I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực, thực phẩm và an sinh xã hội tạo điều kiện để phát triển kinh
tế đất nước. Việt Nam có lịch sử lâu đời gắn liền với nền văn minh lúa nước,
gần 70% dân số sống ở vùng nông thôn và sống bằng SX nông nghiệp. Với
diện tích đất không nhiều trong đó phần lớn là đất có độ phì tự nhiên thấp
hoặc có vấn đề. Cùng với nhu cầu xã hội ngày càng cao, sự gia tăng dân số
càng đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải sử dụng nhiều các biện pháp nhằm
tăng năng suất cây trồng. Sản xuất nông nghiệp ở nước ta phải thâm canh để
vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa dành một phần đất nông nghiệp phục vụ
cho các nhu cầu sử dụng khác.
Các biện pháp thâm canh mà chủ yếu là sử dụng phân bón đóng vai trò
quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng. Điều này đã được khẳng định
trong thực tế sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thời gian vừa qua và sẽ càng
có vai trò lớn hơn trong sản xuất nông nghiệp tương lai. Tình hình trên đòi hỏi
việc phát triển mạnh sản xuất phân bón đặc biệt là phân vô cơ. Vì vậy, vai trò
của ngành phân bón đối với sản xuất nông nghiệp cũng hết sức quan trọng.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bên cạnh các kết quả
phát triển kinh tế - xã hội đạt được đã xuất hiện các vấn đề về môi trường. Sự
gia tăng dân số, tập trung đô thị và công nghiệp càng làm cho diễn biến môi
trường ngày xấu đi. Để giải quyết bài toán thực tế nhằm đảm bảo an toàn về
mặt môi trường, tăng trưởng về kinh tế và ổn định xã hội cần phải có các đánh
giá định lượng và đi kèm với nó là phương pháp tính toán, dự báo mức độ an
toàn trong các hoạt động của con người. Giám sát môi trường là hoạt động
của các cơ quan quản lý môi trường nhằm cung cấp thông tin về diễn biến
1
chất lượng môi trường để nhà nước có biện pháp kiểm soát, khống chế ô
nhiễm dự báo, phòng tránh các hoạt động tiêu cực đến sức khỏe con người và
sinh vật.
Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển (trước đây là Nhà máy
Phân lân Văn Điển) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ 1962. Sản
phẩm sản xuất chủ yếu là phân lân nung chảy phục vụ nông nghiệp. Đi vào
hoạt động từ năm 1993 đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể với các
sản phẩm chủ yếu là các loại phân lân đơn và phân tổng hợp đa yếu tố NPK
trong đó phân lân nung chảy 300.000 tấn/năm, phân tổng hợp đa yếu tố NPK
200.000 tấn/năm. Với đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật lành nghề,
khả năng đáp ứng cao với nhu cầu của thị trường cùng những đổi mới về công
nghệ sản xuất Công ty phân lân nung chảy Văn Điển góp phần quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên do đặc thù sản xuất công nghiệp sử dụng hóa chất và nguyên
liệu hóa thạch không thể không phát sinh chất thải rắn, lỏng, khí, và chất thải
nguy hại có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe con
người nếu không được giám sát và xử lý tốt.
Như vậy muốn phát triển sản xuất bền vững, một trong những công tác
mà công ty Phân lân nung chảy Văn Điển phải quan tâm và thực hiện đó là
giám sát tình trạng môi trường. Để hiểu rõ tình trạng và hiệu quả của công tác
giám sát môi trường tại Công ty nhằm đưa ra những tồn tại và đề xuất mới
cho việc hoàn thiện công tác này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng giám sát môi trường tại công ty Phân lân nung chảy Văn
Điển”
1.2 Mục đích
• Tìm hiểu về công tác giám sát môi trường tại Công ty Phân lân nung
chảy Văn Điển
2
• Đánh giá hiệu quả của công tác giám sát môi trường tại Công ty Phân
lân nung chảy Văn Điển
• Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác giám sát môi trường tại
công ty
1.3 Yêu cầu
Nghiên cứu phải phản ánh đầy đủ, chính xác hiện trạng công tác giám
sát môi trường tại công ty phân lân nung chảy Văn Điển.
3
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sản xuất phân bón và vấn đề môi trường
2.1.1. Nhu cầu sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, phân bón
vừa là vật tư vừa là biện pháp kĩ thuật có ảnh hưởng quyết định tới năng suất,
chất lượng cây trồng. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế
(IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Trong
những thập niên cuối thế kỷ 20 (từ 1960-1997), diện tích trồng lúa toàn thế
giới chỉ tăng có 23,6% nhưng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa
tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242%.
Ở nước ta, do chiến tranh kéo dài, công nghiệp sản xuất phân hoá học
phát triển rất chậm và thiết bị còn rất lạc hậu. Chỉ đến sau ngày đất nước được
hoàn toàn giải phóng, nông dân mới có điều kiện sử dụng phân hoá học bón
cho cây trồng ngày một nhiều hơn. Ví dụ năm 1974-1976 bình quân lượng
phân hoá học (NPK) bón cho 1 ha canh tác mới chỉ có 43,3 kg/ha. Năm 19931994 sau khi cánh cửa sản xuất nông nghiệp được mở rộng, lượng phân hoá
học do nông dân sử dụng đã tăng lên đến 279 kg/ha canh tác [9]. Số lượng
phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất và
sản lượng cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa.
