Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai tại các nước đông nam á luận văn thạc sĩ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 103 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

------------------------------

LÊ THỊ KIM PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI KHOẢN
VÃNG LAI TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2015


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

------------------------------

LÊ THỊ KIM PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI KHOẢN
VÃNG LAI TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ



CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUỐC VIỆT

TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Phượng

i


LỜI CÁM ƠN
---Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa đào tạo Sau đại học, Trường Đại
học Tài Chính-Marketing đến nay, em đã hoàn thành xong luận văn thạc sĩ dưới sự
hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Quốc Việt.
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
rất nhiều Thầy Cô của Khoa đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Tài ChínhMarketing.Vì vậy, em xin gửi lời cảm ơn chân thành trước hết là tới TS. Phạm Quốc
Việt cùng Quý thầy cô Trường Đại học Tài Chính-Marketing đã giảng dạy, truyền đạt
cho em những kiến thức cơ bản nhất và em xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô.

Sau cùng, em xin kính chúc toàn thể Quý thầy cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công trong cuộc sống.
Trân trọng!

Tác giả luận văn

Lê Thị Kim Phượng

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................................i
T
2
3

T
2
3

LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................................... ii
T
2
3

T
2
3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................. v
T
2
3

T
2
3

DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................................. vi
T
2
3

T
2
3

TÓM TẮT ............................................................................................................................................. vii
T
2
3

T
2
3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................................1
T

2
3

T
2
3

1.1.
T
2
3

T
2
3

1.2.
T
2
3

T
2
3

1.3.
T
2
3


T
2
3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................................1
T
2
3

T
2
3

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY........................................................................2
T
2
3

T
2
3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................................2
T
2
3

T
2
3


Mục tiêu...........................................................................................................................2

1.3.1.
T
2
3

T
2
3

T
2
3

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................2

1.3.2.
T
2
3

T
2
3

1.4.
T
2

3

T
2
3

1.5.
T
2
3

T
2
3

1.6.
T
2
3

T
2
3

1.7.
T
2
3

T

2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................2
T
2
3

T
2
3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................3
T
2
3

T

2
3

Ý NGHĨA KHOA HỌC .........................................................................................................3
T
2
3

T
2
3

GIỚI THIỆU KẾT CẤU NGHIÊN CỨU ............................................................................4
T
2
3

T
2
3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 5
T
2
3

T
2
3


2.1.
T
2
3

T
2
3

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................5
T
2
3

T
2
3

Định nghĩa tài khoản vãng lai .......................................................................................5

2.1.1.
T
2
3

T
2
3

T

2
3

Cán cân thương mại......................................................................................................5

2.1.1.1.
T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

2.1.2.
T
2
3

2.2.

T
2
3

T
2
3

T
2
3

T
2
3


T
2
3

T
2
3

2.2.4.
T
2
3

T
2
3

2.2.5.
T
2
3

T
2
3

2.2.6.
T
2

3

T
2
3

2.2.7.
T
2
3

Khung lý thuyết ..............................................................................................................7
T
2
3

T
2
3

T
2
3

2.2.3.
T
2
3

T

2
3

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN ...............................................8

2.2.2.
T
2
3

T
2
3

T
2
3

2.2.1.
T
2
3

T
2
3

Chuyển giao vãng lai ....................................................................................................6

2.1.1.4.

T
2
3

T
2
3

Cán cân thu nhập ..........................................................................................................6

2.1.1.3.
T
2
3

T
2
3

Cán cân dịch vụ ............................................................................................................6

2.1.1.2.
T
2
3

T
2
3


T
2
3

Nợ nước ngoài .................................................................................................................8
T
2
3

T
2
3

Tỷ giá hối đoái ................................................................................................................8
T
2
3

T
2
3

Thâm hụt ngân sách .......................................................................................................9
T
2
3

T
2
3


Tiết kiệm tư nhân ........................................................................................................ 10
T
2
3

T
2
3

Độ mở thương mại....................................................................................................... 10
T
2
3

T
2
3

Tài sản nước ngoài ròng ............................................................................................. 11
T
2
3

T
2
3

Thu nhập tương đối..................................................................................................... 11
T

2
3

T
2
3

iii


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 13
T
2
3

T
2
3

3.1.
T
2
3

T
2
3

3.2.
T

2
3

T
2
3

3.3.
T
2
3

T
2
3

CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU................................................................................. 13
T
2
3

T
2
3

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 14
T
2
3


T
2
3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 16
T
2
3

T
2
3

3.3.1.
T
2
3

T
2
3

3.3.2.
T
2
3

T
2
3


3.3.3.
T
2
3

T
2
3

3.4.
T
2
3

T
2
3

3.5.
T
2
3

T
2
3

Kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................................................... 16
T

2
3

T
2
3

Kiểm định nhân quả Granger .................................................................................... 17
T
2
3

T
2
3

Kiểm định đồng liên kết Johansen ............................................................................. 17
T
2
3

T
2
3

THU THẬP BỘ DỮ LIỆU ................................................................................................. 18
T
2
3


T
2
3

XỬ LÝ DỮ LIỆU ................................................................................................................ 19
T
2
3

T
2
3

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 21
T
2
3

T
2
3

4.1.
T
2
3

T
2
3


4.2.
T
2
3

T
2
3

4.3.
T
2
3

T
2
3

4.4.
T
2
3

T
2
3

4.5.
T

2
3

T
2
3

4.6.
T
2
3

T
2
3

4.7.
T
2
3

T
2
3

4.8.
T
2
3


T
2
3

THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................. 21
T
2
3

