Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

giải pháp thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.02 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------oOo----------

NGUYỄN THỊ NGỌC

GIẢI PHÁP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ðỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HỮU ẢNH

HÀ NỘI, NĂM 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong ñề tài là trung thực
và chưa từng ñược sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào.
Tôi xin can ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện khóa luận này ñã
ñược cảm ơn và thông tin trích dẫn trong ñề tài ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên


NGUYỄN THỊ NGỌC

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện ñề tài, học viên ñã nhận ñược sự giúp ñỡ và
ñược tạo ñiều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết em xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Lê Hữu Ảnh,
thầy ñã giúp ñỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện
ñề tài.
Học viên xin chân thành cảm ơn các ý kiến ñóng góp và hướng dẫn của
các Thầy, Cô giáo trong khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Trường ñại học
Nông nghiệp Hà Nội trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh ñạo Sở Tài chính Bắc Ninh, Cục thuế tỉnh
Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, các ban ngành cùng với các doanh nghiệp, hộ kinh
doanh trên ñịa bàn thành phố ñã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn./.

Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Học viên

NGUYỄN THỊ NGỌC

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
1. MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

Sự cần thiết của ñề tài ........................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài.............................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung ................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2


2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................ 3

2.1.

Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước trên ñịa
bàn tỉnh ......................................................................................................... 3

2.1.1.

Các khái niệm ....................................................................................... 3

2.1.2.

ðặc ñiểm, phân loại, chức năng thu ngân sách nhà nước ....................... 5

2.1.3.

Các yếu tổ ảnh hưởng tới thu ngân sách .............................................. 12

2.1.4.

Vai trò thu NSNN theo hướng bền vững ............................................. 18

2.2.

Nội dung của tăng thu ngân sách theo hướng bền vững....................... 20

2.2.1.


ðảm bảo cơ cấu thu ngân sách hợp lý ................................................. 20

2.2.2.

ðảm bảo cán cân ngân sách cơ bản .................................................... 22

2.2.3.

ðánh giá quan hệ mức thu và ñối tượng thu ........................................ 23

2.3.

Kinh nghiệm và bài học ...................................................................... 24

2.3.1.

Các công trình nghiên cứu có liên quan ñến tên ñề tài ......................... 24

2.3.2.

Tình hình thu ngân sách nhà nước trên thế giới ................................... 25

2.3.3

Thực tiễn về thu NSNN ở nước ta ....................................................... 30

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

iii



2.3.4.

Những bài học kinh nghiệm về thu Ngân sách Nhà nước rút ra từ
nghiên cứu .......................................................................................... 32

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 34

3.1.

ðặc ñiểm ñịa bàn ................................................................................ 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 40

3.2.1.

Khung phân tích................................................................................. 40

3.2.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 41

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 46


4.1.

Thực trạng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh giai ñoạn
2010-2012 .................................................................................................. 46

4.1.1.

Tổng thu và tỷ suất thu ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm
trong nước .................................................................................................. 46

4.1.2.

Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước theo nguồn hình thành...................... 49

4.1.3.

Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước theo sắc thuế .................................... 53

4.2.

Kết quả ñánh giá thu Ngân sách Nhà nước theo hướng bền vững
trên ñịa bàn tỉnh Bắc ninh.................................................................... 55

4.2.1.

Thực trạng ñảm bảo cơ cấu thu ngân sách hợp lý ................................ 55

4.2.2.


ðảm bảo cán cân ngân sách cơ bản ..................................................... 61

4.2.3.

ðánh giá quan hệ mức thu và ñối tượng thu: ....................................... 64

4.3.

Ý kiến của doanh nghiệp và hộ kinh doanh của mẫu ñiều tra về
kinh doanh và ñóng góp cho ngân sách nhà nước ................................ 68

4.3.1.

Ý kiến của các doanh nghiệp ñiều tra .................................................. 68

4.3.2.

Ý kiến của các hộ kinh doanh cá thể.................................................... 83

4.4.

Giải pháp thu ngân sách bền vững....................................................... 91

4.4.1

Tạo môi trường ổn ñịnh cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu
quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế ................................................. 93

4.4.2.


Hoàn thiện cơ cấu nguồn thu............................................................... 94

4.4.3.

Xây dựng hệ thống quản lý thu thuế hiệu quả, trong sạch.................... 96

5.

KẾT LUẬN ..................................................................................... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 105

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng ñất ñai của tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm 2010-2012....... 36
Bảng 3.2 Lao ñộng ñang làm việc giai ñoạn 2010 - 2012................................. 37
Bảng 3.3: Tăng trưởng kinh tế giai ñoạn 2010-2012 ......................................... 38
Bảng 3.4: Thông tin chung về công ty, doanh nghiệp tại Bắc Ninh................... 43
Bảng 3.5: Thông tin chung về chủ hộ ............................................................... 43
Bảng 4.1. Tổng thu và tỷ suất thu ngân sách nhà nước so với tổng sản
phẩm trong nước ................................................................................. 46
Bảng 4.2: Cơ cấu thu ngân sách theo nguồn hình thành .................................... 50
Bảng 4.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo sắc thuế ................................... 54
Bảng 4.4: Bền vững ngân sách nhà nước qua các khoản mục thu chủ yếu .......... 56
Bảng 4.5: Cơ cấu các khoản thu so với tổng thu ngân sách trên ñịa bàn............ 58

