Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.82 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP
CƠ SỞ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tại: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THÁI HÒA

Họ và tên sinh viên
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

: TRẦN THỊ QUY
: Tài chính ngân hàng I
: TRẦN THỊ LAN ANH


HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Kinh tế

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
về CHUYÊN MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên:


Trần Thị Quy
Mã số sinh viên: 0541270044
Lớp:
Tài chính ngân hàng 1
Ngành: Tài chính doanh nghiệp
Địa điểm thực tập: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi
nhánh Thái Hòa
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị Lan Anh
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
………………,ngày….tháng….năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)




Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

TMCP

Thương mại cổ phần

CBNV

Cán bộ nhân viên

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTƯ


Ngân hàng trung ương

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NNXHCNVN

Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt

TM

Tiền mặt

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

NH

Ngân hàng


TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại với tư cách là một trong những ngành công nghiệp ra đời
sớm nhất, đóng vai trò là trung gian tài chính huy động lượng tiền nhàn rỗi thông qua
các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình
thức các khoản vay trực tiếp, là trung gian tài chính lớn nhất cũng là trung gian tài
chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. Đóng vai trò to lớn là cầu
nối giữa các doanh nghiệp và thị trường, là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu
nối giữa tài chính quốc gia và tài chính quốc tế, đồng thời là công cụ để nhà nước điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Bước sang cơ chế thị trường, thách thức đối với nền kinh tế
ngày càng lớn, do đó càng đòi hỏi sự phát triển của tín dụng Ngân hàng để có thể làm
biến đổi hoạt động ruỗng lát trong các nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sống bằng các
dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các
nước tiên tiến.Vai trò là hết sức to lớn như vậy, tuy nhiên, trong những năm trở lại đây
các ngân hàng thương mại đang đối mặt với những khó khăn trong huy động, cho vay,
dẫn đến khó đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, tạo nên những hạn chế
nội tại. Năm 2012 trôi qua, những vấn đề của ngân hàng còn nổi cộm đó, nợ xấu, vi
phạm pháp luật, tái cơ cấu, lãi suất... và đặc biệt là những chính sách đối với thị trường
vàng là những vấn đề được nhắc đến nhiều hiện nay.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thái Hòa cũng phải
đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách trong công tác huy động và sử dụng vốn
một cách toàn diện nhất, hợp lý nhất, tránh để tình trạng ứ đọng vốn. Cụ thể hơn, trong
bài báo cáo này đã chỉ ra chi tiết từng con số về việc huy động và sử dụng vốn của
Ngân hàng cùng với các giải pháp để giải quyết có hiệu quả các tình trạng đó. Để thực
hiện bài viết này em đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp,
tiếp cận lý luận, thực tiễn và chủ yếu dựa vào những số liệu thứ cấp để tìm ra những
tồn tại yếu kém trong hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng, từ đó đưa ra
những giải pháp mang tính chất cá nhân của mình.
Với nhận thức trên, đợt thực tập cơ sở ngành kinh tế là một chương trình bổ ích
của nhà trường nói chung và của khoa Quản lý kinh doanh nói riêng để sinh viên có
thể ứng dụng những kiến thức và kỹ năng thu thập được trên lớp vào thực tế nhằm
củng cố những học phần đã học đồng thời giúp cho việc nghiên cứu phần kiến thức
chuyên sâu của ngành học.
Báo cáo thực tập được viết nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng Agribank Thái Hòa, cụ
thể hơn là các CBNV phòng Tài chính – Kế toán đã nhiệt tình cung cấp số liệu và chỉ
dẫn, ngoài ra còn có sự giúp đỡ, chỉ dạy của giảng viên hướng dẫn tại Trường Đại học
Công nghiệp Hà Nội. Do đề tài rộng và phức tạp, với trình độ bản thân còn hạn chế,
việc thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài viết không
tránh khỏi những yếu kém và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt
tình của thầy cô và ban giám đốc của NHNo&PTNT Thái Hòa để bài viết được hoàn
thiện và chặt chẽ hơn.

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 6


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

doanh

Khoa Quản lý Kinh

PHẦN 1
CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI HÒA
1.1.
1.1.1.
















1.1.2.






Lịch sử hình thành và phát triển của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Thông tin chung
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tên giao dịch Quốc Tế: Việt Nam Bank for Agriculture Anh Rural
Development.
Tên gọi tắt: AGRIBANK
Địa chỉ: Số 2, Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điên thoại: 0438313710
Fax: 0438313717
Website: www.agribank.com.vn
E-mail:
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2012,
vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
 Tổng tài sản: trên 617.859 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: trên 540.378 tỷ đồng.
 Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
 Tổng dư nợ: trên 480.453 tỷ đồng.
 Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc, Chi nhánh Campuchia.
 Nhân sự: gần 40.000 cán bộ.
Agribank luân chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch
vu ngân hàng tiên tiến.
Agribank là một trong các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt
Nam với 1.043 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Agribank là NH hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự
án nước ngoài.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của
một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước.
Những cột mốc và chặng đường lịch sử
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 14/11/1990, chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 400/CT
thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển
Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 1/3/1991, thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994. Ngân hàng nông nghiệp được
thành lập văn phòng miền trung tại thành phố Quy Nhơn.

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 7


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

















Khoa Quản lý Kinh

Ngày 22/12/1992, thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh
thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 cơ sở giao dịch và 43
chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh NHNo quận,
huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
Ngày 31/8/1995, thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là một tổ
chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách
pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản, bảng cân đối, có con dấu, và thực chất là
bộ phận tác nghiệp của NHNo Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định
đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn Việt Nam.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với nội
dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất
lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực
quốc tế, đổi mới sắp xếp bộ máy tổ chức theo mô hình HNTM hiện đại, tăng
cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ…
Năm 2003, chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.
Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của Agribank đạt xấp xỉ 470.000 tỷ đồng,
nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tổng dư nợ kinh tế đạt 354.112 tỷ đồng.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Cũng trong năm 2010, Agribank chính thức khai trương chi nhánh nước
ngoài đầu tiên tại Campuchia.
Năm 2011. Agribak chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Năm 2012, vượt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nước,
hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản
tăng 10% so với năm 2011, là NHTM có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ
lệ an toàn hoạt động kinh doanh được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát
dần.

