Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và thử nghiệm các biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.83 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH.......................................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN..................................................................................................................1
2.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú....................................................................................1
2.1.1. Cấu trúc bầu vú bò sữa....................................................................................................2
2.1.2. Quá trình tạo sữa ở bầu vú..............................................................................................3
2.2. Sữa và thành phần của sữa.....................................................................................................6
2.3. Bệnh viêm vú bò sữa (Bovine Mastitis)...................................................................................7
2.3.1. Một vài khái niệm cơ bản................................................................................................7
2.3.2. Phân loại bệnh viêm vú ở bò sữa....................................................................................8
2.3.3. Một số biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh lý của bệnh viêm vú ở bò sữa....................9
2.4. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa...........................................................11
2.4.1. Bò...................................................................................................................................11
2.4.2. Vi sinh vật gây nhiễm.....................................................................................................11
2.4.3. Môi trường....................................................................................................................12
2.5. Một số phương pháp và thiết bị đặc hiệu chẩn đoán bệnh viêm vú.....................................13
2.5.1. Phương pháp thử cồn....................................................................................................13
2.5.2. Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test)...................................14
2.5.3. Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test)...............................14
2.5.4. Xác định số lượng bạch cầu, tế bào nhu mô trong sữa..................................................15
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................16
3.1. Thời gian và địa điểm............................................................................................................16
3.1.1. Thời gian........................................................................................................................16
3.1.2. Địa điểm. .......................................................................................................................16
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.................................................................................16
3.2.1. Nội dung .......................................................................................................................16




3.2.2. Các công thức tính ........................................................................................................18
3.2.3. Quản lí và xử lí số liệu ...................................................................................................18


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây đời sống kinh tế phát triển mạnh kéo theo nhu cầu
về thực phẩm cả về số lượng và chất lượng ngày càng cao. Một trong những thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng,dễ hấp thu và được người tiêu dùng quan tâm đó là sữa
mà chủ yếu là sữa bò. Sữa bò là một sản phẩm có giá trị trong đời sống hàng ngày
không thể thiếu được ở các quốc gia phát triển. Nước ta kinh tế ngày càng phát triển
thì nhu cầu về sữa ngày càng tăng không những đòi hỏi về số lượng mà cả về chất
lượng. Sản phẩm sữa đã làm phong phú thêm các mặt hàng thực phẩm, thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đem lại lợi nhuận kinh tế cho người chăn
nuôi.
Hiện nay nền chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển nhanh với nhiều
tiềm năng lớn. Người chăn nuôi đã đáp ứng khá tốt về khẩu phần và quản lý chuồng
trại nên đã hạn chế tối đa một số bệnh. Tuy nhiên , vẫn còn một số bệnh gây ảnh
hưởng trực tiếp lên đàn bò và từ đó ảnh hưởng tới thu nhập của người chăn nuôi.

Trong các loại bệnh thường xảy ra trên bò sữa, bệnh viêm vú là bệnh phổ
biến, dễlây lan và gây thiệt hại về kinh tế rất lớn vì nó làm giảm sản lượng sữa và
chất lượng sữa. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, bệnh viêm vú trên đàn bò
sữa bắt đầu được quan tâm. Nhiều khảo sát cho thấy tỷ lệ bệnh viêm vú trên đàn bò
sữa là vào khoảng 30 -50% đàn bò sữa bị mắc bệnh. Nhằm mục đích nắm rõ tỷ lệ
mắc bệnh viêm vú và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm vú bò sữa trên địa bàn
huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh và thử nghiệm các biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Xác định được tỷ lệ mắc bệnh viêm vú trên đàn bò sữa nuôi tại các nông hộ
ở huỵện Củ Chi TP Hồ Chí Minh.
- Đưa ra được biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh
viêm vú trên đàn bò sữa.
- Thử nghiệm điều trị viêm vú tiềm ẩn.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Cấu tạo và chức năng sinh lý tuyến vú.
1


2.1.1. Cấu trúc bầu vú bò sữa.
a. Tuyến sữa:
Gồm có thân của tuyến là khối lượng chính của tuyến tiết ra sữa và núm vú
để bài tiết sữa ra ngoài. Vậy tuyến sữa là một tuyến ngoại tiết có một hay nhiều hệ
hốc để tích lũy trong đó trước khi đẩy ra ngoài là những bể chứa sữa. Đầu của núm
vú được hình thành bởi kênh của núm vú mà trong lòng được phủ một lớp tế bào
tiết ra chất keratin (một chất ngăn không cho vi trùng đi qua, thậm trí có thể giết
chết vi trùng). Phần ngoài của kênh núm vú được đóng bởi một cơ trơn nhỏ và đàn
hồi gọi là sphincter.
Hình 2. 1 Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến


