Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.49 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


HOÀNG THỊ THẮM
TIỂU LUẬN MÔN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học hóa học

Người hướng dẫn: TS. LÊ VĂN NĂM

TPHCM, tháng 02 năm 2011


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thì mục tiêu, nội dung
chương trình và phương pháp đào tạo ở mọi bậc học, cấp học trong hệ thống giáo dục đòi
hỏi phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng
việc đổi mới đó chính là việc thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp. Tuy nhiên, hiện
nay giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên hóa học nói riêng cũng còn đang “loay
hoay”, lo lắng khi sử dụng phương pháp này học nào đó cho đối tượng, học sinh của minh.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu giáo dục, người giáo viên cần có những
nghiên cứu khoa học trong dạy học với: phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp


thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu lý luận … để đưa ra được những kết luận về thực
trạng giáo dục hiện tại, từ đó tìm ra những biện pháp, phương pháp khả thi để khắc phục
những điểm yếu, phát huy được những mặt tích cực của hiện tại nhằm giúp nâng cao chất
lượng, hiệu quả của việc dạy – học.
Một trong những phương pháp quan trọng để tìm hiểu được thực trạng của việc giảng
dạy nói chung và giảng dạy hóa học ở trường phổ thông nói riêng đó là phương pháp điều
tra giáo dục. Phương pháp này giúp cho các nhà nghiên cứu giáo dục, người giáo viên biết
rõ thực trạng hiện tại của việc giảng dạy hóa học. Và để đảm bảo việc điều tra giáo dục thực
hiện có chất lượng, đúng thực chất thì yếu tố chiếm vai trò quan trọng đó là: câu hỏi để điều
tra. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra một cách hợp lý,có hệ thống, có tính logic và
đúng nguyên tắc sẽ giúp cho việc điều tra được thuận lợi, kết quả điều tra đáng tin cậy để
làm nền tảng cho việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay.
Trước tình hình, những yêu cầu của thực tế, tôi lựa chọn tiểu luận với đề tài “Thiết kế
bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở
trường phổ thông nhằm tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy hóa học ở phổ thông, trên cơ

Trang 2


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

sở đó, giúp đồng nghiệp xây dựng các biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả của việc dạy học hóa học ở trường phổ thông.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu cơ sở lí luận về câu hỏi trong điều tra giáo dục.
Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ
thông nhằm tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy hóa học ở phổ thông

Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng câu hỏi trong điều tra thực trạng giảng
dạy hóa học ở trường phổ thông.
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng giảng dạy hóa học ở trường phổ thông
có hệ thống, đầy đủ, khoa học sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên hiểu rõ
được thực trạng của việc giảng dạy hóa học ở phổ thông, từ đó có những biện pháp đổi mới,
phương pháp thích hợp để nâng cao chất lượng việc dạy và học hóa học.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT
Đối tượng nghiên cứu: Điều tra thực trạng dạy học hóa học ở phổ thông qua bảng câu
hỏi điều tra.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ
thông
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu quy trình nghiên cứu một đề tài khoa học về lí luận và phương pháp dạy
học hóa học.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về câu hỏi điều tra giáo dục
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát: việc xây dựng câu hỏi nghiên cứu dạy và học hóa học phổ
thông của các đồng nghiệp.
Trang 3


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Phương pháp chuyên gia: Xác định, phân loại câu hỏi, xây dựng hình thức hỏi phù

hợp.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Xây dựng một số nguyên tắc trong qui trình thiết kế câu hỏi điều tra thực trạng dạy và
học.
Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực trạng dạy và học hóa học ở trường phổ
thông

