Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

9 BÍ KÍP THÀNH CÔNG MỘT DESIGNER TRẺ CẦN BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.52 KB, 3 trang )

9 BÍ KÍP THÀNH CÔNG MỘT DESIGNER TRẺ CẦN BIẾT
Từ những bài học thành công, những chia sẻ kinh nghiệm quý báo của các bậc tiền bối trong
lĩnh vực thiết kế sáng tạo và những trải nghiệm đúc kết của bản thân sau 10 năm làm việc và
tham gia giảng dạy. Với mong muốn có thể định hướng và giúp các bạn trẻ chuyên ngành Đồ
họa mở ra lối đi tắt, con đường sáng, rõ ràng, phù hợp nhất, bài viết là bí kíp cho những bước
chân non nớt bước vào ngành sẽ tránh được nhiều chông gai, giúp hành trình khám phá
cùng những trải nghiệm sáng tạo thật trọn vẹn, hứng khởi.
Bài viết đề cập đến những tình huống và vướng mắc mà những Designer trẻ đều trải qua, băn
khoăn và lo lắng, có khi chưa ý thức được: “Học xong Đồ hoạ chuyên ngành, em cần học gì
thêm để xin việc tốt hơn?Em không thuyết phục được khách hàng?Nhiều lúc em không biết bắt
đầu từ đâu khi lên một bản thiết kế?Có cách nào giúp em sáng tạo hơn không?..”
9 bí kíp cũng là những điều mà một nhà tuyển dụng hay khách hàng cần có ở một Designer khá
giỏi. Ngay từ bây giờ, hãy tích cóp, học hỏi và luyện tập. Nào chúng ta bắt đầu nhé!
1. Trang bị kiến thức về Marketing ứng dụng và Thương hiệu
Hãy ý thức rằng, ngành đồ hoạ mà bạn đang theo đuổi là một chuyên ngành của mỹ thuật ứng
dụng, nơi mọi thứ được tạo ra để phục vụ cho một lợi ích thiết thực. Vì vậy nếu muốn thành
công, bạn hãy cố gắng truyền tải thông điệp đúng, hợp lý và đánh trúng tâm lý khách hàng.
Hãy tìm hiểu về kiến thức Marketing ứng dụng, những bài học về Branding – Thương
hiệu, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về lĩnh vực mà mình đang theo.
2. Học cách bán ý tưởng của mình
Trong thiết kế, bạn gửi thông điệp đi bằng hình ảnh và câu chữ nhưng cách cảm nhận của mỗi
người mỗi khác nhau, vậy nên bạn đau đầu vì khách hàng có cái nhìn quá khác cái nhìn rất nghệ
thuật và sáng tạo của mình. Trong trường hợp này, họ không sai, và bạn cũng vậy. Hãy hiểu
rằng, mỗi tác phẩm điều cần có một câu chuyện và hãy xây dựng nó đúng cách. Nếu bạn kể
câu chuyện được hay, khán giả của bạn sẽ hiểu nó và cảm nó theo cách của bạn. Nhưng
nhớ rằng, cách kể của bạn phải được nhìn từ góc nhìn của họ thì bạn mới có cơ may được
họ “đồng cảm” J.
Tôi có một anh bạn làm Designer trong một tập đoàn lớn, sau một năm lăn lộn với các bản thiết
kế và gặp nhiều rắc rối với các phòng ban trong công ty, anh ấy đã mạnh dạn xin chuyển sang
phòng Markeing và làm việc như một Marketer. Sau một năm anh, anh quay lại phòng thiết kế và
nhanh chóng được đề cử làm Art Director.


Anh ấy đã bán thiết kế và ý tưởng của mình cực kỳ tốt, Marketer ngưỡng mộ và lắng nghe ý
tưởng của anh và thích thú vô cùng, HỌ THẤY NÓ KHẢ THI. Có một sự thay đổi lớn so với
trước đây. Khi được hỏi tại sao anh lại chuyển sang làm marketing, anh trả lời “Để hiểu thực sự
Marketing như thế nào? Họ cần gì thực sự? Và để hiểu rõ ...cái brief* họ viết cho mình…”, Và
như vậy, khi thuyết trình, anh ấy đã dùng ngôn ngữ của marketing kết hợp cái nhìn của deisgn,
bài thuyết trình của anh luôn sinh động, rõ ràng và thu hút.
Bạn thấy không? Khi bạn hiểu rõ khách hàng, bạn biết họ muốn nghe gì và bạn bán idea
của mình thật hoàn hảo.
3. Tự tin thể hiện và STRONG.
Thật ra, Marketing và khách hàng rất cần khả năng này của bạn, để tôi kể cho bạn nghe một câu
chuyện: Cách đây không lâu, một em đồng nghiệp cùng công ty ứng tuyển vào một ngân hàng
khá nổi tiếng ở Việt Nam. Với kinh nghiệm một năm rưỡi làm việc trong ngành đồ hoạ, em ấy
xin vào chức vụ Senior Designer, nhưng cuối buổi phỏng vấn, em ấy được đề cử chức vụ


