.

Theo thống kê, năm 2014 xã Hát Môn có 6745lao động, chiếm 79,81% dân
số, trong đó:
-


Lao động nông nghiệp: 3450 người, chiếm 51,15% tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế. Diện đất nông nghiệp trong xã cao chiếm 58,59% diện tích
đất tự nhiên nên lao động nông nghiệp cao là lợi thế để phát triển trong việc chăn
nuôi sản xuất.

-

Lao động phi nông nghiệp là 3295 người, chiếm 48,85% tổng số lao động trong các
ngành kinh tế trong đó:

+

Lao động công nghiệp - TTCN và xây dựng: 1748 người chiếm 53,64% tổng số lao

động phi nông nghiệp.
+ Lao động làm thương mại - dịch vụ: 1511 người, chiếm 46,36% tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Xã Hát Môn có nghề truyền thống là làm đồ gõ, thiết kế nội thất. Nguồn lao
động dồi dào là thuận lợi để phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng
như ngành nghề truyền thống.
Hiện trạng dân số xã Hát Môn được thể hiện ở bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 2.2. Hiện trạng dân số theo đơn vị thôn của xã Hát Môn năm 2014

STT

Thôn

Số hộ
(hộ)


Nhân
khẩu
(người)

Tổng số
lao động
(người)

Lao
động
nông
nghiệp
(người)

Lao động
phi nông
nghiệp
(người)


19

1

Thôn 1

168

617


498

251

247

2

Thôn 2

142

627

478

208

270

3

Thôn 3

151

586

481


261

220

4

Thôn 4

178

930

631

324

307

5

Thôn 5

197

941

672

415


257

6

Thôn 6

184

989

768

412

356

7

Thôn 7

147

980

789

367

422


8

Thôn 8

179

948

761

338

423

9

Thôn 9

182

826

685

318

367

10
Tổng

toàn xã

Thôn 10

148

1006

982

556

426

1951

1676

8451

6745

3450

(Nguồn: UBND xã Hát Môn)
Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy nguồn nhân lực của xã khá dồi dào. Nhưng
chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao. Đa số lao động là lao động tay chân, thiếu
kinh nghiệm. Trong khi đó quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang làm cho
diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh khiến những người dân mất tư liệu sản xuất buộc họ phải đi

làm thuê không ổn định, bị bóc lột sức lao động mà tỷ lệ lao động được qua đào tạo
vẫn còn thấp nên vấn đề đào tạo lao động cần phải được quan tâm và chú trọng nếu
không tình trạng thiếu việc làm nhất là đối với thanh niên, cũng như lực lượng nông
nhàn sẽ là vấn đề nan giải cần quan tâm trong thời gian tới.
*
-

Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động:

Hát Môn có xu hướng giảm nhanh cơ cấu lao động nông – lâm – ngư nghiệp, tăng
cơ cấu lao động công nghiệp – xây dựng và thương mại - dịch vụ. Cụ thể:


20

+ Cơ cấu lao động nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 24,1% năm 2010 xuống
còn 22,5% vào năm 2014,
+ Cơ cấu lao động công nghiệp – xây dựng tăng từ 23,0% năm 2010 lên
35,8% năm 2014,
+ Cơ cấu lao động thương mại – dịch vụ tăng từ 38,9% năm 2010 lên 42,7%
năm 2014.
∗ Việc làm và thu nhập.

Việc làm: Trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, thực hiện chăm lo đến các đối tượng chính sách xã hội; đời sống nông dân từng
bước cải thiện; Thực hiện bước đầu có hiệu quả về hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu
lao động, phát triển thị trường lao động... (thông qua các hoạt động vay vốn với lãi
suất thấp từ quỹ quốc gia), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm dần
đến mức thấp nhất số người không có việc làm, thiếu việc làm, ổn định và nâng cao
đời sống của nhân dân trong huyện; công tác khuyến nông, khuyến công được quan

tâm. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2014 là 37%.
- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 theo giá hiện hành đạt
26,2 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu này năm 2000 mới đạt 3,35 triệu
đồng/người/năm) .
2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng luôn phải đi trước một bước làm tiền đề cho sự phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ
tầng, UBND huyện Phúc Thọ và xã Hát Môn luôn quan tâm, đầu tư, nâng cấp hệ
thống cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tốt hơn. Cụ thể:
a) Hệ thống giao thông

Toàn xã có 57,829 km đường giao thông nông thôn, trong đó:
- Đường trục xã, liên xã: gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 6,367 km, đã bê tông hóa

được 6,367 km.


