Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.9 KB, 65 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chính sách đổi mới kinh tế ở nước ta đặc biệt là trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt được những thành tựu to lớn, góp
phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó nuôi trồng thuỷ sản đã có bước
phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tiên tiến và
bền vững.
Thanh Hoá là tỉnh ven biển có 102 km đường biển, đó là một lợi thế rất lớn
giúp tỉnh Thanh Hoá giao lưu và phát triển, đặc biệt phát triển mạnh nghề nuôi trồng
cũng như khai thác thuỷ sản mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tỉnh Thanh Hoá có 5
huyện giáp với biển trong đó có huyện Hoằng Hoá, Hoằng Hoá là huyện có 49 xã và
thị trấn với 8 xã giáp biển được trãi dài trên 12 km đường biển, trong đó xã Hoằng
Phụ, là xã có phía Đông giáp biển và phía Nam giáp sông Lạch Hới, đó là điều kiện
thuận lợi thúc đẩy người dân trong xã phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản mà đặt
biệt là nghề nuôi tôm sú, bởi nghề nuôi tôm sú là nghề mang lại thu nhập cao cho
người dân, bởi vậy phát triển nghề nuôi tôm sú là hướng làm ăn đầy triển vọng cho
công cuộc xoá đói giảm nghèo ở xã Hoằng Phụ nói chung và các hộ nuôi tôm sú nói
riêng.
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện thì nghề nuôi tôm sú những năm qua ở xã
Hoằng Phụ hầu hết mang tính tự phát, việc thực hiện quy trình nuôi chưa đúng kỹ
thuật, các hộ nuôi còn chủ quan trong công tác cải tạo và xử lý ao nuôi, thiếu định
hướng lâu dài, việc hỗ trợ của địa phương và các cấp các ngành có liên quan cho các
hộ nuôi còn nhiều hạn chế, thiếu sự đồng bộ do đó mà hiệu quả của nghề nuôi tôm sú
thu được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Xuất phát từ thực tế đó, để thúc đẩy nghề nuôi tôm sú phát triển và nâng cao
hơn nữa hiệu quả nuôi tôm sú ở xã Hoằng Phụ, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá
hiệu quả nuôi tôm sú vụ Đông Xuân năm 2009 ở xã Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá”, làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

1



• Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả nói chung và hiệu quả kinh
tế của nghề nuôi tôm sú ở xã Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá.
- Đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của các hộ nuôi trên
địa bàn xã Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá, từ đó đánh giá các nhân
tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả nuôi tôm sú và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao
kết quả và hiệu quả của nghề nuôi tôm sú trên địa bàn xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng
Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
• Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình điều tra tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó tôi đã điều
tra 60 hộ nuôi tôm sú ở xã Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh Hoá.
- Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả
của hoặt động nuôi tôm sú.
- Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và
đánh giá số liệu.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong quá trình điều tra tôi có tham
khảo các ý kiến chuyên gia, cán bộ thuỷ sản,...
• Giới hạn nghiên cứu đề tài:
- Giới hạn về mặt không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả nuôi tôm sú của
các hộ trong và ngoài đê trên địa bàn xã Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hoá - tỉnh Thanh
Hoá.
- Giới hạn về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả nuôi tôm sú vụ Đông
Xuân năm 2009 và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chung của xã qua 3 năm 2007 – 2009.
- Giới hạn về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu kinh tế nuôi tôm
sú vụ Đông Xuân năm 2009 trên địa bàn xã Hoằng Phụ - huyện Hoằng Hoá - tỉnh
Thanh Hoá.

2



PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Lý luận về hiệu quả
• Hiệu quả kinh tế: Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Có quan điểm cho rằng:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với mức chi phí thấp nhất.
Theo Farrell (1957) cho rằng:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt được
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất, trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi
thêm về đầu vào.
• Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh
tế, tức chủ thể được hưởng là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là Nhà nước, vì
vậy những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả xã hội xuất phát từ quan
điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sự đóng góp của các doanh nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội hình
thành khái niệm hiệu quả xã hội, vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất


3


quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã
hội nói chung, vì vậy cần:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có.
- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ.
- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh nhưng phải đảm bảo bền vững.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nghèo.
• Hiệu quả môi trường
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế chúng ta không chỉ quan tâm tới hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội mà quá trình đó tạo ra, chúng ta còn phải quan tâm cả
ảnh hưởng của quá trình đó tới môi trường sinh thái.
Hiệu quả môi trường là quá trình phát triển của nền kinh tế nhằm đạt được mục
tiêu đề ra nhưng không làm tổn hại tới môi trường sinh thái.
1.1.1.2 Khái niện về bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh
giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế =

∆K
∆C

Trong đó:
∆K: Phần thay đổi của kết quả sản xuất.
∆C: Phần thay đổi của chi phí sản xuất.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn
liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động
và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết

quả tối đa và chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối
thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực,
đồng thời bao gồm cả chi phí cơ hội.

4


1.1.1.3 Các hình thức nuôi tôm
 Hình thức nuôi thâm canh (hay còn gọi là nuôi tôm công nghiệp):
Đây là cách nuôi đòi hỏi phải đầu tư vốn 100%, cung cấp hoàn toàn giống, thức
ăn. Mật độ thả giống rất cao từ 15 con/m2 trở lên.
Ưu điểm: Khai thác, tận dụng được diện tích nuôi. Nếu nuôi đúng quy trình kỹ
thuật thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhược điểm: Hình thức này đòi hỏi phải đầu tư lớn, yêu cầu trình độ chuyên
môn cao, do đó các hộ hạn chế về nguồn lực khó có thể nuôi tôm sú theo hình thức
này.
 Hình thức nuôi BTC:
Là hình thức nuôi mà giống và thức ăn chủ yếu là nhân tạo, các yếu tố kỹ thuật
được đảm bảo. Mật độ thả từ 7-15 con/m2.
Ưu điểm: Vừa tận dụng vừa khai thác thức ăn tươi, tận dụng được diện tích
nuôi để ứng dụng kỹ thuật vào nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế.
Nhược điểm: Hình thức nuôi này đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi và có
kinh nghiệm về tổ chức quản lý.
 Hình thức nuôi quảng canh cải tiến:
Là hình thức nuôi mà lượng giống tôm được thả từ 1-6 con/m2, thông thường
thả từ 4-6 con/m2. Thức ăn được tận dụng từ nguồn thức ăn tươi như cá, tôm, ốc...và
các nguồn thức ăn công nghiệp.
Ưu điểm: Chí phí thức ăn đã có sự đầu tư thêm thức ăn công nghiệp, đã có sự
đầu tư giống nuôi nên chủ động tốt công tác thả giống, tuy nhiên mức đầu tư không
cao.

