Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chuyên Đề Tổ Chức Lao Động – Tổ Chức Lao Động Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt Tại Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Ánh Tuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.06 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐH LAO ĐỘNG – XÃ HỘI CS II
KHOA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG


Chuyên Đề

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG THEO THỜI GIAN
LÀM VIỆC LINH HOẠT TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ ÁNH TUYẾT
GVHD: Th.s Huỳnh Thị Thành
TH:
Nhóm 4
Lớp:
ĐH09NL1


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

Tp HCM, tháng 11 năm 2012

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

3

Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết



4

1.1 Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.2 Khái niệm và ưu, nhược điểm thời gian làm việc linh hoạt .

4

1.2.1 Khái niệm. 4
1.2.2 Ưu, Nhược điểm. 5
1.3 Các mô hình thời gian làm việc linh hoạt cơ bản.
1.3.1 Mô hình thời gian làm việc linh hoạt

5

5

1.3.2 Mô hình thời gian làm việc không đầy đủ.........................................7
Chương 2: Thực Trạng Tổ Chức Thời Gian Làm Việc Ở Công Ty TNHH Thương
Mại và Dịch Vụ Ánh Tuyết

11

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty……………………………................11
2.2 Thực trạng...............................................................................................13
Chương 3: Giải Pháp Xây Dựng Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt.....................15
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................18
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................19

Nhóm 4 - ĐH09NL1

Trang 2


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch làm việc linh hoạt là giấc mơ của hầu hết nhân viên vì nó giúp cân bằng
giữa công việc và gia đình. Mặc dù vẫn gắn bó với nghề nghiệp của mình nhưng khá
nhiều nhân viên đang cảm thấy khó khăn khi phải "phân thân" cho công việc đòi hỏi
chuyên môn cao và cuộc sống riêng bận rộn. Tâm trạng của họ ngày càng bất ổn, mất
cân bằng. Họ cần một cách làm việc mới hơn và đòi hỏi một thời gian làm việc linh
hoạt hơn.
Nếu bạn là một nhà quản lý, tại sao bạn không cân nhắc đến một thời khóa biểu
làm việc linh hoạt. Xét cho cùng, điều đó làm cho công ty bạn trở nên khác biệt. Nếu
bạn đang điều hành một doanh nghiệp theo phong cách truyền thống, thì việc nhìn thấy
nhân viên “tự do ra vào” có thể khiến bạn khó chịu. Việc nhân viên không thường
xuyên có mặt đông đủ cũng sẽ cản trở việc kết hợp các nhóm, nhiệm vụ và ảnh hưởng
năng suất lao động. Vậy nhưng người quản lý vẫn nên xem xét đến việc thiết lập những
kế hoạch làm việc có tính cởi mở hơn.
Ngày nay xu hướng chung của các doanh nghiệp là lịch làm việc 8 tiếng một
ngày, tuy nhiên có những doanh nghiệp, công ty thiết lập thời gian làm việc theo
cách riêng của họ nhằm thu lợi cao nhất có thể. Các lịch trình này cung cấp cho nhân
viên sự tự do để quản lý giờ làm việc theo cách họ muốn với điều kiện là hoàn thành
hết tổng số giờ làm việc đã được quy định. Để xây dựng được một cơ chế làm việc
linh hoạt cần dựa vào nhiều yếu tố như tính chất công việc, vai trò, trách nhiệm của
nhân viên đối với công việc…Và hôm nay, để định hướng chương trình làm việc
linh hoạt, nhóm sẽ thông qua mô hình xê dịch thời gian làm việc và chế độ thời gian

làm việc không đầy đủ cũng như đưa ra một mô hình công ty cụ thể. Nhằm củng cố
lại kiến thức và đi sâu vào thực tiễn để tạo dựng hành trang cho những nhà quản trị
tương lai.

Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 3


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1

Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2009, Doanh

nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn
vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể
như sau:

Doanh

Quy mô

nghiệp siêu


Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

nhỏ

Khu vực
I. Nông, lâm
nghiệp và thủy

Số lao

Tổng nguồn

động

vốn

10 người trở 20 tỷ đồng
xuống

sản

trở xuống

II. Công nghiệp 10 người trở 20 tỷ đồng
và xây dựng
III. Thương


xuống

trở xuống

10 người trở 10 tỷ đồng

mại và dịch vụ

xuống

trở xuống

Số lao động

Tổng nguồn

Số lao động

từ trên 10

vốn
từ trên 20 tỷ

người đến

đồng đến 100 người đến 300

200 người
từ trên 10


tỷ đồng
từ trên 20 tỷ

người đến

đồng đến 100 người đến 300

200 người
từ trên 10

tỷ đồng
từ trên 10 tỷ

từ trên 200
người
từ trên 200
người
từ trên 50

người đến 50 đồng đến 50 tỷ người đến 100
người

đồng

người

1.2
Khái niệm và ưu, nhược điểm thời gian làm việc linh hoạt
1.2.1 Khái niệm


Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 4


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

Thời gian làm việc linh hoạt là tất cả các hình thức tổ chức lao động, trong đó
độ dài, thời điểm và phân chia thời gian làm việc có sự khác biệt so với chế độ làm
việc theo thời gian bình thường được quy định trong một thời kỳ làm việc (ngày,
tuần, tháng, năm).
1.2.2 Ưu, nhược của thời gian làm việc linh hoạt
• Ưu điểm:
− Đối với người lao động:
 Giúp nhân viên, người lao động cân bằng cuộc sống cá nhân một cách
hiệu quả.
 Tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển.
 Có sự chủ động, độc lập nhất định trong phân phối, sử dụng thời gian
trong ngày, tháng, năm.
− Đối với người sử dụng lao động:
 Hiệu quả lao động được nâng cao do người lao động giảm được áp lực từ
công việc cá nhân và gia đình.
 Điều chỉnh được số lượng người lao động khi nhu cầu nhân lực biến
động.
 Nâng cao sự hấp dẫn của công việc và giữ chân được nhân viên giỏi.
• Nhược điểm:
− Đối với người lao động:
 Nếu nghỉ một ngày và sau đó phải bù giờ vào ngày hôm sau với lượng

thời gian tăng lên ½ khiến cho nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi và căng
thẳng. Điều này cản trở tiến độ cũng như chất lượng công việc.
− Đối với người sử dụng lao động:
 Tăng chi phí quản lý lao động.
 Khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động và tiến độ phát triển của từng
người, từng bộ phận.
1.3
Các mô hình thời gian làm việc linh hoạt cơ bản
1.3.1 Mô hình xê dịch thời gian làm việc


Là mô hình tổ chức lao động mà trong đó người lao động được tự chọn lấy thời

điểm bắt đầu và kết thúc ca làm việc của mình trong khoảng thời gian được phép lựa
chọn. Thời gian hoạt động của doanh ngiệp bao gồm hai khoảng thời gian: khoảng thời
gian bắt buộc người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và khoảng thời gian người
lao động được quyền xê dịch.


Mô hình loại này thường áp dụng cho lao động làm việc đủ thời gian.
Có thể diễn tả các loại thời gian này theo hình vẽ một cách đơn giản nhất như sau:

Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 5


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành
T chính thức


7h

6h



9h
T Xê dịch



GVHD: Huỳnh Thị

15h

17h

11h
T Cứng

T Xê dịch

Các đặc điểm cơ bản của mô hình xê dịch thời gian làm việc:

Đặc điểm 1: Thời gian làm việc của người lao động trong một thời kỳ làm việc bao
gồm hai phần:
• Thời gian cứng: là thời gian bắt buộc người lao động phải có mặt ở nơi
làm việc.
• Thời gian xê dịch: nằm trong khoảng thời gian được phép xê dịch, khi
đó người lao động thông qua thỏa thuận có quyền chọn cho mình thời

