Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

trạm xử lý nước thải khu công nghiệp tân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 90 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO

1.1
KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
1.1.1 Sự ra đời và phát triển
KCN Tân Tạo được thành lập theo quyết định 960/TTG của Thủ tướng
Chính phủ ngày 31/11/1996 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh
doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Tp. HCM.
KCN Tân Tạo tọa lạc tại phía Tây Nam thành phố, thuộc xã Tân Tạo,
huyện Bình Chánh với chiều dài mặt tiền 3,5km chạy dọc theo Quốc lộ 1A.
Đây là con đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam
Bộ, hiện nay đang được mở rộng 60m. Là địa điểm đầu mối quan trọng cho
việc phát triển kinh tế, giao thông của các tỉnh miền Tây, gần khu dân cư, lực
lượng lao động tại chỗ dồi dào và có thể cung cấp nơi ăn ở cho CBCNV cũng
như việc phát triển Trung tâm công nghiệp và thương mại của Thành phố.
Tính đến tháng 09/2006, sau gần 10 năm hoạt động KCN Tân Tạo đã
thu hút được trên 5.324 tỷ đồng và 122 triệu USD với tổng số nhà đầu tư Khu
hiện hữu là 146, khu mở rộng là 84, trong đó có 183 nhà máy đi vào hoạt động,
6 nhà máy đang triển khai xây dựng. Các nhà đầu tư vào KCN hiện nay trên
80% doanh nghiệp trong nước, còn lại các doanh nghiệp nước ngoài như Đài
Loan, Hồng Kông, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
Đến nay KCN Tân Tạo đã được tặng thưởng 1 huân chương lao động
hạng 3, 1 huân chương lao động hạng 2, bốn năm liền được nhận Cờ thi đua
của Thủ tướng chính phủ (2000, 2001, 2002, 2003) và nhiều bằng khen, giấy


khen của Thành phố, Đoàn thể do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng
KCN Tân Tạo thành một KCN phát triển và thành công với cơ sở hạ tầng hoàn
chỉnh, hệ thống đường nội bộ, cấp nước, thoát nước, điện, hệ thống xử lý nước
thải, trạm y tế, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,…
Mục đích của KCN là hình thành KCN tập trung tại phường Tân Tạo,
quận Bình Tân, Tp. HCM, phù lợp với quy hoạch chung của thành phố từ nay
đến năm 2010, nhằm chuyển dời một phần các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm
từ nội thành ra ngoại thành. Hình thành một khu dân cư mới trên cơ sở cải tạo
và quy hoạch lại khu dân cư hiện hữu với cơ sở hạ tầng phục vụ tương đối đầy
đủ. Đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân trong huyện và lao động trong KCN.



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

8

1.1.2 Cơ sở pháp lý
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 của Đảng
Cộng Sản Việt Nam và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ 6 của Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh về hiện tại hóa, công nghiệp hóa, toàn dân sẽ phấn
đấu đến năm 2000 đưa đất nước nói chung và Thành phố nói riêng thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển và đến năm 2020 sẽ trở thành một nước
công nghiệp. Hiện nay, Chính phủ đang khuyến kích các doanh nghiệp trong
và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, biến các vùng đất nông nghiệp có năng
suất thấp thành các KCN theo ngành, theo lĩnh vực ưu tiên. Kết hợp với việc di
dời các nhà máy, xí nghiệp ra nơi quy định với hiện đầu tư Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đảm bảo phát triển bền vững và để cho các nhà đầu tư thuê lại đất

xây dựng xí nghiệp, nhà máy sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu.

KCN Tân Tạo được quy hoạch trên cơ sở:
 Quyết định 960/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/11/1996 về việc phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Tân Tạo, huyện
Bình Chánh, Tp. HCM.
 Giấy phép thành lập công ty, số 3192 GP-TLDN ngày 04/12/1996 của UBND
Tp. HCM.
 Quyết định 438/TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/06/1997 về việc cho
Công ty Tân Tạo thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng
KCN Tân Tạo, Tp. HCM.
 Quyết định 592/1997/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 15/12/1997 về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tân Tạo.
 Quyết định 473/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/05/2000 về việc
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Tân Tạo
mở rộng, Tp. HCM.
 Quyết định 752/GĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/08/2000 về việc
cho Công ty Tân Tạo thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật KCN tập trung và Tân Tạo mở rộng tại xã Tân Tạo và Tân Kiên, huyện
Bình Chánh, Tp. HCM.
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần Tân Tạo, số
4103001108 đăng ký lần đầu ngày 15/07/2002, được chuyển đổi từ Công ty
TNHH Đầu tư Xây dựng – Kinh Doanh, Cơ sở hạ tầng KCN tập trung Tân
Tạo, số ĐKKD: 043552 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 13/01/1997.
 Dựa trên các cơ sở pháp lý, KCN Tân Tạo được xây dựng và đi vào hoạt động
từ năm 1997 trên diện tích 181,8 ha và đã thu hút trên 200 nhà đầu tư vào
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ


9

KCN. Ngoài khu vực hiện hữu, thì khu mở rộng với diện tích 265,25 ha đang
được xây dựng từ năm 2000.

1.1.3 Vị trí xây dựng
Khu công nghiệp Tân Tạo tọa lạc phía Tây Nam thành phố, thuộc xã
Tân Tạo, huyện Bình Chánh, nay là là phường Bình Tân, quận Bình Tân, Tp.
HCM. Với chiều dài mặt tiền 3,5km chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Đây là con
đường huyết mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện
nay đang được mở rộng 60m.
 Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh: 12 km.
 Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: 12 km.
 Cách Cảng Sài Gòn: 15 km.
 Địa chỉ văn phòng Công ty Tân Tạo: Lô số 16 – 18, đường số 2 KCN Tân Tạo,
phường Tân Tạo, quận Bình Tân, Tp. HCM, Việt Nam.
 Tổng diện tích KCN Tân Tạo: 444 ha. Trong đó:
• Khu hiện hữu: 181,8 ha
+ Đất xây dựng nhà xưởng sản xuất: 100 ha.
+ Đất xây dựng công trình phụ trợ: 4 ha.
+ Cây xanh tập trung: 50 ha.
+ Giao thông: 22 ha.
+ Kho tàng, bãi nguyên vật liệu, phế liệu: 5,8 ha.
• Khu mở rộng: 262,25ha.
+ Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp: 141,18 ha.
+ Đất xây dựng trung tâm công trình công cộng: 5,85 ha.
+ Đất xây dựng kho bãi: 2,78 ha.
+ Đất dành cho xử lý rác và vệ sinh môi trường: 2,77 ha.
+ Hành lang an toàn điện: 23,33 ha.

