Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Và Thương Mại Minh Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.57 KB, 115 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ra nhập WTO đã và đang đem lại cho nền
kinh tế đất nước những thời cơ và thách thức mới. Trong nền kinh tế mở, cơ
chế thị trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển phải luôn đảm bảo sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, tạo
được sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Tiêu thụ và đánh giá kết quả sản xuất
kinh doanh là khâu cuối cùng và cũng là mục tiêu cuối cùng của quá trình sản
xuất. Việc đánh giá kết quả sản xuất phụ thuộc phần lớn vào việc tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm.
Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp nói chung và tại doanh nghiệp xây lắp nói riêng là hai mặt của quá
trình sản xuất. Đây cũng là khâu cơ bản và quan trọng trong công tác hạch
toán kế toán đối với các doanh nghiệp xây lắp. Để xác định được hiệu quả
sản xuất, nhìn nhận đúng đắn thực trạng sản xuất kinh doanh để từ đó có
những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những ưu
điểm, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất
lượng của sản phẩm là nhiệm vụ xuyên suốt, cốt lõi trong công tác hạch toán
kế toán tại doanh nghiệp.
Với mục tiêu nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn, vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng và
Thương Mại Minh Nguyên vừa qua, và nhận thức được vấn đề nổi cộm trong
công tác: “Hạch toán đúng, đầy đủ và tính giá thành sản phẩm chính xác” mà
mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đặt ra cho bộ
máy kế toán, cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn của Cô giáo Nguyễn Thị
Thanh Tâm và em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng Và


Thương Mại Minh Nguyên” làm đề tài chuyên đề thực tập của mình.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

1

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Chuyên đề thực tập với kết cấu và nội dung như sau:
Phần 1: Tổng quan về cơ sở lý luận hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Xây dựng và TM Minh
Nguyên.
Phần 3: Nhận xét và kiến nghi về hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Và Thương Mại Minh
Nguyên.
Do còn hạn chế về nhận thức và thời gian, bài viết của em khó tránh
khỏi những hạn chế, sai sót, em mong được sự góp ý, nhận xét của các Thầy
cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Nhung.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58


2

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Các ký hiệu viết tắt
TNHH
TSCĐ
NVL
CCDC
SXC
BHXH
BHYT
KPCĐ
CPSX
TK
GTGT
SXKD
CPSXDD
CBXCN
BQ
NS
HMCT
CT
KL


Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Nguyên vật liệu
Công cụ dụng cụ
Sản xuất chung
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Chi phí sản xuất
Tài khoản
Giá trị gia tăng
Sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất dở dang
Cán bộ công nhân
Bình quân
Ngân sách
Hạng mục công trình
Công trình
Khối lượng

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
1. Đặc điểm của hoạt động xây lắp và ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
- Xây lắp là một ngành sản xuất mang tính công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, góp phần hoàn thiện cơ cấu kinh tế,
tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tuy nhiên ngành xây lắp có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành
sản xuất khác ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch toán.


Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

3

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

+ Sản phẩm xây lắp là những công trình hoặc vật kiến trúc có quy mô lớn,
kết cấu phức tạp. Mang tính đơn chiến. Mỗi sản phẩm được xây lắp theo thiết
kế kỹ thuật và giá dự toán riêng.
+ Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thanh toán
với đơn vị chủ thầu, giá này thường được xác định trước khi tiến hành sản
xuất thông qua hợp đồng giao nhận thầu.
- Thời gian sử dụng của sản phẩm xây lắp là lâu dài và giá trị của sản phẩm
xây lắp rất lớn. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp trong quá
trình sản xuất phải kiểm tra chặt chẽ chất lượng công trình để đảm bảo cho
công trình và tuổi thọ của công trình theo thiết kế.
- Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn tới công tác tổ chức hạch toán kế
toán làm cho phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
xây lắp có những đặc điểm riêng.
2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
2.1. Chi phí sản xuất xây lắp:
2.1.1. Khái niệm chi phí xây lắp.
- Doanh nghiệp xây lắp là một doanh nghiệp sản xuất trong đó quá trình hoạt