T
2
3

KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG ................................................................................................ 21
T
2
3

T
2
3

XÁC ĐỊNH ĐỘ TRỄ TỐI ƯU ........................................................................................... 23
T
2
3

T
2
3


KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER TRUYỀN THỐNG........................................... 24
T
2
3

T
2
3

KIỂM ĐỊNH ĐỒNG LIÊN KẾT JOHANSEN ................................................................ 26
T
2
3

T
2
3

ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VECM TẠI VIỆT NAM ........................................................ 29
T
2
3

T
2
3

KIỂM ĐỊNH TÍNH PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH ............................................................. 35
T

2
3

T
2
3

MỞ RỘNG KIỂM ĐỊNH THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
…………………………………………………………………………………………………………………………………………36
T
2
3

T
2
3

4.8.1.
T
2
3

T
2
3

4.8.2.
T
2
3


T
2
3

4.8.3.
T
2
3

T
2
3

4.8.4.
T
2
3

T
2
3

Kiểm định tính dừng cho các biến ............................................................................. 36
T
2
3

T
2

3

Kết quả kiểm định nhân quả Granger truyền thống ............................................... 37
T
2
3

T
2
3

Kiểm định đồng liên kết Johansen ............................................................................. 39
T
2
3

T
2
3

Kết quả ước lượng VECM .......................................................................................... 40
T
2
3

T
2
3

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................................... 46

T
2
3

T
2
3

5.1.
T
2
3

T
2
3

5.2.
T
2
3

5.3.

T
2
3

T
2

3

T
2
3

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 46
T
2
3

T
2
3

GỢI Ý CHÍNH SÁCH......................................................................................................... 47
T
2
3

T
2
3

HẠN CHẾ ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO..................................... 49
T
2
3

T

2
3

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 50
T
2
3

T
2
3

DANH MỤC PHỤ LỤC...................................................................................................................... 53
T
2
3

T
2
3

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á


ADF

Augmented Dickey Fuller

Kiểm định gia tăng Dickey Fuller

AIC

Akaike Information Criterion

Tiêu chuẩn Akaike

CA

Current Account

Tài khoản vãng lai

CPI

Consumer Price Index
T
6
1

Chỉ số giá tiêu dùng

T
6

1

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

EX

Exports

Xuất khẩu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IM

Imports


Nhập khẩu

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

NEER

Nominal Effective Exchange Rate

Tỷ giá danh nghĩa đa phương

NFA

Net Foreign Assets

Tài sản nước ngoài ròng

PP

Phillips – Perron

Kiểm định Phillips - Perron

PPP

Purchasing Power Parity


Ngang giá sức mua

REER

Real Effective Exchange Rate

Tỷ giá thực đa phương

REL_y

Relative Income

Thu nhập tương đối

USD

United State Dollar

Đôla Mỹ

VAR

Vestor Autoregression

Mô hình tự hồi quy

VND

Vietnamese Dong


Đồng Việt Nam

VECM

Vector Error Correction Model

Mô hình hiệu chỉnh sai số

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization
T
6
1

Tổ chức Thương mại Thế giới

T
6
1

v



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước theo yếu tố ............................................. 12
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình .................................................... 15
Bảng 3.2: Mô tả bộ dữ liệu ................................................................................................ 19
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................................... 21
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định ADF – Level ....................................................................... 22
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định ADF – sai phân bậc 1 ......................................................... 22
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định PP bậc gốc (level)............................................................... 23
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định PP sai phân bậc 1................................................................ 23
Bảng 4.6: Lựa chọn độ trễ tối ưu ....................................................................................... 24
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ............................................................... 25
Bảng 4.8: Kiểm định đồng liên kết Johansen .................................................................... 27
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng VECM tại Việt Nam .......................................................... 30
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định tính dừng của phần dư các biến ........................................ 35
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định ADF – Level tại các quốc gia ........................................... 36
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định ADF – sai phân bậc 1 tại các quốc gia ............................. 37
Bảng 4.13: Lựa chọn độ trễ tối ưu tại các quốc gia kiểm định.......................................... 37
Bảng 4.14: Tóm tắt kiểm định nhân quả Granger tại các quốc gia .................................. 38
Bảng 4.15: Đồng liên kết Johansen – Trace statistics ....................................................... 39
Bảng 4.16: Đồng liên kết Johansen – Maximum Eigenvalue ........................................... 40
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả hệ số ước lượng VECM tại các quốc gia .............................. 41
Bảng 4.18: Tóm tắt kết quả hệ số phương trình trong VECM tại các quốc gia ................ 44

vi


TÓM TẮT
Bài luận văn này nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tài khoản
vãng lai như là tài sản nước ngoài ròng, độ mở thương mại, thu nhập tương đối, tỷ giá

thực đa phương. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là chuỗi thời gian giai đoạn từ quý
1/2005 – 4/2014 tại năm quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tại mỗi quốc gia thì các yếu
tố kinh tế vĩ mô tác động đến tài khoản vãng lai là không giống nhau. Trong nghiên
cứu này tôi sử dụng kết hợp phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansen – Juselius
với mô hình tự hiệu chỉnh sai số VECM tại Việt nam, Malaysia, Philippines,
Singapore, Thái Lan để xác định mối quan hệ trong ngắn hạn cũng như dài hạn giữa
tài khoản vãng lai và các biến kinh tế vĩ mô đã nêu trên.

