Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Chuyên đề "Đổi mới kiểm tra đánh giá"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.75 KB, 16 trang )

Phần thứ nhất :
ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Nắm vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các môn học, các
hoạt động GD và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học.
- Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài , giảng dạy và KT-ĐG đã
thành thói quen, tình trạng này dẫn đến việc kiến thức của HS không được mở rộng, không được liên hệ nhiều với
thực tiễn, làm cho giờ học trở nên khô khan, gò bó, dẫn đến kiểm tra đánh giá đơn điệu, không kích thích được sự
sáng tạo của HS.
- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học, nghệ thuật bồi
dưỡng tình cảm hứng thú học tập cho HS; phát huy mối quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới KT- ĐG với đổi mới PPDH.
- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi : ra đề kiểm tra cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học;
xây dựng ma trận đề kiểm tra; biết cách khai thác nguồn dữ liệu mở : Thư viện câu hỏi và bài tập, trên các Website
chuyên môn.
- Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG,
tránh lạm dụng CNTT.
2. Phương pháp tổ chức thực hiện
- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với
người học đã được quy định tại chương trình môn học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG;
- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT-ĐG, sự cần thiết khách quan phải đổi
mới KT-ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, công bằng để nâng cao chất lượng dạy học;
- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-ĐG nói chung và các hình thức KTĐG nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề
kiểm tra. Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng . Đây là khâu công tác có tầm quan trọng đặc
biệt vì trong thực tế, phần đông GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng


chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn còn một bộ phận không ít GV phải tự mày mò
trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao
- Lập chuyên mục trên Website của trường về PPDH và KT-ĐG, tạo nguồn dữ liệu về câu hỏi và bài tập, đề
kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;
- Cần đa dạng hóa các dạng bài tập đánh giá như : các dạng bài tập nghiên cứu; đánh giá trên sản phẩm hoạt


động học tập của học sinh (tập tranh ảnh học sinh sưu tầm, các bài văn, bài thơ, bài báo sưu tầm theo chủ đề; sổ tay
ghi chép của học sinh…); đánh giá thông qua thuyết trình, thông qua hoạt động nhóm…
- Mỗi GV cần xác định thái độ cầu thị, tinh thần học suốt đời, không chủ quan thỏa mãn; tự giác tham gia các
lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên, vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lượng dạy học;
Phần thứ hai : BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
I. KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng,
thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS,
của tập thể lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tốn tại của cá nhân HS, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập
của HS; cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập
của chính mình;
- Kiểm tra là việc làm thường xuyên nhằm thu thập được các thông tin đầy đủ, khách quan về các kết quả học
tập của HS so với mục tiêu cụ thể dặt ra cho từng giai đoạn nhất định để tạo ra những căn cứ đúng đắn cho việc
đánh giá kết quả học tập của HS;
- Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS biết mình đạt được mức nào so với mục tiêu môn học để tiếp tục cố
gắng, phấn đấu trong học tập mà còn có tác dụng giúp GV biết được những điểm đã đạt được, chưa đạt được của
hoạt động dạy học, giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trự
HS đạt được kết quả mong muốn. Các kết quả kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí giáo dục,
chỉ đạo chuyên môn cũng như việc xây dựng và hoàn tất chương trình, sách giáo khoa;
- Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh HS trong việc lựa chọn cách giáo dục, chọn hướng nghề nghiệp cho
con em.


Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau : kiểm tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình
thức trên.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù
hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả
Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra :

Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ : nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận
dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng
hợp và đánh giá.
Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng
số điểm (TSĐ) của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần
đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận
thức.
CÁC THAO TÁC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
* Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra
- Dựa vào chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông để liệt kê các nội dung cần kiểm tra đánh giá.
Nội dung cần kiểm tra đánh giá có thể là các chủ đề hoặc nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông hoặc tài
liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN. Không liệt kê các nội dung kiểm tra đánh giá theo đơn vị bài trong SGK.
- Nội dung kiểm tra bao gồm các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ; trước mắt cần tập trung vào kiến thức, kĩ
năng địa lí. Kiến thức địa lí bao gồm các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ và các quy luật địa lí. Các kĩ năng
địa lí bao gồm kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu; kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ... Vì
vậy, trong các bài kiểm tra cần có kênh hình hoặc bảng số liệu,... để có thể vừa kiểm tra được mức độ nắm vững
kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng của học sinh; nội dung kiểm tra không chỉ bao gồm nội dung lí thuyết, mà còn
cần bao gồm cả nội dung thực hành.
- Kiến thức địa lí của học sinh cần được đánh giá theo các mức độ : biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp,
đánh giá. Các kĩ năng địa lí được đánh giá theo mức độ thuần thục và theo chất lượng của công việc. Tuy nhiên phải
căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp và lớp học mà xác định mức độ đánh giá kết quả
học tập cho phù hợp.


KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề / Mức độ
nhận thức
Chủ đề 1 :

Nội dung

kiểm tra
KT:
- ND 1
- ND 2

Nhận biết
TN

TL

- % trên tổng số
điểm của mỗi chủ
đề
- Điểm cụ thể

- % trên số điểm
của mỗi chủ đề
- Điểm cụ thể

Thông hiểu

Vận dụng

TN

TN

TL

TL


Tổng hợp
- % trên tổng số
điểm của bài KT
- Điểm cụ thể

KN:
50%
(0,5đ)

KT:
Chủ đề 2 :
KN:

50%
(0,5đ)

10%
(1,0đ)

KT:
Chủ đề 3 :

KN:

100%
(0,5đ)
67%
(1,0đ)


KT:
Chủ đề 4 :

33%
(0,5đ)

15%
(1,5đ)

10%
1,0đ

100%
10 đ

KN:
Cộng :

- % trên tổng số
điểm của bài KT
- Điểm cụ thể

- % trên tổng số
điểm của bài KT
- Điểm cụ thể

- Tuỳ điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, về đối tượng học sinh và thực tiễn của địa phương
có thể nâng cao hơn mức độ yêu cầu cần đạt so với chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình.
- Mỗi chủ đề, nội dung nên có chuẩn đại diện; số lượng chuẩn KT-KN cần đánh giá ở mỗi chủ đề tương đương
với thời lượng quy định trong PPCT; chọn các chuẩn có vai trò quan trọng hơn trong chủ đề

* Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá (nội dung kiểm tra : KT - KN)


* Thao tác 3. Phân phối tỷ lệ % số điểm cho mỗi chủ đề :
- Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,...) tương ứng với tỉ lệ % đã tính ở thao tác trên (không lệch quá
0,25đ)

- Tính số điểm cho mỗi chuẩn, nội dung tương ứng
- Đối với bài kiểm tra học kì : phần nội dung nằm trước bài kiểm tra 1 tiết (đã kiểm tra rồi) chỉ chiếm từ 20 –
30% trên tổng số điểm của bài kiểm tra học kì ( từ 2 đến 3đ) .
* Thao tác 4. Phân phối tỷ lệ % số điểm cho mỗi cột (mỗi mức độ nhận thức : TN ; TL)
Tính số điểm cho mỗi cột
* Thao tác 5. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy chưa phù hợp.
Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận : lưu ý :
- Trong một câu hỏi : chỉ nên ghép các mức độ nhận thức có cùng nội dung vào một câu hỏi và không ghép lớn
hơn hai mức độ nhận thức.
* Ví dụ :


Trình bày những đặc điểm về địa hình và khí hậu vùng Đông Á. Vì sao khí hậu Đông Á có sự khác biệt giữa
vùng phía Đông và phía Tây ?
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng trong ma trận;
- Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
* Ví dụ : Đặc điểm nào không thuộc đặc điểm sông ngòi Việt Nam ?  Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm
của sông ngòi Việt Nam :
- Các phương án sai (gây nhiễu) phải phù hợp với nội dung của câu dẫn
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
* Ví dụ : Trình bày đặc điểm sông ngòi Việt Nam . Tại sao sông ngòi nước ta lại chảy theo 2 hướng chính là TB

– ĐN và hướng vòng cung ?

 Nội dung của vế sau câu hỏi là phần trả lời cho vế trước.
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, không đưa ra phương án “Tất cả đều đúng” hoặc “Tất cả đều sai”.
- Ngôn ngữ trong câu hỏi phải chuyển tải được hết những yêu cầu của người ra đề , giúp học sinh hiểu được:
nội dung trả lời, độ dài của câu trả lời, thời gian trả lời và số điểm đạt được
* Ví dụ : Trình bày đặc điểm nổi bật về : địa hình, khí hậu vùng Đông Á ? Vì sao khí hậu Đông Á có sự
khác biệt giữa vùng phía Đông và phía Tây ?
- Chú ý thủ thuật trình bày văn bản.