Với vị thế là Ngân hàng thương mại – định chế tài chính lớn nhất Việt Nam,
Agrbank đã, đang và không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,
đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế
của đất nước.
1.2. Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT – chi nhánh Thái Hòa
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
Theo quyết định 784 ngày 8/7/2008 của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Nghĩa Đàn được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thị xã Thái Hoà. NHNo&PTNT Thái Hòa là một chi nhánh của
NHNo&PTNT tỉnh Nghệ An có trụ sở tại khối Kim Tân, phường Hoà Hiếu, Thị xã
Thái Hoà, tỉnh Nghệ An.
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh


Khoa Quản lý Kinh

NHNo&PTNT Thái Hoà đóng trên địa bàn thuộc huyện trung du miền núi với 10
đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 4 phường, 6 xã và các công ty, nông trường, trại
trạm… Với địa bàn tương đối rộng, là cửa ngõ miền tây xứ Nghệ, tạo điều kiện cho
NHNo&PTNT Thái Hoà thực hiện vai trò trung gian tài chính, có điều kiện mở rộng
quy mô hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh khoản, dịch vụ Ngân hàng.
Bên cạnh những thuận lợi đó, NHNo&PTNT Thái Hoà cũng gặp không ít khó khăn.
Do trình độ dân trí còn thấp, nhiều xã vùng sâu vùng xa, đi lại còn gặp nhiều khó
khăn. Trên địa bàn ngày càng có nhiều NHTM, các quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng
chính sách xã hội cạnh tranh… Từ đó tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về thị trường khách
hàng, dịch vụ, huy động vốn và đầu tư.
Sau đây là một số nét sơ lược về NHNo&PTNT Thái Hoà:
 Tên đăng kí: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh Thái Hoà – Tỉnh Nghệ An.
 Tên viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thái Hoà
 Tiếng Anh: AGRIBANK Thai Hoa.
 Địa chỉ: Khối Kim Tân – Phường Hoà Hiếu – Thị xã Thái Hoà – Nghệ An.
 Số điện thoại: 0383.881.354 (Phòng kế toán)
 Ngành nghề kinh doanh: huy động vốn, cho vay kinh doanh tiền tệ tín dụng và
các dịch vụ ngân hàng.
 Về cơ cấu tổ chức: hiện nay NHNo&PTNN Thái Hòa có hội sở giao dịch chính
với 34 cán bộ, công nhân viên độ tuổi trung bình là 30 tuổi. Trong đó, trình độ
đại học và cao đẳng chiếm 86%.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT – chi nhánh Thái Hòa
Được sự ủy quyền của chính phủ, NHNo&PTNN Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn - chi nhánh Thái Hòa có các chức năng và nhiệm vụ sau:
a. Chức năng
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn theo sự quản lý và phân công của

NHNo&PTNN Việt Nam: huy động vốn, cung cấp vốn, thanh toán chuyển tiền
và các dịch vụ khác.
- Tổ chức điều hành, kinh doanh, kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo sự ủy thác của
tổng giám đốc NHNo&PTNN Việt Nam.
- Thực hiện các chức năng nhiệm vụ khác được giao phó.
b. Nhiệm vụ
Chi nhánh NNNo&PTNT Thái Hoà có các nhiệm vụ chủ yếu:
- Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, dân cư, tổ
chức tài chính, tín dụng khác.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh toán liên Ngân hàng, thanh toán với khách
hàng, thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam.
- Tổ chức công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro, quản lý và ứng dụng công nghệ
thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, báo cáo, bảo mật).
- Tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện chế độ kế toán tài chính, chế độ báo cáo
thống kê, kế toán định kỳ và báo cáo đột xuất theo quy định của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 9


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và
công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với đội ngũ cán bộ,

viên chức theo quy định của Nhà nước.
- Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính, quản trị, tài vụ,
xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định.
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định khác có liên
quan đến hoạt động của Chi nhánh.
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin
để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động và chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban của
NHNo&PTNT Thái Hoà
Tính đến tháng 12 năm 2011, Ngân hàng No&PTNT Thái Hoà có tất cả 34 nhân
viên. Chi nhánh có ban giám đốc, phòng tín dụng, phòng kế toán ngân quỹ, phòng tổ
chức hành chính và phòng giao dịch Chợ Mới.
Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Thái Hoà được thể hiện qua sơ đồ:
-

Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức NHNo&PTNT Thái Hòa

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 10


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

TRẦN THỊ QUY

LỚP: TCNH 1-K5

Khoa Quản lý Kinh

Page 11


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No&PTNT Thái Hoà
(Nguồn: Phòng hành chính và nhân sự NHNo&PTNT Thái Hoà)

Như vậy mô hình cơ cấu nhân sự ở NHNo&PTNN Việt Nam là mô hình được áp
dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Ban giám đốc của NH quản lý các hoạt động
kinh doanh thông qua việc quản lý các phòng ban. Đặc điểm và chức năng nhiệm vụ
của từng bộ phận cụ thể như sau:
 Ban giám đốc bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc.

Giám đốc là ông Phan Xuân Sinh phụ trách chung kiêm công tác
kế hoạch, công tác kiểm tra cán bộ.

