Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đánh giá chung và một số đề xuất cho hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh thụy khuê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.69 KB, 12 trang )

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Mục lục

Danh mục bảng biểu và sơ đồ
Danh mục
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Bảng 2.1: Chi phí huy động vốn
Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thời gian
Bảng 2.5: Doanh số thu nợ của chi nhánh
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Bảng 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng
Bảng 2.8: Trích lập dự phòng tại chi nhánh
Báo cáo thực tập

1

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Bảng 2.9: Lượng tiền cho hoạt động đầu tư qua các năm
Bảng 3.1: Doanh số hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
Bảng 3.2: Doanh số hoạt động thanh toán
Bảng 4.1: Tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu hoạt động tín dụng
Bảng 4.2: Chỉ tiêu hệ số thu nợ
Bảng 4.3: Hiệu suất sử dụng vốn


Bảng 4.4: Vòng quanh tín dụng
Bảng 4.5 Kết quả hoạt động cho vay
Bảng 4.6: Kết quả hoạt động đầu tư và dịch vụ

Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Sơ đồ 3.2: Hoạt động thanh toán
Sơ đồ 4.1: Chỉ số đo lường rủi ro

Báo cáo thực tập

2

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Diễn giải

TMCP

Thương mại cổ phần

HSC


Hội sở chính

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TT

Thanh toán

TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt

TM

Tiền mặt

TG

Tiền gửi


Báo cáo thực tập

3

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt những năm học ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, em đã được các
thầy cô trong trường hướng dẫn và giảng dạy cho em rất nhiều về hệ thống các kiến thức
chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, ngành mà em đang theo học tại trường. Như ta biết
lý thuyết thì luôn phải được đi kèm với thực tiễn, vậy nên nhà trường đã tổ chức cho sinh
viên đi thực kiến tập để tiếp xúc với công viêc thực tế nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức mình đã học vào trong công việc. Trong suốt quá trình kiến tập em đã được tiếp
xúc với một môi trường làm việc tốt, với các loại máy móc hiện đại cần thiết như: máy
photocopy, máy tính, máy fax…. Đây là những trang thiết bị hỗ trợ rất nhiều trong quá trình
làm việc tại các cơ quan. Đồng thời cho em được tiếp xúc với một phong cách làm việc
hoàn toàn khác với đời sống sinh viên, giúp em có thể thích ứng với công việc sau này.
Như vậy qua đợt kiến tập này em đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức cũng như
kinh nghiệm, đây là cơ hội được ứng dụng những kiến thức và kỹ năng từ các học phần đã
học vào thực tế thông qua các hoạt động của đơn vị kiến tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ
năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu của ngành học.
Đợt kiến tập này sẽ là hành trang giúp em trong công việc cũng như trong cuộc sống sau
này.
Với nhận thức trên, đợt kiến tập cơ sở ngành kinh tế là một chương trình bổ ích của

nhà trường nói chung và của khoa Quản lý kinh doanh nói riêng để sinh viên có thể ứng
dụng những kiến thức và kỹ năng thu thập được trên lớp vào thực tế nhằm củng cố những
học phần đã học đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức chuyên sâu của ngành
học.
Báo cáo kiến tập được viết nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng VPBank chi nhánh Thụy
Khuê, cụ thể hơn là các cán bộ nhân viên phòng Tài chính – Kế toán đã nhiệt tình cung cấp
số liệu và chỉ dẫn, ngoài ra còn có sự giúp đỡ và chỉ dạy của cô Th.s Nguyễn Thị Hải Yến.
Do đề tài rộng và phức tạp, với trình độ bản thân còn hạn chế, việc thu thập tài liệu và thời
gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những yếu kém và thiếu
sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của thầy cô để bài viết được hoàn thiện
và chặt chẽ hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

Báo cáo thực tập

4

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Phần 1
Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt
Nam Thịnh Vượng và chi nhánh Thụy Khuê
1.1

Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
 Giới thiệu chung về Ngân hàng
- Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
- Tên giao dịch quốc tế: VietNam Commercial Joint Stock Bank for Private
Enterprises.
- Tên viết tắt: VPBank.
- Mã số thuế: 0100233583
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 72Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Giám đốc công ty: Nguyễn Hưng
- Tel: 043.9288869
- Fax: 043.9288867
- Website: www.vpb.com.vn
- Email:
1.1.1

Biểu tưởng của Ngân hàng:
 Lịch sử hình thành
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ
phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập ngày theo
giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 12/8/1993.
 Quá trình phát triển
Những năm từ 1994 đến 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank. Trong
giai đoạn này VPBank đã đạt được những kết quả khả quan. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ
phần đạt 36% /năm trong năm 1995 và 1996, chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động
dịch vụ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, VPBank đã gặp phải một số khó khăn nhất định,
một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tình hình cạnh tranh với các
ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt, một phần do những sai lầm chủ quan từ
phía Ngân hàng. Vì thế thời gian từ 1997 đến 2001 là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát
triển cho giai đoạn mới. Trong giai đoạn này VPBank đã nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt

tình của cơ quan thuộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
-

Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng quá trình phát triển của
VPBank. Đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của VPBank
trong vòng mười năm tới xây dựng VPBank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam
và trong khu vực.