TÓM LƯỢC 20 NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
A. Để áp dụng chuyên đề có hiệu quả, mỗi giáo viên cần :
1. Nắm vững chuẩn KT-KN
2. Khắc phục tình trạng chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài 3. Phát huy mối quan hệ thúc đẩy
giữa đổi mới KT- ĐG với đổi mới PPDH.
4. Biết cách khai thác nguồn dữ liệu mở : Thư viện câu hỏi và bài tập, trên các Website chuyên môn  ứng
dụng CNTT vào soạn giảng
5. Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-ĐG, trong đó đặc biệt là kỹ thuật
xây dựng các đề kiểm tra.
6. Lập chuyên mục trên Website của trường về PPDH và KT-ĐG
7. Xác định thái độ cầu thị, tinh thần học tập suốt đời, không chủ quan thỏa mãn; tự giác tham gia các lớp bồi
dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên, vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lượng dạy học.
B. Khi xây dựng đề kiểm tra cần chú ý :
1. Không liệt kê các nội dung kiểm tra đánh giá theo đơn vị bài trong SGK.
2. Trong các bài kiểm tra cần có kênh hình hoặc bảng số liệu
3. Tuỳ thực tiễn của địa phương có thể nâng cao hơn mức độ yêu cầu cần đạt so với chuẩn kiến thức, kĩ năng.
4. Mỗi chủ đề, nội dung cần đánh giá phải có số điểm tương đương với thời lượng quy định trong PPCT (không
lệch quá 0,25đ)
5. Đối với bài kiểm tra học kì : phần nội dung nằm trước bài kiểm tra 1 tiết chỉ chiếm từ 20 – 30% trên tổng số

điểm
6. Trong một câu hỏi : chỉ nên ghép các mức độ nhận thức có cùng nội dung vào một câu hỏi và không ghép
lớn hơn hai mức độ nhận thức.
7. Đối với câu hỏi TN : Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa
8. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh


9. Các phương án sai (gây nhiễu) phải phù hợp với nội dung của câu dẫn
10. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra
11. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, không đưa ra phương án “Tất cả đều đúng” hoặc “Tất cả đều sai”.
12. Ngôn ngữ trong câu hỏi phải chuyển tải được hết những yêu cầu của người ra đề
13. Chú ý thủ thuật trình bày văn bản

PHỤ LỤC
1. Các mức độ nhận thức
a. Nhận biết:
Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,...
Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận
ra khi được đưa ra hoặc dựa trên thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.
Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,..
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...
+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt kê, xác định,...
Ví dụ:
- Trình bày khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước.
- Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Dựa vào bản đồ thế giới, nêu vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta và sản phẩm
chuyên môn hóa của từng vùng.



- Kể tên các tỉnh/thành phố ở Đồng bằng sông Hồng...
b. Thông hiểu:
Là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có
khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống
quen thuộc
Có thể cụ thể hoá mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :
+ Diễn tả bằng ngôn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.
+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.
+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
+ Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lôgic.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: phân tích, giải thích, chứng minh, mô
tả, phân biệt, so sánh, ...
Ví dụ:
- Phân tích sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà.
- Đọc và phân tích lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc.
- Phân tích ảnh địa lí: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà, hoạt động kinh tế ở hoang
mạc.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, cho biết cây cao su và cây cà phê tập trung chủ yếu ở vùng nào? Giải thích?
- Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long, đất nhiễm mặn chiếm diện tích lớn?
c. Vận dụng:
Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông
tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp,
nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:


- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;

- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;
- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết,...
- Khái quát hoá, trừu tượng hoá từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống
phức tạp hơn.
Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: minh họa, sử dụng, áp dụng, chứng
minh, so sánh,...
Ví dụ:
- Viết một báo cáo ngắn về Ô-xtrây-li-a dựa vào tư liệu đã cho.
- Tính toán và vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia,
khu vực thuộc châu Á.
- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó
đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?
- Sử dụng bản đồ để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình ; các hướng gió chính, các dòng biển, các dòng
sông lớn.
d. Vận dụng sáng tạo:
Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết mọt
ván đề mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các
vấn đề thực tiễn cuộc sống. Ở cấp độ này bao gồm 3 mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá theo bảng phân loại các
mức độ nhận thức của Blom.
- Phân tích khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thong tin hay tình
huống
- Tổng hợp khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự vật lớn.
- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích hợp.


Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết
luận, tạo ra sản phẩm mới. Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: giải thích, trình
bày mối quan hệ, so sánh,
Ví dụ:
- So sánh một số đặc điểm tự nhiên của ba miền địa lí tự nhiên nước ta.