Nhược điểm: Do diện tích rộng nên khó ứng dụng kỹ thuật vào nuôi tôm vì vậy
mà hiệu quả kinh tế còn thấp.
 Hình thức nuôi tôm quảng canh:
Đây là hình thức nuôi tôm sơ khai nhất dựa hoàn toàn vào nguồn tôm tự nhiên,
không thả thêm con giống nhân tạo và không cho ăn thêm. Nguồn thức ăn chủ yếu là
tự nhiên, người nuôi chỉ đắp đê, khoanh khu vực nuôi thành những ao đầm có diện tích
lớn rồi lợi dụng nước thuỷ triều đưa vào để lấy giống và thức ăn, hình thức nuôi này

5


hiện nay các hộ nuôi không còn nuôi nữa họ đã dần chuyển sang các hình thức khác có
hiệu quả cao hơn.
Ưu điểm: Chi phí bỏ ra ít, trang thiết bị đơn giản, tận dụng được mặt nước
hoang hoá để nuôi trồng các thuỷ sản nói chung và nuôi tôm giúp làm tăng thu nhập
cho người dân ở địa phương.
Nhược điểm: Hình thức nuôi này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên do
đó năng suất thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi.
Số liệu ở bảng 1 trên thể hiện các hình thức nuôi tôm phổ biến hiện nay
Bảng 1: CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM
Chỉ tiêu
- Độ sâu (m)
- Diện tích ao (ha)
- Sục khí
- Mật độ thả (con/m2)
- Loại thức ăn
- Năng suất (tấn/ha)

QCCT
1

5
Không có
<5
Tự nhiên, bổ
sung TĂ CN
0,1 – 0,3

BTC
TC
1,2
1,2 – 1,5
1-2
0,5
Có thay nước
Có sục khí
10 - 15
> 20
TĂ CN, bổ sung
TĂ công nghiệp
TĂ tự nhiên
0,6 – 1,8
>4-6
(Nguồn: Chi cục Thuỷ Sản Thanh Hoá)

1.1.1.4 Đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm sú: Được thể hiện ở bảng 2 sau.
Bảng 2: CÁC CHỈ TIÊU THÍCH HỢP ĐỂ NUÔI TÔM
Yếu tố
- Nhiệt độ nước ( 00c )
- Oxy hoà tan ( mg/l )
- Độ pH

- Độ mặn ( 0/00 )
- Độ trong (cm)
- Độ sâu của ao (m)
- Độ kiềm ( mgCaCO3)
- NH3
- H2S
- Số lượng vi khuẩn vibio ( fu )
- Màu nước

Khoảng cách sống và
phát triển
20 - 36
>4
6,5 - 9

Khoảng cách thích
hợp
28 – 30
5–6
7,5 – 8,5
10 – 25
30 – 40
0,6 – 1,5
80 – 120
< 0,01
< 0,03
< 0,01
Vàng nâu, xanh nâu,

xanh non

(Nguồn: Kĩ thuật nuôi tôm sú thâm canh, website: Vietlinh.com.vn)
 Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi:

6


Khu vực được chọn làm ao nuôi tôm nằm gần bờ biển, sau rừng ngập mặn, gần
cửa sông đổ ra biển để thuận tiện lấy nước biển vào ao và thải nước từ ao ra biển.


Đất làm ao là đất thịt, đất thịt pha cát không chua, không kiềm quá.



Nước biển độ mặn ổn định từ 15 -30‰, độ PH từ 7.5 - 8.5, nhiệt độ nước từ

28 - 30 0C, biên độ thuỷ triều từ 1 - 3m.


Ao nuôi nên ở nơi thuận tiện đường giao thông, gần nguồn cung cấp điện.

 Chuẩn bị ao trước lúc thả tôm giống:
+ Ao được tát cạn, vét bớt lớp bùn cũ lên bờ, lấp hết hang hốc, tráng phẳng
xung quanh bờ và đáy.
+ Bón vôi cho ao theo chỉ số pH đã kiểm tra 300-500 kg/ha, nếu pH thấp
thì tăng lượng vôi lên, vôi phải được rải khắp đáy ao.
+ Để phơi nắng 7- 10 ngày cho các chất hữu cơ được phân huỷ và diệt các sinh
vật gây hại cho tôm.
+ Tu sửa lại bờ, cống để không bị rò rỉ, cá tạp không theo vào, làm ảnh hưởng
tới sản lượng và chất lượng của tôm nuôi.

 Con giống và mật độ nuôi:
Mật độ nuôi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi, mật độ thả phải đảm bảo
không quá cao, tức là duy trì ở hình thức nuôi Quảng canh cải tiến từ 2-6 con/m 2, Bán
thâm canh từ 7-15 con/m2.
Con giống phải đảm bảo tốt, không chứa mầm bệnh. Hay nói cách khác giống
trước khi thả phải được kiểm dịch bệnh.
 Chăm sóc và quản lý:
Tôm là đối tượng nuôi có yêu cầu rất cao trong chăm sóc và quản lý. Hộ nuôi
tôm phải thường xuyên kiểm tra tôm, phát hiện các dấu hiệu không tốt để kịp thời xử
lý.
Quản lý môi trường nước trong ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng. Thực chất
của công tác này là điều khiển sao cho những thông số: pH, độ kiềm, độ trong, độ
mặn, nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan, H 2S, NH3,...nằm trong khoảng thích hợp cho
tôm sinh trưởng và phát triển.
1.1.1.5 Vai trò của nghề nuôi tôm sú

7


Nuôi trồng thuỷ sản có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản
lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống của người dân mà
còn giúp bảo vệ và tái tạo nguồn gen và môi trường sinh thái.Việc chuyển đổi diện tích
các loại mặt nước các vùng làm muối có hiệu quả thấp, các vùng đất cát, đất hoang
hoá để quy hoạch chuyển đổi và triển khai các dự án nuôi trồng thuỷ sản, nhờ đó đã
giúp cho tiềm năng đất đai được khai thác hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra đựoc nhiều
công ăn việc làm cho người nông dân.
Việt Nam có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất
nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Năm 2006 có 984,400 ha, sản
lượng thuỷ sản 1.694,200 tấn. Đến đầu năm 2009 cả nước có 897,240 ha, với mức sản
lượng 1.698,350 tấn. Tuy có sự giảm về diện tích nhưng mức sản lượng vẫn không

giảm là do sự xuất hiện các trang trại nuôi chuyên canh, chuyển đổi phương thức nuôi
quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần tăng
năng suất theo từng năm.
- Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương
mại quốc tế: Ngành thuỷ sản là ngành đã đi đầu trong cả nước về quan hệ thương mại
sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996 ngành thuỷ sản mới chỉ có
quan hệ với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã
được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Cho tới đầu năm 2009 thị trường tôm đã có mặt hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Thị trường chủ yếu xuất khẩu tôm nước ta là Mỹ, EU, Canada hay Đài Loan...
đặc biệt là đầu tháng 1 năm 2009 xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
có mức tăng trưởng khá đột biến, gần 200%, một phần là do nhu cầu tiêu thụ tôm của
người dân nước này tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, “theo lý giải của VASEP”.
Đứng thứ 2 về tốc độ tăng nhập khẩu tôm Việt Nam là thị trường ASEAN với mức
tăng là 95%. Trong đó, thị trường Singapore tăng 121%, Hàn Quốc tăng 32,6% và Úc
tăng 24,3%.
- Vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam trong an ninh lương thực quốc gia, tạo
việc làm, xoá đói giảm nghèo: Theo số liệu thu thập, mức tiêu thụ trung bình thuỷ sản
của mỗi người dân Việt Nam là 19.4 kg/năm, cao hơn mức tiêu thụ trung bình đối với