Từ khóa: Tài khoản vãng lai, tài sản nước ngoài ròng, độ mở thương mại, thu nhập
tương đối, tỷ giá thực đa phương, đồng liên kết Johansen,VECM.

vii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Gần đây, sự mất cân bằng trong tài khoản vãng lai đang là vấn đề được quan tâm

vì thế các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đang rất chú trọng đến các động thái
của tài khoản vãng lai. Các yếu tố quyết định đến trạng thái của tài khoản vãng lai
đang được quan tâm nhiều nhất trong nền kinh tế mở. Vai trò của tài khoản vãng lai rất
quan trọng, nó chứa đựng các thông tin về hoạt động kinh tế và cung cấp các giá trị
khuyến nghị chính sách kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng châu
Á năm 1997, tình hình tài khoản vãng lai ở các nước châu Á có những biến đổi đáng
kể.
Tại Việt Nam cũng do tác động của cuộc khủng hoảng tình hình tài khoản vãng
lai trong thời gian qua thường xuyên thay đổi từ thâm hụt sang thặng dư, rồi từ thặng

dư sang thâm hụt. Từ sau năm 1993, tài khoản vãng lai ở Việt Nam bắt đầu có những
chuyển biến tốt, mức thâm hụt được thu hẹp trở lại trong những năm 1997 – 1998,
sang năm 1999 lần đầu tiên đạt thặng dư tài khoản vãng lai và trong những năm tiếp
theo khoảng 2,1% vào năm 2000; 2,2% năm 2001(IMF Vietnam Country Report).
Nhưng giai đoạn từ năm 2002 đến nay cán cân vãng lai bắt đầu thâm hụt trở lại. Đặc
biệt năm 2008, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu mức thâm hụt tài
khoản vãng lai đạt mức cao nhất là 10,79 tỷ USD, chiếm 11,9% GDP. Năm 2009, do
chịu tác động trễ của khủng hoảng tới xuất nhập khẩu, thâm hụt vãng lai của Việt Nam
đã có chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng mức độ giảm không đáng kể. Sang đến
năm 2010, vấn đề nhập siêu lại trở nên rất căng thẳng, thâm hụt vãng lai chiếm
10,15% GDP.
Trong khi đó, xem xét các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan,
Phillipines, Singapore, Malaysia, … cho thấy các nước này luôn đạt thặng dư tài
khoản vãng lai. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, cũng như các yếu tố tác động đến tài
khoản vãng lai từ đó có những chính sách điều chỉnh hợp lý cũng là lý cho tôi chọn đề
tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai tại các nước Đông Nam
Á”.

1


1.2.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tài

khoản vãng lai, mối quan hệ giữa các yếu tố đó đến tài khoản vãng lai là tích cực hay
tiêu cực. Cụ thể như: Nghiên cứu của Jawaid and Raza (2003): “ Dynamics of Current
Account Deficit: A Lesson from Pakistan”;Charles Engel and John H. Rogers (2006):
“The U.S current account deficit and The expected share of world output”;Grigorios

Bitzis,John M. Paleologos and Christos Papazoglou (2008):“The Determinants of the
Greek Current Account Deficit: The EMU Experience”; Lucun Yang (2011): “An
empirical analysis of current account determinants in emerging Asian economies”;
Michele Ca’ Zorzi, Alexander Chudik and Alistair Dieppe (2012): “Thousands of
models, one story: Current account imbalances in the global economy”; Joseph
Gruber and Steven B. Kamin (2008): “Do Differences in Financial Development
Explain the Global Pattern of Current Account Imbalances?”; Menzie Chinn and
Eswar S. Prasad (2000): “Medium-Term Determinants Of Current Accounts In
Industrial And Developing Countries: An Empirical Exploration”.Ang H.Y, Sek S.K
(2011): “Empirical Investigation On The Determinant Of Current Account Balance”.
1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1.

Mục tiêu

− Tìm hiểu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tài khoản vãng lai tại các nước
Đông Nam Á.
− Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên tài khoản vãng lai
trong mô hình nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á.
1.3.2.

Câu hỏi nghiên cứu

− Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai tại các nước
Đông Nam Á ?
− Mức độ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đó đến tài khoản vãng lai tại các
nước Đông Nam Á như thế nào?
1.4.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng: tài khoản vãng lai và các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai
như là: tài sản nước ngoài ròng, độ mở thương mại, tỷ giá thực đa phương, thu nhập
tương đối.
2


 Phạm vi: nghiên cứu dựa trên dữ liệu về tài khoản vãng lai được tính theo quý
tại các nước Đông Nam Á giai đoạn từ quý 1/2005 – quý 4/2014.
1.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng số liệu thứ cấp được công bố trên các

trang web, từ các báo cáo của quỹ tiền tệ quốc tế – IMF (International Monetary
Fund), Ngân hàng thế giới –WB (World Bank), Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB
(The Asian Development Bank), Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc –
UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development). Thời gian thu
thập số liệu giai đoạn từ quý 1/2005 đến quý 4/2014.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Phương pháp tự hồi quy (VAR); mô hình hiệu chỉnh
sai số vector (VECM) kết hợp đồng liên kết Johansen để phân tích các yếu tố tác động
trong ngắn hạn và dài hạn.
Sử dụng phương pháp VAR với điều kiện khi chạy mô hình là dữ liệu chuỗi thời
gian phải là chuỗi dừng, nghĩa là giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại
các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm
nào. Nếu chuỗi thời gian là không dừng thì ta có thể biến đổi thành chuỗi dừng bằng
cách lấy sai phân của biến đó. Tất cả các biến phải cùng dừng tại một mức nào đó, ví
dụ như cùng dừng tại mức 0, hay mức 1.

