Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.48 KB, 41 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
NHÓM: TÂN TẠO 1
SVTT: NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH
MSSV: 69910095
GVHD: Th.S ĐẶNG VIẾT HÙNG
_ Tháng 8/2003_


NHẬN XÉT
CỦA
ĐẠI DIỆN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN TÂN TẠO


..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................


..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................



Mục lục
A- Tổng quan ................................................................................... 1

I- Khu công nghiệp Tân Tạo ...................................................................................... 1

I.1- Lòch sử thành lập và phát triển của KCN Tân Tạo ........................................ 1

I.2- Đòa điểm xây dựng........................................................................................... 2

I.3- Họa đồ tổng thể khu công nghiệp Tân Tạo .................................................... 4

I.4- Các ngành sản xuất có trong KCN Tân Tạo................................................... 5

I.5- Những kế hoạch sắp tới của công ty ............................................................... 5

II- Vấn đề môi trường của KCN Tân Tạo ................................................................. 6

B- Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo ..................................................... 9

I- Thành phần, tính chất nguồn nước thải.................................................................. 9

II- Sự thành lập trạm xử lý ....................................................................................... 10

II.1- Thiết lập tiêu chuẩn tiếp nhận cho trạm...................................................... 10


II.2- Xây dựng trạm xử lý nước thải..................................................................... 12

II.3- Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của trạm xử lý........................................... 13

III- Quy trình công nghệ xử lý.................................................................................. 13

III.1- Sơ đồ công nghệ và thuyết minh quy trình................................................. 13

III.2- Các công trình đơn vò................................................................................... 15

III.3- Chế độ điều khiển thiết bò........................................................................... 22

III.4- Hướng dẫn vận hành trạm xử lý ................................................................. 24

IV- Tính kinh tế......................................................................................................... 27

IV.1- Cơ sở tính toán............................................................................................. 27

IV.2- Phân tích giá thành...................................................................................... 27

IV.3- Tính toán chi phí cho 1m
3
nước thải ........................................................... 30

C- Nhận xét ....................................................................................31

I- Hiệu quả về kinh tế............................................................................................... 31

II- Hiệu quả về mặt xã hội....................................................................................... 31


III- Đánh gi.............................................................................................................. 32
A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 1
A- TỔNG QUAN
I- KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
I.1- Lòch sử thành lập và phát triển của KCN Tân Tạo
Khái niệm “Khu Công Nghiệp“ (KCN) xuất hiện trong các nước công nghiệp hóa từ
cuối thế kỷ XIX, đóng vai trò như một công cụ xúc tiến, lập kế hoạch và quản lý sự phát
triển công nghiệp. Từ những năm 70, số lượng các KCN tăng lên nhanh chóng ở khắp nơi
trên Thế giới, đặc biệt trong các nước công nghiệp hóa, với tốc độ cao. Đến năm 1996,
trên Thế giới có khoảng 12000 KCN. Các KCN khác nhau rất nhiều về thời gian hoạt
động, quy mô, loại hình cũng như tổ chức nhưng chúng đều có các bộ phận chung cần
thiết: KCN là một nhóm nhà máy với nhiều ngành nghề công nghiệp trong một khu vực
đòa lý xác đònh, được cho phép hoạt động và quản lý bởi một tổ chức có quyền hạn nhất
đònh với sự chấp nhận của các công ty chủ.
Riêng ở TP.HCM, đến đầu năm 2002, Chính Phủ đã ra quyết đònh thành lập 2 khu
chế xuất (KCX) và 10 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích đất chiếm ở giai đoạn
một là 2071,7 ha và tổng vốn đầu tư hạ tầng cơ sở là 402 triệu USD, đó là chưa kể đến
KCN kỹ thuật cao ở quận 9 và khu kinh tế mở tại huyện Cần Giờ và 5 xã thuộc huyện
Nhà Bè với diện tích 793,8 km
2
, chiếm 37,96 % diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Và trong tình hình đó, KCN Tân Tạo do Công ty Tân Tạo làm chủ đầu tư đã được
Chính Phủ ra quyết đònh số 906/TTg ngày 30 tháng 11 năm 1996 về việc thành lập và phê
duyệt dự án Đầu Tư Xây Dựng và Kinh Doanh Cơ Sở Hạ Tầng KCN Tân Tạo.
Những điểm nổi bật của KCN Tân Tạo

Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, KCN Tân Tạo đã biến một vùng đất phèn chua
mặn, năng suất thấp với thu nhập bình quân đầu người 200.000 đồng/tháng, thành một
vùng công nghiệp với trên 2000 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 15.000 lao động có thu

nhập ổn đònh.
Mới đây, Công ty Đầu Tư –Xây Dựng –Kinh Doanh Cơ Sở HạTầng KCN Tân Tạo
(ITACO) đã được Chủ tòch nước tặng 2 Huân chương lao động hạng 3 (cho tập thể đơn vò
và cá nhân Tổng Giám Đốc) vì đã có thành tích góp phần vào việc thu hút đầu tư và việc
phát triển đất nước.
A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 2
Khu công nghiệp 3 nhất
- Ở Tân Tạo có một nghòch lý: giá thuê đất thuộc loại cao nhất nhì các KCN
TPHCM và cả nước (ở Bình Dương giá thuê đất chỉ 20 USD/50 năm/m
2
, KCN Tân Tạo
giá 60 USD/50 năm /m
2
) nhưng tốc độ lấp đầy nhanh nhất. Chỉ sau 3 năm hoạt động đã
lấp đầy 90% diện tích; được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép tiếp tục mở rộng KCN thêm
262 ha, nâng tổng số diện tích đất KCN lên 442 ha – trở thành KCN lớn nhất TPHCM; dự
kiến thu hút từ 20.000 đến 40.000 lao động. Tân Tạo cũng được các nhà đầu tư đánh giá
có dòch vụ hỗ trợ đầu tư tốt nhất, như tư vấn miễn phí dự án, thủ tục thành lập, đăng ký
kinh doanh. Đặc biệt, Tân Tạo đã mạnh dạn làm việc với ngân hàng, quỹ đầu tư, sáng tạo
xây dựng nhà xưởng theo nhu cầu để nhà đầu tư thuê hoặc mua trả góp và giúp nhà đầu
tư vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà xưởng. Cho đến nay, Tân Tạo dẫn đầu cả nước với
150.000m
2
nhà xưởng, vốn đầu tư xây dựng là 150 tỷ đồng. Việc bỏ vốn này đã thu hút
thêm giá trò đầu tư gấp 4 lần KCN Tân Tạo bỏ ra xây dựng nhà xưởng; đưa thêm 30 công
ty đi vào hoạt động sớm, tạo việc làm cho 5.000 lao động. Tân Tạo cũng là KCN duy nhất
có hệ thống kho bãi hiện đại được Thủ Tướng Chính Phủ cho phép thành lập kho ngoại
quan. Mới đây, Ban quản lý các KCX, KCN TPHCM cùng với Hải quan TP đã quyết đònh
chọn KCN Tân Tạo làm điểm thông quan nội đòa, phục vụ cả vùng lân cận. Năm 2001,

Tân Tạo cũng cho ra đời Cty ITATRANS chuyên giao nhận ngoại thương. Chỉ sau 6
tháng, công ty đã trở thành hội viên của Hiệp hội giao nhận Việt Nam và là một trong
30/500 doanh nghiệp Việt Nam là hội viên của Hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA. Mới
đây, Itaco đã được tổ chức BVQI (Anh Quốc) đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và
cấp chứng thư phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho các hoạt động của công ty.

I.2- Đòa điểm xây dựng
- Vò trí khu vực KCN Tân Tạo
KCN Tân Tạo nằm ở mạn phía Tây TP.HCM, nằm dọc theo mặt tiền Quốc lộ 1A,
thuộc ấp 1 xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 12
km, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 12 km, cách cảng Sài Gòn 15 km.
Khu đất được giới hạn bởi:
Phía Đông là Xa lộ vành đai Quốc lộ 1 A, đoạn từ cầu An Lập đến ngã tư Bà Hom.
Phía Tây là Rạch Nước Lên (chảy vào sông Chợ Đệm tại cảng Phú Đònh).
A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 3
Phía Bắc là Tỉnh lộ 10 nối liền khu vực quận 6 với nông trường Lê Minh Xuân và đi
đến huyện Đức Hoà của tỉnh Long An.
Phía Nam là nơi giao nhau giữa xa lộ vành đai và rạch Nước Lên tại cầu An Lập.
Diện tích tự nhiên của khu đất theo tim các trục lộ và rạch Nước Lên là 244 ha,
trong đó KCN là 182 ha, khu dân cư là 42 ha.
- Điều kiện khí tượng thủy văn tại khu vực dự án xây dựng
Nằm trên đòa bàn TP.HCM, huyện Bình Chánh có các điều kiện khí tượng thủy văn
mang những đặc tính đặc trưng của TP.HCM như khí hậu ôn hòa, thể hiện tính chất khí
hậu cận nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng, hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô
và mùa mưa.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 27,9
O
C

Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 31,6
o

C (4/1990)
Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là 26,5
o
C (4/1990)
Biến thiên nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm từ 6$10
o
C (ban ngày 30$34
o
C, ban
đêm 16$22
o
C).
- Bức xạ mặt trời
TP.HCM nằm ở vó độ thấp,vò trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trong
năm, do vậy chế độ bức xạ rất phong phú và ổn đònh
- Hệ thống kênh rạch trong khu vực
Trên đòa bàn TP. HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng, mạng lưới sông
ngòi kênh rạch tương đối dày đặc. Chế độ nhật triều của các hệ thống kênh rạch tương
đối phức tạp và còn phải chòu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều từ biển Đông.
Trên đòa bàn Bắc Bình Chánh và gần khu vực dự án có một số tuyến kênh rạch
chính như rạch Chùa, rạch Nước Lên, rạch Tân Kiên, rạch Ông Đồ, rạch Kinh, Kênh Bà
Hom, hệ thống tưới tiêu của công trình thủy lợi Hốc Môn – Bắc Bình Chánh, sông Chợ
Đệm…
Rạch Nước Lên bao quanh mặt Tây của KCN Tân Tạo, được xây dựng như kênh
tiêu nước cho vùng nông nghiệp Hốc Môn – Bắc Bình Chánh.
Thực tế nước thải từ kênh Tham Lương chỉ chảy vào rạch Nước Lên vào mùa mưa
giữa kênh Tham Lương và rạch Nước Lên là một loạt các ao trồng sen của nhân dân

A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 4
(được tạo bằng cách ngăn từng đoạn kênh) về mùa khô do lưu lượng nhỏ nên nước chảy
sang rạch Nước Lên rất ít.
Như vậy, hiện nay (trong giai đoạn KCN chưa xây dựng hoàn chỉnh) về mùa khô,
rạch Nước Lên chỉ bò chi phối bởi hai dòng chảy chính là nước thải nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân sống ven Tỉnh lộ 10. Về mùa mưa, ngoài các dòng chảy trên, rạch
Nước Lên còn tiếp nhận thêm nước thải công nghiệp từ một phần của quận Tân Bình và
quận 11 cũng như nước mưa chảy tràn từ lưu vực của hệ thống kênh.
Đồng thời, rạch Nước Lên cũng tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ khu dân cư An Lạc
cũng như một số cơ sở công nghiệp đã và được triển khai phía bên kia xa lộâ vành đai
thông qua kênh Lương Bèo.
- Hiện trạng môi trường nước mặt và hệ thủy sinh
Hệ thống thoát nước chính cho khu vực dự án cũng như một số khu lân cận như KCN
Pouchen - Đài Loan, khu dân cư BìnhTrò Đông… là hệ thống kênh Lương Bèo và Nước
Lên và hệ thống sông Chợ Đệm, Cần Giuộc, Vàm Cỏ, Nhà Bè. Kênh Lương Bèo và rạch
Nước Lên là nguồn tiếp nhận trực tiếp nước mưa và nước thải từ KCN Tân Tạo. Hiện nay,
lòng rạch Nước Lên đang bò bồi lấp do ít được nạo vét thường kỳ. Rạch Nước Lên đóng
vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát nước thải của KCN Tân Tạo và khu dân cư trong
vùng. Do đó, chất lượng nước và hệ thống thủy sinh vật trong vùng đã được khảo sát
nhiều lần (tháng 10/1994, tháng 2/1995, tháng 5/1996, tháng 12/1996).
I.3- Họa đồ tổng thể khu công nghiệp Tân Tạo
Xem ở bản vẽ kèm theo

A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 5
I.4- Các ngành sản xuất có trong KCN Tân Tạo
Những ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư trong Khu Công Nghiệp Tân Tạo
(giai đoạn 1) gồm:
Công nghiệp vải sợi và may mặc;