động sản xuất cũng là sự kết hợp của các yếu tố sức lao động của con người,
tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản
trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi
phí sản xuất tương ứng chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, và trong nền
kinh tế thị trường các yếu tố chi phí trên được biểu hiện bằng tiền.
- Chi phí xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và
lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản
xuất và xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tạo nên giá trị sản phẩm bao gồm 3 bộ phận c,
v, m.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

4

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

G=c+v+m
Trong đó:
c: là toàn bộ giá trị tự liệu sản xuất đã được tiêu hao
v: là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động
m: là giá trị mới lao động sáng tạo ra.
2.1.2. - Phân loại chi phí xây lắp
2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí.
- Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí sản xuất mang một nội dung kinh

tế riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí sản xuất mang một nội dung kinh tế
riêng, ngoài ra không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản
xuất nào, ở đâu và mục đích hoặc tác dụng của chi phí như thế nào. Ta có thể
phân loại như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu
phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệp đã sử
dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công: Là toàn bộ tiền công, tiền lương phải trả, các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ là phần giá trị hao mòn của các loại công cụ
dụng cụ trong quá trình sản xuất xây lắp.
+ Chi phí hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền tính khấu hao TSCĐ sử dụng vào
hoạt động sản xuất xây lắp của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả về
các dịch vụ bên ngoài sử dụng vào quá trình xây lắp của doanh nghiệp như
tiền điện tiền nước, điện thoại..
+ Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình sản xuất xây lắp ở doanh nghiệp ngoài các yếu tóo trên và được thanh
toán bằng tiền.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

5

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán


2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
không
- Xét đến nội dung kinh tế của chi phí, tiêu thức phân loại này chỉ rõ chi phí
doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi
phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục và
phân tích tình hình thực hiện giá thành. Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí
sản xuất được chia thành các khoản mục:
+ Chi phí vật liệu trực tiếp: Là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết
cấu, vật liệu luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp, không bao
gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền công, tiền lương, các
khoản phụ cấp có tính chất lượng của nhân công trực tiếp xây lắp cần thiết để
hoàn chính sản phẩm xây lắp(trừ các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính
trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản phẩm xây lắp và chi phí tiền lương
nhân viên quản lý đội, nhân viên điều khiển máy thi công)
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi
công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình bao gồm:
Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn sửa chữa thường xuyên
máy thi công, chi phí nhiên liệu và động lực dùng cho máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếp khai thác ngoài các khoản
chi phí phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: lương nhân viên
quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ
2.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối
tượng chịu chi phí:
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan đến từng đối tượng chịu chi phí,
những chi phí này được kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đẻ tập hợp cho từng
đố tượng chịu chi phí.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58


6

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

- Chi phí gián tiếp: Là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí;
những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng liên quan
theo một tiêu chuẩn thích hợp.
2.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm:
- Chi phí cố định: Là chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về
khối lượng hoạt động sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Chi phí biến đổi: Là những thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức
độ hoạt động, của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
- Chi phí hỗn hợp: Là chi phí gồm các yếu tố định phí và biến phí phân loại
chi phí sản
- Ngoài ra còn cách phân loại theo các cách khác nhau, mối quan hệ giữa chi
phí sản xuất với quy trình công nghệ, theo thẩm quyền và ra quyết định.
2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp
- Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống lao động
vật hoá và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra
để hoàn thành khối lượng xây lắp, công trình hạng mục công trình theo quy
định sản phẩm xây lắp giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi
hạng mục công trình, công trình hay khối lượng xây lắp khi đã hoàn thành

đều có giá riêng giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản
ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản
vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh
tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ
giá thành.
2.2.1. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp.
* Giá thành dự toán.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