Trong khi các nước phát triển, việc sử dụng phân bón có chiều hướng đi
xuống thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên
thì ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử
dụng khá nhiều nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác
động lên cây trồng. Do lượng sử dụng nhiều nên các loại phân chứa các
nguyên tố đa lượng chiếm hầu như toàn bộ lượng phân bón sử dụng và cũng
được đề cập nhiều nhất khi nói về ngành phân bón. Trong nhóm phân đa
4
lượng, phân đạm có lượng sử dụng cao nhất, kế đến là phân lân cuối cùng là
phân kali [7]. So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt
Nam mới sử dụng phân bón ở mức 2%. Tuy nhiên mức này lại chiếm một
nguồn đầu vào khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp[6]
Nước ta có hơn 100 doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia sản
xuất và kinh doanh phân bón. Các cơ sở này đã và đang đưa ra thị trường
nhiều loại phân như phân đơn, phân NPK tổng hợp. Tuy nhiên, Nhu cầu phân
bón hóa học cho sản xuất nông nghiệp nước ta hàng năm cần khoảng 9 triệu
tấn phân bón thương phẩm các loại, trong đó có 1,8 triệu tấn phân urê, 700
ngàn tấn SA, 900 ngàn tấn kali, 750 ngàn tấn DAP, 3,2 triệu tấn NPK và 1,65
triệu tấn lân [7].
Hiện nay, sản xuất công nghiệp phân bón trong nước mới đáp ứng trên
60%, vẫn phải nhập khẩu gần 40% với trên 3 triệu tấn phân bón các loại. Một
số loại phân như urê chúng ta phải nhập 50%; SA, Kali nhập 100%, DAP
trong nước mới đáp ứng được 20% nhu cầu [10]. Bên cạnh đó áp lực của tỷ
giá, xăng dầu tăng đã khiến chi phí mua vào và vận chuyển đẩy giá lên cao
hơn gây áp lực trong sản xuất phân bón hóa học.
23/12/2010 Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
công bố báo cáo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2015 trong
đó nhu cầu phân bón cả nước là 3 triệu tấn (tính theo dinh dưỡng nguyên
chất), trong đó riêng phân đạm, các nhà máy trong nước đủ khả năng cung
ứng và còn thừa một ít cho xuất khẩu, còn phân lân có nhập khẩu nhưng
không đáng kể, riêng phân Kali vẫn phải nhập khẩu khá nhiềi so với hiện nay.
Như vậy nhu cầu sản xuất phân bón hóa học nước ta là rất lớn.
5
Bảng 2.1: Nhu cầu phân bón đến năm 2015
Loại dinh dưỡng
Đạm (N)
Lân (P2O5)
Kali (K2O)
Cung cầu
2015
Nhu cầu
1.65
Sản xuất
1.662
Nhập khẩu
-
Xuất khẩu
12
Nhu cầu
805
Sản xuất
677
Nhập khẩu
127
Xuất khẩu
-
Nhu cầu
585
Sản xuất
300
Nhập khẩu
285
Xuất khẩu
-
Tổng dinh dưỡng
3040
Tính theo kg/ha
218
(nguồn: báo cáo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2015)
2.1.2. Vấn đề môi trường trong sản xuất phân bón hóa học
Công nghiệp hóa chất trong đó có sản xuất phân bón hóa học được coi
là một trong những ngành có nhiều khả năng gây ô nhiễm do đặc trưng nguy
hiểm của loại hình sản xuất này về nguyên liệu, hóa chất trung gian và công
nghệ với nhiều tiềm năng gây ô nhiễm không chỉ bởi các chất ô nhiễm thông
thường như BOD, COD, SO2, NOx, bụi…mà còn do tính nguy hại của hóa
chất, đặc trưng nguy hiểm của công nghệ sản xuất (cháy nổ, nhiệt độ và áp
lực cao..) và do yếu tố khách quan (mất điện) dẫn đến các rủi ro về môi
trường [4]
Sản xuất phân bón Việt Nam chủ yếu là sản xuất phân lân và phân đạm.