+ Đất cây xanh: 19,29 ha.
+ Đất giao thông: 67,05 ha.

1.1.4 Cơ sở hạ tầng và những tiện ích của KCN Tân Tạo
Điện:
được cấp từ trạm biến áp 110/15 KW, trạm biến áp Phú Lâm và hệ thống
điện nước cấp riêng cho các KCN, Công ty Tân Tạo sẽ liên doanh với nước
ngoài xây dựng nhà máy phát điện độc lập cho khu Tân Tạo cùng với mạng
lưới điện Quốc gia sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ và ổn định cho các doanh
nghiệp đầu tư trong KCN Tân Tạo.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

10

Nước:
là KCN đầu tiên của Tp. HCM được cung cấp hệ thống nước máy. Bên
cạnh đó, KCN cũng xây dựng thêm các trạm xử lý nước cấp để cung cấp cho
các Doanh nghiệp trong trường hợp Hệ thống nước máy Thành phố yếu hoặc
không đủ cung cấp. Do đó, nước luôn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các
Doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo.
Thông tin liên lạc:
thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đáp ứng đầy đủ và
nhanh chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước cho các nhà đầu tư.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin:
công ty Tân Tạo xây dựng một hệ thống
công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền
dữ liệu, Internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và fax…
Xử lý nước thải:

nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống dẫn nước thải phù
hợp với tiêu chuẩn áp dụng trên Thế giới.
Hệ thống đường nội bộ:
hệ thống đường chính và đường phục vụ riêng biệt,
được quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh với tải trọng lớn và nối liền trực tiếp với
Quốc lộ 1A.
Kho ngoại quan:
KCN Tân tạo có kho ngoại quan với quy mô 64000m
2
, kho
ngoại quan phục vụ cho việc lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp đầu tư trong KCN Tân Tạo, đồng thời thực hiện thủ tục hải quan tại chỗ
nhanh gọn, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian.

1.2
KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1.2.1 Cơ cấu ngành nghề
Hiện tại có 120 nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN Tân Tạo, các
ngành nghề đầu tư vào KCN bao gồm:
- Công nghiệp dệt nhuộm.
- Công nghiệp đồ gia dụng.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp cơ khí – điện.
- Công nghiệp giấy và bao bì.
- Công nghiệp may, da giầy.
- Công nghiệp nhựa.
- Công nghiệp chế biến gỗ.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của KCN như: y tế, ăn uống, thông

tin liên lạc, thu gom rác, cây xanh…


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

11

1.2.2 Nguồn lao động
Với 120 nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN Tân Tạo đã thu hút hơn
20.000 lao động, thành phần lao động chủ yếu là lao động phổ thông và lao
động có tay nghề. Lao động chủ yếu tập trung vào các ngành sản suất, các
ngành dịch vụ chỉ chiếm một số ít.
Đặc điểm lao động chủ yếu là dân nhập cư tử các tỉnh lân cận và một số
ít các tỉnh thành khác, lao động phần đông không được đào tạo ngành nghề từ
các trường lớp mà chủ yếu là nghề dạy nghề và phần lớn các lao động này có
trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

1.3
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.3.1 Thuận lợi
- Khu công nghiệp Tân Tạo cũng nằm trong kế họach phân vùng phát
triển của UBND TP nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của Tp. Hồ
Chí Minh.
- Tiêu thoát nước mưa và nước thải rất thuận lợi.
- Cơ cấu ngành nghề vào KCN đa phần là các ngành nghề tương đối ít ô
nhiễm. Vì thế, môi trường chưa có vấn đề khó khăn cần giải quyết.
- Một số các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động giải quyết vấn đề môi
trường ngay từ đầu vào, một số các công ty đang hướng đến việc xây dựng và

áp dụng ISO 14000.
- Một số các nhà đầu tư nước ngoài đã chủ động giải quyết vấn đề môi
trường ngay từ đầu vào, một số các công ty đang hướng đến việc xây dựng và
áp dụng ISO 14000.
- Thông qua việc quản lý môi trường của các Sở và ban ngành của thành
phố, đặc biệt là của ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của thành phố
thì ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các thành viên trong KCN không
ngừng được nâng cao.

1.3.2 Khó khăn:
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung của TP (Nam Bình Chánh) chưa đi
vào xây dựng. Do vậy, sẽ khó khăn cho công tác khống chế ô nhiễm do nước
thải.
- Một số doanh nghiệp hoạt động trong KCN là doanh nghiệp vừa và
nhỏ xuất phát từ việc di dời, giải toả trong thành phố cho nên việc đầu tư vào
giải quyết các vấn đề môi trường đối với họ là tốn kém, đòi hỏi phải có chính
sách hỗ trợ và thời gian để thực hiện.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

12

- Thành phần lao động có trình độ văn hoá thấp chiếm đa số cho nên
nhận thức về môi trường còn thấp, vì thế phải mất nhiều thời gian để tuyên
truyền hiểu biềt về môi trường.

1.4
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ TRẠM XỬ LÝ
1




















- Trạm xử lý nước thải Tân Tạo có đơn vị thiết kế tư vấn là công ty điện tử
Tân Lục /và tư vấn thiết kế xây dựng Phương Nam, Viện kỹ thuật nhiệt đới
và bảo vệ môi trường .
- Trạm xử lý được khởi công vào ngày 27 tháng 2 năm 2001 và cho đến nay
vẫn đang hoạt động vận hành.
- Ngày 23-12-2002, Khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo đã vận hành thử
nghiệm trạm xử lý nước thải công nghệ mới, với tổng vốn đầu tư 15 tỉ đồng,
công suất 6.000 m
3
/ngày đêm. Đây là KCN thứ 4 trong 12 khu công
nghiệp, khu chế xuất ở TPHCM lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hoàn

chỉnh. Do sử dụng công nghệ mới, chi phí vận hành tiết kiệm được 30% so
với các hệ thống xử lý hiện hữu. Hiện nay, KCN Tân Tạo có 97 nhà máy
đang hoạt động, nhưng phần lớn là công nghệ ít ô nhiễm, do vậy tổng lượng
nước thải cần xử lý chưa tới phân nửa công suất máy( Sài Gòn giải phóng,
ngày 24/12/2002, tr.3)

