1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập tại trường đại học Công nghiệp Hà Nội,
nhờ sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô giáo, sự quan tâm của Ban Giám hiệu,
em đã học hỏi, trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định. Và khóa luận
tốt nghiệp với đề tài “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện
Mộc Châu – tỉnh Sơn La” là kết quả học tập cuối cùng của em tại trường. Để
hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà
trường, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý du lịch Mộc Châu đã tận tình
giúp đỡ em cũng như cung cấp các tài liệu hữu ích và đóng góp ý kiến cho em
trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm du
lịch – trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã trang bị cho em những mảng
kiến thức trong suốt quá trình học tập để em có thể vận dụng vào bài khóa
luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.Phạm Thị Vân Anh đã
định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên để em hoàn thành khóa luận.
Mặc dù em đã thật sự cố gắng và nỗ lực hết mình, nhưng do thời
gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không thề tránh
những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung từ
phía quý thầy cô để em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2014
Sinh viên
Trương Thị Kim Liên
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................3
DANH MỤC HÌNH, BẢNG..........................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
9
1.1.1.Khái niệm về du lịch.........................................................................................................................9
1.1.2.Khái niệm phát triển bền vững......................................................................................................11
1.1.3.Khái niệm phát triển du lịch bền vững...........................................................................................12
1.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
14
BẢNG 1.1: HỆ THỐNG CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG DUNG ĐỂ ĐÁNH
GIÁ NHANH TÍNH BỀN VỮNG CỦA DIỂM DU LỊCH.........................20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN
MỘC CHÂU – SƠN LA................................................................................31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỘC CHÂU
31
2.1.1.Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................31
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH................65
BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MỘC CHÂU....................................................65
KẾT LUẬN...................................................................................................82
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
BQL
Ban quản lý
DLBV
Du lịch bền vững
GDMT
Giáo dục môi trường
HDV
Hướng dẫn viên
PTBV
Phát triển bền vững
UBND
Ủy ban nhân dân
4
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................3
DANH MỤC HÌNH, BẢNG..........................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
9
1.1.1.Khái niệm về du lịch.........................................................................................................................9
1.1.2.Khái niệm phát triển bền vững......................................................................................................11
1.1.3.Khái niệm phát triển du lịch bền vững...........................................................................................12
1.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
14
BẢNG 1.1: HỆ THỐNG CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG DUNG ĐỂ ĐÁNH
GIÁ NHANH TÍNH BỀN VỮNG CỦA DIỂM DU LỊCH.........................20
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN
MỘC CHÂU – SƠN LA................................................................................31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỘC CHÂU
31
2.1.1.Điều kiện tự nhiên..........................................................................................................................31
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH................65
BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MỘC CHÂU....................................................65
KẾT LUẬN...................................................................................................82
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần quan trọng để tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết
nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Ở Việt Nam trong những năm
qua, hoạt động du lịch đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động du lịch đã tạo ra việc
làm cho khoảng 22 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp.
Nghị quyết đại hội IX của đảng đã xác định: “Phát triển du lịch thực sự trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Tuy nhiên, với một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng
như nước ta thì sự phát triển của ngành du lịch hiện nay là chưa tương xứng
với tiềm năng và vị thế của nó. Thực tế này là do nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan, trong đó có nhiều vấn đề tồn tại và bất cập ở cả tầm vĩ mô và
vi mô gây khó khăn cho phát triển du lịch cần được giải quyết. Sự phát triển
của du lịch không được qui hoạch tốt và quản lý hợp lý đã và đang gây ra
những hậu quả, những tác động nguy hại đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã
hội và văn hóa. Phát triển du lịch bền vững hơn lúc nào hết được đặt ra một
cách cấp thiết nhằm giải quyết những bức xúc này và đảm bảo cho sự phát
triển của ngành du lịch hôm nay và mai sau.