Bảng 4.6: Thu cân ñối ngân sách ...................................................................... 62
Bảng 4.7: Chi cân ñối ngân sách....................................................................... 62
Bảng 4.8: So sánh tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước với tăng trưởng thu
ngân sách nhà nước qua doanh nghiệp và hộ kinh doanh .............................65
Bảng 4.9: Thông tin về tài chính của công ty, doanh nghiệp tại Bắc Ninh........... 68
Bảng 4.10: Tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp tại Bắc Ninh .............. 71
Bảng 4.11: Nguyên nhân bị thiếu vốn của các doanh nghiệp Bắc Ninh ....... 73
Bảng 4.12: Nguyên nhân bị lỗ hoặc lợi nhuận thấp của các doanh nghiệp
tỉnh Bắc Ninh...................................................................................... 77
Bảng 4.13: Tổng hợp ñánh giá của công ty, doanh nghiệp về chính sách
thuế và tính chất của các khoản thuế tại BN ......................................... 81
Bảng 4.14: Tổng hợp doanh thu, mức thuế ñang thực hiện ............................... 84
Bảng 4.15: Tổng hợp chung ñánh giá của hộ về thuế ........................................ 86

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các khoản thu Ngân sách Nhà nước.....................................................7
Hình 2.2: Hệ thống cơ quan quản lý ....................................................................9
Hình 2.3: Hệ thống NSNN ở Việt Nam.............................................................17
Hình 3.1 Khung phân tích giải pháp thu ngân sách nhà nước theo hướng bền
vững trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh...........................................................41
Hình 4.1: Tổng thu Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh qua các năm ................47
Hình 4.2: Tốc ñộ thu Ngân sách Nhà nước và tổng sản phẩm trong nước (%) ...49
Hình 4.3. Tỷ trọng thu ngân sách tỉnh Bắc Ninh giai ñoạn 2010-2012 ...............52


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GTGTIMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSðPNKNhập khẩu

Ngân sách ñịa phương


KT-XH

Kinh tế xã hội

KBNN

Kho bạc nhà nước

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTðB

Tiêu thụ ñặc biệt

XK

Xuất khẩu

XNK


Xuất nhập khẩu

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. Sự cần thiết của ñề tài
Hiện nay, ñất nước ta ñang trong quá trình ñổi mới và hội nhập. Một trong
những nhân tố tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện ñường lối ñổi
mới và hội nhập là ngân sách Nhà nước. Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng
trong toàn bộ hoạt ñộng kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và ñối ngoại của ñất nước.
Vai trò của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai
ñoạn nhất ñịnh. ðối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước ñảm nhận vai trò
quản lý vĩ mô ñối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Một quốc gia ñược ñánh giá là phồn
thịnh trước tiên người ta chú ý ñến sự lớn mạnh và bền vững về tài chính. Kinh tế có
phát triển lớn mạnh thì kéo theo tài chính cũng lớn mạnh và ngược lại nguồn tài chính
công có lớn mạnh và bền vững sẽ kéo theo kinh tế phồn thịnh giảm tỉ lệ nghèo khó thất
nghiệp, bên cạnh ñó nó còn là công cụ ñiều tiết vĩ mô nền kinh tế, kiềm chế lạm phát,
bình ổn giá cả...Từ ñó thu ngân sách nhà nước ñược các ngành các cấp chú ý ñến. Từ
trung ương ñến ñịa phương ñã và ñang ñề ra các nhiệm vụ thiết thực nhằm thu ngân

sách nhà nước theo hướng bền vững với mục tiêu luôn có nguồn lực tài chính lớn mạnh,
ổn ñịnh. Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ ñô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế
Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng ñiểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc
Ninh có các trục ñường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung
tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc của Việt Nam có nhiều tiềm năng về
phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập, nhất là trong giai ñoạn hiện nay Bắc Ninh
chuẩn bị ñi những bước ñầu cho sự phát triển lên một tỉnh phồn thịnh ñòi hỏi phải có
nguồn lực tài chính lớn mạnh chủ yếu là từ thu ngân sách nhà nước. Cùng với tiến ñộ
công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, tỉnh Bắc Ninh dần dần thay ñổi cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ với các khu công nghiệp mới. Bên cạnh ñó là sự
phát triển của các làng nghề truyền thống trên ñịa bàn nên ñể phục vụ cho thành công
mục tiêu ñề ra bên cạnh sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách cấp trên cần phải có ngân sách
ñịa phương...
Với vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính nhà nước, việc thu ngân
sách có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là do ñiều kiện xuất
phát ñiểm thấp tỉnh Bắc Ninh ñang ñứng trước những lựa chọn khó khăn. Muốn nâng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

1


cao hiệu lực hoạt ñộng của bộ máy thì phải thu ngân sách một cách bền vững, tuy nhiên
thu ngân sách có thể làm ảnh hưởng ñến phát triển trong tương lai hoặc giảm thu ñể
kích thích dân cư và doanh nghiệp dành nguồn lực phát triển kinh tế thì ảnh hưởng ñến
các lợi ích trước mắt.
Giải quyết ñược mâu thuẫn giữa nguồn thu ngân sách trong khi vẫn ñạt ñược
mục tiêu nuôi nguồn thu và xa hơn, hướng ñến sự phát triển bền vững ñòi hỏi các nhà
quản trị cần có những giải pháp sao cho phù hợp trong giải quyết vấn ñề. Xuất phát từ


yêu cầu thực tế tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Giải pháp thu ngân sách nhà
nước theo hướng bền vững trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
ðề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu NSNN theo hướng bền vững
phân tích thực trạng NSNN, từ ñó ñề xuất giải pháp xác ñịnh cơ cấu thu hợp lý
bền vững nhằm hoàn thiện thu ngân sách.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước theo
hướng bền vững;
- ðánh giá thực trạng thu ngân sách nhà nước trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- ðề xuất một số giải pháp thu ngân sách bền vững trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: ðề tài nghiên cứu trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng từ năm 2010 2012 ñề xuất giải pháp cho những năm 2015-2020.
+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn ñề lý luận và thực tiễn
về quản lý và sử dụng ngân sách trên ñịa bàn tỉnh Bắc Ninh, yếu tố ảnh hưởng
(thuế, phí và lệ phí từ các doanh nghiệp trên ñịa bàn) và các giải pháp thu ngân
sách nhà nước theo hướng bền vững.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