Công nghiệp chế biến da giày, túi xách;
Công nghiệp chế biến giấy và bao bì (không chế biến bột giấy);
Công nghiệp chế biến sản phẩm cao su (vỏ ruột xe, mousse, cao su y tế…);
Công nghiệp chế biến sản phẩm nhựa (ép nhựa, vải simili, hàng gia dụng bằng
nhựa…);
Công nghiệp cơ khí, điện máy (phụ tùng máy móc, đồ gia dụng bằng nhôm, dây
đồng đồ điện và điện tử …);
Công nghiệp chế biến gỗ (chỉ gồm sản xuất gỗ, không kể cưa xẻ gỗ);
Công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng và sành sứ, thủy tinh (gạch đá ốp lát, thiết
bò vệ sinh, đồ tiêu dùng bằng sứ hoặc thủy tinh...);
Công nghiệp chế biến thực phẩm và hóa thực phẩm (đông lạnh, đồ hộp, nước chấm,
gia vò, thuốc lá...);
Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng ;
Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống, thép xi mạ;
Công nghiệp điện tử, tin học, phương tiện thông tin, viễn thông;
I.5- Những kế hoạch sắp tới của công ty
Công ty Tân Tạo đang nỗ lực theo đuổi mục tiêu đưa Tân Tạo thành KCN có dòch
vụ, hạ tầng hoàn hảo và hiện đại nhất ở Việt Nam. Trong năm nay, Tân Tạo sẽ có thêm
trạm xử lý chất thải công nghiệp, khu nhà ở cho công nhân và một trường dạy nghề cung
ứng lao động cho KCN. Dự án Khu công nghiệp phần mềm thông tin 40 ha cũng đang
khởi động đồng thời với KCN Tân tạo mở rộng. Phối hợp với một công ty lớn về tin học,
công ty Tân Tạo sẽ đầu tư 6 triệu USD thiết bò, xây dựng hạ tầng về công nghệ thông tin
hiện đại, đường truyền dẫn tốc độ cao, cho phép các DN trong toàn KCN có thể truy cập
Internet tốc độ cao, cung cấp các ứng dụng công nghệ mạng liên ảo, hội nghò trên mạng,
giám sát trên mạng… với mức phí rẻ hơn các nơi khác. Đây là những dòch vụ không thể
thiếu trong thời đại bùng nổ thông tin, thương mại điện tử như hiện nay. Biết nhà đầu tư
cần gì và luôn năng động đón đầu, đáp ứng kòp thời các yêu cầu của nhà đầu tư, là một
A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 6
trong các biện pháp để Tân Tạo thu hút đầu tư và giữ vò thế đi đầu trong tình hình cạnh

tranh gay gắt giữa các KCN trong cả nước hiện nay.
Một tin vui nữa là vào ngày 22 tháng 4, Tổng cục hải quan đã cấp phép cho Tân Tạo
lập cảng thông quan nội đòa (ICD). Đây là KCN đầu tiên ở TPHCM được thực hiện quy
chế này, không chỉ phục vụ cho nhu cầu XNK hàng hóa của các DN trong KCN mà còn
cho toàn bộ khu vực phía Tây Nam thành phố. Trong thời gian vài tháng tới, khi hệ thống
hạ tầng đã được hoàn tất đưa vào phục vụ các doanh nghiệp sẽ rút ngắn được nhiều thời
gian, giảm bớt chi phí… cho các doanh nghiệp trong và ngoài KCN.
Năm 2002, cả khách lẫn chủ đều có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngày
13/1, Công ty Tân Tạo đã làm lễ khởi công xây dựng KCN Tân Tạo mở rộng với vốn đầu
tư gần 1.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư cả hai khu lên gần 1.400 tỷ đồng để tiếp tục
đón các nhà đầu tư. Khu mở rộng này sẽ xây thêm khoảng 200.000 m
2
nhà xưởng và dự
kiến quy hoạch một khu công nghệ phần mềm 40 ha, khu dân cư 100 ha. Năm 2002, Công
ty Tân Tạo phấn đấu duy trì vò thế dẫn đầu các KCN TP.HCM về các dòch vụ, thu hút vốn
đầu tư, về xây dựng và phát triển KCN để các doanh nghiệp đến KCN Tân Tạo có cảm
giác như về nhà vì tiêu chí của công ty là “KCN Tân Tạo – Ngôi nhà của bạn”.
II- VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA KCN TÂN TẠO
Là một công cụ hiệu quả cho việc phát triển công nghiệp - giảm chi phí xây dựng cơ
sở hạ tầng và khuyến khích các hoạt động kinh tế của khu vực - các KCN đem lại nhiều
lợi ích cho cộng đồng. Song chính chúng cũng gây ra các vấn đề về môi trường, sức khỏe
và an toàn. Hiện nay, hầu hết các KCN được quy hoạch và vận hành đều quan tâm rất ít
đến môi trường, do vậy đang dần phá hủy nghiêm trọng môi trường tại nhiều khu vực.
Các vấn đề chính về môi trường có liên quan đến KCN là phá hủy môi trường sống, làm
mất tính đa dạng sinh học, gây ô nhiễm không khí, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và
phóng xạ, chất độc hóa học, ô nhiễm đất, tai nạn công nghiệp, tràn dầu và hoá chất, thay
đổi khí hậu toàn cầu...
Sự ra đời và hoạt động của các KCN gắn liền với việc tiêu thụ một lượng nước và
thải ra một lượng nước thải rất lớn có mức độ ô nhiễm cao. Tuy nhiên, cho đến nay phần
lớn các KCN ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận

hành đúng quy trình, chỉ có một số ít KCN có trạm xử lý nước thải tập trung như KCN
Loteco (Đồng Nai), KCN Vedan (Đồng Nai), KCN Biên Hoà 2 (Đồng Nai), KCN Việt
Nam – Singapore (Bình Dương), KCN Nomura (Hải Phòng) và KCN Nội Bài (Hà Nội).
A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 7
Hầu hết nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN đều chưa được xử lý đúng
mức trước khi thải ra môi trường xung quanh hoặc thải vào mạng lưới thoát nước chung.
Kết quả là tải lượng ô nhiêm trên hệ thống các nguồn tiếp nhận ngày một gia tăng do khả
năng tự làm sạch của nguồn có giới hạn. Do vậy nguồn nước trên các sông rạch xung
quanh vùng hoạt động của những KCN đang có dấu hiệu ô nhiễm và một vài kênh rạch
đã bò ô nhiễm nặng, không còn đảm bảo cho bất cứ mục đích sử dụng nào.
Từ đó, có thể kết luận rằng tương lai phát triển các KCN tập trung tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam cũng như trên cả nước sẽ dẫn tới tổng lượng nước thải từ các KCN
tăng lên rất nhiều lần với tải lượng ô nhiễm khổng lồ, vượt quá khả năng tự làm sạch của
nguồn, hủy hoại môi trường nước mặt tự nhiên. Do đó, nếu không áp dụng các phương án
khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải phát sinh sẽ gây tác động
nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe nhân dân trong khu vực.
Hiện nay, bên cạnh chính sách phát triển KCN nhằm mở rộng thu hút đầu tư, đảm
bảo cơ sở hạ tầng, tiết kiệm vốn và chi phí cho công tác bảo vệ môi trường, việc xây dựng
hệ thống quản lý môi trường KCN cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
Nhà Nước. Tuy nhiên, vấn đề là nên tổ chức quản lý môi trường cho KCN như thế nào để
tối ưu về mặt lợi ích kinh tế mà vẫn giải quyết được các vấn đề về môi trường. Đối với
Việt Nam, trong khi nền kinh tế còn đang khó khăn thì đây quả là một vấn đề không đơn
giản nhưng lại là yếu tố quyết đònh sự phát triển bền vững của các KCN (Báo cáo của
Cục Môi Trường năm 2000).
KCN Tân Tạo nằm tại huyện ngoại thành Bình Chánh cách trung tâm Thành Phố
15km hiện có quy mô lớn nhất ở TP.HCM, với tổng diện tích khoảng 442 ha và hệ thống
cơ sở hạ tầng hoàn thiện (điện, nước, thoát nước…) thu hút nhiều nhà đầu tư vào đầu tư
xây dựng mới nhà máy hay mỡ rộng, di dời cơ sở sản xuất từ nội thành vào vì đầu tư vào
KCN Tân Tạo, nhà đầu tư được hưởng nhiều thuận lợi và ưu đãi về dòch vụ tiện ích,