1
Tham khảo Báo Cáo của KCN Tân Tạo
TRƯỞNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG
TỔ
VẬN
HÀNH
TỔ
GIÁM SÁT
HỆ THỐNG
TỔ
KỸ THUẬT
(điện, cơ)
Không thường trực

TỔ
HÀNH CHÍNH -
KẾ TOÁN
Không thường trực

GIÁM SÁT
MẠNG LƯỚI
NƯỚC THẢI
GIÁM SÁT
CHẤT LƯỢNG

NƯỚC THẢI
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

13

- Đến năm 2006 - 2007, trạm tiến hành cải tiến hệ thống xử lý nước thải,
với công suất thực tế là 4500m
3
/ngày đêm. Dự kiến sẽ mở rông diện tích
trạm hiện hữu với khu đất phía sau.
- Công trình đăng ký chất lượng cao theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng
quốc tế của ISO 9002 - 87, tiêu chuẩn Vệt Nam 5202 - 94.
Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự: gồm 4 nhân viên
 Nhân viên quản lý và trực trạm: 2, luân phiên hằng ngày
 Nhân viên trực phòng thí nghiệm: 1
 Bảo vệ: 1

STT HỌ TÊN 1 2 3 4 5 6 7
1
Đỗ Xuân Thành NĐ NĐ NĐ NĐ
2
Nguyễn Thanh Tâm NĐ NĐ NĐ
3
Lê Văn Hùng Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ
4
Chị Lam N N N N N
Ghi chú:
: Làm từ 7h sáng hôm nay đến 7h sáng ngày mai


: Ngày nghỉ

: Nhân viên bảo vệ. Trực từ 5h chiều hôm nay đến 7h sáng hôm sau.

: Nhân viên phụ trách phân tích mẫu, làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều.

- Địa điểm xây dựng: TXL nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo tại lô 4 đường
E khu công nghiệp Tân Tạo.

1.5
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.5.1 Trưởng trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Tạo
Trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hệ thống xử lý – quản lý
nước thải tập trung cho KCN Tân Tạo. Tất cả các báo báo về kết quả phân tích
chất lượng nước trước và sau xử lý đều phải thông qua sự kiểm định của trưởng
trạm.
Trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát Trạm xử lý nước thải và Trưởng
trạm là Trưởng phòng Kỹ thuật – Môi trường, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám
đốc Kỹ thuật nằm trong Ban quản lý KCN Tân Tạo. Tổng Giám đốc KCN chỉ
tiếp nhận báo cáo về tình hình hoạt động của hệ thống xử lý, quản lý môi
trường nước thải thông qua Giám đốc kỹ thuật theo định kỳ.


Đ
N
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ


14

Đối với phạm vi bên ngoài hàng rào KCN, Trưởng trạm xử lý chịu sự
quản lý và giám sát trực tiếp từ BQL KCN Tp. HCM và sự kiểm tra của Sở TN
& MT về các vấn đề nước thải liên quan.

1.5.2 Tổ vận hành
Gồm có 2 người làm việc luân phiên theo ngày.
Vận hành và theo dõi chế độ hoạt động của từng công trình đơn vị trong
hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Điều khiển các thiết bị, máy móc sử dụng trong quá trình vận hành.

1.5.3 Tổ giám sát hệ thống thoát nước
Bao gồm hai bộ phận khác nhau hoạt động độc lập là Bộ phận giám sát mạng
lưới thoát nước và Bộ phận giám sát chất lượng nước thải trong KCN Tân Tạo.
a. Bộ phận giám sát mạng lưới nước thải
Có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi và quản lý mạng lưới thoát nước trong KCN.
Bao gồm: mạng lưới thoát nước thải sản xuất, sinh hoạt và mạng lưới thoát
nước mưa.
Tuy nhiên, do thực chất của công tác này thiên về chuyên môn ngành xây dựng
và đòi hỏi những thiết bị chuyên dung nên bộ phận này không được tổ chức và
bổ nhiệm thường trực tại Trạm xử lý tập trung mà chỉ bồ sung nhân sự từ
Phòng Thi công và bảo trì cơ sở hạ tầng để kiểm tra mạng lưới thoát nước theo
định kỳ hoặc khi cần thiết. Việc đưa ra thời gian biểu và lịch kiểm tra định kỳ
cũng do Phòng Thi công và bảo trì cơ sở hạ tầng quy định.

b. Bộ phận giám sát chất lượng nước thải
Gồm có 1 nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm trong Trạm xử lý nước
thải theo giờ hành chính.
Bộ phận có các nhiệm vụ sau:

- Phân tích chất lượng nước trước và sau khi xử lý mỗi ngày để xác định hiệu
quả xử lý của hệ thống.
- Phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý theo 19 chỉ tiêu do Sở
KHCN & MT quy định trong lúc nghiệm thu theo định kỳ.
- Lập báo cáo về chất lượng nước sau khi xử lý và gởi đến cơ quan chức năng
có thẩm quyền (như HEPZA, Sở KHCN & MT) theo định kỳ đã quy định.
- Kiểm tra việc thực hiện quy định về chất lượng nước thải được phép xả vào
mạng lưới thoát nước của KCN và tiến hành lập biên bản, đề nghị xử phạt đối
với những đơn vị vi phạm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

15

- Việc kiểm tra được thực hiện bằng việc lấy mẫu nước thải trực tiếp tại mỗi
cống xả của từng xí nghiệp, nhà máy (nơi nối vào mạng lưới thoát nước của
KCN) và phân tích chất lượng nước thải theo 4 chỉ tiêu cơ bản (pH, SS, COD,
BOD
5
). Mẫu nước thải được lấy và phân tích theo định kỳ 2lần/tháng nhằm
đảm bảo tính trung thực. Ngoài ra cũng có những mẫu nước thải được lấy đột
xuất nếu như nghi ngờ xí nghiệp, nhà máy không xử lý nước thải. Kết quả phân
tích chất lượng nước thải của từng nhà máy cũng là cơ sở để tính toán chi phí
xử lý phải trả hàng tháng.

1.5.4 Tổ cơ điện
Bộ phận này cũng được tổ chức và hoạt động không thường trực tương tự
như Bộ phận giám sát mạng lưới thoát nước vì bản thân Phòng Thi công và bảo
trì cơ sở hạ tầng đã có nhân viên phụ trách công tác kiểm tra, sửa chữa các

công trình, thiết bị điện,…
























BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

16


CHƯƠNG 2
LƯU LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT DÒNG THẢI

2.1 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NGUỒN THẢI
2.1.1 Các nguồn thải:
Tại KCN Tân Tạo sẽ tập trung các ngành nhẹ như: hàng tiêu dùng, dệt
nhuộm, đồ gia dụng… Các nguồn nước thải chủ yếu từ KCN có thể nhận dạng
như sau:
• Nước mưa chảy tràn.
• Nước thải sinh hoạt.
• Nước thải sản xuất (công nghiệp) bao gồm:
- Nước thải từ các khâu sản xuất.
- Nước vệ sinh máy móc, nhà xưởng.
- Nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải.