2


2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước trên ñịa bàn tỉnh
2.1.1. Các khái niệm
- Ngân sách nhà nước: Theo Luật của Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về ngân sách nhà nước thì Ngân

sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước ñã ñược cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết ñịnh và ñược thực hiện trong một năm ñể bảo ñảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (Luật Ngân sách số
01/2002/QH11 ngày 16/12/2002).
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản thu từ hoạt ñộng kinh tế của Nhà nước; các khoản ñóng góp của các tổ
chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy ñịnh của
pháp luật. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo ñảm quốc phòng, an ninh, bảo ñảm hoạt ñộng của bộ máy nhà nước;
chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy ñịnh của
pháp luật. Ngân sách nhà nước ñược quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn
quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội quyết ñịnh dự toán ngân sách nhà nước,
phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Ngân
sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách ñịa phương. Ngân sách
ñịa phương bao gồm ngân sách của ñơn vị hành chính các cấp có Hội ñồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Theo Nghị ñịnh số 60/2003/Nð-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy
ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước thì ngân sách tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân
sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách
huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

3


Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Nguồn thu
của ngân sách ñịa phương gồm: các khoản thu ñược hưởng 100% như các loại

thuế có liên quan ñến nhà ñất, tài nguyên; thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử
dụng ñất, thuế sử dụng ñất nông nghiệp, tiền sử dụng ñất, tiền cho thuê ñất; Tiền
cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt
ñộng xổ số kiến thiết; Thu hồi vốn của ngân sách ñịa phương tại các tổ chức
kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của ñịa phương, thu nhập từ vốn góp của ñịa
phương; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các
cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ñịa phương; Các khoản phí, lệ phí, thu từ
các hoạt ñộng sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách ñịa phương
theo quy ñịnh của pháp luật ..., các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm
giữa ngân sách trung ương và ngân sách ñịa phương như thuế giá trị gia tăng, trừ
thuế giá trị gia tăng hàng xuất nhập khẩu và thuế GTGT của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể; thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ thuế
TNDN của các ñơn vị hạch toán toàn ngành và thuế TNDN của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh; thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh do cấp tỉnh quản lý; thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do cấp huyện
quản lý, thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh cá thể; thuế thu nhập khác của
các doanh nghiệp gồm: thu nợ thuế chuyển thu nhập, thu nhập sau thuế thu nhập;
thuế thu nhập cá nhân; thuế tiêu thu ñặc biệt từ hàng hóa dịch vụ trong nước, phí
xăng dầu, thu bổ sung cân ñối từ ngân sách trung ương, thu từ huy ñộng ñầu tư
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy ñịnh tại khoản 3 ðiều 8 của
Luật NSNN.
Thu ngân sách bền vững
Thu ngân sách bền vững là việc thu ngân sách hiện tại không làm ảnh
hưởng ñến thu ngân sách trong tương lai, trong bất kỳ tình huống nào thu NSNN
ñều ñược nhà nước kiểm soát một cách chủ ñộng, trong ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn ñều không ñẩy Nhà nước vào tình trạng vỡ nợ, mất ổn ñịnh, mất an toàn
tài chính.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế


4


Tình trạng thu ngân sách nhà nước tiến triển ổn ñịnh, an toàn, vững mạnh,
không chứa ñựng các nguy cơ xẩy ra mất cân ñối, trong bất kỳ tình huống nào thì
thu NSNN ñều ñựơc nhà nước kiểm soát một cách chủ ñộng. Thực tế cho thấy,
tại nhiều nước, tuy thâm hụt ngân sách diễn ra khá thường xuyên và số dư nợ
quốc gia tăng theo thời gian, song không thể kết luận ngay là tăng thu ngân sách
của các nước này không bền vững, không thể nói ngay rằng các nước này có
nguy cơ rơi vào khủng khoảng tài khoá, bởi thực ra ñó chỉ là những khó khăn về
ngân sách trong ngắn hạn. Ngược lại, có những nước tuy tình hình ngân sách
ñang tương ñối lành mạnh, nhưng cũng không thể nói một cách chắn chắn là tăng
thu ngân sách của nước ñó là bền vững, bởi trong tương lai rất có thể rơi vào
khủng hoảng tài khoá do hậu quả của việc thực hiện các chính sách tài khóa
không hiệu quả, lãng phí hoặc nền kinh tế phát triển không bền vững, hoặc hệ
thống tài chính chứa ñựng nhiều nguy cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi có những biến
cố xảy ra thì khó có thể bảo ñảm ñược tính bền vững của thu NSNN.
Vì vậy ñể tạo ra nguồn thu bền vững cho NSNN cần phải nuôi dưỡng
nguồn thu. Tăng thu bền vững cho phép mang lại những nguồn thu bền vững,
nhất là những nguồn thu từ thuế ñối với các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh
tế và có thể ngày càng tăng, có khả năng ñáp ứng ñược các nhu cầu chi một cách
thuận lợi, tạo ñủ nguồn cho Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai ñoạn. Tăng thu ngân sách bền vững có ý nghĩa quan trọng,
chiếm vị trí then chốt trong việc bảo ñảm sự bền vững của khu vực tài chính
công, kéo theo là sự bền vững của cả nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên nguồn thu
muốn tăng trưởng và bền vững hay không cũng lại phụ thuộc vào sự ổn ñịnh, bền
vững nền kinh tế, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế và phụ thuộc vào các yếu tố cấu
thành nên nguồn thu.
2.1.2. ðặc ñiểm, phân loại, chức năng thu ngân sách nhà nước
2.1.2.1. ðặc ñiểm Thu Ngân sách Nhà nước

