Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.35 KB, 8 trang )

Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong lộ trình đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Đảng và Nhà
nước luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong
những mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Kết quả là hơn sau 20 năm thực hiện
đường lối đổi mới (kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng) nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu về kinh tế, văn hóa, chính trị, cũng như về đời sống xã hội. Trong đó, nổi
bậc nhất là lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt được đáng khích lệ: trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức WTO, kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn từ năm
2000-2008 trung bình trên 7%/năm, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người đạt xấp xỉ 1.000USD/người/năm, công nghiệp có sự phát triển mạnh
mẽ. Bước đầu chúng ta đã cơ bản xây dựng được cơ sở vật chất để phấn đấu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, chúng ta đã và đang
phát triển nhiều Khu công nghiệp - Khu chế xuất trên phạm vi cả nước, nhằm phát
huy tiềm năng kinh tế của từng địa phương, đồng thời tạo ra một lượng lớn nhu cầu
việc làm cho thị trường lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước
ta phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng do chất thải từ các Khu
công nghiệp - Khu chế xuất. Hàng loạt doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận không
quan tâm đến môi trường sống của người dân xung quanh đã tiến hành xử lý chất thải
không đúng quy định ra môi trường bên ngoài, biến những dòng sông xanh thành
những dòng sông chết như: sông Thị Vải, sông Đồng Nai... Trong khi đó công tác
quản lý môi trường của cơ quan có chức năng còn nhiều hạn chế nên càng tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp vi phạm hơn nữa và tình trạng ô nhiễm diễn ra ngày một
trầm trọng đến mức báo động.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi của trò chơi lặp lại nhiều lần phân tích
sự tương tác lợi ích giữa hai doanh nghiệp sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định
lựa chọn chiến lược hành động phù hợp vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh với đối thủ
cạnh tranh, vừa mang lại kết quả tối ưu cho doanh nghiệp.


Vì vậy đề tài "Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp
- Khu chế xuất ở Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi" được thực hiện.
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 1
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển phát
triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất (KCN, KCX) ở Việt Nam và đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường do sự phát triển của các KCN, KCX gây ra trên cơ sở vận dụng lý
thuyết trò chơi. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục thực trạng
ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế lâu
dài trong tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết trò chơi để phân tích thực trạng ô nhiễm môi
trường tại các KCN, KCX ở Việt Nam giúp cho các cơ quan có chức năng rà soát lại
và tìm ra giải pháp thích hợp và kịp thời. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề
sau:
- Phân tích sự phát triển các KCN, KCX giai đoạn 2000-2007.
- Vận dụng lý thuyết trò chơi để phân tích hành động của hai doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện xử lý chất thải sau quá trình sản xuất.
- Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tác động của sự phát triển các KCN,
KCX đến môi trường, từ đó đưa ra một số giải pháp để giải quyết ô nhiễm, đảm bảo
gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là KCN?
- Môi trường bao gồm những yếu tố nào?
- Như thế nào gọi là ô nhiễm môi trường?
- Lý thuyết trò chơi được hiểu như thế nào?
- Trò chơi lặp lại vô số lần có đặc điểm gì?

- Thế nào là cân bằng Nash?
- Sự phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra như
thế nào (từ năm 2000-2007)?
- Trò chơi lựa chọn chiến lược xử lý chất thải của hai doanh nghiệp diễn ra
như thế nào?
- Môi trường ở các KCN, KCX ô nhiễm ra sao?
- Sự quản lý của cơ quan Nhà nước có chức năng về vấn đề môi trường mặt
nào còn hạn chế?
- Những giải pháp nhằm khắc phục, bảo vệ môi trường trong thời gian tới là
gì?
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 2
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Thời gian
Những thông tin về số liệu được sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu
từ năm 2000-2009.
1.4.2. Không gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX trên
phạm vi cả nước.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
"Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở
Việt Nam nhìn từ lý thuyết trò chơi".
1.5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở thu thập số liệu thứ cấp, kết hợp với việc vận dụng lý thuyết trò
chơi phân tích chiến lược của hai doanh nghiệp trong việc chọn lựa quyết định xử lý
hay không xử lý chất thải của quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường. Kết hợp
với việc phân tích, phương pháp so sánh tỷ số làm rõ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường
do sự phát trển của các KCN, KCX gây ra.
HVTH: Nguyễn Công Thức

