Tải bản đầy đủ (.pptx) (45 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ TIẾNG ỒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ TIẾNG ỒN
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NHÓM 2

LỚP: CD9QM2

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thoa


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Thành viên nhóm
1.

Phạm Thu Hạnh

2.

Nguyễn Quỳnh Hoa

3.

Nguyễn Thị Hồng

4.



Trần Thị Huế

5.

Nguyễn Thủy Tiên

6.

Phan Thị Hoài Trang


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

02

Mục lục
Lời mở đầu

II. Phương pháp thực hiện

I. Tổng quan

II.1 Phương pháp thu thập tài liệu

I.1 Tổng quan về tiếng ồn

II.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn

I.1.1 Khái niệm

I.1.2Tác hại

III. Các công cụ quản lý tiếng ồn

I.1.3

III.1 Công cụ luật pháp – chính sách

I.1.4 Hiện trạng

III.2 Công cụ kinh tế
III.3 Công cụ phụ trợ

I.2 Các ông cụ quản lý môi trường
I.2.1 Công cụ luật pháp – chính sách

Kết luận – kiến nghị

I.2.2 Công cụ kinh tế
I.2.4 Công cụ phụ trợ

Tài liệu tham khảo


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

02

Lời mở đầu
Không gian sống có ý nghĩa vô cùng to lớn với con

người. Trong quá trình phát triển KT- XH, bên cạnh
việc đạt được nhiều thành tựu to lớn, phải cải thiện
chất lượng cuộc sống. Việt Nam cũng còn nhiều hạn
chế cần khắc phục, trong đó có vấn đề môi trường.
Vấn đề môi trường hay được nhắc tới: Ô nhiễm môi
trường không khí, đất, nước…ít ai biết tới ô nhiễm
tiếng ồn - Một vấn đề đang gây rất nhiều bức xúc
trong dư luận.


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I. TỔNG QUAN
I.1 Tổng quan về tiếng ồn
I.1.1 Khái niệm:

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn với các
tần số và cường độ âm thanh rất khác nhau và gây cảm
giác khó chịu cho người nghe.


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I.1.2 Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn
 Ảnh


hưởng tới sức khỏe của con người:

Ảnh hưởng trực tiếp tới thính giác, gây rối loạn giấc
ngủ, gây bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp, gây ra chứng
nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý… Lúc này con
người cảm thấy cáu kỉnh,giảm trí nhớ,run mi mắt và
phản xạ xương khớp giảm.


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

02

 Ảnh

hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc:

+ Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn năng suất lao
động sẽ giảm 20% - 40%.
+ Một công trình nghiên cứu của Mỹ cho thấy: khi mức
ồn trong phòng làm việc là 100dB con người sẽ sai sót
nhiều gấp 2 lần với nơi mức ồn 70dB.
 Tiếng

ồn ảnh hưởng tới trao đổi thông tin: thông tin
thường bị tiếng ồn gây nhiễu khiến cho việc tiếp nhận
thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thông tin
không cao.



02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I.1.3 Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn:


Tiếng ồn giao thông:

+ Tiếng ồn do giao thông hàng không:
Tiếng ồn do máy bay phản lực sinh ra gây
khó chịu cho dân cư ở gần khu vực sân
bay.
+ Tiếng ồn giao thông đường sắt: Tiếng ồn
phát ra từ động cơ và các bộ phận của đầu
máy.


Tiếng ồn xây dựng



Tiếng ồn công nghiệp & sản xuất



Tiếng ồn trong sinh hoạt


02


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I.1.4 Hiện trạng



Theo tổ chức y tế thế giới(WHO),
trong 3 thập niên trở lại đây, nạn ô
nhiễm tiếng ồn ngày càng ảnh
hưởng tới chất lượng sống của con
người, nhất là tại các nước đang
phát triển.



Tại TP HCM: từ những năm 2009,
độ ồn đã tăng lên rất nhiều lần, nhu
cầu dùng xe hơi còn đang tăng lên
nữa do vậy sự ô nhiễm tiếng ồn sẽ
còn tăng đến mức khó kiểm soát.



Tại Hà Nội: trong vòng 2-3 năm
trong cùng điều kiện về thời gian
thì trung bình mức ồn tăng 4-5dB.
Như vậy, mức ồn giao thông hiện
nay ở Hà Nội là khá lớn.



QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

02

I.2 Các công cụ quản lý môi trường
I.2.1 Công cụ pháp lý:


Luật quốc tế về bảo vệ môi trường: Là tổng thể nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối
quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại do các
nguồn khác nhau gây ra cho môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia.



Công ước quốc tế về môi trường: là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị
cấm thi hành liên quan đến vấn đề môi trường do nhiều nước cùng cam kết thực hiện nhằm tạo
ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hoạt động và sự hợp tác giữa các thành viên.



Luật bảo vệ môi trường Việt Nam:

+ Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993: quốc hội
thông qua ngày 27/12/1993 gồm 7 chương, 55 điều.
+ Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005:quốc hội
thông qua ngày 29/11/2005 gồm 15 chương, 136 điều.