7

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

- Do đặc điểm hoạt động xây lắp, thời gian sản xuất thi công dài, mang tính
chất đơn chiếc nên mỗi công trình, mỗi hạng mục công trình đều phải lập dự
toán trước khi sản xuất thi công. Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để
hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình, giá dự toán
được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá của nhà
nước. Giá dự toán là chênh lệch giữa giá trị dự toán và phần lãi định mức.
Giá thành dự

giá trị dự toán

toán của hạng ===


của hạng mục

mục công

_

Lãi định mức

công trình

trình
* Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trên cơ sở những điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, hiệu pháp thi công:
Giá

thành

kế

Giá thành dự

Mức

hạ

hoạch hạng mục = toán hạng mục _

giá thành


công trình

kế hoạch

công trình

* Giá thành thực tế.
- Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp gồm chi phí định mức, vượt
định
mức và không định mức như các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động
trong quá trình sản xuất xây láp của đơn vị được phép tính vào giá thành, giá
thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất xây lắp
thực hiện trong kỳ.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

8

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

- Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình
hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật đúng chất lượng thiết kế
được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
2.2.2. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Tổng chi

CPSX

giá thành =

dang

dở
đầu +

CPSX phát

CPSX dở

sinh

dang

trong _

sản phẩm
kỳ
kỳ
cuối kỳ
- Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí để tập hợp.
Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về phạm vi, quan hệ và nội dung, do
đó cần phải phân biệt giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
xây lắp.

- Chi phí sản xuất được xác định theo một thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm) mà không tính đến số chi phí có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn
thành hay chưa. Ngược lại giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí sản
xuất có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong thời
kỳ mà không xét đến nó được chi ra vào thời kỳ nào. Trong giá thành của sản
phẩm sản xuất ra trong kỳ có thể bao gồm cả những chi phí đã chi ra trong kỳ
trước (hoặc trong nhiều kỳ trước) đồng thời chi phí sản xuất có thể chi ra
trong kỳ này lại nằm trong giá thành sản phẩm của kỳ sau.
- Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm đều là hao phí về lao
động sống, lao động vật hoá nhưng trong chỉ tiều giá thành thì bao gồm
những chỉ
Tiêu gắn với sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành mà không kể đến
việc chi phí đó đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào.
3. Nhiệm vụ kế toán chi phí giá thành sản phẩm xây lắp.
Nhiệm vụ chủ yếu của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và phương

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

9

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

pháp của kế toán theo trình tự logic, chính xác, đầy đủ, kiểm tra các khâu
hạch toán như tiền lương, vật liệu, TSCĐ … xác định số liệu cần thiết cho kế

toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể phải
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát
sinh trong kỳ kế toán.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức vật tư lao động, chi phí sử dụng
máy thi công và các dự toán chi phí khác phát hiện kịp thời các khoản chênh
lệch so với định mức, các chi phí ngoài kế hoạch trong thi công.
- Tính toán chính xác và kịp giá thành sản phẩm xây lắp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng
công trình, hạng mục công trình, vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá
thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xây
dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng thi công dở
dang theo nguyên tắc quy định đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở từng công trình, hạng mục , từng bộ phận , đội xây dựng trong
từng thời kỳ nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý
4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
4.1. Đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí.
4.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản
xuất phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí

yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là
khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Việc xác định đối

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

10

Chuyên Đề Tốt Nghiệp



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp cầu phải dựa vào
những đặc điểm sau:
+ Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp
+ Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp
+ Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí
+ Yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp
- Dựa vào những vấn đề trên, đối tượng kế toán hạch toán chi phí sản xuất
trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là từng bộ phận, từng đội công trình,
hay mục công trình…
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Vì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nhiều và khác nhau do đó hình thành
các phương pháp kế toán hạch toán chi phí sản xuất khác nhau. Thông thường
kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện theo 2
phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này đảm bảo tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng một cách
chính xác, cung cấp số liệu chính xác cho việc tính giá thành của từng công
trình, hạng mục công trình và có tác dụng tăng cường kiểm tra giám sát chi
phí sản xuất theo các đối tượng áp dụng phương pháp này với công tác hạch
toán ban đầu phải thực hiện chặt chẽ, phản ánh ghi chép cụ thể rõ ràng chi phí
sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí.
- Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp:
Theo phương pháp này chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất, hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng

đối tượng phải lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối
tượng tập hợp chi phí, áp dụng phương pháp chi phí gián tiếp được tiến hành
theo các bước sau:
+ Tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tượng.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