Trang 4


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Câu hỏi và câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục
1.1.1. Câu hỏi
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến câu hỏi theo nhiều quan niệm khác nhau.
Theo từ điển Triết học: Câu hỏi là mệnh đề ghi nhận những yếu tố không biết rõ cần phải
làm sáng tỏ của một tình hình, một nhiệm vụ nào đó. Câu hỏi được diễn đạt bằng mệnh đề
hoặc cụm từ nghi vấn trong ngôn ngữ tự nhiên.
Từ điển Tiếng Việt cho rằng: quan niệm hỏi tức là nói ra điều mình muốn người khác
cho biết, yêu cầu được trả lời, hoặc đòi hỏi, hoặc mong muốn ở người khác, yêu cầu được
đáp ứng.
Những định nghĩa trên tuy có khác nhau về hình thức nhưng chúng đều thống nhất về
những dấu hiệu của câu hỏi như:
- Hướng vào đối tượng nhận thức
- Sự đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ bằng lời
- Đòi hỏi giải quyết, đáp lại, trả lời các yêu cầu, nhiệm vụ.
Từ những ý kiến trên, quan điểm câu hỏi dùng trong tài liệu thống nhất với tác giả Đặng

Thành Hưng: “Câu hỏi là kiểu câu nghi vấn, có mục đích tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay sự vật
nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật, mô tả,
phân tích, so sánh có liên quan đến sự vật, về bản chất sự vật dưới hình thức câu trả lời”.
1.1.2. Câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục
Câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục là câu hỏi được đặt ra trong quá trình nghiên cứu
giáo dục, nhằm hướng vào việc tìm hiểu, làm rõ sự kiện, sự vật nhất định có liên quan đến
mục tiêu nghiên cứu, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật,
những mô tả, giải thích, so sánh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (thực trạng giáo dục)
dưới hình thức bảng câu hỏi (được thực hiện trên giấy, hay phỏng vấn trực tiếp) giữa người
khảo sát và người được khảo sát.
Trang 5


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

1.2. Phân loại câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục
1.2.1. Câu hỏi đóng
- Câu hỏi đóng là loại câu hỏi yêu cầu người trả lời chỉ đánh dấu vào các khả năng cho
trước
- Dựa vài số lượng các khả năng trả lời ta chia câu hỏi đóng thành nhiều loại:
1.2.1.1 Loại 2 khả năng trả lời:
- Loại 2 khả năng trả lời thì bảng câu hỏi chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không.
Ví dụ: Khi soạn giáo án (thiết kế bài giảng), thầy/ cô có sử dụng sách hướng dẫn thiết kế
bài giảng không?



Không


- Câu hỏi này phải đặt người trả lời vào hoàn cảnh rõ ràng (một trong hai khả năng)
- Tránh các câu hỏi như: “Khi soạn giáo án (thiết kế bài giảng), thầy/ cô có thường sử
dụng sách hướng dẫn thiết kế bài giảng không?” vì khó xác định chữ “thường” là vào
khoảng nào để trả lời “có” hoặc “không”.
- Đôi khi, người khảo sát đưa thêm phương án thứ 3 “không biết”
1.2.1.2 Loại nhiều khả năng trả lời:
- Câu hỏi này được dùng trong trường hợp người trả lời phải đánh giá một vấn đề nào đó
mà nhà nghiên cứu cần biết chính xác hơn hai khả năng “tốt” và “xấu”.
- Người trả lời loại câu hỏi này sẽ thoải mái hơn khi trả lời
Ví dụ: Quý thầy (cô) đã sử dụng các phương pháp dạy học ở mức độ nào trong giảng dạy
hóa học ở phổ thông?
Tên các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học

Rất thường
xuyên

Mức độ sử dụng
Thường
Đôi khi
xuyên

Thuyết trình
Đàm thoại
Thí nghiệm biểu diễn
Học sinh làm thí nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp minh họa
Graph dạy học
Algorit dạy học

Dạy học theo nhóm
Sơ đồ tư duy
Phương pháp khác:
Trang 6

Không sử
dụng


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

1.2.2. Câu hỏi mở
- Đây là loại câu hỏi mà người trả lời có thể viết (nói) vài câu để giải trình một vấn đề
nào đó
- Mục đích: bổ sung cho câu hỏi đóng hoặc nhà nghiên cứu cần hiểu sâu hơn về tâm tư,
tình cảm, thái độ của người trả lời đối với vấn đề đang nghiên cứu
- Chú ý: yêu cầu người trả lời ngắn gọn, không dài dòng
1.3. Những lưu ý về việc đặt câu hỏi
- Câu hỏi phải đơn giản, thích hợp với mục đích nghiên cứu, dễ trả lời. Tránh việc đặt
câu hỏi dài dòng, không cần thiết, câu hỏi hình tượng
Ví dụ: Em có thích học môn hóa không?