Các vú được cách ly với nhau bằng mô liên kết và mô cơ: đó là các dây treo.
Dây treo sau có tầm quan trọng hơn cả để nâng đỡ vú, giữ cho vú được khỏe mạnh,
cho tuyến được bền lâu và tạo tư thế cho con bò.
Tuyến vú chứa những chùm túi nhỏ (gọi là acini) mỗi túi nhỏ là một tuyến
sản sinh sữa tí hon, nó được lát bằng những tế bào biểu mô, chịu trách nhiệm sản
sinh ra sữa. Nó được bao quanh bởi những tế bào gọi là biểu mô cơ, các tế bào này
chịu trách nhiệm co bóp túi nhỏ khi cho bú hoặc vắt sữa để đẩy sữa ra dưới sự điều

2


khiển của các hormone. Người ta thấy có hàng tỷ túi nhỏ như vậy trong vú của một
con bò. Mỗi túi nhỏ được tiếp tế bởi một vài tỷ huyết quản và được thoát sữa bởi
một kênh sữa, rồi một kênh liên búp nhỏ để đi đến bể chứa của vú.
b. Cấu tạo bầu vú.
Tuyến vú có nguồn gốc từ da, hình chùm nho phúc tạp. Tuyến vú có 2 phần:
Bao tuyến và hệ thống ống dẫn. Bao tuyến do tế bào biểu mô phân tiết tạo thành, là
nơi sản sinh sữa. Các bao tuyến giống như những túi nhỏ và những ống dẫn nhỏ,
sau đó tập trung thành những ống dẫn trung bình đến ống dẫn lớn và cuối cùng là
các bể sữa ở đáy tuyến vú.
Bể sữa là một xoang rỗng có thể tích tương đối lớn để chứa sữa từ những ống
dẫn sữa đổ về. Bể sữa được thông ra ngoài qua các ống dẫn ở đầu núm vú, ở bò đầu
núm vú có một dẫn thông với bể sữa . Những tế bào biểu mô co bóp để cho sữa ở
trong xoang bao tuyến thải ra. Ống dẫn sữa và các bể sữa có các sợi cơ trơn bao
bọc, xếp thành vòng tròn tạo cho núm vú có một cơ vòng rõ rệt, giữ vai trò thắt chặt
bầu vú khi không có quá trình thải sữa. Các mô liên kết, mô mỡ bao quanh toàn bộ
tuyễn vú, đồng thời các mô này đi sâu vào bên trong tạo thành các màng mỏng,
màng này chia tuyến vú thành nhiều thùy nhỏ. Trong các bao tuyến có hệ thống
mạch quản dày đặc, hệ thống mạch quản này làm nhiệm vụ mang chất dinh dưỡng,
oxy và các nguyên liệu cần thiết cung cấp cho bao tuyến hình thành sữa.

2.1.2. Quá trình tạo sữa ở bầu vú.
Sữa được tạo ra từ các nang tuyến. Từ nang tuyến sữa chảy vào các ống dẫn
sữa nhỏ, từ ống sữa nhỏ tập hợp vào ống dẫn sữa, các ống sữa lớn chảy vào bể sữa.
Bểsữa là nơi dự trữ sữa. Bầu vú có 4 bể sữa tách biệt, không thông nhau. Cơ vòng ở
đầu núm vú giữ cho sữa không ra ngoài giữa hai lần vắt sữa
Sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu. Để sản xuất ra 1 lít sữa,
bình quân có khoảng 540 lít máu được chuyển qua bầu vú để cung cấp các nguyên
liệu cho quá trình tạo sữa. Tuyến vú ở bò sữa chỉ chiếm 2 -3% thể trọng bò nhưng
nó tạo ra lượng sữa với một lượng vật chất khô hằng năm lớn hơn trọng lượng bò.
2.1.3. Chức năng sinh lý của tuyến vú.

3


Khi còn non tuyến vú của con đực và con cái giống nhau. Gia súc cái thành
về tính, các ống dẫn sữa sinh trưởng và phát triển thành các nhỏ phúc tạp, đến khi
con cái có thai, tuyến vú phát triển nhanh chóng, số lượng các ống dẫn sữa tăng lên,
tận cùng của các ống dẫn sữa hình thành và phát triển các bao tuyến. Cuối thời kỳ
có thai, mô tiết sữa của bao tuyến bắt đầu phân tiết, tuyến vú hình thành quá trình
sản sinh và thải sữa. Sau khi đẻ, tuyến vú hoạt động mạnh làm xuất hiện trạng thái
tiết sữa đầu.
Hình 2. 2

Phản xạ tiết sữa:
Sữa được tiết theo cơ chế phản xạ. Phản xạ tiết sữa liên quan đến thần kinh
và thể dịch (các kích thích tố, hormone). Khi bò nhận được các tác nhân kích thích
sẽ dẫn truyền vào võ đại não thông qua hệ thần kinh. Từ đây sẽ phát các xung lệnh
đến các cơ quan và hệ thống thể dịch để thực hiện việc tiết sữa: như kích thích hệ

