i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, học viên xin cảm ơn đến các cán bộ giảng viên của trường Đại
học Thủy lợi Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học
cao học tại trường. Đặc biệt, học viên xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn
Trọng Tư và TS. Nguyễn Trung Anh đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo chi tiết từng
nội dung của luận văn để luận văn thực sự trở thành một công trình khoa học có
chất lượng.
Học viên xin cảm ơn đến ban lãnh đạo công ty Tư vấn Xây dựng NN&PTNT
Hà Nam, Trưởng phòng và các cán bộ phòng Thiết kế 1 đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất để học viên hoàn thành khóa cao học và luận văn cuối khóa.
Cuối cùng, học viên xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên chia sẻ
hỗ trợ lúc khó khăn để học viên hoàn thành chương trình học của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 23 tháng 8 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Ngô Mạnh Hùng
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi với sự giúp đỡ của
các giáo viên hướng dẫn. Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi
rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ đề tài nào trước đây.
Hà Nội, Ngày 23 tháng 8 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Ngô Mạnh Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG............................................4
1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức, mô hình cơ cấu tổ chức ......................................................4
1.1.1 Các vấn đề về tổ chức...............................................................................4
1.1.2 Các mô hình cơ cấu tổ chức:..................................................................10
1.2 Một số mô hình cơ cấu tổ chức và hoạt động của một số công ty xây dựng nước
ngoài ................................................................................................................................17
1.2.1 Công ty Obayashi Việt Nam ..................................................................17
1.2.2 Công ty TNHH Xây dựng Daewon..........................................................18
1.3 Một số mô hình cơ cấu tổ chức và hoạt động của các dự án xây dựng trong nước . .20
1.3.1 BQLDA xây dựng trường đại học khoa học và công nghệ Hà Nội .........20
1.3.2 BQLDA các công trình điện miền Bắc....................................................23
1.4. Kết luận chương 1 ....................................................................................................26
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NAM......................................27
2.1 Chất lượng quản lý dự án và các nhân tố ảnh hường ................................................27
2.1.1 Các vấn đề về dự án, quản lý dự án, chất lượng quản lý dự án..............27
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.........................................................................................................31
iv
2.2 Phân tích cụ thể mối quan hệ giữa các BQLDA thuộc sở và sở NN&PTNT Hà Nam
..........................................................................................................................................32
2.2.1 Cơ sở pháp lý về cơ cấu tổ chức của các BQLDA xây dựng...................32
2.2.2 Mối quan hệ giữa các BQLDA và Sở NN&PTNT Hà Nam.....................35
2.3 Phân tích cụ thể về cơ cấu tổ chức, quyền hạn và hoạt động của Ban QLDA
NN&PTNT Hà Nam, chất lượng của các công trình do Ban quản lý .............................37
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của BQLDA NN&PTNT Hà Nam ..................................37
2.3.2 Các nguồn lực của Ban...........................................................................39
2.3.3 Chức năng và quyền hạn của Ban...........................................................40
2.3.4 Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng công trình, chất lượng các công
trình tại BQLDA NN&PTNT Hà Nam.............................................................43
2.4 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp áp dụng cho BQLDA NN&PTNT Hà Nam
..........................................................................................................................................61
2.4.1 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức áp dụng cho Ban..................................61
2.4.2 Trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức mới....64
2.4.3 Ưu, nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức mới...................................70
2.5 Kết luận chương 2 .....................................................................................................72
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC MỚI CHO DỰ ÁN “
TƯỜNG KÈ CHỐNG LŨ ĐÊ TẢ SÔNG ĐÁY ĐOẠN TỪ CẦU PHỦ LÝ
ĐẾN CẦU ĐỌ XÁ – TP. PHỦ LÝ – TỈNH HÀ NAM”.....................................74
3.1 Tổng quan về dự án ...................................................................................................74
3.1.1 Khái quát về dự án..................................................................................74
3.1.2 Mô hình hoạt động của dự án.................................................................77
3.2 Phân tích cơ cấu tổ chức của BQLDA đang áp dụng cho dự án ...............................78
3.2.1 Cơ cấu tổ chức đang áp dụng cho dự án ................................................78
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các thành phần trong cơ cấu tổ chức của dự án
......................................................................................................................... 78
3.3 Thực trạng và hiệu quả, hạn chế theo mô hình tổ chức quản lý hiện nay .................79
3.3.1 Thực trạng dự án hiện nay......................................................................79
3.3.2 Hiệu quả trong mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của dự án...................80
v
3.3.3 Hạn chế trong mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của dự án....................81
3.4 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với dự án .................................................91