điểm bắt đầu và kết thúc ca làm việc của mình trong khoảng được phép
xê dịch.
Ngoài ra, mô hình xê dịch thời gian làm việc có thời gian cứng nhỏ là hấp dẫn
nhất, bởi vì mô hình này cho khoảng thời gian được phép xê dịch khá cao và do đó
người lao động có nhiều khả năng trong việc sắp xếp thời gian làm việc của mình.
Đặc điểm 2: Các mô hình xê dịch thời gian làm việc thường là dưới các dạng:
• Mô hình xê dịch thời gian làm việc trong ngày.
• Mô hình xê dịch thời gian làm việc trong tuần.
• Mô hình xê dịch thời gian làm việc trong tháng.
• Mô hình xê dịch thời gian làm việc trong năm.
Đặc điểm 3: Mô hình xê dịch thời gian làm việc phải luôn tồn tại khả năng thanh toán,
bù trừ thời gian lao động dư hoặc nợ của người lao động trong một phạm vi thời gian
nhất định.
Đặc điểm 4: Mô hình xê dịch thời gian làm việc chỉ được thực hiện trên cơ sở đã thỏa
thuận với người sử dụng lao động.
Đặc điểm 5: Tùy theo điều kiện đặc thù riêng biệt của doanh nghiệp mà xây dựng các
mô hình xê dịch thời gian làm việc phù hợp. Đối với từng mô hình xê dịch thời gian
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 6


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

làm việc cụ thể này lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau cho người lao động
và người sử dụng lao động, do đó cần thiết có sự tính toán lựa chọn kỹ càng các mô
hình để áp dụng.



Mô hình thời gian làm việc phải luôn tồn tại khả năng thanh toán bù trừ thời gian

lao động dư hoặc nợ của người lao động trong một phạm vi thời gian nhất định

Mô hình xê dịch thời gian làm việc chỉ được thực hiện trên cơ sở đã thỏa thuận
với người sử dụng lao động tùy theo điều kiện đặc thù riêng biệt của doanh nghiệp mà
xây dựng các mô hình xê dịch thời gian làm việc phù hợp. Đối với từng mô hình xê
dịch thời gian làm việc cụ thể này lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau cho
người lao động và người sử dụng lao động, do đó cần thiết có sự tính toán lựa chọn kỹ
càng các mô hình để áp dụng.
1.3.2 Mô hình thời gian làm việc không đầy đủ
Chế độ làm việc không trọn thời gian:
− Người lao động làm công ăn lương có độ dài thời gian làm việc ít hơn những
người tương tự làm đủ thời gian;
− Độ dài thời gian làm việc đầy đủ thường được tính theo tuần, hoặc tính trung
bình cho 1 kỳ làm việc nhất định nào đó.
 Là mô hình thời gian làm việc không trọn ngày, trọn tuần, trọn tháng, trọn
năm. Áp dụng cho những lao động làm việc không trọn thời gian.
 Các mô hình thời gian làm việc không đầy đủ:
Xuất phát điểm:

Thời gian làm việc chế độ theo qui định: 40h/tuần.
Thời gian nghỉ phép năm: 6 tuần.

• Làm việc 38h/tuần
− Một ngày trong tuần sẽ được phép làm việc ít hơn các ngày khác 2h;
− Cứ 4 tuần lại được nghỉ thêm 1 ngày;
− Một năm được nghỉ phép thêm 11,5 ngày phép.
• Làm việc 36h/tuần

− 2 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc ít hơn 2 h;
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 7


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

− Nếu làm việc 9h/ngày, thì chỉ làm việc 4 ngày/tuần;
− Cứ 2 tuần lại được nghỉ thêm một ngày;
− Cứ 5 năm làm việc được nghỉ hẳn nửa năm.
• Làm việc 34h/tuần
− 2 ngày trong tuần, mỗi ngày chỉ làm việc 5h;
− Nếu làm việc 8,5h/ngày, thì chỉ làm việc 4 ngày/tuần;
− Nếu làm việc 7h/ngày, thì cứ 7 tuần được nghỉ thêm 1 ngày;
− Một năm được nghỉ thêm 34,5 ngày phép.
• Làm việc 32h/tuần
− Số ngày làm việc trong tuần ít hơn một ngày;
− 4 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc 6h, một ngày làm việc 8h;
− Một năm được thêm 46 ngày nghỉ phép;
− Cứ 5 năm làm việc thì được nghỉ hẳn 1 năm.
• Làm việc 30h/tuần
− Mỗi ngày làm việc 6h;
− Cứ làm việc 4 tuần thì được nghỉ 1 tuần;
− Nếu làm việc 9h/ngày, thì cứ sau 3 tuần làm việc được nghỉ 1 tuần;
− Mỗi năm được nghỉ thêm 57,5 ngày phép;
− Sau 4 tháng làm việc thì được nghỉ 1 tháng;
− Cứ 9 tháng làm việc có 3 tháng nghỉ.

Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 8


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

• Làm việc 28/tuần






Nếu làm việc 7h/ngày, thì cứ sau 1 tuần làm việc được nghỉ thêm 1 ngày;
4 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc 6 giờ, còn 1 ngày làm việc 4 giờ
Cứ sau 2 tuần làm việc thì được nghỉ 3 ngày
Mỗi ngày làm việc 5,6h;
Mỗi năm được nghỉ thêm 69 ngày phép;

• Làm việc 26h/tuần
− 3 ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc 6 giờ, còn 2 ngày làm việc 4 giờ;
− Mỗi tuần chỉ làm việc 3 ngày, mỗi ngày 8,6 giờ
− Mỗi tuần chỉ làm việc 4 ngày, mỗi ngày 6,5 giờ
− Mỗi năm được nghỉ thêm 80,5 ngày phép;
− Cứ sau 4 tuần làm việc thì được nghỉ 7 ngày.
• Làm việc 24h/tuần
− Mỗi tuần chỉ làm việc 3 ngày,

− Mỗi tuần chỉ làm việc 4 ngày, mỗi ngày 6 giờ
− 8 ngày làm việc, mỗi ngày 9 giờ sau đó nghỉ liên tục 7 ngày.
• Làm việc 22h/tuần:
− Mỗi tuần chỉ làm việc 3 ngày, trong đó có 2 ngày làm 8 giờ và một ngày làm
việc 6 giờ
− Mỗi ngày trong tuần chỉ làm 4,4 giờ
− Cứ sau 11 ngày làm việc thì được nghỉ 9 ngày
− Một năm được thêm 103,5 ngày nghỉ phép
• Làm việc 20h/ tuần:
− Một ngày làm việc 4 giờ
− Một tuần làm việc, một tuần nghỉ xen kẽ nhau
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 9


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

− Mỗi tuần làm việc 3 ngày, hai ngày làm việc 8 giờ, một ngày làm việc 4 giờ
− Một năm được nghỉ thêm 115 ngày nghỉ phép

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỜI GIAN
LÀM VIỆC Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ ÁNH TUYẾT
2.1

Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ánh Tuyết


Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 10


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ánh Tuyết là một Doanh nghiệp tư nhân
hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị điện máy.
 Tên giao dịch: ANHTUYETCO.,LTD
 Địa chỉ: Số 37 - đường Quang Trung - Quận Gò Vấp - Tp Hồ Chí Minh
 Giấy phép kinh doanh số: 4102002415
 Điện thoại :(08) 38912909
 Fax: (08) 38811853
 Wedsite:
 Tổng nguồn vốn: 7,500,000,000 đồng
 Lĩnh vực kinh doanh:


Mua-bán các linh kiện, thiết bị giải trí số, thiết bị văn
phòng, thiết bị điện gia dung, điện thoại di động, điện thoại bàn và các
mặt hàng điện và điện tử khác.



