Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

hoạt động địa chất của biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 15 trang )

Tiểu luận: hoạt động địa chất của biển
I – Mở đầu:
Bạn đã từng một lần đi đến tận nơi ngắm nhìn và chạm tay vào từng
khối nhũ đá mát lạnh ở động Phong Nha- Kẻ Bàng chưa? Đó là một cảm
giác rất tuyệt! Và đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao lại có những hang động
đẹp như vậy? Đó là kiến trúc điêu khắc tuyệt đẹp của thiên nhiên đấy! Bạn
có biết? Biển và đại dương chiếm 70,8% diện tích bề mặt trái đất (361 triệu
km
2
). Thể ích nước biển và đại dương khoảng 1.370.323.000 km
3
. Sự kì diệu
của thiên nhiên đã đem lại cho con người những lợi ích to lớn như sản lượng
hải sản, muối… và điều hòa khí hậu trên trái đất. Rõ ràng những lợi ích đó
con người hoàn toàn biết song lại ít người hiểu được quá trình hoạt động địa
chất của biển. Bài thảo luận này sẽ giúp các bạn làm rõ thêm về biển.
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại
dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại
dương một cách tự nhiên như biển Caspi,biển chết.
Về mặt địa chất, đại dương là nơi mà lớp vỏ đại dương được nước che
phủ.Lớp vỏ đại dương dày trung bình khoảng 4,5km, bao gồm một lớp trầm
tích mỏng che phủ trên lớp bazan núi lửa mỏng đã đông cứng. lớp bazan này
che phủ lớp peridotit thuôc mặt ngoài của lớp phủ trái đất tại những nơi
không có châu lục nào.
Địa hình đáy đại dương cực kỳ phức tạp,có nhiều núi cao ngầm dưới
nước, những vùng đồng bằng khá bằng phẳng, có nhiều hố sụt lún và các đứt
gãy sâu.
Hình 1: Sơ đồ đáy đại dương
Thềm lục địa tiếp giáp với lục địa, sâu không quá 200m, thềm lục địa
chiếm 7,6% diện tích đáy đại dương, bề rộng luôn thay đổi.
Sườn lục địa tiếp giáp với thềm lục địa, sâu từ 200m – 2500m, chiếm


15% diện tích đáy đại dương, độ dốc trung bình thay đổi từ 3,5
0
-7,5
0
, địa
hình phức tạp dần,thường bị chia cắt bởi các rãnh sâu.
Đáy đại dương tiếp giáp với sườn lục địa, độ sâu từ 2500m -6000m,
chiếm 76% điện tích đáy đại dương, địa hình bằng phẳng và có dãy núi
ngầm.
Vực thẳm là tầng cuối cùng có độ sâu từ 6000m, chiếm 1,2% diện tích
bề mặt đại dương
II – Nội dung:
1 - Hoạt động địa chất của biển
1.1- Quá trình phá hủy:
1.1.1 – Phá hủy vật lý:
Tác nhân của quá trình phá hủy vật lý là sóng, thủy triều và hải lưu
a)Quá trình xâm thực của sóng:
Sóng là một hình thức dao đọng của nước biển theo chiều thẳng đứng,
nhưng lại cho người ta cảm giác là nước dao động theo chiều ngang từ ngoài
khơi xô vào bờ. Nguyên nhân là do gió,động đất, núi lửa nhưng chủ yếu là
do gió. Hầu hết sóng trên đại dương phat triển lớn lên dưới tác động của
những cơn gió thổi vào mặt nước. Những cơn sóng này thay đổi từ những
cơn sóng lăn tăn đến những cơn sóng to lớn có khả năng hủy diệt gây xói lở
bờ biển, phá tan nhà cửa và nhấn chìm tau thuyền. Trong điều kiện nước sâu,
kích cỡ của sóng biển phụ thuộc vào tốc độ gió, độ dài thời gian gió thổi, và
khoảng cách gió đi qua. Cơn gió có tốc độ 25km/h kéo dài trong vòng 2-3
tiếng đi qua một vịnh rộng 1km sẽ tạo ra những cơn sóng cao 0,5m. Nếu cơn
bão có tốc độ 90km/h liền trong nhiều ngày theo một lộ trình có chiều rộng
3500km có thể tạo ra những cơn sóng cao 30m.



Sóng là tác nhân quan trọng trong quá trình xâm thực của biển và đại
dương. Là một trong những yếu tố hình thành các dạng địa hình bờ biển.
Tốc độ phá hủy của sóng phụ thuộc vào cường độ của sóng, độ dốc của bờ
biển và đáy biển, các đặc điểm về thế nằm, độ cứng, kiến trúc và cấu tạo
của đất đá ở bờ biển.

Sóng vỗ bờ gây nên sự phá hủy vật lý cực mạnh, rõ nhất ở các núi đá
vách đứng.

Núi đá vách đứng ở vịnh hạ long
Sóng càng lớn, sức phá hủy càng mạnh, áp suất của sóng đập vào bờ có
khi hàng chục tấn/m
2
.các mảnh vụn đá do nước đem theo đập vào bờ gây
phá hủy mạnh các lớp đá ven bờ.
Theo thời gian, sóng đập vào vách đá, khoét thành các ổ lõm, đến một lúc
nào đó toàn bộ khối đất đá ở trên sẽ đổ xuống và vỡ vụn ra. Như vậy sự phá
hủy của sóng làm bờ biển lùi dần vào lục địa, quá trình này phụ thuộc vào
bản chất của đá ven bờ, đá mềm diễn ra nhanh và ngược lại.
.Hiện tượng hàm ếch là hiện tượng theo thời gian sóng đập vào vách đá
khoét thành các ổ lõm Quá trình hòa tan đá vôi vào nước biển được tăng
cường nhờ hoạt động của sóng và thủy triều đã tạo nên các hàm ếch biển.
Trong những điều kiện thuận lợi, hàm ếch được khoét sâu thành hang nhỏ,
thậm chí xuyên qua các khối núi đá vôi thành hang luồn nối với các hồ nước,
hoặc vụng nước biển. Đặc trưng của các hang hàm ếch biển là có một mái
trần nằm ngang, khá phẳng, cắt ngang qua khối đá vôi.