Trường hợp các biến đều là chuỗi dừng nhưng lại không dừng cùng một mức thì
lúc này không thể dùng phương pháp VAR truyền thống được. Nhưng có thể dùng mô
hình VAR theo phương pháp Toda – Yamamoto (1995).
Trường hợp các biến xảy ra đồng liên kết, xác định độ trễ, đưa ra dự báo các yếu
tố trong ngắn hạn và dài hạn thì lúc này dùng phương pháp VECM. Phương pháp
VECM cho thấy mối quan hệ đồng liên kết giữa hai hay nhiều biến, VECM còn được
sử dụng trong việc thể hiện động thái của các biến trong ngắn hạn giữ cho hệ thống
quy về mối quan hệ trong dài hạn.
1.6.

Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu góp phần vào minh chứng thực nghiệm về các yếu tố tác

động đến tài khoản vãng lai tại các nước Đông Nam Á. Nghiên cứu phân tích sâu hơn
3


về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tài khoản vãng lai góp phần làm cơ sở
khoa học cho việc hoạch định chính sách xác thực và hợp lý hơn phục vụ tốt cho chính
sách điều tiết ngoại thương tại Việt Nam.
1.7.

GIỚI THIỆU KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

4



CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1.

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Định nghĩa tài khoản vãng lai

2.1.1.

Tài khoản vãng lai ( còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của
một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong
nước với người cư trú ngoài nước. Tài khoản vãng lai bao gồm 4 thành phần: cán cân
thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, chuyển giao vãng lai.
2.1.1.1.

Cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định ( quý hoặc năm) cũng như mức
chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Các trạng thái của cán cân thương mại tùy thuộc vào độ chênh lệch giữa giá
trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia hay một nền kinh tế trong từng
giai đoạn, chúng ta có các trạng thái khác nhau của cán cân thương mại của quốc gia
hay nền kinh tế đó, cụ thể như:
− Cân bằng thương mại: là trạng thái khi kim ngạch xuất khẩu và kim
ngạch nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia hay một nền kinh tế bằng nhau trong thời
kỳ xem xét.

− Thặng dư thương mại: là trạng thái khi kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
của một nước hay một nền kinh tế vượt quá kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của quốc
gia hay nền kinh tế đó trong thời kỳ xem xét.
− Thâm hụt thương mại: là tình trạng khi kim ngạch nhập khẩu hàng hoá
của một quốc gia hay một nền kinh tế vượt quá kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
quốc gia hay nền kinh tế đó trong thời kỳ xem xét.
Các trạng thái của cán cân thương mại rõ ràng có tác động qua lại với các
biến số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế. Nhìn chung, về mặt nguyên lý thì mỗi nền
kinh tế đều hướng tới mục tiêu lâu dài là đạt được trạng thái cân bằng hoặc thặng dư
5


thương mại. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì trạng thái của cán
cân thương mại cũng biến động phù hợp với tính chất và trình độ của sự phát triển của
nền kinh tế trong giai đoạn đó.Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài
khoản vãng lai, và xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và
đầu tư trong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối tạo thành cán cân thanh
toán.
2.1.1.2.

Cán cân dịch vụ

Cán cân dịch vụ đo lường giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ giữa các
nước. Phản ánh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận
chuyển thuê tàu, bến bãi...), du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản
quyền, bằng phát minh...
2.1.1.3.

Cán cân thu nhập


Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra như:Thu nhập
của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác...) do người không cư trú
trả cho người cư trú và ngược lại.Thu nhập từ hoạt động đầu tư như: FDI, ODA...Các
khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ
đầu tư ở nước ngoài từ trước.
2.1.1.4.

Chuyển giao vãng lai

Chuyển giao vãng lai ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên quan đến
việc thay đổi quyền sở hữu của một loại tài sản nào đó, tài sản thực hay tài sản tài
chính. Bất cứ các giao dịch nào có tính chất một chiều không được hoàn lại từ một
quốc gia hay nhiều quốc gia đến một quốc gia khác như: viện trợ không hoàn lại;
khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu; trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ.
Các khoản thu đơn phương được xem như tăng thu nhập nội địa do thu được
từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ. Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh
toán cho người nước ngoài phát sinh cầu ngoại tệ.

6


2.1.2.