Trang 3
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khu công nghiệp
Khu nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh
các sản phẩm công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Khu
công nghiệp có ranh giới đất đai với khu dân cư và cũng là nơi thải nhiều chất độc
hại nhất cho môi trường và cho cộng đồng. Có thể nói KCN là nơi tập trung các thiết
bị công nghệ cao, nhà quản lý có trình độ khoa học tiên tiến và công nhân lành nghề.
2.1.2. Môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó.
Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.
Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp
con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ
thống đó.
2.1.3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lí, hóa học, sinh học của con người và các sinh vật khác.
2.1.4. Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan đến
nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của
người khác.
* Phân loại trò chơi
Các nhà nghiên cứu phân ra nhiều loại trò chơi. Trò chơi hợp tác là trò chơi
mà trong đó những người chơi có thể thõa thuận với nhau để chọn giải pháp trong khi
trò chơi bất hợp tác là trò chơi mà trong đó không có sự thõa thuận giữa những người
chơi. Ngoài ra, các nhà kinh tế cũng quan tâm đến trò chơi đồng thời và trò chơi
trước sau. Trò chơi đồng thời là trò chơi mà trong đó mỗi người chơi đưa ra quyết

định nhưng không biết quyết định của người chơi khác. Trò chơi trước sau là trò chơi
trong đó mỗi người chơi chỉ đưa ra quyết định sau khi quan sát hành động của những
người chơi khác.
* Các thành phần cơ bản của trò chơi
+ Người chơi: người ra quyết định trong một trò chơi được gọi là người chơi.
Người chơi có thể là một cá nhân (như chơi bài ở các sòng bạc), doanh nghiệp (như
trong thị trường cạnh tranh độc quyền) hay một quốc gia (như trong các xung đột
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 4
Tiểu luận kinh tế vi mô GVHD: TS. Lê Khương Ninh
chính trị, quân sự, ngoại giao). Người chơi có khả năng chọn một số hành động.
Thông thường, số lượng người chơi được giả định là cố định trong lúc trò chơi được
thực hiện và các trò chơi được đặc trưng bởi số lượng người chơi (như hai, ba người
chơi hay n người chơi). Mỗi người chơi chỉ hành động sao cho đạt được kết quả tốt
nhất cho mình.
+ Chiến lược: mỗi hành động của người chơi có thể chọn thực hiện là một
chiến lược. Tùy thuộc vào trò chơi đang xem xét, một chiến lược có thể rất đơn giản
(như chọn thêm một lá bài khi chơi bài) hay rất phức tạp (như xây dựng căn cứ quân
sự chống tên lửa hạt nhân của đối phương) nhưng mỗi chiến lược được giả định là
một hành động được hoạch định để mang lại kết quả tối ưu cho người chơi. Tuy số
chiến lược dành cho mỗi người chơi là không giới hạn nhưng lý thuyết trò chơi có thể
chỉ đề cập đến tình huống mà trong đó mỗi người chơi chỉ có hai chiến lược. Trong
trò chơi bất hợp tác, những người chơi không thể đạt được các thõa thuận với nhau
về chiến lược mà họ sẽ thực hiện, nghĩa là những người chơi không chắc chắn về
chiến lược mà người chơi khác sẽ thực hiện. Ngược lại, trong trò chơi hợp tác, người
chơi biết chắc chắn về điều này.
+ Kết quả: lợi ích mà mỗi người chơi nhận được từ một trò chơi được gọi là
kết quả. Kết quả tổng hợp tất cả cái gặt hái được từ trò chơi. Kết quả bao gồm các kết
quả mang tính chất giá trị (như lợi nhuận) cũng như cảm xúc của người chơi (như
xấu hổ hay tự hào). Kết quả được đo lường bởi hữu dụng hay giá trị mà người chơi

nhận được. Ở đây, ta giả định rằng người chơi có thể xếp hạng kết quả từ ưu thích
nhất đến kết quả ít ưu thích nhất và cố gắng đạt đến kết quả ưu thích nhất.
2.1.5. Khái niệm chiến lược ưu thế và điểm cân bằng Nash
Chiến lược ưu thế là chiến lược mang đến kết quả tốt nhất cho một người
chơi bất chấp chiến lược của người chơi kia.
Điểm cân bằng Nash là một cặp chiến lược (a*,b*) đại diện cho giải pháp
cân bằng đối với hai người chơi mà trong đó a* là chiến lược tối ưu của A để đối phó
với b* và b* là chiến lược tối ưu cho B đối phó với a*. Rộng hơn, cân bằng Nash là
một tập hợp chiến lược mà trong đó không có người chơi nào có thể làm tăng lợi ích
của mình bằng cách thay đổi chiến lược. Khái niệm cân bằng Nash rất quan trọng vì
nó giúp mô tả các tình huống mà trong đó mỗi người chơi thực hiện chiến lược tốt
nhất cho mình để đối ứng với các chiến lược mà người chơi khác đang thực hiện.
HVTH: Nguyễn Công Thức
Trang 5

×