4



thống cơ trơn của ống dẫn, bể sữa và tiết xuất oxytocin (gây co bóp các cơ biểu mô
của tuyến bào).
Trong suốt thời gian thải sữa 40% sữa còn nằm trong bể sữa và trong các hệ
thống ống lớn, còn lại 40% được sản xuất và dự trữ trong các hệ thống ống dẫn nhỏ
và những kênh nhỏ. Sức ép và co thắt đẩy sữa tác động bởi oxytocin, nếu vắt không
kịp và lượng oxytocin giảm hoặc hết thì những hệ thống ống chứa sữa nhỏvà những
kênh nhỏ này sẽ đóng lại.và sữa sẽ tồn lại trong các hệ thống ống dẫn nhỏ.
Muốn cho sự thải sữa hoàn toàn thì việc vắt sữa phải bắt đầu ngay tức thì khi
xảy ra hiện tượng thải sữa. Bởi vì, oxytocin sẽ chấm dứt tiết ra, nếu thời gian vắt
sữa chậm hơn hiện tượng thải sữa là 5 phút, có nghĩa là 25% sữa sẽ tồn lại bầu vú
và sản lượng sữa sẽ giảm (theo thống kê các nước lượng giảm 2 kg/bò/ngày trên
một bò cái).
Các tác nhân kích thích (tín hiệu kích thích) bao gồm:
• Thịgiác:nhìn thấy bê, người vắt sữa, máy vắt sữa, chỗ vắt sữa
• Thính giác:nghe tiếng bê kêu, tiếng máy vắt sữa hoạt động, tiếng xô vắt
sữa, tiếng người vắt sữa…
• Khứu giác:mùi người vắt sữa, mùi thuốc sát trùng bầu vú.
• Xúc giác: xoa bóp, massage bầu vú
Hình 2. 3 Phản xạ tiết sữa

5


2.2. Sữa và thành phần của sữa.
Sữa được tiết ra ngay sau khi đẻ được gọi là sữa đầu (colostrum, sữa non, sữa
máu) và sữa tiết vềsau được gọi là sữa thường. Thành phần quan trọng nhất của sữa
đầu là các globulin miễn dịch (immunoglobulin). Đây là chất quan trọng trong việc
bảo vệ bê sơ sinh chống lại các tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, sữa đầu còn chứa

các chất“transferrin” và “lactoferrin”. Các chất này được hấp thu qua hệ thống ruột
non ở bê và một phần ở lại ruột non để trung hoà các vi khuẩn gây bệnh và giúp
ngăn ngừa tiêu chảy. Các globulin miễn dịch có khả năng kháng được các enzym
tiêu hoá của ruột non và một phần nhờ khả năng bảo vệ của chất ức chế trypsin nên
có khả năng tồn tại trong thời gian đầu. Sau đó thì hệ thống ruột non sẽ hình thành
các cơ chế để ngăn ngừa việc hấp thu các chất globulin miễn dịch. Chính vì lý do
này , người chăn nuôi cần phải cho bê uống sữa đầu càng sớm càng tốt, vì theo thời
gian sự hấp thu globulin miễn dịch sẽ giảm dần.
Bảng 2. 1 Ảnh hưởng của thời gian cho uống sữa đầu
đến khả năng hấp thu globulin miễn dịch ở bê
Thời gian cho uống Hàm lượng Globulin Tỉ lệ hấp thu(%)
sữa đầu sau khi sinh miễn dịch trong huyết
(giờ)

tương 24 h sau khi

6
12
24
36
48

cho uống (mg/ml)
52,7
37,5
9,2
5,4
4,8

66

47
12
7
6

Thành phần sữa có thể thay đổi tùy theo giống bò, chế độ dinh dưỡng, điều
kiện nuôi dưỡng, môi trường, chuồng trại, và tình trạng bệnh tật, sức khỏe bò cái
như:
- Sự khác nhau do tỷ lệ tăng trưởng thời còn nhỏ.
- Khả năng và năng suất cho sữa, giai đoạn chu kỳ cho sữa.
- Do hệ thống tiêu hóa (sự hấp thu thức ăn).

6


- Do chế độ vắt sữa: bú sữa, vắt tay, máy vắt
- Môi trường xung quanh (lạnh tỷ lệ béo cao).
- Lứa đẻ, kết cấu bầu vú…
Thức ăn ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa. Bò ăn nhiều thức ăn
thô xanh, bánh dầu thì tỷ lệ béo trong sữa gia tăng. Bò ăn thức ăn tinh (cám hỗn hợp
nhiều) thì sản lượng cũng gia tăng nhưng tỷ lệ béo giảm. Sữa thường chứa nhiều
chất béo, đạm và chất khoáng (chủ yếu là canxi).
Bảng 2. 2 Thành phần chính của sữa đầu và sữa thường
Thành phần
Vật chất khô
Nước
Chất béo
Chất bột đường
Chất đạm
Trong đó Casein