Báo cáo thực tập

5

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Tính đến tháng 8 năm 2006, hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch, gồm:
Hội sở chính tại Hà Nội, 21 chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các tỉnh thành lớn của đất
nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, … Ngoài ra, VPBank cũng mở thêm hai công ty trực thuộc đó
là Công ty khai thác nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán.
Hiện nay Ngân hàng là 1trong 12 ngân hàng lớn nhất Việt Nam, tính đến cuối năm
2012, VPBank đã có trên 200 điểm giao dịch tại 33 tỉnh thành trên cả nước
 Vốn điều lệ:

Ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian
VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500
tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn
cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất

Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm
2006 vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ của
VPBank là 5.770 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 98.000 tỷ đồng.
 Cơ sở khách hàng
Tính đến 31/12/2012, VPBank có hơn 250.000 khách hàng, trong đó khoảng 90% là
khách hàng cá nhân và 10% là khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng tăng trưởng mạnh
trong năm 2012 với tốc độ tăng trưởng 42,2%. Khách hàng tập trung chủ yếu tại Hà Nội
35,3% và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm khoảng 19,7% tổng số khách hàng.
1.1.2 Chức năng hoạt động
Tổ chức cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng, phục vụ nhu cầu
đa dạng như: gửi tiền, vay vốn, mở tài khoản…
Mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng hình ảnh đẹp với khách hàng.
Tổ chức nghiên cứu tiếp cận nắm bắt tâm lý khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn
cũng như thu hút lượng tiền vào ngân hàng, nâng cao hình ảnh của ngân hàng.
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và
phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của
ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống ngân hàng, thực hiện chính sách tiền tệ quốc tế,
phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh
doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp
các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của
NHNN Việt Nam.
1.1.3 Mạng lưới kinh doanh
Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Báo cáo thực tập

6


SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình):
26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng…)
26 chi nhánh và Phòng giao dịch.
Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ…): 35 chi nhánh
và phòng giao dịch.
Hiện nay có 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank – Western
Union.
Công ty trực thuộc: Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC), Công ty TNHH
Chứng khoán VPBank (VPBS).
1.1.4 Nhân sự
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số
lượng CBNV chỉ có vẻn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt
động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng.
Đến hết 31/12/2011, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: hơn 3.000
CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và
trên đại học.
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng.
Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác
quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
1.2


Giới thiệu chung về chi nhánh Thụy Khuê
Quá trình hình thành phát triển chi nhánh VPBank Thụy Khuê
Ngày 27/1/2007, khai trương hoạt động VPBank Thụy Khuê, hoạt động trực thuộc
VPBank Hà Nội. Đây là chi nhánh cấp I thứ 5 của VPBank trên địa bàn Hà Nội đồng thời
cũng là điểm giao dịch thứ 48 trên địa bàn Hà Nội, là điểm giao dịch thứ 121 trên toàn hệ
thống. Từ khi đi vào hoạt động đến nay với lợi thế nằm trong khu vực tập trung đông dân cư
có nhu cầu về dịch vụ tín dụng cao chi nhánh Thụy Khuê đã hoạt động rất hiệu quả và hoàn
thành tốt các chỉ tiêu đề ra đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng các phòng ban
1.2.1

Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có chức năng lãnh đạo và điều
hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Phòng kế hoạch kinh doanh: Với nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp
theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
Phòng kế toán - ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán
thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính,
quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ lương trình lên cấp trên.
Báo cáo thực tập

7

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Phòng tín dụng: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng vay vốn, tạo lập hồ sơ khách hàng
vay vốn.
Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ.

Làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ.
Phòng kiểm tra kiểm kê nội bộ: Làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của
chi nhánh về thực hiện các quy định, quy chế của nhà nước, của Ngân hàng.
Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các hình thức mở
L/C. Lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ.
Phòng giao dịch: Thực hiện các hoạt động giao dịch với khách hàng. Nhận tiền gửi tiết
kiệm, giải ngân, chuyển tiền…
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng VPB Chi nhánh Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội

Ban Giám đốc
Phòng thanh toán quốc tế

Phòng giao dịch

Phòng tín dụng
Phòng kế hoạch kinh
Phòng
doanh
kế toán ngân quỹ
Phòng tổ chức hànhPhong
chính kiểm kê nội bộ

Báo cáo thực tập

8

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1.2.3 Một số hoạt động của chi nhánh
 Huy động vốn

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Thực hiện công tác tiếp cận, tiếp thị khách hàng có nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng.
Đa dạng hóa các hình thức huy động, linh hoạt lãi suất, phương thức rút tiền gửi và có
những chính sách khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.














Tìm kiếm và thu hút những lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính.
Hoạt động cho vay
Chi nhánh cung ứng các sản phẩm tiền vay đa dạng phong phú, phục vụ các nhu cầu
về vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân trong nước. Hỗ trợ nhu cầu vay
vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức, doanh nghiệp
thuộc cá thành phần kinh tế theo hướng khách hàng của ngân hàng, đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ…
Thanh toán nội địa và quốc tế

Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế.
Thực hiện thanh toán bằng nhiều phương thức, như là chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán
tín dụng chứng từ.
Kinh doanh ngoại tệ, vàng đá quý
Kinh doanh ngoại tệ với khách hàng: Mua bán giao ngay, giao dịch có kỳ hạn, giao
dịch hoán đổi… nhằm đáp ứng các nhu cầu có liên quan đến ngoại tệ của khách hàng.
Kinh doanh chênh lệch giá: Lợi dụng sự yết tỷ giá không thống nhất giữa các thị
trường để kiếm lời mà không phải bỏ vốn và cũng không chịu rủi ro.
Nghiệp vụ bảo lãnh
Các hình thức bảo lãnh:
Bảo lãnh vay vốn.
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
Đồng bảo lãnh.
Các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Các hình thức phát hành bảo lãnh
- Hợp đồng bảo lãnh.
- Thư bảo lãnh.
- Các hình thức khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nghiệp vụ thẻ
Phát hành các loại thẻ có khả năng thanh toán nhanh tiện lợi
Thẻ ghi nợ nội địa (ATM).
Thẻ tín dụng quốc tế (Visa Card).
Thẻ quốc tế (Visa – Master).
Thẻ Master Card E – Card
Các nghiệp vụ khác
Báo cáo thực tập

SV: Vũ Thị Nhẫn
9


Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
- Chi trả lương cho CBCNV.
- Quản lý tài khoản tập trung.
- Dịch vụ chuyển tiền nhanh kiều hối (Wesster Union).
- Dịch vụ phone – Banking.
- Dịch vụ internet – Banking.

Báo cáo thực tập

10

SV: Vũ Thị Nhẫn


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Phần 2
Thực trạng một số hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thụy Khuê
2.1 Hoạt
2.1.1

động huy động vốn


Huy động vốn
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung cũng như các ngân hàng nói riêng. Với các doanh nghiệp kinh
doanh khác, vốn tự có của bản thân doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn
kinh doanh, vốn đi vay chỉ là bổ sung. Nhưng đối với ngân hàng - là một doanh nghiệp kinh
doanh tiền tệ, với phương châm: “đi vay để cho vay” thì vốn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh
doanh là vốn đi vay. Do đó, vốn là một trong những yếu tố quan trọng và huy động vốn là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các ngân hàng, phải có những kế hoạch chăm lo nguồn
vốn của mình sao cho nguồn vốn không ngừng gia tăng, giúp các hoạt động kinh doanh của
ngân hàng được diễn ra một cách liên tục, đem lại hiệu quả cao. Huy động vốn là công việc
đầu tiên làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh của ngân
hàng, do đó Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Thụy Khuê luôn tìm mọi biện
pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo cho hoạt động của mình.
Thực hiện đa dạng hóa công tác huy động vốn cả về hình thức lãi suất huy động vốn
và kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình
thức huy động vốn như: tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu với thời hạn và mức lãi suất
khác nhau, vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân
hàng, sử dụng hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng,
phiếu thăm dự thưởng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Đồng thời chi nhánh đã
phân khúc khách hàng để giúp chi nhánh dễ dàng áp dụng từng hình thức huy động vốn với
mỗi khách hàng. Chính vì thế trong những năm qua Ngân hàng VPBank chi nhánh Thụy
Khuê luôn đạt được con số đáng kể trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm từ 2010 – 2012
(Đv: Triệu đồng)

Nguồn vốn

2010


2011

2012

Giá trị
Báo cáo thực tập

11

SV: Vũ Thị Nhẫn

2011 so vớ


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)

Báo cáo thực tập

12

SV: Vũ Thị Nhẫn




×