+ Tính pháp lý và tính cưỡng chế rất cao: Một số khoản thu chủ yếu của
NSNN nước như thuế, phí, lệ phí, thu từ các hoạt ñộng kinh tế của Nhà nước ñều
là các khoản thu theo nghĩa vụ bắt buộc ñối với các thể nhân và pháp nhân, ñược

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

5


qui ñịnh bằng các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến pháp, Pháp lệnh
so Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua.
+ Tính không hoàn trả trực tiếp: Việc nộp thuế và các khoản phải nộp theo
nghĩa vụ khác không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp, mà họ ñược hưởng các
lợi ích gián tiếp dưới hình thức các dịch vụ công do Nhà nước cung cấp. Giá trị
hàng hoá dịch vụ mà họ hưởng không tương ứng với số thuế và các khoản phải
nộp khác.
Thu ngân sách nhà nước ñược thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không
trực tiếp là chủ yếu.
2.1.2.2. Phân loại Ngân sách Nhà nước
Ngân sách Trung ương (TW) bao gồm các ñơn vị dự toán của cấp này.
Mỗi bộ, cơ quan trung ương là một ñơn vị dự toán của Ngân sách Trung ương.
Ngân sách Trung ương cung ứng nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, mục
tiêu chung cho cả nước trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh, ñối ngoại và hỗ trợ chuyển giao nguồn tài chính cho
ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngân sách ñịa phương (NSðP) là tên chung ñể chỉ ngân sách của các
chính quyền ñịa phương phù hợp với ñịa giới hành chính các cấp. Ngân sách xã,
phường, thị trấn vừa là một cấp ngân sách, vừa là một bộ phận cấu thành của
ngân sách huyện và quận, thị xã. Ngân sách huyện, quận, thị xã vừa là một cấp
ngân sách, vừa là bộ phận cấu thành của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung tương. NSðP cung ứng nguồn tài chính ñể thực hiện các nhiệm vụ của
chính quyền Nhà nước ở ñịa phương và hỗ trợ chuyển giao nguồn tài chính cho
chính quyền cấp dưới.
* Phân loại thu Ngân sách Nhà nước
Việc phân loại thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích, ñánh
giá và quản lý các nguồn thu NSNN. ðể thấy rõ sự phát triển và tính hiệu quả
của nền kinh tế, chúng ta phân loại thu NSNN theo nội dung kinh tế.
Thu NSNN bao gồm: Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; Các khoản tu từ
hoạt ñộng kinh tế của nhà nước; Các khoản ñóng góp của các tổ chức và các cá

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

6


nhân; Các khoản viện trợ; Các khoản thu khác theo quy ñịnh của Pháp luật ở mỗi
quốc gia, có thể chia thu Ngân sách thành hai nhóm (hình 2.1).
Việc phân loại theo các khoản thu ngân sách trên cho phép ñánh giá ñược
mức ñộ huy ñộng các nguồn thu ở các khu vực kinh tế khác nhau trong nền kinh
tế; cũng như tổng quan thu trong nước, ngoài nước. Từ ñó có chính sách, biện
pháp khai thác các nguồn thu hợp lý ở các khu vực, cân ñối trong và ngoài nước.
Thu NSNN

Thu thường xuyên

Thuế

Phí,
lệ phí


Thu không thường xuyên

Thu từ
Hð kinh

Các
khoản

Các tổ
chức

Vay và
VT nước

Các khoản
do
NN vay ñể

Các cá
nhân

Hình 2.1: Các khoản thu Ngân sách Nhà nước
- Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nước ta gồm:
+ Thuế, phí, lệ phí do tổ chức, cá nhân nộp theo quy ñịnh của pháp luật.
+ Các khoản thu từ hoạt ñộng kinh tế của Nhà nước theo quy ñịnh của
pháp luật (tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho
vay; thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế…).
+ Thu từ hoạt ñộng sự nghiệp; tiền sử dụng ñất; thu từ hoa lợi công sản và
ñất công ích; Tiền cho thuê ñất, thuê mặt nước; thu từ bán hoặc cho thuê tài sản
thuộc sở hữu nhà nước.

+ Các khoản ñóng góp tự nguyện của các tổ chức, các cá nhân trong và
ngoài nước.
+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ
quan, ñơn vị nhà nước.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

7


+ Thu từ Quỹ ñất dự trữ tài chính; thu kết dư ngân sách.
+ Các khoản thu khác theo quy ñịnh của pháp luật.
Cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính chất
và hình thức ñộng viên vào ngân sách, ñánh giá tính cân ñối, bền vững, hợp lý về
cơ cấu các nguồn thu. Trên cơ sở ñó giúp cho việc hoạch ñịnh chính sách cũng
như tổ chức ñiều hành ngân sách phù hợp với các mục tiêu nhà nước theo ñuổi
trong từng thời kỳ.
2.1.2.3. Chức năng thu Ngân sách Nhà nước
Hệ thống cơ quan trong bộ máy cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước
bao gồm cơ quan chủ quản Bộ tài chính. Dưới Bộ Tài chính có các cơ quan cùng
cấp là: Kho bạc Nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan, Sở Tài chính. Ở
cấp Kho bạc Nhà nước lại quản lý theo thứ tự giảm dần bao gồm Kho bạc Nhà
nước tỉnh và Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã. Dưới Tổng cục thuế có Cục
thuế và Chi cục thuế. Dưới Tổng cục hải quan gồm có hải quan tỉnh, thành phố
và hải quan cửa khẩu. Dưới Sở Tài chính có phòng tài chính và ban tài chính. Có
thể khái quát hệ thống cơ quan quản lý qua hình 2.2.
NSNN là thành phần chủ ñạo trong tài chính công, gắn liền với vai trò và
chức năng của nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. ðó là ba chức năng,
phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập và ñiều chỉnh kiểm soát. Trong ñó, thu