8


các sản phẩm thịt lợn và thịt gia cầm. Có thể nói, ngành thuỷ sản đã đóng góp không
nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần cải thiện chất lượng
bữa ăn của người dân theo hướng tăng tỷ lệ dinh dưỡng, nâng cao sức khoẻ của người
lao động.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm
và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản
xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.

1.1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm
• Chỉ tiêu về kết quả nuôi tôm
- Năng suất nuôi tôm (N): Cho biết trên một đơn vị diện tích, trong khoảng thời
gian nhất định thu hoạch được bao nhiêu lượng tôm.
N=

Q
S

Trong đó: Q là tổng sản lượng tôm nuôi trong vụ Đông - Xuân
S là diện tích mặt nước nuôi tôm sú
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại
cho bà con nông dân trong một thời gian nhất định.
GO = ∑ QixPi
Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm tôm sú
Pi là giá cả sản phẩm tôm sú
- Giá trị gia tăng (VA): Chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian trên một đơn vị diện tích nuôi tôm.
VA = GO - IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất tôm sú
IC là giá trị trung gian
-

Chi phí trung gian (IC): Là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch
vụ thuê mua ngoài không kể KHTSCĐ và lao động gia đình.

• Chỉ tiêu về hiệu quả nuôi tôm
- Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.


9


- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh một
đồng tổng giá trị sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, bãi
biển trải dài hơn 3.260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển cómột cửu
sông thông ra biển, các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khá phức
tạp. Ngoài những con sông chảy trực tiếp ra biển, có một số sông chảy qua các đầm
phá lớn như phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan, Thị Nại. Trên lãnh thổ có
khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết, do vậy thường làm xói mòn địa
hình. Bờ biển của Việt Nam uốn lượn - chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại
tạo nên vùng vịnh và cảng lớn. Với hơn 4.000 hòn đảo lớn vùng ven bờ trãi dài từ
Quảng Ninh (phía Bắc) đến Kiên Giang (phía Nam) cùng 10 vạn ha đầm phá, 29 vạn
ha bãi triều. Đây chính là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và
ngành nuôi tôm nói riêng ở nước ta.
Bảng 3: TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÀ NUÔI TÔM
Ở VIỆT NAM QUA 3 NĂM ( 2007 – 2009 )
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2009/2007
+/%

18.600
1,87

1. DT NTTS

Ha

993.500

998.750

1.012.100

- DT nuôi tôm

Ha

515.200

500.100

495.500

-19.700

-3,82

2. SL NTTS

Tấn


2.123.300

2.448.900

2.530.450

407.150

19,18

- SL tôm

Tấn

384.500

391.700

398.950

14.450

3,76

3. NS NTTS

Tấn/Ha

2,137


2,452

2,500

0,363

16,99

- NS tôm

Tấn/Ha

0,746

0,783

0,805

0,059

7,91

(Nguồn: Tổng Cục TK, Website: www.gso.gov.vn)
Trong những năm qua, nhìn chung diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã được chú
trọng phát triển, tuy nhiên diện tích nuôi tôm lại giảm. Trong khi đó sản lượng qua các

10



năm vẫn luôn tăng vì vậy mà đã làm tăng năng suất nuôi trồng thuỷ sản cũng như năng
suất nuôi tôm. Cụ thể:
Về diện tích nuôi: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng qua từng năm cho biết
người dân đã biết đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đã và sẽ mang lại hiệu quả
nhất, năm 2007 có 993.500 ha nhưng đến năm 2009 là 1.012.100 ha tăng 18.600 ha,
ứng với tăng 1,87%. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm lại có xu hướng giảm xuống, xu
hướng này cho thấy người dân đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nuôi tôm
thâm canh mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Về sản lượng: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng theo từng năm, đây là tín
hiệu vui mừng cho các hộ nuôi, năm 2007 cả nước có 2.123.300 tấn thuỷ sản nhưng
đến năm 2009 cả nước đã có 2.530.450 tấn, tăng 407.150 tấn, ứng với tăng 19,18%.
Cùng xu hướng, sản lượng tôm nuôi đã tăng qua các năm mặc dù diện tích nuôi tôm đã
giảm qua từng năm, bởi người nuôi phải thu nhỏ diện tích nuôi của mình để thuận tiện
trong việc ứng dụng nuôi tôm thâm canh, điều đó được minh chứng cụ thể trong năm
2007 có 384.500 tấn, nhưng đến năm 2009 là 398.950 tấn, tăng 14.450 tấn ứng với
tăng 3,76%.
Về năng suất: Năng suất nuôi trồng thuỷ sản tăng qua từng năm, với nhu cầu thị
trường đang cần lượng lớn thuỷ sản trong khi chúng ta không thể lúc nào cung mở
rộng được diện tích nuôi bởi đất đai chỉ có hạn, để giải quyết vấn đề này thì chỉ có
cách duy nhất để phát triển bền vững là tăng năng suất. Và cụ thể là năm 2007 năng
suất nuôi là 2,137 tấn/ha, nhưng năm 2009 là 2,5 tấn/ha, tăng 0,363 tấn/ha ứng với
tăng 16,99%.
Năng suất nuôi tôm cũng tăng theo từng năm, năm 2007 là 0,746 tấn/ha, nhưng
đến năm 2009 là 0,805 tấn/ha, tăng 0,059 tấn/ha, ứng với tăng 7,91%.
Về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng năm 2009 đạt 4,8 tỷ USD
với khối lượng xuất khẩu 1,55 triệu tấn, tăng 22,06% về giá trị và 33,60% về khối
lượng. Do những bất ổn trong tình hình kinh tế thế giới nên xuất khẩu thuỷ sản tháng
12 chỉ đạt 380 triệu USD, giá trị xuất khẩu thuỷ sản cả năm là 4,54 tỷ, tăng 19,69% so
với năm 2008.