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
- Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, so sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tại sao Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
Phần lớn chúng ta đều cảm nhận được rằng có nhiều cấp độ tư duy khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp,
sâu sắc. Trên cơ sở thang phân loại của Bloom và thang phân loại của Nikko, căn cứ vào các mục tiêu giáo dục, các
mục đích học tập khác nhau và cấu trúc của quá trình tiếp thu, ta có thể phân loại thành tư duy thành 4 mức độ nhận
thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Ý nghĩa quan trọng nhất của thang phân loại tư duy là nó giúp chúng ta hiểu được cấu trúc của quá trình học
hỏi, tiếp thu nhận thức của HS. GV cần nắm vững các cấp độ tư duy khác nhau này để kiểm tra, đánh giá tư duy
(kiến thức, kỹ năng và thái độ) của HS và mở ra cơ hội để HS biết được khả năng của mình từ đó tự phát triển các
kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn. Chúng ta càng thúc đẩy HS vươn tới tư duy ở cấp độ cao hơn, HS càng tham gia
tích cực hơn vào quá trình học tập và họ sẽ lĩnh hội tốt hơn nội dung học tập, và hiệu quả đào tạo cũng cao hơn.


2. Một số câu hỏi :
Câu 1 Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Câu 2 : Cho bảng số liệu sau :
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta năm 2000 và
2005
Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp-xây
dựng

Dịch vụ

2000

24,6


36,7

38,7

2005

21

41

38

Năm

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta, năm 2000 và
2005.
b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
Câu 3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.
Câu 4. Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
Câu 5. Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp ?
Câu 6. Sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt nói
lên điều gì ?
Câu 7. Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta.
Câu 8. Nhận xét và giải thích sự phân bố cây công nghiệp hằng năm và lâu năm ở nước ta.


Câu 9. Cho bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)

Năm


Tổng số

Gia súc

Gia cầm

Sản phẩm
tứcng sữa

Phụ phẩm
chăn nuôi

1990

100,0

63,9

19,3

12,9

3,9

2002

1000,0

62,8


17,5

17,3

2,4

a) Vẽ hai biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
b) Nhận xét.
Câu 10. Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì ? Tại sao chúng ta vừa khai thác lại vừa phải bảo bệ rừng ?
Câu 11. Cho biết những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.
Câu 12. Dựa vào bảng số liệu:
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2002 (nghìn tấn)
Năm

Chia ra

Tổng số
Khai thác

Nuôi trồng

1990

890,6

728,5

162,1


1994

1465

1120,9

344,1

1998

1782

1357

425

2002

2447,4

1802,6

844,8

a) Vẽ biểu đồ biểu hiện thay đổi cơ cấu giữa khai thác và nuôi trồng ngành thuỷ sản giai đoạn 1990 - 2002
b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu ngành thuỷ sản.


Câu 13. Cho bảng số liệu sau :


Các
nhóm cây

Năm

Năm số
Tổng

1990

2002

9404

12831,4

Cây lương thực

6474,6

8320,3

Cây công nghiệp

1199,3

2337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả khác


1366,1

2173,8

Diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha)
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
Câu 14. Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Câu 15. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm
Câu 16. Trình bày tác động của dân cư và lao động, thị trường đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 17. Kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện ở nước ta.
Câu 18. Cho biết 2 trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta và cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm đó.
Câu 19. Phân tích vai trò của ngành dịch vụ bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống
Câu 20. Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất cả nước?
Câu 21. Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều?
Câu 22. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam (trang Giao thông) hãy cho biết:


a) Từ Hà Nội có những tuyến đường sắt, đường bộ, đường hàng không quan trọng nào.
b) Nhận xét về đầu mối giao thông Hà Nội
Câu 23. Cho bảng số liệu:
Các lọai hình vận tải

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
1990

2002

Tổng số


100

100

Đường sắt

4,3

2,92

Đường bộ

59,84

67,68

Đường sông

30,23

21,70

Đường biển

6,52

7,67

Đường hàng không


0,01

0,03

Cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo các loại hình vận tải (%)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình vận tải ở nước ta,
năm 1990 và 2002.
b) Cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ? Tại sao ? Loại hình nào có tỉ
trọng tăng nhanh nhất ? Tại sao ?
Câu 24. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế- xã hội nước ta ?
Câu 25. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ
lớn nhất cả nước?
Câu 26. Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương ?


Câu 27. Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Tại sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp lại
chiếm tỉ trọng cao trong các hàng xuất khẩu ?
Câu 28. Cho bảng số liệu sau :
Năm

Nông-lâm-ngư

C. nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

1990

38,7


22,7

38,6

1991

40,5

23,8

35,7

1995

27,2

28,8

44

1999

25,4

34,5

40,1

2000


24,6

36,7

38,7

2002

23

38,5

38,5

2004

21,8

40,2

38

2005

21

41

38


Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005
(đơn vị : %)
a) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 -2005.
b) Cho biết :
- Việc giảm tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp nói lên điều gì ?
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào phát triển nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ?



×