3.4.1 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức mới.......................................................91
3.4.2 Trách nhiệm, quyền hạn của từng thành phần trong cơ cấu tổ chức đươc
đề xuất.............................................................................................................92
3.4.3 Phân tích ưu, nhược điểm của mô hình cơ cấu tổ chức mới của dự án...98
3.5 Kết luận chương 3 .....................................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................102
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến của một tổng công ty.......11
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng của một tổng công ty........13
................................................................................................................................. 14
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến chức năng của một tổng công ty
................................................................................................................................. 14
Hình 1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu dự án của một tổ chức........................15
Hình 1.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận mềm......................................16
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận cân bằng...............................17
Hình 1.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Obayashi Việt Nam........................18
Hình 1.8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH xây dựng Daewon...............19
Hình 1.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BQLDA Xây dựng Trường Đại Học Khoa
Học và Công Nghệ Hà Nội....................................................................................22
Hình 1.10 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQLDA các công trình điện miền Bắc...........24
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở NN&PTNT Hà Nam...............................36
Hình 2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay của Ban quản lý..............................38
Hình 2.3 Mô hình cơ cấu tổ chức được đề xuất cho BQLDA NN&PTNT Hà
Nam........................................................................................................................ 63
Hình 3.1 Cắt ngang đại diện công trình...............................................................76
Hình 3.2 Mô hình hoạt động của dự án...............................................................77
Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức đang áp dụng của dự án “Tường kè chống lũ đê tả
sông Đáy đoạn từ cầu Phủ Lý đến cầu Đọ Xá – T.P Phủ Lý – tỉnh Hà Nam” . 78
Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức đề xuất áp dụng cho dự án “Tường kè chống lũ đê tả
sông Đáy đoạn từ cầu Phủ Lý đến cầu Đọ Xá – T.P Phủ Lý – tỉnh Hà Nam” tại
BQLDA NN&PTNT Hà Nam...............................................................................92
Hình 3.5 Sơ đồ đề xuất trình tự giám sát chất lượng công trình: “Tường kè
chống lũ đê tả sông Đáy đoạn từ cầu Phủ Lý đến cầu Đọ Xá – T.P Phủ Lý –
tỉnh Hà Nam”.........................................................................................................96
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp trình độ chuyên môn cán bộ Ban.........................................39
Bảng 2.2 Danh sách các dự án trọng điểm trong thời gian từ 2009 đến nay.....45
Bảng 2.3 Chi phí giải phóng mặt bằng một số dự án phải giải phóng...............50
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NN&PTNT
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND
: Ủy ban nhân dân
QĐ
: Quyết định
UB
: Ủy ban
NĐ
: Nghị định
CP
: Chính phủ
DA; QLDA; BQLDA
: Dự án; Quản lý dự án; Ban quản lý dự án
BQLDA
: Ban quản lý dự án
PMU-USTH
: BQLDA xây dựng trường đại học khoa
học và công nghệ Hà Nội
USTH
: Trường đại học khoa học và công nghệ Hà Nội
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
ADB
: Ngân hàng phát triển châu Á
UIU
: BQLDAthành phần
GDĐT
: Giáo dục đào tạo
TVQT
: Tư vấn quốc tế
TVTN
: Tư vấn trong nước
CNTT
: Công nghệ thông tin
TĐC
: Tái định cư
TVTN
: Tư vấn trong nước
EVNNPT
: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
AMB
: BQLDA các công trình điện miền Bắc
CBCNV
: Cán bộ công nhân viên
TKBVTC
: Thiết kế bản vẽ thi công
BHXH, BHYT, BHTN
: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được thành lập sau khi tách ra từ
tỉnh Nam Hà cũ. Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20 0 vĩ độ Bắc và giữa 1050 – 1100
kinh độ Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát
triển kinh tế Bắc Bộ. Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía
Nam của thủ đô), phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái
Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý
này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Cho đến nay
tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ
Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và
huyện Bình Lục.
BQLDA NN&PTNT Hà Nam được thành lập theo quyết định số 197/QĐ –
UB ngày 7/4/1997 của UBND tỉnh Hà Nam. Ban là đơn vị Sự nghiệp trực thuộc Sở
NN&PTNT Hà Nam, hoạt động chuyên ngành theo hình thức chủ nhiệm dự án.
BQLDAthực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy
quyền. Ban chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao
và quyền hạn được ủy quyền.
Thời điểm Ban thành lập, tỉnh Hà Nam cần đầu tư tương đối nhiều về hoạt
động xây dựng trong các lĩnh vực như Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Hạ tầng cơ
sở… phục vụ phát triển kinh tế trong tỉnh. Theo đó Ban được giao làm đại diện chủ
đầu tư nhiều công trình Thủy lợi vừa và nhỏ của Sở NN&PTNT Hà Nam . Trong
thời gian đầu cơ cấu tổ chức của ban còn sơ sài, các phòng ban chưa rõ ràng về
hành chính cũng như chức năng hoạt động. Trong các năm gần đây do số lượng dự
án và nhân lực của Ban tăng cao, theo đó cơ cấu tổ chức vận hành trước đây đã bộc
lộ nhiều điểm bất hợp lý, làm ảnh hưởng không nhỏ tới quản lý và thực hiện chức
năng của Ban. Việc thay đổi mô hình hoạt động của Ban nhằm đáp ứng được các
đòi hòi trong thời kỳ mới là rất cấp thiết.