Du lịch bền vững không chỉ còn là một hiện tượng nhất thời, mà là một
xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng
không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền
vững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi
trường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn).
Phát triển du lịch bền vững là biện pháp hữu hiệu trước các vấn đề đặt
ra khi phát triển du lịch. Du lịch bền vừng vừa đáp ứng nhu cầu về du lịch của
du khách vừa bảo vệ tài nguyên du lịch cung cấp cho thế hệ hiện tại và đảm
6
bảo cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, hầu hết các điểm du lịch hiện nay chưa
làm được điều đó vì mối quan tâm của họ chủ yếu là lợi nhuận và chưa có giải
pháp thực tế, cụ thể để thực hiện.
Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc,
có khí hậu ôn đới gió mùa, các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Dơi, rừng
thông Mộc Châu, thác Thái Hưng, thác Dải Yếm, Hang Dơi, khu hồ sinh thái,
rừng thông bản Áng, Đông Sang. Mộc Châu nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp về
thiên nhiên và ẩm thực phong phú.... và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ
ở thị trấn NT Mộc Châu. Hàng năm huyện đã đón hàng vạn du khách tới tham
quan và nghỉ mát, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của huyện. Du
lịch ở đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng cần phải thúc
đẩy phát triển và thu hút đầu tư. Nhưng liệu khi du lịch ở đây phát triển và nổi
tiếng như Đà Lạt hay Sa Pa thì Mộc Châu có còn giữ được những nét hoang
sơ, vẻ đẹp nguyên thủy, nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa nữa?
Hay rồi Mộc châu cũng như bao khu du lịch khác, nườm nượp khách vào các
dịp lễ với rác thải và ô nhiễm môi trường, rồi vắng tanh vào các mùa vãn
khách và nghiêm trọng nhất là sự mai một, lai căng văn hóa. Thêm vào đó,
khi du lịch phát triển cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của khu du lịch bằng
cách huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến
chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức,
đông đúc và phá vỡ các giá trịvăn hoá địa phương. Thêm vào đó, du lịch đại
chúng thường có thể không mang những lợi ích cho cộng đồng địa phương,
phần lớn giành cho nhà điều hành bên ngoài. Ngược lại, du lịch bền vững
được lập kế hoạch một cách cẩn trọng để mang những lợi ích đến cho cộng
đồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên,
nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương và khu du lịch
và giáo dục cả du khách và cư dân địa phương về tầm quan trọng của bảo tồn.
DLBV chính là chìa khóa cho sự phát triển du lịch ở Mộc Châu.
7
Với những lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát
triển du lịch bền vững tại huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La” để thực hiện khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2.
Mục đích nghiên cứu
Đưa ra được một số giải pháp phát triển du lịch ở huyện Mộc Châu tỉnh
Sơn La theo hướng bền vững.
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, khóa luận tập trung thực hiện 3 nhiệm vụ
chính.
-
Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển DLBV, đưa ra các
bài học kinh nghiệm từ một số khu vực trên thế giới.
- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu
-
theo hướng bền vững.
Đưa ra được các giải pháp khắc phục, phát triển du lịch Mộc Châu
theo hướng bền vững.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển DLBV
tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp phát triển DLBV tại Mộc Châu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng và hoạt
động du lịch tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Phạm vi thời gian: đề tài sử dụng các số liệu nghiên cứu từ năm 2009
đến 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để thu thập
thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, thành tựu đạt được, chủ
trương chính sách liên quan đến đề tài. Trong nghiên cứu tài liệu, để có được
8
thông tin chính xác và thuyết phục, đã tiến hành phân tích tài liệu và tổng hợp
tài liệu. Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tác phẩm khoa học trong ngành, tạp
chí, tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng hợp, thông tin đại chúng.
- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa để lấy được thông
tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ thực tế. Phương pháp đã sử dụng là
Phương pháp quan sát các theo phương tiện sử dụng trong quan sát – trực tiếp
khảo sát tại những địa bàn mà người nghiên cứu quan tâm mà không sử dụng
bất cứ phương tiện gì. Cụ thể là: đi quan sát diễn biến hoạt động du lịch tại
một số bản, thị trấn ở Mộc Châu, phỏng vấn một số du khách, người dân địa
phương, người làm du lịch ở đây.
- Phương pháp xử lý thông tin: kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu
tài liệu, khảo sát thực địa tồn tại dạng 2 dạng: thông tin định tính và thông tin
định lượng. Đối với thông tin định tính, xử lý logic, đưa ra những đánh giá và
thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện. Xử lý toán học đối với thông tin
định lượng, sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn
biến của tập hợp số liệu thu thập được. Ví dụ cụ thể, từ số liệu về hiện trạng
kinh tế huyện Mộc Châu, tính toán để thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của
huyện, thể hiện lên biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện; hay từ số liệu về lượng
khách , xử lý toán học thấy được doanh thu từ du lịch…
7. Bố cục của đề tài
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính được chia thành 3 phần:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu – Sơn La
Chương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Mộc
Châu
9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG
1.1.
Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Có rất nhiều khái niệm về du lịch. Bởi hoàn cảnh và góc độ nghiên cứu
khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao
nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Orgnization – IUOTO): Du lịch được hiểu là hành
động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm
mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghè hay một
việc kiếm tiền sinh sống.
Theo L.L Pirôgionic, 1985, du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rảnh rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Theo các nhà du lịch Trung Quốc, hoạt động du lịch là tổng hòa hàng
loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhật định
làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều
kiện.
Nhìn từ góc độ về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức du chuyển tạm thời từ một vùng này sang một khác, từ một
nước này sang một nước khách mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc.
10
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp
các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –
5/9/1963), tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã có định nghĩa về du lịch như
sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nên thường trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đính
hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời
gian nhất định”.
Luật Du lịch Việt Nam, công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I Điều
4: “Du lịch là các hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những nội dung cơ bản về du
lịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian
ngắn.
- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và
nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc
làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm.
11
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng
các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương.
1.1.2.
Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá …Phát
triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội
loài người nói riêng. Về mặt lý thuyết, có rất nhiều định nghĩa về PTBV :
Trong định nghĩa của Brudtlant thì: “PTBV được hiểu là hoạt động phát
triển kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng các nhu cấu của các thế hệ mai sau”.
Một định nghĩa khác về PTBV được các nhà khoa học trên thế giới đề
cập tới một cách tổng quát hơn: “PTBV là các hoạt động phát triển của con
người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử
hình thành và hoàn thiện sự sống trên trái đất”.
Theo quan điểm của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra
năm 1980 “PTBV phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài
nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn
trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”.
12
Hình 1.1: Mối quan hệ trong phát triển bền vững
Phát
triển
bềnvàvững
Dưới quan điểm này, tại hội nghị về Môi trường toàn cầu
RIO
– 92
RIO – 92+5, quan niệm về PTBV được các nhà khoa học bổ sung, theo đó:
“Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp
của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá – xã hội”
Ở Việt Nam, lý luận về phát triển bền vững cũng được các nhà khoa
học, lý luận quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thu
những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền
vững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
Chỉ thị số 36/CT của Bộ Chính Trị BCHTW Đảng ngày 25/6/1998 đã
xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủ
yếu vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời trong “báo cáo chính trị” tại
Đại Hội Đảng VIII (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ
môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể
tách rời của phát triển bền vững.
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm về
phát triển bền vững. Đa số cho rằng DLBV được hiểu là: “Hoạt động khai
thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tục
duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng
cao mức sống của cộng đồng địa phương”.
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro năm 1992
thì “DLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn
quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển
13
trong tương lai – Du lịch bền vững phải có kế hoạch quản lý các nguồn tài
nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con
người trong vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự
phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con
người”
Như vậy có thể coi phát triển DLBV là một nhánh của phát triển bền
vững đã được Hội nghị Uỷ ban Thế giới và Môi trường xác định năm 1987.