Hầu hết các nhà máy sản xuất phân bón đều trong tình trạng công nghệ và
6
thiết bị lạc hậu. Trong quá trình sản xuất, nhiều chất gây ô nhiễm thoát ra
ngoài bao gồm khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Hàng
năm, chỉ tính riêng các nhà máy lớn thuộc ngành hóa chất phân bón thải ra
4.539 tấn khí SO2; 2.256 tấn khí có chứa Flo; 492,5 tấn khí chứa Clo; 72.000
tấn khí CO2; 2.777 tấn chất lỏng chứa Flo 9.269 tấn chất lỏng chứa Clo và 600
tấn H2SO4 [3]
Khí thải từ sản xuất phân bón chủ yếu là CO, SO 2 ,NOx bụi.. do đốt nhiên
liệu ngoài ra còn có HF và SiF4 (sản xuất axit phốt pho ríc), NH3, CH4, H2S
(sản xuất phân urea)[4]
Bụi có trong không khí khu vực xung quanh nhà máy sản xuất phân
bón thường là bụi apatit đối với các nhà máy có sử dụng quặng apatit, bụi tro
trong quá trình đốt than, mù a xít, sol khí và bụi hỗn hợp thành phần có trong
nguyên liệu sản xuất. Các hạt bụi này tích tụ trong các phế nang của phổi,
thành phần các chất chứa trong bụi rất nhiều, các ảnh hưởng có thể trực tiếp
hoặc lâu dài, làm giảm khả năng hô hấp, một số thành phần có thể là tác nhân
gây bệnh ưng thư. Trong bụi apatit chứa thành phần SiO2 rất cao, đây là
nguyên nhân gây ra bệnh Silocosis, thường kèm theo chứng lao phổi có thể
dẫn tới các bệnh khác như viêm phế quản, dãn phế nang,... quá trình phát triển
của bệnh tuỳ theo mức độ tiếp xúc với nguồn ô nhiễm. Trong trường hợp
không khí có khí khác thì mức độ ảnh hưởng của bụi lại tăng lên[4].
Nguồn sinh ra HF và F2 có trong tất cả các quá trình có sử dụng quặng
apatit vì đây là thành phần chứa trong quặng, khi thực hiện các phản ứng với
H2SO4 sản phẩm chính được tạo thành là SiF 4 nhưng các khí này cũng được
tạo thành, chúng là các a xít và chất ô xi hoá mạnh đặc biệt là F 2 có tính ô xi
hoá rất mạnh, tiếp xúc với các nguồn có H 2 có thể gây nổ, khi tiếp xúc với
nước tạo ra HF có thành phần độc hơn rất nhiều, khi tiếp xúc với cơ thể người
ở nồng độ cao, trong thời gian ngắn gây bỏng trên da giống như bỏng nhiệt,
hoại tử biểu bì. Khi hít phải niêm mạc đường hô hấp bị hoại tử, tổn thương
7
đến các phế nang, có thể gây phù phổi. Nếu tiếp xúc lâu dài ở nồng độ thấp
gây kích thích đường hô hấp, mắt, mũi. Các hợp chất của flo có tính chất tích
tụ trong các tổ chức xương và răng, nếu ở nồng độ thấp chúng có tác dụng tốt
làm tăng độ cứng, chắc của xuơng, nhưng khi ở nồng độ cao chúng lại phá
huỷ các tổ chức trong xương [4].
Nước thải trong ngành sản xuất phân bón được tuần hoàn/tái sử dụng
khá nhiều tuy vậy nước thải của các nhà máy sản xuất supe phốt phát đơn
thường có tính axít, nước thải của nhà máy sản xuất u rê có chứa nhiều NH 4.
Các phân tích về môi trường nước tại khu vực công ty sản xuất đạm cho thấy
tồn tại các hợp chất H2S, Xianua và Phenol ở mức cao[3]
Chất thải rắn và chất thải nguy hại trong sản xuất phân bón hóa học đa
dạng phụ thuộc vào loại hình sản xuất cũng như nguyên nhiên liệu đầu vào.
Ví dụ trong sản xuất amoniac và urea, các nguồn chính phát sinh CTR và
CTNH bao gồm: Xỉ than từ lò khí hoá than (xỉ than, bụi tro); Xúc tác chuyển
hoá CO (Crôm, Môlípđen); Xúc tác tổng hợp NH3 (Fe, FeO, Fe 2O3); Bã thải
chất khử lưu huỳnh (Al2O3); Các bao bì, thùng chứa nguyên liệu, hoá chất;
bùn các hệ thống xử lý nước thải; bụi urea từ tháp tạo hạt [4].
Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm thao, lượng xỉ pyrít còn tồn lưu tại khoảng 30.000tấn. Khu vực lưu giữ không có mái che, xung quanh
không có tường xây che chắn, đáy bãi chứa không có biện pháp chống thẩm
thấu phát tán chất thải vào đất và nguồn nước ngầm. Tại bãi (xỉ pirít) phát
sinh nước rỉ rác (nước rỉ rác từ bãi xỉ pirít có các thông số các chất gây ô
nhiễm cao) một phần thẩm thấu vào đất và nguồn nước ngầm, một phần nước
rỉ rác tự chảy (lưu lượng ít) ra môi trường, nguồn tiếp nhận là cánh đồng canh
tác của xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao[8].
Một vấn đề không nhỏ tác động tới môi trường đó là tiếng ồn từ các
nhà máy sản xuất phân bón. Không tính đến tiếng ồn gây bởi phương tiện vận
chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào thì trong khu vực sản xuất tiếng
8
ồn phát ra từ quá trình va chạm, chấn động hoặc do ma sát của các thiết bị ,
hiện tượng chảy rối của các dòng không khí và hơi. Đặc biệt tiếng ồn phát
sinh từ khâu nhận gia công nguyên vật liệu: máy xúc, máy đạp, sàng, máy ép,
nghiền, sấy và hệ thống băng tải. Nhìn chung, các tiếng ồn này đều ảnh hưởng
không tốt đối với người lao động và người dân xung quanh nhà máy. Tiếng
ồn làm quấy rầy giấc ngủ lặp đi lặp lại có thể dẫn tới biểu hiện xấu về tâm,
sinh lý cũng như hiệu quả làm việc. Tiếng ồn mạnh có thể giảm khả năng
nghe của tai, mạnh hơn có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí là điếc. Tiếp xúc
trực tiếp với tiếng ồn trong phạm vi gần ảnh hưởng đến tim mạch như tăng
huyết áp[4].