Hang Tiền ở Kiên Giang

b) Quá trinh phá hủy củaThủy triều:
Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ và biên độ nhất định.
Hiện tượng này có những đặc điểm của một dao động sóng. Điều đó làm cho
hoaạt động phá hủy trở nên mạnh mẽ hơn.
Sơ đồ dưới đây giải thích nguyên nhân hiện tượng thủy triều có ảnh
hưởng tới quá trình phá hủy. Tạm tưởng tượng toàn bộ mặt trái đất là nước
mọi điểm trên mặt có lực ly tâm khá mạnh vuông góc với trục quay, ở tâm
trái đất lực ly tâm và hấp dẫn bằng nhau nên triệt tiêu. Tại A, lực hấp dẫn
lớn hơn lực ly tâm, hợp lực nó dồn nước ở Avề B. ở b lực hấp dẫn lớn nhất
kéo dồn nức ở A và C về B, ở C giống ở A, ở D lực hấp dẫn cũng kéo dồn
nước ở A và C về D. Kết quả là nước ở A và C hạ xuống đồng thời nước ở B
và D dâng lên do sự chuyển động tự xoay quanh trục của trai đất nên trong
một ngày mọi điểm trên bề mặt trái đất đều qua 4 vị trí A,B,C,D gây ra hiện
tượng thủy triều dâng lên hạ xuống 2 lần trong một ngày, lượng sóng tạo ra
va đập vào hang đá làm phá hủy rất nhanh.

Nguyên nhân hiện tượng thủy triều
Sóng vỗ kêt hợp với hoạt động thủy triều làm tăng cường khả năng phá
hủy đá và khoáng vật tren diện rộng hơn, thủy triều làm cho đá luân phiên
khô ướt, làm tăng cường khả năng phá hủy của sóng biển.
c) Quá trình phá hủy của các dòng chảy:
Đối với cac dòng hải lưu trên mặt sự phá hủy bờ phụ thuộc vào tốc độ
dòng chảy, độ cứng cấu tạo của đá hiện tượng tự quay của trái đất.
Các dòng biển ven bờ chảy theo hướng gần với hướng kinh tuyến ở
Bắc bán cầu thì bờ bên phải bị phá hủy mạnh hơn bờ bên trái còn ở Nam bán
cầu thì ngược lại.
Còn các dòng biển chảy theo hướng vĩ tuyến thì ở BBC bờ bắc bị phá
hủy mạnh hơn bờ nam, còn NBC thì ngược lại.
1.1.2- phá hủy hóa học:
Nước biển của các đại dương trên thế giới thường chứa khoảng 3,5%

các muối hoà tan: 2,73% NaCl ; 0,32% MgCl
2
; 0,22% MgSO
4
; 0,13%
CaSO
4
; 0,02% KHCO
3
và một lượng nhỏ CO
2
và O
2
hoà tan, pH » 8,0. Do
vậy, nước biển của các đại dương mang tính xâm thực mạnh
Những trận mưa lớn ở vùng gần xích đạo pha loãng độ mặn còn
3,45%, ngược lại trong những vùng cận nhiệt đới khô nơi lượng bốc hơi cao
và lượng mưa thấp độ mặn có thể lên tới 3,6%. Trong nước biển có chứa
lượng lớn kim loại như Ca, Mg…
Bảng 1.Thành phần hóa của nước biển Việt nam và trên thế giới
Chỉ tiêu Đơn vị Vùng biển
Hòn gai
Vùng biển
Hải phòng
Biển Bắc
Mỹ
Biển
Bantíc
pH - 7,8 - 8,4 7,5 - 8,3 7,5 8,0
Cl

-
g/l 6,5 - 18,0 9,0 - 18,0 18,0 19,0
Na
+
g/l - - 12,0 10,5
SO
4
2-
g/l 1,4 - 2,5 0,002 - 2,2 2,6 2,6
Mg
2+
g/l 0,2 - 1,2 0,002 - 1,1 1,4 1,3
Các chất hòa tan và chất keo, khi các chất này kết hợp với nhau sẽ tạo
ra các phản ứng phá hủy mạnh mẽ. Đặc biệt, do trong nước biển hòa tan rất
nhiều khí CO
2
.
CO
2
+ H
2
O = H
2
CO
3

Đây là môi trường đệm giúp các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn, tốc độ
phá hủy khoáng vật diễn ra nhanh hơn.
CaCO
3

+ CO
2
+ H
2
O = Ca(HCO
3
)
2
Đó là nguyên nhân vì sao mà các núi đá vôi trên biển sau thời gian do
sóng vỗ, các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của áp suất, nhiệt độ…
phía dưới núi đá bị thót lại, nhỏ đi, hay tạo nên các hang động, nhũ đá rất
đẹp.

Hang động ở vịnh Hạ Long Hang động Bonito, Brazil
. 1.1.3 -Yếu tố sinh học:

×