Sữa chữa, bảo hành các thiết bị điện tử,…

Nhóm 4 - ĐH09NL1

Trang 11


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

 Sơ đồ tổ chức:
BAN GIÁM ĐỐC

Bộ phận kế
toán-hành
chính, nhân sự

Bộ phận
kinh
doanh-bán
hàng

kho

Bộ phận
giao hàng

Bộ phận kỹ thuậtsữa chữa

Bảo vệ, tạp
vụ
 Định biên nhân sự

Tính đến tháng 10 năm 2012 Công ty có 50 lao động (Nữ: 23 người, Nam 27 người),
trong đó:
 Ban giám đốc
− 1 Giám đốc
− 2 Phó Giám đốc
 Bộ phận kế toán-hành chính, nhân sự
− 3 nhân viên tài chính-kế toán
− 1 nhân viên tuyển dụng-đào tạo
− 1 nhân viên hành chính-nhân sự
 Bộ phận kinh doanh-bán hàng
− 4 nhân viên thu ngân
− 3 nhân viên marketing - kinh doanh
− 13 nhân viên bán hàng
 Kho
− 1 thủ kho
− 2 phụ kho
 Bộ phận giao hàng
− 5 nhân viên giao hàng
 Bộ phận kỹ thuật-sữa chữa
− 5 nhân viên lắp đặt-bảo trì
− 5 nhân viên sữa chữa
 Bảo vệ và tạp vụ
− 2 nhân viên bảo vệ
− 2 nhân viên tạp vụ
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 12


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành


GVHD: Huỳnh Thị

2.2 Thực trạng tổ chức thời gian làm việc ở công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Ánh Tuyết
Do đặc trưng là siêu thị điện máy nên giờ mở cửa công ty quy định là từ 8h đến
21h hằng ngày và hoạt động liên tục từ thứ 2 đến chủ nhật.
Mô hình thời gian làm việc mà doanh nghiệp áp dụng:
 Đối với nhân viên các bộ phận: làm việc theo thời gian làm việc thông thường
(theo chế độ quy định)
• Bộ phận kế toán - hành chính, nhân sự
• Bộ phận giao hàng
− Làm việc ca 8 tiếng từ 8h - 17h hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 7.
− Nghỉ ngơi và ăn giữa ca 1 tiếng.
• Bộ phận kinh doanh - bán hàng
• Bộ phận kỹ thuật – sữa chữa
• Kho

Chia làm 3 kíp:
Kíp 1: từ 8h - 12h20p
Kíp 2: từ 12h20p – 17h40p
Kíp 3: từ 17h40p – 21h
− Căn cứ vào công việc cá nhân, gia đình của nhân viên mà họ có thể chọn làm
việc 2 kíp trong số 3 kíp (khuyến khích làm 2 kíp liên tục) sao cho 1 ngày làm đủ 8
tiếng.
− Đổi kíp luân phiên sau 1 tuần.
− Trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật nhân viên sẽ được lựa chọn nghỉ một ngày.
Việc lựa chọn này do nhân viên tùy chọn, nhưng có sự quản lý của Công ty để đảm bảo
có đủ nhân viên cần thiết cho một ca làm việc, nghỉ tối đa không quá 3 người trong một
ngày.

− Quản lý có thể đến trễ hơn so với nhân viên.
− Nhân viên bảo vệ và tạp vụ có thể sắp xếp giờ làm việc sớm hơn.
 Nhận xét:
− Sự phân chia thời gian lao động trong ngày, tuần luôn đều đặn như nhau, không
tính đến sự biến động về yêu cầu khối lượng công việc của công ty cũng như nhu cầu
của người lao động. Đã có nhiều trường hợp đi trễ do kẹt xe vì thời gian bắt đầu làm
việc là 8h, thời điểm này thường trùng với các doanh nghiệp khác nên thường xảy ra kẹt
xe vì người lao động đi làm rất đông.
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 13


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

− Mọi người lao động đều bắt buộc phải có mặt đồng loạt khi bắt đầu ca làm việc
và đồng loạt ra về khi kết thúc ca.
− Thời gian làm việc chỉ do người sử dụng lao động quyết định, người lao động
không được phép có ý kiến, phải thi hành theo quy chế nghiêm ngặt.
− Đối với nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh - bán hàng; nhân viên bộ phận kỹ
thuật – sữa chữa:
 Thời gian làm việc theo kíp, trung bình mỗi kíp nhân viên phải làm thời
gian là 4 tiếng 20 phút, nhân viên chọn 2 ca trong ngày thì số thời gian
làm việc một ngày của một nhân viên là 8 tiếng 40 phút;
 Nếu nhân viên chọn ca 1 và ca 3 thì người quản lý rất khó trong việc sắp
xếp người làm việc đầy đủ;
 Thời gian nghỉ một ngày trong tuần có thể bị trùng lặp, khó sắp xếp;