2.1.2 Thành phần và tính chất các nguồn thải
 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn có thể cuốn theo các mảnh vụn, dầu, mỡ, đất, rác…
Thành phần của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh trong
KCN. Nói chung thì thành phần các chất ô nhiễm trong nước mưa không đáng
kể nên chúng sẽ được tách riêng theo hệ thống tuyến nước mưa của KCN và
chảy thẳng ra rạch Nước Lên.

 Nước thải sản suất
Nước thải sản xuất từ các loại hình cơ khí, điện máy, dệt nhuộm, thuộc
da, chế biến giấy và bao bì, vải sợi may mặc, chế biến thực phẩm…
Lưu lượng nước thải:
• Tổng lưu lượng nước thải: 4500 m
3

/ngày.đêm.
• Lưu lượng trung bình giờ: 168 m
3
/ngày.đêm.
• Lưu lượng tối đa: 5000 m
3
/ngày.đêm vì có những giờ cao
điểm nước thải tập trung vào nơi xử lý rất nhiều có khi đạt
đến tối đa.

 Nước thải sinh hoạt
Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ,
các chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn. Lưu lượng nước thải sinh hoạt từ các xí
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

17

nghiệp sản xuất, nhà máy trong KCN được tính trên cơ sở lượng nước tiêu thụ
bình quân 50 – 100 l/người/ngày.

Bảng 1: Thành phần tính chất nước thải được mô tả:
2


Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ
Thấp Trung bình Cao
Tổng chất rắn
mg/l 350 720 1200

Chất rắn hoà tan (TDS)
mg/l 250 500 850
Chất rắn lơ lửng (SS)
mg/l 100 220 350
Các chất rắn có thể lắng
mg/l 5 10 20
BOD
5
mg/l 110 220 400
Tổng Cacbon hữu cơ
mg/l 80 160 290
COD
mg/l 250 500 1000
Tổng Nitơ
mg/l 20 40 85
Nitơ hữu cơ
mg/l 8 15 35
Nitơ tự do
mg/l 12 25 50
Nitrit
mg/l 0 0 0
Nitrat
mg/l 0 0 0
Tổng Photpho
mg/l 4 8 15
Photpho hữu cơ
mg/l 1 3 5
Photpho vô cơ
mg/l 3 5 10
Tổng Coliforms

MNP/100ml 10
6
– 10
7
10
7
– 10
8
10
8
- 10
9
Cacbon hữu cơ bay hơi
mg/l <100 100 - 400 >400

Nhìn chung, nước thải KCN xếp vào loại có nồng độ chất ô nhiễm trung
bình. Nguồn nước thải sinh hoạt này sẽ được gom chung với nước thải sản xuất
về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2.1.3 Hiện trạng nước thải của KCN
Hiện tại, tổng lưu lượng trung bình nước thải về trạm vào khoảng: 4000 – 4500
m
3
/ngày.đêm.



2

Nguồn: báo cáo ĐTM cho KCN Tân Tạo


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

18

Bảng2: Lưu lượng đo đạc thực tế hằng ngày tại Trạm

Ngày
20/06 21/06 23/06 24/06 25/06 26/06 28/06
Lưu lượng (m
3
/nđ)
4029,1 4250 4000 4062,4 4125 4153,9 4020,8


Ngày
29/06 30/06 01/07 02/07 03/07 04/07
Lưu lượng (m
3
/nđ)
4166,6 4112,3 4095,8 4083,2 4079,1 2874,8


Ngày
05/07 06/07 07/07 08/07 09/07 10/07 11/07
Lưu lượng (m
3
/nđ)

4141,6 4104 4091,6 4137,2 4100 4120,6 3083,3


Ngày
12/07 13/07 14/07 15/07 16/07 17/07 18/07
Lưu lượng (m
3
/nđ)
4195,5 4025 4145,6 4087,5 4004,1 2500


Ngày
19/07 20/07 21/07 22/07 23/07 24/07 25/07
Lưu lượng (m
3
/nđ)
4020,8 4104 4062,5 4083,3 4020,8 2616,6


Ngày
26/07 27/07 28/07 29/07 30/07 31/07
Lưu lượng (m
3
/nđ)
4195,5 4212,5 4145,6 4178,8 4145,6 4054,1

Đa phần các nhà máy hoạt động trong KCN Tân Tạo chưa xây dựng hệ
thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có xây dựng nhưng không vận hành triệt để.
Do đó, chất lượng nước thải thường chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn loại C theo
TCVN 5945 – 2005.

Kim loại nặng chưa được giải quyết ở khâu tiềm xử lý tại các nhà máy
có phát sinh kim loại nặng để đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5949 – 2005
theo yêu cầu của KCN.
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đấu nối nước thải vào Trạm
theo quy định.
Qua các kết quả giám sát, theo dõi chất lượng nước thải tại các doanh
nghiệp đang hoạt động trong KCN, cho thấy thực trạng nước thải của các
ngành đang hoạt động trong KCN như sau:
 Giá trị pH
Giá trị pH trung bình trong nước sản suất từ các ngành nghề khác nhau
dao động trong khoảng 3,25 ÷ 11,4.
So sánh với quy định của KCN Tân Tạo cho thấy ngành chê biến thực
phẩm, giấy và các ngành nghề có khu sơn, mạ thường thì pH không đạt quy
định cho phép.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

19

 Hàm lượng BOD
5
Ngành chế biến thủy sản và thực phẩm có hàm lượng BOD
5
cao hơn
quy định cho phép ở KCN Tân Tạo. Đặc biệt là BOD
5
trung bình trong nước
thải của ngành chế biến thủy sản caao nhất 573 mg/l. Do đó, nước thải các
ngành này cần xử lý sơ bộ BOD

5
để đạt tiêu chuẩn quy định của KCN trước khi
thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN.

 Hàm lượng COD:
Ngành thực phẩm, ngành chế biến thủy sản, giấy và các ngành nghể có
khu sơn và mạ có hàm lượng COD trong nước thải dao động trong khoảng 428
÷ 1243 mg/l, vượt quá tiêu chuẩn cho phép của KCN. Do đó nước thải của các
ngành này cần phải xử lý sơ bộ COD để đạt tiêu chuẩn quy định của KCN.