11


Mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm
cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính. Người tiêu dùng các nước phát
triển phải cắt giảm chi tiêu, các mặt hàng tôm đắt đỏ trước đây đã dần được thay thế
bằng các loại thuỷ sản rẻ tiền hơn, dẫn đến giá tôm xuất khẩu bị giảm sút. Sức tiêu thụ
của những thị trường truyền thống của Việt Nam như Nhật, Mỹ, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đã giảm sút. Mặc dù vậy, xuất khẩu tôm năm
2009 vẫn tăng trưởng cả về số lượng lẫn giá trị, nhưng khối lượng tăng nhanh hơn giá
trị. Xuất khẩu tôm 11 tháng năm 2009 đạt 196,29 ngàn tấn, tăng 20,37% so với cùng
kỳ năm 2008. Với giá trị gần 1,62 tỷ USD, tăng 8,98%.
Nhật Bản vẫn là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu của Việt Nam, với khối lượng
xuất khẩu là 53,92 ngàn tấn, chiếm 30,59% khối lượng tôm xuất khẩu, tăng 4,96%
tương ứng với giá trị 460,47 triệu USD, chiếm 30,70% giá trị xuất khẩu tôm tăng
2,59%. Thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ hai là Mỹ với 42,97 ngàn tấn, chiếm 28,70%
giảm 1,18%, thị trường tiêu thụ lớn nữa là EU có sự tăng trưởng khả quan hơn với
khối lượng 30,44 ngàn tấn chiếm 17,27%, tăng 53,91% và giá trị là 218,42 triệu USD
chiếm 14,56%, tăng 49,75%. Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng
hoảng tài chính khiến tình hình tiêu thụ thuỷ sản cuối năm tại các nước EU bị chững
lại, nhưng trong tương lai đây vẫn là thị trường tiềm năng của mặt hàng tôm Việt Nam.
Vậy để nâng cao hiệu quả của nghề nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian tới, các
địa phương cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định, điều kiện
cơ sở vùng nuôi, điều kiện vệ sinh môi trường vùng nuôi, chất lượng con giống trước
khi thả nuôi, cần hỗ trợ và hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật nuôi trồng, các biện pháp
cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, các biện pháp phòng trị bệnh và quản lý môi
trường ao nuôi.
1.1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Thanh Hoá
Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km 2, với những
bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu

thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch
là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói,
trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện

12


Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ
thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò,…vùng biển Thanh Hoá có trữ
lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế
cao, là điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.
Bảng 4: TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở THANH HOÁ
QUA 3 NĂM ( 2007 – 2009 )

1. Diện tích

Ha

Năm
2007
3.615

2. Sản lượng

Tấn

3.225

3.328


3.450

225

6,98

3. Năng suất

Tấn/Ha

0,892

0,935

0,979

0,087

9,75

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2008
3.560

Năm
2009

3.525

2009/2007
+/%
-90
-2,49

(Nguồn: Sở Thuỷ sản Thanh Hoá)
Thanh Hoá có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm, tuy nhiên trong
vài năm gần đây do dịch bệnh nhiều, trong khi đó nền kinh tế phải trải qua cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, đã làm mức đầu tư của các hộ nuôi giảm, do đó mà sản lượng
tôm có tăng nhưng tăng nhẹ, vì vậy mà năng suất cũng tăng nhẹ qua các năm.
Về diện tích: Diện tích nuôi tôm đã giảm qua các năm, do nhiều nguyên nhân
trong đó có cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên có thể
thấy hiện nay các hộ nuôi tôm đã biết thu hẹp diện tích để có điều kiện hơn để áp dụng
tiến bộ kỹ thuật đó là điều nên khuyến khích. Năm 2007 cả tỉnh có 3.615 ha nuôi tôm
đến năm 2009 thì diện tích nuôi cả tỉnh chỉ là 3.525 ha, giảm 90 ha, tương ứng giảm
2,49%.
Về sản lượng: Tuy diện tích nuôi tôm qua các năm có giảm nhưng sản lượng
tôm tăng qua các năm, bởi trong quá trình nuôi các hộ đã biết chuyển đổi hình thức
nuôi nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Năm 2007 sản lượng của cả tỉnh là 3.225 tấn,
nhưng năm 2008 là 3.328 tấn, và tới năm 2009 toàn tỉnh có 3.450 tấn, so với năm 2007
tăng 225 tấn, tương ứng tăng 6,98%.
Về năng suất: Năng suất nuôi tôm của tỉnh Thanh Hoá cũng tăng theo từng năm
tuy mức tăng không nhiều bởi phần nào đó là do việc sợ thua lổ của các hộ nuôi, cũng

13


như quy cách quản lý chưa hợp lý đã làm môi trường nuôi bị ô nhiễm làm giảm năng

suất các hộ nuôi. Cụ thể, so với năm 2007 thì năm 2009 năng suất tăng 0,087 tấn/ha,
tương ứng tăng 9,75%.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế, việc tăng cường hạn ngạch xuất khẩu,
tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản của các nước trên thế
giới đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng của cả nước nói chung
và tỉnh nói riêng. Giá cả nguyên liệu đầu vào như : thức ăn, thuốc, dầu chạy máy, công
lao động,...tăng cao trong khi đó đầu ra cho sản phẩm hạn chế, bấp bênh nên hiệu quả
nuôi trồng thuỷ sản còn thấp.
1.1.2.3 Tình hình nuôi tôm ở huyện Hoằng Hoá
Hoằng Hoá hiện được đánh giá là một trong những huyện đi đầu của Thanh
Hoá về phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện đã
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của nhóm hàng nông - lâm - ngư nghiệp
trong GDP của huyện đã giảm từ 70,3% xuống 51%; nhóm ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng tăng từ 13,7% lên 29,7%; thương mại - dịch vụ từ 16%
tăng lên 19,3%... Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, trong những năm
tiếp theo, Hoằng Hoá tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia cầm theo
phương pháp công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Với những điều kiện thuận lợi Hoằng Hoá được xem là huyện có thể phát triển
nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng, nhằm tạo công ăn
việc làm cho người dân tăng thu nhập và đóng góp vào GDP của tỉnh. Tuy nhiên để
đạt được thành quả đề ra đó thì các địa phương cần tiếp tục thực hiện công tác quản lý
chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường,
đồng thời, nghiêm cấm các hộ sử dụng các loại hoá chất, thuốc cấm sử dụng, thức ăn
kém chất lượng và không rõ nguồn gốc.
Có thể thấy một thành quả đáng mừng đó là, tình hình nuôi tôm ở huyện Hoằng
Hoá vẫn trong xu hướng tăng mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế nói chung
và ngành nuôi trồng thuỷ sản nói riêng gặp không ít khó khăn do cuộc khủng hoảng