Hoạt động sản xuất phân hoá học tiềm ẩn trong nó nhiều tác nhân ảnh
hưởng tới sức khoẻ con người, việc người lao động và dân cư trong khu vực
đặt các nhà máy thường xuyên tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm là nguyên
nhân gây nên các bệnh có tính đặc thù.
Bên cạnh đó, ranh giới an toàn giữa khu vực sản xuất với khu vực dân
cư nhiều nơi đã bị thu hẹp, nhiều hộ dân cư áp sát hành lang nhà máy, vi
phạm hành lang an toàn, xâm phạm hệ thống thoát chất thải từ đó tạo ra
những áp lực gây mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và cộng đồng.
Như vậy, sản xuất phân bón ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nước đồng nghĩa với đó là những vấn đề môi trường. Những vấn đề này
nếu không được quan tâm đúng mức hậu quả sẽ rất lớn đến môi trường và sức
khỏe con người.
2.2 Công tác giám sát môi trường
2.2.1 Khái niệm giám sát môi trường
Ngày 08 tháng 12 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thay thế
cho Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006.
9
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn cụ thể hơn về công tác
thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ. Tại Phụ lục 4
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn nội dung của báo cáo đánh giá
tác động môi trường phải có chương trình quản lý và giám sát môi trường,
nhằm quản lý, giám sát các vấn đề bảo vệ môi trường và các chất thải phát
sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong
quá trình dự án đi vào vận hành. Theo hướng dẫn này thì các dự án của doanh
nghiệp đầu tư không chỉ thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi
trường trong quá trình hoạt động (vận hành), mà còn thực hiện chương trình
này cả trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cơ sở hạ tầng dự án của doanh
nghiệp.
Như vậy, Giám sát môi trường là việc giám sát các vấn đề bảo vệ môi
trường và các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng các
công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành. Thuật ngữ
giám sát chất lượng môi trường có thể hiểu là quan trắc, đo lường, ghi nhận
một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ chất lượng môi trường và các yếu
tố có liên quan đến chúng.
Giám sát môi trường là một chương trình quan trọng và bắt buộc phải
có trong bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các doanh nghiệp.
Mục tiêu cơ bản của công tác giám sát môi trường:
Theo UNEP, giám sát môi trường có thể được tiến hành để nhằm một số mục
tiêu sau đây:
(1) Để đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường sống của con
người, như vậy sẽ xác định được mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả của nồng độ
chất ô nhiễm, ví dụ như giữa sức khỏe và biến đổi khí hậu.
(2) Để đảm bảo an toàn việc sử dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh
thái …) vào các mục đích kinh tế.
10
(3) Để thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản (hay còn gọi là
đo đạc thường xuyên) chất lượng môi trường và cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử
dụng tài nguyên trong tương lai.
(4) Để nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ tiếp nhận chúng (xu thế
tiềm năng ô nhiễm).
(5) Để đánh giá các biện pháp kiểm soát luật pháp về phát thải.
(6) Để tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc biệt.
Nguyên tắc và yêu cầu giám sát:
Giám sát phải liên kết với công tác dự báo môi trường từng bước đánh
giá tác động và đảm bảo cung cấp thông tin về những vấn đề sau:
- Bản chất của tác động.
- Cường độ tác động.
- Quy mô lãnh thổ của tác động
- Thời gian của tác động.
- Tần suất của tác động.
- Ý nghĩa của tác động.
- Độ tin cậy của các dự báo về tác động.
Trách nhiệm giám sát môi trường thuộc về: Cục bảo vệ môi trường, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Sở tài nguyên và Môi trường. Các Vụ Tài nguyên
và Môi trường của các Bộ, Nghành. Các cơ quan chủ dự án, doanh nghiệp.
2.2.2. Đối tượng giám sát môi trường
Các nguồn gốc phát thải ô nhiễm có thể do hoạt động con người hoặc có thể do
các hoạt động thiên nhiên làm tổn hại đến môi trường cũng như đến chất lượng cuộc
sống của con người. Đối tượng giám sát môi trường cũng vì thế được chia ra làm hai
loại chính và một giám sát khác đó là:
- Giám sát nguồn thải.
- Giám sát chất lượng môi trường.
- Giám sát khác
11
Giám sát chất thải
Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những
thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần.
Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và
tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Đối với các dự án phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn, tiềm ẩn nguy
cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, phải có phương án thiết kế và lắp
đặt các thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục các thông số ô
nhiễm đặc trưng trong chất thải để cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.
• Giám sát nguồn khí thải
Giám sát nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải từ các nguồn thải
theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh
và tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải.