 Hàm lượng SS:
Ngành chế biến thủy sản, dệt nhuộm, giấy có hàm lượng SS trong nước
thải sản xuất dao động trong khoảng 218 ÷ 782 mg/l và nằm ngoài quy dịnh
cho phép. Do đó nước thải của các ngành này cần phải xử lý sơ bộ để đạt tiêu
chuẩn quy định của KCN.

 Tổng Nitơ:
Ngành chế biến thủy hải sản và xe đông lạnh có hàm lượng Nitơ vượt
quá tiêu chuẩn cho phép của KCN.
Các ngành còn lại có hàm lượng Photpho trung bình trong nước thài sản
suất dao động trong khoảng cho phép thải của KCN.

 Kim loại nặng:
Các kim loại nặng: Cr (IV), Cd, Pb, Ni chủ yếu hiện diện trong nước
thải các nhả máy dệt nhuộm và thủy ngân (Hg) có trong nhà máy sản xuất kẽm,
in. Tuy nhiên hàm lượng rất nhỏ và đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép thải vào
hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

 Coliform:
Ngành chế biến thủy sản, ngành dệt nhuộm, ngành sản xuất bao bì và

kim loại có mật độ Coliform vượt quá nhiều lần cho phép. Đặc biệt ngành chế
biến thủy sản có mật độ Coliform cao gấp 121.2 lần. Do dó, các ngành này cần
phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép của KCN trước khi vào hệ thống.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

20

Từ các kết quả trên cho thấy môt số nhà máy, xí nghiệp luôn có các chỉ
tiêu ô nhiễm như BOD
5
, COD, SS và pH cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho
phép xả thải của KCN rất nhiều lần.

2.2 THIẾT LẬP NGUỒN TIẾP NHẬN
Trạm xử lý nước thải của KCN Tân Tạo là trạm xử lý nước thải tập
trung. Do đó, nước thải vào trạm là sự hòa trộn của các dòng nước thải từ các
nhà máy, xí nghiệp khác nhau. Mà tính chất nước thải của các nhà máy, xí
nghiệp thì rất đa dạng (dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, xi mạ, …). Trong đó có
những nhà máy xà thải nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Những loại nước
thải này có thể gây sốc tải cho hệ thống xử lý nước thải của trạm và làm cho
nước thải đầu ra không đạt yêu cầu xử lý.
Một giải pháp đặt ra cho vấn đề này là thiết lập tiêu chuẩn xả thải quy
định cho nước thải đi vào hệ thống cống xả chung của KCN. Tiêu chuẩn xả thải
quy định cũa KCN như sau:
 Công suất thiết kế của Trạm xử lý: 4500 m
3
/ngày.
 Tính chất nước thải cần xử lý có các chỉ tiêu đặc trưng gồm:

 COD: 800 mg/l
 BOD
5
: 500 mg/l
 SS: 400 mg/l
 Kim loại nặng: xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn loại B (QCVN 24 –
2009/BTNMT)
 Các thông số còn lại tương đương với tiêu chuẩn nguồn loại C (QCVN
24 – 2009/BTNMT).
Nguồn tiếp nhận: rạch Nước Lên.
Tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận: nguồn loại B (QCVN 24 – 2009/BTNMT).
Các thông số này sẽ là cơ sở cho toàn bộ công tác tính toán, thiết kết bao
gồm những mục chính sau:
• Tính toán các công trình đơn vị của Trạm xử lý nước thải.
• Tính toán thiết kế nhằm lực chọn phương án thiết kế.
• Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nước thải cho KCN Tân
Tạo.

2.3 TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI SAU XỬ LÝ
Nước thải sau khi xử lý thải ra nguồn tiếp nhận loại B theo QCVN 24 –
2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
3


3
Nguồn: QCVN 24 – 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ


21


Chỉ tiêu Đơn vị
Giá trị giới hạn
Nguồn loại B
COD
mg/l 100
BOD
5

mg/l 50
SS
mg/l 100
pH
5.5 - 9
Mùi
Không khó chịu
Độ màu
Co-Pt 70
Tổng Nitơ
mg/l 30
Amoni (tính theo N)
mg/l 10
Tổng Photpho
mg/l 6
Coliform
MPN/100ml 5000
Thủy ngân
mg/l 0.01

Chì
mg/l 0.5
Cadimi
mg/l 0.01
Crom (VI)
mg/l 0.1
Crom (III)
mg/l 1
Đồng
mg/l 2
K ẽ m
mg/l 3
N i ke n
mg/l 0.5
Mangan
mg/l 1
Sắt
mg/l 5
Thiếc
mg/l 1
Xianua
mg/l 0.1
Phenol
mg/l 0.5
Dầu mỡ khoáng
mg/l 5
Dầu động thực vật
mg/l 20
Clo dư
mg/l 2

PCB
mg/l 0.01
Sunfua
mg/l 0.5
Florua
mg/l 10
Clorua
mg/l 600




BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

22

Các thông số đầu ra đo đạc tại Trạm:

Ngày
giờ
Khử
trùng
NaOCl
Nhiệt
độ
pH
Màu
(Pt-Co)

Cl
2


COD
mg /l
SS
mg/l
Zn
mg/l
Cr
6+

15/04
9h10’
K 31,8 7,98
53
Hồng
nhạt
0,03 33 3
C 8l/ph 31,2 8,09 44 0,12 39 2 0,02 0,012

15/04
14h15
K 32,3 7,93
218
Vàng
nhạt,
hơi đục
0,02 125 45

C 31,8 8,23
210
Vàng
nhạt
0,09 130 36 0,2 0,053

22/04
13h50
7,23
57
Trong
suốt
39 7 0,035 0,029

11/06
8h45
31,2 7,94
29
Trong
suốt
11 0,32 0,067

23/06 63 40 18

29/06
9h15
29,6 7,88
34
Trong
suốt

23 14 0,028 0,035







BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

23

CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1 SƠ ĐỒ KHỐI XỬ LÝ
Công nghệ xử lý nước thải gồm các bước sau:




BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

24



































Hình1 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo





Nước thải từ KCN
Hố thu gom
M á y l ọc rác
Bể điều hòa
Bể trung hòa
Bể tạo bông
Bể lắng sơ bộ
3 bể M u l® T e c h
Bể khử trùng
Bể chứa nước sạch
Mương dẫn nước ra
Nguồn tiếp nhận
Kênh Nước Lên
Thu gom rác
Khuấy chậm
Bể chứa bùn
Thổi khí
Bổ sung chất
trợ keo tụ
Thổi khí
Máy ép bùn
Bánh bùn
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

25

3.2
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
:
Trên cơ sở nồng độ các chất ô nhiễm đầu vào, diện tích mặt bằng thực tế
tại nhà máy và tận dụng tối đa các hạng mục công trình của nhà máy xử lí nước
thải hiện có, công ty TNHH Công nghệ Môi trường Thăng Long đề xuất công
nghệ xử lí nước thải sau khi cải tạo bao gồm các bước sau:
 Thu gom và tách rác có kích thước lớn hơn 5mm bằng máy lọc rác tự
động dạng thanh FBS (Fine Bar Screen).
 Lọc rác tinh khiết bằng thiết bị lọc rác kiểu trống quay để tách rác có
kích thước lớn hơn 2mm.
 Cân bằng nước thải bằng bể điều hòa có thổi khí.
 Xử lí hóa lý bằng trung hòa, keo tụ và lắng sơ bộ.
 Xử lí sinh học hiếu khí bùn hoạt tính theo công nghệ Aerotank truyền
thống.
 Lắng bùn trong nước thải bằng bể lắng ly tâm.
 Xử lí bùn bằng phương pháp nén & ép bằng máy ép bùn băng tải.
Sơ đồ công nghệ chi tiết được đưa ra trong bản vẽ kèm theo.

Mô tả công nghệ:
Quá trình thu gom nước thải:
Nước thải từ các xí nghiệp trong KCN theo ống dẫn chảy tự nhiên về
trạm bơm T01. Trước khi vào trạm bơm, nước thải được chảy qua các máy lọc
rác tự động FBS-01/02 (Fine Screen Bar) để loại bỏ các rác và chất lơ lửng có
kích thước lớn hơn 5mm lẫn trong nước thải.

Quá trình xử lí tập trung:
Từ trạm bơm T01, nước thải được bơm lên bể cân bằng T02 bằng bơm
chìm WP-01-01/02/03. Trước khi vào bể cân bằng T02, nước thải được chảy
qua máy lọc rác tinh kiểu trống quay (Rotary Drum Screen – RDS) để loại bỏ
các rác có kích thước lớn hơn 2mm. Thông thường, nước thải tại các chu kì
khác nhau cũng khác nhau do đó mục đích của việc xây dựng bể cân bằng là để
ổng định cả về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước
khi chảy vào hệ thống xử lí.
Để hòa trộn đều nước thải trong bể cân bằng (tránh quá trình lên men
yếm khí gây mùi hôi), không khí được thổi vào bể cân bằng từ máy thổi khí
AB-02-01/02 thông qua các đĩa phân phối khí AD (Air Disc Diffuser) đặt chìm
dưới đáy bể.
Từ bể cân bằng T02 nước thải được bơm WP-02-01/02 lần lượt bơm lên
bể trung hòa T03 và bể keo tụ T04. Đồng thời với quá trình này:
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

26

 Hóa chất trung hòa NaOH (hoặc H
2
SO
4
) được châm vào với liều lượng
nhất định từ thiết bị tiêu thụ T09 (hoặc T10) thông qua bơm định lượng
CP-09-01 (hoặc CP-10-01). Giá trị pH được điều chỉnh từ 7.0 đến 7.5 và
được kiểm soát bằng pH controller.
 Dung dịch chất keo tụ là Al
2

(SO
4
)
3
được châm vào với liều lượng nhất
định từ thiết bị pha chế T11 thông qua bơm định lượng CP-11-01/02
 Dung dịch chất bông tụ là Anion Polymer được châm vào với liều lượng
nhất định từ thiết bị pha chế T12 thông qua bơm định lượng CP-12-
01/02.
Sau khi trung hòa và keo tụ, nước thải tiếp tục chảy sang bể lắng cặn và tách dầu T05.
Tại bể T05:
 Các chất lơ lửng đã được keo tụ sẽ lắng xuống đáy bể và được máy gạt
bùn SCR-05-01 gom xuống hố thu (theo hành trình gạt bùn) và được
bơm bùn SP-05-01/02 bơm sang bể nén bùn T08 (A&B).
 Dầu mỡ và các chất bọt nổi sẽ nổi lên mặt bể và được máy gạt bọt váng
SCR-05-01 gạt vào máng thu ra sọt chứa bên ngoài.
 Nước thải sau khi tách cặn và dầu mỡ nổi theo ống dẫn chảy sang hệ
thống xử lí sinh học MUL

TECH.
Quá trình xử lí sinh học bằng công nghệ MUL

TECH
Quá trình xử lí sinh học bằng công nghệ MULTECH được thực hiện
trong 1 hệ thống gồm 3 bể nối tiếp nhau T06 (A/B/C). Hệ thống này là 1 bể
được chia thành 3 ngăn. Những ngăn này được thông với nhau bằng một hoặc
nhiều khe mở giữa các tường ngăn.
Mỗi ngăn được lắp đặt các tube thổi khí ở dưới đáy bể. Khí được thổi
vào từ các máy thổi khí cánh guồng AB-06-01/02/03(04) để cung cấp oxi cho
quá trình xử lí sinh học. Các ngăn ở 2 đầu (A, C) được lắp đặt thêm đập tràn

răng cưa để thu nước thải sau khi lắng.
Hai ngăn ở 2 đầu đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng: vừa là bể phản ứng
sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn tùy theo chu kì.
Chu kì hoạt động của MUL

TECH
Cũng tương tự như hệ thống xử lí bằng bùn hoạt tính cổ điển, hệ thống
bể này cũng hoạt động liên tục Tuy nhiên, hệ thống MUL

TECH hoạt động
theo từng chu kì, trong đó mỗi chu kì bao gồm 2 giai đoạn chính và 2 giai đoạn
trung gian trong một chuỗi cân bằng.
+ Giai đoạn chính thứ nhất:
Nước thải được đưa vào bể T06 tại ngăn A để hòa trộn với bùn hoạt tính. Các chất
hữu cơ trong nước thải được hòa trộn và phân hủy thành các hợp chất vô cơ vô hại
(CO
2
và H
2
O) dưới tác dụng của bùn hoạt tính. Từ ngăn A, hỗn hợp nước thải - bùn
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