NSNN tham gia rõ nét vào chức năng phân bổ và phân phối thu nhập.
2.1.2.3.1. Chức năng phân bổ nguồn lực
Chức năng phân bổ nguồn lực của NSNN là khả năng khách quan mà nhờ vào
ñó các nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của Nhà nước ñược tổ chức, sắp xếp, phân
phối một cách có tính ñến hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn tài lực
ñó ñảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn ñịnh theo các tỷ lệ cân ñối ñã
ñịnh của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong ñó, hình thành chức năng này của NSNN, quá trình thu ñóng vai trò
huy ñộng, tập trung một phần những nguồn lực mà xã hội sử dụng một cách hợp
lý có tính ñến khả năng của các ñối tượng huy ñộng cũng như thể hiện thái ñộ
của Nhà nước với những thành phần ñó.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

8


Bộ Tài chính

Tổng cục Hải
quan

Kho bạc
Nhà nước

Tổng cục Thuế

Cục Hải quan
tỉnh, TP


Kho bạc Nhà
nước tỉnh, TP

Cục Thuế Tỉnh,
TP

Sở Tài chính
tỉnh, TP

Chi cục HQ
quận, huyện,
TX

KBNN quận,
huyện, thị xã

Chi cục Thuế
huyện, quận,
TX

Phòng Tài
chính quận,
huyện, TX

Các DN Nhà
nước

Các ñơn vị sử
dụng NS


ðội kiểm tra

ðội Thuế xã,
phường

Quản lý các
DN trên ñịa

Quản lý
hộ cá thể

ðội quản lý
hành chính

Ban Tài chính
xã, phường

Phí và lệ phí
thuộc NSNN

Hình 2.2: Hệ thống cơ quan quản lý
Ở nước ta, trong những năm trước thời kỳ ñổi mới, nền kinh tế vận hành
theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước thực hiện chế ñộ bao cấp nguồn tài
chính từ ngân sách cho phần lớn các hoạt ñộng kinh tế - xã hội. Bởi vậy, ngân
sách nhà nước ñược hiểu như là ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Toàn bộ nguồn lực xã hội ñều tập trung trong tay nhà nước, và việc sử dụng các
nguồn lực này không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực là các
quỹ ngân sách ñược tạo lập, ñược phân phối và sử dụng. Việc tạo lập, phân phối
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế


9


và sử dụng một cách ñúng ñắn, hợp lý các quỹ ngân sách ñó chính là sự phân bổ
một cách tối ưu các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của các chủ thể
công, nó tác ñộng mạnh mẽ tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của
toàn xã hội: thúc ñẩy hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế xã hội bằng việc
tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân ñối quan trọng trong phân bổ các nguồn tài chính.
Một sự phân bổ như thế sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển bền
vững và ổn ñịnh của nền kinh tế.
Chức năng phân bổ của thu NSNN, thể hiện ở việc thu ngân sách phải trên
cơ sở thực lực nguồn lực tài chính của toàn xã hội, có cân nhắc cho phù hợp với
ñặc ñiểm, tình hình của ñất nước trong từng thời kỳ và theo sát các kế hoạch,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng là một tiêu chuẩn quan
trọng. Phân bổ nguồn lực tài chính phải nhằm ñạt ñược những mục tiêu kinh tế vĩ
mô là hiệu quả, ổn ñịnh và phát triển kinh tế.
2.1.2.3.2. Chức năng phân phối lại thu nhập
Chức năng phân phối lại thu nhập của thu NSNN là khả năng khách quan
mà nhờ vào ñó ngân sách ñược sử dụng vào việc phân phối và phân phối lại các
nguồn tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong
phân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội.
Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước trên tư cách người
có quyền lực chính trị, còn ñối tượng phân phối là các nguồn tài chính ñã thuộc
sở hữu công cộng hoặc ñang là thu nhập của các pháp nhân và thể nhân trong xã
hội mà Nhà nước tham gia ñiều tiết.
Tuy nhiên, trong ñiều kiện của nền kinh tế thị trường, do những yếu tố sản
xuất của các chủ thể kinh tế hoặc các cá nhân không giống nhau, sức khỏe, trình
ñộ, hoàn cảnh,... không giống nhau mà thu nhập của các chủ thể kinh tế hoặc của
các cá nhân có sự chênh lệch. Sự chênh lệch thu nhập này vượt quá giới hạn nào

ñó sẽ dẫn ñến bất công bằng xã hội. Như vậy, mặc dù ñạt ñến sự công bằng về
mặt kinh tế thì vẫn có sự bất công bằng về mặt xã hội. Yêu cầu công bằng xã hội
là duy trì sự chênh lệch trong phạm vi hợp lý, thích ứng với từng giai ñoạn mà xã
hội có thể chấp nhận ñược.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