- Thông số giám sát
Để đảm bảo cho việc giám sát đáp ứng yêu cầu đồng thời có mức kinh
phí thấp nhất có thể, như trên đã nói, việc giám sát được tập trung vào các
thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án.
- Vị trí giám sát:
Cần được lựa chọn chủ yếu là từ miệng các ống khói chính của các
phân xưởng sản xuất và các điểm cuối hướng gió ở những khoảng cách phù
hợp, thông thường các khoảng cách từ nguồn thải là 300m, 500m, 800m và
1000m.
Các điểm đo ở những khu vực dân cư ở những khoảng cách phù hợp
theo hướng gió chủ đạo của các mùa trong năm, chủ yếu là mùa đông và mùa
hè (khu vực phía Bắc) hoặc mùa khô và mùa mưa (khu vực phía Nam).
12
- Tần suất giám sát
Hoạt động giám sát nguồn thải phải thực hiện theo những tần suất nhất
định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Theo quy định hiện hành, tần suất
giám sát được thực hiện 3 tháng một lần.
Đối với dự án có quy mô lớn cần lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan
trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng tại các nguồn thải khí
chính.
• Giám sát nguồn nước thải
Giám sát chất lượng nước thải cũng như việc xả thải ra môi trường của
các nguồn thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thải, nồng độ tôi đa cho phép của
các chất ô nhiễm trong nước thải.
- Thông số giám sát: Dựa vào đặc điểm của ngành sản xuất
- Vị trí giám sát
Các điểm giám sát nước thải gồm điểm trước và sau hệ thống xử lý
nước thải, các điểm xả nước thải (ngay từ kênh, ống xả nước thải), vực nước
mặt tiếp nhận nước thải của dự án và một số vực nước khác đặc trưng trong
khu vực.
- Tần suất giám sát
Theo quy định hiện hành, tần suất giám sát được thực hiện 3 tháng
một lần.
Đối với dự án có quy mô lớn cần lắp đặt thi ết bị đo lưu lượng và
quan trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng tại các nguồn
nước thải chính.
• Giám sát nguồn chất thải rắn
Giám sát thường xuyên quá trình thu gom, lưu giữ và xử lý tại khu vực
dự án theo loại chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường.
13
Giám sát môi trường xung quanh:
Giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp tại khu vực
thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà
nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần.
Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ
ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Giám sát khác:
Chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ
sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy
biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và
các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác (nếu có) với
tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian
của các yếu tố này.
Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ
ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
2.2.3. Cơ sở pháp lý của việc giám sát môi trường
Cơ sở pháp lý chung
Bảo vệ môi trường trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là yêu cầu cấp
thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức,
doanh nghiệp và của mọi công dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường.
Các văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu tạo ra một số chuyển
biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường và giám sát môi trường điển
hình là:
-
Chỉ thị số 36-CT/TW của ban chấp hành trung ương về việc: tăng
cường bảo vệ môi trường trong thời CNH & HĐH đất nước.
14
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày
29/11/2005 (quy định rõ tại khoản 2, khoản 6, điều 35, chương V).
- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ban hành ngày 08/09/2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (tại mục 5.5,
chương 5, phụ lục 1; mục 6.2, chương 6, phụ lục 4).
- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ban hành ngày 08/12/2008 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (tại mục 5.2,
chương 5, phụ lục 1; mục 5.2, chương 5, phụ lục 4; mục 7.2 phần VII, phụ
lục 24).
Những TCVN/QCVN trong giám sát môi trường
Tiêu chuẩn môi trường (TCMT) là giới hạn cho phép của các thông số
về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của các chất gây ô
nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm
căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. TCMT là chuẩn mực quan trọng bậc
nhất để tiến hành công tác giám sát, quản lý môi trường.
Ngày 18/7/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký ban hành Quyết
định số 04/2008/QĐ-BTNMT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về Môi trường.
Hệ thống QCVN về môi trường ra đời đầy đủ hơn đáp ứng được nhu
cầu của sự phát triển, nó phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta trong quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Một số QCVN thường sử dụng trong
giám sát môi trường có thể liệt kê như sau:
Đối với chất lượng nước:
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
15
- QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp
Đối với chất lượng không khí:
- QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 07: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng
chất thải nguy hại
- QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất phân bón hóa học
Đối với tiếng ồn:
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh
sống, hoạt động và làm việc.
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
quy định giá trị tối đa cho phép mức gia tốc rung tại các khu vực có con người
sinh sống, hoạt động và làm việc.
2.3. Tình hình giám sát môi trường
2.3.1. Tình hình giám sát môi trường trên Thế Giới
Giám sát chất lượng môi trường là hoạt động thường xuyên, liên tục
của các cơ quan quản lý môi trường nhằm cung cấp thông tin về diễn biến
chất lượng môi trường để nhà nước kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm.