Hoạt động phát triển DLBV là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao
cho nội dung, hình thức, và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian,
không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt
động phát triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du
lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các
ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực.
Trọng tâm của phát triển DLBV là đấu tranh cho sự cân bằng giữa các
mục tiêu về kinh tế, xã hội, và bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hoá cộng
đồng trong khi phải tăng cường sự thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa
dạng của du khách. Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sự
thay đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và
sự phát triển của khoa học công nghệ. Mặc dù vậy phương pháp tiếp cận đảm
bảo cho sự phát triển DLBV phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trường
với một quy hoạch thống nhất.
DLBV ở Việt Nam là một khái niệm còn mới, theo khoản 21, điều 4,
chương I – Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch bền vững là sự phát triển
du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch tương lai”.
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: Du lịch bền vững là sự
phát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên
du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi
14
trường, kinh tế, văn hoá – xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách
và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của tương lai.
1.2.
Các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, nên
phát triển du lịch bền vững cần bề vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi
phí, phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóa
đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển.
- Phát triển bền vững về môi trường: Phải sử dụng và bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự
tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài nguyên và
môi trường, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn
tạo tài nguyên.
- Phát triển bền vững về xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào các
hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạng
hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng cao độ nhu cầu của du
khách.
Như vậy, các nhà quy hoạch trong quá trình quy hoạch du lịch cần xem
xét đến việc đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của các lãnh thổ
được quy hoạch. Để đạt được sự phát triển du lịch bền vững, trong quá trình
phát triển du lịch và quy hoạch du lịch cần phải thực hiện có nguyên tắc.
1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nhân văn là rất cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch
phát triển lâu dài.
- Phát triển ban vững ủng hộ việc lưu lại cho thế hệ tương lai một
nguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được
hưởng.
15
-
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển
du lịch là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu
và quốc gia.
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
- Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những
chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và làm tăng chất
lượng của du lịch.
Mọi người có nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự
hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững.
- Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường
hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã
dẫn đến sự tiêu dùng tài nguyên khác một cách lãng phí không cần thiết.
- Đây là nguyên nhân gây ra sự ôn nhiễm và xáo trộn về văn hóa xã
hội.
-
Các chất thải từ các công trình không được quan tâm xử lý đúng
mức, đẫn đến sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài.
- Một số các dự án không được lấp kế hoạch một cách nghiêm túc,
đặc biệt là trong thành phần tư nhân đã gây ra những hậu quả, đẫn đến các cơ
quan nhà nước phải bỏ chi phí và công sức ra để phục hồi tổn thất. Chính vì
vậy, cần thiết phải có các biện pháp để giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức và
giảm chất thải.
+ Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm thiểu tiêu thụ các
nguồn nhân lực du lịch.
+ Ưu tiên các nguồn hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu hướng
thích hợp.
+ Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một
cách an toàn.
+ Sử dụng công nghệ xử lý rác thải, tái chế rác thải.
+ Có trách nhiệm phục hồi những tác hịa nảy sinh từ các dự án du lịch.
16
+ Tránh tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi
giám sát liên tục.
Duy trì tính đa dạng
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội
là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của
ngành công nghiệp du lịch.
+ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội là một thế mạnh,
mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh
việc quá phụ thuộc một hay vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
+ Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát
triển kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng.
+ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia
tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa
hưởng của thế hệ trước.
+ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch,
do vậy, nó cần được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi
nó bị xuống cấp bởi cư dân biến nó thành một hàng hóa đem bán cho du
khách.
+ Trân trọng giữ gìn tính đa dạng thiên nhiên và nhân văn.
+ Đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng
của văn hóa bản địa.
+ Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh học bằng cách tôn trọng sức chứa
của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tổng sức chứa và nguyên tắc phòng
ngừa trước.
+ Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái, đặc biệt đối với loài
động thực vật.
17
+ Ngăn ngừa sự thay thế các ngành truyền thống lâu đời bằng chuyên môn
phục vụ du lịch.
+ Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát
triển.
Hợp nhất du lịch vào quá trinh quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch vào khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp
quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả
năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
Việc phát triển hợp nhất dựa trên 2 nguyên tắc sau:
- Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển.
Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc
gia, nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ mang
lại lợi ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia và địa phương (trong đó
có ngành du lịch).
- Du lịch và đánh giá tác động môi trường.
Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án quy hoạch du lịch, đánh giá tác
động môi trường là bắt buộc để xem quy mô hay loại hình phát triển du lịch
đó có phù hợp hay không và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự gì cho
khu vực, cho vùng hay quốc gia hay không.
Hỗ trợ kinh tế địa phương
Nguồn tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng vốn thuộc quyền sử hữu
của dân cư bản địa như đường giao thông, điện nước, hệ thống xử lý chất thải,
thông tin liên lạc,… có thể không chỉ phục vụ riêng cho ngành du lịch nhưng
vẫn thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Hoạt động du lịch mang lại hiệu quả
tích cực kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác cũng để lại hậu quả cho tài
nguyên môi trường, kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, ngành du lịch có
trách nhiệm đóng góp một phần cho kinh tế địa phương, trong quá trình hoạch
18
định các giải pháp chính sách khi quy hoạch du lịch cần phải tính đến đóng
góp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa phương và quốc gia.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch không chỉ mang
lại lợi ích cho họ và môi trường; mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch,
đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn với
du khách.
Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho du lịch. Dân cư, nền văn
hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của địa phương là những nhân tố
quan trọng thu hút du khách tới điểm du lịch. Sự tham gia thực sự của cộng
đồng có thể làm phong phú thêm kinh ngiệm và sản phẩm du lịch. Khi cộng
đồng được tham gia vào quá trình quy hoạch và chỉ đạo phát triển du lịch, thì
họ có thể trở thành đối tác tích cực, tạo ra sự kiểm chứng và có nghĩa vụ với
môi trường. Sự tham gia của cộng đồng địa phương và khách du lịch, đồng
thời cũng nâng cao triển vọng phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch.
Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan
Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan
khác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết. Đây là bươc nhằm nâng
cao nhận thức các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giải
quyết các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Đồng thời, điều này giúp cho các
bên tham gia có thể ủng hộ cho việc thực hiện dự án. Do vậy, trong quá trình
triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trong
điều tra xã hội học, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan vừa để giải tỏa
các mâu thuẫn tiềm ẩn, vừa tìm thấy các nguyên nhân bất đồng, những vấn đề
cần giải quyết, góp phần thu hút các bên tích cực tham gia vào việc thực hiện
dự án quy hoạch du lịch.
19
Đào tạo nhân viên
Nguồn nhân lực du lịch là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, nó quyết
định sự phát triển du lịch bền vững. Để đạt được các mục tiêu phát triển bền
vững, các dự án quy hoạch ngay từ đầu cần phải hoạch định chiến lược, giải
pháp để đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch bền vững, các dự án
quy hoạch du lịch cần hoạch định chiến lược, marketing, quảng bá cho du
khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm cao sự tôn trọng của du
khách với môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội tại điểm đến, đồng thời làm
tăng sự thỏa mãn của du khách.
Tiến hành nghiên cứu
Thông tin số liệu để xây dựng dự án và ngay cả khi dự án được thực hiện
đều không sẵn có. Để các dự án quy hoạch có hiệu quả, ngay từ thời kỳ tiền
dự án đến khi thực hiện dự án cần: đầu tư nhiều cho công tác điều tra, giám
sát, thống kê, so sánh, tổng hợp mới có thể xây dựng được các mục tiêu, các
định hướng, các giải pháp dự án phù hợp. Công tác nghiên cứu còn giúp cho
việc nhận thức rõ được những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để từ đó
có những giải pháp kế hoạch điều chỉnh bổ sung kịp thời.