10


Trong lĩnh vực này, thu NSNN ñược sử dụng làm công cụ ñể ñiều chỉnh
lại thu nhập mà các chủ thể trong xã hội ñang nắm giữ. Sự ñiều chỉnh này ñược
thực hiện theo hai hướng là ñiều tiết bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thu nhập thấp.
ðối với những thu nhập do thị trường hình thành như tiền lương của người lao ñộng,
lợi nhuận doanh nghiệp, thu nhập về cho thuê, thu nhập về tài sản, thu nhập về lợi tức
cổ phần...thì chức năng của thu NSNN là thông qua việc phân phối lại ñể ñiều tiết.
Những nhu cầu như y tế, bảo vệ sức khỏe, phúc lợi xã hội, bảo ñảm xã hội... thì ñược
ñáp ứng thông qua phân phối tập trung từ nguồn thu NSNN.
Trong việc ñiều tiết thu nhập, thu thuế là biện pháp chủ yếu. Thông qua các
thứ thuế gián thu ñể ñiều tiết tương ñối giá cả của các loại hàng hóa, từ ñó ñiều tiết
sự phân phối các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế. Thông qua thuế thu nhập
doanh nghiệp ñể ñiều tiết lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thuế thu nhập cá
nhân ñể ñiều tiết thu nhập lao ñộng và thu nhập phi lao ñộng của cá nhân (thu nhập
về tài sản, tiền cho thuê, lợi tức...). Thông qua công cụ thuế, các thu nhập cao ñược
ñiều tiết bớt một phần và ñược tập trung vào NSNN.
Khác với chức năng phân bổ nguồn lực, chức năng phân phối lại thu nhập
ñược ñề cập với sự quan tâm nhiều hơn ñến khía cạnh xã hội của sự phân phối.
Tuy nhiên, vấn ñề ñặt ra là cần nhận thức và xử lý hợp lý mối quan hệ giữa mục
tiêu công bằng và mục tiêu hiệu quả của kinh tế vĩ mô. Trong nhiều trường hợp,
ñể ñạt mục tiêu công bằng, sự phân phối lại làm tổn hại tới mục tiêu hiệu quả.

Chẳng hạn, một sự ñánh thuế quá cao vào thu nhập sẽ hạn chế tác dụng thúc ñẩy
tăng tiết kiệm và tăng ñầu tư của tư nhân, ñồng thời, có thể dẫn ñến hiện tượng
tìm cách trốn thuế do tình trạng quá tải của thuế mang lại. Hay một sự trợ cấp xã hội
tràn lan, thiếu tính toán cân nhắc dễ dẫn ñến tâm lý chờ ñược cứu tế, giảm tính tích
cực lao ñộng, ñồng thời làm giảm tác dụng tăng tiết kiệm của khu vực công.
Do ñó, một sự tính toán cân nhắc trong chính sách phân phối và tái phân
phối thu nhập ñể có thể ñạt tới mục tiêu công bằng trên cơ sở ñảm bảo tính hiệu
quả kinh tế là rất quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả NSNN trong thực hiện
các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

11


2.1.3. Các yếu tổ ảnh hưởng tới thu ngân sách
2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
ðây là nhân tố quan trọng, phản ánh mức ñộ phát triển nền kinh tế có ảnh
hưởng ñến thu và cơ cấu thu, là căn cứ ñể xác ñịnh mức ñộ huy ñộng thu ngân
sách phù hợp. Nền kinh tế càng phát triển, khả năng tích lũy, tiết kiệm, ñầu tư,
tiêu dùng trong nền kinh tế càng lớn làm cho số thu ngân sách càng cao. Sự tăng
trưởng, phát triển ổn ñịnh của nền kinh tế tạo tiền ñề cho sự tăng trưởng ổn ñịnh
và bền vững của nguồn thu NSNN. Ngược lại, với nền kinh tế còn lạc hậu, giá trị
sản xuất, ñầu tư, tiết kiệm, tích lũy còn thấp thì khả năng huy ñộng nguồn thu
ngân sách chỉ ở mức hợp lý, không ñược vượt quá khả năng của nền kinh tế.
Quy mô và tốc ñộ tăng trưởng kinh tế là cơ sở ñể thực hiện hàng loạt vấn
ñề kinh tế, chính trị, xã hội. Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng
lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do ñó
tăng trưởng kinh tế là tiền ñề vật chất ñể giảm bớt tình trạng ñói nghèo. Tăng
trưởng kinh tế nhanh là vấn ñề có ý nghĩa quyết ñịnh ñối với mọi quốc gia trên

con ñường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng, làm
cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của
cộng ñồng ñược cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử
vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển, tạo ñiều kiện giải
quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Chính sách ngân sách hoặc chính sách
tài chính công sẽ không bền vững nếu việc thực hiện các chính sách này khiến
cho sản lượng của nền kinh tế trong tương lai xuống mức thấp hơn mức mà nền
kinh tế ñáng ra có thể ñạt ñược. Cách thức tốt nhất ñể Chính phủ của một quốc
gia ñáp ứng ñược các nghĩa vụ tài chính của mình trong tương lai là phải có một
nền kinh tế phát triển năng ñộng có khả năng tạo thêm nguồn thu cho Chính phủ
từ sự phát triển này, nhất là trong bối cảnh gánh nặng của nghĩa vụ nợ ngày càng
tăng. Nếu sự mất cân ñối về tài chính cản trở tăng trưởng trong tương lai, sự
ñóng góp cho ngân sách từ tăng trưởng kinh tế sẽ nhỏ dần và theo ñó Chính phủ
sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

12


Tăng trưởng bền vững góp phần tạo ra nguồn thu ngân sách ổn ñịnh và
bền vững, thu NSNN ñược lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ mọi lĩnh vực hoạt
ñộng khác nhau, cả sản xuất, lưu thông, phân phối. Bởi vậy thu ngân sách luôn
gắn chặt với kết quả của hoạt ñộng kinh tế và sự vận ñộng của các phạm trù giá
trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất… Kết quả các hoạt ñộng kinh tế của tỉnh
ñược ñánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu như: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất lợi
nhuận… ðó là các nhân tố khách quan quyết ñịnh mức ñộng viên của NSNN.
Sự vận ñộng của các phạm trù khác vừa có tác ñộng ñến sự tăng giảm mức
ñộng viên của NSNN, vừa ñặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu của
NSNN ñể ñiều tiết các hoạt ñộng kinh tế - xã hội cho hợp với sự biến ñộng của