14


kinh tế tài chính toàn cầu, điều đó đã cho thấy các cấp chính quyền và các hộ nuôi của
huyện đã có sự chuẩn bị và đã vượt qua được khó khăn. Trong bản báo cáo kinh tế - xã
hội của huyện Hoằng Hoá định hướng trong thời gian tới huyện sẽ tập chung phát triển
kinh tế, trong đó phát triển nuôi trồng thuỷ sản được xem là mục tiêu phát triển then
chốt của kinh tế cả huyện. Tình hình nuôi tôm của huyện được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5: TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở HUYỆN HOẰNG HOÁ
QUA 3 NĂM ( 2007 – 2009 )
ĐVT

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

1. Diện tích

Ha

760

775

795


2009/2007
+/%
35
4,61

2. Sản lượng

Tấn

715

750

801

86

12,03

3. Năng suất

Tấn/Ha

0,941

0,968

1,008


0,067

7,12

Chỉ tiêu

(Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Hoằng Hoá)
Về diện tích: Qua các năm diện tích nuôi tôm đã tăng nên, điều đó cho thấy xu
hướng mở rộng diện tích nuôi tôm của các hộ nuôi. Hoằng Hoá là huyện ven biển do
đó mà có nhiều nơi đã ngập mặm không thể cấy lúa nước như trước đây, vì vậy mà
người dân đã chuyển diện tích đó để nuôi tôm, thể hiện trong năm 2007 cả huyện có
760 ha, nhưng năm 2008 tăng 15 ha, ứng với tăng 1,97% và cho dến năm 2009 cả
huyện đã có 795 ha, tăng 35 ha, ứng với tăng 4,61%.
Về sản lượng: Sản lượng nuôi tôm qua các năm cũng tăng nên, điều đó có thể
cho thấy do diện tích tăng nên và do năng suất tăng nên. Hiện tại thì thị trường đang
ngày càng mở rộng nên cơ hội để cho người nuôi là rất lớn, vì vậy mà hộ nuôi cần nắm
bắt cơ hội này để phát triển mở rộng nghề nuôi tôm. Qua bảng có thể thấy sản lượng
năm 2007 của cả huyện là 715 tấn, đến năm 2008 là 750 tấn, tăng 35 tấn, ứng với tăng
4,90%, và cho tới năm 2009 toàn huyện đã có 801 tấn so với năm 2007 tăng 86 tấn,
ứng với tăng 12,03%.
Về năng suất: Trong chăm nuôi, năng suất là yếu tố hết sức quan trọng được
các hộ nuôi chú trọng, việc làm sao để tăng năng suất là mục tiêu trong chăm nuôi bởi
đất đai chỉ có hạn không thể lúc nào cũng muốn tăng sản lượng thì phải tăng diện tích.

15


Trong những năm qua năng suất nuôi tôm của huyện tăng lên, tuy nhiên mức tăng lên
ở đây là không đáng kể. Năng suất nuôi tôm của huyện năm 2007 là 0,941 tấn/ha, sang
năm 2008 là 0,968 tấn/ha, tăng 0,027 tấn/ha, và đến năm 2009 năng suất của toàn

huyện là 1,008 tấn/ha, tăng 0,067 tấn/ha, ứng với tăng 7,12% so với năm 2007.
Thị trường tiêu thụ tôm của huyện cũng có xu hướng mở rộng, theo báo cáo
kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hoá đã xác định việc phát triển mở rộng thị trường
là tiền đề để thúc đẩy và phát triển nghề nuôi tôm của cả huyện. Trong khi vừa quan
tâm phát triển thị trường trong huyện đồng thời mở rộng thị trường tới các tỉnh và xa
hơn nữa là xuất khẩu sang các nước trên thế giới mang lại thu nhập cao cho các hộ
nuôi và thu ngoại tệ đóng góp vào GDP của tỉnh.
1.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ HOẰNG PHỤ - HUYỆN HOẰNG HOÁ TỈNH THANH HOÁ
1.1.2 Vị trí địa lý
Xã Hoằng Phụ là 1 trong 8 xã ven biển của huyện Hoằng Hoá, có 1,5 km đường
biển và là một xã có điều kiện thuận lợi để người dân trong xã phát triển nghề nuôi
trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng. Xã Hoằng Phụ có diện tích tự
nhiên là 1.805 ha, được chia làm 7 thôn trong đó các hộ nuôi tập chung nhiều nhất ở 2
thôn Tân Trào và Xuân Phụ còn các thôn còn lại thì các hộ nuôi không nhiều. Vị trí
tiếp giáp của xã là:
Phía Bắc giáp xã Hoằng Thanh
Phía Nam giáp sông Hới, và cảng Lạch Hới
Phía Tây giáp xã Hoằng Đông
Phía Đông giáp biển.
Xã Hoằng Phụ cách quốc lộ 1A 22 km và thành phố Thanh Hoá 25 km về phía
Tây, vì vậy việc vận chuyển giống và nguyên liệu cũng thuận lợi hơn, hơn nữa với vị
trị giáp biển và cảng Lạch Hới mà công việc trao đổi giao lưu với các huyện lân cận
như huyện Quảng Xương, Hậu Lộc,… thuận tiện hơn nhằm phát triển kinh tế của xã.
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1Địa hình, đất đai

16


Xã Hoằng Phụ là xã ven biển của huyện Hoằng Hoá vì vậy mà đất đai chủ yếu

là đất cát ven bờ biển có độ nhiễm mặn cao, khu vực ngoại đê thì do độ mặn quá lớn
nên số ruộng trước đây dùng để trồng lúa giờ đây đã chuyển hoàn toàn sang nuôi tôm
sú. Địa hình chủ yếu của xã thu hẹp về hướng Tây, và có độ dốc nhẹ về phía Đông.
Hiện nay khu vực giáp biển và sông là phía Đông và phía Nam bị xói mòn, lượng đất
bị thiên nhiên lấy đi qua các mùa nước lớn là rất nhiều trong khi đó lượng đất phù xa
mang về không thể bù đắp được lượng đất đã mất, đây là lỗi lo lớn của người dân sống
gần khu vực ven bờ biển. Vì chất đất ở đây là đất cát, trong khi đó địa hình lại dốc về
phía Đông nên để bảo vệ được lượng đất này chính quyền địa phương cùng người dân
đã có nhiều biện pháp như trồng cây chắn sóng và gió, xây dựng bờ đê, đóng bao bì
đất để ven bờ biển nhằm giảm mức thấp nhất lượng đất bị xói mòn.
1.2.2.2 Khí hậu và thời tiết
Xã Hoằng Phụ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ
rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 2300 mm, mỗi năm có khoảng 90 –
130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân khoảng 1600
– 1800 giờ. Nhiệt độ trung bình khoảng 230c – 240c.
Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là
điều kiện ít thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
1.2.2.3 Nguồn nước và thuỷ văn
Nguồn nước: Độ mặn của nước biến động theo mùa, vào mùa mưa, đặc biệt vào
tháng 8,9,10 độ mặn có thể giảm 2 – 5 0/00 gây ngọt hoá nguồn nước, từ tháng 4 đến
tháng 6 độ mặn tăng dần từ 8 – 10 0/00, từ tháng 6 đến tháng 8 độ mặn từ khoảng 10 –
200/00. Qua phân tích trên địa bàn xã Hoằng Phụ thì xã có môi trường sinh thái phù hợp
với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, do nằm trong vùng ít thuận lợi về
khí hậu và thời tiết, sự phân mùa sâu sắc cùng với bão gió và mưa lớn, lũ quét đã tác
động xấu đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng.
Thuỷ văn: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 2300mm, mỗi năm có
khoảng 90 - 130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bình quân
khoảng 1600 - 1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 23 0C - 240C, đây là cơ sở thuận lợi cho
việc nuôi tôm của các hộ dân trong xã.