Albumin
α-lactoglobulin
β-lactoglobulin
γ- globulin Cancium

Sữa đầu (%)
19 -22
78 – 81
3, 6 – 4,0
5,2 - 6,1
13,2 – 14,3
4,8 – 5,2
1,1 – 1,5
0,60 – 0,80
0,22 – 0,27
5,5 – 6,9
8-9

Sữa thường (%)
12 -13
87 – 88
3, 4 - 3,9
4,2 -4,8
3,2 – 3,8
2,4 - 2,6
0,44 – 0,47
0,30 – 0,33
0,11 – 0,13
0,07 – 0,09
10 - 11


2.3. Bệnh viêm vú bò sữa (Bovine Mastitis)
2.3.1. Một vài khái niệm cơ bản.
+ Viêm vú (Mastitis) Bệnh viêm vú bò sữa là một phản ứng viêm của tuyến
vú. Viêm là sự đáp ứng của các mô tiết sữa trong từng núm vú đối với sự tổn
thương hoặc là sự có mặt của vi khuẩn gây ra bệnh.
+ Tuyến vú bình thường (normal udders) là tuyến vú không thể hiện dấu hiệu
của các quá trình bệnh lý, sữa từ tuyến vú tiết ra không có vi sinh vật gây bệnh và
số tế bào đếm được bình thường (< 500.000/ml).
+ Nhiễm trùng chậm (latent infection): Nhiễm trùng chậm được thể hiện khi
trong sữa có mặt vi sinh vật gây bệnh nhưng số tế bào đếm được bình thường.
+ Viêm vú cận lâm sàng (subclinical mastitis): viêm vú cận lâm sàng đặc
trưng bởi những biến đổi rõ rệt ở tuyến sữa hoặc sữa. Những biến đổi trên có thể ở
các mức độ nặng nhẹ khác nhau trong quá trình diễn biến của bệnh
7


+ Viêm vú cấp tính (acute mastitis): Các trường hợp cấp tính được đặc trưng
bởi sự xuất hiện đột ngột của các biểu hiện sưng, tấy , đỏ, bầu sữa rắn, con vật đau,
sữa không bình thường và sản lượng giảm. Những biểu hiện toàn thân như sốt và
kém ăn.
+ Viêm vú quá cấp tính (past acute mastitis): thể bệnh này ít thấy và cũng có
những biểu hiện như trên, nhưng cũng có thể có những biểu biểu hiện như suy
nhược, tăng nhịp tim và tần số hô hấp, vận động kém, chân lạnh, phản xạ mắt giảm,
mất nước và tiêu chảy.
+ Viêm vú mạn tính (chronical mastitis): Thể mãn tính có thể bắt đầu như bất
cứ thể lâm sàng hoặc thể cận lâm sàng. Thường có sự hình thành sẹo và làm biến
đổi hình dạng tuyến sữa bị nhiễm.cùng với giảm sản lượng sữa.
2.3.2. Phân loại bệnh viêm vú ở bò sữa
a. Phân loại theo sự biểu hiện của triệu chứng.

 Thể lâm sàng (có biểu hiện ra bên ngòai):
Bệnh viêm vú thể lâm sàng là bệnh có biểu hiện ra bằng những triệu chứng
cụ thể (sưng, nóng, đỏ, đau). Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như hậu quả của
bệnh biểu hiện rõ rệt nên người ta dễ dàng xử lý điều trị và đánh giá mức độ nguy
hiểm cũng như thiệt hại do bệnh gây ra là không lớn so với bệnh tiềm ẩn.
 Thể tiềm ẩn :
Bệnh viêm vú thể tiềm ẩn rất phổ biến và gây những thiệt hại kinh tế rất lớn
vì nó làm giảm sản lượng sữa và chất lượng sữa. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ là nó
duy trì mầm bệnh, lây lan cho những bò khác mà ngừơi chăn nuôi vẫn không biết.
Bò ít có triệu chứng bên ngoài, nhưng thường thì kém ăn, thỉnh thoảng sữa bò bị tủa
và không có biểu hiện triệu chứng ở bầu vú.
b. Phân loại theo tính chất gây bệnh.
 Viêm vú do lây nhiễm
Bệnh gây ra do các vi sinh vật gây bệnh như Streptococcus agalactiae,
Streptococcus dysgalactiae và Staphylococcus aureus và nguồn lây nhiễm chủ yếu
từ vú các bò bị bệnh viêm vú.
 Viêm vú do tác nhân môi trường