11

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

+ Xác định hệ só phân bổ trên cơ sở tiêu chuẩn phân bổ hợp lý theo công
thức.
Hệ số

Tổng các tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng
Tổng các tiêu thức phân bổ cho tất các đối tượng

+ Xác định chi phí sản xuất của từng đối tượng tập hợp chi phí
CPSX của từng

Tổng tiêu thức phân bổ

đối tượng tập =


của từng đối tượng chi

hợp chi phí

phí

Hệ số phân
x

bổ

4.1.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh nghiệp
sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành là công việc đầu tiên trong toàn
bộ công việc tính giá thành sản phẩm, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa vào cơ sở đặc điểm sản
xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm.
Các doanh nghiệp xây lắp với đặc điểm sản xuất xây lắp đối tượng tính giá
thành hoặc từng khối lượng công nghệ xây lắp có thiết kế riêng (dự toán
riêng)
* Kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ phân bổ kế toán giá thành cần phải tiến hành công
việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá
thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm
để xác định trong các doanh nghiệp xây lắp, chu kỳ tính giá thành được xác
định như sau:
- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn
thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là công trình, hạng
mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

12

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

- Nếu đối tượng giá thành là các hạng mục công trình được quy định thanh
toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng
hoàn thành
- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được thanh
toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thi kỳ
tính giá thành là theo tháng (quý)
4.1.3. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tưọng tính giá
thành sản phẩm.
-Giữa đối tượng tính giá và đối tượng tập hợp chi phí có sự khác nhau vì vậy
cần phải phân biệt 2 vấn đề này. Đối tượng hạch toán chi phí là căn cứ kế toán
mở các tài khoản, sổ chi tiết, tổ chức công tác hạch toán ban đầu, tập hợp tài
liệu chi phí sản xuất theo từng đối tượng và việc xác định đối tính giá thành là
căn cứ để kế toán lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác
giá thành theo từng đối tượng.
4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp.
4.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Để phản ánh chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ vào các chứng từ như
phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư, theo hạn mức, bảng phân
bổ đã giao cốt pha. Kế toán phản ánh trực tiếp trên tài khoản 621 "chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp". Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí
nguyên vật liệụ
sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp các công trình, hạng mục công trình
và được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
a: Kết cấu.
TK 621

-Trị giá thực tế NVL đưa vào sử dụng

-Trị giá NVL sử dụng không hết

trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ

-KC,phân bổ giá trị NVL thực tế

kế toán

sử dụng cho hoạt động Xây lắp

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

13

Đề Tốt Nghiệp
trong kỳChuyên
vào 154


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

b: Chứng từ
- Hóa đơn GTGT
- Chứng từ thanh toán ( Phiếu chi,Giấy báo nợ)
C: Phương pháp hạch toán cụ thể
- Khi xuất kho NVL dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp ghi
Nợ TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
Có TK 152 "nguyên liệu, vật liệu"
- Trường hợp mua NVL đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sản xuất xây
lắp.
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi.
Nợ TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp" giá chưa thuế.
Nợ TK 133 "Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ"
Có TK 111, 112, 331, giá chưa thanh toán.
Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ghi.
Nợ TK 621 "chi phí NVL trực tiếp"
Có TK 111, 112, 331 giá thanh toán
- Trường hợp chi phí là đã giao, cốp pha khi xuất kho chia vào sử dụng cho
hoạt động xây lắp ghi.
Nợ TK 142: "Chi phí trả trước"
Có TK 153 "Công cụ, dụng cụ"
- Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ giáo, cốp pha cho từng công trình,
hạng mục công trình ghi.
Nợ TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
Có TK 142 "chi phí trả trước
- Cuối kỳ kiểm kê xác định NVL dùng không hết nhập lại kho ghi
Nợ TK 152 "nguyên liệu, vật liệu"