Công tác này đã được thực hiện từ lâu ở hầu hết các quốc gia phát triển
phát triển. Trên quy mô thế giới một hệ thống giám sát môi trường toàn cầu
(Global Environmental Monitoring System – GEMS) đã được thiết lập với sự
16
hỗ trợ của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Hiệp hội quốc
tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Tổ chức khí
tượng thế giới (WMO), Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu hai thành
phần môi trường được quy định để giám sát là: nước, không khí. GEMS đã có
trên 350 trạm quan trắc trên 240 sông, 40 hồ và trên 60 trạm quan trắc nước
ngầm ở trên 50 quốc gia và có khoảng 50 thông số chọn lọc về chất lượng
nước đã được quan trắc của LHQ [21].
Để giám sát môi trường từ các nguồn thải cũng như giải quyết vấn đề
môi trường khác các quốc gia thường sử dụng phương pháp “Mệnh lênh –
giám sát” như: Ban hành các tiêu chuẩn môi trường và giới hạn của chất thải
đưa vào môi trường, áp dụng các biện pháp giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử
phạt hành chính để buộc các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ bảo vệ
môi trường và tiêu chuẩn môi trường.
Ở Nhật Bản, Năm 1967 Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trường
bắt đầu có hiệu lực, đề ra những chính sách và nguyên tắc chung về giám sát
ô nhiễm, đồng thời khuyến khích nỗ lực làm sạch môi trường. Luật cơ bản
nêu rõ trách nhiệm của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương,
các công ty, nhà máy, đồng thời quy định những tiêu chuẩn chất lượng môi
trường, vạch ra các chương trình kiểm soát ô nhiễm và giúp đỡ nạn nhân
nhiễm bệnh do ô nhiễm. Theo tài liệu thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản
2003, 70% người dân Nhật có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
tập trung, 23 sử dụng hệ thống Johkasou (Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
tại nguồn), còn lại 7% dùng bể phốt[11]
Qua số liệu thống kê về kiểm soát chất thải rắn của một số nước trên
thế giới cho thấy Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn
cao nhất (38%)[1].
Các chính phủ trên toàn thế giới đều đang tích cực thực hiện, hoàn
thiện các thể chế trong việc quản lý, giám sát môi trường. Bằng những chính
17
sách mang tính toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương, được thể hiện qua
các công ước, luật pháp quốc tế cũng như các văn bản của mỗi quốc gia. Có
thể thấy rằng các chính sách này đã và đang tạo ra nhiều kết quả tốt trong
quản lý môi trường cũng như phát triển kinh tế.
2.3.2. Tình hình giám sát môi trường ở Việt Nam
Theo quy định Luật môi trường Việt Nam và các văn bản pháp lý liên
quan, Doanh Nghiệp buộc phải cam kết thực hiện giám sát môi trường với tần
suất định kỳ 2 lần/năm hoặc 4 lần/năm phụ thuộc vào nội dung cam kết trong
hồ sơ môi trường (có thể tiến hành các đợt giám sát bổ sung khi có những dấu
hiệu bất thường về môi trường) nhằm theo dõi chất lượng môi trường không
khí, đất, nước (nước thải, nước ngầm, nước mặt) trong và ngoài khu vực sản
xuất của doanh nghiệp. Việc giám sát sẽ do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc
có thể thuê một cơ quan có chức năng.
Từ khi Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành, các Sở
Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác lập báo cáo chương
trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ nói riêng của các doanh nghiệp
luôn được quan tâm.
Định kỳ 01 năm 02 lần, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh đã ban
hành văn bản đề nghị các cơ sở sản xuất trên địa bàn phải báo cáo định kỳ (03
tháng/01 lần) về Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện chương trình
quản lý và giám sát môi trường. Tuy nhiên, chỉ có một số doanh nghiệp thực
hiện báo cáo chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ theo mẫu
mà Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn.
Trên thực tế các doanh nghiệp chỉ thực hiện tốt việc cung cấp các thông
tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung quan trọng
nhất là kết quả thực hiện việc giám sát các môi trường thành phần như: chất
18
thải rắn, khí thải, nước thải và chất thải nguy hại trong quá trình chuẩn bị, xây
dựng và vận hành của doanh nghiệp thì chưa được quan tâm đúng mức. Hầu
như không có doanh nghiệp nào thực hiện việc lấy mẫu phân tích các thông số
môi trường của nước thải và khí thải để đánh giá các tác động đến môi trường
xung quanh trong quá trình hoạt động. Việc kê khai chất thải rắn, chất thải
nguy hại cũng không có trong nội dung báo cáo chương trình quản lý và giám
sát môi trường.
Bên cạnh đó, còn một số doanh nghiệp có sự nhầm lẫn khi gửi các
thông số về kết quả đo kiểm tra môi trường lao động thay thế cho các thông
số phân tích của môi trường thành phần, như: môi trường nước, không khí,…;
không thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình
doanh nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng. Chính vì thế, báo cáo
chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ của các doanh nghiệp
chưa thể khái quát được quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như sự
ảnh hưởng của doanh nghiệp đến môi trường xung quanh.
Doanh nghiệp hầu như không tuân thủ các quy định của nhà nước.