2
Trong khi đó hiện nay các mô hình quản lý và các hình thức tổ chức của các
BQLDA trong lĩnh vực xây dựng rất phong phú, đa dạng. Việc nghiên cứu lựa chọn
được mô hình thích hợp với đặc thù công việc và con người của mỗi BQLDA sẽ
góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án nhanh hơn, giảm thiểu chi phí xây dựng,
giảm thiểu thất thoát kinh tế và nâng cao hiệu quả dự án đối với xã hội.
Sự cấp thiết trong các vấn đề nêu trên là lý do mà học viên lựa chọn đề tài
nghiên cứu luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức
nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án tại BQLDA NN&PTNT Hà Nam”. Qua đề tài
này học viên hy vọng nâng cao kiến thức và góp phần vào công cuộc xây dựng và
phát triển của tỉnh nhà.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức, hoạt động của các tổ chức
chuyên quản lý dự án, phân tích đánh giá thực trạng mô hình quản lý dự án xây dựng
công trình do BQLDA NN&PTNT Hà Nam làm chủ đầu tư, luận văn nhằm mục đích
tìm ra các nguyên nhân của các mặt còn hạn chế và đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức
mới phù hợp với Ban để tăng cường khả năng hoạt động QLDA tại Ban.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu tổ chức của các tổ chức chuyên
quản lý đầu tư xây dựng nói chung, các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý
dự án đầu tư xây dựng nhằm đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của
BQLDA NN&PTNT Hà Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian và nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về
cơ cấu tổ chức, hoạt động của BQLDA NN&PTNT Hà Nam.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 cho
đến thời điểm nghiên cứu.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
* Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp:
3
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan, các cơ sở lý thuyết và pháp lý hiện nay
của các BQLDA xây dựng
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
5. Kết quả dự kiến đạt được:
- Phân tích nguyên nhân gây ra các hạn chế trong mô hình tổ chức quản lý của
BQLDA NN&PTNT Hà Nam. Từ đó đề xuất mô hình tổ chức quản lý phù hợp với
BQLDA NN&PTNT Hà Nam.
- Áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức mới được đề xuất cho dự án cụ thể đang
thực hiện tại BQLDA.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức, mô hình cơ cấu tổ chức
1.1.1 Các vấn đề về tổ chức
1.1.1.1 Khái niệm về tổ chức
Khái niệm về “tổ chức’’ đã được nghiên cứu trong rất nhiều ngành khoa học
khác nhau. Từ đó đã có rất nhiều các cách định nghĩa khác nhau về tổ chức được
các học viên đưa ra. Tùy theo xuất phát công việc, cách nhìn nhận đánh giá mà các
định nghĩa về tổ chức rất đa dạng và phong phú. Sau đây học viên xin trích dẫn một
số định nghĩa được công bố và sử dụng trong các ngành khác nhau.
+ Theo từ điển tiếng Việt: Tổ chức là một tập hợp người được sắp xếp theo
một cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung.
+ Theo các nhà triết học: Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự
vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc
nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật.
+ Theo Khoa học tổ chức và quản lý: Tổ chức với ý nghĩa hẹp là “tập thể
của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới
một mục tiêu xác định của tập thể đó.
+ Theo Viện Khoa Học Tổ Chức Nhà Nước: Tổ chức là tập hợp của con
người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định;
được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy
định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và
hành động để đạt đến mục tiêu chung.
Còn rất nhiều các định nghĩa khác nhau nhưng học viên đồng quan điểm với
cách định nghĩa của Chester Irving Barnard – một giám đốc điều hành kinh
doanh người Mỹ và giảng viên Đinh Tuấn Hải – Trường Đại Học Kiến Trúc
Hà Nội: Tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay những nỗ lực của hai hay
nhiều người kết hợp với nhau một cách có ý thức.
5
1.1.1.2 Đặc điểm của tổ chức.
+ Sức mạnh của tổ chức là sự nỗ lực kết hợp của mỗi thành viên trong tổ chức
+ Mỗi tổ chức đều có mục tiêu chung
+ Sự phân công lao động: Các công việc phức tạp có thể thực hiện một cách
thành công nhờ vào việc phân chia chúng thành các công việc cụ thể có hệ thống.