Khung lý thuyết

Phương pháp tiếp cận tài khoản vãng lai từ sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu
tư:
CA = S – I
Trong đó, S: tiết kiệm tư nhân

I: đầu tư tư nhân
Theo đó tiết kiệm và đầu tư có trước các yếu tố vĩ mô khác. Cách tiếp cận này
cho thấy các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá tương đối trong tương lai và giá cả tương
đối sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư (Obstfeld & Rogoff,1995).
Giai đoạn phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng để giải thích sự phát triển lâu dài
của tài khoản vãng lai. Cụ thể trong nền kinh tế mở nhỏ, ban đầu là vốn và thu nhập
của người nghèo, tiếp cận thị trường quốc tế tạo nên thâm hụt tài khoản vãng lai trong
thời gian dài để xây dựng vốn ban đầu. Trong khi việc điều chỉnh một sản phẩm biên
tương đối cao sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tăng nợ nước ngoài. Cuối cùng sản
lượng tăng làm cho lợi nhuận trên vốn hội tụ đến giá trị của nó ở nước ngoài, từ đó tài
khoản vãng lai được cải thiện theo hướng cân bằng như xuất khẩu ròng đủ để trả cho
việc tích lũy nợ nước ngoài.
Mô hình Mundell – Fleming nói rằng việc gia tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn
đến sự gia tăng lãi suất trong nước do Chính phủ phải vay nợ để tài trợ cho thâm hụt
ngân sách. Lãi suất tăng tạo động lực thu hút dòng vốn nước ngoài chảy vào trong
nước nhiều hơn, gây áp lực làm cho đồng nội tệ tăng giá. Khi đó, nội tệ tăng giá gây ra
tác động tiêu cực lên cán cân thương mại và dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tài khoản vãng lai còn được xác định bằng cách tiếp cận các tài khoản vốn.
Trong một nền kinh tế mở, tài khoản vốn có thể bị ảnh hưởng bởi đặc điểm các chính
sách kinh tế vĩ mô của quốc gia. Ví dụ, mức độ mở cửa đối với thương mại quốc tế có
thể phản ánh sự lựa chọn chính sách, bao gồm cả chế độ thuế quan. Theo tài liệu, các
nước cởi mở hơn đối với thương mại quốc tế có xu hướng thu hút vốn nước ngoài để
tài trợ cho chi tiêu tương đối với thu nhập, góp phần thâm hụt tài khoản vãng lai. Do

7


đó, mức độ cởi mở đối với thương mại quốc tế có thể có tác động dài hạn quan trọng
cho tổng thể các vị trí tài khoản vãng lai.
2.2.


MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN
Một số bằng chứng thực nghiệm trước đây nghiên cứu về các yếu tố tác động đến

tài khoản vãng lai, được trình bày theo từng yếu tố như sau:
2.2.1.

Nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài là một phần của tổng nợ quốc gia được vay mượn từ quốc gia
khác. Các khoản nợ bao gồm nợ đối với ngân hàng thương mại, các Chính phủ của
nước khác, các tổ chức tài chính quốc tế.
Nợ nước ngoài tác động đến tài khoản vãng lai gián tiếp thông qua tiết kiệm,
tiêu dùng tư nhân và chi tiêu Chính phủ. Khoản vay này là khoản bù đắp trực tiếp cho
chênh lệch tiết kiệm đầu tư của nền kinh tế. Nếu các khoản vay này được sử dụng để
đầu tư và chi tiêu Chính phủ một cách hiệu quả thì sẽ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh
tế, gia tăng sản xuất. Nếu các khoản này là vay thương mại ngắn hạn, vay các kênh tài
sản và đầu tư kém hiệu quả thì sẽ làm thâm hụt ngân sách, trở thành yếu tố gia tăng
nhập khẩu và tạo nên vòng xoáy vay nợ cao, đe dọa đến sự bền vững của cán cân
thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế.
Nghiên cứu của Jawaid và Raza (2013) điều tra các yếu tố tác động đến thâm
hụt tài khoản vãng lai ở Pakistan, cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ nước
ngoài và tài khoản vãng lai.
Nghiên cứu của Kwalingana và Nkuna (2009) về các yếu tố tác động thâm hụt
tài khoản vãng lai ở Malawi trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mối quan hệ cùng chiều trong dài hạn của nợ nước ngoài và thâm hụt tài khoản vãng
lai, có nghĩa là khi tích lũy nợ theo thời gian dẫn đến tài khoản vãng lai càng tăng thâm
hụt.
2.2.2.


Tỷ giá hối đoái

Theo lý thuyết, khi tỷ giá hối đoái tăng cho thấy đồng nội tệ bị mất giá so với
trước làm cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài có xu hướng giảm, xuất khẩu tăng làm

8


giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, hay nói cách khác tỷ giá hối đoái có tác động tích
cực đến việc cải thiện tài khoản vãng lai.
Ang và Sek (2011) nghiên cứu so sánh các yếu tố quyết định thâm hụt và
thặng dư tài khoản vãng lai giữa nhóm các quốc gia thặng dư tài khoản vãng lai và
nhóm các quốc gia thâm hụt tài khoản vãng lai từ năm 1973 – 2010, cho thấy tỷ giá
hối đoái danh nghĩa tăng có nghĩa đồng nội tệ tăng giá dẫn đến xuất khẩu giảm, điều
này sẽ tác động xấu đến tài khoản vãng lai.
Jawaid và Raza (2013) điều tra các yếu tố tác động đến thâm hụt tài khoản
vãng lai ở Pakistan cho thấy tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều với thâm hụt tài khoản
vãng lai.
Kwalingana và Nkuma (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự mất cân
bằng tài khoản vãng lai ở Malawi cho thấy tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều với
thâm hụt tài khoản vãng lai.
Calderon, Chong, Loayza (2002) kiểm tra mối liên kết giữa thâm hụt tài khoản
vãng lai và một tập hợp các biến kinh tế vĩ mô cho thấy sự gia tăng trong tỷ giá sẽ làm
gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước đang phát triển.
2.2.3.