Manager với mức lương khá hấp dẫn.
Điều gì đã xảy ra trong buổi phỏng vấn?
Thì ra, trong khi bạn khéo léo nêu lên quan điểm của mình, anh giám đốc Marketing phát hiện ra
đây là người họ cần, người có thể deal, phân tích, guide - hướng dẫn và phản bác, giúp họ nhận
ra cái họ còn thiếu. May mắn thay, tất cả những điều đó em đã được rèn luyện suốt một năm rưỡi
đầu tiên trong môi trường công ty in-house sôi động và nhiều thử thách, nơi đã trui rèn khả năng
sinh tồn của một Designer. Bạn cứ nói với tôi rằng bạn cảm ơn lắm môi trường làm việc cũ, nơi
bạn đã va chạm rất nhiều để trưởng thành.
Điều tôi muốn nói với các bạn ở đây là: Marketer cũng như khách hàng không cần một
Designer nghe lời và luôn luôn hoan hỷ làm theo. Họ cần một người đủ mạnh (STRONG)
và có thể nhìn ra những điều mà họ thiếu để bổ sung, guide họ, làm cho dự án được tốt
hơn. Đừng để Marketer hay khách hàng luôn dẫn bạn đi, hãy thể hiện cá tính, chất riêng, ý tưởng
sáng tạo độc đáo của mình, nhưng cũng phải biết cách dung hòa với yêu cầu thực tế và bảo vệ
nó.
4. Luôn luôn update.

Đồ hoạ đang phát triển song song cùng với công nghệ, các hình thức quảng cáo mới đang hình
thành, các khái niệm mới luôn cần được cập nhật (update),
Bạn hãy hăng hái tìm hiểu, tìm tòi và quan sát, học hỏi và làm mới mình. Hãy liên tục cải
tiến bản thân mình.
5. Sáng tạo – sáng tạo có phương pháp và không ngừng luyện tập
Sức sáng tạo của con người là tài sản vô giá và Đồ hoạ luôn cần những ý tưởng mới. Vì vậy hãy
học cách sáng tạo và làm cho tác phẩm của bạn độc đáo hơn bao giờ hết. Bạn có thể bắt đầu bằng
cách tìm một phương pháp sáng tạo hiệu quả và luyện tập nó, bạn sẽ thấy dường như bộ
não của mình đang nở rộng, rộng ra và bạn sẽ bất ngờ đấy! Sức sáng tạo của con người là
tài sản vô giá và Đồ hoạ luôn cần những ý tưởng mới.
Vì vậy hãy học cách sáng tạo và làm cho tác phẩm của bạn độc đáo hơn bao giờ hết.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm một phương pháp sáng tạo hiệu quả và luyện tập nó, bạn
sẽ thấy dường như bộ não của mình đang nở rộng, rộng ra và bạn sẽ bất ngờ đấy!
6. Lên kế hoạch và Xây dựng cho mình một quy trình thiết kế tối ưu với bản thân
Biết bắt đầu từ đâu và kết thúc vấn đề như thế nào là một điều không phải ai cũng làm tốt trong
công việc thiết kế, đặc biệt là các bạn Designer trẻ. Nhiều bạn hỏi: “Em có nhiều ý tưởng nhưng
em loay hoay hoài mà chưa thiết kế xong”. Đó là vì bạn chưa xây dựng cho mình một quy trình
thiết kế phù hợp cho bản thân. Bạn cần biết các chặng đường mà bạn sẽ trải qua cho một thiết kế
như: Nhận và phân tích bản Brief* từ khách hàng, nghiên cứu đề tài, tổng hợp dữ liệu thô, động
não (Brainstorm), liên kết các ý, hình thành ý tưởng, xem xét và chọn lọc ý tưởng, lên phác thảo
các ý được ưu tiên đúng brief, thực hiện trên máy, chuẩn bị present với khách hàng, …
Thay vì đợi “cho nguồn cảm hứng xuất hiện” hãy chủ động để nó đến sớm và rõ ràng hơn, hãy
lập kế hoạch cho quá trình thiết kế của mình, phân bổ thời gian cho các giai đoạn thiết kế. Quan
trọng nhất là phải có giới hạn cho mỗi giai đoạn vì đó là cách quản lý công việc hiệu quả. Cố
gắng đừng để vượt quá thời gian dự kiến cho một chặng nào đó. Nếu có, hãy tập trung, nhìn lại
tổng thể timing bạn đã hoạch định, xác định lại mục tiêu chính yếu và ra quyết định cho bản
thân. Cũng như bất cứ ai khác, Designer cũng phải có kế hoạch, lập kế hoạch không tốn
nhiều thời gian nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức, tài nguyên một cách tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cần biết về môi trường làm việc tại các công ty quảng cáo, hoặc nhiệm vụ của bạn
là gì khi bạn xin vào làm thiết kế In-house* cho một công ty nào đó, để thôi bỡ ngỡ khi bạn được