21

-

Đường trục thôn, liên thôn: gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 9,2407 km, đã bê tông

-

hóa được 100%.
Đường trục chính nội bộ và đường làng ngõ xóm có tổng chiều dài 42,221 km,đã
được bê tông hóa 100%.

b) Hệ thống thủy lợi


Hát Môn là xã làm nông nghiệp là chủ yếu nên hệ thông kênh mương, thoát
nước có ý nghĩa khá là quan trọng trong việc tưới tiêu.
Hiện tại, Hát Môn có 10 trạm bơm với tổng công suất 8.240 m³/h. Các trạm
bơm trên chỉ tưới chủ động cho 154/234 ha (chiếm 65,81% diện tích canh tác) và
tiêu 154 ha (chiếm 65,81% diện tích canh tác). Các trạm bơm này không đủ đáp ứng
cho diện tích canh tác của xã nên cần phải đầu tư xây dựng trạm bơm mới.
Hệ thống kênh mương do xã quản lý có 27,2 km. Chiều dài kênh mương đã
được kiên cố hòa là 7,2 km (chiếm 26,47%); còn lại 20 km ( chiếm 73,53%) là
mương đất.
c) Hệ thống điện

Hệ thống điện trên toàn xã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh và đi vào
ổn định, đảm bảo nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Toàn xã có 6 trạm
biến áp với tổng công suất 1.630 KVA với tổng chiều dài 21,41 km, toàn bộ là
đường dây hạ thế. Tuy nhiên chỉ có 4,40 km ( chiếm 20,55%) đường dây vẫn tốt,
còn lại 17,01 km ( chiếm 79,45%) đường dây đã xuống cấp, cần được cải tạo.
d) Cơ sở giáo dục đào tạo
Hệ thống giáo dục trên địa bàn hiện có: 01 nhà trẻ, 01 trường tiểu học, 01
trường trung học cơ sở. Công tác chăm lo sự nghiệp giáo dục trong những năm qua
luôn là mục tiêu chính và được đặt lên hàng đầu.Việc dạy và học thường xuyên
được cải tiến, chất lượng dạy và học đạt kết quả tốt.Công tác khuyến học đã đi vào
nề nếp, có tác dụng động viên các cháu học tập, nhất là các cháu học sinh nghèo học
giỏi.


22

Ngoài chăm lo cho sự nghiệp giáo dục phổ thông, địa phương còn luôn quan
tâm đến giáo dục thường xuyên, giáo dục cộng đồng, cán bộ từ xã đến các thôn

thường xuyên được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Nhìn chung hệ thống trường, lớp tại Hát Môn đã được kiên cố hóa và còn sử
dụng tốt. Tuy nhiên còn thiếu một số phòng chức năng và thiếu cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia theo tiêu chí NTM.
e) Cơ sở y tế

Xã có 1 trạm y tế, diện tích khuôn viên là 1.247 m², với 8 giường bệnh, đã
đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu khám bệnh cũng như đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng. Mạng lưới y
tế dự phòng, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được chú trọng phát triển. Nhiều
chương trình được triển khai tốt như tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng
chống sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bướu cổ. Đến nay, có
100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin. Tuy nhiên trẻ em
suy dinh dưỡng trong độ tuổi vẫn còn cao với 15,2%.
f)

Cơ sở văn hóa - thể dục thể thao
Công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân tham gia xây dựng nếp sống văn
minh được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức. Năm 2014 toàn xã có 1951 hộ
đăng ký xây dựng gia đình văn hóa và đã có 1948 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình
văn hóa.
Hiện tại, 10 cụm dân cư của xã Hát Môn đều có nhà hội họp, tổng diện tích
khuôn viên 3.594,1 m². Các hoạt động thể dục thể thao từng bước phát triển. Hàng
năm xã đều tham gia đầy đủ các giải đấu do thành phố và huyện tổ chức về các bộ
môn như: cầu lông, bóng đá, bóng chuyền… Các câu lạc bộ TDTT ở các thôn
được duy trì đều đặn.
Tuy nhiên, mạng lưới sân chơi thể thao ở các cụm dân cư và đặc biệt là trung
tâm thể thao của xã hầu như chưa được quan tâm. Tương lai cần chú trọng xây dựng



23

cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động thể dục thể thao của nhân
dân.
g)

Bưu chính viễn thông
Xã có 1 điểm bưu điện văn hóa, đã được kết nối Internet đến trung tâm xã,
diện tích 100 m², ở gần chợ.
Tỷ lệ hộ có sử dụng điện thoại (cố định và di động) đạt 100%. Tỷ lệ số thôn
có hệ thống đài truyền thanh đạt 100%. Tỷ lệ số hộ có máy thu hình là 98%.