Thâm hụt ngân sách

Theo phương pháp tiếp cận Tiết kiệm – Đầu tư thì tài khoản vãng lai sẽ thặng
dư khi tiết kiệm ròng của khu vực tư nhân thặng dư hay ngân sách Chính phủ thặng dư

và ngược lại.
Hanan Morsy (2009) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai
trong trung hạn, sử dụng dữ liệu của 28 nước xuất khẩu dầu giai đoạn từ 1970 – 2006.
Kết quả cho thấy cán cân ngân sách và cán cân vãng lai có quan hệ cùng chiều, cán
cân ngân sách tác động đáng kể đến tài khoản vãng lai trong ngắn hạn và dài hạn.
Chinn và Prasad (2003) cung cấp nghiên cứu thực nghiệm về việc xác định
các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai trong trung hạn ở 18 nước công nghiệp và
71 nước đang phát triển trong giai đoạn 1971 – 1995. Kết quả cho thấy cán cân ngân
sách tác động cùng chiều lên cán cân vãng lai.

9


Misztal (2012) phân tích lý thuyết và thực nghiệm mối quan hệ nhân quả giữa
cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai ở các nước Baltic ( Latvia, Lithuania, Estonia)
giai đoạn 1999 – 2010. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa cán cân
ngân sách và tài khoản vãng lai.
Debelle và Faruqee (1996) xem xét các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai.
Kết quả cho thấy chính sách tài khóa tác động đến tài khoản vãng lai trong ngắn hạn
và trong dài hạn.
Udah (2011) nghiên cứu thực nghiệm kinh tế vĩ mô, kết cấu và các yếu tố bên
ngoài tác động đến biến động tài khoản vãng lai ở Nigeria. Kết quả cho thấy tồn tại
mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa ở Nigeria.
Natalya và Idil (2010) xem xét các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai ở
các nước thành viên liên minh châu Âu. Bài nghiên cứu tìm thấy bằng chứng cho thấy
sự tồn tại thâm hụt kép ở các nước Czech Republic, Latvia, Lithuania, Slovenia,
Slovakia, cú sốc thâm hụt ngân sách sẽ làm tài khoản vãng lai xấu đi.
2.2.4.

Tiết kiệm tư nhân


Theo phương pháp tiếp cận tiết kiệm – đầu tư tài khoản vãng lai được định
nghĩa là chênh lệch tiết kiệm và đầu tư, vì vậy sự gia tăng tiết kiệm sẽ giảm thâm hụt
tài khoản vãng lai.
Calderon, Chong, Loayza (2002) kiểm tra mối liên kết giữa thâm hụt tài khoản
vãng lai và một tập hợp các biến kinh tế vĩ mô, sử dụng dữ liệu của 44 nước đang phát
triển giai đoạn những năm 1966 – 1995. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng tỷ lệ
tiết kiệm tư nhân làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai ở các nước đang phát triển.
2.2.5.

Độ mở thương mại

Độ mở thương mại được sử dụng đại diện cho chính sách ngoại thương của
một quốc gia, tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Chính sách
ngoại thương càng theo hướng tự do hóa thì độ mở thương mại của nền kinh tế càng
lớn. Theo đó, người tiêu dùng có xu hướng dùng hàng nhập khẩu vì lúc này hàng nhập
khẩu trở nên rẻ hơn làm cán cân vãng lai xấu đi.

10


Nghiên cứu của Chinn và Prasad (2003) điều tra các yếu tố quyết định trong
trung hạn của tài khoản vãng lai với việc áp dụng một cách tiếp cận cấu trúc làm nổi
bật vai trò của yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản quyết định trong việc tiết kiệm và đầu tư.
Bộ dữ liệu của họ có số liệu hàng năm cho 18 nước công nghiệp và 71 nước đang phát
triển và bao gồm các giai đoạn 1971-1995. Họ tìm thấy rằng các chỉ số của sự cởi mở
đối với thương mại quốc tế có tương quan nghịch với tài khoản vãng lai giữa các nước
đang phát triển.
2.2.6.


Tài sản nước ngoài ròng

Tài sản nước ngoài ròng gốc ban đầu được tính bằng tỷ lệ của độ trễ vốn NFA
so với GDP. Theo nghiên cứu của Chinn và Prasad (2003) điều tra các yếu tố quyết
định trong trung hạn của tài khoản vãng lai với việc áp dụng một cách tiếp cận cấu trúc
làm nổi bật vai trò của yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản quyết định trong việc tiết kiệm và
đầu tư. Bộ dữ liệu của họ có số liệu hàng năm cho 18 nước công nghiệp và 71 nước
đang phát triển và bao gồm các giai đoạn 1971-1995, thì một nền kinh tế với một NFA
sau cao hơn vốn NFA lúc đầu, rõ ràng có thể được hưởng lợi từ một mức độ cao hơn
của thu nhập đầu tư từ nước ngoài. Từ quan điểm tiết kiệm-đầu tư, gia tăng dòng thu
nhập của nước ngoài có tác động tích cực lên cán cân tài khoản vãng lai. Do đó nó tạo
ra một mối quan hệ tích cực giữa các vốn ban đầu của NFA và tài khoản vãng lai.
2.2.7.