Thông qua đó giúp tổ chức có thể sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của
bản thân tổ chức đó. Phân công lao động tạo điều kiện cho mỗi thành viên của tổ
chức chuyên sâu váo một công việc cụ thể hoặc một nghề nghiệp cụ thể.
+ Trong tổ chức bao giờ cũng gồm một hệ thống thứ bậc quyền lực từ trên xuống.
1.1.1.3 Phân loại tổ chức.
• Theo mục tiêu hoạt động:
Mục tiêu hoạt động của tổ chức là những điều cần đạt đến thông qua quá trình
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức (tức là thông qua hoạt động của tổ
chức). Lý thuyết về tổ chức cho thấy có nhiều cách khác nhau trong xác định mục
tiêu hoạt động của tổ chức và mục tiêu hoạt động của tổ chức không phải là bất biến
(tức là có thể điều chỉnh, bổ sung). Mục tiêu hoạt động là một trong số những căn
cứ để phân loại tổ chức, cụ thể là:
+ Căn cứ vào mục tiêu lợi nhuận có thể phân loại tổ chức thành hai nhóm là
các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh
tế…) và các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận (cơ quan nhà nước, tổ
chức hành chính, các hội, tổ chức phi chính phủ…);
+ Căn cứ vào mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của thời gian thực hiện
nhiệm vụ có thể phân loại tổ chức thành các nhóm như:
- Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêu ngắn hạn (ban bầu cử, ban kiểm
phiếu; tổ hoặc ban thư thư ký kỳ họp, đại hội…);
- Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêu trung hạn (các tiểu ban chuẩn bị
văn kiện Đại hội của Đảng; các ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng mới, sửa đổi, bổ
sung văn bản quy phạm pháp luật, đề án của trung ương…);
- Tổ chức được lập ra để thực hiện mục tiêu dài hạn (các tổ chức nghiên cứu
chiến lược, nghiên cứu cơ bản).
6
+ Theo mục tiêu hoạt động còn có thể phân loại tổ chức thành các nhóm như:
- Các tổ chức được thành lập với mục tiêu giúp người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước: vụ, cục, tổng cục,
thanh tra…;
- Các tổ chức được thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ công, phục vụ
quản lý nhà nước bao gồm: các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành,
lĩnh vực; cơ quan báo chí; trung tâm thông tin hoặc tin học; trường hoặc trung tâm
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; học viện thuộc Bộ.
• Theo ngành và lĩnh vực hoạt động:
Phân loại tổ chức theo ngành, lĩnh vực hoạt động là cách phân loại dựa trên
hoạt động chuyên môn của các tổ chức. Theo cách phân loại này ta có các tổ chức
thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau như: quốc phòng; an ninh; ngoại giao; công
thương; xây dựng; y tế; giáo dục; lao động, thương binh, xã hội; khoa học, công
nghệ… Phân loại tổ chức theo ngành có ưu điểm là giúp ta thấy được cơ cấu ngành,
lĩnh vực trong tổ chức bộ máy nhà nước (đơn ngành; đa ngành, đa lĩnh vực). Tuy
vậy, phân loại tổ chức theo ngành, lĩnh vực có hạn chế là không xác định được tổ
chức thuộc loại hình nào (tổ chức hành chính hay đơn vị sự nghiệp công lập). Vì
vậy, cả trên phương diện nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn cần sử dụng kết hợp
cách phân loại này với các cách phân loại khác để thấy được đầy đủ hơn về vị trí,
vai trò, tính chất, quy mô của tổ chức.
• Theo quy mô của tổ chức:
Quy mô thực chất là mức độ rộng lớn của tổ chức. Với ý nghĩa như vậy độ
rộng lớn của tổ chức được xem xét trên hai phương diện chính là phạm vi hoạt động
của tổ chức và thẩm quyền của tổ chức. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như cơ cấu
tổ chức; số lượng nhân lực; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật. Căn cứ
vào quy mô của tổ chức có thể phân loại tổ chức thành các nhóm như:
+ Các tổ chức có phạm vi hoạt động rộng (toàn quốc; trong nước, quốc tế), các
tổ chức có phạm vi hoạt động hẹp (trong phạm vi tỉnh, huyện, xã…);
+ Các tổ chức có thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; các
7
cơ quan này theo quy định của Hiến pháp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề
thuộc các lĩnh vực khác nhau, các đối tượng khác nhau);
+ Các tổ chức có thẩm quyền chuyên môn, hoạt động không vượt ngoài giới
hạn phạm vi thẩm quyền chuyên môn đã được pháp luật quy định. Theo đó các tổ
chức này chia thành hai nhóm:
- Tổ chức chuyên môn chuyên ngành. Nhóm này bao gồm những cơ quan
hành chính nhà nước mà thẩm quyền được giới hạn trong một ngành hoặc một vài
ngành có liên quan. Các quy định do các cơ quan này đặt ra chỉ có hiệu lực thi hành
trong ngành, lĩnh vực mà nó quản lý;
- Tổ chức chuyên môn tổng hợp. Nhóm này bao gồm những cơ quan hành
chính nhà nước có chức năng quản lý chuyên môn tổng hợp. Do có chức năng, thẩm
quyền quản lý chuyên môn tổng hợp nên các quy định do các cơ quan này đặt ra
không chỉ có hiệu lực đối với nó mà còn có hiệu lực đối với cả các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn chuyên ngành (nhóm nêu trên).