8


Bệnh gây ra do bởi các vi sinh vật cơ hội nằm trong môi trường chung quanh
bò (từ chuồng trại, thiết bị, chất độn chuồng, phân, nguồn nước…). Các nhóm vi
sinh vật chủ yếu là nhóm Coliform (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,
Klebsiella oxytoca, Enterobacter aerogenes), nhóm Streptococcus (S. uberis, S.
bovis, Enterococcus faecium, Enterococcus faecalis)
2.3.3. Một số biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh lý của bệnh viêm vú ở bò sữa
Bệnh viêm vú thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức ở các trạng thái
bệnh lý khác nhau, phụ thuộc vào mức độ đề kháng của cơ thể, mức độ nhiễm
khuẩn và thời gian sảy ra bệnh mà những đặc điểm của bệnh thể hiện trên lâm sàng

cũng khác nhau. Nhiều tác giả đã phân chia quá trình bệnh lý ở tuyến vú ra làm 6
thể khác nhau
a. Viêm vú thể thanh dịch (mastits serosa)
Bệnh thường gặp ở 1-2 tuần đầu sau khi đẻ. Phần vú bị viêm lớn dần lên về thể
tích và bị xung huyết, có cảm giác nóng. Lúc đầu con vật không đau, bằng mắt thường
không nhìn thấy những biến đổi của sữa. Về sau quá trình viêm lan đến bộ phận tiết
sữa thì làm cho loãng hơn, trong sữa chứa nhiều tế bào bạch cầu và biểu mô. Dịch rỏ
viêm và nước vàng thải ra nhiều ở dưới da.
b. Viêm vú thể cata (Mastitiis Catarrhalis)
Thể viêm này bao gồm: Viêm cata bể sữa, ống dẫn sữa và viêm cata nang
sữa.
 Viêm cata bể sữa và ống dẫn sữa
Chủ yếu do liên cầu trùng, tụ cầu trùng hoặc E.coli gây ra khi niêm mạc ở đầu
vú không được khép kín hoạc do sữa được tích nhiều trong tuyến vú liên tục rỉ ra
ngoài. Thể bệnh này thường xuất hiện ở 1-2 lá vú, đầu tiên lá vú có biểu hiện trạng thái
xung huyết (do phù niêm mặc bể sữa, ống dẫn sữa). Sau đó lớp màng tế bào biểu mô
bể sữa và ống dẫn sữa bị thoái hóa, casein trong sữa bị đông vón thành những hạt nhỏ
màu xanh hay vàng nhạt bịt kín ống dẫn sữa. Thành của ống dẫn sữa giảm, trong lòng
ống chứa đầy dịch viêm. Khi xoa bóp lá vú có cảm giác nóng, có thể sờ thấy cục sữa
đông, phản ứng đau của cơ thể nói chung yếu ớt có khi không biểu hiện. Khi vắt sữa thì

9


những tia sữa đầu tiên loãng, chữa nhiều hạt đông vón, lợn cợn, những tia sữa sau gần
như bình thường, lượng sữa giảm.
 Viêm cata nang sữa:
Do quá trình viêm cata nang sữa bể sữa không trị kịp thời lâu ngày vi khuẩn
phát triển làm tổn thương các nang sữa. Khi sờ nắn có cảm giác nóng, cứng hơn
bình thường, trong sữa có nhiều cục sữa đông kết cả những tia sữa cuối.

c. Viếm vú thể Fibrin (Mastitis fibrinosa)
Viêm vú thể này thường kế phát của viêm vú thanh dịch, viêm cata hoặc tiến
triển từ viêm nội mạc tử cung. Viêm vú thể fibirin là thể viêm mà các tế bào tổ chức
liên kết ở nang sữa và ống dẫn sữa chứa nhiều fibirin. Dịch rỉ viêm chứa nhiều
fibirin và tế bào chết. fibrin bịt kín niêm mặc ống dẫn sữa và đông vón. Con vật mệt
mỏi, sốt cao, bỏ ăn thậm chí ngừng tiết sữa. Bầu vú sưng to, sờ thấy nóng, cứng,
xoa bóp con vật có thể đau đớn, khó chịu nghe tiếng lạo sạo của sợi fibrin.
 Một số thể viêm vú bò sữa khác:
Ngoài các thể trên thì có một số thể khác nhưng tần số xuất hiện ít hơn nên ít gặp
hơn như: Viêm vú thể có mủ ( Mastitis purulenta), viêm vú thể áp xe ( Mastitis
abcessus uberi), viêm vú thể có máu ( Masstitis haemonrhagica), viêm vú thể biến
chứng, teo bầu vú. viêm vú hoá cứng, viêm vú hoại thư.