Nhưng trong công tác quản lý, giám sát, kiểm tra xử lý môi trường, các ngành
chức năng cũng rất lỏng lẻo, chưa thường xuyên
Việc báo cáo định kỳ về chương trình quản lý và giám sát môi trường
của doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu bởi một số lý do sau đây:
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, công tác lập báo cáo chương
trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ chưa được doanh nghiệp chú
trọng thực hiện;
- Doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của chương
trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình thực hiện pháp luật về
bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp;
19
- Kiến thức chuyên môn về môi trường của một số nhân viên thực
hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp còn hạn chế, nên công
tác tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp còn chưa kịp thời và phù hợp;
- Áp lực về phát triển kinh tế, ổn định sản xuất, kinh doanh đã phần
nào ảnh hưởng tới sự quan tâm của doanh nghiệp đối với công tác thực hiện
chương trình quản lý và giám sát môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi
trường;
-
Vẫn tồn tại tư tưởng đối phó với Luật bảo vệ môi trường và cam kết
của doanh nghiệp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hay cam kết
bảo vệ môi trường đã được cơ quan chức năng thẩm định và phê duyệt.
Thời gian tới, để việc lập báo cáo chương trình quản lý và giám sát môi
trường của các doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật, cần phải:
Tuyên truyền, tập huấn để tiếp tục nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp
về tầm quan trọng của việc lập báo cáo chương trình quản lý và giám sát môi
trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh; Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Cảnh sát môi trường thường xuyên thanh kiểm tra và xử phạt
theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp không thực hiện việc
báo cáo chương trình quản lý và giám sát môi trường định kỳ.
Ngành hóa chất trong 10 năm gần đây có sự phát triển rất nhanh. Tốc
độ tăng trưởng từ năm 2006-2010 đạt từ 10-12%. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của ngành hóa chất thì sức ép về môi trường mỗi lúc một cấp bách hơn.
Vì thế, trách nhiệm của các doanh nghiệp hóa chất đối với vấn đề bảo vệ môi
trường cũng ngày một nặng nề hơn
Tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam, đối với các doanh nghiệp có cổ phần,
hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn cho các doanh nghiệp này về công tác
môi trường đều đặn. Một mặt, tuyên truyền và phổ biến những quy định mới
nhất của pháp luật, các văn bản pháp luật mới nhất về công tác môi trường.
Mặt khác, nhằm trao đổi những kinh nghiệm trong công tác xử lý môi trường.
20
Ngoài ra, thông qua người đại diện phần vốn của mình ở các doanh nghiệp,
Tập đoàn cũng ủng hộ các dự án, kế hoạch trong việc đầu tư thay đổi công
nghệ và xây dựng hệ thống xử lý môi trường. Đối với các công ty 100% vốn
nhà nước, Tập đoàn đã thực hiện chi phí cho các dự án xử lý môi trường,
thậm chí có những dự án chi phí lên đến 100 tỷ đồng.
ĐTM là một khâu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Đa
phần các doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Hoá chất đều thực hiện tốt điều
này. Tuy nhiên, còn một số cơ sở (chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ) chưa thực hiện lập
Báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
Một số cơ sở sau khi được thẩm định ĐTM đã không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định
của Luật BVMT. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động đã có thay đổi về quy mô, sản phẩm, công suất, quy trình sản xuất
nhưng chưa thực hiện ĐTM bổ sung để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây cũng là điểm mà các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoá chất cần khắc
phục hiện nay.
21
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Tìm hiểu hiện trạng giám sát môi trường tại công ty Phân lân NC
Văn Điển
a. Đặc điểm sản xuất và các chất thải phát sinh tại Công ty
• Đặc điểm sản xuất của công ty Phân lân NC Văn Điển
• Các chất thải phát sinh tại Công Ty
b. Hiện trạng giám sát môi trường tại Công ty
•
Các văn bản liên quan đến công tác vệ sinh môi trường tại Công ty
•
Các chỉ tiêu môi trường cần quan tâm giám sát kiểm tra tại Công ty
•
Công tác tổ chức việc giám sát, kiểm tra vệ sinh môi trường tại
Công ty
•
Quy trình kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường tại Công ty
3.1.2. Đánh giá công tác giám sát môi trường tại công ty Phân lân NC Văn
Điển
a. Kết quả giám sát môi trường tại Công ty
• Kết quả giám sát môi trường tại Công ty năm 2010
• Đánh giá của những người liên quan về tình trạng môi trường tại
Công ty
b. Đánh giá công tác giám sát môi trường tại Công ty
• Thành tích trong công tác giám sát môi trường tại Công ty
• Tồn tại trong công tác giám sát môi trường tại công ty
3.1.3. Đề xuất các giải pháp cho việc hoàn thiện công tác giám sát môi
trường tại công ty
• Giải pháp tổ chức, quản lý
• Giải pháp công nghệ
22
• Giải pháp kinh phí…
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
• Đối tượng sử dụng: Tìm hiểu hiện trạng giám sát môi trường tại công ty
• Nơi thu thập: phòng kỹ thuật của Công ty; tham khảo, tổng hợp thông
tin từ sách, báo, internet..