17


1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.3.1 Tình hình sử dụng đất đai
Từ xa xưa ông cha ta đã biết đất có vai trò vô cùng quan trọng “tất đất tất
vàng”, và điều đó càng quan trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu
sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Đất đai là môi trường sống
cũng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho các cây trồng, vật nuôi, vì thế chất lượng đất
đai là nhân tố quyết định đến năng suất và sản lượng của cây trồng vật nuôi.
Xã Hoằng Phụ có 1.805 ha diện tích tự nhiên, trong đó phần lớn là đất nông
nghiệp, tuy nhiên có một lượng đất vẫn chưa được sử dụng. Điều đó được thể hiện :
Bảng 6: QUY MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA
XÃ HOẰNG PHỤ NĂM 2009
Chỉ tiêu

DT (Ha)

Cơ Cấu (%)

1.805

100,00

1. Đất NN
Đất SXNN
Đất LN
Đất NTTS

965

418
374
173

53,46
43,32
38,76
17,92

2. Đất phi NN

504

27,92

3. Đất chưa sử dụng

336

18,62



DT tự nhiên

(Nguồn: Phòng thống kê xã Hoằng Phụ)
Qua bảng thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng đất của xã Hoằng Phụ cho thấy,
trong 1.805 ha diện tích tự nhiên thì có 965 ha đất nông nghiệp, chiếm 53,46% diện
tích tự nhiên của toàn xã, điều này cho biết phần lớn người dân của xã làm trong lĩnh
vực nông nghiệp. Trong diện tích đất nông nghiệp thì có tới 418 ha đất sản xuất nông

nghiệp chiếm 43,32% trong diện tích đất nông nghiệp. Trong vài năm trước đây diện
tích đất sản xuất nông nghiệp vẫn chiến tỷ lệ lớn trong diện tích đất nông nghiệp tuy
nhiên do thiên tai lũ lụt nên đã có phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị
nhiễm mặn không thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên phần diện tích dó được
chuyển sang trồng cây lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Do đó mà diện tích đất
lân nghiệp trong năm 2009 là 374 ha chiếm 38,76% trong diện tích đất nông nghiệp.

18


Trong đất nông nghiệp không thể không nói tới diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trong
những năm qua nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, cụ thể cả xã có 173 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 17,92% trong diện
tích đất nông nghiệp.
Xã Hoằng Phụ, có ngã rẻ của quốc lộ 10 chạy qua và trong những năm qua
người dân đã tập chung khai phá và sinh sống nhiều nên phần đất ở cũng được tăng
nên qua từng năm. Toàn xã có 504 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 27,92% trong diện
tích tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng lớn đất chưa được sử dụng là 336 ha,
chiếm 18,62% trong diện tích đất tự nhiên của xã.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để khai thác được một lượng lớn đất chưa được
sử dụng đó đưa vào sản xuất.
1.2.3.2 Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là nguồn lực để phát triển kinh tế của một địa phương,
nhưng đồng thời cũng là sự cản trở trong việc phát triển kinh tế của địa phương đó khi
mà đời sống của người dân không được đảm bảo, người dân không có công ăn việc
làm tạo thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói là trình độ tay nghề của
người dân và người lao động hiện nay, thường thì những người lao động có tay nghề
họ lại đi đến các tỉnh khác để làm việc, và lượng lao động là thanh niên thì không làm
việc ở nhà do đó mà ở địa phương lao động chủ yếu lại là người già và trẻ con. Tình
hình dân số và lao động được thể hiện cụ thể qua bảng 7.

Qua bảng dân số và lao động của xã cho thấy, dân số của xã tăng nhanh mặc dù
pháp lệnh thực hiện kế hoạch hoá gia đình đã được thực thi, nhưng do người dân trong
xã chủ yếu làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản vì vậy mà quan niệm của họ
càng đông con thì càng có nhiều lao động, hơn nữa phong tục muốn có con trai nối
giõi vẫn còn. Có thể thấy, tuy diện tích tự nhiên của xã là 1.805 ha, nhưng dân số của
xã lại là 10.046 khẩu, mật độ dân số của xã lên tới 557 người/km 2, mật độ này gấp >2
lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước.
Bảng 7: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA XÃ HOẰNG PHỤ NĂM 2009

19


Chỉ tiêu
1.



Nhân khẩu

2. ∑ Số hộ
- Hộ NN
- Hộ phi NN

3. ∑ LĐ
- LĐ Nam
- LĐ Nữ
4. BQ lao động/Hộ
5. BQ nhân khẩu/Hộ
6. Mật độ DS


ĐVT

Số lượng

Cơ cấu (%)

Khẩu

10.046

100

Hộ
Hộ
Hộ

2.220
1.798
422

100
80,99
19,01





7.235
2.595

4.640

100
35,87
64,13

LĐ/Hộ

3,26

Người/Hộ

4,53

Người/Km2

557
(Nguồn: Phòng thống kê xã Hoằng Phụ)

Trong xã có 2.220 hộ, trong đó phần lớn là hộ làm nông nghiệp, có tới 1.798
hộ, chiếm 80,99% trong tổng số hộ toàn xã. Rễ ràng nhận thấy ở đây là phần lớn các
hộ là thuần nông bao đời sinh ra cứ theo nghiệp cha truyền con nối những nghề đó
nhưng cũng có một lý do khác nữa là do đời sống người dân trong xã quá khó khăn họ
không thể phát triển bằng cách phát triển dịch vụ hay phát triển công nghiệp hoặc tiểu
thủ công nghiệp như những nơi phát triển khác, toàn xã có 422 hộ phi nông nghiệp,
chiếm 19,01%, đó là tỷ lệ rất nhỏ. Trong định hướng của báo cáo kinh tế xã hội xã
Hoằng Phụ sẽ quyết tâm đưa tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng trong thời gian tới.
Nguồn lao động của xã có thể nói là rất dồi dào, bởi người dân ở đây từ xa xưa
đã quan niệm càng nhiều con thì sau này càng nhiều lao động, điều đó được cho thấy
khi bình quân mỗi hộ có tới 4,53 nhân khẩu, điều đó cũng dẫn tới lượng lao động trong

hộ cũng khá cao có tới 3,26 lao động bình quân cho một hộ. Nhưng điều đáng nói ở
đây là tay nghề lao động của phần lớn lao động là quá thấp hoặc hộ hoàn toàn không
có một chút tay nghề gì. Hơn nữa có sự chênh lệch quá lớn về số lượng lao động nam
và nữ, cả xã có 2.595 lao động là nam chỉ chiếm 35,87% trong tổng số lao động của
xã, trong khi lao động nữ là 4.640 lao động, chiếm 64,13%. Trong khi nghề nuôi trồng
thuỷ sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng cần lượng lao động có sức khoẻ
trong những ngày mùa, tuy nhiên hiện nay hiện tượng thiếu lao động ở các địa phương
đang trở nên phổ biến, những lao động là thanh niên thì họ đi tìm những nơi xa là ăn