Không

- Không dùng từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt khả năng người trả lời, từ ngữ nước
ngoài
Ví dụ: Mức độ sử dụng phương pháp công não trong quá trình dạy học của bạn? (nhiều

giáo viên chưa biết tới phương pháp này là phương pháp thế nào để trả lời)
- Câu hỏi phải đơn trị
Ví dụ: Bạn có định nâng cao trình độ lấy bằng thạc sỹ không? (Ở đây gồm 2 vế: nâng
cao trình độ, lấy bằng thạc sỹ)
- Khi không cần thiết, tránh những câu hỏi đi vào đời tư của người trả lời làm người ta
khó nói
Ví dụ: Đánh giá của Ban giám hiệu về hiệu quả giảng dạy của bạn HKI vừa qua?
- Trong những trường hợp cần thiết, những vấn đề “nhạy cảm” cần chuyển bị một số câu
hỏi vòng làm ở sở phán đoán
Ví dụ: Ở ví dụ trên, ta có thể đưa 2 câu hỏi mở sau:
+ Hiệu quả giảng dạy trung bình của tổ:…….
+ Hiệu quả giảng dạy của bạn:……
- Tránh những câu hỏi ta biết chắc câu trả lời
1.4. Cấu trúc bảng câu hỏi

Trang 7


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

- Thông thường, bảng câu hỏi có hàng chục câu hỏi. Bên cạnh các câu hỏi còn có những
lời giải thích để làm người trả lời hiểu rõ nội dung và cách trả lời
- Nếu bảng không sạch, không rõ ràng, không sáng sủa thì nó sẽ làm người trả lời lúng
túng, đôi khi khó chịu, bực bội. Điều đó làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra
- Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:
+ Phần đầu: gồm những vấn đề chung với nội dung tìm hiểu đối tượng. Ngoài ra, phần
mở đầu cũng nhằm mục đích khởi động cho cuộc giao tiếp, định hướng cho giao tiếp
+ Phần chính: Những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra
+ Phần kiểm chứng: Phần này có thể bao gồm cả 2 loại câu hỏi nhằm mục đích làm rõ

thêm cho phần chính hoặc đôi khi kiểm chứng lại vấn đề nào đó để xác định đối tượng tar3
lời thật hay không thật
1.5. Tác dụng và hạn chế của câu hỏi điều tra
1.5.1. Tác dụng
- Nếu dừng lại câu hỏi không khuôn khổ thì thu được lượng tin tức lớn trong một thời
gian ngắn mà không đòi hỏi người nghiên cứu và phương tiện phức tạp.
1.5.2. Hạn chế
- Tính chủ quan của người được điều tra (nói không đúng sự thật)
- Không giúp phân tích được hiện tượng và do đó không giúp kết luận chắc chắn về bản
chất hiện tượng đó mặc dù điều tra cho ta những biểu hiện ổn định có quy luật của hiện
tượng.
- Không cho biết diễn biến tâm lý dẫn đến câu trả lời của người trả lời.

Trang 8


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Chương 2.

THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI CHO ĐỂ TÀI
“ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY –HỌC HÓA HỌC PHỔ THÔNG”
2.1. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy – học hóa học ở phổ thông
Bước 1: Xác định mục đích điều tra
- Đây là vấn đề then chốt khi xây dựng bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy – học hóa
học ở phổ thông.
- Xác định đúng mục đích điều tra sẽ giúp ta định hướng được các câu hỏi với nội
dung phù hợp và xác định được đối tượng cần điều tra
Bước 2: Xác định đối tượng điều tra

- Khi xây dựng câu hỏi điều tra, người nghiên cứu phải luôn nhớ đến đối tượng đang
muốn điều tra.
- Việc xác định đúng đối tượng điều tra sẽ giúp chi người nghiên cứu xây dựng câu
hỏi phù hợp với đối tượng, sử dụng ngôn từ thích hợp với đối tượng đang muốn điều tra để
thu được kết quả điều tra trung thực, khách quan nhất
Bước 3: Xác định loại câu hỏi sẽ tiến hành và điều kiện điều tra
- Câu hỏi là phương tiện quan trọng trong quá trình điều tra, vì vậy người nghiên cứu
cần tìm hiểu, xác định chính xác các loại câu hỏi sẽ sử dụng điều tra ở từng nội dung cụ thể
trong phần điều tra.
- Việc tìm hiểu, xác định các điều kiện điều tra sẽ giúp người nghiên cứu tiên liệu
được các yếu tố thuận lợi hay rủi ro trong quá trình điều tra, từ đó có kế hoạch, phương án
tránh hoặc khắc phục kịp thời.
Bước 4: Xây dựng bảng câu hỏi
- Khi xây dựng bảng câu hỏi, người nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc khi xây
dựng bảng câu hỏi điều tra thực trạng giảng dạy và đảm bảo các yêu cầu của câu hỏi đã xác
định ở các bước trên
Bước 5: Kiểm định lại bảng câu hỏi trước khi đem đi điều tra
Trang 9


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Người nghiên cứu cần kiểm định lại bảng câu hỏi trước khi đem tiến hành lấy ý kiến
điều tra đại trà ở các mặt:
+ Về nội dung: Câu hỏi điều tra có đúng mục đích nghiên cứu, có phù hợp với đối
tượng nghiên cứu chưa?
+ Về hình thức: bố cục bảng câu hỏi hợp lý, có tính logic, trình bày sạch sẽ, không sai
chính tả …
2.2. Bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy và học hóa học phổ thông (Dành cho học

sinh)

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Thân gửi các em học sinh, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng việc dạy và
học hóa học ở trường phổ thông, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng việc dạy và
học hóa học, mong các em cho biết những ý kiến của bản thân mình bằng cách trả lời các
câu hỏi sau:
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:.............................................................................................................................
- Lớp.......................................... Trường:..............................................................................
CÁC VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO Ý KIẾN
1. Em có thích bộ môn hóa học không?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
- Vì sao em thích? (Trả lời ngắn gọn)
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
- Vì sao không thích? (trả lời ngắn gọn)
......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Trang 10


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm


2. Bài giảng của thầy cô, em thấy:
Khó hiểu
Hiểu
Dễ hiểu
Không hiểu
3. Giờ hóa của lớp em
Rất vui
Thoải mái
Bình thường
Căng thẳng
4. Các phương pháp giáo viên áp dụng trong tiết dạy (Chọn theo mức độ)
Tên các phương pháp và

Rất thường

hình thức tổ chức dạy học

xuyên

Mức độ sử dụng
Thường
Đôi khi
xuyên

Không sử
dụng

Thuyết trình
Đàm thoại (Hỏi – đáp)
Thí nghiệm biểu diễn

Học sinh làm thí nghiệm
Algorit dạy học
(Các bước khi làm 1 dạng
bài nào đó)
Dạy học theo nhóm
Sơ đồ tư duy
Phương pháp khác:

5. Trong lớp, giáo viên của em có sử dụng các phương tiện trực quan nào (Có thể
chọn nhiều phương án)
Thí nghiệm biểu diễn
Mô hình, hình vẽ mô phỏng
Phim thí nghiệm
Tham quan thực tế
6. Mức độ sử dụng sách giáo khoa môn hóa học của lớp em
Trang 11