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THỜI GIAN LÀM VIỆC
LINH HOẠT Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
ÁNH TUYẾT


Ban Giám đốc nên xác định thời gian làm việc linh hoạt như một thứ đặc quyền

chứ không phải quyền lợi mà nhân viên nào cũng có. Chỉ có những nhân viên làm việc
trên mức trung bình mới được hưởng đặc quyền, hầu hết các nhân viên có thành tích
làm việc tốt sẽ được hưởng thời gian làm việc linh hoạt như một kiểu phần thưởng
trong công việc. Đây là một công cụ quan trọng trong việc thu hút nhân tài và giữ chân
họ ở lại với công ty trong dài hạn.


Những nhân viên không có kết quả làm việc trên mức trung bình hoặc vi phạm

hệ thống giờ làm việc sẽ không được hưởng chế độ thời gian làm việc linh hoạt. Tất
nhiên, những cá nhân gặp phải vấn đề đột xuất do có người trong gia đình bị ốm hay
các lý do cá nhân khác có thể được xem xét điều chỉnh trong ngắn hạn.
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 14


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành



GVHD: Huỳnh Thị


Ban Giám đốc bàn bạc, trao đổi và lấy ý kiến thống nhất của tập thể Công ty mà

xác định giờ làm. Mỗi nhân viên đăng ký giờ làm việc khác nhau, và mọi người đều
được biết giờ làm của nhau.
 Đối với nhân viên :
− Bộ phận kế toán - hành chính, nhân sự
− Bộ phận giao hàng

Mô hình công ty nên áp dụng đó là mô hình xê dịch thời gian làm việc.

Nhân viên cần có mặt tại văn phòng từ khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 19
giờ, nhưng phải đảm bảo 8 tiếng trong một ngày làm việc, có thể sắp xếp các mốc thời
gian như sau (nghỉ ăn trưa 1 tiếng từ 12 giờ đến 1 giờ chiều):
− 8h – 17h ; 8h30’ – 17h30’; 9h – 18h; 9h30’ – 18h30’; 10h – 19h
− Nhân viên phải đăng ký thời gian làm việc cố định cho người quản lý nhằm
đảm bảo số người làm việc trong giờ

Nghỉ vào Chủ Nhật hằng tuần.
 Đối với nhân viên làm việc theo ca:
o Bộ phận kinh doanh - bán hàng
o Bộ phận kỹ thuật – sữa chữa
o Kho

Mô hình công ty nên áp dụng đó là mô hình thời gian làm việc không đầy đủ.

Làm việc theo ca 6 tiếng / nhân viên, một tuần phải làm đủ 36 tiếng: từ thứ 2 đến
chủ nhật, mỗi nhân viên bộ phận kinh doanh – bán hàng và bộ phận kỹ thuật – sữa chữa
được nghỉ 1 ngày trong tuần, nhưng theo sự sắp xếp của người quản lý để đảm bảo đủ
nhân viên cần thiết cho một Kíp làm việc.


Chia làm 2 kíp:
Kíp 1: từ 8h – 14h
Kíp 2: từ 14h – 21h

Nhân viên Kíp 2 vào trước 15 phút để nhân viên Kíp 1 bàn giao ca.

Đổi ca luôn phiên mỗi tuần: tuần này làm Kíp 1 thì tuần sau làm Kíp 2.

Thời gian nghỉ theo ngày trong tuần được luân phiên theo trình tự từng nhóm
nhân viên và theo các thứ trong tuần: Nếu 3 nhân viên A, B,C nghỉ làm vào thứ 2, thì
tuần sau sẽ nghỉ vào thứ 3, tuần sau nữa sẽ nghỉ vào thứ 4…; nếu nhân viên có việc bận
đột xuất có thể tự thỏa thuận đổi ngày nghỉ với nhân viên trong nhóm khác để đảm bảo
số người nghỉ không vượt quá số người cho phép.
− Nhân viên tạp vụ làm việc không có ngày nghỉ hàng tuần, thời gian làm việc 5
tiếng/ 1 ngày, từ 7h đến 12h.
− Nhân viên bảo vệ không có ngày nghỉ hàng tuần, làm việc theo 2 ca, mỗi ca 7
tiếng, ca 1 làm từ 8h đến 15h, ca 2 làm từ 14h đến 21h, giữa ca 1 và ca 2 trùng nhau 1
tiếng.
Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 15