Hình 2. 4 Nang tuyến bị các vi khuẩn tấn công và huỷ hoại

10


2.4. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú bò sữa.
Gồm ba nguyên nhân chính sau:
2.4.1. Bò
Nguyên nhân xuất phát do chính bản thân bò sữa tuỳ thuộc vào cá thể của bò
Như bò có bầu vú quá to và dài dễ gây xây xát, lổ thông đầu vú to dễ rò rỉ, bò cao
sản ... là những điều kiện để bộc phát bệnh.
2.4.2. Vi sinh vật gây nhiễm
Vi sinh vật có ảnh hưởng rất lớn trên sức khỏe con người và động vật qua
khả năng lây nhiễm chúng có nhiều loại (type) phát triển gây bệnh. Chúng hiện diện
trong không khí, thức ăn, chuồng trại, người vắt sữa, đất, phân, nước tiểu. Chúng có
thể xâm nhập vào cơ thể động vật qua thở, uống, ăn, vết thương, lổ núm vú…Các vi
sinh vật này sẽ phát triển nhanh chóng chúng sẽ hấp thụ dinh dưỡng bằng cách hại

máu, hại tế bào…Nhưng bên cạnh đó, nguy hiểm hơn là chúng sẽ tiết ra các độc
tố(toxin). Các độc tố sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể, và giảm chức năng hoạt động
của các cơ quan trong cơthể. Khi vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa, chúng sẽ tấn
công các tế bào tiết sữa để lấy dưỡng chất và từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng tiết
sữa của tuyến sữa. Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú:
Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Trong các loại vi khuẩn gây bệnh viêm vú,
liên cầu khuẩn (streptococcus) chiếm 86%, chủyếu là S.agalactiae, S. dysgalactiae
11


và S. uberis. S.agalactiae là vi khuẩn Gram + và chỉ phát triển được trên mô tuyến
vú nhưng dễ bị khống chế và tiêu diệt. trong khi đó S. dysgalactiae và S. uberis có
thể phát triển bên ngoài mô tuyến vú và khó loại trừ. Ba loại này chủ yếu phát triển
trong sữa và tấn công lớp tế bào bề mặt của các ống dẫn sữa.
Tụcầu khuẩn(Staphyloccus) chiếm 5,4% trường hợp, trong đó S.aureus (vi
khuẩn Gram +) là vi khuẩn gây bệnh mạnh và thường ở dạng cấp tính. Vi khuẩn này
xâm nhập và tấn công vào các tế bào nang và có tính kháng penicilline (có những
chủng vi khuẩn có khả năng hình thành penicillinaza phân huỷpenicilline), vì vậy
nó rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nó còn sản sinh ra các độc tố(coagulaza, hemolysine)
gây co thắt mạch máu và hoại tử mô tếbào.
Trực khuẩn bao gồm các trực trùng sinh mủ2,7%, E.coli1,2%, các loài vi
trùng khác 3,75%..Các vi khuẩn này sống chủ yếu trong môi trường (phân, chất
độn, nguồn nước bị ô nhiễm…) Gây viêm vú truyền nhiễm cho bò sữa có 80% gây
viêm vú là do Streptococcus agalactiaevà Streptococcus dysagalactiae. Bệnh lan
truyền chủ yếu do người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa và ruồi. Bệnh biểu hiện viêm vú,
sưng tụ máu, sữa màu xanh lợn cợn máu, vú teo dần.
2.4.3. Môi trường
Tác nhân từ môi trường bao gồm nhiều yếu tố như:
 Thời tiết khí hậu:
Hình 2. 5 Quan hệ các nguyên nhân gây bệnh viêm vú


tiểu

Các

tác

nhân của bầu

khí

hậu

chuồng nuôi bò

sữa như nhiệt độ, ẩm độ đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tỷ lệ mắc
12


bệnh viêm vú của bò sữa. Mặt khác nhiệt độ cao, ẩm độcao cũng là điều kiện thuận
lợi cho các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng mang tác nhân gây bệnh phát triển và
từ đó gián tiếp gây bệnh
 Chuồng trại:
- Bò nếu được nuôi giữtrong chuồng thì cũng dễmắc bệnh viêm vú.
- Tuy nhiên, khi chăn thả ngoài đồng cỏ, không kiểm soát được hoàn toàn,
thì cần phải chú ý đến các tổn thương trên bầu vú từ đó cũng dễmắc bệnh.
 Nguồn thức ăn, nước uống:
- Người ta nhận thấy cũng có mối liên hệ giữa khẩu phần ăn và bệnh viêm
vú, trong đó chú ý đến mức cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần và việc thay đổi
khẩu phần ăn quá nhanh.

 Chăm sóc, vắt sữa:
Phương pháp vắt sữa, kỹthuật vắt sữa không đúng, thời gian và sốlần vắt, áp
lực vắt không đảm bảo nhất định dễgây ảnh hưởng đến bầu vú.
Người vắt sữa có trách nhiệm,lau gia súc, dọn nơi vắt sữa, rửa dụng cụvắt
sữa và tay rửa trước khi bắt đầu vắt sữa. Người vắt sữa phải khỏe mạnh không
mang vi trùng hay bệnh tật có khả năng truyền vi trùng hoặc lây lan sang gia súc.
Hình 2. 6 Các tác nhân gây lây truyền bệnh viêm vú

2.5.