Phó giám đốc là bà Đào Thị Bảy phụ trách về công tác tín dụng.
 Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Thái Hoà bao gồm 11 nhân viên. Bà Nguyễn
Thị Thu Hà làm trưởng phòng và 10 nhân viên khác. Phòng tín dụng của Chi
nhánh có các chức năng chủ yếu sau:

Thực hiện các công tác thẩm định dự án đầu tư, công tác phòng ngừa rủi

ro và xử lý rủi ro, công tác thẩm tra hồ sơ phù hợp với quy định hiện
hành của Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam.

Phòng tín dụng chịu trách nhiệm chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động
vốn từ các hộ gia đình, các khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước.

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn, cho vay đời sống, cho vay xuất khẩu lao động…

Phân loại nợ, phân tích và tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải
quyết trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xây dựng chính sách và chăm sóc khách hàng cá nhân.

Thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh liên kết của cá nhân, cấp tín
dụng cho khách hàng là cá nhân và thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm
soát nội bộ trước khi hoàn tất giao dịch.

Thực hiên các nghiệp vụ bảo lãnh LC: bảo lãnh thanh toán quốc tế, bảo
lãnh thanh toán bằng LC, thực hiên đầu tư các dự án tài trợ, ủy thác đầu
tư, các nghiệp vụ chiết khấu…
 Phòng kế toán ngân quỹ gồm 13 người, bà Đặng Thị Lan làm trưởng phòng và
12 nhân viên khác. Phòng kế toán ngân quỹ thực hiện các chức năng chủ yếu sau:

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, quản lý chứng từ, lập các báo cáo, báo
biểu, lưu trữ hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng.

Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ, kiểm đếm, giải ngân, thu

chi đúng quy định của ngành.

Quản lý và thực hiện công tác kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực
hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài
chính kế toán của Chi nhánh.

Đề xuất, tham mưu về hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán.

Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác kế
toán và chi tiêu tài chính.

Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời… của số liệu kế
toán và các báo cáo liên quan.

Quản lý thông tin và lập báo cáo.
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 12


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch
trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời, chính xác, đúng chế
độ quy định.


Làm các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước và NHCT.

Thực hiện 1 số công việc khác do Giám đốc giao.
 Phòng hành chính gồm 3 người. Trưởng phòng là ông Vi Hữu Phước và 2 nhân
viên khác. Phòng hành chính với các nhiệm vụ chính như sau:

Thực hiện đôn đốc, kiểm soát và nhắc nhở các phòng và cán bộ viên
chức thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan đề ra.

Tổ chức công tác phục vụ hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết, các cuộc
họp và làm việc với các cơ quan cấp trên, khách hàng.

Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam.

Tham mưu giúp Giám đốc xây dựng tổ chức bộ máy, định mức lao động,
biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ, tổ chức thực hiện
công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Chi nhánh.

Phối hợp với các phòng thực hiện chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ làm việc
(ốm đau, nghỉ việc riêng…), thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn
chi nhánh và quản lý việc nghỉ phép của cán bộ viên chức trong cơ quan.

Thực hiện quy định của Nhà Nước và NHCT có liên quan đến chính sách
cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Thực hiện quản lý lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng
lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh.


Thực hiện tốt 1 số công việc khác do Giám đốc giao.
 Phòng giao dịch Chợ Mới có ông Ngũ Văn Trì làm giám đốc chi nhánh và 4 cán
bộ thực hiện hoạt động kinh doanh như một chi nhánh độc lập.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn – Chi nhánh Thái Hòa trong ba năm (2010-2011).
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết
sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Lợi
nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường. Các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt được
lợi nhuận cao nhất và có mức rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch
của ngân hàng. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Agribank chi
nhánh Thái Hòa đã đạt được những thành tựu rất khả quan và để thấy rõ hơn ta theo
dõi bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây của ngân hàng:


Bảng 1.1 Tình hình tài chính NHNo&PTNT Thái Hòa từ năm 2010 – 2012
(Đơn vị tính: Triệu đồng, %)

So sánh
Năm

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

2010

2011

2012


Page 13

2011/2010

2012/2011

(+/-)

(+/-)

%

%


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

Tổng thu TC 28.901

37.997

54.006

11.096

31,47


16.009

42,13

Tổng chi TC 22.482

29.093

38.650

6.611

29,40

9.557

32,84

Lợi nhuận

6.419

8.904

15.356

2.485

38,71


6.452

72,46

Nguồn vốn

205.032 283.746

302.666 78.714

38,34

18.920

6,67

Tổng tài sản 206.577 285.942

312.008 79.365

38,42

26.066

9,12

(Nguồn: Báo cáo kết quả tài chính của NHNo&PTNT Thái Hòa 2010-2012).

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chiều

hướng gia tăng. Cụ thể, lợi nhuận của năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.485 triệu
đồng tương ứng tăng 38.71%, của năm 2012 so với năm 2011 tăng 6.452 triệu đồng
ứng với 72.46%. Hơn nữa chi phí hàng năm đều tăng cao hơn so với thu nhập, cụ thể
năm 2010 chi phí là 22.482 triệu đồng (chiếm 28.55% thu nhập), năm 2011 chi phí là
29.093 triệu đồng (chiếm 30.61% thu nhập) và năm 2012 với chi phí 38.650 triệu đồng
(chiếm 39.73% thu nhập) từ đó cho thấy ngân hàng cần có những biện pháp giảm thiểu
chi phí và tăng thêm nguồn thu để có thể đạt được lợi nhuận ở mức tối đa.
Tóm lại, trong tình hình kinh tế nhiều biến động ở những năm gần đây, doanh thu
của chi nhánh vẫn tăng ở tỷ lệ cao, cho thấy sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng CBNV
ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 14