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58


14

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Có TK 621 "Chi phí NVL thực tế sử dụng cho từng đối tượng.
- Cuối kỳ tính toán xác định NVL thực tế sử dụng cho từng đối tượng.
CPNVL

trị giá

thực tế

=

NVLTT

trong kỳ

đầu ký

trị giá
+

NVLTT đưa


trị giá

trị giá

_ NVLTT còn _ phế liệu

vào sử dụng

lại cuối kỳ

thu hồi

- Khi đó kế toán ghi.
Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 621 "Chi phí NVL trực tiếp"
4.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp xây lắp phải trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp như: tiền lương tiền công, các khoản
phụ cấp gồm lương của công nhân trong danh sách và cả tiền thu lao động
bên ngoài.
TKSD 622 "chi phí nhân công trực tiếp"
a: Kết cấu
TK 622

- Chi phí NCTT tham gia vào quá trình
xây dựng( tiền lương,BHXH…)

KC chi phí NCTT vào bên Nợ
TK 154


- TK không có số dư
b: Chứng từ
 Bảng chấm công
 Bảng phân bổ lương
 Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành
c: Phương pháp hạch toán.
Căn cứ vào bảng tính lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất xây lắp ghi.
Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

15

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Nợ TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"
Có TK 334 "phải trả công nhân viên"
Có TK 331 " phải trả người bán"
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp ghi.
Nợ TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Có TK 622 "chi phí nhân công trực tiếp"
4.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình
sản xuất hoạt động xây lắp ngoài các chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp.

- Để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK
627 "chi phí sản xuất chung"

a : Kết cấu

TK 627

- Các chi phí SXC ở quá trình thi công
phát
trong
TK
627sinh
không
cókỳ
số dư và có 6 TK cấp 2.

- Các khoản giảm CPSXC
- KC chi phí SXC cho quá trình
thi cong bên Nợ TK 154

TK 6271: Chi phí nhân viên đội xây dựng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
b: Chứng từ sử dụng
Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

- Hóa đơn GTGT
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
- Bảng tính lương và thanh toán lương,bảng phân bổ giá trị CCDC
- Phiếu chi

TK 334

TK 672

Thanh toán lương cho công
nhân sản xuất trực tiếp

TK 154

Phân bổ CPSXC cho từng
hạng mục công trình

c: Phương
TK 338 pháp hạch toán

đồcác
1 :khoản

Hạch toán chi phí sản xuất chung
Trích
BHXH,BHYT,KPCĐ
TK 152

Xuất kho NVL
TK 153

Xuất kho CCDC
TK214

Khấu hao TSCĐ,máy thi công
TK 111,112,331

Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 111,112

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58
Chi phí phát sinh bằng tiền
khác

17

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán


4.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp.
* Thiệt hại trong hoạt động xây lắp gồm:
- Thiệt hại phá đi làm lại, khi khối lượng xây lắp không đảm bảo chất
lượng, quy cách, mẫu mã thiết kế hoặc đơn vị chủ đầu tư thay đổi thiết kế, chi
phí thiệt hại gồm: tiền công phá dỡ các khối lượng xây lắp bị hỏng và các
khoản chi phí vật liệu nhân công và các chi phí khác phải chi để làm hạ khối
lượng xây lắp bị hỏng phải phá đi.
- Thiệt hại ngừng sản xuất do nguyên nhân bất thường như: Khi bị mưa gió
bão lụt, hảo hoạn… công nhân phải ngừng sản xuất. Chi phí thiệt hại bao gồm
các khoản chi phí doanh nghiệp phải chi ra trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân bất thường (lương khấu hao…) với những khoản chi phí theo dự
kiến, kế toán theo dõi trên TK 335 "chi phí phải trả" và được tính vào giá
thành sản phẩm trong trường hợp ngừng sản xuất bất thường do không được
chấp nhận nếu mọi thiệt hại phải được theo dõi riêng. Mọi chi phí về thiệt hại
do ngừng sản xuất cuối kỳ sau khi trừ đi phần thu hồi (nếu do được bồi
thường), giá trị thiệt hại thật sẽ được trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời
kỳ.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

18

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Sơ đồ 2 : Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp

- Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch
TK 152,214,334

TK 627

TK 335

Tập hợp chi phí phát
sinh

Phân bổ vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ
TK 154

Cuối kỳ kết chuyển
- Đối với thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
TK 131