h) Chợ nông thôn

Xã có 1 chợ, diện tích mặt bằng 5.900 m², là nơi giao thương chủ yếu của
người dân địa phương và vùng lân cận. Tại chợ hiện có 113 hộ cá thể kinh doanh,
trong đó có 53 hộ đã đăng ký kinh doanh.
Trong năm 2014, được sự quan tâm của UBND huyện, địa phương đã đầu tư
cải tạo nâng cấp chợ nhưng chưa đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, chợ chỉ có 60 ki
ốt bán hàng và bãi xe, thiếu các hạng mục cơ sở vật chất thiết yếu như công trình vệ
sinh, hệ thống cấp điện...
Trong thời gian tới cần bố trí thêm quỹ đất và xây dựng chợ mới với đầy đủ
các hạng mục cơ sở vật chất cần thiết như: các ki ốt bán hàng, công trình vệ sinh
công cộng, công trình thu gom rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm phục
vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong xã.
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường


Thuận lợi
- Xã Hát Môn cách QL32 khoảng 6km. Với vị trí như trên, xã có nhiều lợi

thế trong việc trao đổi, giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội không những với
các địa phương trong huyện mà còn cả các vùng tiếp giáp. Đặc biệt Hát Môn chỉ
cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 20km nên việc lưu thông hàng hóa, nông sản
ở đây ra Hà Nội tiêu thụ khá là thuận lợi. Nhìn chung, xã Hát Môn huyện Phúc Thọ
có mạng các tuyến giao thông tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông đối ngoại


24

thuận tiện: có tuyến đường Quốc lộ 32 chạy dọc theo chiều dài xã; có Tỉnh lộ, trục
chính tuyến liên xã, liên thôn đều được đổ bê tông. Mạng lưới giao thông, thủy lợi
nội đồng khá dày, chiều rộng nền đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới.
- Nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào bảo đảm nước cung cấp cho sản
xuất và sinh hoạt. Mạng lưới kênh tưới và tiêu nước đảm bảo.
- Nguồn tài nguyên đất đai tuy không lớn, nhưng độ phì nhiêu cao có khả
năng khai thác tốt trong việc sản xuất các loại cây trồng có năng suất và chất lượng
cao là cơ sở cho phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Một
số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động có
hiệu quả thu hút được lực lượng lao động trên địa bàn.
- Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh có hệ thống điện tương
đối bảo đảm, sự ảnh hưởng của môi trường do sản xuất hiện tại chưa ảnh hưởng
đến môi trường sống sung quanh. Các công trình hạ tầng xã hội đáp ứng được nhu
cầu của nhân dân.
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ cấp Trung ương, tỉnh đến cấp
huyện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội tạo cho xã phát triển trên
hầu hết tất cả các mặt. Nguồn nhân lực dồi dào, cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất. Lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ cao là thuận lợi lớn cung cấp nguồn nhân
lực cho phát triển sản xuất địa phương. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được
nâng cao cung cấp lực lượng lao động có tay nghề phục vụ tại địa phương.



Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư đồng bộ, một số công trình như giao
thông, thủy lợi, điện, nước... Giao thông và thủy lợi nội đồng phần lớn chưa được
cứng hóa, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phát triển xã
hội.
- Tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng
chưa đảm bảo trình tự thủ tục nên trong quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh.


25

- Tiềm lực kinh tế chưa mạnh, vốn tích lũy chưa có nhiều nên hạn chế sự chủ
động đầu tư của xã và người dân trong phát triển sản xuất.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng, trình độ dân trí thấp, tiếp cận
kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa còn nhiều hạn chế.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy chưa bức xúc nhưng đã có những biểu hiện
ô nhiễm cục bộ, cần có các giải pháp đồng bộ trong tương lai.
- Hệ thống thủy lợi chưa được kiên cố hóa đồng bộ nên hiệu quả phục vụ sản
xuất nông nghiệp thấp.


Đánh giá về phát triển kinh tế gây áp lực trong lĩnh vực đất đai
- Kinh tế của xã trong thời gian tới sẽ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng trong lĩnh vực tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng cũng như thương mại dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu như vậy đòi
hỏi phải bố trí quỹ đất cho các lĩnh vực này, chuyển mục đích sử dụng một phần lớn
quỹ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
- Sự phát triển kinh tế theo mô hình nông thôn mới sẽ hình thành các trung
tâm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, là tiền đề cho việc hình thành các điểm dân

cư tương đối tập trung. Hơn nữa, hàng năm dân số của xã sẽ tăng thêm cần tính toán
dành quỹ đất ở cho các nhu cầu này.
- Để thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, định hướng xây dựng nông thôn mới thì hệ thống cơ sở hạ tầng phải được
nâng cấp mở rộng và xây dựng mới; quỹ đất dành cho phát triển hạ tầng trong kỳ
quy hoạch cũng sẽ tăng đáng kể.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng và của huyện cũng sẽ phát
sinh các nhu cầu sử dụng đất phân bổ cho xã, trong kỳ quy hoạch cũng phải tính đến
các phát sinh về quỹ đất này.
Như vậy, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã và của huyện trong
thời gian tới sẽ tạo ra một số áp lực về sử dụng quỹ đất. Để thực hiện chiến


×