• Theo các tiêu chí khác:
Ngoài các tiêu chí phân loại tổ chức như đã nêu ở trên, còn có những phân loại
tổ chức theo các tiêu chí khác như:
+ Căn cứ theo nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc có thể phân tổ chức
thành ba loại:
- Tổ chức hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo (ví dụ: các tổ chức chấp hành
- hành chính ở các đại phương);
- Tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng (ví dụ: các tổ chức thực hiện
nhiệm vụ điều tra thuộc các bộ, tổng cục);
- Tổ chức hoạt động theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng (ví
dụ: các vụ của các bộ).
+ Căn cứ vào quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính có thể phân loại tổ chức cụ thể như sau: tổ chức
tự bảo đảm chi phí hoạt động; tổ chức tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; tổ
chức do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
8
1.1.1.4 Đặc trưng cơ bản của tổ chức.
a. Mục tiêu của tổ chức:
Mục tiêu của tổ chức là những điều tổ chức cần đạt đến thông qua hoạt động
của tổ chức.
b. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức:
+ Chức năng của tổ chức được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu
của tổ chức.
+ Chức năng của tổ chức được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ, quyền hạn (bao
gồm cả nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu).
+ Chức năng, nhiệm vụ là dấu hiệu đặc thù của tổ chức vì mỗi tổ chức có chức
năng, nhiệm vụ cụ thể riêng, không trùng lặp với các tổ chức khác tuy cùng loại hình.
c. Cơ cấu tổ chức:
+ Khái niệm: Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính
thức bao gồm những công việc riêng rẽ cũng như những công việc tập thể và sự
phân chia công việc thành những thành phần cụ thể để xác định xem ai làm những
việc gì và sự kết hợp các công việc riêng rẽ với nhau, chỉ rõ cho mọi người thấy họ
phải làm việc cùng nhau như thế nào.
Các thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức gồm:
- Chuyên môn hóa: Là quá trình nhận diện các công việc cụ thể và phân công
các cá nhân, các nhóm đã được huấn luyện thích hợp để đảm nhận.
- Tiêu chuẩn hóa: Là quá trình cụ thể hóa các thủ tục của tổ chức mà theo
đó các nhân viên có thể hoàn thành công việc của họ theo một cách thống nhất là
thích hợp.
- Sự phối hợp: Là những thủ tục chính thức và phi chính thức để lien kết
những hoạt động riêng rẽ của tổ chức.
- Quyền lực: Phân quyền và ủy quyền.
+ Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức đối với tổ chức:
- Đây là hình thức phân công lao động trong trong tổ chức;
- Cơ cấu tổ chức có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý;
9
- Cơ cấu tổ chức một mặt phản ánh tính chất, nhiệm vụ, chức năng của tổ
chức, mặt khác nó tác động trở lại đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
cao hơn là phát triển tổ chức.
+ Những yêu cầu đối với việc xây dựng cơ cấu tổ chức:
- Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản lý đều thiết lập những mối liên
hệ hợp lý với số lượng cấp quản lý ít nhất. Cho nên, cơ cấu tổ chức quản lý mang
tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
tổ chức;
- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt
với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường;
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các
thông tin được sử dụng và nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các hoạt động và
nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong tổ chức;
- Tính kinh tế: Cơ cấu phải sử dụng chi phí quản trị đạt hiệu quả cao nhất.
Tiêu chuẩn xem xét mối quan hệ này là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra
và kết quả sẽ thu về.
+ Những nhân tố ảnh hưởng. Khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, chẳng
những phải xuất phát từ những yêu cầu đã xét ở trên, mà điều quan trọng và khó
khăn nhất là phải quán triệt những yêu cầu đó vào những điều kiện, tình huống cụ
thể. Nói cách khác là cần tính đến những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
của việc hình thành, phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Có thể xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức như sau: tính chất và đặc điểm hoạt động của
tổ chức; trình độ kiến thức, kỹ năng của đội ngũ nhân lực quản lý, hiệu suất lao
động của họ; quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo và khả năng kiểm
tra của lãnh đạo đối với những hoạt động của những người cấp dưới; tình trạng và
trình độ phát triển của công nghệ phục vụ hoạt động của tổ chức; trình độ cơ giới
hoá và tự động hoá các hoạt động quản trị, mức độ chuyên môn hoá và tập trung
hoá các hoạt động quản trị; chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ quản lý… Tất cả
những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến thành phần và nội dung những chức năng mà
thông qua chúng có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức.