02



QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chiến lược và chính sách môi trường

+ Chính sách môi trường: là tổng thể các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật nhằm
thực hiện các mục tiêu BVMT và phát triển bền vững của quốc gia, của ngành kinh tế
hoặc một công ty.
+Chiến lược môi trường: là tổng thể các quan điểm, biện pháp nhằm cụ thể hóa chính
sách môi trường trên cơ sở các nguồn lực nhất định để đạt các mục tiêu do chính sách môi
trường đặt ra.


Kế hoạch hóa công tác môi trường: là việc định ra những chuỗi hành dộng
được sắp xếp treo thứ tụ ưu tiên nhằm thực hiện mục tiêu BVMT



Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong QLMT

+Tiêu chuẩn MT là những chuẩn mức, giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng
MT xung quanh và hàm lượng các chất ô niễm có trong chất thải được Nhà nước quy
định để làm căn cứ bảo vệ và QLMT.
- TCVN 5937 – 2005 quy định về nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
-

TCVN 5940 – 2005 quy định tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ




Thanh tra bảo vệ môi trường


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I.2.2 Công cụ kinh tế


Thuế tài nguyên: là loại thuế đặc biệt thực hiện
điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên của đất nước.



Thuế môi trường: là khoản thu của Ngân sách Nhà

nước nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm
soát ô nhiễm môi trường.


Phí môi trường: là khoản thu của Ngân sách dành cho hoạt động BVMT
để xử lý chất gây ô nhiễm và khắc phục tác động đối với MT.



Lệ phí môi trường: là khoản thu mang tính chất bắt buộc đối với các tổ

chức, cá nhân phải nộp khi được hưởng một dịch vụ mang tính quản lý
hành chính Nhà nước về MT.


02


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Hệ thống ký quỹ và hoàn trả [KQHT]

+ Với doanh nghiệp: KQHT là loại công cụ kinh tế áp dụng yêu cầu các
doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư phải đặt cọc ngân hàng một khoản tiền
nào đó để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công tác BVMT.
Trong quá trình thực hiện, nếu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết, chủ
động khắc phục không để xảy ra ô nhiễm thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả
cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết, gây ô
nhiễm MT thì số tiền đặt cọc sẽ được dung cho công tác khắc phục ô nhiễm.
+ Với người tiêu dùng: Những người tiêu dùng được yêu cầu đặt cọc một số
tiền nhất định cho cơ sở tái chế hoặc xử lý các loại vật liệu độc hại. Trong
trường hợp người tiêu dùng thực hiện đúng cam kết thu gom trả lại cho cơ sở
tái chế thì số tiền đặt cọc được hoàn trả lại. Ngược lại, số tiền trên sẽ được
chuyển vào quỹ MT.




QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
02
Côta ô nhiễm: là giấy phép được quyền xả thải do Nhà nước công nhận cho phép

doanh nghiệp được xả thải ra MT một lượng nhất định chất thải gây ô nhiễm và có thể
mua bán được.



Cơ chế phát triển sạch (CDM): là một cơ chế tài chính kỹ thuật có tác động giảm
thiểu lượng phát thải các khí nhà kính (CO2, HFC, CH4, N2O, SF6, PFCs ) được đề
xuất trên cơ sở Nghị Định thư Kyoto.



Trợ cấp môi trường: là sự giúp đỡ về mặt tài chính cho hoạt động BVMT dưới các
hình thức: cấp phát không hoàn lại kinh phí từ Ngân sách, khuyến khích về thuế, cho
vay vốn lãi suất thấp đối với hoạt động BVMT

Dự án môi trường đầu tiên tại Việt Nam theo cơ chế phát triển sạch
(CDM)


02


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Quỹ môi trường: là một ngân hàng thương mại

trong hoạt động BVMT, được thành lập từ nguồn
đóng góp (Ngân sách nhà nước, các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước, sự viên trợ của quốc tế…)
nhằm mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các hoạt động quản lý và BVMT.



Nhãn sinh thái: là danh hiệu được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền cho
sản phẩm không gây ô nhiễm hay ít có tác động tiêu cực tới MT trong suốt vòng
đời của sản phẩm ( sản xuất – lưu thông – phân phối – sử dụng – tiêu hủy).



Bồi thường thiệt hại về môi trường

+Các thiệt hại môi trường bao gồm
- Suy

giảm chức năng các thành phần của môi

trường ( cảnh quan, không khí, nước, đất…)
- cơ sở vật chất và sức khỏe con người
- Các tiệt hại kéo theo khác: văn hóa, thẩm mỹ,…


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

I.2.3 Công cụ kỹ thuật


Phân tích sự cố MT

- Phân tích sự cố MT bao gồm: xác định các sự cố MT có khả năng xảy ra, xác đinh tần suất xảy

ra sự cố MT (trong mức độ an toàn) và ước lượng thệt hại nếu sự cố MT xảy ra.