27

hoạt tính tiếp tục chảy sang ngăn thổi khí B, tại đó bùn hoạt tính tiếp tục phân hủy các
hợp chất hữu cơ. Từ ngăn B, hỗn hợp bùn – nước thải tiếp tục chảy sang ngăn C. Tại
ngăn C không diễn ra quá trình thổi khí cũng như quá trình khuấy trộn nào. Lúc này
ngăn C đóng vài trò là ngăn lắng trong nước thải. Bùn hoạt tính trong ngăn C sẽ lắng

xuống bằng trọng lực, nước thải sau khi lắng trong tại ngăn lắng C tràn qua đập tràn
răng cưa sang bể khử trùng T07. Lượng bùn dư tại ngăn C sẽ được bơm SP-06-02
bơm sang bể nén bùn T08. Đến đây là thời điểm kết thúc giai đoạn chính thứ nhất.
+ Giai đoạn chính thứ hai:
Giai đoạn chính thứ hai cũng giống như giai đoạn chính thứ nhất, ngoại trừ hướng
dòng chảy được thay đổi theo chiều ngược lại. Trong giai đoạn chính thứ hai nước thải
được đưa vào và xử lý ở ngăn C.
Ngoài hai chu kỳ chính, hệ thống được thiết kế có hai chu kỳ trung gian được gọi là
chu kỳ trung gian thứ nhất và thứ hai. Chu kỳ trung gian thứ nhất diễn ra trong khoảng
thời gian giữa chu kỳ chính thứ nhất và chu kỳ chính thứ hai. Ngược lại, chu kỳ trung
gian thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ chính thứ hai và chu kỳ
chính thứ nhất. Nói cách khác, chu kỳ trung gian là khoảng thời gian cần thiết để thay
đổi hướng của dòng chảy giữa các chu kỳ chính.

Chu kỳ trung gian thứ nhất: Tại chu kỳ này dòng nước thải tiếp tục được đưa
vào hệ thống nhưng là ở ngăn giữa (ngăn B) và quá trình thổi khí chỉ diễn ra ở
ngăn này. Nước thải sau xử lý tiếp tục chảy ra ở ngăn C, trong khi ngăn A cũng
đang lắng và chuẩn bị chuyển sang đóng vai trò bể lắng trong chu kỳ chính thứ
hai.

Chu kỳ trung gian thứ hai: Chu kỳ trung gian thứ hai cũng diễn ra tương tự như
chu kỳ trung gian thứ nhất nhưng theo chiều ngược lại.

 Ưu điểm của công nghệ MUL

TECH
Công nghệ MUL

TECH được thiết kế đồng bộ trên cơ sở tích hợp giữa
phương pháp xử lí hiếu khí bùn hoạt tính cổ điển (Aerotank) và phương pháp

xử lí theo mẻ truyền thống (SBR). Trong hệ thống này không cần xây dựng hệ
thống bể sục khí và bể lắng riêng biệt. Nước thải vẫn được bơm vào và chảy ra
khỏi hệ thống xử lí một cách liên tục. Phương pháp này cho phép tiết kiệm trên
40% diện tích xây dựng và trên 30% khối lượng bê tông.
Công nghệ MUL

TECH khác về cơ bản so với hệ thống xử lí theo mẻ
truyền thống (SBR) là ở chỗ mực nước và do đó là chế độ thủy lực trong các bể
xử lí luôn luôn ổn định. Điều này cho phép có thể sử dụng được cả máy thổi
khí nổi hoặc máy thổi khí chìm.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

28

Công nghệ MUL

TECH cho phép xử lí mà không cần hệ thống bơm
bùn hoạt tính hồi lưu và do đó cho phép giảm năng lượng cần xử lí dẫn tới
giảm chi phí vận hành.
Tùy thuộc vào chất lượng nước thải đầu vào, công nghệ MUL

TECH
có khả năng cơ động điều chỉnh thời gian hoạt động giữa các pha trong 1 chu kì
(thổi khí, khuấy, lắng). Điều này cho phép giảm tối đa chi phí năng lượng trong
quá trình xử lí, trong khi không làm ảnh hưởng tới chất lượng nước thải đầu ra.
Một ưu điểm cơ bản nhất của công nghệ MUL

TECH là rất linh hoạt,

cùng tạo ra các điều kiện hiếu khí/thiếu khí/yếm khí trong cùng 1 chu kì. Điều
này cho phép xử lí tốt nhất các chất Nitơ và Phốtpho trong nước thải.
Quá trình khử trùng:
Tại bể khử trùng T07, dung dịch chất khử trùng (NaOCl) được châm
vào từ thiết bị tiêu thụ T14 thông qua 2 bơm định lượng CP-14-01/02. Nước
thải sau khi khử trùng theo ống dẫn thoát ra ngoài môi trường.
Xử lí bùn:
Bùn cặn sinh ra từ hệ thống xử lí nước thải bao gồm:
 Rác sinh ra từ máy lọc rác tự động FBS.
 Bùn hóa lý sinh ra từ bể lắng sơ bộ.
 Bọt váng ( bọt nổi và váng dầu mỡ) sinh ra từ bể lắng sơ bộ.
 Bùn sinh học dư từ quá trình xử lí sinh học.
Giải pháp xử lí:
 Rác sinh ra từ các máy lọc rác FBS được gạt vào sọt chứa rác sau đó
đem đi đổ (định kì).
 Bọt váng (bọt nổi và váng dầu mỡ) sinh ra từ bể lắng sơ bộ được chứa
vào sọt chưa rác sau đó đem đi đổ (định kì).
 Bùn hóa lí sinh ra từ bể lắng sơ bộ và bùn sinh học dư từ quá trình xử lí
sinh học được bơm về bể nén bùn T08 (A&B) và sau đó là máy ép bùn
băng tải PBF.
 Giải pháp thích hợp nhất cho công tác xử lí bùn từ hệ thống xử lí nước
thải này là dùng máy ép bùn băng tải. Bùn sau khi nén tới nồng độ
20.000 - 25.000 mg/l tại bể nén bùn T08 (A&B) sẽ được bơm bùn trục
vít SP-08-01 đưa vào máy ép bùn (BPF – Belt Press Filter) để ép thành
bánh. Giải pháp này cho phép tiết kiệm diện tích rất nhiều và bùn sau ép
có độ khô cao. Các bánh bùn sau khi ép sẽ được sử dụng làm nguồn
phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Hóa chất dùng trong xử lí bùn là
C-Polymer được đưa vào từ thiết bị pha chế T-15 bằng bơm định lượng
CP-15-01.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