Thu nhập tương đối

Các nước thu nhập thấp được dự kiến là sẽ có mức thâm hụt tài khoản vãng lai
cao hơn. Do đó thu nhập tương đối và tài khoản vãng lai được dự kiến là đồng biến,
phương pháp xác định là GDP thực bình quân đầu người.
Các giai đoạn phát triển của giả thuyết cán cân thanh toán (Debelle and
Faruqee, 1996) cho rằng, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nơi mức thu nhập
tương đối thấp của một nền kinh tế có thâm hụt tài khoản vãng lai vì nó thường nhập
vốn do yêu cầu tài chính bên ngoài của nó. Tuy nhiên, tại một giai đoạn sau của quá
trình phát triển với thu nhập tương đối cao, nền kinh tế bình thường điều hành thặng
dư tài khoản vãng lai để trả các khoản nợ bên ngoài tích lũy trước đó và còn xuất vốn
vào nền kinh tế kém phát triển.

11



Bảng 2.1 bên dưới tổng hợp lại tất cả các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tài
khoản vãng lai trong các nghiên cứu trước.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước theo yếu tố
Dấu tương
Yếu tố

quan với

Tên tác giả

Mẫu quốc gia

CA
Nợ nước

-

Jawaid và Raza (2013)

Pakistan

ngoài

+

Kwalingana và Nkuna (2009)

Malawi

Ang và Sek (2011)

Tỷ giá hối
đoái

-

Jawaid và Raza (2013)

Pakistan

Kwalingana và Nkuma (2009)

Malawi

Calderon, Chong, Loayza (2002)

Các nước đang phát triển

Hanan Morsy (2009)

28 nước xuất khẩu dầu từ
1970 - 2006

Thâm hụt

+

Natalya và Idil (2010)

Các nước EU


Chinn và Prasad (2003)

18 nước công nghiệp và 71
nước đang phát triển từ

ngân sách

1971-1995
-

Nhóm nước Baltic từ 1999 -

Misztal (2012)

2010
Tiết kiệm tư +

Calderon, Chong, Loayza (2002)

nhân
Độ mở

44 nước đang phát triển
từ1966 – 1995

-

Chinn và Prasad (2003)

thương mại


18 nước công nghiệp và 71
nước đang phát triển từ
1971-1995

Tài sản nước

+

Chinn và Prasad (2003)

18 nước công nghiệp và 71
nước đang phát triển từ1971

ngoài ròng

– 1995
Thu nhập

+

Debelle and Faruqee (1996)

tương đối

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

12



CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.

CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

 Tài sản nước ngoài ròng – NFA
Vốn gốc ban đầu của NFA có thể ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai
theo 2 cách: Đầu tiên, một nền kinh tế với vốn ban đầu của NFA cao rõ ràng được
hưởng lợi từ thu nhập đầu tư nước ngoài cao. Từ quan điểm tiết kiệm và đầu tư, gia
tăng dòng thu nhập của nước ngoài có tác động tích cực đối với cán cân tài khoản vãng
lai. Thứ hai, tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 trong đều kiện tỷ giá
hối đoái linh hoạt thì mức độ vốn ban đầu cao hơn của NFA sẽ tạo ra thâm hụt tài
khoản vãng lai. Theo Chinn và Prasad (2003) thì NFA có quan hệ dương với tài khoản
vãng lai.
 Độ mở thương mại – OPEN
Việc mở cửa thương mại được đo lường bằng tổng kim ngạch xuất khẩu và
nhập khẩu so với GDP, phản ánh chính sách kinh tế vĩ mô liên quan đến sự phát triển
của tài khoản vãng lai. Nghiên cứu của Chinn và Prasad (2003) cho thấy rằng các chỉ
số của sự cởi mở đối với thương mại quốc tế có tương quan nghịch với tài khoản vãng
lai ở các nước đang phát triển.
 Tỷ giá thực đa phương – REER
Tỷ giá thực đa phương bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh
bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với các đối tác nước ngoài. Do đó, nó là chỉ số phản
ánh mối tương quan sức mua giữa nội tệ và rổ ngoại tệ. Về bản chất, tỷ giá thực là một
chỉ số, thể hiện sự so sánh mức giá hàng hoá ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai
đều tính bằng nội tệ.
Sự thay đổi của tỷ giá thực rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế: Tỷ giá thực tăng
làm cho sức mua tương đối giảm, nên ta nói rằng đồng nội tệ giảm giá. Như vậy, một
đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó giảm tương đối (giảm nhanh
hơn hoặc giảm chậm hơn) so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác.

Ngược lại, một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng tương đối
so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền tăng giá thực có
13


tác động làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia đó. Như vậy,
với các yếu tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng sẽ làm cho tỷ giá thực tăng. Điều
này hàm ý là, do giá hàng hoá không co giãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá nội tệ sẽ
giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Mặt khác, giả thuyết tiêu dùng cho rằng tài khoản vãng lai như một bộ đệm để
tiêu thụ thuận lợi khi đối mặt với những biến động của dòng tiền (tức là đầu ra đầu tư
ít hơn). Đối phó với sự gia tăng về tỷ giá thực, một nền kinh tế mở sẽ thích có thặng
dư tài khoản vãng lai và đầu tư ra nước ngoài thay vì cho phép tiêu thụ tăng lên.
 Thu nhập tương đối – REL_y
Các giai đoạn phát triển của giả thuyết cán cân thanh toán (Debelle and
Faruqee, 1996) cho rằng, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nơi mức thu nhập
tương đối thấp, một nền kinh tế có thâm hụt tài khoản vãng lai vì nó thường nhập vốn
do yêu cầu tài chính bên ngoài của nó. Tuy nhiên, tại một giai đoạn sau của quá trình
phát triển với thu nhập tương đối cao, nền kinh tế bình thường điều hành thặng dư tài
khoản vãng lai để trả các khoản nợ bên ngoài tích lũy trước đó và còn xuất vốn vào
nền kinh tế kém phát triển.
Các nước thu nhập thấp được dự kiến là sẽ có mức thâm hụt tài khoản vãng lai
cao hơn. Do đó thu nhập tương đối và tài khoản vãng lai được dự kiến là đồng biến,
phương pháp xác định là GDP thực bình quân đầu người. Nhìn chung, quan hệ giữa
thu nhập tương đối với tài khoản vãng lai theo hướng tích cực.
3.2.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới nghiên cứu về