Quan trắc MT: là quá trình theo dõi một cách có hệ thống, thường xuyên về MT nhằm cung
cấp thông tin để phục vụ cho đánh giá hiện trạng diễn biến chất lượng MT.



Đánh giá MT



Đánh giá hiện trạng MT

+ Nội dung đáng giá:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng MT ( đất, nước, không khí)
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên ( trữ lượng, chất lượng, hiện trạng khai thác và sử dụng)
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái MT


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



Đánh giá tác động MT: là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT
của các dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ MT khi triển
khai dự án đó.




Đánh giá môi trường chiến lược: là việc phân tích, dự báo các tác động
tới MT của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.



Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA): là quy trình phân tích các tác động
toàn diện tới MT của sản phẩm bắt đầu từ quá trình sản xuất - lưu thông
- phân phối - sử dụng - tiêu hủy.



Quy hoạch môi trường: là việc xác định chức năng MT cho các phạm
vi lãnh thổ khác nhau, hài hòa với sự phát triển KT- XH nhằm làm MT
không bị suy thoái, ô nhiễm và ngày càng cải thiện hơn theo đời sống
KT- XH


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



Kiểm toán môi trường: là công cụ QLMT bao gồm việc
ghi chép có hệ thống, chu kỳ; đánh giá một cách khách
quan đối với công tác quản lý, sự vận hành các thiết bị,
cơ sở vật chất với mục đích quản lý, kiểm soát các hoạt

động và đánh giá sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối
với chính sách và tiêu chuẩn của Nhà nước về MT.



Kế toán tài nguyên: là một công cụ QLMT với mục
đích đánh giá và ước lượng các tổn thất tài nguyên của
một quốc gia, một khu vực bị gây ra bởi các hoạt động
phát triển của con người.


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

02

I.2.4 Công cụ phụ trợ


Mô hình hóa MT: là quá trình xây dựng hay tìm hiểu một đối
tượng từ cơ chế hoạt động của nó (bản chất bên trong, quy luật
hoạt động của đối tượng) .



Truyền thông MT: là một quá trình tương tác xã hội 2 chiều
nhằm giúp những người liên quan hiểu được các vấn đề MT
then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách
tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để
giải quyết các vấn đề MT




Giáo dục môi trường

Khái niệm: Giáo dục môi trường giúp con người hiểu biết về giới
tự nhiên và sống hòa thuận với tự nhiên.


Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
GIS là một ứng dụng công nghệ tin học nhằm mô tả thế giới
thực mà loài người đang sống, tìm hiểu, khai thác.

Thể hiện ảnh hưởng của tiếng ồn bằng màu
sắc trên các toà nhà


02

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

II.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

II.1. Phương pháp thu thập tài liệu

- Thu thập và kế thừa các thông tin liên quan tới đề tài
+ Thu thập tài liệu điều kiện tự nhiên (vị trí, số liệu ô nhiễm tiếng ồn…)
+Thu thập, phân tích số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
+ Thu thập thông tin về tình hình ô nhiễm tiếng ồn: từ các phương tiện giao
thông, trong xây dựng, sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.
- Tiến hành điều tra thông tin: Điều tra thông tin về những nơi có tình

trạng ô nhiễm tiếng ồn cao (các khu đô thị, thành phố lớn…)
- Xử lý thông tin: Đánh giá tình hình quản lý tiếng ồn ở Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm quản lý và xử lý tình trạng ô nhiễm
tiếng ồn ở Việt Nam.


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

02

II.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Điều tra sự ảnh hưởng của mức ồn đến người dân
Nguồn tiếng
ồn

Số người trả lời là bị quấy nhiễu / 20 người
Ở nhà

Ngoài trời

Nơi làm việc

Xe cộ trên
đường

15

12

10


Máy bay

2

3

1

Tàu hỏa

-

2

1

Xây dựng

13

10

9

Các dụng cụ
gia đình

1


-

-

Tiếng ồn từ
láng giềng

11

-

-


III.1. Công cụ luật pháp – chính sách
III.CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ TIẾNG ỒN

III.1.1. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam


Điều 40. BVMT trong hoạt động xây dựng

2. Thi công công trình xây dựng phải đảm bảo
không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng
vượt quá tiêu chuẩn cho phép


Điều 41: BVMT trong hoạt động GTVT

Quy định: Ô tô, mô tô và phương tiện giao thông

cơ giới khác được sản xuất lắp ráp trong nước hoặc
nhập khẩu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải,
tiếng ồn và phải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra,
xác nhận mới được đưa vào sử dụng.




Điều 49. Xử lý cơ sở sx kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường
2. Buộc di dời cơ sở đến vị trí xa khu dân cư



Chương VIII. Quản lý chất thải

Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, bức xạ
Điều 85: Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ


Tổ chức cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá
tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường.



Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu vực dân cư gây tiếng
ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế,
giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng
dân cư.





Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao
thông cao, công tŕnh xây dựng gây tiếng ồn, độ rung
vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm
thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.



Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và
sử dụng pháo nổ


×