1.4.
Hệ thống chỉ thị về môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền
vững của điểm du lịch
Có nhiều phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng và tính bền vững của
điểm du lịch như: đánh giá hoạt động du lịch dựa vào khả năng tải, đánh giá
hoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ thị môi trường của WTO, bộ chỉ thị đánh giá
nhanh tính bền vững của điểm du lịch. Hệ thống chỉ thị môi trường dùng để
đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch là một phương pháp khá tổng
quát, nhanh chóng và hiệu quả.
20
Bảng 1.1: Hệ thống chỉ thị môi trường dung để đánh giá nhanh tính bền vững
của diểm du lịch.
Chỉ thị
Cách xác định
+ Tỷ lệ % khách quay trở lại/tổng số khách.
1. Bộ chỉ thị về đáp ứng
nhu cầu của du khách
+ Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách.
+ Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật tai nạn) cho du
khách/tổng số du khách.
+ % chất thải chưa được thu gom và xử lý.
+ Lượng điện tiêu thụ/du khách ngày (tính theo mùa).
+ Lượng nước tiêu thụ/du khách ngày (tính theo mùa).
2. Bộ chỉ thị để đánh giá
tác động của du lịch
+ % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng
diện tích sử dụng cho du lịch.
lên phân hệ sinh thái tự + % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc
bản điạ (hoặc cảnh quan)/số công trình.
nhiên
+ Mức tiêu thụ các sản phẩm động thực vật quý hiếm
(phổ biến – hiếm hoi – không có).
+ % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính
theo trọng tải).
3. Bộ chỉ thị đánh giá tác
+ % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội địa
động lên phân hệ kinh
phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác.
tế
+ % số chỗ làm việc trong ngành du lịch giành cho người
lao động địa phương so với tổng số lao động địa phương.
+ % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch
gây ra hoặc có lợi ích do du lịch mang lại.
+ % chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật
liệu xây dựng.
+ % giá trị hàng hóa địa phương/ tổng giá trị hang hóa
21
tiêu dung cho du lịch.
+ Chỉ số Doxey.
+ Sự xất hiện các bệnh lịch liên quan đến du lịch.
+ Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch.
4. Bộ chỉ thị đánh giá tác
+ Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương
động của du lịch lên
(so với dạng nguyên thủy).
phân hệ xã hội nhân
+ Số người ăn xin/tổng số dân địa phương.
văn
+ Tỷ lệ % mất giá đồng tiền và mùa cao điểm du lịch.
+ Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền
thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục tập quán…)
xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia.
“Nguồn: Phát triển du lịch bền vững - Tổng cục du lịch Việt Nam”
1.5. Các loại hình du lịch hướng tới bền vững
Có một số loại hình du lịch hiện đang hấp dẫn du khách và góp phần
phát triển DLBV, đó là du lịch vì người nghèo, du lịch dựa vào cộng đồng, du
lịch xanh đô thị, du lịch sinh thái hay còn gọi là “du lịch dựa vào thiên nhiên”,
du lịch văn hóa hay “du lịch dựa vào văn hóa”.
-
Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộng đồng là loại hình du lịch
tập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lí du lịch
và phân phối lợi nhuận. Loại hình du lịch này được tổ chức bởi người dân địa
phương và vì người dân địa phương.
- Du lịch vì người nghèo: là loại hình du lịch hướng đến việc gia tăng thu
nhập cho người nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch vì người nghèo
không phải là một sản phẩm du lịch nhưng là một phương pháp quản lí và
phát triển du lịch nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người nghèo.
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường
ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn
thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy
22
công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ta các ảnh
hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương.
+ Du lịch nghỉ dưỡng.