20


dẫn tới ở địa phương chỉ còn là lao động già và trẻ con do đó có những thời điểm cần
lượng lớn nguồn lao động thì lại không đáp ứng được. Vấn đề đó đang được các cấp
chính quyền từ địa phương tới trung ương tập trung giải quyết, nên có những nhà máy
ở địa phương từ đó tạo cơ hội việc làm cho lượng lao động đông đảo đó mà họ không
cần phải li hương kiếm sống.
1.2.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất của xã
Trong những năm qua được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, nhất là
chính quyền địa phương đã cùng với sự nổ lực của nhân dân trong toàn xã đã có những
thành công nhất định trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất của
xã. Cụ thể:
a) Về hệ thống giao thông
Tổ chức tu sửa kịp thời các tuyến đường giao thông trong xã hư hỏng để nhân
dân đi lại dễ dàng, chỉ đạo cho các thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến nhân
dân xây dựng các tuyến đường liên gia còn lại. Xã Hoằng Phụ nằm cuối huyện Hoằng
Hoá về phía Nam nên chỉ có ngã rẽ quốc lộ 10 chạy qua, và hiện nay do trong huyện
đang phát triển bãi biển nghỉ mát Hải Tiến, do vậy quốc lộ 10 đã được huyện uỷ quan
tâm chú trọng hoàn thiện giúp người dân đi lại thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế địa phương.

b) Về hệ thống thuỷ lợi và xây dựng cơ bản
Tổ chức tuyên truyền pháp lệnh phòng chống bão lũ cho cán bộ và nhân dân
trong xã, vận động nhân dân làm tốt công tác phòng chống bão lũ, xây dựng phương
án và chuẩn bị đầy đủ vật tư theo kế hoạch huyện giao.
Tổ chức khảo sát, thiết kế để có kế hoạch giải phóng mặt bằng dự án kè đê thôn
Bắc Sơn và nâng cấp mặt đê Tây Biên, phối hợp với đơn vị Hải Quân xây dựng nhà
tình nghĩa cho ông Cao Văn Thư và ông Nguyễn Hữu Vẽ, phấn đấu hoàn thành trong
tháng 9 năm 2009. Đấu mối với mặt trận tổ quốc huyện xây dựng 3 nhà đại đoàn kết
cho bà Ngoan, bà Chệnh và ông Mưu.

c) Hệ thống dịch vụ kỹ thuật

21


Xã có các hợp tác xã cung cấp các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của
người dân. Dịch vụ hỗ trợ sản xuất đang từng bước hình thành nhưng còn chậm, và
yếu kém. Thị trường đầu ra hạn chế cho các sản nông nghiệp cũng như thuỷ sản, các
cơ sở chế biến hầu như không có. Các hộ nuôi chủ yếu bán tôm ngay tại ao sau khi thu
hoạch cho các thương lái, giá tôm bán ra không ổn định và thường hay bị ép giá. Trên
địa bàn xã hiện nay đã có trại tôm giống Hải Yến do đó mà hạn chế được mua tôm
giống ở xa gây tốn kém về tiền bạc và chất lượng con giống. Nguồn thức ăn được các
chủ tư nhân mua về kinh doanh nên có thuận tiện nhưng hạn chế về chất lượng.
d) Về gáo dục, y tế, văn hoá xã hội
Giáo dục: Đảng uỷ, chính quyền chỉ đạo ban giám hiệu 3 trường tổ chức đánh
giá đúng chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong năm học vừa qua và tổ
chức thực hiện tốt quy định của bộ giáo dục và đào tạo về chống bệnh thành tích trong
giáo dục và nói không với tiêu cực trong thi cử, nên chất lượng dạy và học đã từng
bước được nâng lên. Toàn xã có 1.637 học sinh với 49 lớp. Trong đó:
- Trường Mầm Non có 243 cháu với 8 lớp học.

- Trường Tiểu Học có 698 học sinh với 22 lớp học.
- Trường THCS có 696 học sinh với 19 lớp học, giảm 1 với 134 học sinh so với
năm học 2008.
Y tế: Trạm y tế xã đã làm tốt công tác khám và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho
nhân dân, thực hiện việc tiêm vác xin và uống thuốc vitamim A cho các cháu trong độ
tuổi, tổ chức tiêm phòng uốn ván và khám thai định kỳ cho phụ nữ mang thai, đội ngũ
y tế thôn hoạt động ngày càng đi vào nề nếp, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là
0,41%. Tổ chức kiểm tra định kỳ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm để có biệ pháp
xử lý kịp thời, phát động nhân dân khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh đường làng ngõ
xóm, tích cực phòng chống dịch bệnh mùa hè.
Văn hoá xã hội: Ban văn hoá phối hợp với hội đồng phổ biến giáo dục pháp
luật, đài truyền thanh xã tập trung tuyên truyền các chủ chương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản luật của Chính Phủ tới tận người dân.
Tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong các ngày lễ. Thực
hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư,

22


làm tốt công tác xây dựng gia đình văn hoá, gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con
cháu hiếu thảo. Tập trung rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định, đến nay
toàn xã có 336 hộ nghèo chiếm 15,14% tổng số hộ trong xa, hộ cận nghèo là 405 hộ
chiếm 18,24% tổng số hộ trong xã.
Công tác chính sách xã hội được Đảng, chính quyền quan tâm như hỗ trợ kinh
phí cho các gia đình chính sách khó khăn đột xuất, các hộ gia đình nghèo trong dịp tết
Nguyên Đán với tổng kinh phí 10 triệu đồng, triển khai xem xét hộ nghèo và thẻ bảo
hiểm đầy đủ đúng đối tượng và đầy đủ các thông tin, hoàn thành thủ tục đề nghị xét
thưởng cho các quân nhân theo quyết định 142 của Chính Phủ.
1.2.3.4 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản của xã
Hoằng Phụ là xã có vị trí và điều kiện rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản, trong