Một

số phương pháp và thiết bị đặc hiệu chẩn đoán bệnh viêm vú.
2.5.1. Phương pháp thử cồn.

13


- Phương pháp này dựa vào nguyên tắc chất đạm trong môi trường acid sẽ bị
tủa bởi cồn. Cồn được sử dụng là cồn 70-75 độ. Tỷlệcồn và sữa: 1:1
- Tiến hành: cho 2ml sữa vào 2ml cồn 70 độchứa trong ống nghiệm,quan sát
trên thành ống nghiệm.
- Kết quả: Dung dịch đồng nhất là âm tính (không viêm vú); có mảng
bámblợn cợn trên thành ống nghiệm có thể bị viêm vú.
2.5.2. Phương pháp thử nghiệm Blue Methylen (Blue Methylen Test).
Phần lớn các vi sinh vật gây ô nhiễm sữa khi phát triển làm thay đổi hiệu thế
oxy hoá khử. Nếu cho chất màu vào sữa chất màu sẽ thay đổi, tuỳ theo thời
gian đổimàu có thể ước tính độ nhiễm vi sinh của sữa.
Dung dịch Blue Methylen pha nhưsau: Blue Methylen 5ml, nước cất vừa đủ
100cc tạo dung dịch Blue Methylen, ống nghiệm sấy tiệt trùng có nút đậy,

Pipete 10ml và 1ml.Tiến hành thử: thử nghiệm trong điều kiện vô trùng, cho vào
ống nghiệm 10ml sữa, Blue Methylene 1ml. Nút ống lại cẩn thận, lắc nhẹ cho dung
dịch trộn đều sau đó để vào tủ ấm 37oC. Sau mổi giờ lắc nhẹ 1 lần và xác định độ
mất màu trong thời gian Như sau: lúc vừa cho vào tủ ấm, sau 10 phút, sau 1 giờ, sau
3 giờ.
- Nếu mất màu trước 15 phút: sữa nhiễm vi sinh rất nhiều.
- Nếu mất màu sau 15 phút đến 1 giờ: sữa bị nhiễm nặng.
- Nếu mất màu sau 1 giờ đến 3 giờ: sữa bị nhiễm nhẹ.
- Nếu mất màu sau hơn 3 giờ: sữa được coi như đạt tiêu chuẩn.
2.5.3. Phát hiện sữa viêm bằng thuốc thử CMT (California Mastitis Test).
 Nguyên tắc của phướng pháp này là nhằm phát hiện bệnh viêm vú qua
sốlượng tếbào bạch cầu trong 1 ml sữa. Tỷlệxét nghiệm: 1-1 (giữa dung dịch
CMT và sữa).
 Thao tác: sau khi vắt sữa rửa sạch núm vú, lấy sữa trên từng lá vú cho vào
đĩa Pétri hay cốc đựng, lấy 2ml lượng vừa đủ để xét nghiệm. Bơm 2ml thuốc
thử CMT vào đĩa Pétri có chứa 2ml sữa. Xoay tròn đĩa, đặt đĩa Pétri trên nơi
hơi tối đểquan sát, đọc kết quả ngay dựa trên sự đóng vón và thay đổi màu
sắc của hổn hợp. Thành phần hoá chất thuốc thửgồm: chất màu đỏ xẩm
14


bromocrésol 1/10.000 và dung dịch teepol10%. Sự đông vón phụ thuộc vào
mật độ các tế bào bạch cầu trong sữa với các mức độ đo lường tình trạng
viêm nhiễm.
 Kết quả:
Bò mạnh khoẻ: dưới 300.000 tếbào/ ml
Bảng 2. 3 Kết quả CMT

2.5.4. Xác định số lượng bạch cầu, tế bào nhu mô trong sữa.
- Phương pháp này tiến hành trực tiếp trên sữa hay cạn sữa đã ly tâm phương

pháp này nhằm mục đích:
- Xác định độ nhiễm khuẩn của sữa.
- Xác định số lượng vi khuẩn trong 1ml sữa.
- Tìm ra các loại vi khuẩn trong sữa.

15


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm.
3.1.1. Thời gian.
Từ

/ / 2014 đến

/ / 2014

3.1.2. Địa điểm.
Đàn bò bò sữa nuôi trong hộ gia đình tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Nội dung
a. Khảo sát bệnh viêm vú trên bò sữa
 Mục tiêu
Khảo sát tình trạng bệnh viêm vú trên bò sữa tại địa bàn xã Phú Hòa Đông,
huyện Củ Chi, TP.HCM
 Đối tượng khảo sát
Chọn 200 bò đang cho sữa tại các hộ dân chăn nuôi bò sữa trên địa bàn
huyện Củ Chi. Các hộ này có quy mô khác nhau và được chọn hoàn toàn ngẫu
nhiên.