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Thường xuyên
Thi thoảng
Không sử dụng
7. Tiết học bài mới môn hóa của lớp em diễn ra theo hình thức
Giáo viên giảng, viết trên bảng, học sinh chép vào vở
Giáo viên giảng, học sinh sử dụng trực tiếp sách giáo khoa
Học sinh soạn bài trước, giáo viên giảng, giải thích những thắc mắc của học sinh
Hình thức khác:..............................................................................................................
8. Khi giảng dạy, giáo viên hóa lớp em có liên hệ thực tế, giảng về ứng dụng của các

hóa chất nghiên cứu trong bài học?
Thường xuyên
Thi thoảng
Không nói đến
9. Ý kiến của em về việc học những ứng dụng của các chất hóa học trong đời sống
Rất thích
Bình thường
Không quan tâm
10. Tiết ôn tập, luyện tập môn hóa của lớp em diễn ra theo hình thức
Giáo viên tái hiện lại kiến thức cũ là chủ yếu
Giáo viên gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ hoặc làm 1 số bài tập trong SGK, đề cương
Học sinh hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hình thức khác:..............................................................................................................
11. Bài tập giáo viên trong lớp em sử dụng trong (có thể chọn nhiều phương án)
Sách giáo khoa
Sách bài tập
Đề cương của trường
Đề cương của giáo viên
12. Lớp em làm thí nghiệm tại phòng thực hành thí nghiệm hóa 1 năm.............lần
13. Khi giáo viên đặt câu hỏi trên lớp, em
Thường xuyên xung phong trả lời
Trang 12


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Thi thoảng xung phong trả lời
Chỉ xung phong khi có cộng điểm
Không bao giờ xung phong

14. Em có đi học thêm môn hóa không?

Không
Cảm ơn ý kiến, sự giúp đỡ của các em. Chúc các em học tốt và ngày càng yêu thích môn
hóa

2.3. Bảng câu hỏi điều tra thực trạng dạy và học hóa học phổ thông (Dành cho giáo
viên)

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
Thân gửi các thầy cô, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng việc dạy và học
hóa học ở trường phổ thông, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng việc dạy và học
hóa học, mong các thầy cô cho biết những ý kiến của bản thân mình bằng cách trả lời các
câu hỏi sau:
THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên:...............................................Tuổi: ...................................................................
- Nơi công tác:.......................................................................................................................
- Khối lớp giảng dạy:..............................
CÁC VẤN ĐỀ CẦN THAM KHẢO Ý KIẾN
1. Số tiết môn hóa tại trường thầy cô theo khối lớp
- Khối 8: ..............tiết/tuần
- Khối 9: ..............tiết/tuần
- Khối 10: ..............tiết/tuần
- Khối 11: ..............tiết/tuần
- Khối 12: ..............tiết/tuần
2. Mức độ sử dụng sách giáo khoa trong lớp của thầy cô
Thường xuyên
Trang 13



GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Thi thoảng
Không sử dụng
3. Theo nhận định của thầy cô: Nội dung chương trình sách giáo khoa hóa
Khối lớp

Mức độ
Phù hợp trình độ học

Nặng

sinh

Nhẹ

Hóa 8
Hóa 9
Hóa 10
Hóa 11
Hóa 12
4. Các phương pháp thầy cô áp dụng trong tiết dạy (Chọn theo mức độ)

Tên các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học

Mức độ sử dụng
Rất thường
xuyên


Thường xuyên

Đôi khi

Không sử
dụng

Đọc – chép
Thuyết trình
Đàm thoại (Hỏi – đáp)
Thí nghiệm biểu diễn
Học sinh làm thí nghiệm
Algorit dạy học
Dạy học theo nhóm
Sơ đồ tư duy
Power Point hoàn toàn
Phương pháp khác:
5. Trong lớp, thầy cô có sử dụng các phương tiện trực quan nào (chọn theo mức độ )