+ Du lịch tham quan.
+ Du lịch mạo hiểm.
+ Du lịch thể thao.
+ Du lịch nghiên cứu.
- Du lịch xanh đô thị: là du lịch sinh thái diễn ra trong thành phố. Đây là
một hướng du lịch mang tính chất đột phá của du lịch sinh thái, giúp cho các
sản phẩm du lịch sinh thái them đa dạng và phong phú, đáp ứng các yêu cầu
ngày càng cao của khách du lịch.
- Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống. Các loại hình du lịch văn hóa gồm:
+ Du lịch tham quan nghiên cứu
+ Du lịch hành hương lễ hội
+ Du lịch làng nghề
+ Du lịch làng bản…
Các loại hình DLBV là các loại hình du lịch mang tính giáo dục nhận
thức cao, có trách nhiệm bảo tồn và phát triển cộng đồng. Do vậy, cần nghiên
cứu các chiến lược phát triển, xây dựng và giải pháp cho việc phát triển các
loại hình DLBV.
1.6.
Sự cần thiết phát triển du lịch bền vững tại Mộc Châu
Du lịch là một trong những ngành tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước.
Du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các
Mục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên
Hợp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
23
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan
trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc
và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình
Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở
các hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát
triển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã
hội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa.
Những lí do sau giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững tại Việt
Nam hiện nay:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống. Vì
bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật
quý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống
mà con người được hưởng lợi từ đó: không bị nhiễm độc nguồn nước, không
khí và đất. Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài động
thực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người được
đảm bảo.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ,
từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể
nâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ
du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng. Phát triển du lịch bền
vững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người
tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc
làm.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội,
như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho
người dân trong vùng. Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp
khai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các
24
nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có
thể được tiếp nối và tận dụng.
Với ba lí do được đề cập đến ở trên, có thể thấy vai trò và tầm quan trọng
của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở Việt
Nam cũng như trên thế giới. Như vậy, phát triển du lịch Mộc Châu theo
hướng bền vững là thật sự cần thiết và là một yêu cầu tất yếu.
1.7.
Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững trên thế giới
Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan)
Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn
400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở
lưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia Thái
Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm
1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêm
trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nên
khô cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao
thông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày
càng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững. Khung cảnh
tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút. Những
nguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya và
đến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại với
địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm
1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩy
lùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại.
Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du
lịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷ
môi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã.... Cùng với
đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận
thức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường,
25
cảnh quan du lịch. Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đều
dân đến thất bại. Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách phát
triển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệ
môi trường, cảnh quan khu du lịch.
Phát triển du lịch ở Hoành Sơn – Trung Quốc
Hoành Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông
Trung Quốc. Là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là khu di
tích lịch sử văn hoá. Với diện tích 154 km2, khu vực này còn có 72 ngọn núi nhỏ
khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và
20 đầm lầy to nhỏ khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng lá rụng,
vùng đầm lầy phẳng lặng, rừng thông, rừng thông Hoành Sơn, các loài thực vật
quí hiếm và động vật đang được bảo vệ. Hoành Sơn còn có nhiều đền, những nhà
tu kín, lầu và những dòng chữ khắc hoạ trên đá.
Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoành Sơn đầy danh thắng này đã
dẫn đến năm vấn đề xuống cấp về môi trường như:
- Số loài động thực vật giảm xuống: Sự xây dựng các công trình, đường sá
và cáp treo qua núi cùng với các dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc tổn hại đến
thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm. Thảm thực vật này
một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếm
khi người ta nhìn thấy chúng.
- Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên: Xây dựng tràn
lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó.
- Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thuỷ văn:
Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước khác được xây dựng để đảm bảo
cung cấp nước cho khách du lịch. Vì cần phải xây dựng đập chắn nước ngang qua
suối, do đó đã gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông.
- Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách: Du lịch ở vùng
núi Hoành Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên đến