báo cáo kinh tế xã hội của xã đã xác định ngay từ đầu, là đầu năm nhân dân đã tập
trung cải tạo ao đồng, xử lý nước trong ao nuôi và lựa chọn con giống tốt nhất để thả
nhằm mang lại năng suất cao cho các hộ nuôi. Nên nâng cao năng suất nuôi cả vùng
ngoại đê, nhằm tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lên so với năm trước. Có thể thấy,
đối tượng nuôi trồng của xã rất đa dạng và phong phú, mỗi loài có lợi thế riêng để
mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ nuôi.
Hướng đi đang được xác định sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong
xã là phát triển nghề nuôi tôm theo quy mô rộng lớn với mức độ áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào trong nuôi trồng nhằm mang lại năng suất cao.
Qua bảng, có thể thấy diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã tăng lên qua từng
năm điều này cho thấy nhiều khả quan trong việc phát triển và mở rộng thêm nghề
nuôi trồng thuỷ sản của xã và rộng hơn là của huyện và của tỉnh. Năm 2007 cả xã có
147 ha nuôi nhưng năm 2009 là 173 ha tăng 26 ha, ứng với tăng 17,69%. Trong đó các
diện tích nuôi trồng thuỷ sản của xã tăng, giảm cụ thể qua bảng sau:

23


Bảng 8: DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA
XÃ HOẰNG PHỤ QUA 3 NĂM ( 2007 - 2009 )
Chỉ tiêu



DT NTTS
- Nuôi tôm sú
- Nuôi tôm thẻ
chân trắng
- Nuôi tôm rảo
- Nuôi ngao,

vẹm và dắt
- Nuôi cá nước
lợ và ngọt
- Nuôi cua và
ghẹ

Năm 2007
SL
CC
(ha)
(%)
147
100

Năm 2008
SL
CC
(ha)
(%)
159
100

Năm 2009
SL
CC
(ha)
(%)
173
100


2009/2007
+/%
26

17,69

58
7

39,46
4,77

64
10

40,25
6,29

73
10

42,20
5,78

15
3

25,86
42,86


10

6,80

7

4,37

8

4,62

-2

-20,00

48

32,65

54

33,97

55

31,79

7


14,58

13

8,84

12

7,56

15

8,67

2

15,38

11

7,48

12

7,56

12

6,94


1

9,09

(Nguồn: Phòng thống kê xã Hoằng Phụ)
Diện tích nuôi tôm sú năm 2009 tăng 15 ha, so với năm 2007 ứng với tăng
25,86%, điều này cho thấy giá trị nuôi tôm sú của xã tăng lên vì vậy mà người dân
trong xã tận dụng diện tích ao hồ để nuôi tôm sú mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng
với nuôi tôm sú các hộ cũng đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, loại tôm này thường
cho năng suất cao, nhưng nuôi loại tôm này mức huỷ hoại môi trường là rất cao do đó
mà tỷ lệ tăng diện tích là khá thấp, năm 2009 tăng 3 ha, so với năm 2007 tức tăng
42,86%. Trong khi đó, nuôi tôm rảo lại có xu hướng giảm xuống bởi nuôi loại tôm này
năng suất không cao vì vậy năm 2009 đã giảm 20% đối với loại diện tích nuôi này. Xã
còn có số lượng diện tích nuôi ngao, vẹm và dắt thường mang lại hiệu quả cho người
nuôi, vì vậy mà trong định hướng phát triển kinh tế của xã luôn xác định phát triển
diện tích nuôi ngao, vẹm và dắt là bước đi đúng đắn, tuy nhiên loại thuỷ sản này cần
thời gian sinh trưởng và phát triển dài vì vậy mà khi đầu tư nguồn vốn thì nguồn vốn
đó xoay vòng chậm, sẽ dẫn tới các hộ nuôi thiếu vốn trong khoảng thời gian ngắn, qua
các năm phần diện tích nuôi đó đã tăng lên, trong năm 2007 toàn xã có 48 ha, đến năm
2009 đã tăng lên 55 ha, tăng 7 ha, ứng với tăng lên 14,58%.

24


Trong những năm qua diện tích nuôi cá nước lợ và nước ngọt cũng có tăng
nhưng ít, bởi phần nước nhiễm mặn ngày càng nhiều do phần lớn diện tích được
chuyển sang nuôi thuỷ sản nước mặn. Khi nói về thuỷ sản mang lại nguồn lợi kinh tế
cao chúng ta không thể không nói tới nuôi cua và nuôi ghẹ, loại thuỷ sản này thường
mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên loại này cần mức đầu tư lớn, khả năng xoay vòng
vốn chậm nên chỉ những hộ vững về kinh tế mới giám đầu tư, cụ thể năm 2007 toàn xã

có 13 ha nuôi cá nước lợ và nước ngọt đến năm 2009 đã tăng 15 ha, tức đã tăng lên 2
ha, ứng với tăng 15,38%. Trong khi đó nuôi cua và ghẹ diện tích năm 2009 tăng 1 ha,
so với năm 2007.
Bảng 9: TÌNH HÌNH NUÔI TÔM SÚ VỤ ĐX CỦA XÃ HOẰNG PHỤ
QUA 3 NĂM (2007 – 2009)

1. DT

Ha

Năm
2007
58

2. SL

Tấn

26,10

33,28

47,45

21,35

81,80

3. NS


Tấn/Ha

0,45

0,52

0,65

0,20

44,44

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2008
64

Năm
2009
73

2009/2007
+/%
15
25,86

(Nguồn: Phòng thống kê xã Hoằng Phụ)

Trong 3 năm qua, nghề nuôi tôm sú của xã đã có bước phát triển mạnh cả về số
lượng lẫn chất lượng. Diện tích tăng qua từng năm cụ thể trong 2007 xã có 58 ha nuôi
nhưng năm 2008 xã đã có 64 ha nuôi và tới năm 2009 thì diện tích đó đã tăng 73 ha,
tăng 15 ha, ứng với tăng 25,86%, khi diện tích tăng lên sẽ kéo theo sản lượng tôm sú
cũng tăng lên, hơn nữa khi các hộ nuôi đã biết ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nuôi tôm làm năng suất nuôi tôm ngày càng tăng lên khá cao.
Năm 2007, năng suất nuôi tôm sú bình quân của cả xã chỉ là 0,45 tấn/ha, nhưng
năm 2009 năng suất nuôi đã tăng 0,20 tấn/ha, tức là năng suất nuôi tôm năm 2009 là
0,65 tấn/ha, tăng 44,44% so với năm 2007. Sản lượng theo đó đã tăng nhanh qua các
năm, đến năm 2009 mức tăng sản lượng đã là 81,80% so với sản lượng nuôi tôm sú
năm 2007. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế quản lý thì việc phát triển ồ ạt sẽ làm ô
nhiễm môi trường nuôi, sẽ làm giảm năng suất nuôi tôm sú.

25


×