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

PHẦN 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TẠI
NHNo & PTNN THÁI HÒA
2.1. Điểm lại những vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng những năm gần
đây.
Năm 2010 trôi qua với những thay đổi pháp lý nghiêm trọng, nhiều biến đổi thị
trường, nhiều khó khăn đối với tất cả các ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Từ
tháng 6/2010 lãi suất huy động vốn trên thị trường đột ngột đảo chiều, cùng với diễn

biến trên, lãi suất trong năm 2010 có sự song hành của các cam kết đồng thuận và sự
mong manh của nó. “Phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”… là những cụm từ
được một số phương tiện truyền thông dùng để phản ánh cho thực trạng của lãi suất
những tháng cuối năm. Hướng thắt chặt tiền tệ cũng thể hiện rõ vào cuối năm, khi
Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng các lãi suất chủ chốt, rút bớt kỳ hạn và nâng cao
lãi suất chào mua trên thị mở. Năm 2010 là năm kỷ lục của chênh lệch tỷ giá, khoảng
10% là chênh lệch kỷ lục giữa giá USD trên thị trường tự do so với giá niêm yết chính
thống. Năm 2010 ghi nhận sự can thiệp mạnh của nhà quản lý đối với hoạt động kinh
doanh vàng của các tổ chức tín dụng. Định mức tín nhiệm xấu đi, các tổ chức đánh giá
tín nhiệm lớn trên thế giới như Fitch, Moody’s và Standard&Poor’s lần lượt hạ định
mức tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam, trái phiếu Chính phủ Việt Nam và định mức
tín nhiệm của nhiều ngân hàng thương mại lớn. Năm 2010, bùng nổ tín dụng ngoại tệ,
đây được cho là một áp lực nổi bật đối với những biến động của thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, năm 2010 đánh dấu sự hiện diện và hoạt động một cách toàn diện của
các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với sự mở rộng mạng lưới, sản phẩm dịch vụ một
cách nhanh chóng, sức cạnh tranh từ khối này chính thức bước vào giai đoạn mới. Đi
cùng với những chuyển động này là sự gia tăng lợi ích của khách hàng. Bên cạnh các
sản phẩm truyền thống, năm 2010 ghi nhận sự mở rộng của các dịch vụ tiện ích như
ngân hàng điện tử, đặc biệt là dịch vụ thẻ với việc triển khai kết nối mạng lưới ATM,
POS thành một hệ thống thống nhất trên toàn quốc.
Năm 2011 là năm ghi dấu nhiều thăng trầm với ngành tài chính ngân hàng trong
năm, theo báo cáo của NHNN tại cuộc họp toàn ngành ngân hàng (17/12), tăng trưởng
tín dụng năm nay dự kiến chỉ đạt 12 - 13%, thấp nhất trong lịch sử ngành ngân hàng.
Được nhận định là năm ngân hàng “đói” thanh khoản, khó huy động vốn trong dân,
nhà băng lo thiếu thanh khoản nên đã quay sang vay lẫn nhau khiến lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng có khi bị đẩy lên tới mức 40%/năm cho kỳ hạn 1 tháng vào thời
điểm cuối tháng 10. Đây có thể được xem là tín hiệu không tích cực về sức khỏe của
các ngân hàng và thậm chí càng làm tắc thêm dòng chảy của đồng vốn. Năm 2011, sau
phi mã, vàng SJC thành thương hiệu SBV, giá vàng liên tục lập kỷ lục mới và “phi”
tới sát mốc 50 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng 1 tháng, thị trường vàng tiếp tục “náo

loạn. Là năm hình thành nên cú “sốc” vỡ nợ tín dụng đen, tín dụng đen với lãi suất lên
tới 30-40% một tháng, tương đương 360-480% một năm tái xuất vào những tháng cuối
năm. Từ tháng 9/2011 theo quy định của NHNN, tỷ lệ cho vay không được quá 80%
vốn huy động được quy định trong Thông tư 13 năm 2010 đã được hủy bỏ.
Như vậy, chi phí huy động của ngân hàng được giảm bớt, tạo điều kiện giảm lãi suất
cho vay.
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 15


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

Năm 2012 khép lại vơi nhiều sự kiện ồn ào chấn động đến hoạt động của ngân
hàng. Lãi suất dịu sóng, ngày 21/12/2012, lần thứ 6 trong năm Ngân hàng Nhà nước
giảm các lãi suất điều hành, hạ các trần lãi suất huy động và cho vay. Trong năm 2012
một vài thời điểm tỷ giá USD/VND biến động, song vẫn nằm trong biên độ cho phép.
Năm 2012 ồn ào việc ngừng huy động vàng, nhằm thực hiện lộ trình quản lý kinh
doanh vàng, chuyển hẳn các quan hệ sang mua - bán. Năm 2012 một năm nổi cộm nợ
xấu, tháng 6/2012, lần đầu tiên trong lịch sử, nợ xấu của các tổ chức tín dụng được
“nói trắng” ra như vậy, sự đột biến trên được giải thích từ cơ chế giám sát từ xa của
Ngân hàng Nhà nước, khác với báo cáo của các tổ chức tín dụng. Năm 2012 mở đầu
ồn ào với cơ chế phân nhóm giao chỉ tiêu tăng tín dụng, phía sau đó là nghịch cảnh:
ngân hàng dư thừa vốn, nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn. Năm 2012 cũng là
một năm sa sút của các nhà băng, hầu hết các nhà băng đều không đạt chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh. Tổng tài sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên dự