các phạm trù giá trị.
Như vậy, trong tổng thu NSNN phải coi trọng nguồn thu trong nước là
chủ yếu. Khái niệm sản xuất ngày nay ñược hiểu bao gồm không chỉ các hoạt
ñộng sản xuất vật chất, mà còn do các hoạt ñộng dịch vụ tạo ra. Ở các nước
phát triển và các xã hội văn minh, các hoạt ñộng dịch vụ phát triển rất mạnh và
nguồn của cải xã hội ñược tạo ra ở ñây có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ
trọng cao. ðối với Việt Nam, xu hướng ñó cũng là tất yếu. Như vậy, cùng với
hoạt ñộng sản xuất vật chất, các hoạt ñộng dịch vụ là nơi tạo ra nguồn thu chủ
yếu của NSNN.
Do ñó, ñể tăng thu NSNN, về lâu dài con ñường chủ yếu là phải nâng cao
trình ñộ phát triển, tìm cách mở rộng sản xuất, tăng lên về số lượng, chất lượng
hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nâng cao hiệu quả sản xuất của nền
kinh tế.
ðối với công tác thu NSNN của một tỉnh, thành phố, nhân tố quyết ñịnh
tới nguồn thu NSNN trên ñịa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển của nền
kinh tế trong phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, khác với NSNN, nguồn thu trên ñịa
bàn tỉnh còn chịu tác ñộng của phạm vi ñịa giới, những chính sách qui ñinh
riêng và nhiều ñặc ñiểm khác. Chẳng hạn, tuy sự hoạt ñộng sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp không nằm trên ñịa bàn, nhưng trụ sở doanh nghiệp nằm
trên phạm vi lãnh thổ tỉnh cũng mang lại nguồn thu theo quy ñịnh, và do ñó

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

13


nguồn thu này không gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế trên ñịa bàn. Vì lý do
ñó, khi xem xét sự tác ñộng của nhân tố sự tăng trưởng nền kinh tế trên ñịa bàn
tới nguồn thu NSNN phải loại bỏ các nhân tố ñó.
Có thể khẳng ñịnh, quy mô và tốc ñố tăng trưởng kinh tế vừa ñem lại

nguồn thu NSNN vừa là ñối tượng tác ñộng của chính sách thu. Nhận thức ñầy
ñủ sự ảnh hưởng của nhân tố này, trong công tác thu, phải tránh tình trạng thu
theo chủ quan, thu tách rời thực trạng tăng trưởng của nền kinh tế, phải ñặt lợi
ích kinh tế lên hàng ñầu, thực hiện thu phải tạo ñược ñiều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế.
2.1.3.2. Hệ thống, chính sách pháp luật trong lĩnh vực thu ngân sách
Nếu như kết quả hoạt ñộng nền kinh tế tạo ra nguồn thu cho NSNN, cơ
chế, chính sách về nguồn thu và tổ chức thu chính là căn cứ là quy ñịnh ñể
chúng ta biết thu như thế nào, thu những gì ở nguồn thu ấy.
Các luật lệ do Nhà nước qui ñịnh về nguồn thu và tổ chức quản lý thu là
căn cứ cho quá trình ñộng viên vào ngân sách. Các qui ñịnh về nguồn thu bao
gồm các luật thuế, các qui ñịnh về phí, lệ phí về bán tài nguyên, tài sản quốc
gia, về các doanh nghiệp Nhà nước.
Yêu cầu ñối với chính sách huy ñộng nguồn thu NSNN là phải ñảm bảo
tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước ñể trang
trải các khoản chi phí cần thiết cho việc vận hành bộ máy cũng như thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. ðồng thời ñảm bảo khuyến khích, thúc
ñẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn thu ngày càng lớn.
Chính phủ có quyền ñánh thuế, vì thế Chính phủ có thể tăng thuế ñể trả
nợ. Nhưng tăng thuế quá mức sẽ tác ñộng không tốt ñến tăng trưởng, làm triệt
tiêu nguồn thu trong tương lai, chính sách thuế sẽ không bền vững nếu việc thực
hiện các chính sách này khiến cho sản lượng của nền kinh tế trong tương lai
xuống mức thấp hơn mức mà nền kinh tế ñáng ra có thể ñạt ñược. Mục tiêu cơ
bản bao trùm của chính sách thuế là tính công bằng. ðiều này có thể ñược thực
hiện thông qua việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế xã hội, tăng thu
ngân sách, giải quyết việc làm, kích thích tăng trưởng ñể tăng nguồn thu; mục tiêu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

14



công bằng sẽ mang tính lâu dài. Muốn thực hiện ñược các mục tiêu mang tính xã hội
thì cần phải có tiềm lực ñủ mạnh, ñảm bảo bằng sự tăng trưởng và phát triển của
kinh tế. trên cơ sở ñó thực hiện mục tiêu công bằng và ñảm bảo nguồn thu. Do vậy,
mục tiêu kinh tế phải là ưu tiên hàng ñầu, sau ñấy ñến mục tiêu công bằng và cuối
cùng là ñảm bảo nguồn thu. Thực hiện các mục tiêu trên cần phải áp dụng vào từng
chính sách thuế cụ thể. Tuy nhiên, mỗi chính sách thuế ñảm nhận chức năng và vai
trò khác nhau, nên thứ tự mục tiêu có thể khác nhau, nhưng mục tiêu huy ñộng
nguồn thu nên ñặt lên hàng ñầu.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, ñể xác ñịnh mức thu NSNN ñúng ñắn
cần phải có sự phân tích, ñánh giá cụ thể các nhân tố tác ñộng ñến nó, trong
những ñiều kiện và hoàn cảnh cụ thể của ñịa phương trong cùng thời kỳ. Tỷ
suất thu NSNN ñược xem là hạt nhân cơ bản của chính sách thu nên cần phải
ñược nghiên cứu, xem xét trên nhiều khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội.
Về nguyên tắc, trong những ñiều kiện hoạt ñộng bình thường thì phải cẩn
ổn ñịnh mức thu, ổn ñịnh các sắc thuế không ñược gây xáo trộn lớn trong hệ
thống thuế, ñồng thời tỷ lệ ñộng viên của nhà nước phải thích hợp, ñảm bảo kích
thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. ðể thực hiện
ñược nguyên tắc này ñòi hỏi phải có sự lựa chọn ñối tượng tính thuế sao cho ñối
tượng ñó ít có sự biến ñộng. Từ ñó sẽ thuận lợi cho việc kế hoạch hóa NSNN, tạo
ñiều kiện ñể kích thích người nộp thuế cải tiến, ñẩy mạnh hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh.
Việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan ñiểm công bằng ñối với mọi
người chịu thuế, không phân biệt ñịa vị xã hội, thành phần kinh tế, chủ yếu dựa
trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. ðể ñảm bảo ñược nguyên tắc công
bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải thiết kết hợp giữa sắc thuế trực thu với sắc
thuế gián thu.
Trong thiết kế hệ thống thuế các ñiều luật của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ
thể ở từng mức thuế, cơ sở ñánh thuế…ñể tránh tình trạng lách luật, trốn thuế.