10
d. Nguồn lực của tổ chức:
Có 3 nguồn lực cần xem xét chính là:
+ Nguồn lực con người: Là nguồn lực đặc biệt không thể thiếu, nó quyết định
tới sự thành bại của tổ chức. Nguồn lực con người được thể hiện trên hai chỉ tiêu
chính là số lượng và chất lượng.
+ Nguồn lực công nghệ: Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của khoa hoc
kỹ thuật, các phương tiện máy móc đang dần thay thế sức người một cách tối đa thì
công nghệ có vai trò quan trọng trong phát triển tổ chức, gắn liền với phát triển tổ
chức, thúc đẩy sự phát triển tổ chức.
+ Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính là điều kiện không thể thiếu để duy
trì, phát triển tổ chức. Theo quy định của một số văn bản thì nguồn lực tài chính là
dấu hiệu để phân biệt một số tổ chức như: đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt
động; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; đơn vị sự nghiệp do
ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
Qua các vấn đề nêu trên có thể thấy rõ rằng việc xây dựng được một tổ chức
có cơ cấu hợp lý, định hướng mục tiêu rõ ràng, các nguồn lực đảm bảo được yêu
cầu hoạt động của tổ chức…là vô cùng khó khăn, phức tạp.
1.1.2 Các mô hình cơ cấu tổ chức:
Đối với bất kỳ một tổ chức nào đó nói chung luôn tồn tại một cấu trúc chính
thức, cấu trúc này sẽ mô tả cụ thể về yêu cầu công việc cũng như mối liên hệ và
phối hợp của các vị trí làm việc với nhau. Các cấp bậc quản lý sẽ được hình thành
với mọi bộ phận trong cấu trúc đó để đạt được mục đích chung của tổ chức. Cấu
trúc nêu trên chính là mô hình cơ cấu của tổ chức. Có rất nhiều loại mô hình cơ cấu
tổ chức khác nhau đã được vận dụng từ trước tới nay, mỗi loại mô hình cơ cấu tổ
chức có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn áp dụng mô hình tổ
chức nào đối với mỗi tổ chức là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng khá lớn đến chất
lượng hoạt động của tổ chức đó.
Các mô hình cơ cấu tổ chức hay gặp gồm:
11
1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến:
+ Nguyên tắc thiết lập cơ cấu: Bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến được tổ
chức sao cho các tuyến quyền lực trong tổ chức là đường thẳng. Mỗi cấp dưới chỉ
chịu sự quản lý của một cấp trên duy nhất và thường được gọi là chế độ một thủ
trưởng.
+ Ưu điểm: Đơn giản, đạt được sự thống nhất tuyệt đối trong mệnh lệnh. Dễ
dàng quy trách nhiệm khi có sai sót, sự vụ xẩy ra đồng thời có thể khen thưởng kịp
thời với người có công, có thành tích tốt.
+ Nhược điểm: Tập trung gánh nặng vào người quản lý cấp cao, đòi hỏi họ
phải hiểu biết sâu rộng về các mặt chuyên môn khác nhau, đồng thời khi quy mô tổ
chức tăng lên với số lượng các bộ phận trực thuộc nhiều thì người quản lý cấp cao
sẽ rất khó kiểm soát được toàn bộ công việc. Hơn nữa cơ cấu này hạn chế tối đa
việc sử dụng chuyên gia có trình độ cao về từng mặt quản lý.
+ Phạm vi ứng dụng: Cơ cấu này áp dụng phù hợp với các tổ chức có quy mô
hoạt động đơn giản và có ít sản phẩm vì một người quản lý cấp trên có thể hiểu rõ
ràng những hoạt động của cấp dưới mà không cần phải thông qua các cơ quan
chức năng hoặc các bộ phận giúp việc nào khác. Khi quy mô và phạm vi các vấn
đề chuyên môn tăng lên, cơ cấu này bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi một giải
pháp khác.
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến của một tổng công ty
12
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng:
+ Nguyên tắc thiết lập cơ cấu: Người đứng đầu trong tổ chức là người quản lý
chung còn về mặt chuyên môn thì giao cho các phòng ban chuyên môn phụ trách
trong các lĩnh vực cụ thể. Để có thể chia sẻ bớt gánh nặng cho người quản lý cấp
cao, người ta tổ chức ra các bộ phận chức năng (còn gọi là các phòng chức năng).
Các bộ phận này trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc chuyên môn
của mình.