tính sụt giảm mạnh. Tăng trưởng tín dụng thấp là đa số, thậm chí cả năm vẫn âm; lợi
nhuận kém và có cả trường hợp lỗ; nợ xấu tăng cao, chi phí dự phòng lớn và có trường
hợp ăn cả vào vốn chủ sở hữu…
Như vậy những năm gần đây hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương
mại biến động liên tục, chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế, các quyết định từ
Ngân hàng Nhà nước, của diễn biến thị trường, các hoạt động của NHNo&PTNN Thái
Hòa cũng không ngoại lệ, một năm với nhiều sự kiện tác động lên hoạt động kinh
doanh của ngân hàng khiến cho hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Sau đây
chúng ta sẽ cùng xem thực trạng hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây
với dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và sự quản lý điều hành chung toàn hệ
thống của NHNo&PTNN Việt Nam, cùng sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân
mình, ngân hàng đã đạt được những thành quả gì và những tồn tại gì cần phải khắc
phục cho sự phát triển của những năm tiếp theo.
2.2. Hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNT Thái Hòa
2.2.1. Sơ lược về nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Thái Hòa
Huy động vốn là một trong những hoạt động chính của Chi nhánh. Theo đó, để thu
hút khách hàng, NHNo&PTNT Thái Hòa có nhiều nghiệp vụ huy động vốn phong phú,
đa dạng, bao gồm:
 Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh ngân hàng nhận các khoản tiền
gửi từ các doanh nghiệp, các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân, hộ gia đình để đảm
bảo thanh toán, đảm bảo mục đích quản lý tài sản, hoặc để hưởng lãi, chia thành:
 Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
 Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá (phát hành công cụ nợ) : ngân hàng sử dụng
nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính dài hạn và ổn định, nhằm đảm
bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp các khoản tín dụng trung và dài hạn
vào nền kinh tế. Hơn nữa nghiệp vụ này còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro
và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Nghiệp vụ đi vay: được ngân hàng thương mại sử dụng với mục đích tạo vốn

kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ
và ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái chết khấu hay vay có đảm bảo…
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 16


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

 Nghiệp vụ huy động vốn khác: ngoài các nghiệp vu cơ bản trên NH còn có thể

tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay ủy thác vốn
cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đây là khoản huy động vốn
không thường xuyên của NH.
2.2.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Agribank – Thái Hòa trong những
năm gần đây
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Ngân hàng Agribank Thái Hòa luôn coi
trọng công tác nguồn vốn. Xác định công tác nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, nó
không chỉ đáp ứng vốn cho hoạt động đầu tư và đảm bảo thanh toán mà việc đẩy mạnh
khai thác các nguồn vốn tập trung vào ngân hàng còn nhằm tạo lợi thế cho ngân hàng
trong kinh doanh. Có thể thấy xu hướng tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng
Agribank Thái Hòa qua một số thời kỳ như sau:
Bảng 2.1: Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2010 đến 2012
(Đơn vị: Tỷ đồng)

So sánh2011/2010

Chênh Chênh
lệch +/- lệch %

Năm
2012

So sánh2012/2011
Chênh Chênh
lệch +/- lệch %

Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Tổng số
tiền
HĐV tại
chỗ

742

564

-178

0,76


1111

547

1,97

Nội tệ

712.3

518.7

-193.6

0,73

1015

496,3

1,96

Ngoại tệ
quy đổi

29.7

45.3


15.6

1,5

96

50,7

2,1

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2009 - 2011 của NHNo Thái Hòa

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 17


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

Hình 2.1: Biểu đồ lượng vốn huy động trong những năm gần đây.
Qua bảng số liệu và biều đồ trên chúng ta có thể rút ra các nhận xét:
Trong giai đoạn 2010 – 2012 Ngân hàng Agribank Thái Hòa đạt được các kết quả
khả quan. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động có xu thế ổn định và tăng khá nhanh, đặc
biệt là năm 2010. Từ 429,3 tỷ đồng tổng lượng vốn huy động được năm 2009 lên 742
tỷ đồng năm 2010, năm 2011 là 564 tỷ đồng và năm 2012 là 1111 tỷ đồng
Lượng tiền gửi bằng đồng nội tệ tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là vào năm

2010 vốn huy động bằng nội tệ là 713.3 tỷ đồng, tăng 313 tỷ đồng so với năm 2009;
nhờ đó tổng vốn huy động được năm 2010 cũng gia tăng đột biệt với 742 tỷ đồng đạt
150% so với kế hoạch.
Sở dĩ có kết quả trên là do các nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tác dụng việc cải thiện hệ thống luật pháp tiếp tục có hiệu quả, ảnh hưởng của
việc Việt Nam gia nhập WTO.
+ Trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012 luôn có sự gia tăng về vốn đáng kể do
phát triển kinh tế ổn định của khu công nghiệp, sự phát triển nhanh chóng của các nhà
máy tại khu vực. Nhu cầu gia tăng về vốn, cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh
luôn giữ ở mức ổn định và có phần tăng cao hơn.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Chi nhánh nhanh chóng đưa ra nhiều gói sản phẩm tiết kiệm, dịch vụ phong
phú, với lãi suất linh hoạt để thu hút lượng tiền gửi nội tệ.
+ Với vị trí và uy tín tạo dựng được trong nhiều năm qua, là ngân hàng có lịch sử
hình thành sớm nhất trong khu vực, tạo được niềm tin lâu bền cho nhân dân, ngân
hàng đã trở thành một địa chỉ an toàn và tin cậy cho các tổ chức kinh tế và cá nhân đến
gửi tiền.
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Agribank Thái Hòa giai đoạn 2010 – 2012.
(Đơn vị: Tỷ đồng)

ST
T

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn (*)
Phân theo loại
I
tiền

1
Bằng VNĐ
Bằng ngoại tệ
2
quy đổi
Phân theo thành
II
phần KT
Tiền gửi TCKT
1
và KBNN
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

2010

2011

742

564

So sánh
Chên
h lệch
+/-178

So sánh
Chên 2012 Chên
h lệch

h lệch
%
+/0,76
1111 547

Chênh
lệch
%
1,97

712,3 518,7

-193,6 0,73

1015 496,3

1,95

29,7

15,6

96

50,7

2,1

319


151,1

1,89

45,3

504,6 167,9

1,52

-336,7 0,33

Page 18


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh
2
3

Khoa Quản lý Kinh

Huy động từ
218,8 392,4 173,6 1,79
608 215,6
dân cư
Phát hành giấy
18,6 3,7
-14,9 0,19
184 180,3

tờ có giá
Ghi chú : (*) Không bao gồm vốn vay NHNo&PTNN Việt Nam

1,55
49,7

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 – năm 2012 của ngân hàng Agribank Thái Hòa)