phương thức thanh toán… Hiện nay, KCN Tân Tạo đang là một trong những đầu mối tiếp
nhận các xí nghiệp, cơ sở sản xuất ô nhiễm di dời vào theo chương trình di dời các xí
nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành do UBND Thành Phố chủ trì. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong phát triển KCN, KCN Tân Tân đã
và đang thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết trong Báo cáo
đánh giá tác động môi trường KCN Tân Tạo đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường thẩm đònh, phê duyệt tại QĐ số 978/QĐ-MTg ngày 31 tháng 7 năm 1997 như sau:
A- Tổng quan Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 8
1. Xây dựng hệ thống cây xanh dọc theo các trục đường theo đúng quy hoạch chi
tiết đã được Kiến Trúc Sư Trưởng TP phê duyệt. Ngoài ra, hướng tới KCN Tân
Tạo sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng các hồ cảnh quan môi trường KCN, tăng thêm
thảm xanh cho KCN…
2. KCN Tân Tạo đã thiết lập riêng biệt hai hệ thống cống thoát nước mưa và hệ
thống thoát nước thải (Nước thải bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải
sinh hoạt, nước thải từ các bộ phận dòch vụ sữa chữa cơ khí, gara, nước rò rỉ từ
các bãi lưu trữ chất thải rắn…).
3. Về rác thải: KCN Tân Tạo phối hợp với Công ty Công trình đô thò huyện Bình
Chánh thực hiện việc thu gom, vận chuyển về bãi xử lý được cho phép.
4. Thiết lập hệ thống ứng cứu sự cố môi trường cho KCN: độ PCCC-ANTT KCN
Tân Tạo với các trang thiết bò cần thiết và được đào tạo huấn luyện đầy d0u3 các
kỹ thuật phòng chống cháy nổ để sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra.
5. Được UBND TP.HCM cấp phép, Công ty Tân Tạo khai thác và xử lý nước ngầm
theo đúng đề án được phê duyệt.
6. Đặc biệt, năm 2002, KCN Tân Tạo đã đầu tư xây đựng và lắp đặt hoàn chỉnh
thiết bò công nghệ hiện đại cho Trạm xử lý nước thải tập trung công suất
6000m
3
/ngày đêm, đảm bảo xử lý toàn bộ lượng nước thải của tất cả nhà máy, xí
nghiệp trong KCN, đạt TCVN 5945-1995 nguồn loại B trước khi thải vào rạch

Nước Lên và có thể tái sử dụng tuần hoàn lại cho cá mục đích như làm nguội
máy móc, thiết bò… Trong giai đoạn 2 sẽ mở rộng diện tích khu vực và nâng
công suất lên 12 000m
3
/ngày đêm.
Không thỏa mãn với thành quả đạt được, công ty chú trọng vào xây dựng môi trường
KCN xanh sạch đẹp qua việc chăm lo vệ sinh đường sá, vỉa hè, cây xanh trong khu công
nghiệp. Đến cuối năm, cùng với việc xây dựng và vận hành trạm xử lý chất thải, công ty
Tân Tạo đang nghiên cứu và học tập kinh nghiệm các nơi khác để áp dụng tiêu chuẩn
ISO 14000 nhằm không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lựơng của Công ty ngày
càng hoàn thiện hơn và thân thiện với môi trường.


B- Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 9
B- TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN TÂN TẠO
I- THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NGUỒN NƯỚC THẢI
Các nguồn nước thải
Như đã phân tích ở trên, tại KCN Tân Tạo sẽ tập trung các ngành công nghiệp nhẹ,
hàng tiêu dùng, dệt nhuộm… Các nguồn nước thải chủ yếu từ KCN có thể nhận dạng như
sau:
- Nước mưa chảy tràn
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sản xuất (công nghiệp) bao gồm:
+ Nước thải từ các khâu sản xuất
+ Nước vệ sinh máy móc, thiết bò, nhà xưởng.
+ Nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải.
Nước mưa chảy tràn.
Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo các mảnh vụn, dầu, mỡ, đất, rác… Thành
phần của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh trong KCN và nói chung

thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa là không đáng kể nên chúng sẽ được tách
riêng theo hệ thống tuyến nước mưa của KCN và chảy thẳng ra rạch Nước Lên.
Nước thải sản xuất.
Nước thải sản xuất từ các loại hình công nghiệp cơ khí, điện máy, dệt nhuộm (dệt
may Gia Đònh, DNTN Thuận Thành, Công ty Dệt Sài Gòn …), thuộc da (Công ty giầy
Phú Lâm …), chế biến giấy (Xí nghiệp giấy Mai Lan) và bao bì, vải sợi may mặc, chế
biến thực phẩm.
Nước thải sinh hoạt.
Bên cạnh nguồn nước thải sản xuất còn có lượng đáng kể nước thải sinh hoạt.Thành
phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các vi
khuẩn. Lưu lượng nước thải sinh hoạt từ các cơ sở, nhà máy trong KCN được tính trên cơ
sở lượng nước tiêu thụ bình quân 50-100 lít/người/ngày.
Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt được mô tả trong bảng 1. Nhìn chung
nước thải trong KCN được xếp vào loại có nồng dộ chất ô nhiễm trung bình. Nguồn nước
thải sinh hoạt này sẽ được gom chung với nước thải sản xuất về hệ thống xử lý nước thải
tập trung.
B- Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 10
Bảng 1: Thành phần nước thải sinh hoạt trong KCN
Nồng độ
Chất ô nhiễm Đơn vò
Yếu Trung bình Mạnh
Tổng chất rắn
Chất rắn hoà tan (TDS)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Các chất rắn có thể lắng
BOD
5