+ Ưu điểm: Phản ánh một cách chính xác và hợp lý các chức năng với các
nhiệm vụ được phân định rõ ràng. Tuân theo các nguyên tắc chuyên môn hóa ngành
nghề, thu hút được và phát huy tốt sức mạnh của các cá nhân có chuyên môn giỏi
trong từng bộ phận chức năng. Giảm thời gian và chi phí đào tạo các cá nhân trong
tổ chức. Người lãnh đạo tổ chức chỉ cần có năng lực giỏi không cần phải có kiến
thức toàn diện, chuyên sâu về nhiều lĩnh vực vì họ nhận được sự giúp sức của các
chuyên gia có chuyên môn giỏi. Tạo ra các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp trên
cao nhất.
+ Nhược điểm: Cán bộ quản lý cấp dưới nhận nhiệm vụ, mệnh lệnh từ những
phòng ban chức năng khác nhau nên có thể không có sự thống nhất giữa các quyết
định. Nhiều khi các nhiệm vụ, mệnh lệnh có thể gây mâu thuẫn nhau, gây khó khăn
cho cấp thừa hành và gặp nhiều khó khăn khi cần có sự phối hợp giữa các phòng
ban chức năng. Các phòng ban chức năng có thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi
xảy ra sai lầm.
+ Phạm vi ứng dụng: Cơ cấu này thường áp dụng cho các tổ chức có đặc thù
cao, khi hoạt động giữa các bộ phận tương đối độc lập như ngân hang, bảo hiểm, du
lịch, chứng khoán…
13
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng của một tổng công ty
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng:
+ Nguyên tắc thiết lập cơ cấu: Như đã phân tích phía trên, các cơ cấu tổ chức
theo kiểu chức năng, trực tuyến có ưu điểm và hạn chế riêng của nó. Để có thể tận
dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của từng cơ cấu đó các nhà quản lý đã
kết hợp 2 cơ cấu trên để hình thành cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng
để áp dụng cho tổ chức của mình. Trong cơ cấu tổ chức này thì quan hệ trực tuyến
từ trên xuống vẫn tồn tại nhưng để có thể giúp đỡ người quản lý cấp cao đưa ra các
quyết định thực sự đúng đắn thì phải có được sự tham mưu của các bộ phận chức
năng giúp việc trong những lĩnh vực như tài chính, kế toán, nhân sự…Những bộ
phận này không trực tiếp đưa ra các quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà sử
dụng chuyên môn của mình hỗ trợ các nhà quản lý cấp cao trong việc ban hành và
thực hiện các quy định của tổ chức. Trong một số trường hợp nhất định, nếu nhận
được sự ủy quyền của người lãnh đạo cấp cao thì các bộ phận này có thể trực tiếp
đưa ra các quyết định cụ thể.
+ Ưu điểm: Đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh. Nâng cao các quy
định quản lý, giảm gánh nặng cho người quản lý cấp cao cũng như quy định trách
nhiệm rõ ràng. Tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia làm trong các phòng ban
chức năng.
+ Nhược điểm: Muốn cho cơ cấu phát huy được tác dụng thì phải chú ý
14
nhiều trong giai đoạn xây dựng cơ cấu. Khi thiết kế nhiệm vụ cho mỗi bộ phận
chức năng thì người quản lý cấp cao phải chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận
này cũng như mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng với nhau
nhằm tránh sự chồng chéo trong công việc cũng như tình trạng đùn đẩy trách
nhiệm cho nhau khi xảy ra sự cố, sai sót. Ngoài ra các bộ phận chức năng phải
trực tiếp chỉ đạo các bộ phận trực thuộc trong quá trình thực hiện các kế hoạch
thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Số lượng người trong các phòng chức năng
sẽ nhiều vì vậy sẽ gây lãng phí lớn nếu quá trình thiết kế các phòng chức năng
không hợp lý. Một vấn đề nữa là do có nhiều phòng ban chức năng nên thường
xuyên phải tổ chức các cuộc họp để điều hòa và giải quyết các xung đột xảy ra
trong quá trình thực hiện công việc của họ.
+ Phạm vi ứng dụng: Vì có ưu điểm rất lớn nên cơ cấu tổ chức này được áp
dụng rất rộng rãi trong cơ chế hiện nay.
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến chức năng của một tổng công ty
1.1.2.4 Cơ cấu tổ chức theo kiểu dự án:
+ Nguyên tắc thiết lập cơ cấu: Cơ cấu này được thành lập dựa trên nguyên lý
hình thành một tổ chức để liên kết, phối hợp hoạt động của nhiều chủ thể khác nhau
có liên quan trong cùng một dự án theo trình tự và thời gian nhất định. Các thành
viên tham gia trong tổ chức có thể làm việc tại các vị trí khác nhau, khi dự án kết
thúc thì cơ cấu tổ chức này cũng tự động tan rã, các thành viên quay về vị trí công
tác cũ hoặc tham gia vào một tổ chức để thực hiện một dự án khác.