Qua bảng trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét.:
Thứ nhất đó là lượng vốn huy động chủ yếu là bằng nội tệ, đồng ngoại tệ chiếm
một tỷ trọng vừa phải tăng theo chu kỳ cao không quá 5% ; năm 2011 là 45,3 tỷ đồng,
chỉ tăng 1,52 % so với năm 2010 và năm 2012 là 96 tỷ đồng, tăng 2,1% so với năm
2011. Điều này cũng là hợp lý bởi vì trên địa bàn huyện chủ yếu là các doanh nghiệp
nhỏ hoạt động chủ yếu ở thị trường trong nước, chỉ có một số ít các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Thứ hai đó là lượng vốn huy động chủ yếu từ khu vực dân cư, còn từ khu vực các
tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ cao nhưng không ổn định và chủ yếu là không có kỳ
hạn.
Ngoài ra xét theo bối cảnh chung của năm 2010 chúng ta có thể thấy đây, cũng là
một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngân hàng. Cùng với Chính phủ,
ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích kinh tế như cho vay hỗ trợ lãi suất,
giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp.
Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản duy trì 7%/năm trong 8 tháng, đến đầu
tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và nhanh hơn
tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất huy động, lãi suất
huy động gần bằng lãi suất cho vay. Thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung
cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá. Thị
trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiệt tác
động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến hoạt động
ngân hàng.


TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 19


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

2.3. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái
Hòa
Cũng như những ngân hàng khác, sau khi huy động vốn thì NHNo&PTNN Thái
Hòa nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả
nhất nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn
của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng là một hoạt động rất quan trọng của ngân hàng. Vì
bản chất của ngân thương mại là kinh doanh tiền. Khi các cá nhân hay tổ chức trong
hay ngoài huyện có nhu cầu vay vốn. Thì có thể đến ngân hàng, nhân viên tín dụng sẽ
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Hướng dẫn từ khâu lập hồ sơ cho đến thẩm định dự
án, thẩm định khả năng trả nợ đối với loại hình vay chi tiêu. Sau đó nhân viên thẩm
định sẽ theo dõi quá trình sử dụng vốn, đến thu lời thu gốc.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền
mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của
doanh số cho vay thể hiện quy mô của công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn
mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với những ngân hàng có nguồn
vốn nhỏ.
Bản chất của hoạt động tín dụng là đi vay để cho vay, vì thế với nguồn vốn huy
động được mỗi năm thì ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn

vốn đó thật hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn.
2.3.1. Cơ cấu tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái
Hòa
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những chuyển biến
tích cực và được thể hiện trong 2 bảng sau:
Bảng 2.3 Cơ cấu tín dụng tại NHNo&PTNT Thị xã Thái Hòa
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Năm
Khoản mục

So sánh
2011/2012
2012/2011
(+/-)
(+/-)
54.988
59.905

2010

2011

2012

Tổng dư nợ

170.699

225.687


285.592

Dư nợ vốn dự án ủy
thác đầu tư

2.999

3.004

0

5

-3.004

Dư nợ vốn kinh doanh
thông thường

167.900

222.683

285.592

54.983

62.909

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2010 - 2012 của NHNo Thái Hòa)


Nhìn chung, tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2010 –
2012, nhưng tăng không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng doanh số cho vay
tăng 54.988 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 32.21%. Năm 2012 tổng
doanh số cho vay là 285.592, tăng 59.905 triệu đồng so với năm 2011, tức là tăng
26.55% so với năm 2011.
Trong đó phân theo cơ cấu tín dụng, thì tổng dư nợ từ vốn dự án ủy thác đầu tư có
sự biến động thất thường qua các năm. Cụ thể như sau, năm 1011 tổng dư nợ là 3.004
triệu đồng, tăng 5 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tổng dư nợ từ vốn dự án ủy
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 20


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

thác đầu tư bằng 0, do đó giảm 3.004 triệu đồng so với năm 2011. Trái lại dư nợ vốn
kinh doanh thông thường có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể như sau, năm 2011
tăng 54.983 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 62.909 triệu đồng so với năm
2011.
Bảng 2.4 cơ cấu tín dụng theo thời hạn của NHNo&PTNT Thái Hòa
(Đơn vị tính: triệu đồng)

Khoản mục

2010


Giám
đốc
Năm

Phó giám đốc

Giám đốc

Phó giám đốc

So sánh

2011

2012

2011/2010
(+/-)

2012/2011
(+/-)

Dư nợ ngắn hạn

131.190

170.312

233.397


39.122

63.085

Dư nợ TDH

36.510

52.371

52.195

15.861

-176

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính năm 2010 - 2012 của NHNo Thái Hòa)
Nếu phân theo thời hạn vay vốn, nhận thấy trong giai đoạn này, NHNo&PTNN
Thái Hòa chủ yếu là tập trung cho vay ngắn hạn, năm 2012 vốn cho vay ngắn hạn
chiếm 81.72% so với vốn cho vay trung và dài hạn. doanh số cho vay ngắn hạn trong
giai đoạn này liên tục tăng, năm 2011 tăng 39.122 triệu đồng so với năm 2010, năm
2012 tăng 63.085 triệu đồng so với năm 2012. Ngược lại thì dư nợ trung và dài hạn
trong giai đoạn có biến động thất thường, nếu như năm 2011 dư nợ tăng 15.861 triệu
đồng so với năm 2010, thì năm 2012 giảm 176 triệu so với năm 2011. Nguyên nhân
chính có thể thấy là do tình hình kinh tế biến động thất thường nên các dự án, phương
án sản xuất trung và dài hạn của các doanh nghiệp giảm xuống đáng kể. Thực tế cho
thấy nguồn vốn cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Agribank Thái Hòa chủ yếu là để bổ
sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh nhưng ngoài thuận lợi là tín dụng ngắn hạn có thể thu hồi vốn nhanh để cho vay