nhận vào, hay ít nhất bạn tỏ ra “ít nguy hiểm” tại các cuộc phỏng vấn, tự tin ngồi thẳng lưng


không phải không biết ráo gì về họ. Hãy tìm hiểu quy trình làm việc ở các công ty quảng
cáo, hầu hết có một quy trình có nhiều điểm tương đồng nhau, bạn chẳng những không bỡ ngỡ
về sau mà còn ứng dụng và làm việc tốt hơn ngay bây giờ.
7. Đừng quên chú trọng kỹ năng mềm
Trước hết, hãy trang bị cho mình những kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm,
…Bạn có biết những người thành công trong ngành quảng cáo không chỉ giỏi chuyên môn, họ
còn phải biết cách thể hiện mình và cực kỳ linh động trong bất kỳ môi trường và tình huống va
chạm nào.
8. Năng nổ lao vào đời và hiểu giá trị bản thân mình
Tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện về sự năng động và hiểu giá trị bản thân mình: Một người
bạn nhỏ, kinh nghiệm làm việc của bạn là hai năm, đổi công ty năm lần trong hai năm. Bạn ấy
không xuất sắc trong design nhưng bạn là người cực kỳ năng động, biết giá trị bản thân và cầu
tiến. Lý do đổi việc của bạn là học hỏi, làm hết mình và tìm cơ hội mới. Trong những nơi bạn
dừng chân, bạn quan sát và thấy mình có điểm mạnh và thiếu gì học bổ sung ngay.
Sau hai năm, bạn tiến rất nhanh trong cách nhận thức vấn đề, mở rộng kiến thức, hiểu được giá
trị bản thân mình thế nào và mức lương đã đạt mức lương của một Agency lớn trả cho vị trí Art
Director. Đây không phải là một câu chuyện về kỳ tích, điều tôi muốn nhấn mạnh là nó hoàn
toàn nằm trong khả năng của các bạn.
Hãy làm hết mình, hoàn thiện và quý trọng giá trị bản thân mình, tự tin chuyển việc nếu
bạn thấy “đã đến lúc thay đổi”.
9. Cuối cùng, xin khẳng định những điều này là ĐÚNG!
Bởi qua quá trình làm việc và học tập không ngừng trong ngành Đồ hoạ, trải qua những môi
trường làm việc khác nhau, dù gặp khá nhiều chông gai, thử thách nhưng bản thân tôi vẫn rất yêu
Đồ hoạ, vẫn tiếp tục những dự án, dự định mới vì Đồ hoạ chẳng bao giờ cũ. Khi bạn có đam mê,
bạn thấy nó rộng mở và tự tìm thấy cơ hội ở khắp nơi. Điều tôi muốn khuyên các bạn là hãy
luôn update kiến thức để giữ lửa cho mình, với những trải nghiệm mới.
Và trên hết, tất cả những điều này giúp bạn tự tin hơn để bước vào nghề, va chạm đỡ nhọc nhằn

hơn, tiến nhanh hơn, ít ra là chọn đúng một môi trường mà mình mong muốn, làm đúng công
việc mình thích, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng Design năng động, nhộn nhịp này.
Tôi không hứa bạn sẽ thăng chức nhanh hơn nhưng tôi sẽ giúp bạn biết và hiểu giá trị bản thân,
biết được mình nên làm gì và làm tốt nó nhất có thể, khi đó, như tôi đã nói: Cơ hội ở khắp nơi
Huỳnh Nguyên Thảo
Giảng viên Trường Tin học Thời Đại Mới - IDC
Senior Supervisor Packaging Design - Masan Consumer
Founder Art Director - Ta: Studio



×