Hơn nữa việc sửa chữa, bổ sung các ñiều khoản trong sắc thuế không phải lúc
nào cũng thực hiện ñược, cho nên các ñiều khoản trong luật phải bao quát và phù

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

15


hợp với các hoạt ñộng của nền kinh tế xã hội, ñiều này giúp cho việc tổ chức
chấp hành luật thống nhất, tránh ñược tình trạng lách luật, trốn thuế.
Cần hạn chế số lượng thuế suất, xác ñịnh rõ mục tiêu chính, không ñề ra quá
nhiều mục tiêu trong một sắc thuế, có như vậy mới tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc
triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh ñược những tiêu cực trong thu thuế.
2.1.3.3. Tổ chức, quản lý thực hiện thu ngân sách
Tổ chức bộ máy thu gọn nhẹ, ñạt hiểu quả cao, chống thất thu do trốn,
lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn ñáp ứng nhu
cầu chi tiêu của NSNN.
Các yếu tố chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật trong quản lý ngân sách
cũng có tác ñộng ñáng kể ñến tăng thu bền vững, ñó là cách thức và phương
pháp phân loại thu, chi NSNN, phương pháp cân ñối ngân sách, phương pháp
hạch toán kế toán ngân sách...
Một hệ thống thu, chi NSNN ñược tổ chức phân loại tốt, ñược theo dõi, quản lý,
hạch toán ñúng phương pháp cũng sẽ tác ñộng không nhỏ tới tăng thu ngân sách
bởi chính những ñiều ñó không những luôn cung cấp ñược những hình ảnh
trung thực, sống ñộng về tình hình thu, chi NSNN, từ ñó có cái nhìn ñúng ñắn
về thực trạng của NSNN có ñược những quyết sách ñúng ñắn mà còn luôn tạo
ñiều kiện cho việc xây dựng hệ thống quản lý thu hiệu quả NSNN, góp phần
bảo ñảm tăng thu bền vững và ngược lại.
Hệ thống NSNN, nếu ñược tổ chức quản lý tốt, sử dụng phương pháp kế
toán dồn tích, có hệ thống kế toán thống nhất (bao gồm kế toán KBNN, kế toán

NSNN và kế toán tại các ñơn vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng NSNN) thì
không những phản ánh ñúng và thống nhất thực trạng thu chi trong tổng thể
NSNN toàn quốc, phù hợp với thực tế diễn biến hoạt ñộng kinh tế mà còn ngăn
chặn ñược tình trạng chạy kinh phí vào cuối năm và tránh ñược tình trạng xé lẻ
quỹ NSNN về hàng chục ngàn két, quỹ nhỏ tại các ñơn vị thụ hưởng.
2.1.3.4. Phân cấp ngân sách cho ñịa phương
Luật NSNN cũng quy ñịnh NSNN là một hệ thống thống nhất, bao gồm:
ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền ñịa phương gồm ngân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

16


sách của ñơn vị hành chính các cấp có Hội ñồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
(ngân sách ñịa phương). Như vậy, hệ thống ngân sách Việt Nam gồm 4 cấp: ngân
sách Trung ương, ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện), và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn
(gọi chung là ngân sách cấp xã). Có thể khái quát hóa hệ thống ngân sách theo sơ
ñồ ñược thể hiện dưới hình 2.3.
Ngân sách Nhà nước
CHXHCN Việt Nam

Ngân sách Trung
ương

Ngân sách ñịa
phương
Ngân sách cấp tỉnh


Ngân sách cấp huyện

Ngân sách cấp xã

Hình 2.3: Hệ thống NSNN ở Việt Nam
Giữa các cấp ngân sách có quan hệ chặt chẽ với nhau theo quy ñịnh của
pháp luật. Ngân sách Trung ương và ngân sách ñịa phương ñược phân ñịnh cụ
thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi, thực hiện ngân sách cấp trên bổ sung ngân sách
cấp dưới, ñảm bảo công bằng phát triển giữa các vùng, ñịa phương. ðồng thời,
ñể tăng tính hiệu quả, chủ ñộng và trách nhiệm của các cấp trong việc quản lý thu
chi ngân sách từng cấp, luật NSNN cũng quy ñịnh về chế ñộ phân cấp quản lý
ngân sách. Theo ñó, phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm về nguồn thu, các khoản
chi, quá trình chấp hành ngân sách (lập dự toán, chấp hành, ñiều chỉnh và quyết
toán NSNN) của từng cấp ñược quy ñịnh cụ thể và chi tiết.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

17


×