lại thì cũng có một số khó khăn nhất định đó là sẽ làm tăng thêm chi phí cho ngân
hàng như chi phí thu nợ, chi phí tìm kiếm khách hàng mới và chi phí thẩm định khoản
vay mới từ đó sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng giảm đi.
Trong thời gian tới cho vay ngắn hạn vẫn là sản phẩm chủ yếu và chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng tài sản nợ, tuy nhiên như đã phân tích thì tín dụng ngắn hạn không đem
lại hiệu quả cao như tín dụng trung và dài hạn. Chính vì thế, ngân hàng cần tìm kiếm
những khách hàng là doanh nghiệp, các công ty lớn, uy tín, có hoạt động kinh doanh
tốt và đặc biệt là có nhu cầu vốn trung và dài hạn để tập trung cho các doanh nghiệp
này vay nhằm gia tăng thêm tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Thêm vào đó, ngân
hàng cần củng cố và mở rộng nhiều sản phẩm hơn nữa, đồng thời tăng số lượng khách
hàng truyền thống thân thiết, tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng tổng doanh số cho
vay.
2.3.2. Phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng
 Doanh số thu nợ

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng chứ
chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng như của đơn vị vay
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 21


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay cảu khách hàng. Nếu
khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng

vốn của mình có hiệu quả và có thể luân chuyển được số vốn của mình một cách dễ
dàng. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động của tín dụng là vốn vay phải được
thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ
cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cảu công tác tín dụng trong từng
thời kỳ.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu hồi từ các khoản đã giải ngân
trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được coi là công tác quan
trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển lưu thông.
Ta xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.5 :Tình hình thu nợ của Ngân hàng Agribank chi nhánh Thái Hòa trong 3 năm (20102012)
( Đơn vị: triệu đồng)

2010

Chỉ tiêu

2011

Chênh lệch

2012

2012/2011
Số tiền
%

Số tiền

%


Số tiền

%

Số tiền

%

Ngắn hạn

87.546

76.50

158.250

78.16

198.786

80.69

40.536

25.62

Trung & Dài
hạn


26.896

23.50

44.218

21.28

47.571

19.31

3.353

7.58

Tổng

114.442

100

202.468

100

246.357

100


48.889

42.15

( Nguồn:Phòng tài chính- kế toán NHNo&PTNN Thái Hòa)

Nhìn chung doanh số thu nợ trong giai đoạn 2010-2012 tăng tương đối đều, năm
sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2010 tổng doanh số thu nợ là 114.442 triệu đồng, thì
đến năm 2011 là 202.468 triệu đồng, và đến năm 2012 là 246.357 triệu đồng, tức là
tăng 42.15% so với năm 2011. Đây là một con số khá ấn tượng, trong khi các ngân
hàng khác năm 2012 là một năm sôi nổi với sự kiện nợ xấu ở các ngân hàng thì điều
này là một tín hiệu vui cho ngân hàng. Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số
cho vay tại ngân hàng . doanh số cho vay trong giai đoạn này có sự tăng trưởng khá
nhanh, do đó doanh số thu nợ cao là một thực tế khách quan.
Về cơ cấu thu nợ, vì trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ
cao qua các năm. Điều này làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong
tổng thu nợ. cụ thể như sau: năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 76.5% , năm
2011 con số này là 78.16% , và năm 2012 đạt mức 80.19%. Có được điều này chính là
nhờ vào sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua
trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, trong việc thẩm
định các dự án trước khi cho vay, theo dõi vốn vay của khách hàng và thường xuyên
đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 22


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh


Khoa Quản lý Kinh

Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng cao còn nhờ vào thiện chí trả nợ của khách hàng và
công tác thẩm định của ngân hàng. Tuy nhiên khi các khoản nợ vay đáo hạn nếu xét
thấy khách hàng có uy tín, sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh có hiệu
quả và vẫn có nhu cầu về vốn thì ngân hàng không nên thu hồi nợ về ngay mà nên để
khách hàng tiếp tục sử dụng số tiền vay vì hiện nay nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh ngày càng bức thiết. Làm được như vậy chẳng những tăng lợi nhuận cho ngân
hàng thông qua khoản lãi vay khách hàng mang lại mà còn giảm bớt rất nhiều chi phí
cho ngân hàng nếu so với việc thu hồi nợ về và tìm kiếm khách hàng vay mới.
 Đánh giá hệ số thu nợ:
Để đánh giá tình hình thu nợ của ngân hàng, ta xem xét hệ số thu nợ. Hệ số thu nợ
phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách
hàng, cho biết số tiền ngân hàng có thể thu hồi được trong một thời kỳ nhất định từ
một đồng doanh số cho vay. Ta có bảng số liệu về hệ số thu nợ của ngân hàng trong
những năm qua như sau:
Bảng 2.6 :Hệ số thu nợ của ngân hàng Agribank Thái Hòa qua ba năm 2010-2012
(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Doanh số thu nợ


114.442

202.468

246.357

Doanh số cho vay

170.699
67.04

225.687
89.71

285.592
86.26

Hệ số thu nợ (%)

( Nguồn:Phòng tài chính- kế toán NHNo&PTNN Thái Hòa)