 Thu nhập, xử lí và bảo quản mẫu
-

Đến các hộ chăn nuôi bò sữa lấy mẫu sữa trên mỗi thùy vú để thử mức độ
viêm vú tiềm ẩn tại chỗ với thuốc thử CMT

-

Lấy 2ml sữa của từng thùy vú cho vào khay thử theo ô quy định sau đó cho
vào 2ml thuốc thử CMT.

 Các chỉ tiêu khảo sát
-

Độ đồng nhất của hỗn hợp sữa và thuốc thử CMT

-

Màu sắc hỗn hợp

-

Số lượng tế bào ước đoán trên ml sữa.

b. Khảo sát các yếu tố gây ra bệnh viêm vú tiềm ẩn trên cá thể bò.
 Mục tiêu.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh viêm vú tiềm ẩn trên cá thể bò.
16



 Các chỉ tiêu khảo sát
-

Lứa đẻ

-

Tháng cho sữa trong cùng 1 chu kì sữa

-

Quy mô chăn nuôi

-

Mức độ vệ sinh tại trại

c. Phân lập xác định vi khuẩn gây bệnh trong mẫu sữa bò bị viêm vú và thử
kháng sinh đồ
 Mục tiêu
Xác định những vi khuẩn hiện diện trong sữa của bò bị viêm vú. Sau đó, mức
độ mẫn cảm hay đề kháng của các vi khuẩn này đối với 1 số kháng sinh nhằm
đưa ra hướng điều trị phù hợp
 Thu thập, xử lí, bảo quản mẫu
- Mẫu sữa được chọn lấy trực tiếp từ những thùy vú bò bị viêm đã được xác
định bằng pp thử CMT.
- Vệ sinh và sát trùng bầu vú bằng cồn 70 độ
- Lấy mẫu sữa cho vào ống nghiệm vô trùng
- Đậy kĩ, đánh số kí hiệu rồi cho vào bình đá bảo quản ở 4 độ C
 Thử kháng sinh đồ

- Các gốc vi khuẩn phân lập được từ mẫu sữa viêm được xác định khả năng
đề kháng với các kháng sinh thông dụng trên thị trường theo pp Kirby Bauer
- Vi khuẩn dược làm hoạt hóa sang môi trường thạch ống nghiêng NA ủ 37
độ C trong 24h sau đó làm huyễn dịch vi khuẩn rồi thấm huyễn dịch vi khuẩn
trải đều trên bề mặt đĩa thạch Mueller-Hilton. Đặt đĩa giấy tẩm kháng sinh lên bề
mặt đĩa thạch đã được trải trùng đem ủ 37 độ C trong 18-24h
- Các đĩa kháng sinh được sử dụng: ampicillin, amoxcillin, cephalexin,
pennicillin, gentamycin, kanamycin, neomycin, streptomycin, norfloxacine,
spiramycin, ciprofloxacin, ofloxacin, erythromycin, doxicycline, tetracycline,
Bactrim, colistin, tobramycin

17


d. Thử nghiệm điều trị viêm vú bò sữa
 Mục tiêu
Tìm ra pp điều trị hiệu quả nhất để giúp người chăn nuôi ứng dụng điều trị
viêm vú bò
 Biện pháp thực hiện
Dựa vào kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ cũng như cá chế
phẩm kháng sinh có trên thị trường dùng để điều trị viêm vú. Chọn những bò có vú
bị viêm ở mức độ CMT 3(++) và 4(+++) để điều trị
 Bố trí thí nghiệm
Bảng 3. 1 Bố trí thí nghiệm
Đường cấp thuốc
Tiêm
Bơm trực tiếp vào

Sản phẩm điều trị
Oxytetracyclin


Số thùy vú điều trị
50

Số ngày điều trị
3

Mastijet Fort

89

3

50

3

thùy vú
Tiêm + Bơm trực

Oxytetracyclin +

tiếp vào thùy vú

Mastijet Fort

Tổng

189


 Đánh giá kết quả điều trị
Sau 3 ngày điều trị lấy mẫu sữa ở các thùy vú điều trị để thử CMT. Nếu kết
quả CMT 0(-) và 1(±) khi được đánh giá là điều trị có kết quả
3.2.2. Các công thức tính
- Tỉ lệ bò viêm vú tiềm ẩn (%) = ( số bò thử

CMT dương tính /

tổng số bò thử CMT) * 100
- Tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn (%) = ( số vú thử CMT dương tính / tổng số vú thử
CMT)* 100
- Tỉ lệ điều trị khỏi (%) = ( số thùy vú khỏi / số thùy vú điều trị ) * 100
3.2.3. Quản lí và xử lí số liệu
- Quản lí số liệu bằng phần mềm excel
18


- Xử lí số liệu bằng phần mềm minitab 16.1



So sánh các tỉ lệ bằng trắc nghiệm χ 2
So sánh các số trung bình bằng trắc nghiệm Turkey
- Ảnh hưởng của các nghiệm thức được xem là có ý nghĩa khi P < 0,05

19


20



×