TK 627

TK 154

Thiệt hại do chủ thầu gây
ra

Phân bổ vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ

TK 821


Thiệt hại do chủ thầu gây
ra như sử dụng không
đúng NVL,thiết
Nguyễn Thị Nhung
KT2 - K58kế

TK 334,138

Do cá nhân gây ra
19

TKNghiệp
152
Chuyên Đề Tốt

Giá trị vật liệu thu hồi


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

4.2.5 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí sử dụng máy để hoàn thành
khối lượng xây lắp bao gồm: Chi phí về vật liệu sử dụng máy thi công,chi phí
nhân công điều khiển máy,khấu hao máy thi công,chi phí sửa chữa lớn và chi
phí máy thi công khác
- Chi phí máy thi công chia làm 2 loại :chi phí tạm thời (chi phí lien quan đến
tháo lắp,chạy thử,vận chuyển…) và chi phí thường xuyên(tiền khấu hao thiết
bị,tiền thuê máy nhiên liệu…)

* Nguyên tắc kế toán:
+ Trong chi phí máy thi công không gồm các khoản trích theo lương của công
nhân sử dụng máy thi công,lương nhân viên chức.
+ Chi phí này phải được hạch toán theo từng loại máy hoặc nhóm máy thi
công ,đồng thời phải chi tiết cho từng khoản mục
+ Việc tính toán và phân bổ cho các đối tượng sử dụng phải dựa trên cơ sở giá
thành 1 giờ máy và giá thành 1 ca máy hay giá thành 1 đơn vị khối lượng
công việc hoàn thành kết hợp với tài liệu hạch toán nghiệp vụ về thời gian
hoạt động của từng HMCT
a: Chứng từ:
- Hóa đơn GTGT
- Bảng thanh toán lương
- Phiếu theo dõi ca xe máy thi công
- Phiếu chi tiền
- Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao
Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

20

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trng i Hc Cụng Nghip H Ni

Khoa K Toỏn - Kim Toỏn

b: Ti khon s dng
TK 623 chi phớ s dng mỏy thi cụng
- TK dung tp hp v phõn b chi phớ s dng xe ,mỏy thi cụng phc v
trc tip cho hot ng xõy lp ,lp t cụng trỡnh theo phng phỏp thi cụng

hn hp,va th cụng kt hp lm mỏy
- Kt cu TK 623
TK 623

- Tp hp cỏc khon chi phớ
liờn quan n mỏy thi cụng ,chi
phớ tin lng(lng chớnh,ph:

- Cỏc khon c ghi gim chi
phớ s dng may thi cụng
- KC chi phớ s dng mỏy thi
cụng

C: Phng phỏp hch toỏn
Sơ đồ3: Sơ đồ kế toán chi phí máy thi công thuê ngoài
TK111; 112; 331

TK623

TK154

Máy thi công thuê ngoài

Kết chuyển chi phí máy thi

công
TK133
Thuế GTGT đầu vào

Trờng hợp doanh nghiệp có tổ chức đơn vị thi công riêng

TK 111,112,152
623

TK 621,622,627

Tp hp CP Mỏy thi
cụng phỏt sinh

Nguyn Th Nhung KT2 - K58

TK 154

Kờt chuyn chi
phớ maý thi cụng

21

TK

Chi phớ mỏy
thi cụng

Chuyờn Tt Nghip


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

4.2.6. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp

- Trong quá trình hoạt động sản xuất xây lắp, chi phí thực tế phát sinh được
tập hợp theo từng khoản mục chi phí. Cuối kỳ kế toán phải tổng hợp toàn bộ
chi phí sản xuất xây lắp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Để tổng
hợp chi
phí sản xuất xây lắp phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Để tổng hợp
chi phí sản xuất xây lắp kế toán sử dụng TK 154 "Chi phí SXKD dở dang".
TK này dùng hạch toán và tập hợp chi phí SXKD phục vụ cho việc tính giá
thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ lao vụ trong doanh
nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán
hàng tồn kho.
TK 154 được mở chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình.
* Nội dung kết cấu TK 154
TK
TK154
154