Nhìn chung hệ số thu nợ của NHNo&PTNN Thái Hòa trong giai đoạn này là khá
cao, tuy còn có sự tăng không đều qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2010 hệ số thu
nợ là 67.04%, đến năm 2011 con số này lên tới 89.71%, và bước sang năm 2012 giảm
xuống còn 86.26%. Có thể đánh giá là tình hình thu nợ của ngân hàng ngày càng đạt
hiệu quả và đi theo chiều hướng tích cực. Tóm lại, ngân hàng nên tiếp tục hoạt động
kinh doanh theo hướng này- khi bắt đầu xem xét cho vay cần tiến hành thẩm định
khách hàng thật kỹ càng về năng lực tài chính, phương án kinh doanh lẫn tư cách
khách hàng, bên cạnh đó ngân hàng nên tăng cường cho vay trung và dài hạn.
Sang đến năm 2011, hệ số thu nợ của ngân hàng tăng đến 89,71%. Qua đó cho

thấy 100 đồng vốn doanh số cho vay thì ngân hàng thu được khoảng trên dưới 90
đồng, điều này có liên quan mật thiết với cơ cấu tín dụng của ngân hàng- tín dụng
ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên ta
không thể dựa vào hệ số thu nợ để đánh giá một cách chủ quan về hiệu quả hoạt động
tín dụng của ngân hàng bởi vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng thu nợ của ngân
hàng đối với tổng doanh số cho vay hàng năm mà thôi. Vì thế, khi đánh giá chỉ tiêu
thu nợ ta nên dựa vào phần nợ đến hạn phải thu thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động
tín dụng của ngân hàng mới thực sự chính xác.

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 23


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh

Khoa Quản lý Kinh

2.3.3. Phân tích tình hình dư nợ của ngân hàng
Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu
nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu
hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng
trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói về hoạt động tín dụng
của một ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường
là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ
hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.7 : Doanh số dư nợ của Ngân hàng Agribank Thái Hòa ba năm 2010-2012
(Đơn vị: triệu đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Ngắn hạn

Số tiền
43.644

%
81.95

Số tiền
12.06

%
59.66

Số tiền
34.614

%
52.82

Trung & Dài hạn


9.614

18.05

8.153

40.34

30.915

47.18

Tổng

53.258

100

20.213

100

65.529

100

( Nguồn:Phòng tài chính- kế toán NHNo&PTNT Thái Hòa)

Trong những năm qua chi nhánh luôn thực hiện tốt việc theo dõi dư nợ, nắm bắt và

phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng để có cơ chế tín
dụng thích hợp. Tổng dư nợ năm 2010 đạt 53.258 triệu đồng, đến năm 2011 giảm
xuống còn 20.213 triệu đồng, và năm 2012 là 65.529 triệu đồng. Năm 2011 là năm mà
tổng dư nợ thấp nhất, so sánh với số nợ cho vay, chứng tỏ trong năm, nợ cho vay đã
được thu hồi lại chiếm một tỷ trọng lớn, hoạt động thu nợ rất tốt. Sự tăng đột biến vào
năm 2012 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tương đối tốt vào thời
điểm có nhiều biến động như năm 2012.
2.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn của ngân hàng
Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được đúng
hạn thì chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan
nên không trả được nợ đúng hạn, có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn
nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn kỳ hạn nợ hoặc được gia
hạn nợ.
Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì nợ đó được chuyển
sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ
hạn nợ thì ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết thời gian.
Nợ quá hạn là một phát sinh ngoài ý muốn của người cho vay cũng như người đi
vay. Nếu phấn đấu để đưa nó về con số không thì là điều không thể thực hiện được.
Chúng ta chỉ nên chấp nhận và cố gắng kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở một mức tối
thiểu hợp lý.

TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 24


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
doanh


Khoa Quản lý Kinh

Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó ở ngân hàng, nợ quá hạn chiếm tổng số dư
nợ ngày càng lớn thì nó phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng đó ngày càng kém và
ngược lại.
Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong
việc mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Cụ thể được cho ở bảng
sau:
Bảng 2.8: Nợ quá hạn của ngân hàng Agribank Thái Hòa qua 3 năm (2010-2012)
(Đơn vị triệu đồng)

2010

Chỉ tiêu

2011

2012

Ngắn hạn

Số tiền
1.102

%
58.62

Số tiền
1.071


%
55.41

Số tiền
1.471

%
62.25

Trung & Dài hạn

778

41.38

862

44.59

892

37.75

Tổng

1.880

100


1.933

100

2.363

100

( Nguồn:Phòng tài chính- kế toán NHNo&PTNT Thái Hòa)

Tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua có chiều hướng gia tăng, đây cũng là một
thực tế khách quan một khi ngân hàng cho vay tăng thì nợ quá hạn tăng là điều khó
tránh khỏi. Nếu năm 2010 nợ quá hạn của ngân hàng là 1.880 triệu đồng, thì đến năm
2011 tăng lên 1.933 triệu đồng, và năm 2012 vừa rồi đạt mức cao 2.363 triệu đồng.
Xét ở khía cạnh chủ quan và khách quan, bởi ngân hàng không thể đánh giá chính xác
nguồn thu nhập trả nợ của mọi khách hàng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như
khách hàng không thể kiểm soát hết được mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi
phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng gặp rủi ro. Vì vậy
ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các biện
pháp để hạn chế và khắc phục tình trạng này nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng,
nâng cao chất lượng tín dụng.
2.4. Hoạt động thanh toán bằng tiền mặt tại Ngân hàng Agribank Thái Hòa
2.4.1. Đánh giá chung về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank
Thái Hòa những năm gần đây
Mặc dù địa bàn hoạt động của ngân hàng là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An
còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, bên cạnh đó còn phải đối mặt với sự biến đổi
của nền kinh tế, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn
nhưng NHNo&PTNN Thái Hòa đã và đang từng bước khẳng định ví trí, vai trò của
mình. Với sự lãnh đạo của Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên nên ngân

hàng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra, góp phần phát triển kinh tế khu vực cũng
như của cả nước. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, chi nhánh luôn
coi trọng công tác thanh toán và đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
hiện đại vào hệ thống thanh toán làm rút ngắn thời gian thanh toán, hiệu quả chất
TRẦN THỊ QUY
LỚP: TCNH 1-K5

Page 25


×