Tổng Cacbon hữu cơ

COD
Tổng Nitơ (tính theo N)
Hữu cơ
Nitơ tự do
Nitrite
Nitrate
Tổng P
Hữu cơ
Vô cơ
Tổng Coliforms
Cácbon hữu cơ bay hơi

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
No/100 mL
µg/L
350

250
100
5
110
80
250
20
8
12
0
0
4
1
3
10
6
-10
7
<100
720
500
220
10
220
160
500
40
15
25
0

0
8
3
5
10
7
-10
8

100-400
1200
850
350
20
400
290
1000
85
35
50
0
0
15
5
10
10
7
-10
9


>400
II- SỰ THÀNH LẬP TRẠM XỬ LÝ
II.1- Thiết lập tiêu chuẩn tiếp nhận cho trạm
Bảng 2: Kết quả tính toán tính chất nước thải tập trung toàn KCN Tân Tạo và so
sánh với tiêu chuẩn.
Giá trò giới hạn
Chỉ tiêu Giá trò tính toán
Nguồn loại B Nguồn loại C
COD (mg/l)
BOD 5 (mg/l)
SS (mg/l)
pH
464,7
271,9
492,9
8,5
100
50
100
5,5÷9
400
100
200
5÷9
B- Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 11

Dựa vào bảng 2, nhận thấy tính chất nước thải tập trung của KCN Tân Tạo không
lớn hơn nhiều so với giá trò nguồn loại C. Mặt khác, do việc xử lý nước thải từ nguồn loại
C đạt đến tiêu chuẩn nguồn loại B (nguồn tiếp nhận) là rất dễ dàng. Vì vậy nếu áp dụng

phương pháp quy đònh tiêu chuẩn chất lượng nước thải được phép xả vào mạng lưới thoát
nước chung của KCN Tân Tạo là tiêu chuẩn nguồn loại C như các KCN khác đã có trạm
xử lý tập trung thì sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu sau:
Các nhà máy có chất lượng nước thải lớn hơn nhiều tiêu chuẩn nguồn loại C do phải
bắt buộc xử lý cục bộ để đạt đến tiêu chuẩn nguồn loại C sẽ đầu tư thêm vào hệ thống xử
lý cục bộ để có thể tự xử lý nước thải đạt đến tiêu chuẩn thải vào nguồn tiếp nhận (nguồn
loại B) nhằm tránh khả năng phải trả hai lần chi phí xử lý (một cho xử lý cục bộ và một
cho ban quản lý KCN về việc xử lý nước thải tập trung).
Các nhà máy có chất lượng nước thải không vượt nhiều so với nguồn loại C sẽ tự
xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ vì yêu cầu về hiệu quả xử lý không khắt khe
nên công nghệ xử lý cũng tương đối đơn giản, dễ áp dụng đối với các doanh nghiệp. Mục
đích của sự đầu tư này cũng nhằm vào việc tránh trả chi phí xử lý nước thải tập trung cho
ban quản lý KCN, đồng thời giảm thiểu sự kiểm soát, quản lý của ban quản lý đối với
doanh nghiệp về việc kinh doanh, hoạt động SX cũng như việc phát sinh chất thải vốn
được xem là trở ngại không nhỏ trong kinh doanh.
T
óm lại, việc quy đònh nguồn loại C cho chất lượng nước thải dược phép xả vào
mạng lưới thoát nước của KCN Tân Tạo là một giải pháp không có hiệu quả thực tế và
chắc chắn sẽ không thu hút các nhà doanh nghiệp thỏa thuận đồng ý sử dụng hệ thống xử
lý này.
Vì vậy, có thể đưa ra một giải pháp khác thiết thực hơn và có nhiều khả năng thu hút
sự đầu tư của các doanh ngiệp như sau:
Thiết lập quy đònh riêng về tiêu chuẩn chất lượng nước thải được phép xả vào mạng
lưới thoát nước của KCN Tân Tạo, tiêu chuẩn này sẽ gồm các chỉ tiêu có giá trò cao hơn
so với giá trò của nguồn loại C và xấp xỉ với các giá trò tính chất nước thải tập trung của
KCN Tân Tạo đã xác đònh được nhằm bảo đảm khả năng xử lý hiệu quả của hệ thống
đồng thời thu hút sự thỏa thuận của các doanh nghiệp.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn này không chỉ cần dựa trên cơ sở các giá trò tiêu
chuẩn chất lượng nước thải đã tính toán mà còn căn cứ vào công nghệ xử lý của hệ thống
B- Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo Nhóm Tân Tạo 1

TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 12
xử lý nước thải tập trung (các giá trò thu thập được cho thấy có thể xử lý nước thải xả vào
hệ thống thoát nước của KCN không chứa các chất phóng xạ và các chất gây độc hại sinh
học khác).
C
ăn cứ vào kết quả tính toán đã trình bày, tóm tắt thông số cho trạm xử lý nước
thải tập trung cho KCN như sau:
+ Công suất thiết kế trạm xử lý: 6.000 m
3
/ngày
+ Tính chất nước thải cần xử lý có các chỉ tiêu đặc trưng gồm:
COD = 600 mg/l
BOD
5
= 300 mg/l
SS = 500 mg/l
Các thông số còn lại tương đương với tiêu chuẩn nguồn loại C (TCVN
5945–1995)
+ Tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận: nguồn loại B (TCVN 5945–1995)
Các thông số này sẽ là cơ sở cho toàn bộ công tác tính toán, thiết kế bao gồm những
mục chính sau:
- Tính toán các công trình đơn vò của trạm xử lý nước thải.
- Tính toán kinh tế nhằm lựa chọn phương án thiết kế.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng môi trường nước thải cho KCN Tân Tạo.
II.2- Xây dựng trạm xử lý nước thải
Trên cơ sở đã phân tích ở trên, trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Tạo đã
được xây dựng và là công trình đăng ký chất lượng cao theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng
quốc tế ISO 9002-87 và tiêu chuẩn VN 5202-94.
1. Vò trí trạm xử lý nước thải
Lô 4 _ Đường E _ Khu Công Nghiệp Tân Tạo.

2. Chủ đầu tư
Công ty Tân Tạo.
3. Đơn vò thiết kế, tư vấn giám sát
Công ty TNHH Điện tử tin học và tư vấn thiết kế xây dựng Phương Nam (SEI).
Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường.
4. Đơn vò thi công
Công ty cổ phần xây dựng Sài Gòn (SCC).
5. Ngày khởi công
B- Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo Nhóm Tân Tạo 1
TT Tốt Nghiệp: Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo 13
27/12/2001
Công trình đã đăng ký công trình đạt huy chương vàng chất lượng xây dựng.
II.3- Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của trạm xử lý
Cơ cấu tổ chức dự kiến của trạm xử lí nước thải tập trung như sau:
TRƯỞNG TRẠM XLNT
TỔ HÀNH CHÍNH- KẾ TOÁN
TỔ KỸ THUẬT (điện , cơ)
TỔ GIÁM SÁT HỆ THỐNG
TỔ VẬN HÀNH
GIÁM
SÁT
CHẤT
LƯNG
NT
GIÁM
SÁT
MẠNG
LƯỚI
NT
kỹ sư trưởng

không thường trực thường trực


Tổ vận hành (1 nhân viên)
Tổ vận hành có nhiệm vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải, gồm những công tác
chủ yếu sau:
- Vậân hành và theo dõi chế độ hoạt động của từng công trình đơn vò trong hệ
thống xử lý
- Điều khiển các thiết bò, máy móc xử lý trong quá trình vận hành.
Tổ giám sát (1 nhân viên làm việc trong PTN)
Phân tích chất lượng nước trước và sau xử lý mỗi ngày để xác đònh hiệu quả xử lý
của hệ thống.
III- QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
III.1- Sơ đồ công nghệ và thuyết minh quy trình
Vì nước thải đã được qua hệ thống tiền xử lý trước khi thải ra hệ thống cống chung,
các chỉ tiêu như dầu mỡ, kim loại nặng, hoá chất độc hại… về cơ bản đã được xử lý ngay
tại các nhà máy trước khi thu gom về khu xử lý trung tâm nên công nghệ xử lý nước thải
cho các phương pháp phân hủy hiếu khí như bùn hoạt tính thông thường, mương oxi hoá,
bùn hoạt tính mẻ luân phiên…

×