29

Trong quá trình xử lí: Toàn bộ nước dư từ máy ép bùn băng tải và từ bể nén
bùn T08 đều được đưa quay về trạm bơm T01 để tái xử lí.
Nitrate Nitrogen + Cacbon hữu cơ => khí Nitơ + Độ Kiềm

Quá trình xử lí sinh học diễn ra tại bể MUL

TECH được mô tả bằng
phương trình phản ứng sau:
a. Quá trình Oxi Hóa Chất Hữu Cơ:
C
5
H
7
NO
2
+ O
2
+ Vi Sinh Vật → CO
2
+ H
2
O + Tế Bào Mới + Năng Lượng
Trong đó C
5
H

7
NO
2
biểu thị cho các hợp chất hữu cơ có mặt trong nước thải.
b. Quá trình Nitrat hóa:
Phản ứng Nitrate hóa được mô tả như sau:
 Chuyển hóa Nitơ Ammoniac thành nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn
Nitrosomonas
Nitơ Amoniắc + 1.5 O
2
→ Nitrite + H
2
O + giảm độ kiềm
 Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn
Nitrobacter
Nitrite + 0.5 O
2
→ Nitrate
 Phản ứng Nitrate hóa được mô tả bằng phương trình tổng quát như sau:
Nitơ Ammoniac + 2O
2
→ Nitrate + H
2
O + giảm độ kiềm
c. Quá trình khử nitrat
Trong quá trình khử Nitrate bằng phương pháp sinh học, Nitrate được
chuyển hóa thành khí Nitơ tự do. Khí Nitơ sinh ra được thoát vào không khí.
Ngược lại với quá trình Nitrate hóa, quá trình khử Nitrate bằng phương pháp
sinh học diễn ra trong môi trường yếm khí ( không có oxy ) và sử dụng các hợp
chất hữu cơ có mặt trong nước thải như là nguồn Cacbon.


3.3 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT
3.3.1 Tư tưởng chủ đạo trong công tác thiết kế - cải tạo
Tư tưởng chủ đạo trong công tác thiết kế nhằm thỏa mãn các yêu cầu xử lí:
 Về mặt công nghệ nhằm đ á p ứng:
Nước thải sau xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường theo Tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam TCVN 6984:2001 (Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải
công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh), ứng
với lưu lượng nguồn tiếp nhận Q < 50m
3
/s.
Công suất xử lý: 4500 m
3
/ngày.
Linh hoạt trong vận hành, cụ thể:
+ Có khả năng đáp ứng trong trường hợp lưu lượng nước thải vượt quá
10% công suất thiết kế.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

30

+ Có khả năng điều chỉnh để giảm chi phí vận hành trong trường hợp tải
lượng và lưu lượng nước thải nhỏ hơn so với công suất thiết kế.
+ Hệ thống được tự động hóa cao. Toàn bộ hệ thống xử lí nước thải
được kết nối với hệ thống SCADA (Supervisory Control and Dat Acquivision)
trên lập trình PLC (Progrmmabe Logical Controller).
+ Có khả năng tách dầu mỡ nổi lẫn trong dòng nước thải.
+ Giảm thiểu tối đa chi phí vận hành và chi phí bảo trì hệ thống.

 Về mặt kiến trúc công trình:
Đảm bảo sự hài hòa giữa các hạng mục công trình trong nhà máy.
Đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp trong toàn nhà máy trong khi vẫn sử
dụng các hạng mục hiện có.
Đảm bảo diện tích trồng cỏ, cây xanh, chiếu sáng trong nhà máy theo
đúng TCVN đối với các công trình dân dụng và công nghiệp.
Đảm bảo tiêu chuẩn về các hạng mục phụ trợ như đường nội bộ, giải
pháp cung cấp nước sạch và thoát nước mưa cho toàn nhà máy.
 Về mặt kết cấu công trình
Đảm bảo sự bền vững của tất cả các hạng mục công trình để nhà máy có
thể hoạt động ổn định lâu dài, đồng thời giảm tối đa các chi phí cải tạo, sửa
chữa trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn qui phạm được áp dụng cho thiết kế xây dựng
Công tác thiết kế phù hợp với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn chính sau đây:

Bảng3 : Hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng trong công tác thiết kế
1.
TCVN 2737 :1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế
2.
TCVN 5574 :1991 Kết cấu bê tông kết thép – Tiêu chuẩn thiết kế
3.
TCVN 5575 : 1991 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế
4.
TCVN 5573 : 1991
Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu
chuẩn cốt thép
5.
TCVN 3993 : 1985

Chống ăn mòn trong xây dựng. Kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép. Nguyên tắc cơ bản để thiết
kế
6.
TCXD 25 : 1991
Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
7.
TCXD 27 : 1991
Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trinh
công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
8.
TCVN 4756 : 1991 Quy phạm nối đất các thiết bị điện
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRẠM XLNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
GVDH: Th.S: Dư Mỹ Lệ

31

9.
TCVN 18 : 1984 Quy phạm trang bị điện
10.
TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế
11.
TCVN 4474 :1987 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế
12.
TCXD 33 :1985
Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình.
Tiêu chuẩn thiết kế.
13.

TCXD 51 : 1984
Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình.
Tiêu chuẩn thiết kế
14.
TCVN 5760 : 1993
Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế,
lắp đặt và sử dụng
15.
TCVN 2622 : 1995
Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.
Yêu cầu thiết kế.
16.
TCXD 46 : 1984
Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu
chuẩn thiết kế thi công.

BẢNG TÓM TẮT THÔNG SÔ THIẾT KẾ CHÍNH
STT Hạng mục Đơn vị
Giá trị
thiết kế
1
Dữ liệu đầu vào
Lưu lượng nước thải m
3
/ngày 4500
Tải lượng BOD kg/ngày 2250
Tải lượng COD kg/ngày 3600
Tải lượng dầu mỡ kg/ngày 225
Tải lượng SS kg/ngày 1800
Tổng nitơ kg/ngày 225

Tổng photpho kg/ngày 113
2
Dữ liệu đầu ra
Lưu lượng nước thải m
3
/ngày 4500
Tải lượng BOD kg/ngày 90
Tải lượng COD kg/ngày 360
Tải lượng dầu mỡ kg/ngày 23
Tải lượng SS kg/ngày 225
Ammonia nitrogen kg/ngày 5
Tổng Photpho kg/ngày 23
3 Các thông số thiết kế
3.1
Máy lọc rác thô

Công suất m
3
/ngày 250
Chiều rộng khe lọc mm 5

×