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
• Đối tượng sử dụng: Kết quả giám sát môi trường các tháng đầu năm
2011 tại Công ty; Đánh giá của những người liên quan về tình trạng
môi trường tại Công ty
• Cách làm: Cùng cán bộ chuyên môn kiểm tra giám sát môi trường tại
Công ty; Phỏng vấn trực tiếp những người liên quan về tình trạng môi
trường tại Công ty
• Phỏng vấn 30 người về tình trạng môi trường tại Công ty
3.2.2. Phương pháp chuyên gia
• Đối tượng sử dụng: Đánh giá công tác giám sát môi trường tại Công ty;
Đề xuất các giải pháp
• Tham khảo ý kiến chuyên gia về môi trường và công tác giám sát môi
trường.
3.2.3 Phương pháp so sánh
Xử lý số liệu (sơ cấp, thứ cấp) thu thập được, so sánh đối chiếu với
tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả của công tác
giám sát môi trường tại công ty
23
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển
4.1.1. Quá trình hình thành và sản xuất của Công ty
Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển (trước đây là Nhà máy Phân
lân Văn Điển) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ 1960, chính thức
đi vào hoạt động từ năm 1963. Diện tích mặt bằng sản xuất 82.961 m 2, với
537 lao động. Sản phẩm sản xuất là phân lân nung chảy và phân đa yếu tố
phục vụ nông nghiệp.
Toàn bộ dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất ban đầu do Trung
Quốc đầu tư giúp đỡ với 2 lò cao nhỏ, công suất thiết kế mỗi lò 10.000
tấn/năm. Nguyên liệu dùng để sản xuất là quặng Apatít loại I Lào Cai, quặng
Secpentin (SàVân) Thanh Hoá. Nhiên liệu dùng để sản xuất là than cok cục
hoàn toàn phải nhập ngoại.
Năm 1970, công ty đã mở rộng đợt 1, năm 1975, mở rộng đợt 2 tăng
công suất lên 90.000tấn/năm. Do nhiên liệu phải nhập khẩu giá ngày càng
tăng, lượng quặng mịn thải bỏ chiếm 30 – 35% vừa làm môi trường trong và
ngoài Công ty bị ô nhiễm vừa giá thành sản phẩm cao, tài nguyên bị lãng phí.
Đến đầu năm 1991, công ty cải tao 5 lò cao, nghiên cứu sản xuất phân lân
nung chảy phù hợp với nhiên liệu là than Antraxit nội địa, giảm định mức tiêu
hao nhiên liệu, điện năng, không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí lao
động và cường độ lao động cho công nhân. Đồng thời triển khai các giải
pháp khoa học công nghệ xử lý, triệt tiêu chất thải rắn, nước thải, khí thải,
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường
Trong 10 năm từ 1999 đến 2001, Công ty Phân lân nung chảy Văn
Điển đã nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh hàng trăm
giải pháp khoa học công nghệ, quản lý. Trong đó có 6 giải pháp được Cục Sở
24
hữu Trí tuệ cấp bằng Độc quyền Sáng chế, bằng Độc quyền Giải pháp hữu
ích… Công ty đó khẳng định được vị thế của mình bằng chính chất lượng sản
phẩm và hiệu quả bảo vệ môi trường. Cty Phân lân nung chảy Văn Điển đã
được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WINPO trao Giải thưởng Sáng tạo khoa
học, Huy chương Vàng.
Đến nay, bằng công nghệ của Việt Nam, nguyên nhiên liệu 100% sử
dụng nội địa, đạt chỉ tiêu tiên tiến so với thế giới, sản phẩm của Công ty đáp
ứng mọi nhu cầu sử dụng của đất nước và đã xuất khẩu sang nhiều nước và
vùng lãnh thổ, như Úc, Nhật bản, Malaixia, Đài Loan.
Sản lượng phân bón của Công ty liên tục tăng, lợi nhuận tăng, thu nhập
và đời sống của người lao động tăng, môi trường làm việc được cải thiện. Nếu
như năm 1989, Công ty chỉ sản xuất được 27.000 tấn phân bón, lợi nhuận đạt
17 triệu đồng; đến năm 2010, sản lượng phân bón đạt 311.262 tấn, lợi nhuận
đạt 72.000 triệu đồng. Quý I/2011, sản lượng tiêu thụ phân bón của Công ty
tăng, doanh thu tăng 108%, lợi nhuận tăng 1,91 lần so với quý I/2010, thu
nhập bình quân của CBCNV đạt gần 6 triệu đồng/tháng, tăng 10% so với quý
I/2010.
4.1.2 Hiện trạng môi trường cơ sở
Công ty phân lân nung chảy Văn Điển nằm về phía nam thành phố Hà
Nội, thuộc địa phận xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, cách trung tâm thành phố
12km. Công ty có vị trí giao thông thuận lợi: nằm trên trục tỉnh lộ 70 nối thị
trấn Văn Điển với thành phố Hà Đông, cách ga Văn Điển khoảng 1km lại có
hệ thống đường sắt ba nhánh riêng. Phía bắc cách công ty 800m là sông Tô
Lịch thuận tiện cho việc tiêu nước thải.
Tuy vậy, Theo kết quả của trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu
công nghiệp thì tình trạng môi trường khu vực này là đáng quan tâm do:
- Xung quanh công ty là một số công trình xí nghiệp khác vốn cũng phức
tạp về môi trường như: Công ty pin Văn Điển; Xưởng bia Hồng Hà; Nhà máy
25