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

 Khả năng thực hiện (Ưu điểm) :
− Đơn giản, dễ thực hiện.
− Tạo điều kiện cho người lao động làm chủ thời gian của mình, có thể sắp

xếp thời gian làm việc phù hợp với điều kiện sinh hoạt gia đình, hay thuận tiện khi
lưu thông vào thời gian cao điểm; người lao động có thể đổi ca hay đổi ngày nghỉ
nếu có việc bận đột xuất.
− Người quản lý dễ dàng nắm bắt thời gian làm việc, thuận lợi trong công
tác chấm công, đảm bảo số lao động luôn đáp ứng được nhu cầu công việc; đáp
ứng được quyền làm chủ thời gian của người lao động, từ đó tạo nên sự tin tưởng
của người lao động đối với công ty.
− Điều chỉnh được lực lượng lao động phù hợp với sự biến động trong các
thời điểm khác nhau của doanh nghiệp; có thể thay thế lao động ngay trong các
trường hợp như nghỉ ốm, tai nạn…đảm bảo cho việc kinh doanh hoạt động bình
thường.
 Nhược điểm
− Nếu nghỉ một ngày và sau đó phải bù giờ vào ngày hôm sau với lượng
thời gian tăng lên ½ khiến cho nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.
Điều này cản trở tiến độ cũng như chất lượng công việc.
− Vì làm việc liên tục trong 6 tiếng không có thời gian nghỉ nên nhân viên
bán hàng và nhân viên sửa chữa lắp đặt sẽ làm việc hời hợt, với tiến độ chậm trong
khoảng thời gian gần kết thúc ca.
 Tuy nhiên, với mỗi mô hình thời gian làm việc luôn tồn tại những ưu và nhược điểm,
điều quan trọng là mỗi nhà quản lý cần dựa trên những ưu điểm để phát huy và từ
những nhược điểm trong mô hình thời gian làm việc để khắc phục bằng cách xây dựng
các chính sách động viên nhân viên, thúc đẩy sự cố gắng của toàn thể nhân viên.

Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 16


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành


GVHD: Huỳnh Thị

PHẦN KẾT LUẬN
Qua đây cho thấy, việc sử dụng mô hình thời gian làm việc linh hoạt không
những góp phần có lợi cho người sử dụng lao động về mặt kinh tế mà còn có lợi
cho cá nhân người lao động. Nhưng điều quan trọng là việc áp dụng của mô hình
thời gian làm việc linh hoạt còn có tác động tích cực tới xã hội. Chính những tác
động nhiều mặt của mô hình thời gian làm việc linh hoạt đã thu hút được sự quan
tâm của các nhà kinh tế, nhiều doanh nghiệp và ngày càng chiếm được sự đồng
tình hưởng ứng của đông đảo những người lao động. Nếu một doanh nghiệp
muốn áp dụng mô hình thời gian làm việc linh hoạt thì đòi hỏi phải có một cơ chế
quản lý lao động thích hợp, người sử dụng lao động còn phải nắm bắt tình hình
hoạt động làm việc của nhân viên mình và tránh tình trạng nhân viên của mình
lạm dụng thời gian làm những công việc riêng.
Vì vậy, việc sử dụng mô hình thời gian làm việc linh hoạt như một công cụ
trong quá trình làm việc. Nếu người quản lý sử dụng hiệu quả mô hình này thì sẽ
thu hút và giữ chân nhân viên ở lại với doanh nghiệp mình.

Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 17


TCLĐ Theo Thời Gian Làm Việc Linh Hoạt
Thành

GVHD: Huỳnh Thị

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
− PGS, TS. Nguyễn Tiệp - Đại học Lao động-Xã hội, (2007), Giáo trình Tổ
chức lao động, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội.

− Các wedsite:
o
o
o

Nhóm 4 - ĐH09NL1
Trang 18



×