15
+ u im: Cú tớnh nng ng v tớnh mc tiờu cao, cú kh nng thớch nghi tt
vi cỏc loi d ỏn khỏc nhau cn thc hin. Tn dng c cỏc ngun lc ó cú ca
cỏc b phn trong t chc thc hin d ỏn, qua ú lm gim thiu chi phớ thnh
lp thờm mt b mỏy qun lý mi.
+ Nhc im: T chc c thnh lp bi nhiu ngi t cỏc b phn khỏc
nhau trong t chc nờn khụng cú tớnh n nh, kh nng phi hp hot ng gia
cỏc thnh viờn l kộm hn so vi cỏc c cu t chc kiu khỏc. Hay xy ra tranh
chp quyn lc trong ni b t chc. Mun t chc hot ng tt cn s ch o sỏt
sao, nhp nhng ca c quan qun lý cp cao.
+ Phm vi s dng: Thng l cỏc d ỏn xõy dng ti hi ngoi hay cỏc khu
vc xa cỏch vi ni t vn phũng ca t chc thc hin.
cơ quan quản lý cấp trung
cơ quan lã nh đạo dự án
cơ quan quản lý cấp trung
cơ quan thừa hành dự án
cơ quan thừa hành dự án
Hỡnh 1.4 S c cu t chc theo kiu d ỏn ca mt t chc
1.1.2.5 C cu t chc theo kiu ma trn:
+ Nguyờn tc thit lp c cu: C cu ny c thnh lp da trờn nhng h
thng quyn lc v h tr nhiu chiu. Nú l s kt hp v c tớnh ca c cu kiu
chc nng v c cu kiu d ỏn. Nú chia lm cỏc loi nh sau:
- C cu ma trn mm: Cha ng nhiu c tớnh ca c cu kiu chc nng
vi vai trũ ca ch nhim d ỏn gn vi vic iu phi hoc i din gii quyt hn
l vai trũ thc s ca ch nhim d ỏn;
- C cu ma trn mnh: Bao gm nhiu c tớnh ca c cu kiu d ỏn vi
nhng ch nhim d ỏn dnh ton b thi gian v cú nhiu quyn hnh trong d ỏn,
16
cựng vi cỏc nhõn viờn iu hnh ton b thi gian;
- C cu kiu ma trn cõn bng: Cú ghi nhn yờu cu cn ch nhim d ỏn, tuy
nhiờn li khụng giao ton b quyn hnh v t ch ngõn sỏch cho ch nhim d ỏn.
+ u im: Cú th iu ng nhõn s gia cỏc b phn v gúp phn thỳc y
s hp tỏc gia cỏc b phn trong t chc. Gia tng thỏch thc v thu hỳt s chỳ ý
ca cỏc nhõn viờn v em li kinh nghim v nhng ý thc chuyờn sõu v cụng
vic.
+ Nhc im: Quy trỡnh thc hin phc tp nờn s lm phỏt sinh mt s loi
chi phớ khụng lng trc c.
giám đốc điều hành
trưởng phòng chức năng
trưởng phòng chức năng
trưởng phòng chức năng
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
Hỡnh 1.5 S c cu t chc theo kiu ma trn mm
giám đốc điều hành
trưởng phòng chức năng
trưởng phòng chức năng
trưởng phòng chức năng
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
nhân viên
chủ nhiệm dự án
nhân viên
nhân viên
17
Hình 1.6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận cân bằng
1.2 Một số mô hình cơ cấu tổ chức và hoạt động của một số công ty xây dựng
nước ngoài
1.2.1 Công ty Obayashi Việt Nam
+ Cơ cấu tổ chức: Obayashi, một trong những tập đoàn xây dựng lớn nhất tại
Nhật Bản, bao gồm 86 công ty con và 26 công ty liên doanh, với hơn 13.000 nhân
viên. Công ty Obayashi đã thành lập các văn phòng đại diện tại Hà Nội và ở Thành
phố Hồ Chí Minh, đó là những bước khởi nghiệp đầu tiên từ năm 1992 tại Việt
Nam. Cơ cấu tổ chức của công ty con tại Việt Nam được xây dựng theo cơ cấu áp
dụng ở các công ty con khác đã xây dựng tại Hoa Kỳ, Thái Lan… Chịu trách nhiệm
chính quản lý toàn bộ công ty tại Việt Nam là tổng giám đốc. Bên dưới là một phó
tổng giám đốc chịu trách nhiệm quản lý cả hai chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
và Hà Nôi. Đối với các bộ phận như xây dựng, cơ điện ... có các giám đốc phụ trách
riêng biệt và chịu trách nhiệm quản lý và vận hành công việc được công ty giao
phó.