-Các chi phí NVLTT,NCTT,SXC
phát sinh trong kỳ
-Giá thành xây dựng của nhà thầu
bàn giao cho nhà thầu chính chưa
được xac định là tiêu thụ trong kỳ

-Giá thành sản phẩm xây

lắp hoàn thành bàn giao

Chi phí sản xuất của sản phẩm dở
dang cuối kỳ
TK 154 có 4 tài khoản cấp 2
TK 1541: Xây lắp

TK 1542: Sản phẩm khác
TK 1543: Dịch vụ
TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

22

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Sơ đồ 4 : Hạch toán chi phí sản phẩm xây lắp
TK 662

TK 154

Phân bổ CPNCTT cho
từng công trình

TK 632

Giá thành thực tế hoàn
thành bàn giao

TK 627


TK 155

Công trình hoàn thành
chờ bán hoặc chưa bàn
giao

Phân bổ chi phí SXC cho
từng công trình

4.2.7. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp trong điều kiện thực hiện khoán
sản phẩm
- Trong doanh nghiệp xây lắp phương thức thanh toán khoán sản phẩm xây
lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi công là phương thức quản lý thích hợp
với cơ chế thị trường. Nó gắn lợi ích vật chất của người lao động, tổ đội với
khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công của công trình,
đồng thời mở rộng quyền tự chủ về hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương
pháp tổ chức lao động, tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của
từng tổ đội.
Việc khoán sản phẩm xây lắp cho các tổ đội thi công được tiến hành theo 2
phương thức:
+ Khoán gọn công trình - hạng mục công trình
+Khoán khoản mục chi phí
Thực hiện phương thức khoán sản phẩm xây lắp kế toán chi phí sản xuất được
thực hiện như sau:
4.2.7.1 Trường hợp khoán gọn công trình, hạng mục công trình
- Kế toán ở đơn vị nhận khoán
+ Nhận tiền, vật tư do đơn vị giao khoán ứng
Nợ TK 111, 112, 152
Có TK 336
Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58


23

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

+ Mua vật tư về nhập kho:
Nợ TK 152, 153
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Xuất kho vật tư đưa vào sản xuất, thi công
Nợ TK 621
Có TK 152
+ Mua NVL chuyển thẳng vào sản xuất thi công
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL
Nợ TK 154
Có TK 621
+ Tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 334
+ Nếu đơn vị thuê lao động bên ngoài
Nợ TK 622
Có TK 111

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 154
Có TK 622
+ Chi phí thuộc chi phí SXC:
Nợ TK 627
Có TK liên quan (111, 112, 331…)
- Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ chi phí SXC theo từng công trình, hạng
mục công trình, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí SXC.

Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58

24

Chuyên Đề Tốt Nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán - Kiểm Toán

Nợ TK 154
Có TK 627
+ Khi công trình hoàn thành bàn giao cho bên giao khoán
Nợ TK 336
Có TK 152
Có TK 333
+ Giá thành thực tế công trình bàn giao:
Nợ TK 632
Có TK 154
- Kế toán ở đơn vị giao khoán ứng vật tư tiền vốn cho các đơn vị giao khoán

Nợ TK 136
Có TK 111, 112, 152
- Phát sinh các khoản chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý
Nợ TK 642
Có TK liên quan
- Nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành do bên nhận khoán bàn
giao.
Nợ TK 154
Nợ TK 632
Nợ TK 133
Có TK 136
- Khi thanh toán cho bên nhận khoán
Nợ TK 136
Có TK 111, 112
4.2.7.2
Trường hợp khoán khoảnTK
mục
141chi phí
TK 111,112

TK 621,622,627

Sơ Tạm
đồ 5 ứng
: Hạch
toán chi
xâybản
lắpquyết
theo toán
khoán

Nhận
tạm
vật tư,tiền
chophí
đơnsản
vị phẩm
nhận khoán

ứng KL hoàn thành xây lắp
bàn giao

TK 111,112

Tạm ứng thiếu ,thanh toán số
thiếu
Nguyễn Thị Nhung KT2 - K58
25

TK 133
Thuế GTGT

TK 111,112

Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Tạm ứng thừa thu hồi


×