các yếu tố ảnh hưởng đến thâm hụt tài khoản vãng lai như là Lucun Yang (2011) phân
tích thực nghiệm các yếu tố quyết định tài khoản vãng lai trong nền kinh tế mới nổi ở
Châu Á, Michele Ca’ Zorzi (2012) điều tra mất cân bằng tài khoản vãng lai trong nền
kinh tế toàn cầu. Theo nghiên cứu của Lucun Yang (2011), đã nêu lên tài khoản vãng
lai phụ thuộc vào các yếu tố như tài sản nước ngoài ròng, độ mở thương mại, tỷ giá
thực, tổng sản phẩm quốc nội thực bình quân. Dựa vào nghiên cứu trên, mô hình thực
nghiệm của đề tài như sau:
14


CA = f( NFA, OPEN, REER, REL_y)
Trong đó,
CA: tài khoản vãng lai, CA là biến phụ thuộc
NFA: tài sản nước ngoài ròng
OPEN: độ mở thương mại
REER: tỷ giá thực đa phương
REL_y: thu nhập tương đối
Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình
Biến

Mô tả

Dấu kỳ vọng

Biến phụ thuộc
Tài khoản vãng lai, được
CA

đo bằng tỷ lệ thâm hụt cán
cân tài khoản vãng lai so

với GDP.

Biến độc lập
NFA

Tài sản nước ngoài ròng,
tính theo tỷ lệ so với GDP.

+/-

Độ mở thương mại, đo
OPEN

lường bằng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP.
Tỷ giá thực đa phương tính
bằng tỷ giá danh nghĩa đa

REER

phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa
trong nước với nước ngoài.
Thu nhập tương đối trong

REL_y

nước, tính bằng GDP thực

+

bình quân đầu người.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
15


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.

3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị
Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu nghiên cứu, trong nghiên cứu này
tôi sử dụng kiểm định ADF (Augmented Dickey Fuller). Phương trình của kiểm định
ADF có dạng như sau:
∆Y t = α 0 + βyt-1 + ∑𝑘𝑘𝑗𝑗=1 𝛾𝛾𝑗𝑗 ∆𝑦𝑦𝑡𝑡−𝑗𝑗 + 𝜀𝜀𝑡𝑡
R

R

R

R

R

(3.2)

R

∆Y t = α 0 + δ t + βyt-1 + ∑𝑘𝑘𝑗𝑗=1 𝛾𝛾𝑗𝑗 ∆𝑦𝑦𝑡𝑡−𝑗𝑗 + 𝜀𝜀𝑡𝑡
R


R

R

R

R

R

R

(3.3)

R

Mô hình (3.3) khác với mô hình (3.2) là có thêm biến xu hướng về thời gian δt .

Các ký hiệu trong mô hình (3.2) và (3.3) được giải thích như sau:
∆Y t = yt – yt-1
R

R

R

R

R


Y t : chuỗi thời gian đang xét
R

R

k: chiều dài độ trễ
ε t : nhiễu trắng
R

R

Vì kết quả của kiểm định ADF rất nhạy cảm tới sự lựa chọn chiều dài độ trễ (k)
nên tiêu chuẩn thông tin được phát triển bởi Akaike (Akaike Information CriterionAIC) được sử dụng để lựa chọn k tối ưu cho mô hình ADF (giá trị k được lựa chọn sao
cho AIC nhỏ nhất). Giả thuyết H 0 (Null Hypothesis) trong kiểm định ADF là tồn tại
R

R

một nghiệm đơn vị (β=0) và nó sẽ bị bác bỏ nếu giá trị kiểm định ADF lớn hơn giá trị
tới hạn của nó. Trong kiểm định ADF, giá trị kiểm định ADF không theo phân phối
chuẩn, vì vậy giá trị tới hạn được dựa trên bảng giá trị tính sẵn của Mackinnon (1991).
So sánh giá trị kiểm định ADF với giá trị tới hạn của Mackinnon chúng ta sẽ có được
kết luận về tính dừng cho các chuỗi quan sát.
Bên cạnh đó, tôi cũng sử dụng thêm phương pháp Phillips – Perron (1988) để
kiểm định nghiệm đơn vị. Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp PP khác với
kiểm định ADF chủ yếu trong cách họ giải quyết tương quan chuỗi và phương sai
không đồng nhất của phần sai số. Đặc biệt trong kiểm định ADF sử dụng tham số tự
hồi quy để ước tính cấu trúc của sai số ARMA trong phân tích hồi quy, kiểm định PP
bỏ qua bất kỳ tương quan chuỗi trong phân tích hồi quy. Lợi ích của kiểm định theo
PP là cho phép phương sai không đồng nhất của sai số và không sử dụng chiều dài độ

trễ cho phân tích hồi quy.
16


×