Tên các phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học

Mức độ sử dụng
Rất thường
xuyên

Thường xuyên

Thí nghiệm biểu diễn

Học sinh làm thí nghiệm
Mô hình, tranh vẽ mô phỏng
Phim thí nghiệm
Quan sát thực tế
Dạy power point
Trang 14

Đôi khi

Không sử
dụng


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm
6. Tiết học bài mới thầy cô tổ chức lớp học theo hình thức

Giáo viên giảng, viết trên bảng, học sinh chép vào vở
Giáo viên giảng, học sinh sử dụng trực tiếp sách giáo khoa
Học sinh soạn bài trước, giáo viên giảng, giải thích những thắc mắc của học sinh
Hình thức khác:..............................................................................................................
7. Khi giảng dạy, thầy cô có liên hệ thực tế, giảng về ứng dụng của các hóa chất

nghiên cứu trong bài học?
Thường xuyên
Thi thoảng
Không nói đến
8. Tiết ôn tập, luyện tập thầy cô tiến hành theo hình thức

Giáo viên tái hiện lại kiến thức cũ là chủ yếu

Giáo viên gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ hoặc làm 1 số bài tập trong SGK, đề cương
Học sinh hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Hình thức khác:..............................................................................................................
9. Bài tập thầy cô sử dụng cho học sinh làm lấy trong (có thể chọn nhiều phương

án)
Sách giáo khoa
Sách bài tập
Đề cương của trường
Sách tham khảo
10. Hình thức thi, kiểm tra ở trường thầy cô
Hình thức
Khối lớp

Kết hợp

Bài kiểm
tra

100% tự luận

100% trắc nghiệm

tự luận – trắc nghiệm
(Ghi rõ % điểm từng phần)

Hóa 8
Hóa 9
Hóa 10


15 phút
1 tiết
15 phút
1 tiết
15 phút
1 tiết
Trang 15


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Hóa 11
Hóa 12

15 phút
1 tiết
15 phút
1 tiết

11. Số lượng tiết thực hành môn hóa ở trường thầy, cô
- Khối 8: ..............tiết/năm
- Khối 9: ..............tiết/năm
- Khối 10: ..............tiết/năm
- Khối 11: ..............tiết/năm
- Khối 12: ..............tiết/năm
12. Đánh giá kỹ năng thực hành thí nghiệm của học sinh từ phía thầy cô
Thành thạo
Có kỹ năng, nhưng chưa thuần thục
Còn lúng túng khi thực hành

Không biết kỹ năng thực hành thí nghiệm hóa học
13. Theo thầy cô, dấu hiệu thể hiện tính tích cực của học sinh là
Hăng hái phát biểu ý kiến
Hay nêu thắc mắc
Làm bài tập đầy đủ
Tự bản thân chiếm lĩnh tri thức
14. Trong tiết học trên lớp, mức độ học sinh đặt câu hỏi cho thầy, cô hoặc bạn thuyết
trình về nội dung bài học sinh
Thường xuyên
Thi thoảng
Không bao giờ
15. Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy hóa học ở trường thầy cô
Thầy đọc – trò chép, giảng giải xen kẽ vấn đáp
Có đổi mới nhưng còn chậm
Chỉ đổi mới ở giáo viên trẻ
Chỉ đổi mới ở giáo viên giỏi
Trang 16


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

Chỉ đổi mới khi thao giảng
16. Để thiết kế một bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực
Rất khó
Khó
Mất quá nhiều thời gian
Bình thường
Dễ
17. Theo thầy cô, phương pháp dạy học tích cực áp dụng với đối tượng học sinh nào

(Chọn nhiều phương án)
Mọi đối tượng học sinh
Học sinh các lớp giỏi - khá
Học sinh lớp có số lượng ít
Học sinh trung bình – yếu
Học sinh các lớp ngoan
Cảm ơn ý kiến, sự giúp đỡ, cộng tác của quý thầy cô. Mọi ý kiến đóng góp, thảo luận
quanh

vấn

đề

của

đề

tài

xin

thầy,



liên

hệ: Hoàng

Thị


Thắm



email:
2.4. Kinh nghiệm thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng giáo dục có hiệu quả
- Nêu đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề cần nghiên cứu, tránh hỏi lan man nhiều yếu tố sẽ
mất thời gian và không thu được nhiều thông tin liên quan đến đề tài
- Số lượng câu hỏi trong mỗi bảng câu hỏi vừa phải, không quá ngắn (vì sẽ không thu
nhận được đủ thông tin), cũng không nên quá dài (sẽ làm người trả lời cảm thấy mệt mỏi,
không hứng thú trả lời bảng câu hỏi). Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu được.
- Sử dụng linh hoạt nhiều loại câu hỏi, hình thức trả lời để không gây nhàm chán cho
người trả lời.
- Nên thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng từ phía giáo viên lẫn học sinh để có cái
nhìn tổng quan hơn về thực trạng dạy – học hóa học ở trường phổ thông, tránh những ý
kiến chủ quan của đối tượng trả lời câu hỏi.
- Hình thức bảng câu hỏi: rõ ràng, sạch sẽ, không sai chính tả
Trang 17


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

- Ngôn từ trong các câu hỏi mạch lạc, tránh dùng những từ ngữ khó hiểu, ngoài khả năng
trả lời của người trả lời
- Việc sắp xếp thứ tự các câu hỏi: có mối tương quan với nhau theo trình tự nhất định về
một mảng, vấn đề nào đó. Tránh việc sắp xếp các câu hỏi một cách lộn xộn vì sẽ có thể gây
trùng lặp ý muốn hỏi hoặc khiến người trả lời có cảm giác khó chịu khi thay đổi liên tục
mạch suy nghĩ để trả lời bảng câu hỏi


Trang 18


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

KẾT LUẬN CHUNG
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài điều tra thực
trạng dạy và học hóa học ở trường phổ thông” tôi đã đạt được những kết quả sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề: câu hỏi và câu hỏi điều tra giáo
dục, vai trò của câu hỏi trong điều tra thực trạng giáo dục, phân loại cũng như các lưu ý khi
sử dụng câu hỏi trong điều tra thực trạng dạy – học hóa học ở phổ thông
2. Từ các yếu tố trên, đề tài đã xây dựng được quy trình xây dựng bảng câu hỏi điều tra
thực trạng dạy – học hóa học ở phổ thông. Với bảng câu hỏi mang tính tổng quan về các mặt
của quá trình dạy – học hóa học, ở cả 2 đối tượng (giáo viên – học sinh) sẽ giúp người
nghiên cứu thu được kết quả nghiên cứu tương đối đầy đủ, ít mang tính chủ quan của người
trả lời
3. Đề tài cũng đề xuất một số kinh nghiệm khi thiết kế bảng câu hỏi điều tra thực trạng
dạy – học hóa học ở phổ thông nhằm giúp các đồng nghiệp nâng cao chất lượng của bảng
câu hỏi điều tra thực trạng giảng dạy hóa học từ đó có những kế hoạch sử dụng phương pháp
dạy – học hóa học một cách hiệu quả.

Trang 19


GVHD: TS. Lê Văn Năm
HV: Hoàng Thị Thắm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ

thông và đại học, NXB Giáo dục.
2.

Trịnh Văn Biều (2005), Các kĩ năng dạy học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ

Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
3.

Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư

phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
4.

Lê Văn Năm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong dạy

học hóa học, lưu hành nội bộ
5.

Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học 2,

NXB Khoa học và Kỹ thuật
6.

Phạm Ngọc Thanh Tâm (2009), Thiết kế bộ câu hỏi định hướng bài học

lớp 10 trung học phổ thông chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Trường

ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh
7.

Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Giáo dục Hà Nội.
8.

http:/www.dayhocintel.net.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................................................2
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................................................................2
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................................................3
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC................................................................................................................3
KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................3
PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................................................3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................3
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................................................4

Trang 20



×